Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

AN TOÀN MÔI TRƯỜNG TRONG TÁI ĐỊNH CƯ DÂN VÙNG HỒTHỦY ĐIỆN NA HANG -TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----------------------

Nguyễn Thanh Hương

AN TOÀN MÔI TRƯỜNG TRONG TÁI ĐỊNH CƯ DÂN VÙNG HỒ
THỦY ĐIỆN NA HANG -TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

-----------------------

Nguyễn Thanh Hương

AN TOÀN MÔI TRƯỜNG TRONG TÁI ĐỊNH CƯ DÂN VÙNG HỒ
THỦY ĐIỆN NA HANG -TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒE

Hà Nội - 2010


LỜI CẢM ƠN
Với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường,
Bộ môn Quản lý môi trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên, cán bộ Ban di
dân tái định cư (TĐC) huyện Chiêm Hóa, Công ty Lâm nghiệp huyện Chiêm
Hóa cán bộ, nhân dân xã Tân An, xã Phúc Thịnh, xã Hòa Phú, và các bạn đồng
nghiệp, cùng với nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành đề tài luận văn “An toàn
môi trường trong tái đinh cư vùng hồ thuỷ điện Na Hang – Tuyên Quang”
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe đã định hướng, khích lệ và trực tiếp hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường,
Bộ môn Quản lý môi trường, trường đại học Khoa học tự nhiên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ban di dân TĐC huyện Chiêm Hóa,
UBND xã Tân An, xã Phúc Thịnh, xã Hòa Phú, cộng đồng TĐC cũng như nhân
dân địa phương xã Tân An xã Phúc Thịnh, xã Hòa Phú, đã nhiệt tình giúp đỡ và
cung cấp những thông tin, số liệu tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thực hiện luận văn thạc sỹ.
Luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 25 tháng 10 năm 2010
Học viên


Nguyễn Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết.................................................................................................. 1
2.Mục tiêu và ý nghĩa đề tài................................................................................ 3
2.1.Mục tiêu ....................................................................................................... 3
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................... 4
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 4
4. Cấu trúc luận văn............................................................................................ 4
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản lên quan đến đề tài Luận văn................................ 6
1.1.1. Tái định cư: .............................................................................................. 6
1.1.2. Tái định cư bền vững: .............................................................................. 6
1.1.3. An toàn môi trường: ................................................................................. 7
1.2. Những nguyên tắc môi trường trong tái định cư........................................... 7
1.3. Những vấn đề môi trường trong công tác tái định cư thủy điện ở Việt Nam. 9
1.4. Một số nghiên cứu lồng ghép tiêu chí môi trường vào dự án TĐC tại Việt
Nam trong những năm qua ............................................................................... 12
1.5. Vài nét sơ lược về dự án thủy điện Tuyên Quang (Thủy điện Na Hang) .... 13
1.6. Cơ sở pháp lý của dự án tái định cư vùng hồ thủy điện Na Hang - Tuyên
Quang............................................................................................................... 14
1.7. Vài nét sơ lược điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội huyện Chiêm hóa.......... 16
1.7.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 16
1.7.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ........................................................ 20

1.7.3.Thực trạng công tác Tái định cư tại Huyện Chiêm Hóa ........................... 24
1.7.3.1.Quy mô:................................................................................................ 25
1.7.3.2. Các hạng mục của dự án: ..................................................................... 25


Luận văn tốt nghiệp

1.7.3.3 Khó khăn trong quá trình thực hiện dự án: ............................................ 26
1.8. Quy trình giám sát và đánh giá dự án tái định cư vùng hồ thủy điện Na Hang
– Tuyên Quang của huyện Chiêm Hóa hiện nay đang sử dụng ......................... 27
1.8.1. Các giai đoạn chính của việc thực thi một dự án TĐC …………………27
1.8.2. Vấn đề lồng ghép môi trường trong dự án TĐC vùng hồ thủy điện Tuyên
Quang (thủy điện Na Hang) ở huyện Chiêm Hóa ............................................. 29
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 30
2.1. Phương pháp phân tích hệ thống................................................................ 30
2.2. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng...................... 31
2.2.1. Tổng hợp tài liệu, số liệu sơ cấp.............................................................. 32
2.2.2. Phóng vấn bán chính thức, phỏng vấn chính thức ................................... 32
2.2.3. Quan sát thực tế ...................................................................................... 33
Phần 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 36
Chương 3: XÂY DỰNG CHỈ SỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG TRONG TĐC
VÙNG HỒ THỦY ĐIỆN NA HANG – TUYÊN QUANG HUYỆN CHIÊM
HÓA – TỈNH TUYÊN QUANG .................................................................... 36
3.1. Phân tích hệ thống vùng tái định cư ........................................................... 36
3.1.1. Phân hệ chức năng an toàn sinh thái môi trường của vùng tái định cư .... 37
3.1.2. Phân hệ chức năng dịch vụ môi trường tối thiểu ..................................... 37
3.1.3. Phân hệ cộng đồng dân TĐC .................................................................. 38
3.1.4. Phân hệ ban chỉ đạo dự án ...................................................................... 38
3.1.5. Thứ bậc của hệ thống TĐC ..................................................................... 38
3.1.6. Ranh giới của hệ thống ........................................................................... 39

3.2. Xây dựng chỉ số an toàn môi trưởng dự án TĐC vùng hồ thủy điện Na Hang
- Tuyên Quang tại huyện Chiêm Hóa ............................................................... 39
3.2.1. Xác định chỉ thị đơn và ý nghĩa chỉ thị.................................................... 41
3.2.2.Cách tính chỉ số và trọng số ..................................................................... 43


Luận văn tốt nghiệp

3.3. Hiện trạng hoạt động tái định cư của khu vực nghiên cứu: xã Tân An, xã
Phúc Thịnh, xã Hòa Phú ................................................................................... 47
3.3.1. Hiện trạng hoạt động tái định cư xã Tân An............................................ 47
3.3.2. Hiện trạng hoạt động tái định cư xã Phúc Thịnh ..................................... 50
3.3.3. Hiện trạng hoạt động tái định cư xã Hòa Phú.......................................... 52
Chương 4: ÁP DỤNG CHỈ SỐ ESM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN MÔI
TRƯỜNG CỦA CÁC DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ TẠI 3 XÃ TÂN AN, PHÚC
THỊNH, HÒA PHÚ HUYỆN CHIÊM HÓA – TỈNH TUYÊN QUANG ..... 55
4.1. Chọn mẫu nghiên cứu................................................................................ 55
4.2. Đánh giá an toàn môi trường .................................................................... 55
4.2.1. Đánh giá an toàn môi trường điểm TĐC Tân Hoa xã Tân An ................ 55
4.2.2 Đánh giá an toàn môi trường điểm TĐC An Quỳnh xã Phúc Thịnh ........ 57
4.2.3. Đánh giá an toàn môi trường điểm TĐC Đèo Chắp xã Hòa Phú ............ 59
4.3. Đánh giá chung.......................................................................................... 62
4.4. So sánh kết quả đánh giá mức độ an toàn môi trường của các dự án TĐC
huyện Chiêm Hóa bằng chỉ số ESM với phương pháp đánh giá thông dụng hiện
nay ................................................................................................................... 64
4.5. Đề xuất giải pháp....................................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 67
KẾT LUẬN..................................................................................................... 67
KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 70



BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AT

An toàn

ATMT

An toàn môi trường

CTSH

Chất thải sinh hoạt

ESM

Dịch vụ môi trường tối thiểu

HĐND

Hội đồng nhân dân

HST

Hệ sinh thái

NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ


IUCN

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế
(International Union for Conversation of Nature)

PP

Phương pháp

QĐ – UBND

Quyết định của ủy ban nhân dân

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng chính phủ

QL

Quản lý

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường

TĐC

Tái định cư


UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 01

Sơ đồ huyện Chiêm Hóa

Hình 02

Các huyện có dự án TĐC tỉnh Tuyên Quang

Hình 03

Mô hình quả trứng của hệ thống môi trường, IUCN, 1996

Hình 04

Điểm TĐC thuộc 3 dự án đề tài nghiên cứu

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01

Quy trình quy hoạch dự án TĐC

Sơ đồ 02

Các giai đoạn chính của việc thực hiện một dự án TĐC


Sơ đồ 03

Tương quan giữa cấu trúc hệ thống và kiến tạo chỉ sổ

Sơ đồ 04

Hệ thống tái định cư

Sơ đồ 05

Phân hệ điều hành quản lý dự án TĐC vùng hồ thủy điện
Na Hang – Tuyên Quang

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 01

Đường vào 3 điểm TĐC xã Tân An

Ảnh 02

Đèo Khao Khà

Ảnh 03

Bể chứa nước máy chung

Ảnh 04

Giếng tự đào hộ TĐC


Ảnh 05

Phần còn lại của mỏ nước Pó Chuông

Ảnh 06

Mùa mưa nước chảy từ khe đá

Ảnh 07,08

Mùa mưa nước phun từ khe nứt và đùn lên chân cột nhà


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn toàn huyện những năm qua

Bảng 02

Diễn biến dân số và lao động huyện Chiêm hóa những năm qua

Bảng 03

Tra cứu tiêu chí môi trường

Bảng 04

Đánh giá mức độ ATMT điểm TĐC bằng chỉ số ESM


Bảng 05

Các hạng mục xây dựng công trình cơ sở khu TĐC xã Hòa Phú

Bảng 06

Kinh phí hỗ trợ các hộ TĐC xã Hòa Phú

Bảng 07

Kết quả an toàn môi trường tại 3 điểm TĐC xã Tân An, Phúc
Thịnh, Hòa Phú

Bảng 08

So sánh kết quả đánh giá mức độ an toàn môi trường bằng
phương pháp thông dụng hiện nay và chỉ số ESM

Biểu đồ 01

Đánh giá mức độ an toàn môi trường của dự án vùng hồ
thủy điện Na Hang – Tuyên Quang


Luận văn tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Việt Nam là đất nước có tiềm năng khá lớn để phát triển thủy điện, với hệ

thống thủy vực gồm hơn 2.000 sông suối lớn, nhỏ. Về mặt lý thuyết, thủy điện
có thể cung cấp khoảng 308 tỷ Kwh. Trữ năng kỹ thuật thuỷ điện trên toàn lãnh
thổ Việt Nam là 72 tỷ Kwh với công suất từ 10 MW trở lên. Thủy điện hiện đang
chiếm tỷ trọng lớn trong các nguồn sản xuất điện hiện nay. Theo kế hoạch, dự
kiến đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy thủy điện sẽ đạt khoảng 13.000
đến 15.000 MW [2].
Bên cạnh tiềm năng mà Thủy điện mang lại thì một trong những vấn đề
khó khăn và phức tạp nhất đối với các dự án thủy điện là công tác tái định cư
(TĐC), ổn định cuộc sống cho cộng đồng bị tác động bởi việc xây dựng lòng hồ
và cơ sở hạ tầng phát điện, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số. Đây là vấn
đề mà bất kỳ quốc gia nào phát triển thủy điện đều phải đối mặt.
Hiện nay, việc xác định địa điểm xây dựng khu TĐC, do công tác điều tra
cơ bản, khảo sát địa hình, ở nhiểu dự án TĐC chưa kỹ lưỡng, khiến cho nhiều
điểm TĐC thiếu nguồn nước sinh hoạt, thiếu đất xây dựng và sản xuất, không
thuận tiện về giao thông, nhiều điểm TĐC nằm ở vùng sinh thái nhạy cảm, gia
tăng nguy cơ mất an toàn môi trường. An toàn môi trường trong tái định cư là
một lĩnh vực toàn diện bao gồm an toàn về mặt sinh thái và đảm bảo dịch vụ môi
trường tối thiểu cho người dân tại vùng định cư mới.
Mặc dù các dự án thủy điện, thủy lợi lớn ở trong nước ta cơ bản đã triển
khai như Thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, dự án phát triển thủy điện
trên sông Mêkông, thủy điện trong tỉnh Quảng Nam,…, nhưng về mặt pháp lý
vẫn chưa có một quy phạm đầy đủ cho công tác này, khiến mỗi dự án lại được
thực hiện theo một trình tự khác nhau. Báo cáo khả thi của các dự án thủy điện
đều có đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, chất lượng và tính minh bạch
của các báo cáo này là điều đáng quan tâm. Nhiều báo cáo cũng có chỉ ra những

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

1



Luận văn tốt nghiệp

vấn đề môi trường nảy sinh từ quá trình xây dựng đập nhưng giải pháp khắc
phục và giảm thiểu tác động thường ít có tính cụ thể. Bên cạnh đó, yêu cầu về hệ
thống đánh giá, giám sát môi trường thường xuyên trong suốt thời kỳ dự án là
chưa rõ ràng, chưa nêu tiêu chí cần thiết để lựa chọn điểm TĐC an toàn, bền
vững.
Trên thực tế, việc lựa chọn điểm TĐC của dự án thủy điện mới chỉ tập
trung vào các tiêu chí kinh tế - kỹ thuật, xã hội và an ninh quốc phòng. Các tiêu
chí môi trường hầu như không được đề cập, làm cho không ít dự án TĐC không
thực sự thành công. Vì vậy, cần rà soát công tác TĐC dự án thủy điện dưới góc
độ an toàn môi trường, cần tăng cường năng lực và chế tài đối với việc lập và
thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các dự án thủy điện,
loại bỏ bớt những dự án di dân tái định cư thủy điện không đảm bảo an toàn môi
trường.
Dự án thủy điện Na Hang -Tuyên Quang phục vụ cho công tác phòng
chống lũ cho đồng bằng Sông Hồng và thị xã Tuyên Quang, bổ sung lượng nước
vào mùa kiệt và phát điện lên lưới quốc gia. Để thực hiện dự án cần di chuyển
trên 23 nghìn người thuộc 3 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn.
Nhờ có sự hỗ trợ về vốn của nhà nước, hỗ trợ nhân lực địa phương công
tác di dân TĐC của Huyện Chiêm Hoá nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung
đã đạt được kết quả đáng kể.
Tuy nhiên, dự án di dân TĐC thuỷ điện nói chung và dự án di dân TĐC
vùng hồ thủy điện Na Hang - Tuyên Quang chủ yếu tập trung cho cơ sở hạ
tầng…các khía cạnh môi trường thì hầu như chưa được đánh giá nên đã có tác
động xấu đến cuộc sống của cộng đồng dân cư trong điểm TĐC mới. Nhiều công
trình tái định cư không đảm bảo, đang ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân
như: Nền nhà của một số hộ dân TĐC bị sụt lún, một số cơ sở thi công sai vị trí
thiết kế, thiếu rãnh thoát nước dưới ta luy dương, có nguy cơ lở đất...Ngoài ra,

do công tác khảo sát, thiết kế của một số đơn vị tư vấn hạn chế nên dẫn đến hậu

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

2


Luận văn tốt nghiệp

quả một số nhà hộ dân xây dựng nhà trên mặt bằng có nguy cơ lụt lội, nguồn
nước không đảm bảo, nhân dân không thể sử dụng…Do đó, để triển khai dự án
TĐC thủy điện đạt hiệu quả cao, an toàn môi trường, cần phải lồng ghép tiêu chí
môi trường trong xây dựng và đánh giá dự án TĐC thủy điện, cần phải có công
cụ đánh giá định lượng và kiểm chứng, tính toán đơn giản và chi phí cho việc
đánh giá thấp, có hiệu quả.
Trên cơ sở lập luận nêu trên, tác giả đã chọn để tài luận văn là: “An toàn
môi trường trong tái đinh cư dân vùng hồ thuỷ điện Na Hang – Tuyên
Quang”. Luận văn tiến hành nghiên cứu an toàn môi trường trong dự án tái định
cư tại 3 xã: Tân An,Phúc Thịnh, Hoà Phú, huyện Chiêm hoá,Tỉnh Tuyên Quang.

2.Mục tiêu và ý nghĩa đề tài
2.1.Mục tiêu
Xác định, phân tích, đánh giá được mối liên hệ chính trong hệ thống TĐC;
mức độ an toàn môi trường dự án TĐC vùng hồ thủy điện Na Hang – Tuyên
Quang qua nghiên cứu dự án tái định cư của Huyện Chiêm Hóa tại 3 xã Tân An,
Phúc Thịnh, Hòa Phú bao gồm: đảm bảo chức năng sinh thái điểm tái định cư
(cung ứng nơi ở an toàn, không nằm trong vùng sinh thái độc hại…); đảm bảo
khả năng cung ứng dịch vụ môi trường tối thiểu, từ đó đề xuất tiêu chí đánh giá,
lựa chọn điểm TĐC an toàn, bền vững.
Xây dựng được chỉ số an toàn môi trường điểm TĐC thủy điện (gọi tắt là

chỉ số cung cấp dịch vụ môi trường tối thiểu – ESM) định lượng được, có thể
kiểm chứng, cập nhật, tính toán đơn giản và chi phí đầu tư có hiệu quả.
Đánh giá, phân tích được mức độ thành công dự án TĐC vùng hồ thủy
điện NaHang – Tuyên Quang ở Huyện Chiêm Hóa, từ đó thiết lập yếu tố cần
thiết để đánh giá và lựa chọn các điểm tái định cư trong công tác lập quy hoạch,
kế hoạch, đánh giá tác động môi trường dự án TĐC sao cho hiệu quả.

Ý nghĩa của đề tài:

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

3


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích đánh giá dự án TĐC vùng hồ thủy điện Na Hang – Tuyên
Quang tại huyện Chiêm Hóa. Phân tích hệ thống môi trường điểm TĐC, xây
dựng được chỉ số đánh giá mức độ an toàn môi trường điểm TĐC nhằm áp dụng
để đánh giá dự án tái định cư bền vững vùng hồ thủy điện Na Hang – Tuyên
Quang.
Đưa ra hướng dẫn và khuyến nghị về môi trường cho dự án TĐC nhằm
đảm bảo tính an toàn về môi trường của điểm TĐC, góp phần hỗ trợ cho công
tác xác định, xây dựng địa điểm khu TĐC bền vững trong quá trình Quy hoạch
di dân tái định cư.
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Ứng dụng tiếp cận hệ thống vào công tác qui hoạch, lựa chọn điểm tái
định cư dự án thủy điện là cơ sở tiếp cận tới phương pháp luận khoa học cho
việc lựa chọn vùng tái định cư và các tiêu chí đánh giá mức độ thành công của

dự án tái định cư thủy điện.
Góp phần làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường dự án tái định cư nói chung và phương án lựa chọn điểm
tái định cư bền vững nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: góp phần bổ sung phương pháp đánh giá mức độ an
toàn môi trường dự án TĐC vùng hồ thủy điện Na Hang- Tuyên Quang, đồng
thời có thể sử dụng tham khảo trong nghiên cứu khoa học.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được giới hạn trên phạm vi hành chính 3
xã Tân An, Phúc Thịnh, Hòa Phú thuộc huyện Chiêm Hóa - Tỉnh Tuyên Quang
3.2. Đối tượng nghiên cứu: các hộ gia đình trong dự án TĐC

4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phục lục, luận văn
gồm 2 phần với 4 chương có nội dung cơ bản sau:

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

4


Luận văn tốt nghiệp

Phần 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan tài liệu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Phần 2: Kết quả và thảo luận
Chương 3: Xây dựng chỉ số an toàn môi trường trong TĐC thủy điện
NaHang – Tuyên Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Chương 4: Áp dụng chỉ số ESM đánh giá mức độ an toàn môi trường
của các dự án TĐC tại 3 xã Tân An, Phúc Thịnh, Hòa Phú.

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

5


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản lên quan đến đề tài Luận văn
1.1.1. Nhận thức chung về tái định cư:
Định nghĩa: Tái định cư (TĐC) là việc lập một nơi ở, một quần cư mới
cho một nhóm hộ gia đình hoặc một cộng đồng vì những lý do rất khác
nhau.[18]
Trong công tác quản lý, người ta thường chia TĐC làm hai loại: TĐC tự
phát được tạo ra do các dòng di dân tự do và TĐC theo kế hoạch. Trong đó TĐC
theo kế hoạch là loại phổ biến hơn nhằm:
- Bố trí lại dân cư vì các lý do ổn định kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng, hoặc tránh các địa điểm thiên tai, sự cố môi trường.
- Nhà nước thu hồi đất đai để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu
phát triển đất nước.
Vai trò của di dân TĐC:
Di cư và TĐC giúp cho xã hội sử dụng được nguồn tài nguyên đa dạng
của trái đất, làm tăng khả năng tải của lãnh thổ và khởi động quá trình văn minh
trên cơ sở hội nhập các nền văn hoá và kinh nghiệm sử dụng tài nguyên. Tuy
nhiên TĐC có thể thất bại cả về phương diện xã hội lẫn phương diện môi trường

do thiếu cân nhắc mối quan hệ giữa động lực dân cư và môi trường cư trú. Khả
năng thành công của tái định cư tăng lên nhờ công tác quy hoạch hợp lý, xử lý
tốt mối quan hệ sinh thái học và khai thác hợp lý tài nguyên môi trường. Đánh
giá môi trường, hiểu rõ thuận lợi và khó khăn của vùng đất sẽ định cư đóng vai
trò chủ chốt trong việc xác lập các mô hình TĐC.
1.1.2. Tái định cư bền vững: được hiểu là một quá trình liên tục cân bằng và
có sự hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường trên cơ sở quan điểm

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

6


Luận văn tốt nghiệp

phát triển bền vững của Viện Quốc tế về môi trường và phát triển (International
Institute Environmental and Development – IIED) cho rằng phát triển bền vũng
đòi hỏi phải là một quá trình dàn xếp thỏa hiệp giữa các nhân tố kinh tế, xã hội,
tự nhiên.
1.1.3. An toàn môi trường (ATMT):
ATMT là trạng thái mà một hệ thống môi trường có khả năng đảm bảo
điều kiện sống an toàn của con người cư trú trong hệ thống đó [17]. Quá trình
gây mất ổn định trong hệ thống môi trường chính là tai biến môi trường.
Cùng với thuật ngữ ATMT thì thuật ngữ "an ninh môi trường" cũng được
sử dụng ở quy mô lớn hơn (Quốc gia, khu vực hay Quốc tế).
Như vậy, có thể thấy ATMT được sử dụng trong phạm vi nhỏ hơn (địa
phương) như: rò rỉ phóng xạ từ một bệnh viện, cháy một khu rừng, một trận lũ
quét tại một huyện, một trận dịch tả do ô nhiễm nước tại một địa phương, một
trận ngộ độc thức ăn do ô nhiễm thực phẩm tại một xí nghiệp...
Theo đó, ATMT điểm TĐC là khả năng đảm bảo các chức năng sinh thái

và sinh thái nhân văn đối với cộng đồng dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội
của điểm TĐC.

1.2. Những nguyên tắc môi trường trong tái định cư: theo nghiên cứu của
Nguyễn Đình Hòe, (2000), Dân số, định cư, môi trường, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội [18] có một số nguyên tắc môi trường trong tái định cư cần được áp
dụng, cụ thể như sau:
Tính bền vững
Nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa điểm định cư, quan trọng nhất là
đất, nước, thực vật đối với tái định cư nông nghiệp, tài nguyên vị thế đối với tái
định cư phi nông nghiệp.
Khả năng của người nhập cư về hoạt động kinh tế và quản lý tài nguyên
môi trường khu tái định cư. Khả năng hỗ trợ của các cơ quan quốc gia, khu vực
và địa phương về kỹ thuật và những phương tiện khác để duy trì dự án một khi

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

7


Luận văn tốt nghiệp

nhưng hỗ trợ khác bên ngoài không còn nữa. Khả năng hoà nhập về văn hoá,
phong tục tập quán giữa cộng đồng nhập cư và cộng đồng địa phương.
Tính công bằng:
Cộng đồng tái định cư và cộng đồng bản địa có quyền như nhau đối với sử
dụng tài nguyên vùng dự án: đất đai, nhà cửa, nguyên vật liệu, sự hỗ trợ tài chính
và tín dụng, các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục và đào tạo…
Phù hợp sinh thái:
Dự án tái định cư phải phù hợp với chức năng sinh thái của vùng chuyển

đến để đảm bảo phát triển lâu dài mà không làm suy thoái tài nguyên môi
trường.
Tính phù hợp:
Rất hiếm trường hợp địa điểm định cư có điều kiện sinh thái giống quê
hương của những người tái định cư. Vì vậy, cần phải tiến hành hoạt động đào
tạo, hướng dẫn người chuyển cư biết sử dụng bền vững tài nguyên môi trường ở
nơi ở mới, hoà nhập văn hoá với cộng đồng bản địa và biết cách thích nghi, ứng
xử với các loại dịch bệnh địa phương. Mặt khác cũng phải hướng dẫn cộng đồng
địa phương biết cách ứng xử, hoà nhập với văn hoá của cộng đồng nhập cư.
Tính Đa dạng:
Tạo tính đa dạng về sinh thái và kinh tế đủ sức ứng phó với các biến động
về môi trường, kinh tế xã hội nơi TĐC. Sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài
nguyên nơi TĐC, giảm chất thải. Sử dụng tối đa sức lao động của cộng đồng.
Giám sát và quản lý thích ứng:
Nhìn chung, khó có thể dự báo hết các tác động môi trường của một dự án
TĐC. Do đó, quan trắc môi trường (cả tự nhiên lẫn xã hội nhân văn) là cần thiết
để phát hiện rủi ro gây giảm tính bền vững của dự án, từ đó điều chỉnh cách quản
lý và ứng xử. Nội dung cần giám sát bao gồm: độ phì của đất, chất lượng nước
mặt, nước ngầm, đa dạng sinh học, các xung đột môi trường, sức khoẻ cộng
đồng, khả năng khôi phục và phát triển sản xuất…

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

8


Luận văn tốt nghiệp

1.3. Những vấn đề môi trường trong công tác tái định cư thủy điện ở Việt
Nam

Trong giai đoạn 1995-2009, nước ta xây dựng 22 công trình thủy điện trọng
điểm trên cả nước, có tới gần 49.800 hộ gia đình bị ảnh hưởng tới đời sống,
trong đó có gần 39.800 hộ với gần 194.000 người phải di chuyển tái định cư đến
địa bàn mới. Tính đến cuối năm 2006, đã có 21.580 hộ với hơn 103.400 người
được di chuyển tới nơi ở mới [4].
Hiện nay công tác di dân TĐC trong công trình thuỷ điện vẫn đang là một
vấn đề bức xúc. Về nguyên tắc, các giai đoạn quy hoạch được thực hiện theo
trình tự sơ đồ 01:
Quy hoạch
định hướng

Quy hoạch tổng thể

Quy hoạch chi tiết

Giai đoạn báo cáo đầu tư

Giai đoạn dự án đầu tư

Giai đoạn đầu tư công trình

Sơ đồ 01: Qui trình quy hoạch dự án TĐC
Thực tế cho thấy, hiện chưa có một quy trình, quy phạm hướng dẫn đầy
đủ cho công tác TĐC thủy điện; công tác khảo sát, thiết kế điểm TĐC có nhiều
hạn chế, chưa xác định một cách toàn diện các nguy cơ tiềm ẩn… là những
nguyên nhân của sự không an toàn của điểm tái định cư. Các vấn đề môi trường
trong các dự án TĐC thủy điện thường thấy là:
Vấn đề sinh thái:
Điểm TĐC được xây dựng trên khu vực có độ dốc lớn:
Điển hình ở công trình thủy điện An Khê-Ka Nak trên địa bàn huyện


Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

9


Luận văn tốt nghiệp

Kbang đã bố trí khu tái định cư, nhà ở của nhân dân bên sườn dốc núi rất nguy
hiểm. Hầu hết các khu tái định cư không có đất dự phòng, do sát với rừng [32].
Theo khảo sát của UBND huyện Đắc Glong thì có trên 80/320 căn nhà đã
được xây dựng có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào vì được xây dựng trên mặt bằng
có độ dốc đến 40%, tháng 9 Đăk Nông vẫn chưa vào cao điểm mùa mưa lũ
nhưng đã có khoảng 20 căn nhà bị sạt lở [32].
Khu TĐC được xây dựng nằm dưới hành lang an toàn lưới điện cao thế:
Huyện Bắc Trà My có hơn 1.200 hộ dân trên địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp
từ các dự án thủy điện. Trong đó, hàng trăm hộ phải chịu cảnh tái định cư đến
nơi ở mới cách nơi ở cũ đến hơn 30km, có hàng loạt nhà dân ở khu tái định cư bị
rò rỉ điện, tính mạng dân không đảm bảo [27].
Khu TĐC được xây dựng trên khu vực có nhiều nguy cơ về địa chất (sụt
lún, trượt lở):
Mặt bằng điểm TĐC xóm 10, xã Lang Quán; thôn Tân Lập, thị trấn Na
Hang, huyện Na Hang (Tuyên Quang) nền nhà của một số hộ dân TĐC bị sụt
lún. Nhà mầm non thôn Tân Lập thi công sai vị trí thiết kế, thiếu rãnh thoát nước
dưới ta luy dương, có nguy cơ lở đất và nước mưa tràn qua tường vào sân trường
[45].
22 hộ TĐC Khu TĐC ở Bản Thàn (xã Phúc Yên) tỉnh Tuyên Quang, Sau
đợt nước dâng cao đầu tháng 11/2008, nhiều hộ bị mất đất sản xuất, có hộ thì bị
sụt, nứt móng nhà rất nguy hiểm [20].
Vấn đề dịch vụ môi trường:

Dự án tái định cư gặp nhiều khó khăn về cấp nước sinh hoạt:
Tại Sơn La, dù nằm trên thượng nguồn 3 lưu vực sông lớn là sông Đà,
sông Mã, sông Bứa (chảy vào sông Thao), nhưng do địa hình núi cao và dốc, lại
chưa có công trình trữ nước để điều tiết, nên nhiều địa phương vẫn khó khăn về
cấp nước sinh hoạt [5].

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

10


Luận văn tốt nghiệp

Khu Tái định cư thủy điện Sơn La tại phường Noong Bua thành phố Điện
Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) khoảng hơn 600 cái bình chứa tại Khu Tái định cư
này thì chỉ có khoảng 60% số bình có nước để chứa, 40% số còn lại thì có thất
thường hoặc không có nước và khoảng 40% số hộ gia đình luôn trong tình trạng
thiếu nước để ăn uống và sinh hoạt [11].
Nhiều điểm tái định cư như thôn Làng Non, xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa,
Quảng Trị)... vẫn thiếu kênh mương tưới tiêu, hệ thống thủy lợi. Nghiêm trọng
hơn, ở điểm tái định cư Thủy điện Tuyên Quang, Bản Vẽ, Rào Quán, do công tác
quản lý và quy mô công trình chưa phù hợp nên còn thiếu nước sinh hoạt nghiêm
trọng, có nơi mùa khô, 6 - 7 tháng không có nước...[5].
Chất lượng nước sinh hoạt không đảm bảo: Công trình nước sạch ở xã
Nhân Mục, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có 6 giếng đào nguồn nước
không đảm bảo, nhân dân không thể sử dụng (nước có mùi hôi)..Công trình hệ
thống nước tự chảy xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên thiết kế bên dưới những vườn
cam nên có nguy cơ ô nhiễm độc khi nhân dân phun thuốc bảo vệ thực vật khi
cây cam bị sâu bệnh phá hoại... [45].
Những vấn đề môi trường nảy sinh trong dự án TĐC nêu trên cho thấy

những hạn chế trong công tác quy hoạch, lựa chọn điểm TĐC. Các nhà quy
hoạch chỉ quan tâm đến yếu tố kinh tế, kỹ thuật, an ninh, quốc phòng mà chưa
tính đến vấn đề môi trường trong dự án tái định cư bao gồm đảm bảo chức năng
sinh thái và chức năng sinh thái nhân văn là khả năng cung cấp dịch vụ môi
trường thiết yếu cho con người như nước sạch,…, đây là nguyên nhân dẫn đến
hầu hết dự án TĐC Thủy điện không thành công.
Do đó, ngay từ đầu trong giai đoạn quy hoạch định hướng đến quy hoạch
tổng thể và quy hoạch chi tiết phải lồng ghép tiêu chí môi trường, phải tiến hành
nghiên cứu đặc thù sinh thái và khả năng cung cấp dịch vụ môi trường từng vùng
đề lựa chọn điểm TĐC vững về mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

11


Luận văn tốt nghiệp

Bài toán TĐC đặt ra là làm sao để lựa chọn điểm TĐC thủy điện đảm bảo
an toàn môi trường? Như vậy, bên cạnh việc xây dựng thủy điện đáp ứng sự phát
triển kinh tế - xã hội thì việc xây dựng điểm TĐC thỏa mãn các tiêu chí sinh thái
và sinh thái nhân văn.

1.4. Một số nghiên cứu lồng ghép tiêu chí môi trường vào dự án TĐC tại
Việt Nam trong những năm qua
TĐC thủy điện hiện đang là vấn đề bức xúc, thu hút sự quan tâm của các
ngành, các cấp địa phương.Hiện nay, các nghiên cứu về di dân TĐC ở nước ta
trong những năm qua còn rất ít. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu như:
“Võ Kim Cương, viện nghiên cứu và phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí
Bất Động Sản số 40 ngày 05/05/2007”; Dự án VIE/95/2004, Philip Guest(1998),

Động lực di dân nội địa ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội; Đỗ Văn
Hòa,1999, Nghiên cứu di dân ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp” và một số nghiên
cứu khác có liên quan.
Qua các nghiên cứu và hiện trạng công tác tái định cư dự án thủy điện ở
nước ta cho thấy:
Phần lớn quan điểm tiếp cận quy hoạch, lựa chọn điểm TĐC riêng lẻ,
không theo hệ thống. Vì vậy, điểm TĐC tiềm ẩn những vấn đề rủi ro không được
tính đến như: nằm trong vùng sinh thái nhạy cảm, dễ sụt lún, lũ lụt…Các nơi
định cư mới thường kém hơn nơi cộng đồng dân tái định cư từng sống, do đặc
điểm canh tác cũng như phong tục tập quán, lối sinh hoạt... Vấn đề ổn định đời
sống người dân tại vùng tái định cư thường ít được quan tâm đề cập hoặc đề cập
còn sơ sài, mang tính chung chung và hình thức. Các vấn đề về môi trường hầu
như không được đề cập tới, trong khi thành công của một dự án TĐC là phải
đảm bảo hài hòa 3 tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường theo quan điểm bền
vững của IUCN.
Quan điểm tiếp cận coi điểm TĐC là một hệ thống môi trường, đây là một
hướng đi mới. Trên cơ sở coi điểm TĐC là một hệ thống để tìm ra các tiêu chí

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

12


Luận văn tốt nghiệp

đánh giá, chỉ thị nhận biết và chỉ số đánh giá tính bền vững của dự án TĐC nói
chung và dự án TĐC thủy điện nói riêng là hết sức cần thiết. Giúp nhà quy hoạch
đánh giá được các rủi ro của dự án ngay từ giai đoạn ban đầu khi lập quy hoạch,
kế hoạch để lựa chọn điểm TĐC. Do đó, có rất ít nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Một số nghiên cứu điển hình như:

- Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hòe, 2004, “Xác lập các tiêu chí môi
trường cho điểm tái định cư bền vững: nghiên cứu tại Thái Nguyên và Quảng
Nam” Tạp chí Dân số và Phát triển số 11. Nghiên cứu đưa ra tiêu chí đánh giá
điểm TĐC trên cơ sở đánh giá chức năng sinh thái và chức năng sinh thái nhân
văn. Nghiên cứu chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến điểm TĐC không bền vững
và đề xuất phương án giải quyết cụ thể.
- Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cự, Ngô Văn Giới, 2006, Khoa môi
trường, Trường Đại học khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,“Thực trạng và những
giải pháp nhằm nâng cao sự bền vững khu tái định cư tiên sơn và Nà Nhụng”,
Tạp chí khoa học. Nghiên cứu sử dụng phương pháp BS (Barameter of
Sustainaility) do UICN đề xuất năm 1996, dựa trên cơ sở đánh giá về mặt phúc
lợi sinh thái và phúc lợi nhân văn.
Có thể nói ứng dụng tiếp cận hệ thống xây dựng chỉ số đánh giá điểm tái
đinh cư là một công cụ linh hoạt để đánh giá mức độ thành công dự án TĐC nói
chung và các dự án TĐC nói riêng.

1.5. Vài nét sơ lược về dự án thủy điện Na Hang -Tuyên Quang
Dự án thuỷ điện Na Hang - Tuyên Quang được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, với các nội dung chính như sau:
- Chủ đầu tư: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
- Địa điểm xây dựng: Trên sông Gâm thuộc địa phận xã Vĩnh Yên và thị
trấn Na Hang thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
- Mục đích đầu tư:

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

13


Luận văn tốt nghiệp


+ Xây dựng hồ chứa với dung tích 1,0 tỷ m3 nước để tham gia phòng
chống lũ cho đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội.
+ Xây dựng nhà máy phát điện cung cấp cho lưới điện quốc gia với công
suất lắp máy 342 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,295 tỷ kWh.
+ Tạo nguồn bổ sung lưu lượng nước mùa kiệt cho đồng bằng sông Hồng.
- Tổng mức đầu tư: 7.522 tỷ đồng (trong đó có 1.293,273 tỷ đồng là chi
phí cho công tác di dân, TĐC).
- Nguồn vốn đầu tư: vốn đầu tư cho công trình huy động từ vốn của Tổng
Công ty Điện lực Việt Nam, vay quỹ hỗ trợ phát triển hoặc vay một phần của
nước ngoài, phát hành trái phiếu; vốn ngân sách cấp cho công tác đền bù di dân,
TĐC.
- Tổng thầu thi công công trình thuỷ điện: Tổng Công ty Sông Đà.

1.6. Cơ sở pháp lý của dự án tái định cư vùng hồ thủy điện Na Hang Tuyên Quang
- Điều 18 mục 2 chương 3 trong Luật Môi trường 2005, điều luật này quy
định các công trình trọng điểm quốc gia phải đánh giá tác động môi trường như
dự án xây dựng thủy điện Na Hang – Tuyên Quang;
- Nghị định số 21/NĐ-CP ban hành ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính
phủ về việc Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
hướng dẫn thi hành Luật môi trường 2005;
- Luật đất đai ngày 16 tháng 11 năm 1993;
- Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật
Đất đai;
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP và Nghị định 123/2007/ NĐ-CP quy định
cụ thể về phương pháp áp giá đất và các khung giá đất trong trường hợp Nhà
nước thu hồi đất để xây dựng công trình;
- Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đầu tư Dự án thuỷ điện Na Hang (nay là thuỷ điện Tuyên


Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

14


Luận văn tốt nghiệp

Quang);
- Văn bản số 259/CP-NN của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 11/3/2003
giao về việc Giao UBND các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn làm chủ
đầu tư phần đền bù, di dân và TĐC thuộc dự án thuỷ điện Tuyên Quang trên địa
bàn từng tỉnh;
- Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy định tạm thời về bồi thường, tái định cư thuỷ điện
Tuyên Quang;
- Quyết định số 08/QĐ –TTg ngày 12 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thuỷ
điện Tuyên Quang;
- Quyết định số 675/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Về việc đổi tên Quyết định và sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ Quy định tạm thời về bồi thường, tái định cư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang;
Quyết định số 305/QĐ – UBND ngày 7 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban
nhân dân huyện Chiêm Hóa về việc Về việc ban hành Quy định về đơn giá bồi
thường, hỗ trợvà tái định cư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang.
Nhận xét chung:
- Các bộ luật, quyết định, văn bản nêu trên thiếu quy định về an toàn môi
trường trong tái định cư, cơ sở pháp lý chủ yếu quy định về bồi thường, đơn giá
bồi thương, hỗ trợ và tái định cư như Văn bản số 259/CP-NN, Quyết định số
937/QĐ-TTg, Quyết định số 08/QĐ –TTg, Quyết định số 675/QĐ-TTg, Quyết

định số 305/QĐ – UBND.
- Cơ sở pháp lý trên chưa có luật, quyết định, văn bản nào quy định công
tác qui hoạch, lựa chọn điểm TĐC dự án tái định cư thủy điện Na Hang – Tuyên
Quang; có Quyết định số 08/QĐ –TTg của Thủ tướng chính phủ việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang, quyết định

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

15


Luận văn tốt nghiệp

chủ yếu quy định về huyện tái định cư, lượng dân cần tái định cư và phân bổ
nguồn vốn đầu tư, quyết định chưa quy định rõ ràng về công tác quy hoạch và
lựa chọn điểm TĐC.

1.7. Vài nét sơ lược điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội huyện Chiêm hóa
1.7.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Chiêm Hoá nằm ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang nằm trong toạ độ địa
lý từ 21o58’21” đến 22o30’56” vĩ độ Bắc và từ 104o58’21” đến 105o31’33” kinh độ
Đông, có vị trí địa lý như sau:
Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn; phía Bắc giáp huyện Na
Hang; phía Tây Bắc giáp huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang; phía Tây Nam giáp
huyện Hàm Yên; phía Nam giáp huyện Yên Sơn.

Hình01: Sơ đồ vị trí huyện Chiêm Hóa
Diện tích tự nhiên toàn huyện là 146.061,82 ha, chiếm 24,88% diện tích
tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang. Huyện Chiêm Hoá có 28 xã và 1 thị trấn, phân

bố trên địa bàn khá rộng, xã xa nhất cách trung tâm huyện trên 45 km. Huyện có
tuyến đường ĐT 190 chạy qua và được coi như một tuyến giao thông xương
sống huyết mạch. Hệ thống các tuyến đường giao thông liên xã về cơ bản đã

Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT

16


×