Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thực Trạng Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hợp Tác Xã Sản Xuất Chè Trên Địa Bàn Xã Tân Cương – Tp Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.45 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CƠ SỞ
MÃ SỐ: T2012- 75
Tên đề tài:
“THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX SẢN XUẤT CHÈ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN CƯƠNG – TP THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI
NGUYÊN”

Chủ trì đề tài: Trần Cương

Thái Nguyên, năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CƠ SỞ
MÃ SỐ: T2012- 75
Tên đề tài:
“THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX SẢN XUẤT CHÈ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN CƯƠNG – TP THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI
NGUYÊN”

Chủ trì đề tài
Những người tham gia
Thời gian thực hiện
Địa điểm



: Trần Cương
: Nguyễn Minh Hải
: Hoàng Văn Chuyền
: Từ 03/2012 – 03/2013
: Tân Cương -Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2013


1
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài:
“Thực trạng tổ chức và hoạt động của htx sản xuất chè trên địa bàn xã Tân Cương – TP Thái
Nguyên tỉnh Thái Nguyên”
Mã số: T 2012 - 75
Chủ nhiệm đề tài

: Trần Cương

Cơ quan chủ trì đề tài

: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thời gian thực hiện

: Từ tháng 03/2012 đến 03/2013

1. Mục tiêu

Tìm hiểu được thực trạng công tác tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh
của HTX chè tiêu biểu trên địa bàn xã Tân Cương – TP Thái Nguyên tỉnh Thái
Nguyên. Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong phương thức tổ chức
hoạt động của HTX chè trên địa bàn xã Tân Cương. Qua đó đề xuất được một số
định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX chè.
2. Nội dung chính
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động của HTX sản xuất chè trên địa bàn
xã Tân Cương – TP Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
- Đề ra các giải pháp có tính khoa học, thực tiễn về phát triển HTX chè trên địa
bàn xã Tân Cương nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém trong công tác tổ
chức, điều hành hoạt động của các HTX nông nghiệp đặc biệt là các HTX chè trong
giai đoạn hiện nay
3. Kết quả đạt được
- HTX nông nghiệp với vai trò là nòng cốt của kinh tế tập thể đóng vai trò hết
sức quan trọng đối với phát triển kinh tế hộ xã viên, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp,
xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế
không thể thiếu ở nông thôn để liên kết kinh tế, tiếp cận thị trường, xây dựng thương
hiệu nông sản; đồng thời là cơ sở để liên kết những người nông dân đi lên sản xuất


2

hàng hóa tập trung với quy mô lớn, tạo ra sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản và
chuỗi giá trị gia tăng ngày càng cao.
- Tuy nhiên hiện nay, kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX nông nghiệp trên
địa bàn Thái Nguyên còn nhiều yếu kém, bất cập, năng lực hạn chế, môi trường
hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh dần bị thu hẹp, doanh thu thấp…Kinh tế
HTX chiếm tỷ lệ thấp trong tổng sản phẩm xã hội, chưa đủ sức đảm nhiệm tốt vai
trò cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, những nơi chưa có HTX nông nghiệp,

chính quyền thôn phải quản lí điều hành cả dịch vụ nông nghiệp, bởi tính đặc thù
trong nông nghiệp mà các thành phần kinh tế khác chưa làm được và nếu có làm thì
cũng sẽ không có hiệu quả. Những hạn chế, yếu kém đó tồn tại do ảnh hưởng của
nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan đã tác động tới sự phát triển của các HTX.
- Thông qua quá trình nghiên cứu, trên cơ sở đánh giá tình hình phát triển,
những thuận lợi và khó khăn cũng như phân tích để chỉ ra những điểm mạnh và
điểm yếu của hợp tác xã chè Minh Thu trên địa bàn xã Tân Cương Thành phố Thái
Nguyên. Đề tài nêu lên một số giải pháp: Các phương pháp và các tổ chức cho
nhân viên; Luật Hợp tác xã tuyên truyền, chính sách thuế, chính sách tín dụng,
chính sách giải quyết nợ tồn đọng của hợp tác xã; ứng dụng xúc tiến thương mại,
khoa học và công nghệ, các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hoá,
các giải pháp quản lý tài chính cho các hợp tác xã, nâng cao trình độ cho cán bộ
quản lý hợp tác xã... để góp phần đáng kể vào sự phát triển của hợp tác xã Minh
Thu nói riêng và của các hợp tác xã chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.


3

SUMMARY OF FINDINGS
TOPICS OF SCIENCE AND TECHNOLOGY BASE

Project title:
"Status of the organization and operation of cooperatives tea production in the
Tân Cương - Thai Nguyen City – Thai Nguyen province"
Code number: T 2012-75
Project manager: Tran Cuong
Agency subject: Thai Nguyen University Of Agriculture And Forestry
Implementation period: Duration:From 03/2012 to 03/2012
1. Objectives:

Find out the real situation of the organization and business activities of the
typical tea cooperative in Tan Cuong - Thai Nguyen city- Thai Nguyen province.
Evaluate the advantages and disadvantages of the methods of operation of the
cooperative society tea in Tan Cuong. Thereby suggest some directions and
solutions to improve the performance of cooperative tea.
2. Main contents:
- Find out the status of the organization and operation of cooperatives tea
production in the Tan Cuong - Thai Nguyen city
- Subject to the solution of scientific and practical development cooperative
society tea in Tan Cuong in order to overcome the difficulties and weaknesses in
the organization and operation of cooperatives especially agricultural cooperatives
tea in the current period
3. Results obtained:
- Agricultural cooperatives as the core of the collective economy plays an
important role for the economic development of member households, boost
agricultural production, poverty alleviation, agricultural development new villages.
Agricultural cooperative economic organizations in rural indispensable to
economic integration, marketing, branding of agricultural products, and also as a
basis for linking farmers to produce more commodity focus to large-scale, creating
competitiveness of agricultural commodity value chains and increasing.
- But now, the collective economy that is the core of agricultural cooperatives
in the province of Thai Nguyen is still weak and inadequate, limited capacity,
environmental services business shrinking, low turnover ... cooperative Economics
low proportion of the total social product, not good enough to take on the economic
role of the state became the foundation of the national economy, to meet the


4

requirements of economic integration international. On the other hand, where no

agricultural cooperatives, rural authorities to the executive management of
agricultural services, by characteristics of the agricultural sector and if others do
not have to do it also will not effective. The limitations and weaknesses that exist
due to the influence of many factors, including objective reasons and subjective
reasons have an impact on the development of cooperatives.
- Through the research process, on the basis of assessment of the development,
the advantages and disadvantages as well as analysis to point out the strengths and
weaknesses of tea cooperative social Minh Thu in Tan Cuong Thai Nguyen city.
Topic raises a number of solutions: methods and staff organization; propaganda
Cooperative Law, tax policy, credit policy, debt settlement policies backlog of
cooperative applications trade promotion, science and technology, solutions to
promote the development of commodity economy, the financial management
solutions for cooperatives, improve staff cooperative management ... to contribute
significantly to the development of cooperatives, and in particular the Minh Thu of
the co-operative tea in Thai Nguyen province in general.


5

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I ................................................................................................................ 12
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 12
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 12
1.2. Mục đích, mục tiêu của đề tài ...................................................................... 13
1.2.1. Mục đích của đề tài .................................................................................... 13
1.2.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 13
1.3. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 13
PHẦN II ............................................................................................................... 14
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 14

2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 14
2.1.1. Một số vấn đề về HTX ................................................................................. 14
2.1.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 14
2.1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp ........................... 14
2.1.1.3. Điều lệ HTX.............................................................................................. 15
2.1.1.4. Các loại hình HTX .................................................................................... 16
2.1.2. HTX nông nghiệp......................................................................................... 17
2.1.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 17
2.1.2.2. Vai trò của HTX nông nghiệp ................................................................... 18
2.1.2.3. Các đặc trưng của HTX nông nghiệp........................................................ 18
2.1.2.4. Các hình thức của HTX nông nghiệp ........................................................ 19
2.2. Tình hình phát triển HTX ở Việt Nam ........................................................ 20
2.2.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1975 ........................................................... 20
2.2.2. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay ..................................................................... 22
2.2.3. Một số bài học để phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam ................ 27
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 29
3.1. Đối tượng - Địa điểm - Thời gian nghiên cứu ............................................. 29


6

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 29
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 29
3.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 29
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 29
3.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Tân Cương ............................. 29
3.2.2. Tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động của HTX sản xuất chè trên địa
bàn xã Tân Cương – TP Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên ................................... 29
3.2.3. Đề ra các giải pháp có tính khoa học, thực tiễn về phát triển HTX chè trên
địa bàn xã Tân Cương nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém trong công

tác tổ chức, điều hành hoạt động của các HTX nông nghiệp đặc biệt là các HTX
chè trong giai đoạn hiện nay .................................................................................. 29
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 29
3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ......................................................... 29
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 30
3.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................ 30
3.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp ......................................................................... 30
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 30
3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 31
PHẦN IV.............................................................................................................. 32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................... 32
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Tân Cương ............ 32
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên....................................................................... 32
4.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 32
4.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng. ............................................................................... 32
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết. ....................................................................... 34
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .............................................................................. 34
4.1.2.1. Đặc điểm kinh tế của xã Tân Cương ......................................................... 34
4.1.2.2. Đặc điểm xã hội của xã Tân Cương. ......................................................... 35


7

4.1.2.3. Cơ sở vật chất của xã. .............................................................................. 37
4.2. Tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động của HTX sản xuất chè trên địa
bàn xã Tân Cương – TP Thái Nguyên. .............................................................. 38
4.2.1. Tình hình tổ chức của HTX chè Minh Thu .............................................. 38
4.2.1.1. Vài nét chung về HTX chè Minh Thu ....................................................... 38
4.2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ chính của HTX chè Minh Thu ............................ 40
4.2.2. Tình hình hoạt động của HTX chè ........................................................... 40

4.2.2.1. Tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã Tân Cương ................................... 40
4.2.2.2. Tình hình sản xuất của các HTX chè và cơ sở SXKD ............................... 43
4.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển của HTX chè Minh Thu .............. 60
4.3.1. Thành tựu đạt được .................................................................................... 60
4.3.2. Một số hạn chế ......................................................................................... 61
4.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế .............................................................. 62
4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX chè Minh Thu ............. 62
4.4.1. Giải pháp về phương thức tổ chức và công tác cán bộ .............................. 62
4.4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................................. 63
4.4.2.1. Chính sách thuế ........................................................................................ 63
4.4.2.2. Chính sách tín dụng .................................................................................. 64
4.4.2.3. Xúc tiến thương mại ................................................................................. 64
4.4.2.4. Ứng dụng khoa học công nghệ ................................................................. 64
4.4.3. Giải pháp thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển......................................... 65
4.4.4. Giải pháp quản lý tài chính ........................................................................ 65
4.4.4.1. Đổi mới công tác quản lý tài chính ........................................................... 65
4.4.4.2. Thực hiện tốt chế độ kế toán trong các hợp tác xã .................................... 66
4.4.5. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý 67
PHẦN V ............................................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 68
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 68


8

5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 68
5.2.1. Kiến nghị với các cấp chính quyền............................................................. 68
5.2.2. Đối với HTX ................................................................................................ 69
5.2.3. Đối với hộ nông dân ................................................................................... 69
5.2.4. Đối với Viện Nghiên cứu, Trường Đại học ................................................ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 70


9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số lượng HTX và xã viên của một số tỉnh trong cả nước....................... 25
Bảng 4.1 :Cơ cấu sử dụng đất của xã qua các năm từ 2010- 2012 ......................... 33
Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế xã Tân Cương năm 2012 ............................................... 34
Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của xã Tân Cương qua 3 năm (2010 –
2012) ........................................................................................................ 36
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chè búp tươi tại xã Tân Cương ............. 41
Bảng 4.5.Thông tin chung của các HTX, cơ sở SXKD trên địa bàn xã .................. 44
Bảng 4.6. Tổng hợp trình độ của cán bộ làm công tác quản lý HTX ...................... 45
Bảng 4.7. Số lượng và giới tính trong HTX và cơ sở SXKD ................................. 47
Bảng 4.8. Hệ thống nhà xưởng dùng trong sản xuất của HTX ............................... 48
Bảng 4.9. Tình hình máy móc dùng trong sản xuất của HTX .................................... 49
Bảng 4.10: Diện tích đất trồng chè của các hộ điều tra năm 2011 ........................ 50
Bảng 4.11. Tình hình vốn quỹ của các HTX chè ................................................... 51
Bảng 4.12: Doanh thu từ hoạt động sản xuất chè 2012 .......................................... 53
Bảng 4.13: Tổng doanh thu từ kinh doanh chè ...................................................... 54
Bảng 4.14: Chi phí bình quân sản xuất chè bình quân một tháng của một hộ nông
dân trong HTX.......................................................................................... 56
Bảng 4.15 Tổng hợp chi phí từ công tác thu mua chè thành phẩm ......................... 57
Bảng 4.16. Tổng chi phí sản xuất của các HTX và cơ sở SXKD ........................... 57
Bảng 4.17. Hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX và cơ sở SXKD. 59


10


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 4.1: Bộ máy điều hành HTX.......................................................................... 39
Hình 4.2: Kênh phân phối sản phẩm chè của các nông hộ xã Tân Cương ............. 42
Biểu đồ 4.1 Tổng hợp trình độ của cán bộ làm công tác quản lý HTX ................... 45
Biểu đồ 4.2 Số lượng và giới tính trong HTX và cơ sở SXKD .............................. 47
Biểu đồ 4.3 Tình hình vốn quỹ của các HTX chè .................................................. 51
Biểu đồ 4.4. Doanh thu từ hoạt động sản xuất chè 2012 ........................................ 53
Biểu đồ 4.5 Tổng doanh thu từ kinh doanh chè ..................................................... 54
Biểu đồ 4.6 Tổng chi phí sản xuất của các HTX và cơ sở SXKD .......................... 58


11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH
CN
CSSX
GTSX
HTX
ICA
KHKT
KD
NN
SXKD
TM- DV
TP
SX
SX

TSCĐ
TSLĐ
TM- DV
TP
UBND

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Công nghiệp
Cơ sở sản xuất
Giá trị sản xuất
Hợp tác xã
Liên minh Hợp tác xã quốc tế
Khoa học kỹ thuật
Kinh doanh
Nông nghiệp
Sản xuất kinh doanh
Thương mại – Dịch vụ
Thành phố
Sản xuất
Sản xuất
Tài sản cố đinh
Tài sản lưu động
Thương mại – Dịch vụ
Thành phố
Ủy ban nhân dân


12

PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội đảng lần VI (1986) đưa nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao
cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cơ chế mới đã đem lại
những kết quả to lớn về mặt kinh tế cũng như các mặt khác. Sau hơn 27 năm thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến vượt
bậc. Bước sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, đặc biệt
phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới là chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước. Song có nhiều vấn đề lớn sẽ đặt ra như: phát triển các doanh nghiệp
nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp theo hướng nào; việc phát triển hoạt động
nông nghiệp hiện nay; bảo vệ thành quả của cải cách ruộng đất…
HTX nông nghiệp với vai trò là nòng cốt của kinh tế tập thể đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với phát triển kinh tế hộ xã viên, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, xóa
đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế
không thể thiếu ở nông thôn để liên kết kinh tế, tiếp cận thị trường, xây dựng thương
hiệu nông sản; đồng thời là cơ sở để liên kết những người nông dân đi lên sản xuất
hàng hóa tập trung với quy mô lớn, tạo ra sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản và
chuỗi giá trị gia tăng ngày càng cao.
Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng trong tất cả các ngành, các
lĩnh vực kinh tế luôn được sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta. Nghị quyết đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “tổng kết thực tiễn, sớm có chính
sách, cơ chế cụ thể, khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể
đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bao gồm các
tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt
động của HTX, liên hiệp HTX cổ phần”. Nghị quyết lần thứ năm ban chấp hành
Trung ương Đảng (khoá X) ngày 18/3/2002 cũng đã xác định: “kinh tế tập thể với
nhiều hình thức đa dạng, trong đó HTX là nòng cốt”, và “kinh tế nhà nước cùng với
kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Tuy nhiên hiện nay, kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX nông nghiệp trên
địa bàn Thái Nguyên còn nhiều yếu kém, bất cập, năng lực hạn chế, môi trường

hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh dần bị thu hẹp, doanh thu thấp…Kinh tế
HTX chiếm tỷ lệ thấp trong tổng sản phẩm xã hội, chưa đủ sức đảm nhiệm tốt vai


13

trò cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, những nơi chưa có HTX nông nghiệp,
chính quyền thôn phải quản lí điều hành cả dịch vụ nông nghiệp, bởi tính đặc thù
trong nông nghiệp mà các thành phần kinh tế khác chưa làm được và nếu có làm thì
cũng sẽ không có hiệu quả. Những hạn chế, yếu kém đó tồn tại do ảnh hưởng của
nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan đã tác động tới sự phát triển của các HTX.
Với mong muốn đưa ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế, yếu
kém nói trên, góp phần thúc đầy sự phát triển của HTX nông nghiệp trên địa bàn
TP Thái Nguyên, cụ thể là HTX sản xuất chè trên địa bàn xã Tân Cương TP Thái
Nguyên tỉnh Thái Nguyên, em đã chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng tổ chức và
hoạt động của HTX sản xuất chè trên địa bàn xã Tân Cương – TP Thái Nguyên
tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích, mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Đề tài sẽ đánh giá công tác tổ chức và hoạt động của HTX chè từ đó đưa ra
những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình kinh
tế này trên địa bàn Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu được thực trạng công tác tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh
của HTX chè tiêu biểu trên địa bàn xã Tân Cương – TP Thái Nguyên tỉnh Thái
Nguyên.
- Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong phương thức tổ chức
hoạt động của HTX chè trên địa bàn xã Tân Cương

- Đề xuất được một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của HTX chè.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài đánh giá một cách tổng quát thực trạng tổ chức và hoạt động của HTX
chè trên địa bàn xã Tân Cương, do vậy đây có thể là một tài liệu tham khảo góp
phần củng cố thêm về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác tổ chức và hoạt động
của HTX chè trên địa bàn xã và TP Thái Nguyên trong thời gian sắp tới.
- Đóng góp được những kiến nghị thông qua việc nghiên cứu để nâng cao hiệu
quả hoạt động của HTX chè trên địa bàn xã Tân Cương nói riêng và TP Thái
Nguyên nói chung.


14

PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn đề về HTX
2.1.1.1. Khái niệm
- Theo liên minh quốc tế (international cooperative alliance- ICA): “HTX
là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu
cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một xí
nghiệp cùng sở hữu và quản lí dân chủ”. Năm 1995, định nghĩa này được bổ sung:
“HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công
bằng và đoàn kết. Theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã
viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm
xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”.[13]
- Ngày 20/3/1996, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua Luật HTX. Tại điều 1, Luật khẳng định: “HTX là một tổ chức kinh tế tự
chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn,

góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả
hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống góp phần phát
triển kinh tế xã hội của đất nước”.
- Tại điều 1 Luật HTX sửa đổi được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội
khóa XI vào tháng 11 năm 2003 quy định: “HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các
cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp
sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã
viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước". [10]
HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn
tích luỹ và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật”.
2.1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp
Theo điều 7 – Luật HTX 2012 quy định:
* Tự nguyện
1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp
tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.


15

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã
thành viên.
3. Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang
nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động
của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời,
chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và
những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
4. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động

của mình trước pháp luật.
5. Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có
trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ.
Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ
sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công
sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho
thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã.
7. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng
thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào
hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế. [1]
2.1.1.3. Điều lệ HTX
Mỗi HTX có Điều lệ riêng, Điều lệ HTX phải phù hợp với các quy định của
Luật HTX và các quy định khác của pháp luật.
Điều lệ HTX có các nội dung chủ yếu sau đây:
a, Tên HTX, biểu tượng của HTX (nếu có);
b, Địa chỉ trụ sở chính của HTX;
c, Ngành, nghề, sản xuất kinh doanh;
d, Các quy định về đối tượng, điều kiện, thủ tục gia nhập HTX và ra HTX của
xã viên;
đ, Các quy định về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của xã viên;
e, Nguyên tắc và đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.


16

g, Vốn điều lệ của HTX;
h, Vốn góp tối thiểu: mức góp, hình thức góp, thời hạn góp và điều kiện trả lại

vốn góp của xã viên;
i, Thẩm quyền và phương thức huy động vốn;
k, Nguyên tắc trả công, xử lý các khoản lỗ; chia lãi theo vốn góp, theo công
sức đóng góp của xã viên và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX; trích lập, quản
lý và sử dụng các quỹ của HTX;
l, Thể thức quản lý, sử dụng, bảo toàn và xử lý phần tài sản chung, vốn tích
luỹ của HTX khi HTX đang hoạt động và khi HTX giải thể;
m, Cơ cấu tổ chức quản lý HTX; chức năng, quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm
của Ban quản trị, Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm HTX, Ban kiểm soát, Trưởng
Ban kiểm soát và các bộ phận giúp việc cho HTX.
n, Người đại diện theo pháp luật của HTX;
o, Thể thức tiến hành đại hội và thông qua quyết định của Đại hội xã viên;
p, Chế độ xử lý vi phạm Điều lệ HTX và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
q, Thể thức sửa đổi Điều lệ HTX;
r, Các quy định khác do Đại hội xã viên tự quyết định nhưng không trái với
các quy định của pháp luật.
Khi sửa đổi Điều lệ HTX, HTX phải gửi Điều lệ có sửa đổi kèm theo biên bản
của Đại hội xã viên đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
HTX.
Chính phủ ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ HTX nông nghiệp, quỹ
tín dụng nhân dân và HTX phi nông nghiệp. [10]
2.1.1.4. Các loại hình HTX
* HTX dịch vụ
- HTX dịch vụ từng khâu: có nội dung hoạt động tập trung ở từng lĩnh vực
trong quá trình sản xuất hoặc từng khâu công việc như: đầu vào, đầu ra, phòng trừ
sâu bệnh…
- HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng: có nội dung hoạt động đa dạng, gồm
nhiều khâu dịch vụ cho sản xuất như: cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm,
dịch vụ giống, phòng trừ sâu bệnh, tưới tiêu…



17

- HTX dịch vụ chuyên ngành: HTX này được hình thành từ nhu cầu của các
hộ thành viên cùng sản xuất, kinh doanh một loại hàng hóa đặc trưng, hoặc cùng
làm một nghề giống nhau (HTX trồng rừng, HTX trồng mía…) HTX thực hiện các
khâu dịch vụ của kinh tế hộ như chọn giống, cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn
kỹ thuật, dịch vụ vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan
hệ với các cơ sở chế biến, tổ chức tín dụng…
* HTX sản xuất kết hợp dịch vụ
Các HTX loại này thường dưới dạng các HTX chuyên môn hóa theo sản phẩm.
Đó là các HTX gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, trong đó trực tiếp sản xuất là các hộ
nông dân, HTX hợp đồng bao tiêu chế biến và tiêu thụ sản phẩm như: các HTX sản
xuất rau, HTX sản xuất sữa. HTX loại này có đặc điểm: nội dung sản xuất là chủ yếu,
dịch vụ là kết hợp. Đây là hình thức HTX khá phổ biến ở nước ta.
* HTX sản xuất- kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện
Mô hình HTX sản xuất- kinh doanh ở mức độ toàn diện, vừa trực tiếp tổ
chức sản xuất kinh doanh tập trung như tổ chức các cơ sở chế biến của HTX để
đảm bảo cung ứng đầu vào cho các xã viên (chế biến thức ăn gia súc, sản xuất cây
giống…) hoặc đảm bảo tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho xã viên là chế biến và tiều thụ
sản phẩm hoặc tổ chức phát triển ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm,
tăng thu nhập cho xã viên và người lao động tạo ra lợi nhuận để hỗ trợ các khâu
dịch vụ cho xã viên phát triển kinh tế hộ tự chủ.
Đây là mô hình tổ chức HTX có hiệu quả mà nhiều nước trên thế giới đã áp
dụng như: HTX sản xuất rau quả của Đài Loan, HTX chế biến rượu nho ở CHLB
Đức…Đồng thời nó cũng phù hợp với điều kiện ở nhiều vùng nước ta, trước hết là
đối với các vùng sản xuất hàng hóa, kinh tế đã có bước phát triển. Xây dựng HTX
theo mô hình loại này sẽ tạo điều kiện để cho quá trình công nghiệp hóa- hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn có điều kiện hiện đại hóa sản xuất tạo ra nhiều loại
hàng hóa có sức cạnh tranh cao, vừa phát huy được vai trò vị trí tự chủ của kinh tế

hộ xã viên trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa, không hạn chế tính năng
động, sáng tạo của hộ xã viên. [11]
2.1.2. HTX nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm
Theo PGS.TS Trần Quốc Khánh thì “HTX nông nghiệp là một trong các
hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của
những người nông dân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để
phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống


18

của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc pháp luật quy định,
có tư cách pháp nhân”. [2]
Như vậy, HTX nông nghiệp là một loại hình HTX hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, nó mang đầy đủ các đặc trưng, loại hình, vai trò…của một HTX nói
chung. Tuy nhiên, do hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên nó cũng có những
tính chất, đặc điểm riêng có.
2.1.2.2. Vai trò của HTX nông nghiệp
- HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể của nông dân, vì vậy hoạt động
của HTX nông nghiệp có tác động to lớn, tích cực đến hoạt động sản xuất của hộ
nông dân. HTX cung cấp các yếu tố đầu vào và các dịch vụ cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp được kịp thời, đầy đủ, và đảm bảo chất lượng làm cho hiệu quả sản
xuất của hộ nông dân được tăng lên.
- Thông qua hoạt động dịch vụ mà vai trò điều tiết của HTX nông nghiệp
được thực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạo
điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa như: dịch vụ làm
đất, dịch vụ tưới nước…đòi hỏi sản xuất của hộ nông dân phải thực hiện thống nhất
trên từng cánh đồng về chủng loại vốn, thời vụ gieo trồng và chăm sóc.
- HTX còn là nơi tiếp nhận những sự trợ giúp của nhà nước tới hộ nông dân,

vì vậy hoạt động của HTX nông nghiệp có vai trò cầu nối giữa nhà nước với hộ
nông dân một cách có hiệu quả. Trong một số trường hợp, khi có nhiều tổ chức
tham gia hoạt động dịch vụ cho hộ nông dân thì hoạt động của HTX là đối trọng
buộc các đối tượng phải phục vụ tốt hơn cho nông dân. [7]
2.1.2.3. Các đặc trưng của HTX nông nghiệp
Một là, HTX nông nghiệp là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những
nông hộ, trang trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho sản xuất kinh doanh và
đời sống của mình mà bản thân từng nông hộ không làm được hoặc làm không có
hiệu quả.
Hai là, cơ sở thành lập của các HTX là dựa vào việc cùng góp vốn của các
thành viên và quyền làm chủ hoàn toàn bình đẳng giữa các xã viên theo nguyên tắc
mỗi xã viên một phiếu biểu quyết không phân biệt lượng vốn góp ít hay nhiều.
Ba là, mục đích kinh doanh của HTX trước hết là làm dịch vụ cho xã viên,
đáp ứng đầy đủ và kịp thời về số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồng thời cũng
phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn bằng cách thực hiện
mức giá và lãi suất nội bộ thấp hơn giá thị trường.


19

Bốn là, HTX thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và
cùng có lợi.
Năm là, HTX là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên kết những xã viên thực
sự có nhu cầu, có mong muốn, không lệ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ liên kết ở
những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lí kinh doanh. Như vậy, trong mỗi
thôn, mỗi xã có thể tồn tại nhiều loại hình HTX có nội dung kinh doanh khác nhau,
có số lượng xã viên không như nhau, trong đó có một số nông hộ, trang trại đồng
thời là xã viên của một số HTX.
Sáu là, nông hộ trang trại xã viên vừa là đơn vị kinh tế tự chủ trong HTX,
vừa là đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động kinh doanh và hạch toán độc lập. Do vậy,

quan hệ giữa HTX và xã viên vừa là quan hệ liên kết, giúp đỡ nội bộ vừa là quan hệ
giữa hai đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập. Cơ chế liên kết của HTX
cần phản ánh được mối quan hệ phức tạp đó.
Từ những đặc trưng trên có thể rút ra đặc trưng bản chất của HTX là: HTX là
tổ chức kinh tế liên kết cơ sở của các nông hộ và trang trại, mang tính chất vừa
tương trợ giúp đỡ, vừa kinh doanh. [9]
2.1.2.4. Các hình thức của HTX nông nghiệp
* HTX nông nghiệp làm dịch vụ
Về hình thức, đây là tổ chức kinh tế trong nông nghiệp tách ra làm dịch vụ
cho nông nghiệp, bao gồm: dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
(các HTX cung ứng vật tư, giống…); dịch vu các khâu cho sản xuất nông nghiệp
(HTX làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật…); dịch vụ quá trình tiếp theo của quá
trình sản xuất nông nghiệp (HTX chế biến, tiêu thụ sản phẩm…).
Về thực chất, các HTX trên được tổ chức với mục đích phục vụ cho khâu sản
xuất nông nghiệp của các hộ nông dân là chủ yếu. Vì vậy, sự ra đời của các HTX
nông nghiệp làm dịch vụ hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu khách quan của sản xuất
nông nghiệp, trong đó, đặc điểm của ngành, trình độ sản xuất của các hộ nông dân
chi phối một cách trực tiếp nhất.
HTX dịch vụ nông nghiệp gồm: HTX dịch vụ chuyên khâu (là HTX chỉ thực
hiện một chức năng dịch vụ một khâu cho sản xuất nông nghiệp như: HTX dịch vụ
thuỷ nông, HTX dịch vụ điện nông thôn…) và HTX dịch vụ tổng hợp (là các HTX
thực hiện các chức năng dịch vụ nhiều khâu cho sản xuất nông nghiệp, đôi khi cho
cả đời sống).
* HTX sản xuất kết hợp dịch vụ


20

Các HTX loại này thường dưới dạng các HTX chuyên môn hoá theo sản
phẩm. Đó là các HTX gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, trong đó trực tiếp sản

xuất là hộ nông dân, HTX hợp đồng bao tiêu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nông
dân tham gia vào HTX như những thành viên chính thức. Ví dụ: HTX sản xuất rau,
HTX sản xuất sữa…
* HTX sản xuất nông nghiệp
HTX loại này giống như các HTX sản xuất nông nghiệp ở nước ta trước khi
đổi mới, nhưng mục đích nhằm tạo ra quy mô sản xuất thích hợp chống lại sự chèn
ép của tư thương, tạo những ưu thế mới ở những ngành khó tách riêng, khai thác
những ưu đãi của chính phủ đối với các doanh nghiệp lớn, khai thác những nguồn
lực cần đầu tư lớn…
2.2. Tình hình phát triển HTX ở Việt Nam
2.2.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1975
Thời kỳ (1946-1954) kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc
biệt quan trọng nên cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng gia sản xuất,
Chính phủ đã từng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất, giảm tô, giảm tức.
Năm 1949, sắc lệnh giảm tô, giảm tức được ban hành, đồng thời tạm cấp ruộng đất
thu được của thực dân Pháp và địa chủ bỏ chạy vào vùng địch tạm chiếm chia cho
nông dân nghèo. Nhờ đó, trong các vùng giải phóng sản xuất nông nghiệp phát
triển, sản lượng lương thực năm 1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm
1946, tốc độ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp ở miền Bắc trong 9 năm kháng
chiến đạt 10%/năm [6].
Tháng 8 năm 1955, Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá II đã đề ra chủ trương xây dựng thí điểm 8 HTX nông nghiệp tại các tỉnh
(Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An) với 106 hộ
và 59,56 ha đất canh tác, năm 1956 xây dựng thêm 26 HTX. Đến tháng 10/1957,
toàn miền Bắc có 42 HTX, trung bình mỗi HTX có 46 xã viên. Năm 1958 hầu hết
các tỉnh đều tiến hành thí điểm xây dựng HTX trên cơ sở các tổ đổi công. Lúc này
toàn miền Bắc đã có 4.832 HTX nông nghiệp với 126.082 hộ tham gia, chiếm
4,74% tổng số hộ dân [11].
Nhằm tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp phát triển đúng hướng, tháng
4 năm 1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 khoá II đã chính thức quyết định

đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hoá nông nghiệp nhằm thúc đẩy
phong trào hợp tác hoá. Phong trào HTX nông nghiệp phát triển mạnh hơn theo
hướng xây dựng các HTX thành những đơn vị kinh tế tập thể, các tư liệu sản xuất


21

chủ yếu dần dần dược tập thể hoá, do HTX thống nhất quản lý, sử dụng. Đến cuối
năm 1960, miền Bắc đã đưa đại bộ phận nông dân tham gia vào HTX nông nghiệp
và chủ yếu là HTX bậc thấp, quy mô nhỏ. Phong trào HTX nông nghiệp thời kỳ
này đã phát huy tác dụng tích cực trong công tác thuỷ lợi, mở rộng diện tích gieo
trồng, tăng năng suất nông nghiệp, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 24,3%,
năng suất lúa tăng 15,25%, gia súc trâu, bò, lợn tăng từ 15% đến 47% [11].
Bước sang giai đoạn thời kỳ 1961 - 1975: thời kỳ củng cố, phát triển, tập
trung chuyển HTX từ bậc thấp lên HTX bậc cao và mở rộng quy mô HTX nông
nghiệp. Thời kỳ này HTX nông nghiệp bộc lộ nhiều nhược điểm, thể hiện rõ nét sự
không phù hợp của HTX bậc cao ở quy mô với trình độ phát triển lực lượng sản
xuất, mô hình HTX tập thể hoá, toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu tập thể,
HTX quản lý và thống nhất sử dụng, ngày công là giá trị cuối cùng của những
người lao động, xã viên sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất, thuế... do vậy không
còn khả năng khuyến khích được người lao động.
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những thành tựu kinh tế đạt được: tốc độ
phát triển bình quân hàng năm đạt 5,6%, công nghiệp đạt 13,6%, một số ngành
công nghiệp quan trọng đã hình thành và phát triển, HTX tiểu thủ công nghiệp đã
sản xuất và cung cấp tới 90% số lượng hàng tiêu dùng cho nhân dân. Đánh giá
được tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước và hoàn thiện
quan hệ sản xuất mới ở nông thôn Trung ương đã đề ra hai cuộc vận động lớn:
- Một là: xây dựng HTX theo tiêu chuẩn bốn tốt: "Đoàn kết tốt, sản xuất tốt,
tăng thu nhập xã viên, tích luỹ xây dựng HTX tốt, làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước".
Số HTX bậc cao, quy mô lớn tăng nhanh về số lượng nhưng trên thực kết sản xuất

vẫn trì trệ, thấp kém không thuyết phục, tạo ra sự tin tưởng ở các hộ xã viên, nhất là
sản lượng lương thực giảm sút nhiều, chính vì vậy số hộ xã viên xin ra HTX ngày
càng tăng thêm.
- Hai là: cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật trong các HTX và tăng đầu tư cho
HTX. Nhờ vậy mà giá trị tài sản cố định tăng nhanh, các công trình phục vụ tưới tiêu,
thuỷ lợi nội đồng được xây dựng, đồng ruộng được cải tạo trên diện rộng tuy nhiên
sản lượng lương thực vẫn không tăng. Quản lý HTX bộc lộ nhiều yếu kém hiện tượng
tham ô, lãng phí diễn ra ngày càng nhiều, vốn của HTX bị chiếm dụng…[9].
Chính vì vậy, bước vào giai đoạn 1966 - 1975, hội nghị Trung ương 11,12,15
(khoá III) đã có những quyết định chuyển hướng về tư tưởng, tổ chức chỉ đạo kinh
tế, quốc phòng trong điều kiện nhà nước có chiến tranh. Chế độ ba khoán được cải
tiến một bước nhưng vẫn mang nặng tính bình quân. Đối với nông nghiệp, quy mô
HTX được mở rộng, công tác quản lý trong nội bộ HTX cũng được quan tâm cải


22

tiến một bước. Đối với ngành thương mại, HTX tiếp tục được củng cố và phát triển
cả về tổ chức, phạm vi hoạt động và quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng mất
dân chủ, vi phạm các nguyên tắc quản lý lại xuất hiện nhiều hơn. Đúng trước tình
thế đó Đảng ta chủ trương mở cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý
từ cơ sở đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Cuộc vận động này
được thực hiện từ đầu năm 1970 đến năm 1980. Cuộc vận động này đã tổ chức lại
sản xuất, nhiều phong trào sản xuất được phát động, nhiều công trường thủ công
được hình thành, máy móc thiết bị được trang bị, tăng cường cho cấp huyện và các
HTX. Nguồn vốn đầu tư tăng đã tạo ra một số cơ sở vật chất và công trình phúc lợi
mới cho HTX. Nhưng về cơ bản vẫn không khắc phục được những mặt yếu kém
của HTX mà càng làm phát sinh thêm những khó khăn mới. Cụ thể là:
- Thái độ của người lao động đối với công việc chung của HTX ngày càng thờ ơ
với công việc, không tận tâm, tận lực với ruộng đất, tài sản, tư liệu sản xuất chung.

- Quy mô của HTX ngày càng mở rộng nhưng lãng phí càng lớn, hiệu quả
kinh tế ngày một giảm sút, tài sản, vốn ngày càng thất thoát, diện tích đất bỏ hoang
ngày càng tăng phổ biến ở nhiều HTX.
- Sản xuất nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, mức thu nhập của xã viên giảm.
2.2.2. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay
Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và cả nước
bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV của Đảng tháng 12 năm 1976 đã đề ra, ở miền Nam: xoá bỏ triệt để
quyền chiếm hữu phong kiến về ruộng đất, xây dựng kinh tế quốc doanh lớn mạnh
nhanh chóng, chiếm ưu thế trong sản xuất và phân phối, còn ở miền Bắc tiếp tục
mở rộng quy mô các HTX nông nghiệp tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung,
chuyên môn hoá và cơ giới hoá. Tuy nhiên, do rập khuôn và áp đặt mô hình HTX
quy mô lớn của miền Bắc nên ngay từ đầu các tỉnh phía Nam đã thực hiện tập thể
hoá tư liệu sản xuất một cách triệt để mà không tính đến công tác tổ chức quản lý.
Chính vì vậy, các HTX nông nghiệp trong giai đoạn này mang nặng tính chất của
một tổ chức xã hội chứ không phải là một tổ chức kinh tế. Với phương thức tổ chức
mà người nông dân bị tách rời đối tượng lao động và sản phẩm cuối cùng, do vậy
động lực kinh tế bị triệt tiêu, biến người nông dân làm chủ thành người lao động
phụ thuộc, HTX không còn là một đơn vị kinh tế tập thể như định hướng ban đầu.
Thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của nông nghiệp nói
riêng vào những năm 1979-1980 gặp nhiều khó khăn, sa sút nghiêm trọng, nhiều
mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra không đạt, sản lượng lương thực, chăn nuôi giảm sút


23

đứng trước những khó khăn lớn, tổng giá trị sản luợng giảm mạnh, ruộng đất bị bỏ
hoang, chiến tranh biên giới đã làm cho nền kinh tế rơi vào trạng thái hết sức khó
khăn, thiếu thốn trên nhiều mặt. Đứng trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 6
khoá IV tháng 9 năm 1979 đã ra Nghị quyết về những vẫn đề cấp bách về kinh tếxã hội, thông qua đó, nhiều HTX đã thực hiện khoán đến hộ xã viên, cho phép xã

viên bỏ vốn, sức lao động đầu tư thâm canh trên diện tích đất được khoán và được
bà con xã viên nhiệt tình ủng hộ.
Đổi mới tư duy lý luận làm cơ sở cho đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong
nông nghiệp và kinh tế nông thôn được đánh dấu bằng những mốc lịch sử quan
trọng, đó là Chỉ thị 100 CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 5/4/1988; sự ra đời của Luật HTX được thông
qua ngày 20/3/1996 tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa IX.
Thực hiện đường lối đổi mới HTX nông nghiệp của Đảng và thi hành Luật
HTX, tất cả các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi HTX nông nghiệp
kiểu cũ sang HTX nông nghiệp kiểu mới cho phù hợp với quy luật kinh tế thị
trường và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp dựa trên quyền tự chủ sản xuất kinh
doanh của hộ nông dân. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa
phương, sự vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới HTX nông nghiệp của cấp ủy
đảng, chính quyền các cấp, việc chuyển đổi HTX nông nghiệp đã diễn ra hết sức đa
dạng và phong phú. Đáng chú ý là đã xuất hiện nhiều mô hình HTX nông nghiệp
làm ăn có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của hộ nông dân trong quá
trình chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Có thể khái quát thành hai
cách làm chủ yếu: chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ sang HTX nông nghiệp
kiểu mới; thành lập mới HTX nông nghiệp.
- Trong cách thứ nhất, chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ thành HTX nông
nghiệp kiểu mới về cơ bản đã giữ nguyên HTX nông nghiệp cũ, nhưng đổi mới
phương thức tổ chức, quản lý HTX theo Luật HTX bao gồm các nội dung: kiểm kê,
xử lý tài sản, công nợ của HTX cũ, đăng ký lại danh sách xã viên, xây dựng Điều lệ
HTX, tổ chức lại hệ thống dịch vụ và bộ máy quản lý của HTX nông nghiệp. Cách
làm này khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Chẳng hạn, ở tỉnh Thái Bình sau chuyển đổi theo Luật HTX đã có 313 HTX nông
nghiệp được chuyển đổi trong số 320 HTX nông nghiệp cũ với số hộ nông dân tham
gia HTX nông nghiệp kiểu mới đạt 98,9% tổng số hộ của cả tỉnh; ở tỉnh Hải Dương từ
năm 1997 đến năm 2000 đã có 379/382 HTX thực hiện chuyển đổi, đạt 99,2% số
HTX nông nghiệp và hầu hết số hộ nông dân đều tham gia HTX nông nghiệp kiểu

mới; ở tỉnh Nam Định có 445 ngàn hộ nông dân tham gia vào 313 HTX nông nghiệp


×