Tải bản đầy đủ (.pdf) (287 trang)

ĐẶC ĐIỂM CƯ DÂN VÀ VĂN HÓA VÙNG VEN BIỂN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 287 trang )

BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH & CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.03/06 – 10
“Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình
đổi mới và hội nhập quốc tế”
-----------------------000--------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP NHÀ NƯỚC

ĐẶC ĐIỂM CƯ DÂN VÀ VĂN HÓA VÙNG VEN BIỂN TRONG QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
Mã số KX – 03.15/06 – 10

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn Hiệp
Thư ký Khoa học: ThS. Đặng Vũ Cảnh Linh
Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu Truyền thống và Phát triển

8709

Hà Nội 2010
1


DANH SÁCH THAM GIA ĐỀ TÀI
TT
1

Họ và tên
TS. Trần Hiệp


Nội dung công việc
Chủ nhiệm đề tài phụ trách chung, chủ trì
nghiên cứu nội dung 1

2

ThS. Đặng Vũ Cảnh Linh

Thư ký khoa học, điều phối chung, chủ trì
nghiên cứu nội dung 3

3

GS. TS. Lê Thị Quý

Chủ trì điều tra, khảo sát

4

CN. Tống Khắc Hài

Chủ trì nghiên cứu nội dung 2

5

TS. Nguyễn Tài Đông

Chủ trì nghiên cứu nội dung 4

6


TS. Phạm Thị Hằng

Chủ trì nghiên cứu nội dung 5

7

ThS. Lê Xuân Hoàn

Chủ trì nghiên cứu nội dung 6

8

GS. TS. Đặng Cảnh Khanh

Nghiên cứu lý luận

9

GS.TS Tô Duy Hợp

Nghiên cứu lý luận

10

TS. Nguyễn Thị Tố Quyên

Nghiên cứu thực trạng

11


TS. Trần Xuân Bình

Nghiên cứu thực trạng

12

ThS. Dương Kiều Hương

Nghiên cứu thực trạng

13

ThS. Nguyễn Trung Hiếu

Phối hợp nghiên cứu, điều tra

14

ThS. Vũ Thị Thanh

Phối hợp nghiên cứu, điều tra

15

KS. Lê Văn Chương

Phối hợp nghiên cứu, điều tra

16


CN. Phạm Thu Hương

Phối hợp nghiên cứu, điều tra

17

CN. Trần Thị Hạnh

Phối hợp nghiên cứu, điều tra

18

CN. Trịnh Thu Phương

Phối hợp nghiên cứu, điều tra

19

CN. Đặng Kim Ánh

Phối hợp nghiên cứu, điều tra

2


MỤC LỤC
Trang
1. Lý do chọn đề tài


5

2. Tổng quan nghiên cứu

8

3. Mục tiêu của đề tài

22

4. Nội dung nghiên cứu

23

5. Cách tiếp cận và phương pháp tiếp cận

25

6. Ý nghĩa của đề tài
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN

35

1.Khái niệm

35

1.1. Đặc điểm cư dân

35


1.2. Đặc điểm văn hóa

36

1.3. Quan hệ giữa cư dân và văn hóa

38

2. Những lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu đề tài

40

2.1. Thuyết đối thoại, hòa đồng và tương tác văn hoá

41

2.2. Di sản văn hóa, kế thừa và tiếp biến văn hóa.

44

2.3. Thuyết đa văn hoá trong phát triển

50

2.4. Thuyết tương tác biểu trưng trong nghiên cứu văn hoá vùng biển

53

2.5. Một nền văn hoá thích nghi với sự thay đổi


60

2.6. Quy chiếu khung lý luận và phương pháp luận những lý thuyết văn

64

hóa trong thực tiễn nghiên cứu văn hoá cư dân ven biển
2.7. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển biển và văn hóa

67

cư dân vùng ven biển.
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG CƯ DÂN VÀ VĂN HÓA VÙNG

72

VEN BIỂN
I. NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA BIỂN CỦA NGƯỜI VIỆT TRUYỀN

72

THỐNG
1. Tôn trọng sự gắn kết với biển
2. Tính tiểu nông trong văn hóa biển của người Việt

73
82

3. Văn hóa của cư dân ven biển - văn hóa của những người canh giữ thành


87

lũy an ninh quốc phòng cho đất nước
3


4. Về những mặt hạn chế trong văn hóa biển của người Việt nói chung và

96

của cư dân vùng ven biển nói riêng
II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CƯ DÂN VÙNG VEN BIỂN HIỆN
NAY
1. Khái quát về dân số vùng ven biển hiện nay
2. Đặc điểm đời sống cư dân ven biển

102
102
104

2.1 . Đặc điểm gia đình

104

2. 2. Đặc điểm lao động sản xuất của cư dân vùng biển

108

2. 3. Đời sống vật chất, tài sản và mức sống


118

2.4. An sinh xã hội và an ninh con người

127

III. QUAN HỆ GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
1. Đời sống gia đình
2. Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe
3. Tâm thế trước các vấn đề xã hội

131
131
135
140

3.1. Đánh giá về các vấn đề xã hội tại địa phương

140

3.2 Thái độ đối với các vấn đề xã hội

144

3.3 Ý kiến về các chương trình của Nhà nước

148

3.4. Những mối quan tâm, lo lắng


153

IV. VĂN HÓA BIỂN VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VEN

158

BIỂN HIỆN NAY
1. Nhận thức về biển và văn hóa biển

158

2. Văn hóa nghề vùng biển

160

3. Dịch vụ du lịch văn hóa

166

4. Những vấn đề phong tục tập quán

169

5. Sinh hoạt văn hóa và sự tham gia của người dân

179

6. Các giá trị và chuẩn mực văn hóa


184

CHƯƠNG III :MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
1. Những quan điểm định hướng phát triển con người và văn hóa vùng ven

190
190

biển
1.1. Cần thống nhất quan điểm, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về
vị trí vai trò của của các vùng ven biển đối với sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
4

190


1.2. Phát triển mạnh kinh tế vùng ven biển làm nền tảng vật chất cho sự

192

phát triển văn hóa, con người
1.3. Đẩy mạnh phát triển nguồn lực con người, đáp ứng nhu cầu phát

194

triển của cư dân và văn hóa vùng ven biển
1.4. Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, khắc phục những hạn

197


chế trong văn hóa biển của người Việt, hướng tới sự phát triển
2. Các giải pháp phát triển con người và văn hóa vùng ven biển

198

2.1 Các giải pháp về chính sách

199

2.2 Các giải pháp về cơ chế quản lý

200

2.3 Các giải pháp phát triển nguồn lực con người

201

2.4. Các giải pháp về phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất

203

lượng sống của cư dân ven biển
2.5. Các giải pháp đẩy mạnh giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

206

vùng biển
2.6. Những giải pháp phát triển một không gian văn hóa phù hợp với


207

chiến lược phát triển biển
3. Một số đề xuất và khuyến nghị

211

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục: Phiếu trưng cầu ý kiến

217
224

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới
toàn diện và sâu sắc, việc nghiên cứu, phát huy được mọi nguồn lực của xã
hội trong đó có nguồn lực con người và văn hóa của mỗi địa phương khu vực
là có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả trên bình diện hoạt động thực tiễn lẫn tư
duy khoa học cho việc xây dựng và phát triển đất nước .
Chúng ta đều biết, thế kỷ XXI đã được nhiều nhà khoa học dự báo là “Thế
kỷ của đại dương”, bởi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu
cầu của cuộc sống con người, các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền
đang có xu hướng cạn kiệt, sẽ không còn đủ sức để đáp ứng những đòi hỏi ngày
càng lớn của con người. Trong bối cảnh đó, biển có tầm quan trọng đặc biệt. Các
nước có biển đều chú ý tới việc xây dựng các chiến lược hướng về biển, khai
thác nguồn tài nguyên phong phú của biển cả trên hai phương diện : kinh tế và

văn hóa.
Việt Nam là một quốc gia ven biển. Trong quá trình hình thành và phát
triển đất nước, con người Việt Nam từ xa xưa đã có sự gắn kết chặt chẽ với
biển bởi địa lý Việt Nam có đường bờ biển chạy dài từ Bắc vào Nam. Với
chiều dài bờ biển 3260 km dọc biển Đông, trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ, Việt
Nam được xếp là quốc gia có đường bờ biển dài thứ 27 trong 165 quốc gia
trên thế giới. Hiện nay, cả nước ta có 28 tỉnh thành phố nằm ven biển trong
đó có nhiều huyện đảo lớn. Nếu tính vùng biển bao gồm cả nội thuỷ, lãnh hải
thì diện tích vùng biển đã lên tới 226.000 km2 và vùng đặc quyền kinh tế biển
khoảng trên 1 triệu km2.
Thực tế cho thấy, lịch sử của dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử của mối
quan hệ tương tác giữa con người Việt Nam với núi rừng đồng ruộng và biển
cả. Người Việt cổ từ lâu đã biết tận dụng nguồn tài nguyên phong phú của
biển để phục vụ cho cuộc sống của mình. Các di tích khảo cổ học còn lại ở
các vùng ven biển đã cho thấy khả năng to lớn của người Việt trong khai thác
tài nguyên biển, đánh cá, làm muối, khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản,
6


giao thương qua biển với nước ngoài. Từ lâu chúng ta đã có những đoàn
thuyền vượt biển nổi tiếng, những hạm đội có thể đánh tan nhiều kẻ thù đến
xâm lược từ phía biển.
Những thế kỷ trước đây, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài có dịp đến
thăm hoặc sinh sống ở nước ta đều ca ngợi tài năng của người Việt trong kỹ
thuật đóng tầu, săn bắt, chế biến hải sản. Phát huy vai trò và sức mạnh của
một quốc gia có nguồn tài nguyên biển dồi dào, dân tộc ta đã nhiều lần ngăn
chặn được các cuộc xâm lăng từ bên ngoài, giữ gìn độc lập dân tộc, duy trì
được một cuộc sống xã hội ổn định và phát triển. Sách cổ Trung Hoa còn viết
lại nhiều về những chiến tích của thủy quân Việt Nam trong các cuộc chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc. Câu ngạn ngữ Trung Hoa về “thuyền phương nam,

ngựa phương bắc” đã so sánh thủy quân của Việt Nam hùng mạnh ở phía
Nam với kỵ binh của các nước phương Bắc vùng thảo nguyên.
Trong lịch sử của mình, dân tộc ta đã không chỉ khai thác các nguồn
tài nguyên về biển phục vụ cho cuộc sống của mình mà còn xây dựng và làm
hình thành những quan niệm, lối sống và văn hoá về biển. Văn hoá và con
người vùng biển Việt Nam đã góp phần vào việc tạo dựng nền văn hoá và con
người Việt Nam, duy trì và phát triển nền văn minh Việt Nam. Văn hoá biển
với những nét đặc thù riêng biệt, từ lâu đã có thể được coi là một “tiểu văn
hóa” trong văn hóa chung của người Việt Nam. Trong sự tồn tại của “tiểu
văn hóa” đặc thù này, chúng ta vừa thấy những nét riêng biệt của văn hóa cư
dân ven biển Việt Nam lại vừa thấy những nét chung nhất của văn hóa Việt
Nam. Văn hóa biển là sản phẩm của cư dân Việt sống, lao động, sinh hoạt ở
biển, gắn liền với những khó khăn trong lao động sản xuất, những niềm vui
nỗi buồn của cuộc sống gắn liền với thiên nhiên và xã hội, xây dựng các
chuẩn mực và giá trị truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa biển, với
tư cách là một bộ phận của văn hóa Việt Nam cũng mang đầy đủ những giá
trị đặc trưng của văn hóa Việt Nam, tính nhân văn, sự gắn kết cộng đồng,
những đặc trưng trong quan hệ gia đình, làng xóm…Nó vừa có vị mặn mòi

7


của biển lại vừa có cả hương đồng gió nội trong văn hóa của một quốc gia
nông dân và nông nghiệp.
Có thể nói, chúng ta khó có thể phủ nhận được rằng những đặc điểm văn
hóa của cư dân các vùng ven biển chính là một trong những nhân tố cơ bản
tạo nên nét hài hòa trong văn hóa Việt Nam. Điều này thể hiện rất rõ ở những
điểm như: tư tưởng cộng đồng trong văn hóa chung của người Việt cũng
được biểu hiện trong mọi sắc thái văn hóa của con người và cư dân vùng ven
biển. Những nguyên tắc cơ bản trong tư duy, tình cảm, việc xử lý các mối

quan hệ xã hội, cộng đồng và gia đình, các chuẩn mực trong lối sống và nhân
cách…của cư dân vùng biển cũng mang đầy đủ những nét chung nhất của văn
hóa Việt. Điều đó chính là cơ sở quan trọng để duy trì sự thống nhất chung, là
linh hồn cho sự đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước của con
người Việt Nam.
Tuy nhiên xuất phát từ những nét đặc thù của cuộc sống gắn liền với
những đặc điểm của thiên nhiên và cuộc sống lao động sinh hoạt đặc biệt của
vùng biển, văn hóa của cư dân ven biển cũng có những sắc thái, những chuẩn
mực và giá trị riêng biệt. Điều đó không khiến cho văn hóa biển tách rời mà
còn làm phong phú thêm cho khối thống nhất chung của văn hóa Việt Nam.
Chính vì vậy trong văn hóa chung của người Việt hòa quyện vào nhau
những sắc thái của cả rừng vàng và biển bạc, cả văn hóa của các vùng sinh
thái, cả đồng bằng, nông nghiệp, cả miền núi lâm nghiệp.
Thực tế cũng cho thấy, trong suốt chiều dài lịch sử, bên cạnh việc xây
dựng nên một hệ thống những giá trị văn hóa quý báu về biển, những truyền
thống lao động, học tập, sinh hoạt gắn liền với biển, chúng ta cũng có không
ít những hạn chế trong nhận thức và tư duy về biển. Văn hóa biển của người
Việt cũng bao hàm cả những mặt tích cực và những mặt tiêu cực, cả những
mặt sáng tạo, phát triển và những mặt bảo thủ trì trệ. Điều đó đã khiến cho
chúng ta, trong nhiều thời điểm của lịch sử đã không khai thác được hết sức
mạnh của một quốc gia có tiềm lực mạnh mẽ về biển.

8


So với nhiều quốc gia vùng biển khác, chúng ta còn thua kém về nhiều
mặt trong việc khai thác tài nguyên biển. Người Việt chưa bao giờ có được
một thế hệ những thủy thủ đi biển đường dài kiểu những người Viking.
Chúng ta cũng chưa có được những thương gia và các đội tầu buôn tầm cỡ có
khả năng vượt biển tìm đến những thương cảng sầm uất của thế giới, như

nhiều đội tầu của các quốc gia khác. Chúng ta cũng chưa bao giờ trở thành
một cường quốc hải quân, có đủ lực lượng để làm chủ được vùng biển to lớn
của mình. Điều này có liên quan đến quan niệm về vị trí, vai trò của biển,
việc xây dựng các chuẩn mực về văn hóa biển, cách thức ứng xử đối với biển
của người Việt, đặc biệt là của giới cầm quyền của đất nước.
Trong nhiều thời điểm của lịch sử, chúng ta chỉ coi trọng nông nghiệp, ít
coi trọng khai thác tài nguyên biển. Nhiều lần khai hoang, lấn biển nhưng lại
không phải nhằm khai thác tài nguyên biển mà chỉ để lấy đất làm ruộng.
Người Việt trong nhiều trường hợp đã quay lưng lại với biển để cặm cụi và
lầm lũi trên cánh đồng với cuộc sống của người nông dân nông nghiệp.
Hoàng tử An Tiêm bị đầy ra ngoài hoang đảo, cũng chỉ tìm cách nhặt nhạnh
những hạt dưa rơi vãi để mang về trồng trọt chứ không tìm cách khai thác
biển, đóng tầu, đánh cá, nuôi trồng hải sản.
Trong bối cảnh thực tiễn trên, nhu cầu nghiên cứu, xem xét lại những
vấn đề cơ bản trong văn hóa biển của người Việt ngày càng trở nên cần thiết.
Chúng ta đều biết, mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh trong điều kiện mới đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu xây dựng từ con
người trong các mối quan hệ với văn hóa cho đến phát triển kinh tế - xã hội,
mới thực sự đáp ứng được những đòi hỏi từ thực tiễn hiện nay. Để thực hiện
được điều đó, trước hết, chúng ta cần phải có sự nghiên cứu, tổng kết lại
những di sản văn hóa quý báu của cha ông ta trong việc tổ chức xã hội, quan
tâm và phát triển con người tại các vùng ven biển nói riêng và cả nước nói
chung.
Chúng ta cần phải tìm hiểu về văn hóa biển trong lịch sử dân tộc, tìm
hiểu những con người Việt Nam gắn liền với các đặc điểm khai thác tài
9


nguyên biển trong truyền thống, đồng thời nghiên cứu sự hình thành những
giá trị văn hóa quan trọng như tinh thần đoàn kết, tôn trọng cộng đồng, tập

thể, tình yêu đối với lao động, sự bền bỉ và dẻo dai trong lao động, trong mọi
cuộc đấu tranh sinh tồn, sự sáng tạo, say mê với học vấn, kiến thức, sự tôn
trọng các giá trị gia đình, dòng họ, sự gần gũi, gắn bó với cuộc sống thiên
nhiên, tinh thần giữ gìn và bảo vệ môi trường của những cư dân ven biển.
Chúng ta nghiên cứu để xây dựng con người và văn hóa vùng ven biển
trên cơ sở tổng kết những phẩm chất tốt đẹp của cha ông, chống lại những
mặt tiêu cực của cuộc sống hiện đại, lối sống cá nhân vị kỷ gắn liền với
những mặt trái của cơ chế thị trường. Trong khi phương Tây đang sa lầy quá
đà trong việc thực thi những khẩu hiệu về “tự do cá nhân”, sự tự do mà trên
thực tế đã diễn ra đồng hành với bạo lực, tội ác, ma túy, sự tan vỡ của gia
đình, sự lộng quyền của những cá nhân và nhóm người thiểu số với đa số, thì
những phẩm chất và giá trị của con người và văn hóa Việt Nam nói chung và
con người, văn hóa vùng ven biển nói riêng vốn có từ lâu đời sẽ là một cơ sở
quan trọng, một nguồn sinh lực cho một tương lai mới.
Thực tế cho thấy, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đã
đem lại nhiều thay đổi tích cực cho đời sống cư dân và văn hóa các vùng ven
biển, tuy nhiên bên cạnh đó những vùng miền này cũng đang tồn tại không ít
những khó khăn, thách thức, trong đó có những tác động và ảnh hưởng tiêu
cực từ nền kinh tế thị trường. Vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị tích
cực lâu đời của cư dân và văn hóa vùng ven biển, cũng như việc xây dựng và
xác lập những giá trị tiên tiến, hiện đại cho con người và văn hóa, tạo động
lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này là một trong những
quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước gần đây.
Mặt khác, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu những mặt hạn chế trong
nhận thức và tư duy của người Việt truyền thống về biển và văn hóa biển,
khai thác hết sức mạnh và tiềm năng biển, một nguồn lực vô tận cho công
cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển đất nước .

10



Trong những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu
về biển và văn hóa biển. Các công trình này tiếp cận biển dưới nhiều góc độ
khoa học khác nhau, từ khoa học tự nhiên, môi trường sinh thái, thổ nhưỡng,
khí hậu vùng ven biển, đến những vấn đề lịch sử văn hóa, con người…
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về cư dân và văn hóa ven biển cũng có ý nghĩa quan
trọng về mặt nhận thức và tư duy khoa học. Nó bổ sung cho những thiếu hụt
trong tư duy khoa học của chúng ta trong thời gian qua về mặt chủ đề này.
Dưới đây chúng ta sẽ điểm lại một số những công trình nghiên cứu quan
trọng có liên quan để chủ đề nghiên cứu về biển, cư dân và văn hóa biển.
Mở đầu cho những nghiên cứu về cư dân và văn hóa ven biển có thể kể
đến những công trình nghiên cứu về khảo cổ học. Trong bài viết “Biển với cư
dân văn hoá tiền sử vùng Đông Bắc”, tác giả Nguyễn Khắc Sử (tạp chí Khảo
cổ học, số 4, 1995) đã cho rằng, các di chỉ khảo cổ đã chứng minh lớp cư dân
đầu tiên có mặt ở vùng biển Đông Bắc Việt Nam là cư dân văn hoá Hoà Bình
– Bắc Sơn. Bởi vậy, theo tác giả, các nền văn hoá ven biển ở Việt Nam cũng
sớm được hình thành cùng với các cư dân nói trên. Ngay từ những niên đại
đồng thau, một số nền văn hoá biển như văn hoá Hạ Long, văn hoá Hoa Lộc,
văn hoá Bầu Tró đã được hình thành và phát triển, để lại những dấu ấn đậm
nét trong tiến trình phát triển nói chung, phát triển văn hoá nói riêng của
người Việt cổ.
Vấn đề có hay không nền văn hoá biển của Việt Nam cũng được tác giả
Nguyễn Khắc Sử đề cập trong bài viết “Văn hoá biển tiền sử Việt Nam. Một
mô hình giả thuyết” (Tạp chí Khảo cổ học, Số 3, 1997). Với việc làm rõ khái
niệm về văn hoá biển, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Sử đã phân tích sự hình
thành, lan toả và hội nhập của văn hoá biển ở Việt Nam. Theo tác giả, “sự
thiết lập văn hoá biển đi liền với sự phân vùng kinh tế xã hội đầu tiên ở Việt
Nam… Quan hệ tương tác biển – con người – văn hoá trong tiền sử Việt Nam
hiện lên rõ nét. Sau khi tiếp cận với biển, con người làm một bước ngoặt, một

11


lối rẽ hay một ngả đường cho khuynh hướng phát triển đa vùng, đa tuyến và
đa trung tâm ở Việt Nam để rồi giao thoa, tiếp biến văn hoá và cuối cùng
thống nhất văn hoá Đông Sơn, cơ tầng của văn minh Việt cổ, nhưng vẫn luôn
mở rộng cửa đón nhận và làm phong phú thêm bản sắc văn hoá biển Việt
Nam”.
Tuy nhiên, những phân tích trên đây của tác giả chỉ mới đơn thuần dựa
trên các di chỉ khảo cổ mà chưa chỉ rõ yếu tố văn hoá biển có ảnh hưởng đến
đời sống và hình thành nên đặc điểm của cư dân vùng biển Việt Nam như thế
nào?
Tác giả Thành Thế Vĩ , trong công trình nghiên cứu có tiêu đề là Ngoại
thương Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII, XIX, Hà Nội, 1961) đã nghiên cứu vai
trò của các khu vực biển và sự phát triển của ngoại thương ở nước ta. Theo
ông, mặc dù đất nước ta bị phân chia do chiến tranh Trịnh – Nguyễn nhưng
ngoại thương vẫn được phát triển rất mạnh. Ở đàng Trong, chúa Nguyễn mở
cảng Hội An để thông thương với Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Người
châu Âu ở Hà Lan, Pháp, Anh cũng đến lập các thương điếm ở phố Hiến. Ở
đàng Ngoài, chúa Trịnh giao thương với các cơ sở châu Âu ở Bantam,
Batavia.
Cũng theo sự phân tích của tác giả, chính sự giao thương với nhiều quốc
gia ở những nền văn hoá khác nhau dẫn đến sự giao thoa về văn hoá mà môi
trường ven biển có vị trí quan trọng đặc biệt. Vị trí địa lý Việt Nam được coi
là ngã tư đường của các cư dân và các nền văn hóa văn minh1, là cầu nối các
nền văn hoá trong khu vực.
Tác giả Cao Xuân Phổ trong Văn hoá biển Đông Nam Á (tạp chí Đông
Nam Á, số 4, 1994) cũng đề cập đến điều này. Theo tác giả, giao thương đã
gắn với truyền đạo một cách hữu thức hoặc vô thức. Từ sự giao thương qua
đường biển, văn hoá, đặc biệt là tôn giáo của Ấn Độ đã ảnh hưởng lớn đến xã

hội Việt Nam. Người Việt đã tiếp nhận và phát triển Phật giáo; người Chăm
1

Olov Janse Viet Nam, Carefour des peoples des cilivisations, Fano - 65, Tokyo, 1961

12


đã đi theo đạo Bà La Môn của Ấn Độ. Bên cạnh đó, qua đường biển, Việt
Nam còn tiếp nhận nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, ca múa nhạc trong văn
hóa của Trung Hoa, Ba Tư, La Mã; tiếp nhận Kito giáo của người phương
Tây.
Sự thâm nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam theo đường biển được
tác giả Lê Nguyễn phân tích sâu hơn trong cuốn Xã hội Việt Nam qua bút ký
của người nước ngoài (Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2004). Theo tác giả,
các thương cảng phát triển trong thế kỷ XVI – XVII đưa các nhà buôn từ
châu Âu vào Việt Nam. Cùng với họ là các giáo sĩ thiên chúa giáo. Ngày 18
tháng 1 năm 1615, giáo sĩ người Ý Francesco Busomi và giáo sĩ người Bồ
Đào Nha Diego Carvalho đã đến Hội An, lập cơ sở truyền giáo ở Đàng
Trong, mở đường cho sự truyền giáo vào xã hội Việt Nam.
Như vậy, theo tác giả Lê Nguyễn, tôn giáo và nền văn hoá của nhiều
nước khác nhau đã qua đường biển mà thâm nhập vào Việt Nam. Bên cạnh
những đặc điểm văn hoá nội sinh của cư dân ven biển có được trong quá trình
phát triển của mình, sự thâm nhập của văn hoá các nước trên thế giới góp
phần quan trọng, làm phong phú đời sống văn hoá của cư dân vùng biển, hình
thành nên những đặc trưng văn hoá riêng có ở nơi đây.
Nhấn mạnh tới khía cạnh người Việt không chỉ tận dụng vị trí ven biển
để giao thương, tiếp nhận và phát triển văn hóa mà còn mở rộng bờ cõi đất
nước, khai hoang lấn biển, biến vùng ven biển trở thành vùng trồng lúa, Giáo
sư Trần Quốc Vượng trong bài viết “Việt Nam và biển Đông” (Tạp chí Văn

hoá dân gian, số 3, 2000), đã cho rằng dưới các triều đại Lý, Trần, Lê việc mở
rộng đất đai ra vùng biển Đông (“Đông tiến”) rất được chú trọng. Theo ông,
“Thời nhà Trần năm 1226 đã cho phép các công hầu tập hợp dân nghèo
không có tài sản khẩn hoang đất biển. Thời Lê Hồng Đức, dân nghèo đã đắp
đê biển Sơn Nam (Nam Định – Ninh Bình) để ngăn mặn, khẩn hoang. Sau
này, khi lên thay nhà Lê, nhà Mạc đã cho xây dựng thêm kinh đô Dương Kinh
(ở Kiến An, Hải Phòng ngày nay) nằm sát bên bờ biển. Sang thời nhà
13


Nguyễn, vào thế kỷ XIX, hoạt động khẩn hoang đáng chú ý nhất là của
Nguyễn Công Trứ. Ông đã cho xây đê ngăn nước mặn để trồng lúa, lập lên
hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình)”.1
Các nghiên cứu về biển và văn hoá của cư dân ven biển từ trong lịch sử
đã khẳng định được rằng chính vị trí ven biển đã không chỉ đem lại những lợi
ích to lớn cho Việt Nam trong giao thương, giao lưu văn hóa, lấn biển mở
rộng đất đai mà còn “có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế xã hội cũng như an ninh quốc phòng của đất nước”. Phần lớn những
nghiên cứu về mặt an ninh quốc phòng vùng biển đều cho rằng quân xâm
lược từ các triều đại phong kiến đến quân thực dân, đế quốc thời hiện đại
thường tìm con đường xâm lược Việt Nam từ biển vào.
Bởi vậy, biển cũng chính là nơi có những dấu ấn văn hoá liên quan đến
các chiến tích lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam. Những chiến tích trên
sông Bạch Đằng về sau được Trương Hán Siêu khắc hoạ bằng những áng văn
hùng tráng trong bài phú về sông Bạch Đằng “Bạch Đằng giang phú”. Nhớ
lại những dấu ấn văn hoá - lịch sử đó, vào năm 1961, chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đến thăm hang Đầu Gỗ – nơi Trần Hưng Đạo dựng công trường để cắm
cọc trên sông Bạch Đằng. Tại nơi đây Người đã nói: “Ngày trước ta chỉ có
đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp,
ta phải biết giữ gìn lấy nó”2.

Tiếp nối truyền thống đánh giặc trên biển của cha ông và lời dặn dò của
Hồ Chủ Tịch, quân và dân Việt Nam đã chiến đấu và giành nhiều thắng lợi vẻ
vang trên biển. Năm 1964, khi Hải quân Việt Nam mới thành lập chưa đầy 10
năm đã đánh tan trục hạm Maddock thuộc hạm đội 7 của đế quốc Mỹ ra khỏi
lãnh hải Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ. Nhưng để lại dấu ấn sâu sắc nhất có lẽ phải
kể đến “đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”. Với sự anh dũng, am tường
sông nước, biết tận dụng sức mạnh của biển cả, đoàn tiếp viện của quân và

1
2

Trần Quốc Vượng, bài viết “Việt Nam và biển Đông”, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3, 2000
Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, tr.2

14


dân Việt Nam đã đưa hàng ngàn tấn vũ khí, lương thực cho chiến trường
miền Nam, góp phần quan trọng vào sự thống nhất đất nước hôm nay.
Những nghiên cứu về văn hoá, lịch sử trên đều khẳng định sự phát triển
văn hoá, kinh tế và bảo vệ đất nước trong lịch sử Việt Nam luôn gắn liền với
biển. Quá trình đó hình thành nên những nét đặc trưng riêng có về đời sống
văn hoá, dân cư của những người dân vùng biển. Việc hiểu và phát huy sức
mạnh của những nét đặc trưng đó có ý nghĩa rất lớn vào việc ổn định, phát
triển đời sống kinh tế – văn hoá - xã hội của các địa phương vùng biển.
Bên cạnh những nghiên cứu liên quan tới yếu tố biển trong xã hội truyền
thống, nhiều công trình nghiên cứu cũng đã cố gắng làm rõ hơn những nét
đặc trưng của văn hoá biển trong cuộc sống đương đại. Công trình nghiên cứu
Văn hoá dân gian làng ven biển (Ngô Đức Thịnh chủ biên, Nxb Văn hoá dân
tộc, Hà Nội, 2000) là một trong những công trình rất đáng chú ý về mảng chủ

đề văn hoá biển.
Vốn là một công trình nghiên cứu thuộc dự án Điều tra cơ bản sưu tầm
di sản văn hoá dân gian các dân tộc của Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian,
nghiên cứu của nhóm tác giả do giáo sư Ngô Đức Thịnh chỉ đạo đã được tiến
hành tại 9 làng ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế bao gồm làng
biển Trà Cổ, Quan Lạn, Đồ Sơn, Kẻ Mom, Phương Cần, Cửa Sót, Nhượng
Bạn, Cảnh Dương, Thuận An. Nghiên cứu đã đi vào các nét văn hoá dân gian
của các làng ven biển như phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, di tích lịch
sử. Những đặc trưng trong văn hoá dân gian được nêu trong công trình đã là
những gợi ý rất tốt, là cơ sở khoa học quan trọng đối với những ai muốn tìm
hiểu sâu về đặc điểm văn hoá vùng ven biển trong quá trình phát triển đất
nước hiện nay.
Tác giả Lê Hồng Lý trong bài viết về Đôi nét văn hoá dân gian ven biển
trong nền kinh tế thị trường (Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3, 2002) cũng đã
khắc hoạ một số đặc điểm về đời sống văn hoá tinh thần của cư dân ven biển.
Theo tác giả, nhờ có sự phát triển nền kinh tế thị trường nói chung, sự phát
15


triển của kinh tế biển nói riêng, mà ngày nay đời sống văn hoá của người dân
ven biển đã trở nên phong phú, đa dạng. Một nét đặc trưng trong sinh hoạt
văn hoá của cộng đồng dân cư ven biển được tác giả miêu tả là hội làng ven
biển.
Theo tác giả, các hoạt động văn hoá này đã được khôi phục và mở rộng
trong những năm gần đây như: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn, hội làng ven biển Trà
Cổ, Quan Lạn, Cửa Ông... Ở vùng ven biển, do thiên nhiên khắc nghiệt, nghề
biển nguy hiểm nên người dân rất coi trọng việc cầu khẩn, tế lễ. Nhiều làng
biển vốn là những vùng đất được hình thành do quá trình khai phá và lấn
biển. Bởi vậy, các làng ven biển thường thờ các vị thần là những người có
công khai phá, xây dựng làng. Đó là một trong những nét đặc trưng của văn

hoá cư dân ven biển. Các hoạt động tế lễ, thờ cúng các vị thần làng biển ở các
lễ hội những năm gần đây được khôi phục, tổ chức trang trọng. Chính sự
phục hồi một số loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống như lễ hội, sự khôi
phục những di tích văn hoá ở các làng ven biển biến những nơi đó trở thành
điểm du lịch thu hút khách tham quan, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
và đời sống cho các cư dân vùng biển.
Bên cạnh những nghiên cứu về văn hoá của cư dân ven biển còn có khá
nhiều nghiên cứu được triển khai tìm hiểu đời sống kinh tế xã hội ở vùng này
bởi nó có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước hiện nay.
Trong những năm gần đây, mảng nghiên cứu liên quan đến đời sống
kinh tế văn hoá xã hội ở vùng biển thu hút được khá nhiều sự quan tâm. Đáng
chú ý là nghiên cứu “Phát triển kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh ven
biển Việt Nam” thuộc dự án Điều tra kinh tế xã hội vùng ven biển, xây dựng
luận cứ khoa học cho định hướng chiến lược phát triển tổng thể kinh tế xã hội
và môi trường vùng ven biển Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 của tác giả Đỗ
Hoài Nam (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003).
Đây là nghiên cứu được triển khai nhằm phân tích động thái các các yếu
tố tác động đến tiến trình phát triển tổng thể kinh tế xã hội và môi trường ở
16


các tỉnh ven biển nước ta trong 15 năm đổi mới theo quan điểm phát triển
bền vững nhằm khẳng định những thành tựu to lớn, những vấn đề và mâu
thuẫn nảy sinh cần tiếp tục giải quyết1. Nghiên cứu này được tiến hành theo
các tiếp cận của nghiên cứu ven biển Việt Nam bao gồm: Tiếp cận địa lý
hành chính; tiếp cận sinh thái và môi trường; tiếp cận địa kinh tế; tiếp cận văn
hoá xã hội và nhân văn.
Khi phân tích các nguồn lực của vùng ven biển (bao gồm tài nguyên
thiên nhiên, nhân lực và nguồn lực tài chính), nghiên cứu đã giúp chúng ta
nhận diện một số đặc điểm dân cư vùng ven biển. Chẳng hạn như nguồn lao

động của 28 tỉnh ven biển Việt Nam rất dồi dào, chiếm 51% dân số cả nước
(theo kết quả điều tra dân số 1999); tháp dân số ở các tỉnh ven biển khá trẻ,
trong đó trẻ em dưới độ tuổi lao động chiếm 40% dân số; nhóm lao động ở độ
tuổi 16-35 chiếm 65.2% lực lượng lao động. Tốc độ gia tăng nguồn lao động
ở các tỉnh ven biển tương đối cao.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra những vấn đề cần quan tâm khi đề
cập tới đặc điểm của nguồn nhân lực nói riêng, của dân cư nói chung ở các
tỉnh ven biển, đó là: thiếu lực lượng lao động lành nghề, có kỹ năng; đối
tượng nữ giới ở các làng chài thường xuyên ở trong tình trạng thiếu việc làm;
điều kiện sống của dân cư vùng ven biển chưa được đảm bảo tốt. Họ phải đối
mặt với tình trạng nghèo đói, thiếu nước sạch, nhà ở thấp kém, số lượng và
chất lượng các dịch vụ chăm sóc y tế chưa cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
phác hoạ đôi nét về văn hoá của các tỉnh ven biển ở trình độ học vấn.
Để thúc đẩy đời sống cư dân các tỉnh ven biển, nghiên cứu cũng đưa ra
các giải pháp tập trung nhiều vào việc đẩy kinh tế như phát triển nguồn nhân
lực, ngành du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nghiên cứu cũng đưa ra giải pháp về văn hoá nhưng chỉ dừng ở việc xắp xếp,
tổ chức các xã ven biển mà chưa chú trọng tới phát huy những nét đặc trưng

1

Phát triển kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam, Đỗ Hoài Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2003, tr.9

17


văn hoá của cư dân ven biển để góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã
hội. Đó sẽ là vấn đề cần chúng ta được tiếp tục nghiên cứu.
Những nghiên cứu khác liên quan tới kinh tế của cư dân vùng biển có

thể được kể đến là cuốn Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển của tác
giả Lê Cao Đoàn (Nxb Chính trị Quốc gia, 1999). Nghiên cứu này đi sâu
phân tích vấn đề đổi mới kinh tế ven biển nước lợ ở địa bàn tỉnh Thái Bình.
Bên cạnh đó, dựa trên sự phân tích môi trường, địa lý, tự nhiên, tác giả cũng
đề cập tới quá trình khai hoang lấn biển của người Việt Nam. Tác giả đặc biệt
phân tích sâu hai cuộc khai hoang lấn biển của Nguyễn Công Trứ lập lên
huyện Tiền Hải (1828) và huyện Kim Sơn (1829). Tác giả cũng chỉ ra những
bài học lịch sử (thành công, hạn chế) của hai cuộc khẩn hoang này.
Nếu nghiên cứu của tác giả Lê Cao Đoàn trên đây được tiến hành đối
với một địa phương ven biển ở Bắc bộ thì tác giả Trần Hồng Liên và cộng sự
lại dành sự quan tâm tới cư dân vùng biển Nam bộ trong cuốn Cộng đồng ngư
dân Việt Nam ở Nam bộ (Trần Hồng Liên chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội,
2004). Cuốn sách đã giúp chúng ta có thể đối chiếu, so sánh những nét khác
biệt về cư dân ven biển ở hai vùng văn hoá khác nhau. Nghiên cứu này được
tiến hành ở hai xã Phước Tỉnh (huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và
xã Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
Ngoài việc khắc hoạ đặc điểm thiên nhiên, đời sống của người dân hai
xã, các tác giả đã phân tích một số đặc điểm dân cư tập trung ở khía cạnh cơ
cấu lao động, cơ cấu nghề nghiệp. Khía cạnh văn hoá vật chất và tinh thần
cũng được đề cập dưới góc độ mô tả đời sống tín ngưỡng tôn giáo, các sinh
hoạt văn hoá tinh thần và phong tục tập quán ở hai xã. Nghiên cứu này giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về đời sống kinh tế và văn hoá tinh thần của một bộ
phận dân cư vùng biển Nam bộ.
Những đặc điểm về đời sống, cư dân của người dân ven biển được đề
cập trong một số công trình nghiên cứu khác như: Dân số và việc làm đối với
lao động nữ vùng ven biển (Phan Thanh, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 2,
18


1994); “Việc làm đối với nữ lao động vùng biển” của tác giả Phan Nguyên

(tại Hội thảo khoa học về việc làm do Viện Nghiên cứu Thanh niên phối hợp
với Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ thực hiện tháng 2/1988); “Vai trò của nam
chủ hộ ngư dân ven biển trong bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Đình Tấn và Lê Tiêu La chủ biên, NXb Chính
trị quốc gia, 1999). Tuy những nghiên cứu này chỉ bàn đến một/một vài khía
cạnh cụ thể về đời sống cư dân ven biển nhưng nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về một số đặc điểm của dân cư nơi đây (đặc điểm dân số, cơ cấu lao động,
việc làm…). Đó là những tài liệu hữu ích cho chúng ta trong việc tìm hiểu
đặc điểm cư dân vùng ven biển trong quá trình phát triển đất nước.
Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu Giới, gia đình và môi trường trong
phát triển đã tiến hành một nghiên cứu đặc biệt về đời sống văn hoá, giáo dục
của các cư dân vạn đò tại một số vùng biển như Quảng Ninh, Thừa Thiên
Huế. Dự án nghiên cứu có tên gọi là “ Dự án nâng cao nhận thức về cư dân
vạn đò và những dịch vụ cơ bản cho cư dân vạn đò”.
Các tác giả của dự án đã nghiên cứu và phân tích cuộc sống lênh đênh
trên các luồng nước ven biển của các cư dân vạn đò như Phá Tam Giang và
sông Hương ( Thừa Thiên Huế), kiếm sống và cư trú lang bạt tại ngoài khơi
và các đảo nhỏ như ở ven vịnh Hạ Long. Trong khi nêu bật những đặc trưng
về cuộc sống trôi nổi lao động kiếm sống vất vả của các cư dân vạn đò, các
tác giả nghiên cứu cũng phác hoạ được khá đậm nét những đặc trưng về văn
hoá, giáo dục, y tế xã hội của nhóm cư dân ven biển khá đặc biệt này. Tổng
kết, dự án, tác giả Hoàng Bá Thịnh đã biên soạn cuốn sách “ Cư dân vạn đòtiềm năng và thách thức” ( nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội-2006).
Đây là một công trình nghiên cứu được đánh giá tốt, được giải thưởng về
sáng tạo của Ngân hàng Thế giới năm 2004.
Trong số những tác giả ngoại quốc viết về Việt Nam và văn hoá cư dân
vùng biển Việt Nam phải kể đến các công trình của những nhà nghiên cứu
những giáo sĩ như Cristoforo Borri người Ý , sinh năm 1583 đặt chân đến Đại
19



Việt năm 1618 và Diego Carvalho, người Bồ Đào Nha. Trong tác phẩm của
mình bằng tiếng Pháp nhan đề “Relation de la novella mission dé Peres de la
compagnie de Jesus- au Royaume de Cochinchine”, tạm dịch là “Bút ký về
hội truyền giáo tân lập của các cha thuộc giáo đoàn Jesus tại vương quốc xứ
Đằng Trong” Cristoforo Borri đã dành rất nhiều thiện cảm cho các cư dân
ven biển và văn hoá của họ trong việc tiếp cận với người phương Tây. Ông
cho rằng mặc dù nhìn diện mạo bên ngoài, người Việt ở thế kỷ 17 có nét
giống người Tầu như da vàng, mũi tẹt, mắt nhỏ và không lùn như người Nhật
nhưng họ cởi mở và rất thân thiện. Ông viết “ Trong lúc các quốc gia phương
Đông khác nhìn người Châu Âu như kẻ ngoại đạo và ghét cay ghét đắng
họ…thì ở Đằng Trong, tất cả đều ngược lại, họ lũ lượt kéo đến tiếp chuyện
chúng tôi, đặt ra cho chúng tôi hàng ngàn câu hỏi, mời chúng tôi ăn cơm với
họ, tóm lại họ đối xử với tất cả sự nhã nhặn và lịch sự” (C. Borri- trích trong
Tập san đo thành hiếu cổ- BAVH tập 3-4 năm 1931- trang 308). Borri cũng
miêu tả rất kỹ lưỡng những sinh hoạt văn hoá của cư dân ven biển miền Nam,
từ nhà ở đến hội hè, cách sinh hoạt, ăn mặc, cách để tóc…Công trình của C.
Borri là rất đáng được quan tâm.
Nói đến các công trình của các giáo sĩ viết về cư dân ven biển Việt Nam,
chúng ta không thể không kể đến Alexandre de Rhodes. Đầu năm 1627 ông
đến xứ Đằng Ngoài và được tiếp kiến với Chúa Trịnh Tráng. Alexandre de
Rhodes viết nhiều tác phẩm về Việt Nam và văn hoá biển Việt Nam trong đó
Histoire du Royaume du Tunquin tạm dịch là Lịch sử vương quốc Đằng
Ngoài. Alexandre de Rhodes cho rằng mặc dù nhìn chung đời sống kinh tế ở
Đàng Ngoài là khá phát triển nhưng Người Việt ít đi buôn bán vùng ngoài.
Theo Ông, người Việt còn ít quen với nghề hàng hải, không biết sử dụng la
bàn, không giám đi khơi xa. Triều đình còn nhiều cứng nhắc, không cho phép
cư dân ven biển đi xa, sang những nước khác vì e sợ họ sẽ định cư lâu dài ở
đó, gây thất thu cho công quỹ.

20



Trong những công trình nghiên cứu về biển và cư dân vùng biển ở Việt
Nam còn phải kể đến các công trình của người Trung Hoa như Chu Thuấn
Thuỷ đến Việt Nam năm 1646 và nhà sư Thích Đại Sán đến Việt Nam bằng
thuyền vào năm 1695. Trong các công trình biên soạn của mình mà nổi tiếng
nhất là Hải ngoại ký sự Thích Đại Sán đã miêu tả khá rõ ràng những nét đặc
trưng của văn hoá, lối sống của người Việt, những phong tục tập quán khi đi
du ngoạn các vùng miền ven biển như Hội An, giao lưu và ngâm vịnh thơ
phú, đàm đạo về thời cuộc với các danh sĩ đất Việt.
Trong số tác giả ngoại quốc viết nhiều về Việt Nam phải kể đến học giả
L.Cadiere, chủ bút của tạp chí “Bulentin des amis du vieux Hue ĐÔ THÀNH
HIẾU CỔ”(1914-1944). Với trên dưới 250 thiên khảo cứu hoặc tham luận
khoa học về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán của Người Việt, L. Cadiere
đã phác hoạ được một bức tranh khá chi tiết về cuộc sống của người nông dân
Việt Nam trong đó có những người, vùng biển, đặc biệt là ở vùng Thừa Thiên
– Huế. Những công trình của ông là hết sức có giá trị trong việc nghiên cứu
văn hoá và cư dân ven biển .
Tìm hiểu các nghiên cứu liên quan tới người dân vùng ven biển trên đây
chúng ta có thể thấy vấn đề về lịch sử, văn hoá xã hội và kinh tế đã được đề
cập tương đối nhiều trong các công trình nghiên cứu. Những khía cạnh liên
quan tới đặc điểm văn hoá và cư dân vùng ven biển cũng ít nhiều được quan
tâm. Tuy nhiên, những nghiên cứu liên quan đến văn hoá ven biển thường
dừng lại ở mức độ mô tả quá trình hình thành và phát triển của các đặc điểm
cư dân và văn hoá biển.
Những nghiên cứu, làm rõ đặc trưng của cư dân và văn hoá vùng ven
biển ở mức độ khái quát và tầm nghiên cứu lý luận còn chưa thực sự sâu sắc.
Việc nghiên cứu những biến đổi trong đặc điểm cư dân và văn hoá ven biển
trong đời sống đương đại cũng chưa nhận được sự quan tâm đáng kể. Bên
cạnh đó, những nghiên cứu liên quan đến dân cư lại chỉ tập trung vào những

đặc điểm liên quan tới kinh tế (dân số, lao động, việc làm) mà chưa xem xét
21


nó một cách toàn diện. Đặc biệt, sự ảnh hưởng của yếu tố văn hoá tới đặc
điểm dân cư vẫn còn là mảng nghiên cứu bỏ trống. Bởi vậy, việc triển khai
nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm cư dân và văn hoá vùng ven biển hiện nay có ý
nghĩa sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần phát huy vai trò của các
cộng đồng dân cư ven biển vào công cuộc phát triển đất nước hôm nay.
Như vậy, mặc dù những nghiên cứu về cư dân và văn hoá vùng ven biển
đã xuất hiện khá nhiều trong những năm gần đây nhưng nhìn chung đó mới
chỉ là những nghiên cứu còn tản mạn, bước đầu mang tính định hướng hoặc
thăm dò, phục vụ cho những mục tiêu cụ thể mang tính thực tiễn, trước mắt.
Do nhiều cách tiếp cận khác nhau vì thế mà kết quả thu được từ những
công trình nghiên cứu này cũng còn có những mặt hạn chế. Cho đến nay,
chúng ta vẫn chưa có được một công trình quy mô, mang tính hệ thống, liên
ngành đi sâu vào lĩnh vực con người và văn hoá cư dân ven biển, nhất là tổng
kết một cách hệ thống những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước
về miền đất, con người và văn hoá của khu vực đặc biệt này của Tổ quốc.
Chúng ta cũng chưa có điều kiện đi sâu phân tích để hình dung và đưa ra
được một chiến lược chung nhằm phát triển vùng ven biển gắn liền với chiến
lược phát triển văn hoá và con người vùng này.
* Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu
Để đáp ứng được những đòi hỏi thực tiễn và khoa học trên, các nghiên
cứu của chúng ta về cư dân và văn hoá vùng ven biển cần tập trung bổ sung
thêm vào các hướng nghiên cứu chủ yếu như:
- Phân tích về lịch sử hình thành và phát triển của những đặc điểm cư
dân và văn hóa vùng ven biển trong các mối quan hệ, tác động qua lại với các
vùng đồng bằng, miền núi, quá trình dịch chuyển và tiếp biến văn hóa từ biển
lên và ngược lại từ các vùng miền khác tới vùng biển.

- Phân tích và lý giải về vị trí, vai trò của vùng ven biển, những đặc điểm
cư dân và văn hoá, đặc biệt là tại những địa phương đang có những thay đổi
mạnh mẽ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu
22


hóa, từ đó nghiên cứu phương thức tốt nhất để phát huy được sức mạnh của
vùng địa lý nhân văn đặc biệt này đối với những yêu cầu của sự phát triển của
đất nước.
- Nghiên cứu hướng tới mục tiêu, giải pháp xây dựng những kiểu mẫu,
mô hình về con người và văn hoá vùng biển, phù hợp với những đòi hỏi
trong truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội bền vững tại các vùng miền nói riêng và cả nước nói
chung trong điều kiện hiện nay.
Gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Chiến lược phát triển kinh tế
-xã hội vùng ven biển cùng nhiều văn bản chính sách quan trọng khác. Để
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển đi vào thực tiễn, với
những hoạt động và giải pháp được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, sự phối hợp
từ các cấp chính quyền, đoàn thể, cho tới nhân dân các vùng ven biển nói
riêng và cả nước nói chung, đáp ứng yêu cầu phát triển khu vực kinh tế và
văn hóa trọng điểm, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu
hội nhập quốc tế, cần có những nghiên cứu khoa học, toàn diện và sâu sắc,
cung cấp đầy đủ tư duy lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành, biến đổi
và phát triển của con người và văn hóa vùng ven biển từ truyền thống đến
hiện đại.
3. Mục tiêu của đề tài:

 Mục tiêu chung :
Nghiên cứu, phân tích, làm rõ được những đặc điểm, vai trò của cư dân
và văn hoá vùng ven biển trong sự phát triển đất nước. Đề xuất được các giải

pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của cư dân và văn hoá vùng ven biển.

 Mục tiêu cụ thể :
1. Nghiên cứu, phân tích, làm rõ được những đặc điểm cơ bản của cư
dân và văn hóa vùng ven biển Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước.
2. Làm rõ được vai trò của cư dân và văn hóa vùng ven biểnViệt Nam
trong quá trình phát triển đất nước.
23


3. Phân tích rõ những nhân tố cơ bản tác động tới cư dân và văn hoá
vùng ven biển Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước.
4. Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp phát huy vai trò cư
dân và văn hóa vùng ven biển phù hợp với quá trình đổi mới và hội nhập
quốc tế.
4. Nội dung nghiên cứu
 Nội dung 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu
cư dân và văn hóa vùng ven biển.
Phân tích, làm rõ các khái niệm cơ bản và khái niệm công cụ trong đề
tài, xây dựng hệ tiêu chí xác định và đánh giá những đặc điểm cư dân và văn
hóa vùng ven biển. Nghiên cứu, phân tích các lý thuyết, cách tiếp cận trong
lĩnh vực nghiên cứu con người và văn hóa, công tác quản lý, giữ gìn và phát
huy giá trị con người và văn hóa, trong đó lưu ý tới các lí thuyết về đối thoại
văn hóa, tiếp biến văn hóa, các lý thuyết liên quan đến công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và toàn cầu hóa, phân tích tới tính dân tộc và tính thời đại của con
người và văn hóa vùng ven biển trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu tiền đề
khoa học cho việc đề xuất kiện toàn hệ thống văn bản pháp quy Việt Nam về
phát triển con người và văn hóa vùng ven biển. Nghiên cứu kinh nghiệm, bài
học của các nước trong khu vực và trên thế giới về phát triển con người và
văn hóa vùng ven biển.

 Nội dung 2: Những đặc trưng cơ bản của cư dân và văn hóa vùng
ven biển trong lịch sử Việt Nam
Xem xét lịch sử hình thành và phát triển của các cộng đồng cư dân và
các đặc điểm văn hóa vùng ven biển Việt Nam trong tương quan so sánh với
các vùng miền khác, so sánh giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Từ nền tảng lí luận của nghiên cứu con người và văn hoá, tập
trung phân tích những đặc thù của con người và văn hóa vùng ven biển trong
lịch sử thông qua: quá trình lao động sản xuất, nếp sống, sinh hoạt, phong tục
24


tập quán của các cộng đồng dân cư, kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa truyền
thống biểu hiện cụ thể từng vùng miền ven biển.
 Nội dung 3: Điều kiện tự nhiên, những đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và tác động của chúng đến cộng đồng dân cư và văn hóa các vùng ven
biển hiện nay
Nghiên cứu, phân tích những đặc điểm về tự nhiên, xã hội, những yếu
tố truyền thống và hiện đại, đã và đang tác động đến cuộc sống lao động, sinh
hoạt của các cộng đồng cư dân và văn hóa vùng ven biển, từ đó làm rõ những
thuận lợi, khó khăn và thách thức trong vấn đề phát triển con người và văn
hóa khu vực này trong bối cảnh công nghiệp hóa và toàn cầu hóa hiện nay.
 Nội dung 4: Thực trạng và xu hướng biến đổi của đặc điểm cư dân và
văn hóa vùng ven biển trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn
cầu hóa.
Khảo sát một cách toàn diện thực trạng cuộc sống của cư dân và văn hóa
vùng ven biển. Tập trung phân tích, nhận diện những thay đổi cơ bản trong
đặc điểm cư dân và văn hoá vùng ven biển từ sau thời kì đổi mới đến nay
thông qua quá trình lao động sản xuất, nếp sống sinh hoạt, văn hóa cộng đồng
của các nhóm cư dân sinh sống ở khu vực này. Phân tích tính đặc thù, sự giao
thoa và biến đổi của văn hóa vùng ven biển qua các hệ chỉ báo như văn hóa
lao động, văn hóa kinh doanh, văn hóa du lịch, văn hóa dân chủ, văn hóa giữa

các vùng miền, văn hóa giữa các nhóm và tầng lớp xã hội...
 Nội dung 5 : Hiện trạng công tác quản lý, phát triển nguồn lực con
người và văn hóa vùng ven biển.
Nghiên cứu, phân tích hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt
động quản lý, thực thi những chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc
phát triển con người và văn hóa vùng ven biển biểu hiện cụ thể qua các chính
sách phát triển kinh tế- xã hội, chính sách y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội...
Phân tích vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội và cộng đồng trong các hoạt

25


×