Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Lý thuyết nguyên lý kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.73 KB, 14 trang )

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

I.

-

II.
1.


-

2.


-

CHƯƠNG I : HẠCH TOÁN
HẠCH TOÁN: Là hệ thống quan sát đo lường tính toán và ghi chép của con người về
các hoạt động kinh tế xh diễn ra trong quá trình tái sản xuất xh nhằm thu thập cung cấp đầy đủ
các thông tin về quá trình đó để chỉ đạo thường xuyên kịp thời đảm bảo quá trình sx diễn ra
bình thường.
Quan sát các quá trình và hiện tượng KT là việc sử dụng các giác quan để xem xét và
nắm rõ những vấn đề cơ bản về hình thức của đối tượng cần quản lý
Đo lường là việc sử dụng các loại thước đo để xác định và biểu hiện mọi hao phí và kết
quả cảu quá trình sxkd. Có 3 loại thước đo chủ yếu: thước đo hiện vật, thước đo thời gian lao
động, thước đo giá trị( tiền tệ). Cả 3 loại thước đo này đều có ưu và nhược điểm riêng song đều
cần thiết và có tác dụng bổ sung cho nhau để kịp thời phản ánh 1 cách đầy đủ, chính xác thông
tin về các chỉ tieu kinh tế.
Tính toán là việc sử dụng các phép tính và phương pháp tính toán để tính toán các chỉ
tiêu kinh tế cần thiết.


Ghi chép là quá trình thu nhận xử lý và ghi lại kết quả quá tình sxkd đã được thực hiện
theo 1 trình tự và pp nhất định
Các loại hạch toán: 3 loại
Hạch toán nghiệp vụ : là quá trình phản ánh và giám đốc trực tiếp các NV kinh tế
kỹ thuật cụ thể nhằm thu thập và cung cấp thông tin kịp thời để chỉ đạo thường xuyên liên tục
các NV đó.
Đặc điểm:
Đối tượng: từng NVKTKT cụ thể
HTNV sử dụng cả 3 loại thước đo, không chuyên sâu 1 loại thước đo cụ thể nào
Phương pháp thu thập và truyền tin đơn giản, chủ yếu là hình thức trực tiếp
Thông tin do HTNV cung cấp thì không mang tính tổng hợp bao quát, không phản ánh 1
cách toàn diện rõ nét về các sự vật và quá trình kinh tế, mà chỉ mang tính tác nghiệp rời Rcj,
đơn lẻ
KL: HTNV ko phải là 1 môn KH vì nó không có đói tượng nc cụ thể và pp xử lý thông tin đặc
thù
Hạch toán thống kê: là 1 môn KH nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật
thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xh số lớn trong thời gian và địa điểm cụ thể nhằm
tìm ra quy luật và bản chất trong sự vận động của hiện tượng đó
Đặc điểm:
Đối tượng: các hiện tượng ktxh số lớn
HTTK sử dụng cả 3 loại thước đo nhưng ko chuyên sâu loại thước đo nào
HTTK có phương pháp nghiên cứu riêng: pp điều tra chọn mẫu, pp số trung bình cộng,
STB điều hòa, chỉ số…
Thông tin do HTTK cung cấp không thường xuyên liên tục nhưng mang tính hệ thống và
tổng hợp cao.
KL HTTK là môn khoa học vì có pp nc đặc thù và đối tượng nc riêng
1

1



DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

Hạch toán kế toán: hay còn gọi là kế toán được nhìn nhận ở 2 góc độ:
Xét ở góc độ khoa học :
Kế toán là 1 môn khoa học thu nhận xử lý và cung cấp thông tin toàn bộ tình hình tài sản và sự
vận động của tài sản trong dn sản xuất kd, các tổ chức sự nghiệp, các cơ quan để kiểm tra giám
sát toàn bộ tài sản và hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó.

Xét ở góc độ là 1 nghề nghiệp: Kế toán là việc thu nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và TGLĐ.

Đặc điểm:
Đối tượng: tài sản và sự vận động của TS
PP nghiện cứu riêng: 4 pp: chứng từ kế toán, tài khoản kt, tính giá và tổng hợp cân đối kt
Thước đo: cả 3 song chủ yếu là thước đo giá trị
Thông tin mà kt cung cấp thường xuyên liên tục, kịp thời và có tính tổng hợp cao, phản
ánh toàn diện tình hình ts và sự biến động của ts trong DN
KL: Kt là 1 môn KH vì có đối tượng nghiên cứu riêng và pp xử lý thông tin đặc thù
KT là 1 bộ phận của hệ thống hạch toán, nó là công cụ quản lý kinh tế đắc lực.
** Mối quan hệ giữa 3 loại hạch toán:
_ Cả 3 loại hạch toán đều có nd, nhiệm vụ và đặc điểm khác nhau nhưng có mối liên hệ mật
thiết trong cùng 1 hệ thống hạch toán thống nhất để cùng thực hiện chức năng phản ánh và giám
đốc quá trình tái sxxh.
- Cả 3 loại hạch toán đều là các công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu, có mối quan hệ bổ sung số
liệu lẫn nhau và thống nhất về mặt số liệu dựa trên cơ sở hạch toán ban đầu.
3.


-


-

** Vai trò của hạch toán kế toán:
Nhờ có kế toán mà các đợn vị kế toán quản lý chặt chẽ được tình hình tài sản và việc sử
dụng ts của đơn vị 1 cách có hiệu quả,
Thông tin kế toán cung cấp là nguồn thông tin quan trọng, trung thực, chính xác và chiếm
tỷ trọng lớn trong dòng nguồn thông tin đầu vào của quá trình quản lý, giúp các nhà quản trị
đưa ra quyêt định chính xác.
KT còn phân tích vầ xử lý thông tin nhằm giúp nhà quản trị nắm đước chính xác mức độ
hoàn thành của các chỉ tiêu kinh tế (SL, Doanh thu, lợi nhuận …), tìm ra những điểm sai sót,
yếu kém trong hoạt động kinh tế của đơn vị đẻ tìm ra biện pháp khắc phục, đồng thời phát hiện
ra những điểm mạnh nhưng tiềm năng chưa được khai thác hết để làm cơ sở xây dựng kế hoạch
phát triển đơn vị
*** Các nguyên tắc cơ bản của kế toán: 7 nguyên tắc
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Nguyên tắc này quy định mọi nghiệp vụ kinh tế của Dn liên quan
đến TS, Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí đều phải được ghi nhận tại thời điểm
phát sinh nghiệp vụ đó, ko phụ thuộc vào thực tế chi , thu tiền và các khoản tương đương tiền.
Báo cáo TC được lập dựa trên cơ sở dồn tích , phản ánh tình hình kinh tế tài chính của DN trong
quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình kế toán của DN.

2

2


DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

VD: ngày 5/1/2011, công ty A xuất bán 1 lô hàng trị giá xk: 500 tr, giá bán chưa thuế: 600 tr,
thuế 10%. Tiền hàng bên mú nhận nợ. Đến ngày 13/2/2011 bên mua thanh toán 100tr. Đến ngày

7/5/2011, bên mua thanh toán nốt số tiền hang còn lại.
Ở ví dụ này, ta xác định doanh thu của công ty A là 600 tr và theo nguyên tắc cơ sở dồn tích,
thòi điểm ghi nhận là ngày 1/5/2011
-

I.
II.
-

-

Nguyên tắc hoạt động liên tục:
Một DN khi thành lập đi vào hoạt động sẽ chỉ có thể xảy ra 1 trong 2 khả năng sau:
+ Dn đó sẽ tiếp tục hđ liên tục hay ít nhất sẽ không bị giả thể hay ngừng hoạt động trong tương
lai gần
+ DN đó sẽ ngừng hoạt động.
Kế toán thừa nhận khả năng DN hoạt động ltuc báo cáo TC được lập trên cơ sở giả định DN
đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần.
- Nguyên tắc giá gốc: TS của đơn vị phải được ghi nhận theo giá gốc. giá gốc của TS là
toàn bộ số tiền hoặc các khoản tương đương tiền mà DN dã trả, phải trả hoặc tính theo
giá trị hợp lý của TS đó tính đến thời điểm TS được ghi nhận
- Nguyên tắc phù hợp: việc ghi nhận DT và chi phí phải phù hợp vs nhau. Khi ghi nhận 1
khoản DT thì đồng thời phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng liên quan tới việc tạo ra
DT đó
- Nguyên tắc nhất quán: theo nt này, các chính sách và phương pháp kế toán mà DN đã lựa
chọn phải được thống nhất từ kỳ này sang kỳ khác, chỉ nên thay đổi khi có lý do đặc biệt
và phải đợi đến kỳ kế toán sau mới được thay đổi, phải giải trình lý do và ảnh hưởng của
sự thay đổi đến các chỉ tiêu kinh tế TC trên BCTC. Thực hiện ntac nay giúp DN có thể so
sánh được giữa các thời kỳ và giữa các DN trong cùng 1 ngành
- Nguyên tắc thận trọng

- Nguyên tắc trọng yếu
CHƯƠNG II: Đối tượng và PPKT
Đối tượng KT: 4 đối tượng
Tài sản và nguồn hình thành TS
Sự vận động của tài sản
Những quan hệ kinh tế pháp lý ngoài TS
Phương pháp KT: 4 PP
PP chứng từ kế toán là PPKT phản ánh các NVKT phát sinh và thực sự hoàn thành theo
thời gian và địa điểm phát sinh NV vào các chứng từ KT và tổ chức xử lý luân chuyển chứng từ
nhằm phục vụ công tác quản lý và kiểm tra
PP tài khoản KT là PP kế toán phân loại để phản ánh và giám đốc 1 cách thường xuyên
liên tục, có hệ thống tính hình và sự biến động của từng đối tượng kế toán
PP tính giá là PPKT sử dụng thước đo tiền tệ để tổng hợp và phân bổ chi phí, xác định kết
quả kinh doanh của DN theo nguyên tắc nhất định

3

3


DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

-

PP tổng hợp và cân đối KT là PPKT tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo mối quan hệ
cân đối vốn có của kế toán nhằm cung cấp các thông tin về các chỉ tiêu kinh tế, tinh hình TS và
NV và kế quả hoạt động KD của DN để lập các báo cáo KT nhằm phục vụ công tác quản lý.
Mối quan hệ:
Hệ thống KT gồm 4 ppkt tương đối độc lập nhưng có mối quan hệ chặt chẽ , hỗ trợ lẫn nhau,
tạo nên 1 tổng thể thống nhất giúp người làm kế toán thực hiện công việc của mình

Hệ thống các PPKT được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ duy vật biện chứng giữa các pp và
đặc điểm cơ bản của đối tượng KT. Xuất phát từ mục đích cơ bản của KT là cung cấp các thông
tin phục vụ cho quá trình ra quyết định của DN thông qua các bản báo cáo kế toán nên KT phải
vận dụng pp th và cân đối KT. Để có số liệu lập các báo cáo KT, KT phải phản ánh sự vận động
của từng đối tượng kế toán trong quá trình KD của DN vào các sổ kt, do đó KT phái sử dụng pp
TKKT. Để xác định được giá trị và quy mô của các NVKT phát sinh của TS và NV của DN thì
vận dụng pp tính giá đồng thời phải vận dụng pp CTKT để làm bằng chứng chứng minh cho
NVKT phát sinh và thực sự hoàn thành. Do đó KT phải sử dụng đồng thời cả 4 pp, ko bỏ sót 1
pp nào.
CHƯƠNG III: PP CHỨNG TỪ KT

I.
1.

2.
-

3.
-

-

4.

pp CTKT, nội dung và ý nghĩa
PP chứng từ KT là pp kt phản ánh các NVKT phát sinh và thực sự đã hoàn thành theo thời
gian và địa điểm phát sinh NV vào các chứng từ kế toán và tổ chức xủ lý luân chuyển các chứng
từ đó nhằm phục vụ công tác quản lý và kiểm tra.
Nội dung pp:
lập chứng từ KT để chứng minh cho NVKT phát sinh và thực sự hoàn thành. Mọi NVKT

phát sinh trong hoạt động DN đều phải được lập CTKT để phản ánh. Chứng từ KT chỉ được lập
duy nhất 1 lần ứng với mỗi NVKT phát sinh. Chứng từ KT phải đảm bảo tính chính xác, kịp
thời, đầy đủ các nội dung bắt buộc
Tổ chức xử lý luân chuyên chứng từ đến các bộ phận có liên quan nhằm phục vụ công tác
quản lý và kiểm tra
Ý nghĩa: có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý và kiểm tra của đơn vị:
PPCTKT là pp thích hợp với tính đa dạng của các NVKT. Nhờ pp CTKT mà đảm bảo
được sự kịp thời đầy đủ mọi thông tin về các NVKTTC phát sinh gây ra sự biến động TS và NV
trong DN theo thời gian và địa điểm phát sinh.
PPCTKT giúp DN quản lý chặt chẽ tình hình tài sản của DN mình, tránh tình trạng gian
lận trong xuất nhập HH, thu chi tiền tệ, ngăn chặn vi phạm chính sách kinh tế, quy chế và thế
chế về quản lý
CTKT là cơ sở cho mọi thông tin kế toán, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp và khiếu
nại khi cần thiết
Hệ thống CTKT:
4

4


DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

a.
-

– Chứng từ KT là những giấy tờ và các vật mang tin để chứng minh cho NVKT phát
sinh và thực sự hoàn thành
Hệ thống CTKT là tập hợp tất cả các chứng từ theo 1 tiêu thức phân loại nhất định nhằm
phản nanh sự biến động của TS và NV trong Dn


Phân loại chứng từ KT: theo 5 tiêu thức:
* Căn cứ vào tính chất và hình thức lập CT: CT bằng giấy và CT điện tử
- CT bằng giấy: là những CT được lập trên giây
- CT điện tử: là những CT thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử được mã hóa mà không bị thay đổi
trong quá trình truyền qua mạng máy tính và các vật mang tin
* Căn cứ vào địa điểm lập CT: CT bên trong và CT bên ngoài
- CT bên trong là những CT do các bộ phận trong DN lập để phản ánh các NVKT phát sinh
trong đơn vị. VD: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu NK, XK
- CT bên ngoài là những CT phản ánh NVKT phát sinh có liên quan đến hoạt động của DN
nhưng do TC hay cá nhân của đơn vị khác lập rồi chuyển đến đơn vị. VD: hóa đơn GTGT, giấy
báo Nợ , Có của ngân hàng
* phân loại theo mức độ phản ánh của CT: CT tổng hợp và chứng từ gốc:
- CT gốc là những CT phản ánh trực tiếp NVKT phát sinh, là căn cứ để ghi sổ kế toán và là cơ
sở cho việc thanh tra, kiểm tra tính hợp lệ của NVKT
VD: phiếu XK, Nk, hóa đơn GTGT
- CT tổng hợp là những CTKT được lập trên cơ sở các chứng từ gốc phản ánh những NVKT có
nội dung giống nhau, CTTH nhất thiết phải do kế toán lập, chỉ có ý nghĩa pháp lý khi đính kèm
với các chứng từ gốc.
VD: bảng kê thu, chi tiền
* Căn cứ thheo yêu cầu quản lý của nhà nước: CT bắt buộc và CT hướng dẫn
- CT bắt buộc là những chứng từ mà được nhà nước quy định theo biểu mẫu, dn ko được tự ý
them bớt nội dung trên CT
- CT hướng dẫn là những CT được sử dụng trong nội bộ DN, nhà nước chỉ hướng dẫn 1 số chỉ
tiêu kinh tế đặc trưng nhất định, DN có thể them bớt 1 số nội dung trên CT
* PL theo nội dung kinh tế phản ánh trên CT:
- CT về lao động tiền lương: bảng chấm công, thanh toán tiền lương
- CT về tiền: phiếu chi tiền; giấy báo Nợ, Có
- CT về hang tồn kho: phiếu nhập kho, xuất kho
- CT bán hàng: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng
- CT về TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

5.
Nội dung và yêu cầu của CTKT:
a. Nội dung của CTKT:
CTKT là phương tiện để CM các NVKT phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở để ghi sổ KT
và thông tin về các hoạt động kt tài chính, nó mang tính chất pháp lý. Bởi vậy CTKT chứa đựng
các chỉ tiêu đặc trưng cho NVKT phát sinh. Những yếu tố cấu thành nên CTKT chia thành 2
nhóm sau:
b.

5

5


DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

* Nhóm yếu tố cơ bản bắt buộc phải có trên CT: 5 yếu tố
- Tên gọi CT: căn cứ vào nội dung NVKT được phản ánh trên CT
- Số CT, ngày tháng năm lập: yếu tố này đảm bảo cho việc phản ánh các NVKT phát sinh theo
trình tự thời gian, thuận lợi cho việc kiểm tra
- Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân lập và nhận CT: yếu tố nhày giúp kiểm tra về địa điểm phát
sinh NVKT, là cơ sở để xác định trách nhiệm vật chất của những đối tượng có liên quan đến NV
- Số lượng, đơn giá, giá tiền
- Họ tên, chữ ký của người lập, người duyệt CT và các đối tượng có lq đến CTKT.
Theo nguyên tắc, trên CTKT phải có ít nhất 2 chữ ký của người tham gia vào việc thực hiện NV
cùng với chữ ký của người duyệt và dẫu xác nhận của đơn vị
* Nhóm yếu tố bổ sung: gồm những yếu tố ko bắt buộc đối với CT. VD: định khoản KT,
phương thức thanh toán.
b. Yêu cầu của CTKT: CTKT là cơ sở của mọi thông tin KT, là căn cứ để giải quyết các khiếu
nại tranh chấp, bởi vậy phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- CTKT phải phản ánh đúng nội dung, bản chất và quy mô của NVKT phát sinh, ko viết tắt, số
và chữ phải được viết liền nhau, ko ngắt quãng, ko tẩy xóa, chỗ trống phải được gạch chéo
- CTKT phải được lập đúng theo biểu mẫu của nhà nước, ghi chép rõ ràng, ko tẩy xóa,sửa chữa
- CTKT phải đầy đủ các yếu tố cơ bản theo quy định
- Đối vơi chứng từ KT ngoài lãnh thổ VN được lập bằng tiếng nước ngoài , khi sd để ghi dổ kt ở
VN phải được dịch, bản dịch phải đính kèm với bản gốc
- CT điện tử phải đầy đủ các yếu tố quy định của 1 CTKT, phải được mã hóa để được an toàn
trong quá trình truyền và lưu trữ. Chữ ký được mã hóa bằng khóa điện tử gọi là chữ ký điện tử
6.

-

Trình tự xử lý luân chuyển chứng từ:
B1: Kiểm tra CT: tất cả các CT được chuyển đến bộ phận KT đều được ktra , nội dung ktra
gồm:
Kiểm tra tính rõ ràng, trung thưc, đầy đủ của các chỉ tiêu, yếu tố ghi chép trên CT
Ktra tính hợp lệ, hợp pháp cảu NVKT phát sinh pa trên CT
Ktra việc tính toán trên CT
B2: Hoàn thiện CT: bao gồm việc ghi các yếu tố bổ sung, phân loại CT, định khoản trên các CT
phục vụ việc ghi sổ
B3: chuyển giao và sử dụng Ct ghi sổ kế toán: các CT sau khi được ktra và hoàn thiện sẽ được
chuyển đến các bộ phận nhu cầu thu thập thông tin về NVKT pa trên Ct. Căn cứ các CTKT
nhận được để ghi sổ KT. Quá trình chuyển giao, sử dụng CT phải tuân thủ theo đường đi và thời
gian theo quy định .
B4:Đua chứng từ vào bảo quản lưu trữ

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
I.
Nội dung và ý nghĩa của pp
1.

PP tài khoản kt là ppkt phân loại để phản ánh và kiểm tra 1 cách thường xuyên liên tục và
có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán riêng biệt
6

6


DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

2.
3.
II.
1.
2.
3.
a.
-

-

b.

Nội dung: - Xây dựng hệ thống TKKT, mỗi đơn vị dược lựa chọn và XD hệ thống TK
cho đơn vị mình căn cứ vào hệ thống TK do bộ TC ban hành
ghi chép và phản ánh các NVKT phát sinh lên TKKT
ý nghĩa:
Thông qua pp TKKT đảm bảo việc cung cấp thông tin 1 cách thường xuyên liên tục và có
hệ thống tình hình và sự biến động của từng đối tượng KT phục vụ cho công tác quản lý
PPTKKT với các pp ghi chép phản ánh các hoạt động kinh tế là cơ sở để kiểm tra tính
hợp lệ của hoạt động kt và chỉ ra nguyên nhân biến động của từng đối tượng kế toán

Nội dung và kết cấu TKKT
TKKT là hình thức biểu hiện của pp TKKT được sử dụng để phản ánh, kiểm tra và giám
sát từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị
nội dung của TKKT:
Mỗi tkkt được mở riêng cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt đểphản
ánh tình hình và sự vận động của từng đối tượng đó
Tên gọi của TKKT thường phù hợp với tên của đối tượng mà tk đó phản ánh
Số lượng TK cần mở phụ thuộc vào yêu cầu quản lý của nhà nước trong tứng thời kỳ và
đặc điểm hoạt động kd cũng như yêu cầu quản lý của đơn vị.
Kết cấu của TKKT:
Cơ sở xd kết cấu:
TKKT phản ánh tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế
riêng biệt mà đối tượng kt có 4 nhóm cơ bản: TS, NV, sự vận động của TS trong DN và những
quan hệ kinh tế pháp lý ngoài TS của DN. Do đó hệ thống TKKT phải phản ánh được 4 loại cơ
bản đso của ĐTKT
TS và NV là 2 mặt khác nhau của cùng 1 khối lượng TS của đơn vị ở cùng 1 thời điểm,
bởi vậy kế cấu của tk phản ánh TS phải ngược với kết cấu cảu tk phản ánh NV
Sự vạn động của đối tượng kt là sự vận động cảu 2 mặt đối lập tăng và giảm cho nên
TKKT phải được xây dựng theo kết cấu 2 bên đối xứng để phản ánh sự vận động của 2 mặt đối
lập đó.
Thế nào là công dụng cà kết cấu của TK. Trình bày công dụng và kết cấu của tk chủ
yếu??
* công dụng của tk được biểu hiện ở số liệu ghi chép trên tk đó pá chỉ tiêu kinh tế gì có tác động
kiểm tra giám sát ntn đối với tình hình thực hiện chỉ tiêu kinh tế đó.
- Kết cấu của TK là nguyên tắc ghi chép bên Nợ, bên Có và số dư của TK
- Phân loại tk theo công dụng và kết cấu là căn cứ vào công dụng của tk để phân thahf từng loại
có công dụng giống nhau rồi lại căn cứ vào công dụng cụ thể và kết cấu của TK để chia thành
các nhóm có cùng công dụng và kết cấu.
* theo tiêu thức pl trên, hệ thống tk được phân thành 3 loại:
- loại tk chủ yếu

- loại tk điều chỉnh
- loại tk nghiệp vụ
7

7


DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

Loại tk chủ yếu là loại tk phản ánh và cung cấp thông tin về từng loại ts và nv chủ yếu của DN.
Thuộc loại TK chủ yếu gồm 3 nhóm:
+ Nhóm tk phản ánh TS: công cụng của nhóm TK này là cung cấp thông tin về tình hình và sự
vận động của từng loại TS trong đơn vị
Kết cấu: bên Nơ: SPS tăng, SD ĐK, SDCK. Bên Có: SPS giảm.
Thuộc nhóm tk này gồm các TK: tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, phải thu
của kh,
+ Nhóm TK phản ánh NV: công dụng là cung cấp thông tin về tình hình và sự vận động của
từng loại NV trong đơn vị
+ Nhóm TK vừa phản ánh TS vừa phản ánh NV: thuộc nhóm này bao gồm các TK phản ánh
công nợ phải thu và phải trả của đơn vị
Công dụng của nhóm TK này là giúp cho DN nắm được tình hình thanh toán công nợ với nhà
cung cấp và KH của mình.
Kết cấu: - Bên Nợ: SDDK: phản ánh số nợ phải thu lơn hơn số nợ phải trả tại thời điểm dầu kỳ
SPS: phản ánh số nợ phải thu tăng them trong kỳ và số nợ phải trả đã trả trong kỳ
SDCK: phản ánh số nợ phải thu > số nợ phải trả đã trả cuối kỳ
- Bên có: SDDK: phản ánh số nợ phải trả >số nợ phải thu tại thời điểm đầu kỳ
SPS: phản ánh số nợt phải trả tăng trong kỳ, số nợ phải thu dã thu được trong kỳ
SDCK: phản ánh số nợ phải trả > số nợ phải thu cuố kỳ.
III.
Phương pháp ghi chép TKKT: để pá các NVKT phát sinh trên TKKT sử dụng 1

trong 2 pp ghi chép: pp ghi đơn và pp ghi kép
1. PP ghi đơn trên TKKT là phương thức kế toán phản ánh 1 cách riêng rẽ độc lập sự vận
động của từng mặt, từng bộ phận TS do NVKT phát sinh gây ra vào 1 TKKT riêng biệt
khi NVKT phát sinh sẽ được phản ánh vào duy nhất 1 TKKT
VD: ngay 1.2. 2011, DN A nhận bán hộ 1 lô hang hóa trị giá 100tr
Phân tích: NVKT phát sinh liên quan đến HH nhận giữ hộ, bán hộ . ở đây, hh nhân giữ hộ
bán hộ tăng 100tr được phản ánh vào TK 003, đây là 1 tk ngoài bảng. theo kết cấu của TK
ngoài bảng, SPS tăng ghi bên Nợ, SPS giảm ghi bên Có. Vậy để phản ánh NV này, kt ghi:
Nợ TK003: 100
Khi bán hết hang, kt sẽ ghi: có TK 003:100
** Đặc điểm của PPGĐ:
- Ưu: đơn giản , dễ thực hiện
- Nhược: Ghi đơn trên TKKT chỉ pá được sự vận động độc lập, riêng rẽ của bản than từng
đối tượng kế toán mà ko chỉ ra được mối quan hệ khách quan giữa các ĐTKT do NVKT
phát sinh gây ra
** Phạm vi áp dụng: ghi đơn chỉ được áp dụng các NVKT phát sinh liên quan đến các TK
ngoài bảng và các TK chi tiết để chi tiết hóa, cụ thể hóa sooslieeuj đã được pá trên bảng tổng
hợp
2. PP ghi kép:
a. cơ sở ghi chép: mỗi NVKT phát sinh đều liên quan đến ít nhất 2 ĐTKT mà mỗi ĐTKT lại
mang nội dung kinh tế riêng biệt được phản ánh vào TKKT riêng biệt do đó NVKT phát
8

8


DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

sinh phải được phản ánh vào ít nhất 2 TKKT liên quan theo đúng nội dung kinh tế và
mquan hệ giữa các đối tượng KT

b. KN: pp ghi kép là phương thức KT phản ánh NVKT phát sinh vào ít nhất 2 TKKT liên
quan theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ giữa các ĐTKT
VD: rút tiền gửi NH về nhập quỹ tiền mặt 100tr
Đểghi kép, ké toán phải tiến hành định khoản kế toán
3. Định khoản kế toán : là việc xác định tài khoản ghi Nợ và ghi Có để phản ánh NVKT
phát sinh theo đúng mối quan hệ giữa các ĐTKT.
** Trình tự lập ĐKKT:
B1: Phân tích nọi dung của NVKT phát sinh, xác định đối tượng KT, từ đó xác định TKKT
có liên quan
B2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các NVKT psinh đén các ĐTKT và căn cứ vào kết cấu
chung của TKKT để xác định TK ghi Nợ và TK ghi Có.
4. Nguyên tắc ghi kép:
- mỗi NVKT phát sinh phải được pá vào ít nhất 2 TKKT có liên quan
- NVKT phát sinh bao giờ ghi Nợ 1 TK đối ứng với ghi Có của 1 hay nhiều TK liên quan;
ngược lại ghi Có 1 tk đối ứng với ghi Nợ 1 hay nhiều TK liên quan; hoặc ghi Nợ nhiều
TK đối ứng với ghi Có nhiều TK liên quan
- Trong 1 định khoản, số tiền ghi Nợ và số tiền ghi Có của các TK đối ứng bao giờ cùng
băng nhau
IV.
Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết:
1. Kế toán tổng hợp:
Kế toán tổng hợp là việc thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát hoạt dộng
kinh tế tài chính của đơn vị
** Đặc điểm: - KTTH chỉ cung cấp các thông tin về chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
- KTTH chỉ thực hiện trên các TKKT tổng hợp
- KTTH chỉ sử dụng thước đo tiền tệ để phản ánh
2. Kế toán chi tiết:
Kế toán chi tiết là việc thu thập xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết theo yêu cầu
quản lý của từng đối tượng KT cụ thể trong DN
** Đặc điểm:

- KTCT cung cấp thông tin, chỉ tiêu về số lượng đơn giá, quy cách cảu từng đối tượng KT
cụ thể trong DN
- KTCT chỉ thực hiện trên các TK chi tiết
- KTCT sử dụng cả 3 loại thước đo
3. Mối quan hệ:
- KTTH và KTCT đều phản ánh các ĐTKT nhưng ở mức độ khác nhau. KTTH chỉ phản
ánh các thông tin tổng hợp còn KTCT chỉ pá các thông tin chi tiết
- KTTH và KTCT phải được tiến hành đồng thời

9

9


DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

-

KTTH và KTCT có quan hệ đối chiếu số liệu. tổng SPS trong kỳ bên Nợ, bên Có và số
dư bằng tiền của các TKCT của 1 TKTH bằng tổng SPS trong kỳ bên Nợ, bên Có và số
dư bằng tiền của chính TKTH đó

CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
1. Phương pháp tính giá là pp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ đẻ tổng hợp và phân bổ chi
phí nhằm xác định giá trị thực tế của TS trong đơn vị theo nguyên tắc nhất định
2. Nội dung pp:
- TH và phân bổ các chi phí thực tế cấu thành nên giá của TS
- Xác định giá trị thực tế của TS trong DN
3. Ý nghĩa:
- nhờ pptg, các đơn vị có thể chuyển các hình thái vật chất khác nhau của các ĐTKT sang

1 thước đo chung là tiền tê phục vụ cho quá trình kiểm tra và giám đốc
- DN có thể xác định được giá trị đầu ra làm cơ sở so sannhs với giá trị đầu ra
- Nhờ pp, DN xác định được giá trị thực tế của TS mới hình thành trong hoạt động sxkd
của DN
CHƯƠNG VI: PP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
I.
Nội dung và ý nghĩa của pp
1. KN: pp tổng hợp và cân đối kế toán là pp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo
mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán nhằm cung cấp thông tin kinh tế tài chính tổng
hợp về tình hình TS, NV và kết quả HĐKD của đơn vị phục vụ cho công tác quản lý.
*** Nội dung:
- Tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo mối quan hệ cân đối vốn có của kt
- Lập các báo cáo kế toán
2. Ý nghĩa:
- pp trình bày 1 cách tổng quát, toàn diện tình hình tài chính của đơn vị kế toán sau 1 kỳ
kinh doanh
- pp mà hình thức biểu hiện là các báo cáo kế toán, cung cấp các thông tin kt tài chính chủ
yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, đánh giá năng lực hoạt
động và thực trạng và thực trạng tài chính của đơn vị trong kỳ hoạt động đã qua và những
dự đoán tương lai
II.
Bảng cân đối kế toán:
1. KN: Bảng cân đối kt là hình thức biểu hiện của pp tổng hợp và cấn đối kế toán phản ánh
tổng quát toàn bộ tình hình TS,NV của DN tại 1 thời điểm nhất định dưới hình thái tiền
tệ.
** Nội dung: Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát tình hình TS của đơn vị tại 1 thời
điểm theo 2 cách phân loại là: TS và NV cho nên nó gồm 2 phần:
* Phần TS: gồm các hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia thành từng loại, mục và khoản
mục phản ánh tình trạng và cơ cấu của TS. TS gồm 2 loại là TSNH và TSDH.
10


10


DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

Ý nghĩa: + về mặt pháp lý, số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế này phản ánh giá trị các
TS mà DN đã và đang sử dụng cho hoạt động KD của đơn vị
+ về mặt kinh tế, hệ thống chỉ tiêu kinh tế này cho biết năng lực sản xuất kinh
doanh của DN và phản ánh tình hình sử dụng của DN
• Phần NV: gồm các hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia thành từng loại, mục, khoản mục
phản ánh tình trạng và cơ cấu NV của đơn vị
Ý nghĩa: - về mặt pháp lý: số liệu ở phần NV pá trách nhiệm của DN đối với chủ nợ và các
nhà đầu tư.
- Về mặt kinh tế: số liệu ở phần NV cho thấy khả năng tự chủ về Tài chính of DN
*** Nguyên tắc sắp xếp các chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối:
- Ở phần TS , các chỉ tiêu được sx theo tính chất lưu động giảm dần của TS
- ở phần NV, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính chất thanh khoản của NV giảm dần.
2. Kết cấu bảng CĐKT
Trên bảng CĐKT phải có các chỉ tiêu sau: - tên bảng, tên DN, thời điểm lập bảng, đơn vị
tiền tệ
- bảng cđkt có 2 kiểu kết cấu:
+ Kết cấu kiểu 1 bên: TS được trình bày ở phía trên, NV được trình bày ở phía dưới
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyêt minh
Số đầu năm
Số cuối năm
- bảng kết cấu kiểu 2 bên: TS bên trái, NV bên phải
-


3. Tính chất của bảng CĐKT
• tính chất cân đối: là t/c cơ bản của bảng cân đối
• biểu hiện của tính CĐ: tại 1 bảng CĐKT của 1 DN được lập ở bất kỳ 1 thời điểm nào thì

tổng số tiền phần TS = Tổng số tiền phần NV
• cơ sở của tính CĐ: 3 cơ sở:
+ Bảng CĐKT được lập trên cơ sở mối quan hệ cân đối giữa TS và NV: tổng TS = tog NV
+ TS và NV thực chất là 2 mặt khác nhau của cùng 1 khối lượng TS của DN tại 1 thời điểm
chứ không phải 2 TS riêng biệt
+ Giữa TS và NV có mối quan hệ tài trợ: 1 TS có thể do 1 số NV hình thành nên hay 1 NV
có thể tham gia vào quá trình hình thành 1 số TS nhưng tại bất kỳ thời điểm nào thì tổng NV
= Tong TS
**** ảnh hưởng của các NVKT phát sinh đến tính cân đối cảu bảng KT:
Ttrong quá trình hoạt động của đơn vị, mỗi NVKT phát sinh sẽ ảnh hưởng đến ít nhất 2
khoản mục trên bảng CĐKT:
- Nếu NVKT phát sinh chỉ ảnh hưởng đến 1 phần TS hoặc NV của bảng CĐKT thì chỉ làm
thay đổi tỷ trọng của các khoản mục TS hay NV đó còn số tổng cộng ko thay đổi
- Nếu NVKT phát sinh ảnh hưởng đến cả 2 phần TS và NV của bảng CĐ thì làm thay đổi
tỷ trọng các khoản mục TS và NV. Số tổng cộng ở 1 phần sẽ cùng tăng hoặc cùng giảm 1
lượng như nhau và tổng TS = tổng NV
Do đó NVKT phát sinh ko làm mất đi tính cân đối của bảng
4. Mối quan hệ giữa Bảng CĐKT và TKKT
11

11


DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG


TKKT và bảng CĐKT đều được sử dụng để phản ánh các đối tượng KT nhưng ở phạm vi và
tình trạng khác nhau:
- Bảng CĐKT thì phản ánh tình hình đối tượng Kt ở trạng thái tĩnh còn TKKT thì phản ánh
ĐTKT ở cả trạng thái tĩnh và động
- Giữa TKKT và bảng CĐKT còn có mối quan hệ về mặt số liệu, cụ thể : mỗi chỉ tiêu trên
bảng CĐKT đều tương ứng với 1 hoặc 1 số TK để pá tình trạng của ĐTKT đầu kỳ
VD: chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền trên bảng CĐ ứng với các TK 111, 112,113.
- Đầu kỳ KD kế toán có thể căn cứ vào số cuối kỳ ở bảng CĐKT kết thúc kỳ KT năm trước
để ghi hoặc kiểm tra số dư đầu kỳ của các TKKT năm nay
- Cuối kỳ KD, kết toán căn cứ vào số DCK hoặc cá TKKT để lập bảng CĐKT theo nguyên
tắc: SDCK của các TKTS được phản ánh vào phần TS. Còn số cuối kỳ của các TKNV
được phản ánh vào phần NV của bảng CĐKT
- 2TH đặc biệt: + các TK điều chỉnh giảm cho TS: 129, 139, 159, 214 có số dư bên có. Khi
lên bảng CĐKT vẫn được phản ánh ở phần TS nhưng được ghi bằng pp ghi âm
+ Các TK 131, 331 có thể có số dư bên Nợ, vừa có số dư bên Có. Khi lên
bảng cân đối: TK 131 dư Nợ, tk 331 dư Nợ phản ánh bên phần TKTS
TK 131 dư Có và TK 331 dư Nợ pá bên phần TKNV

Chương VII: SỔ KẾ TOÁN
1. Sổ kế toán là những tờ sổ được thiết kế 1 cách khóa học, hợp lý 1 cách khoa học
hợp lý có mối liên hệ mật thiết với nhau được sử dụng để ghi chép các NVKT tài
chính phát sinh theo đúng các ppkt trên cơ sở số liệu từ các chứng từ kế toán
2. Nội dung của sổ kế toán:
- ngày tháng năm ghi sổ
- Số hiệu và ngày tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ
- Tóm tắt nd của NVKT phát sinh
- Số tiền của NV ghi vào các TKKT liên quan
- SD DK, SPS, SDCK
3. căn cứ vào mức độ khái quát, sổ kt được chia làm 2 loại: sổ kế toán TH và CT
a. Sổ kt tổng hợp: là loại sổ kt mà thông tin trên sổ phản ánh NVKT phát sinh ở dạng tổng

quát dưới hình thái tiền tệ. VD: sổ cái, sổ NKC, sổ nhật ký thu tiền
b. Sổ kt chi tiết là loại sổ kt mà thông tin trên sổ phá NVKT phát sinh liên quan đến các
ĐTKT ở dạng chi tiết, cụ thể theo yêu cầu quản lý. Sử dụng cả 3 loại thước đo.
c. VD: Sổ chi tiết NVL, sổ chi tiết thanh toán với người mua và ng bán.
4. Căn cứ vào phương pháp ghi chép : sổ ghi theo hệ thống và sổ ghi theo thời gian
5. Căn cứ vào cấu trúc sổ : gồm sổ kết cấu kiểu một bên và sổ kết cấu kiểu 2 bên
6. Căn cứ vào hình thức tổ chức sổ : sổ tờ rời và sổ đóng thành quyển
12

12


DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

7. Căn cứ vào nội dung kinh tê : sổ tài sản bằng tiền, sổ tài sản cố định, sổ công nợ,

sổ thu nhập, sổ chi phí, sổ vốn-quĩ, sổ vật tư,….
8. Trình tự ghi sổ
Trình tự ghi sổ :
+ mở sổ: công việc này được thực hiện vào đầu kì kế toán hoặc khi doanh
nghiệp mới thành lập, sáp nhập,… mở sổ kế toán phải căn cứ vào danh mục đã đăng
ký, số lượng sổ kế toán còn tùy thuộc vào số lượng tài khoản dn dùng và yêu cầu của
quản lý. Sổ kế toán phải sử dụng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn có thể đóng thành quyển
hoặc để tờ rời. các tờ sổ sau khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Đối với
sổ kế toán dạng quyển thì đầu sổ phải ghi tên dn, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán
và kì ghi sổ, họ tên chữ ký của ng ghi sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp
luật của dn, sổ kế toán phải được đánh trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa 2 trang
sổ phải đống dấu giáp lai của đơn vị. đối với sổ tờ rời đầu mỗi sổ phải ghi rõ tên dn,
tên sổ, số thứ tự của tờ sổ, họ tên người ghi sổ và giữ sổ, các sổ tờ rời trước khi dùng
phải được giám độc hoặc người được ủy quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ

đăng ký sử dụng tờ rời, các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản và
đảm bảo an toàn, dễ tìm
+ ghi sổ: trong kì khi có các nvkt phát sinh thì kế toán căn cứ vào chứng từ
kế toán đã được lập và đã được kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp để ghi vào sổ kế toán
đã được mở theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ và theo đúng phương pháp kế
toán. Yêu cầu của quá trình ghi sổ: phải được ghi bằng mực tốt ko phai ko nhòe,
không ghi xen kẽ và ghi số đè lên nhau, các dòng không có số liệu phải gạch ngang
giữa dòng, không được tẩy xóa trên sổ bằng bất kì hình thức nào, nếu trong quá trình
ghi sổ có sai xót thì phải sửa chữa theo đúng quy định
+ khóa sổ :cuối kì kinh doanh hoặc kiểm kê tài sản, sáp nhập, phân tách hay
giải thể,.. phải tiến hành khóa sổ kế toán. Trước khi khóa sổ phải kiểm tra số liệu đã
ghi chép . khóa sổ là công việc tổng cộng số liệu đã ghi trên sổ, tính số dư của các đối
tượng trên từng sổ kế toán, người ghi sổ và kế toán trưởng phải kí xác nhận.
9. Các phương pháp chữa sổ KT:
a. PP cải chính:

* Điều kiện ad:
- Sai lầm trong diễn giải không liên quanđến các quan hệ đối ứng TK
- Sai lầm được phát hiện ra sớm nên ko ảnh hưởng đến số tổng cộng
** PP sửa sai:
- Dùng mực đỏ gạch ngang chỗ ghi sai để xóa bỏ, sau đó ghi lại chữ hoặc số đúng lên phía
trên bằng mực thường. sau đó kế toán trưởng phải ký chứng thực.
b. PP ghi số âm:
** ĐK AD:
- Định khoản đúng về quan hệ đối ứng TK nhưng số tiền ghi sai > số đúng và sai sót này
được phát hiện sau khi đã cộng sổ
13

13



DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – THUONGMAI.ORG

ĐK đúng nhưng ghi trùng bút toán về NVKT phát sinh
Ghi sai quan hệ đối ứng TK
** PP sửa: 3 cách:
- TH Định khoản đúng về quan hệ đối ứng TK nhưng số tiền ghi sai > số đúng và sai sót
này được phát hiện sau khi đã cộng sổ. kế toán sửa băng cách ghi 1 bút toán về đối ứng
TK giống như bút toán đã ghi với số tiền chênh lệch giữa số sai và số đúng, ghi âm trong
ngoặc đơn
VD: NK hàng mua đang đi đường kỳ trước 100tr. Kế toán ghi: Nợ 156, Có 151: 120 tr.
Sửa: Nợ 156, Có 151: (20tr)
- TH ghi trùng bút toán: sửa = cách ghi them 1 bút toán giống như bút toán đã ghi trùng
nhưng số tiền ghi bằng cách ghi âm trong ngoặc đơn để hủy bt đã ghi trùng
VD: Nợ 156, Có 151: 100tr ( ghi 2 lần). Sửa bằng cách ghi them: N156, C151: (100tr)
- TH ghi sai qh đối ứng: ghi lại 1but toán giống bút toán đã ghi nhưng ghi bằng cách ghi
âm trong ngoặc đơn, sau đó ghi thêm bt đúng
VD: N151, C156: 100tr. Cách sửa: N151, C156: (100tr) và ghi them N156, C151:100tr
c. Pp ghi bổ sung:
** ĐKAD: Số đã ghi nhỏ hơn số thực tế nhưng vẫn đúng quan hệ đối ứngTK
- Bỏ sót NVKT
** PP sửa: ghi lại 1 ĐK với số tiền đúngbằng số chênh lệch còn thiếu hoặc bỏ sót
VD: N156, C151: 80tr. Cách sửa: ghi thêm N156, C151: 20tr
d. Đối vơi kế toán máy:
** Nếu sai sót được phát hiện khi chưa in sổ thì đk sửa trực tiếp trên máy
- TH đã in sổ rồi mới phát hiện sai sót thì được chữa theo 1 trong 3 pp trên đồng thời phải
sửa lại sai sót trên máy và in sổ mới, lưu cả sổ mới và sổ đã in sai để ktra
- TH phát hiện ra sai sót trước khi BCTC năm được phát hành thì sửa trực tiếp vào sổ KT
của năm đó trên máy
- TH phat hiện ss sau khi BCTC năm được phát hành thì sửa trực tiếp vào sổ của năm đó

trên may và kèm theo ghi chú cảu dòng cuối cùng sổ KT năm đó.
Mọi TH khi sửa sổ trên máy thì được thực hiện theo pp ghi số âm và ghi bổ sung. Khi sửa
sai = 2 pp trên phải có những chứng từ đính chính, dẫn chứng số liệu và ngày tháng của CT
đã ghi sai cần được điều chỉnh và phải được KT trưởng duyệt
-

14

14



×