Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

DINH HUONG DAY DIA PHUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.61 KB, 29 trang )

Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS
UBND HUYỆN ANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT ANH SƠN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA
PHƯƠNG NGHỆ AN
1. Quan điểm và nhận thức về tài liệu địa phương môn Ngữ văn.
- Bám sát chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An.
- Coi trọng ứng dụng thực hành.
- Trình bày theo hướng tích hợp, gắn với thực tiến.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng sống cho học sinh.
2. Mục tiêu.
- Làm sáng rõ những kiến thức cơ bản các phân môn thông qua ứng dụng thực
hành. Ngoài ra phải làm rõ chất Nghệ An trong các bài dạy – học, tạo dấu ấn sâu
sắc, riêng có của vùng quê “Địa linh nhân kiệt”.
- Phương pháp và cách dạy chương trình địa phương: Đối thoại, hợp tác, thân thiện,
nhẹ nhàng, vui tươi.
3. Phân phối chương trình.
Lớp
6

7

8

9


Tuần
19
19
24
34
34
19

Tiết
70
71
87
139
140
71

20

74

36
37
37
8
13
25

133, 134
137
138

31
52
92

33

121

37

138

9
13
22

42
63
101

Bài dạy
Sự tích thần đền Bạch Mã
Sự tích thần đền Bạch Mã
Một vài đặc điểm tiếng địa phương xứ Nghệ
Cây thiên hương
Luyện tập phát âm, viết chính tả, dùng từ địa phương.
Luyện tập tiếng Việt địa phương tại lớp.
Những câu hát nói về cuộc sống trong xã hội nông
nghiệp
Văn biểu cảm chương trình địa phương.

Sưu tầm, tìm hiểu về ca dao, tục ngữ huyện.
Trình bày những hiểu biết về văn hoá làng xã.
Thành ngữ xứ Nghệ
Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ.
Hướng dẫn tự học bài Đề Hà Nội tỉnh thi
Thuyết minh về di tích, danh lam thắng cảnh của
huyện
Tìm hiểu một số bài thơ của tác giả Lê Văn Nhân
trong tuyển tập “ Miền nhớ” và một số bài thơ của các
tác giả khác như Nguyễn Đình Phu…
Thăm lúa.
Nghệ An trong lòng Tổ quốc Việt Nam.
Luyện tập : Nghị luận một vấn đề xã hội của địa

1


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

29
31

133
143

phương.
Hướng dẫn tự học bài Chị dâu, Cỏ dại, Đại ngàn
Ôn tập phần Ngữ văn địa phương.

4. Tài liệu giảng dạy.

Trên cơ sở chỉ đạo của Sở Giáo dục và Tài liệu Ngữ văn địa phương Nghệ An. Bộ
phận chuyên môn Ngữ văn THCS – Phòng GD&ĐT Anh Sơn đã nghiên cứu và
triển khai Tài liệu hướng dẫn giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương. Mục
đích của tài liệu này là nhằm giúp các thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn định
hướng tốt hơn cho tiết dạy về chương trình địa phương của mình.
Đây là tài liệu có tính chất hướng dẫn, định hướng chung cho nội dung và phương
pháp. Dù đã có rất nhiều cố gắng song có thể còn có những hạn chế nhất định, rất
mong được sự góp ý bổ sung của đông đảo đồng nghiệp để tài liệu được hoàn thiện
hơn.

2


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN 6
Tiết 70,71. Văn bản
SỰ TÍCH THẦN ĐỀN BẠCH MÃ
(Truyện truyền thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Giúp học sinh hiểu được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn
bản “Sự tích thần đền Bạch Mã”.
2. Giáo dục học sinh về: Tình yêu quê hương đất nước và nhân nghĩa, phát huy
những truyền thống cao đẹp của quê hương.
3. Rèn kỹ năng đọc, phân tích truyện dân gian xứ Nghệ.
B. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
- Giáo viên cần tìm hiểu về di tích đền Bạch Mã.
- Giới thiệu bài học, địa danh có đền Bạch Mã: Xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương.
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, đọc mẫu.
- Thể loại: Truyền thuyết.
Hoạt động 3. Tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Về nội dung.
- Nhân vật và sự việc chính trong văn bản: Nhân vật chính là Phan Đà và sự việc
trong văn bản gắn với nhân vật là sự việc đánh giặc Minh. Là nhân vật có liên quan
đến công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhân dân Đại Việt do
Lê Lợi lãnh đạo, gắn liền với địa phương Nghệ An dùng mảnh đất này để làm “chỗ
đứng chân.”
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật Phan Đà theo các sự việc: Sự ra đời; Việc
đánh giặc Minh; giải thích tên gọi Thần đền Bạch Mã ở huyện Thanh chương.
Từ đó giúp học sinh hiểu được Phan Đà là người yêu nước, nhân nghĩa. Được kính
trọng, tôn vinh. Và đó cũng là truyền thống của con người xứ Nghệ: Giàu lòng yêu
nước, nhân nghĩa, bất khuất kiên cường (Giáo viên lấy dẫn chứng về những anh
hùng của quê hương xứ Nghệ trong lịch sử của quê hương).
- Nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi hình ảnh Phan Đà - một con người yêu nước, nhân
nghĩa.
- Đề cao nét đẹp văn hoá về một di tích lịch sử của quê hương xứ Nghệ.
2. Về nghệ thuật.
- Cách kể hấp dẫn, cốt truyện ly kỳ.
- Nhiều chi tiết, yếu tố thực, hoang đường đan cài vào nhau.
3. Ý nghĩa.
Đền Bạch Mã - một di tích lịch sử gắn với địa danh địa phương xứ Nghệ, thể hiện
truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của quê hương xứ Nghệ. (Thấm đượm hơi thở
lịch sử).

3


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS


Hoạt động 4. Luyện tập.
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản.
2. Nêu cảm nhận của bản thân về hình ảnh Phan Đà trong tác phẩm?
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Sưu tầm các câu chuyện dân gian kể về con người và địa danh xứ Nghệ.
- Sưu tầm các từ ngữ địa phương xứ Nghệ (có từ toàn dân đối chiếu) chuẩn bị cho
tiết 87, CTĐP.

4


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

Tiết 87. Tiếng Việt.
MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG XỨ NGHỆ
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Giúp học sinh tìm hiểu một số đặc điểm của từ ngữ địa phương xứ Nghệ. Thấy
được vẻ đẹp, sự độc đáo của từ ngữ địa phương khi sử dụng trong ngữ cảnh phù
hợp.
2. Giáo dục học sinh thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về tiếng mẹ đẻ ở quê hương
mình.
3. Rèn luyện kỹ năng vận dụng, từ ngữ địa phương đúng lúc, đúng chỗ. Biết khắc
phục những lỗi thường mắc phải khi sử dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp và
trong tạo lập văn bản.
B. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của từ ngữ địa phương
xứ Nghệ.
1. Về ngữ âm.
- Ngữ âm là cách đọc, cách phát âm của người dân xứ Nghệ.

a. Sự biến âm, biến vần.
- So với từ toàn dân thì từ từ địa phương xứ Nghệ khi phát âm thường chệch về âm
và vần.
VD:
Từ toàn dân
- ông
- ruồi
- trâu
- lúa
- chân
- gà
- đường
- lửa
- gai
- ngày
- nước
- cũ
- nhanh
- cây
...

Từ địa phương
- ôông
- ròi
- tru
- ló
- chưn
- ga
- đàng
- lả

- gây
- ngay
- nác
- cộ
- lanh
- cơn
...

b. Sự biến đổi về thanh điệu.

5


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

- Tiếng Việt có 6 thanh điệu: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng và thanh không nhưng
người dân xứ Nghệ khi phát âm thường chỉ dùng năm thanh điệu: Thanh huyền,
thanh sắc, thanh nặng, thanh hỏi và thanh không.
- So với từ toàn dân thì từ địa phương xứ Nghệ khi phát âm thường có sự biến đổi
về thanh điệu: Thanh (~) → thanh (.) và thanh (?). Và một số trường hợp thanh (?)
→ thanh (.)
VD:
tập võ → tập vọ
sửa chữa → sửa chựa
sạch sẽ → sạch sẹ
xã hội → xạ hội
cái cửa → cái cựa
...
*, Lưu ý:
- Thực ra cách nói chệch về ngữ âm và thanh điệu như vậy chính là những lỗi

thường gặp trong cách phát âm của người xứ Nghệ. Khi giao tiếp hay tạo lập văn
bản, cần dựa trên những chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân để trách các lỗi về ngữ
âm và chính tả.
- Nguyên nhân của sự chệch âm và thanh điệu là do xuất phát từ điệu kiện tự nhiên
của vùng đất xứ Nghệ. Giọng nói con người xứ Nghệ thể hiện sự thật thà, mộc mạc,
chất phác.
2. Về từ vựng.
- Bên cạnh từ toàn dân thì người xứ Nghệ có một vốn từ vựng riêng, độc đáo, mang
nét đặc sắc của vùng quê xứ nghệ và phong cách con người xứ Nghệ.
- Vốn từ này vẫn được dùng để thay thế với những từ toàn dân tương ứng trong
giao tiếp.
VD:
không → nỏ
đầu → trốc (trôốc)
sao → răng
đâu → mô
sân → cươi
gàu → đài
thế → rứa
xa → ngái
lớn → nậy
vợ chồng → gấy nhông (nhôông)
lỗ → bộng
...
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ địa phương xứ nghệ trong
văn học nghệ thuật.
1. Từ ngữ địa phương xứ Nghệ trong các làn điệu dân ca.
6



Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

- Con người xứ Nghệ vốn yêu đời, lạc quan. Trong lao động, sinh hoạt tập thể,
trong chiến đấu họ tự sáng tác ra những điệu hò, câu ví, ở đó vốn từ ngữ địa
phương xứ Nghệ được sử dụng một cách độc đáo làm nên nét đặc sắc văn hoá riêng
của một vùng quê.
VD:
- Trong lời hát ghẹo:
+, Người con trái: Đến đây Bần hỏi một lời
Mặt trời ở đó rứa trôốc trời ở mô
+, Người con gái: Anh về van đất mà đất ơi
Thì ra em chỉ trôốc trời cho anh coi.
- Trong lời hát dặm:
+, Người con gái:
Sông không quản chi nước
Bụi không sợ chi gây
Hùm không sợ chi vây,
Nước chó chấm thịt cầy.
Đó chín ngọn dao phay,
Đây mình không, không sợ,
Bậu một mình không sợ ...
+, Người con trai:
Không chi nóng đồng lả
Không chi nhọn bằng dui
Đâm vô đá cũng tùi
Huống chi mự với tui
Đang nhiều câu lẹo tẹo,
Đang nhiều điều lẹo tẹo.
- Hiện nay, một số nhạc sỹ đã vận dụng thành công các làn điệu dân ca xứ Nghệ
vào các sáng tác đương đại.

2. Từ ngữ địa phương xứ Nghệ trong sáng tác văn học.
Một số tác giả đặc biệt là các tác giả xứ Nghệ đã sử dụng rất thành công từ ngữ địa
phương trong các sáng tác của mình tạo nên giá trị biểu cảm cao và mang sắc thái
địa phương rõ nét.
VD:
Chuối đầu vườn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được
(Thăm lúa – Trần Hữu Thung)
Hoạt động 3. Luyện tập.
- Giáo viên có thể tham khảo một số bài tập sau:
Bài tập 1. Điền các vần thích hợp vào chỗ trống để có được những từ ngữ đúng:
a. Điền u hay âu:
7


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

con tr...; Chị em d...; quả b...; sông s...; chim bồ c...
b. Điền ai hay ây:
con g...; c... cặp; chùm g...
c. Điền oi hay uôi:
con r...; con m...
Bài tập 2. Điền thanh điệu: ngã, nặng, hỏi, sắc thích hợp để có cách đọc đúng.
- Ngư văn; ở giưa; sưa soạn; bưa ăn; giúp đơ; lê hội; chập chưng.
- bé nga; gay cành; đia bay; mặt mui; giương lao, sưa chua.
Bài tập 3. Cho các từ ngữ toàn dân tìm các từ ngữ địa phương tương ứng.
o→
thấy →

xa →
thế →
nào →
bây giờ →
bọn mình →
Bài tập 4. Tìm các từ ngữ địa phương trong các ngữ cảnh sau và cho biết ý nghĩa
của viếc sử dụng các từ ngữ địa phương đó.
- Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng cũng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
(Ca daoxứ nghệ)
- Tru cột ngõ đàng trước
Bò cột ngõ đàng sau,
Ló xây đụn cơn cau
Để chơi nhởi một màu,
Mời bạn sang nhà tui
Sang nhà tui ta nhởi
Tới nhà chàng ta nhởi.
(Hát ví)
- Thợ mộc chạm phượng chạm ly,
Trong nhà mấy bộng, bộng chi đục đầu.
Phạt mộc anh đục bộng kèo
Chọn ngày lành tháng tốt, anh trèo lắp vô.
(Hát dặm)
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Sưu tầm các bài ca dao, dân ca, các bài thơ nói về quê hương xứ Nghệ trong đó sử
dụng nhiều từ ngữ địa phương.

8



Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

Tiết 139. Văn bản
CÂY THIÊN HƯƠNG
(Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Nhận diện được thể loại truyện cổ tích của địa phương. Thấy được cái hay của
truyện (yếu tố kỳ ảo, chất thơ trong truyện …)
- Hiểu rằng tình cảm ruột thịt, tình nghĩa làng xóm, niềm khao khát hạnh phúc, ấm
no … là những điều bền vững nhất.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích, cảm nhận truyện cổ tích.
3. Thái độ: Hình thành tình cảm yêu quê hương, xứ sở. Tự hào và biết gìn giữ kho
tàng văn học phong phú và quý báu của địa phương.
B. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
- Giáo viên giới thiệu bài, lưu ý giới thiệu địa danh huyện Thổ Du là tên gọi cũ của
huyện Thanh Chương bây giờ.
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc.
- Dựa vào đặc điểm của truyện cổ tích và văn bản giáo viên hướng dẫn học sinh
đọc, đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản.
Hoạt động 3. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
- Thể loại: Truyện cổ tích.
- Hình ảnh trung tâm: Cây thiên hương.
- Nhân vật liên quan: Ngọc Lan, người cha, các nhân vật khác.
1. Nhân vật, sự việc.
- Hình ảnh cây thiên hương: Kỳ lạ, hấp dẫn từ việc vừa mọc đã nảy ra bốn cành
chìa ra bốn hướng. Mùi hoa thơm, cây cối hoa màu tươi tốt, dân làng giàu có, vui

vẻ.
- Nhân vật Ngọc Lan: Xinh đẹp, cần cù, ngoan hiền, hiếu thảo. Tìm mọi cách để
cứu người cha. Khát vọng cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- Các nhân vật khác: Họ đều là những con người trung thành, thuỷ chung, trọn vẹn.
Dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, giữ gìn cuộc sống bình yên của
dân làng.
2. Ý nghĩa của truyện.
Là câu chuyện cảm động về tình cảm ruột thịt, nghĩa tình làng xóm, niềm khát khao
hạnh phúc ấm no, bình yên. Đó là những điều bền vững không thế lực nào dập tắt
được.
Hoạt động 4. Luyện tập.
1. Tóm tắt lại văn bản “Cây thiên hương”.
2. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Ngọc Lan và những con người trong văn
bản?
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Sưu tầm các câu chuyện dân gian kể về con người và địa danh xứ Nghệ.
9


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

Tiết 140. Tiếng Việt
LUYỆN TẬP PHÁT ÂM, VIẾT CHÍNH TẢ, DÙNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức về đặc điểm của tiếng địa phương xứ
Nghệ.
2. Kỹ năng:
- Luyện nói, phát âm đúng những từ ngữ địa phương, luyện viết các từ ngữ địa
phương.
- Cách sử dụng từ ngữ địa phương: Sử dụng hợp lý sẽ tạo nên sắc thái đia phương

của văn bản. Không nên lạm dụng trong việc sử dụng, gây khó hiểu cho người đọc,
người nghe.
3. Thái độ: Biết tự hào, gìn giữ vốn từ ngữ địa phương phong phú, đa dạng.
B. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1. Củng cố đặc điểm của tiếng địa phương xứ Nghệ.
- Có sự biến âm, biến vần.
- Có sự biến đổi về thanh điệu.
- Có vốn từ vựng riêng rất phong phú và độc đáo.
Hoạt động 2. Thực hành luyện nói, luyện viết, cách dùng từ ngữ địa phương.
1. Luyện phát âm.
- Giáo viên tuỳ vào điều kiện thực tế của địa phương mình, tìm hiểu cách phát âm
của học sinh nói riêng và nhân dân nói chung. Từ đó tổ chức cho học sinh luyện
phát âm tiếng địa phương và toàn dân tương ứng.
- Lưu ý về phương pháp: Tổ chức hoạt động vui vẻ, thân thiện, nhẹ nhàng tạo điều
kiện để học sinh hoạt động tối đa, thể hiện hết các cách nói, cách phát âm, giọng
điệu của địa phương.
2. Luyện viết, cách dùng từ ngữ địa phương.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành luyện viết đoạn văn có nội dung nói về địa
phương, về quê hương xứ Nghệ trong đó có sử dụng các từ ngữ địa phương thích
hợp, hiệu quả trong biểu đạt.
- Qua bài viết lưu ý học sinh về cách nói, cách phát âm theo địa phương, cách sử
dụng từ ngữ địa phương như thế nào và trong hoàn cảnh nào cho hợp lý. Nếu biết
vận dụng sẽ có hiệu quả, nếu sử dụng không khéo léo sẽ gây khó hiểu trong giao
tiếp.
3. Sưu tầm các từ ngữ địa phương – có đối chiếu với từ toàn dân tương ứng.
- Về phương pháp, có thể chia nhóm học sinh hoạt động, vừa tìm từ địa phương
vừa tìm từ toàn dân tương ứng.
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Luyện cách phát âm đúng chuẩn theo từ và tiếng phổ thông.


10


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN 7
Tiết 71. Tiếng Việt.
LUYỆN TẬP TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG TẠI LỚP
A. Mục tiêu cần đạt.
- Kiến thức.
Ôn tập kiến thức về Tiếng Việt địa phương đã học.
Nắm bản chất của các từ ngữ địa phương Nghệ An cùng nghĩa khác âm với từ toàn
dân.
Tích hợp với phần văn học ở các văn bản ca dao và phần Tập làm văn ở văn biểu
cảm địa phương xứ Nghệ.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ địa phương trong văn bản phù hợp với ngữ
cảnh.
B. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1. Giáo viên chuẩn bị hệ thống bài tập.
Có thể sử dụng ngữ liệu từ các bài ca dao 2,3,4 – trang 14, Ngữ văn địa phương
Nghệ An. Yêu cầu học sinh thảo luận:
- Tìm từ ngữ địa phương, chỉ ra cái hay của những từ ngữ đó trong ngữ cảnh của
từng bài ca dao?
- Thay các từ toàn dân tương ứng và so sánh?
Từ việc trình bày của học sinh, giáo viên kết luận:
- Trong các ngữ cảnh đều có thể thay từ địa phương Nghệ An bằng từ toàn dân làm
cho cách diễn đạt nhẹ nhàng nhưng đánh mất đặc trưng của từ ngữ địa phương
Nghệ An và bản chất con người xứ Nghệ: Đằm thắm, chân thành, bạo dạn, dứt
khoát …
- Tiếng Nghệ An có những đặc điểm riêng về ngữ âm và từ vựng.

- Khi giao tiếp nếu biết cách sử dụng từ ngữ địa phương xứ Nghệ thò sẽ làm tăng
giá trị biểu đạt của tiếng Nghệ.
Hoạt động 2. Luyện tập.
Giáo viên có thể tham khảo các bài tập:
1. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận cái hay của việc sử dụng từ ngữ địa phương xứ
Nghệ trong bài ca dao số 3 (Trang 14 – Tài liệu địa phương Nghệ An).
2. Sưu tầm một số bài ca dao có từ ngữ địa phương Nghệ An?
C. Hướng dân học ở nhà.
- Tiếp tục sưu tầm các bài ca dao, dân ca, những bài thơ, bài hát sử dụng nhiều từ
ngữ địa phương Nghệ An. Liệt kê các từ ngữ đó và so sánh với việc sử dụng từ ngữ
toàn dân tương ứng.
- Tập làm thơ 4 chữ, 5 chữ có sử dụng từ ngữ địa phương Nghệ An.

11


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

iết 74. Văn bản.
NHỮNG CÂU HÁT VỀ CUỘC SỐNG XÃ HỘI NÔNG NGHIỆP
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Hiểu được đặc trưng nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao Nghệ An.
- Nắm được bản chất của các từ ngữ địa phương Nghệ An cũng nghĩa khác âm với
từ toàn dân.
- Nắm được nét đặc thù của văn bản địa phương xứ Nghệ..
2. Kỹ năng: rèn kỹ năng đọc và cảm thụ văn bản địa phương.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm cho học sinh yêu mến, quý trọng bản chất xứ
Nghệ.
B. Các hoạt động dạy – học.

Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng chùm ca dao về tình yêu quê
hương đất nước và nêu cảm nhận của bản thân.
Từ bài cũ, giáo viên giới thiệu bài mới: Mỗi miền quê đều có những làn điệu ca
dao, dân ca viết về quê hương mình, viết về cuộc sống lao động sản xuất, các mối
quan hệ xã hội ở địa phương mình. Con người, mảnh đất xứ Nghệ là đề tài gợi cảm
hứng để nhân dân xứ Nghệ viết nên những bài ca dao dân ca thấm đượm tình người
thiết tha.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hướng dân tìm hiểu một số chú thích SGK.
Hoạt động 3. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
Bài 1.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định địa danh có trong bài ca dao: Đó là mảnh
đất Nam Đàn. Địa danh Hồ Liệu là hai xã Xuân Hồ và Xuân Liễu nay thuộc Nam
Yên và Nam Xuân ở Nam Đàn.
- Nhận xét về hình ảnh làng quê và con người trong bài ca dao: Trai thì hiếu học,
thông minh, gái thì say mê lao động, giỏi dang, nhanh nhẹn.
Từ đó có thể thấy được cảnh làng trù phú, con người thể hiện rõ bản chất con
người xứ Nghệ. Hình ảnh những ông đồ Nghệ đã xuất hiện. Những người phụ nữ
nhanh nhẹn, giỏi dang, say sưa với công việc. Bài ca dao đã gợi nên một cảm xúc
yêu mến, tự hào.
Bài 2.
- Bài ca dao viết về vùng đất Diễn Châu. Công việc của người lao động được thể
hiện bằng một giọng điệu dí dỏm, vui tươi đã thể hiện rõ tình yêu cuộc sống, tình
yêu công việc của người lao động.
- Bài ca dao cũng đã thể hiện được một vùng quê trù phú, hoang sơ có nhiều điều
kiện để phát triển chăn nuôi.
12



Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

Bài 3.
- Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về công việc trong bài ca dao. Đó là công việc
lấy củi trong rừng rậm. Từ công việc khó khăn đó đã tạo nên tình cảm đoàn kết,
tương trợ lẫn nhau. Đó là cuộc sống lao động cộng đồng của con người lao động xứ
Nghệ.
- Bên cạnh đó bài ca dao rõ ràng là thể hiện lời của một cô gái, điều này đã thể hiện
rõ một nét rất riêng của con người xứ Nghệ đó là tính cách hóm hỉnh, bạo dạn.
Bài 4.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đặc điểm của miền đất xứ Nghệ: Bằng sự so
sánh độc đáo bài ca dao đã cho thấy xứ Nghệ thật đẹp, thơ mộng, hữu tình và rất
bình yên.
- Nói về quê hương mình, các tác giả dân gian xứ Nghệ đã thể hiện một tình cảm
yêu mến, rất tự hào về mảnh đất của quê hương.
Hoạt động 4. Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
- Về nghệ thuật: Hướng dẫn học sinh tìm các từ ngữ địa phương xứ Nghệ, nhận xét
về mô típ quen thuộc trong cách sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương xứ Nghệ. Có
thể cho học sinh thay thế các từ ngữ toàn dân tương ứng và rút ra nhận xét về mức
độ biểu cảm.
- Về nội dung: Đó là cảnh thanh bình yên ả của quê hương xứ Nghệ. Là cuộc sống
lao động vui vẻ, đoàn kết, nghĩa tình. Con người thì lạc quan, yêu đời.
C. Hướng dẫn học ở nhà.
Để chuẩn bị cho Chương trình địa phương tiết 137, 138: Giáo viên chia các nhóm
hoạt động ở nhà: Sưu tầm ca dao, dân ca, thơ viết về xứ Nghệ. Khái quát thành
hình ảnh xứ Nghệ gắn với di tích lịch sử ở quê hương. Có thể làm thành tập san để
hoạt động.

13



Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

Tiết 133,134. Tập làm văn.
VĂN BIỂU CẢM
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Giúp học sinh hiểu được những đặc điểm riêng của văn bản biểu cảm. Đó là loại
văn bản chứa đựng tình cảm, cảm xúc. Đồng thời hiểu được chất nghệ trong văn
bản biểu cảm xứ Nghệ.
2. Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm nói chung và thể hiện chất Nghệ trong việc tạo
lập văn bản biểu cảm khi cần thiết.
B. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về văn biểu cảm đã được học và đặc
điểm của văn biểu cảm. Từ đó giáo viên khái quát đặc điểm chung và đặc điểm
riêng của văn biểu cảm và văn biểu cảm xứ Nghệ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm xứ Nghệ.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn bản “Về làng” của nhà văn Hoài
Thanh.
- Nội dung: Đó là cảm xúc khi về làng.
- Đối tượng: Hình ảnh làng quê nơi gắn bó với tuổi thơ.
- Cảm xúc: Niềm vui được trở lại, sống lại những ký ức, nỗi nhớ về quá khứ
So sánh với các loại văn bản Tự sự và miêu tả để từ đó rút ra đặc điểm của văn bản
biểu cảm.
Hoạt động 3. Tìm hiểu chất Nghệ trong văn biểu cảm xứ Nghệ.
- Giáo viên có thể dựa vào ngữ liệu là các bào ca dao, dân ca trong đời sống lao
động sản xuất.
- Hướng dẫn học sinh về cách dùng từ ngữ, cách bày tỏ tình cảm trong bài ca dao:
Sử dụng nhiều những từ ngữ địa phương và địa danh xứ Nghệ. Tình cảm được thể

hiện bằng dọng điệu mộc mạc, giản dị, nhẹ nhàng mà đằm thắm sâu sắc. Có khi
được thể hiện một cách bạo dạn nhưng cũng không kém tình tứ dí dỏm rất riêng
của người dân Xứ Nghệ, vùng đất có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng hiếu
học và cần cù, chịu thương, chịu khó.
- Giáo viên cũng nên lưu ý học sinh khi sử dụng từ ngữ địa phương xứ Nghệ trong
việc tạo lập văn bản biểu cảm nói chung và các kiểu văn bản khác nói riêng không
nên lạm dụng vì một số trường hợp sẽ gây khó hiểu cho người đọc.
Hoạt động 4. Luyện tập.
- Giáo viên có thể tham khảo hệ thống bài tập sau:
1. Đọc lại 3 bài ca dao còn lại trong chùm bài ca dao về cuộc sống trong xã hội
nông nghiệp. Tìm chất Nghệ được thể hiện trong các bài ca dao đó.
2. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về những đổi thay của quê hương em,
trong đó thể hiện rõ chất Nghệ.
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Nhắc học sinh hoàn thành yêu cầu của phần Hướng dẫn học ở nhà tiết 74 –
Chương trình địa phương.
14


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

Tiết 137, 138.
SƯU TẦM TÌM HIỂU VỀ CA DAO TỤC NGỮ HUYỆN.
NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ VĂN HOÁ LÀNG XÃ
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Sưu tầm được những bài ca dao, dân ca về xứ nghệ, ưu tiên những
câu hát, nói về mảnh đất Anh Sơn. Phân tích, hiểu được cơ bản về nội dung, ý
nghĩa và nghệ thuật biểu hiện của từng bài ca dao, tục ngữ.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sưu tầm, hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, tự hào về truyền thống văn hoá của quê

hương xứ Nghệ nói chung và Anh Sơn nói riêng.
B. Các hoạt động dạy học.
Đây là tiết học hệ thống hoá về nội dung và trình bày về văn hoá làng xã mang đặc
điểm riêng của từng vùng quê, từng địa bàn làng xã. Do vậy giáo viên phải vận
dụng sáng tạo sự hiểu biết và phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của học sinh.
Đồng thời khéo léo tổ chức để học sinh hoạt động sôi nổi.
Tiết 137 đặc biệt chú ý đến việc chuẩn bị ở nhà của học sinh, giáo viên cần nhắc
nhở thường xuyên trong thời gian trước khi đến tiết học. Đối với tiết 138 trên cơ sở
hoạt động ở nhà của học sinh cần tổ chức cho học sinh tìm hiểu và mạnh dạn trình
bày những hiểu biết vủa mình về văn hoá làng xã. Cần lưu ý văn hoá làng xã ở đây
không chỉ dừng lại ở các biểu hiện như ca dao, dân ca mà là tổng hoà các hoạt
động, các mối quan hệ, các truyền thống, thói quen của con người địa phương ở tất
cả mọi lĩnh vực.
Hoạt động 1. Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của các nhóm tổ.
- Yêu cầu học sinh các nhóm tự kiểm tra lẫn nhau và nhận xét về sự chuẩn bị của
mỗi nhóm. Giáo viên nhận xét và bổ.
+, Ca dao dân ca xứ Nghệ.
+, Thơ viết về xứ Nghệ.
- Đặc biệt chú ý và khuyến khích những bài thơ, bài ca dao, dân ca về vùng đất
Anh Sơn. Có thể tham khảo:
- Cây đa ba nhánh chín chồi
Ai về Tri Lễ ăn xôi nếp rồng.
- Nhất Kinh Kỳ nhì Dừa Lạng
Gái Dừa Lạng thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.

- Từ những hiểu biết và kết quả sưu tầm của học sinh, giáo viên hướng dẫn các em
khái quát thành hình ảnh của quê hương xứ sở. Hình ảnh quê hương gắn với truyền
thống dân tộc và những di tích lịch sử.
Hoạt động 2. Tổ chức trình bày, nhận xét, nêu những hiểu biết của mình về ca

dao, tục ngữ xứ Nghệ và về văn hoá làng xã nơi mình đang sống.
15


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

- Học sinh hoạt động tập thể. Giáo viên tổng kết, nhận xét bổ sung và cho điểm để
khuyến khích hoạt động của học sinh.
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Tiếp tục hoàn thiện kết quả sưu tầm của mình, đóng thành tập san để lưu giữ.
- Tìm hiểu thêm về những nét đặc trưng của văn hoá địa phương nơi mình đang
sống, đang sinh hoạt.

16


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN 8
Tiết 31. Tiếng Việt.
THÀNH NGỮ XỨ NGHỆ
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của các thành ngữ xứ Nghệ, có sự so sánh với
thành ngữ toàn dân.
- Học sinh hiểu và biết vận dụng thành ngữ xứ Nghệ vào trong giao tiếp và tạo lập
văn bản đúng lúc, hợp lý.
B. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thành
ngữ, đặc điểm của thành ngữ. Từ bài cũ giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm của thành ngữ xứ nghệ.

Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu 4 ví dụ trong sách Ngữ văn Nghệ An và
lấy thêm một số ví dụ khác.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nhận xét, tìm và so sánh với các thành ngữ toàn dân
tương ứng: Về cấu tạo thành ngữ xứ Nghệ cúng có kiểu cấu tạo của thành ngữ nói
chung: Là cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ngắn gọn, hàm súc,
hình tượng, tính biểu cảm cao. Tuy nhiên thành ngữ xứ Nghệ sử dụng từ ngữ xứ
Nghệ, mang âm sắc mộc mạc, chân chất, bộc trực của người Nghệ.
Từ sự phân tích hướng dẫn học sinh rút ra bài học.
Hoạt động 3. Luyện tập.
- Tìm một số thành ngữ xứ Nghệ (Có thành ngữ toàn dân đối chiếu)?
- Giải nghĩa và nêu ý nghĩa của các thành ngữ vừa tìm được?
*, Giáo viên lưu ý học sinh: Qua các thành ngữ xứ Nghệ có thể thấy phong thái con
người Nghệ trong đó: Đó là những con người chịu thương, chịu khó, mộc mạc, tình
nghĩa và rất bộc trực.
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Tiếp tục sưu tầm thành ngữ xứ Nghệ, từng thành ngữ toàn dân tương ứng?
- Tìm hiểu xem xung quanh em: Cuộc sống gia đình, làng xóm mọi người có
thường dùng những cách nói ví von nào giống thành ngữ không, hãy ghi chép lại và
đối chiếu.

17


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

Tiết 52. Văn bản.
NGẪU NHIÊN CẢM HỨNG LÀM THƠ
(Nguyễn Xuân Ôn)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản “Ngẫu nhiên cảm

hứng làm thơ” của Nguyễn Xuân Ôn.
- Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận văn bản biểu cảm xứ Nghệ.
- Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống của quê hương.
B. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Giáo viên giới thiệu về tác giả Nguyễn Xuân Ôn để học sinh theo dõi.
Hoạt động 2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
- Giáo viên hướng dẫn đọc, tìm hiểu những nét chính về Nguyễn Xuân Ôn: Nguyễn
Xuân Ôn (1825-1889) hiệu là Ngọc Đường, người huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Đậu tiến sỹ, làm quan thời Tự Đức. Khi thực dân Pháp xâm lược ông đứng về phe
chủ chiến, sau đó cáo quan về và tham gia phong trào Cần Vương.
Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn nêu cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần quyết tâm kháng
chiến. Lên án quân giặc tàn bạo và bọn phong kiến đầu hàng hèn nhát.
Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản.
1. Những hình ảnh miêu tả ngoại cảnh:
+, Đêm thu
+, Trăng trong, gió mát, nước chảy, bầu rượu …
Những hình ảnh đó đã gợi không gian, thời gian biểu cảm. Trong không gian, thời
gian đó, cái tôi trữ tình xuất hiện trong bài thơ với một tâm trạng buồn, thao thức,
trằn trọc không ngủ.
2. Hình ảnh cái tôi trữ tình trong bài thơ.
- Từ sự thao thức, trằn trọc cái tôi trữ tình đã thể hiện ý thức bổn phận làm trai đó
là yêu nước. Trong khi chí trai chưa thoả, đó là nỗi niềm day dứt của một người
anh hùng.
- Tâm trạng của tác giả cũng đã thể hiện quan niệm ý nghĩa lẽ sống của một đáng
quân tử đó là có trách nhiệm với non sông đất nước.
- Nguyễn Xuân Ôn là người con Xứ Nghệ và cũng giống như Phan Đà và những
anh hùng của quê hương khác ông đã thể hiện được vẻ đẹp bản chất của người dân
xứ Nghệ.
- Giáo viên mở rộng một số tấm gương yêu nước của con người xứ Nghệ trong lịch

sử.
Hoạt động 4. Tổng kết, luyện tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài
thơ Đường luật.
- Liên hệ bản thân về trách nhiệm, thái độ của thế hệ hôm nay đối với quê hương,
đất nước.
C. Hướng dẫn học ở nhà.
18


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

- Sưu tầm thêm một số bài thơ của các tác giả xứ Nghệ viết về quê hương.
- Đọc, tìm hiểu bài: Đề Hà Nội tỉnh thi.

19


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

Tiết 92. Văn bản.
ĐỀ HÀ NỘI TỈNH THI
(HDĐT)
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp Học sinh:
Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản, năm được phong cách nghệ thuật
của tác giả người xứ Nghệ.
Rèn kỹ năng đọc, phân tích và cẩm nhận văn bản biểu cảm.
Giáo dục học sinh tình yêu quê hướng, đất nước.
B. Các hoạt động dạy – học.

Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Giáo viên giới thiệu bài: có thể dựa vào chú thích ở sách Ngữ văn và những hiểu
biết của mình để giới thiệu cho học sinh trước khi vào bài mới.
Hoạt động 2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và đọc mẫu.
- Dựa vào chú thích ở sách Ngữ văn Nghệ An để tìm hiểu về tác giả Hồ Sỹ Tạo.
Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản.
1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Đó là tâm trạng xót xa của nhân vật trữ tình
trong bài thơ trước những biến đổi của Hà Nội. Tâm trạng này được thể hiện rõ ở
hai câu thơ đầu:
Gió bụi nhiều nay tới cố kinh
Sớm ra nhìn lại xót xa tình.
Cảnh in dấu ấn lịch sử nay đã không còn. Sự đối lập xưa, nay đã tạo nên tâm trạng
hoài niệm về những anh hùng hào kiệt của đất nước nay đã không còn. Đó cũng
chính sự bất bình của tác giả trước hiện thực đất nước, sự lo lắng thể hiện trách
nhiệm của mình đối với non sông, đất nước.
2. Ý nghĩa bài thơ.
Bài thơ thể hiện ý thức của một con người có lương tâm, trách nhiệm trước vận
mệnh của quốc gia, của dân tộc.
Hoạt động 4. Luyện tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh giữa bản dịch thơ và bản phiên âm.
- Suy nghĩ về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước trong
giai đoạn hiện nay?
C. Hướng dẫn học ở nhà.
Chuẩn bị tốt cho bài thuyết minh về di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương:
- Tìm hiểu, chọn một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử có thật tại địa
phương em.
- Theo nhóm, thuyết minh về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó.

20



Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

Tiết 121. Tập làm văn
THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA HUYỆN
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
Học sinh củng cố lại kiến thức về văn bản thuyết minh: Thuyết minh về một danh
lam thắng cảnh. Có thể tạo lập được một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh, các bước xác định đối tượng,
quan sát, và thuyết minh về đối tượng cụ thể.
B. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1. Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Đây là tiết học thuyết minh về một đối tượng mang đặc điểm riêng của từng vùng
quê, từng địa bàn làng xã. Do vậy giáo viên phải vận dụng sáng tạo sự hiểu biết và
phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của học sinh. Đồng thời khéo léo tổ chức để
học sinh hoạt động sôi nổi.
Cuối tiết học 92 và quá trình lên lớp trước tiết học này giáo viên cần nhắc nhở học
sinh về nhiệm vụ ở nhà của từng nhóm tổ. Lên lớp cho các tổ kiểm tra lẫn nhau và
nhận xét.
Hoạt động 2. Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm, chọn danh lam thắng cảnh của địa phương.
Từ cơ sở thực tế đó kết hợp với:
- Tra cứu sách vở, tài liệu, hỏi han, thăm thú, quan sát.
- Giới thiệu kèm với miêu tả, bình luận trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy.
- Lời văn chính xác, biểu cảm.
Học sinh hoạt động theo nhóm.
Trình bày trước lớp, giáo viên hướng dẫn, tổng kết, nhận xét và cho điểm.
C. Hướng dẫn học ở nhà.

- Tiếp tục hoàn thiện bài văn thuyết minh của mình về danh lam thắng cảnh hay di
tích lịch sử của quê hương.

21


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

Tiết 138.
TÌM HIỂU MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA TÁC GIẢ LÊ VĂN NHÂN TRONG
TUYỂN TẬP “MIỀN NHỚ” VÀ MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA TÁC GIẢ KHÁC
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh tìm hiểu về tác phẩm “Miền nhớ” của tác giả Lê Văn Nhân.
Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận về tác giả, tác phẩm.
Giáo dục được tình yêu quê hương, ý thức trân trọng, giữ gìn nét đẹp về con người
quê hương Anh Sơn.
B. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1. Giới thiệu.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng một số bài thơ, bài ca dao, hoặc
hát một bài hát, hoặc một đoạn dân ca về quê hương Anh Sơn. Nêu một số tác giả,
tác phẩm viết về quê hương Anh Sơn.
Từ bài cũ, giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu khái quát tác giả, tác phẩm.
- Giáo viên tìm hiểu và giới thiệu cho học sinh về tác giả Lê Văn Nhân, tuyển tập
“Miền nhớ”.
+, Xuất xứ.
+, Nội dung, ý nghĩa của tuyển tập thơ.
+, Nghệ thuật nói chung và cách dùng từ ngữ địa phương xứ Nghệ trong bài
thơ.
Hoạt động 3. Giới thiệu để học sinh tìm hiểu một số bài thơ.

Giáo viên có thể chọn hai bài để giới thiệu đó là:
+, Tiếng Nghệ.
+, Cá còm.
Hoạt động 3. Luyện tập.
Giáo viên cho học sinh nêu cảm nhận của bản thân về những bài thơ trong tuyển
tập được giới thiệu, về hình ảnh con người Nghệ, quê hương xứ Nghệ trong từng
bài thơ.
C. Hướng dẫn học ở nhà.
Yêu cầu học sinh sưu tầm cho mình các bài thơ trong tuyển tập “Miền nhớ” của Lê
Văn Nhân và các bài thơ của các tác giả khác viết về quê hương Anh Sơn.

22


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN 9
Tiết 42. Văn bản.
THĂM LÚA
(Trần Hữu Thung)
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp Nghệ trong nội dung và hình thức của văn bản
“Thăm lúa”. Hiểu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm xúc của một người
phụ nữ có chống đi khánh chiến trong một buổi thăm đồng.
Rèn kỹ năng đọc, phân tích và cảm thụ thể thơ năm chữ.
Bồi dưỡng tình yêu, trân trọng vẻ đẹp trong tâm hồn con người xứ Nghệ.
B. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
- Giáo viên hướng dẫn đọc: Cách đọc thể thơ năm chữ phù hợp với tâm hồn đằm

thắm của người phụ nữ.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Dựa vào chú thích, hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét chính về nhà thơ Trần
Hữu Thung và văn bản “Thăm lúa”:
Trần Hữu Thung (1925-1999), quê ở Diễn Châu, Nghệ An.
Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
Thơ ông mang đậm hồn quê xứ Nghệ.
Tác phẩm “Thăm lúa” được tặng thưởng quốc tế Liên hoan Thanh niên thế giới
1953.
Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản.
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: Đó là
cảm xúc dạt dào của một người phụ nữ có chồng đi kháng chiến trong một buổi
thăm đồng.
2. Mạch cảm xúc được phát triển theo trình tự không gian và tâm trạng:
+, Cảnh quan đồng quê: Tươi đẹp, gợi nhớ.
+, Tâm trạng của người phụ nữ: Nhớ mong.
Tình cảm gia đình, vợ chồng thắm thiết hoà gắn trong tình yêu quê hương, đất
nước.
3. Nghệ thuật biểu đạt:
+, Thể thơ năm chữ phảng phất hát dặm, hình tượng thơ mộc mạc, giọng thơ
chân chất.
+, Từ ngữ giàu hình ảnh, mang chất Nghệ với nhiều từ địa phương được sử
dụng khéo léo.
+, Âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết.

23


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS


Đó là biểu hiện vẻ đẹp dịu dàng, chân chất, sâu lắng của người phụ nữ xứ Nghệ
nói riêng và của con người Nghệ nói chung.
Hoạt động 4. Luyện tập.
- Liệt kê các từ địa phương có trong bài thơ? Đối chiếu với từ toàn dân tương ứng
để thấy được sắc thái địa phương trong bài thơ?
- Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ,
người vợ trong bài thơ?
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc lòng bài thơ.

24


Hướng dẫn thực hiện chương trình địa phương Ngữ văn - THCS

Tiết 63. Tập làm văn.
NGHỆ AN TRONG LÒNG TỔ QUỐC VIỆT NAM
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Nắm được nét đặc trưng của thiên nhiên, xã hội con người Nghệ An được phản
ánh qua một văn bản thuyết minh, sử dụng tổng hợp một số phương thức biểu đạt
đặc sắc: Thuyết minh kết hợp với nghị luận.
- Nắm rõ các phương pháp thuyết minh, rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh có
sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường, ý thức giữ gìn, bảo vệ và tự hào về các
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương.
B. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu chung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Đọc bằng giọng thuyết minh, rõ ràng, biểu
cảm. Chú ý phân biệt lời dẫn, lời người viết.

- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của văn bản: Văn bản là diễn văn khai mạc năm du lịch
Nghệ An 2005 và kỷ niệm 975 năm danh xưng Nghệ An. Phần nội dung trích học
và tiêu đề đã được người biên soạn chỉnh sửa cho phù hợp với việc dạy học.
- Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh (Có sự kết hợp với nghị luận).
- Bố cục: 4 phần:
+, P1: Từ đầu đến “danh nhân thế giới” – Nghệ An, vị trí địa lý và lịch sử
hình thành.
+, P2: Tiếp đến “nhà yêu nước Phan Bội Châu” – Nghệ An, mảnh đất giàu
truyền thống văn hoá.
+, P3: Tiếp đến “hiện đại hoá” – Nghệ An với tiềm năng du lịch và phát triển.
+, P4: Còn lại – Lời mời gọi du khách.
Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản.
1. Nghệ An, vị trí địa lý và lịch sử hình thành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về mảnh đất Nghệ An: Nằm ở trung tâm
khu vực Bắc Bộ, mang dấu ấn của nền văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình, Đông Sơn …
Địa hình lắm núi nhiều sông.
Người viết đã dùng tư liệu tin cậy của các nhà sử học để làm rõ quá trình hình
thành của Nghệ An.
2. Nghệ An, mảnh đất giàu truyền thống văn hoá.
Về phương pháp giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm thảo luận, trình bày về các
nội dung được thuyết minh cũng như phương pháp thuyết minh ở đoạn văn này.
Học sinh trình bày.
Giáo viên nhận xét: Văn hoá Nghệ An có bề dày về truyền thống và đầy bản sắc.
Con người Nghệ An có nhiều phẩm chất tốt đẹp và là nơi sinh thành, nuôi dưỡng
nhiều người tài giỏi.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×