Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chức năng nhà nước tư sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.21 KB, 2 trang )

Chức năng nhà nước tư sản:
-KN: là những hoạt động đạc trưng thể hiện vai trò, mục đích chủ yếu của nhà nước tư
sản. Trong khoa học pháp lí có hai quan điểm khác nhau về cách phân chia chức năng của
nhà nước tư sản. Căn cứ vào phương diện hoạt động của nhà nước tư sản có thể phân chia
thành các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại. Căn cứ vào tính chất quyền lực
nhà nước của các hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau trong hoạt động của mình có thể
phân chia chức năng nhà nước thành các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để
phù hợp và dễ dàng nhận biết và so với các kiểu nhà nước khác nên chúng ta phân chức
năng theo quan điểm thứ nhất.

1. Chức năng đối nội
- Chức năng bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội : nhà nước tư sản dùng bộ
máy quyền lực công cộng có sức mạnh cưỡng chế bao gồm quân đội, cảnh sát, tòa án,
nhà tù để bảo vệ chế độ chính trị, trấn áp các lực lượng khủng bố và tội phạm hình sự,
duy trì trật tự xã hội.
- Chức năng kinh tế : là chức năng đặc biệt qua trọng. Thể hiện ở những điểm cơ bản như
hình thành thành phần kinh tế mà nhà nước là chủ sở hữu, nhà nước đề ra các chính sách
phát triển kinh tế, nhà nước đầu tư vào ngành có ý nghĩa chiến lược quan trọng,v...v
- Chức năng xã hội: thể hiện ở việc nhà nước hoạch định chính sách an sinh xã hội, bảo
vệ lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội, và nhiều công
việc liên quan đến quản lý và phát triển xã hội,...
- Chức năng văn hóa giáo dục: nhà nước hoạch định chính sách giáo dục quốc gia, xây
dựng khung pháp luật điều chỉnh hoạt động giáo dục ở cấp tiểu học, trung, đại học và cao
đẳng, v..v
- Chức năng phát triển khoa học, kỉ thuật và công nghệ: nhà nước hoạch định chình sách
phát triển khoa học, kỉ thuật và công nghệ, nhà nươcq đầu tư, khuyến khích các công
trình nghiên cứu khoa học, v...v
- Chức năng bảo vệ thiên nhiên và môi trường : nhà nước đề ra các biện pháp bảo vệ môi
trường thiên nhiên.vd: bảo vệ rừng, dộng thực vật tự nhiên , v...v
- Chức năng bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân và con người : các
hoạt động của nhà nước nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định của Hiến pháp và luật


về quyền công dân, v...v. Đồng thời, nhà nước còn xét xử, trừng trị hành vi vi phạm pháp
luật, xâm hại đến quyền công dân và quyền con người.

2. Các chức năng đối ngoại
- Chức năng phòng thủ đất nước : nhà nước xây dựng các lực lượng vũ trang tinh nhuệ
nhằm phòng ngừa xâm lược của nước khác hay tham gia các liên minh quân sự để thực
hiện phòng thủ chung giữa các nước liên minh.
- Chức năng thiết lập, phát triển, mở rộng thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở nước
ngoài: thể hiện nhu cầu tất yếu của nền kinh tế.
- Chức năng thiết lập và phát triển các quan hệ ngoại giao hòa bình, hợp tác trên tất cả
các lĩnh vực văn hóa - giáo dục, khoa học, kỉ thuật và công nghệ với các nước khác: nhu
cầu của xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa hiện nay.
- Chức năng xây dựng và phát triển các liên minb chính trị, quân sự và kinh tế để bảo vệ
chủ nghĩa tư bản trong phạm vi khu vực và toàn cầu: nhiều nhà nước tư sản phát triển đã
gia nhập EU, NATO, Hiệp ước tự do thương mại,....v...v
- Chức năng viện trợ nhân đạo : trường hợp xảy ra nạn đói, dịch bệnh, chiến tranh,....v..v.


☆ Một số nhà nước còn có chức năng dùng các biện pháp vũ lực quân sự hoặc cấm vận
về kinh tế -> trấn áp các quốc gia có đường lối chính trị không thân thiện với mình. Vd:
Hoa kỳ có tiềm lực mạnh hơn về kinh tế, quan sự mà muốn áp đặt đường lối, chính trị,
kinh tế,.... của mình lên các quốc gia khác.

Sự tiến bộ về chức năng của nhà nước tư sản so với nhà
nước phong kiến
Nếu so sánh hai kiểu nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản chúng ta thấy: ngoài bốn
chức năng vốn có, phản ánh trực tiếp tính chất giai cấp của nhà nước là bảo vệ và duy trì
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, đàn áp sự phản kháng của nhân dân lao động bằng bạo
lực,đàn áp nhân dân lao động về tư tưởng, tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm nô dịch
dân tộc khác, Nhà nước tư sản còn có những mặt tiến bộ về chức năng so với Nhà nước

phong kiến.
Thứ nhất là về chức năng kinh tế xã hội , ở giai đoạn tự do cạnh tranh Nhà nước tư sản
chưa can thiệp sâu vào đời sống kinh tế, nhưng trong các giai đoạn sau, hoạt động kinh tế
của Nhà nước tư sản ngày càng mở rộng và dần dần trở thành chức năng cơ bản của nó.
Nội dung chủ yếu của các hoạt động kinh tế đó gồm: xác lập và thực hiện các chương
trình, kế hoạch phát triển KT-XH cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử, hoạch định và thực
hiện chính sách tài chính-tiền tệ nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm phát, bảo hộ đồng tiền
trong nước , xây dựng và thực hiện chính sách đầu tư hợp lý vào các ngành kinh tế, tăng
cường hợp tác, quan hệ kinh tế,thương mại với nước ngoài.
Một trong những điểm tiến bộ của Nhà nước tư sản đó là nhiều Nhà nước đã chú ý đến
việc giải quyết các vấn đề xã hội vì quốc kế dân sinh. Một số Nhà nước đã thực hiện cải
cách giáo dục, phổ cập giáo dục bắt buộc cho công dân,tăng đầu tư ngân sách để phát
triển giáo dục, ban hành và thực hiện nhiều chính sách xã hội như việc làm cho người lao
động, trợ cấp thất nghiệp, dân số, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh xã hội…Ví dụ: tổng
thống Pháp Nicolas Sarkozy đã ra quyết định hỗ trợ các doanh nghiệp lắp ráp ô tô của
Pháp hang tỷ Euro để các doanh nghiệp này đảm bảo việc làm cho người lao động ( Theo
tin Đài truyền hình Việt Nam ngày 10/02/2009).
Thứ hai: chức năng xúc tiến việc thành lập các liên minh kinh tế, quân sự trên thế giới,
tham gia vào quá trình phân công quốc tế , thúc đẩy khuynh hướng quốc tế hóa đời sống
kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa và tham gia vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì
các vấn đề toàn cầu. Nhìn chung trong thời kỳ phong kiến, các quan hệ ngoại giao và hữu
nghị giữa các quốc gia chưa thực sự phát triển vì các Nhà nước phong kiến chưa chú
trọng đến việc thực hiện chức năng này và nó chỉ giữ vai trò thứ yếu. Thậm chí có nhiều
triều đại phong kiến còn thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng trong mối quan hệ với
bên ngoài thì đương nhiên chức năng này không được quan tâm đến. Nhưng đối với Nhà
nước tư sản thì đây là chức năng đặc biệt được chú ý. Từ sau những năm 1950, một số
liên minh kinh tế của các Nhà nước tư sản đã hình thành và ngày càng phát triển, mở
rộng như: khối thị trường chung châu Âu (EEC),…




×