Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

NHỮNG NGUYÊN lý cơ bản về điều TRỊ HOÁ CHẤT TRONG UNG THƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.11 KB, 9 trang )

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU
TRỊ HOÁ CHẤT TRONG UNG THƯ

Bài Giảng Học Viện Quân Y – TS Nghiêm Thị Minh Châu

1.1-

Vai trò của điều trị hoá chất trong ung thư

Điều trị hoá chất (ĐTHC- Chemotherapy) bắt đầu có từ những năm 1860 khi
asenic được sử dụng điều trị bệnh bạch cầu. Những năm 1940 cùng sự ra đời của
actinomycin, nitrogen mustard, corticoid… ĐTHC đã trở thành một bộ phận quan


trọng trong điều trị bệnh ung thư. Từ những năm 1960, ĐTHC các ngày càng có
nhiều tiến bộ, nhiều thuốc mới, phác đồ mới ra đời và tỏ ra có hiệu quả. Thuốc hoá
chất có tác dụng chống hầu hết các loại ung thư, tuy nhiên mỗi loại ung thư có sự
nhạy cảm với từng hoá chất riêng biệt. Nhìn một cách tổng quát, hiệu quả của các
hoá chất chống ung thư như sau:
– Những bệnh có khả năng điều trị khỏi bằng hoá chất:
* Bệnh bạch cầu lympho cấp ở trẻ em
* U lympho Burkitt
* Ung thư nhau thai
* Bệnh Hodgkin và một số u lympho ác tính không Hodgkin
* U Wilms
* Ung thư cơ vân ở trẻ em
* Ung thư tinh hoàn
– Các bệnh có thể kéo dài thời gian sống nhờ hoá chất
* Ung thư biểu mô tuyến vú
* Bệnh bạch cầu lympho mạn
* U lympho ác tính không Hodgkin


* Ung thư biểu mô buồng trứng


* Ung thư phổi tế bào nhỏ
* U quái tinh hoàn
* Ung thư đầu mặt cổ
* Bệnh bạch cầu tuỷ cấp
* Sacom xương
* Đa u tuỷ xương
* Ung thư đại tràng
– Các bệnh ít nhạy cảm với hoá chất
* Ung thư phần mềm
* Ung thư dạ dày
* Ung thư bàng quang, Ung thư tuyến tiền liệt
– Các bệnh rất ít nhạy cảm với hoá chất
* Ung thư tuỵ, Ung thư hắc tố, Ung thư phổi không tế bào nhỏ
1.2 Cơ chế của điều trị hoá chất
Để hiểu rõ cơ chế của điều trị hoá chất trong ung thư, cần nắm được chu kỳ phát
triển của tế bào cũng như tác động của thuốc trên các giai đoạn của chu kỳ phát
triển tế bào.


1.2.1- Chu kỳ tế bào
– Pha S: Giai đoạn tổng hợp axit nucleic
– Pha M: Giai đoạn phân chia tế bào
– Pha G1, G2: Trong tế bào xảy ra các hoạt động về sinh học và hoá học nhưng tế
bào không thay đổi về mặt hình thái học
– Pha Go: Tế bào không tham gia vào quá trình phân chia- Pha nghỉ
* Thuốc tác động lên tế bào cho dù tế bào đang ở giai đoạn nào kể cả giai đoạn Go
được gọi là các thuốc không phụ thuộc chu kỳ tế bào.

* Thuốc tác động lên tế bào trong từng giai đoạn gọi là thuốc đặc hiệu cho từng
giai đoạn.
* Thuốc chỉ tác động trên tế bào trong giai đoạn phân chia gọi là các thuốc đặc
hiệu cho chu kỳ
1.2.2- Thời gian nhân đôi
– Thời gian nhân đôi của một ung thư là thời gian cần cho khối u tăng gấp đôi số
lượng tế bào. Nghiên cứu invitro cho thấy thời gian này khoảng 15- 72 giờ.
– Một khối u lớn sẽ hạn chế hiệu quả của hoá chất vì: một lượng lớn tế bào nằm ở
giai đoạn Go; Hệ mạch nuôi dưỡng không đồng nhất làm giảm việc đưa thuốc đến


các vị trí của khối u, khối u lớn nên phải điều trị nhiêù đợt (nếu dùng một đợt sẽ tới
liều độc), dễ kháng thuốc.
1.2.3- Sự kháng thuốc, nguyên tắc lựa chọn thuốc
– Cơ chế hình thành kháng thuốc: Không đủ liều, giảm hoạt tính từng loại thuốc
và giảm cung cấp các chất chuyển hoá
– Lựa chọn thuốc dựa trên nguyên tắc:
* Chỉ lựa chọn thuốc khi biết thuốc có tác dụng với loại tế bào đó
* Các thuốc trong phác đồ phải tác động lên các giai đoạn khác nhau của chu kỳ
phát triển tế bào
* Các thuốc trong một phác đồ phải có tác động hiệp đồng
– Các thuốc tác động ở pha S:
* Adriamycin
* Asparaginase
* Mitomicin
* Cytosin arabinosid
* Dacarbazin
* Hydroxyurea
* Methotrexat



* Alcaloid…
– Các thuốc tác động lên pha M
* Alcaloid
* Actinomicin
* Bleomycin
* 5- FU
* Alkyl ho¸
* Nit¬ murtard
* Adriamycin…
– Các thuốc tác động lên pha G1, G2, G0
* Alkyl ho¸
* 5- FU
* Mitomycin C
* Dacarbazin
* Cisplatin
* Actinomicin D
* Methotrexat


* Asparaginase …
1-3 Phân nhóm hóa chất điều trị ung thư
1.3.1- Nhóm alkyl hoá
Tác dụng làm thay đổi cấu trúc AND
Mechlorethamin

Busulfan

Chlorambucin


BCNU (carmustin)

Endoxan

CCNU (Lomustin)

Isphosphamid

Dacarbazin

Melphalan

Thiotepa (TEPA)

1.3.2- Nhóm chống chuyển ho¸
Thuốc tác động tranh chấp với các chất chuyển hoá bình thường làm ức chế quá
trình tổng hợp enzym của tế bào và tổng hợp nên những chất không hoạt ®éng
Methotrexat

Cytosin arabinosis

6MP

Gemcitabin

5FU
1.3.3- Nhóm Alcaloid và Taxan
Thuốc gây kết dính các vi quản, ngăn cản sự hình thành thoi nhiễm sắc, làm ngừng
phát triển tế bào ở giai đoạn phân chia
Alcaloid


Taxan

Vincristin

Taxotere

Vinblastin

Docetaxel


Etoposid

Palitaxel

Teniposid
1.3.4- Nhóm kháng sinh chống u (anthracid)
Thuốc tác động vào ARN, AND làm ngừng quá trình tổng hợp acid amin
Adriamycin

Actinomycin D

Daunorubicin

Mitomycin C

Epirubicin

Farmorubicin


1.3.5- Các nhóm thuốc khác
Từ vi khuẩn hoặc bán tổng hợp. Thuốc ức chế quá trình tổng hợp AND, ARNvà
protein (L- asparaginase, Cisplatin, Hydroxyurea…)
1.4- Nguyên tắc điều trị hoá chất
Điều trị bệnh ung thư nhằm mục đích kéo dài thời gian sống và đảm bảo chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân, do vậy cần lưu ý:
* Ngoài tác dụng chính của thuốc cần lưu ý tác dụng không mong muốn
* Bệnh nhân cần được điều trị toàn diện
Nguyên tắc:
* Lựa chọn thuốc thích hợp
* Lựa chọn liều và liệu trình điều trị phù hợp
* Lựa chọn phác đồ phối hợp thuốc thích hợp


1.5- Điều trị hoá chất liều cao
Điều trị hoá chất liều cao dựa trên nguyên lý: Khi tăng độ mạnh của hoá chất bằng
cách dùng liều cao hơn trong cùng một đơn vị thời gian hoặc cùng liều nhưng tích
luỹ trong thời gian ngắn sẽ tăng khả năng diệt tế bào ung thư, do đó tăng tỷ lệ đáp
ứng, tăng tỷ lệ và thời gian sống của người bệnh. Tuy nhiên khi áp dụng liệu pháp
này cần sự hỗ trợ của các kỹ thuật hiện đại và đồng bộ (Kháng sinh, chống nôn,
ghép tế bào gốc, các cytokin)
Nguồn: baigiangykhoa.edu.vn



×