Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên Cứu Sử Dụng Một Số Giống Cỏ Hòa Thảo Nhập Nội (P. Atratum, B. Brizantha, B. Decumbens) Trong Chăn Nuôi Bò Thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.67 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
MÃ SỐ: B2008-TN03-01

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO
NHẬP NỘI (P. ATRATUM, B. BRIZANTHA, B. DECUMBENS)
TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT

Chủ trì: ThS. Từ Trung Kiên
Người tham gia: TS. Nguyễn Hưng Quang
PGS. TS. Phan Đình Thắm
ThS. Trần Thị Hoan
TS. Trần Trang Nhung
Thời gian thực hiện: 2008-2009
Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên - 2010


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Tên đề tài: “Nghiên cứu sử dụng một số giống cỏ hòa thảo nhập nội
(P.atratum, B.brizantha, B.decumbens) trong chăn nuôi bò thịt”
Mã số: B2008- TN03-01
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Từ Trung Kiên: DT: 0280 3854 337


Email:

Cơ quan chủ trì đề tài: Đại học Thái Nguyên.
Cơ quan và cá nhân phối hợp:
- Trung tâm Thực hành Thực nghiệm- Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi-Viên chăn nuôi
- Viên khoa học sự sống- Đại học Thái Nguyên
- Nhà bà Hoàng Thị Liêu- xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên
Cá nhân:
PGS. TS. Phan Đình Thắm- Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
TS. Nguyễn Hưng Quang- Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
TS. Trần Trang Nhung- Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
ThS. Trần Thị Hoan- Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: 2008-2009
1. Mục tiêu:
Thông qua việc xác định tỷ lệ tiêu hóa, khả năng thu nhận chất xanh, tỷ
lệ cỏ được sử dụng và ảnh hưởng của ba loại cỏ P.atrattum, B. brizantha, B.
decumbens đến sinh trưởng của bò thịt từ đó góp phần phát triển chăn nuôi
động vật nhai lại, đặc biệt là bò thịt tại các tỉnh trung du miền núi phía bắc
Việt Nam.
2. Nội dung chính
- Phân tích thành phần hóa học của cỏ ở các khoảng cách cắt (KCC hay
tổi cỏ) khác nhau, ở các mức bón đạm và các mức bón đạm, lân, kali khác nhau.


- Xác định khối lượng cỏ tươi bò ăn được và tỷ lệ cỏ được sử dụng
trong một ngày đêm.
- Tính tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ lý thuyết của cỏ
- Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tươi trên bò thịt
- Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt

3. Kết quả chính đạt được
- Đã xác định dược thành phần hóa học của cỏ
1) Khi tăng dần KCC từ 30 ngày lên 75 ngày thì tỷ lệ VCK, tỷ lệ xơ và
khoáng tăng theo tuổi cỏ, còn tỷ lệ protein, lipit, tỷ lệ DXKN giảm dần theo
tuổi cỏ. Đặc biệt tỷ lệ xơ thường cao trên 44% ở 60 ngày tuổi vì vậy chỉ nên
thu cắt khi cỏ trên 30 ngày tuổi và dưới 45 ngày tuổi.
Khi tăng mức bón đạm hay tăng cả đạm, lân, kali thì tỷ lệ VCK, xơ,
DXKN trong cỏ giảm xuống (bón đầy đủ N.P.K thì mức độ giảm ít hơn so với
chỉ bón tăng đạm), còn tỷ lệ protein thô và khoáng tổng số tăng lên (bón đầy đủ
N.P.K tăng lớn hơn so với chỉ bón tăng đạm, không tăng lân, kali). Sự giảm hoặc
tăng này chưa có dấu hiệu đứng lại ở mức bón đạm cao nhất (60 kg N/ha/lứa).
- Đã xác định được khối lượng cỏ bò ăn được và tỷ lệ cỏ được sử dụng
Khi tăng KCC cỏ từ 30 đến 75 ngày tuổi thì khả năng ăn được và tỷ lệ
VCK của cỏ được sử dụng giảm dần lần lượt là cỏ B. brizantha 4,37 xuống
4,14 kg/con và 95 xuống 62%; P. atratum từ 4,32 xuống 4,02 kg/con và 95
xuống 66%; B. decumbens từ 4,58 xuống 3,76 và 98 xuống 59%. Nên thu cắt
cỏ sau 30 ngày và dưới 45 ngày thì tỷ lệ cỏ được sử dụng sẽ cao nhất.
- Xác định được thời điểm và lượng phân bón cho tỷ lệ tiêu hóa tốt nhất
Tỷ lệ tiêu hóa VCHC của cỏ giảm đi khi tuổi cỏ tăng lên. Ở tuổi cỏ 30
ngày thì tỷ lệ tiêu hóa đạt trên dưới 60%; ở 45 và 60 ngày, đạt trên 50%, còn
ở 75 ngày, chỉ còn dưới 50%. Khi bón tăng liều lượng N còn P.K giữ nguyên
hay bón tăng đồng thời N.P.K thì tỷ lệ tiêu hóa của cỏ cũng tăng dần nhưng
bón tăng đồng thời N.P.K thì tỷ lệ tiêu hóa tăng nhiều hơn so với chưa bón
1


tăng N, không tăng P.K. Ở tất cả các khoảng cách cắt và các mức phân bón
khác nhau đều cho thấy cỏ B. brizantha có tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ lớn
nhất sau đó là B. decumbens và thấp nhất là P. atratum.
- Xác định được ảnh hưởng của ba loại cỏ tươi tới sinh trưởng của bò

Khi nuôi bò lai sind F1 với ba loại cỏ thí nghiệm (khẩu phần ở mức
trung bình) thì bò đều khỏe mạnh, tăng khối lượng tốt đạt từ 12,0 đến 13,4kg
và 400g đến 447g/ngày. Ảnh hưởng của cả 3 loại cỏ đến tăng khối lượng của
bò là gần tương đương nhau. Tuy nhiên, tăng trọng tuyệt đối của bò được ăn
cỏ B. decumbens lớn nhất, đứng thứ hai là bò ăn cỏ B. brizantha, thấp nhất là
bò được ăn cỏ P. atratum
- Xác định được ảnh hưởng của cỏ khô tới sinh trưởng của bò
Khi sử dụng cỏ B. decumbens và B. brizantha ở dạng khô để chăn nuôi
bò thịt, bò đều khỏe mạnh và tăng khối lượng tốt, tăng khối lượng trung
bình/tháng lần lượt là 11,15 và 10,75kg/tháng; 358g/ngày và 372g/ngày.
Có thể khẳng định các cỏ nói trên ở dạng cỏ tươi hay khô đều đáp ứng
được nhu cầu dinh dưỡng của bò thịt.

2


SUMMARY
Research title: Research and used some of imported grass species (P. atratum,
B. brizantha, B. decumbens) in fattening beef cattles
Code number: B2008- TN03-01
Implementating institution: Thai Nguyen University of Agricultural and
Forestry (TUAF), Thai Nguyen, Vietnam.
Colalabrators:
Pha Dinh Tham, The Faculty of animal sciences and veterrynary, TUAF
Tran Trang Nhung, The Faculty of animal sciences and veterrynary, TUAF
Tran Thi Hoan, The Faculty of animal sciences and veterrynary, TUAF
Duration: From 2008- 2009
1. Objectives: Through the rate of digestion, consumed of fresh grass, the rate of grass
used and the effect of three grass species P. atratum, B. brizantha, B. decumbens on
performent of steer, base on the result to fattening cattles, espcielly to

developing cattles in a midland and mountainous of north region in Viet Nam
2. Principle contents:
To analysed the Chemical composition of researched grass with
different cutting inteval, different N levels and different N.P.K levels
To appreciate amount of fresh grass beef cattles consumtion and the
rate of grass was used in a day
Calculate the rate of degest organic grass
To appreciate effected of fresh grass on fattening beef cattles
To appreciate effected of hay grass on fattening beef cattles
3. Achievement
Chemical composition of researched grass
The result of study show that: dry matter, crude fiber and total ash of
harvesting grass are increased and dirirectly proportional to the lenght of
harvesting stage from 30 to 75 day. On the other side, crude protein, crude
0


lipit and NFE are indiectly proportion to these. Especially when age of grass
60 day, the crude fiber is over 44%. We should to harvest over 30 days of age
and under 45 days.
When increased only nitrogen fertilizer levels and phosphorus, kali
constant or increased nitrogen, phosphorus, kali, the rate of dry matter, crude
fiber, NFE in grass are reduced (full of N.P.K reducing less than only
fertilizer N), but the rate crude protein, total ash are increased (full of N.P.K
increasing more than only fertilizer N). The increasing or reducing of
chemical coposition non stop at the heightest fertilizer levels of N and N.P.K.
To appreciate amount of fresh grass beef cattles consumtion and
the rate of grass was used in a day
When increase the cutting of grass interval from 30 to 75 day: amount
of fresh grass beef cattles consumtion and the rate of dry matter are used

reducing as follow: B. brizantha from 4,37 to 4,14 kg/animal and from 95 to
62%; P. atratum from 4,32 to 4,02 kg/animal and from 95 to 66%; B.
decumbens from 4,58 to 3,76 kg/animal and from 98 to 59%. We should to
harvest over 30 days of age and under 45 days to achive the heightest rate of
grass used.
Calculate the rate of degest organic grass
The rate of organic degestion reduced when increase the cutting of
grass interval. When age of 30 day, the rate of degest is approximately 60%;
at 45 and 60 day are over 50%, but it is lower when 75 of age (under 50%).
When increased only nitrogen fertilizer levels and phosphorus, kali constant
or increased nitrogen, phosphorus, kali, the rate of degest grass are increased
but (full of N.P.K increasing more than only fertilizer N and P.K constant). At
all of cutting interval and different fertilizer levels show that: B. brizantha
have the heighest of organic degestion, followed by B. decumbens and the
lowest was P. atratum.

1


To appreciate effected of fresh grass on fattening beef cattles
Fattening Laisind F1 beef cattles with three studys grass (used normal
ration), they have a good health, the average liveweight gain from 12,0 to
13,4 kg/month and 400g/day to 447g/day. The effect of three grass species to
liveweight gain are agreement. But, the highest was B. decumbens, followed
by B. brizantha and the lowest was P. atratum
To appreciate effected of hay grass on fattening beef cattles
When used B. brizantha and B. decumbens hay to fattening beef cattles,
they have a good health and the average liveweight gain from 11,15 to 10,75
kg/month and 358g/day to 372g/day.
To sure that all of grass in study can be used in fresh or hay to fattening

beef cattles.

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 0
1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................ 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 2
4. Điểm mới của đề tài ................................................................................... 2
Phần 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3
1.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu nhận cỏ, tỷ lệ cỏ
được sử dụng và tỷ lệ tiêu hóa của cỏ .............................................. 3
1.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về thức ăn sử dụng cho loài nhai lại ............ 8
1.1.3. Một số thông tin về các giống cỏ trong đề tài ................................ 13
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 19
2.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 19
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 19
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
2.4.1. Thí nghiệm 1 .................................................................................. 19
2.4.2. Thí nghiệm 2 .................................................................................. 19
2.4.3. Thí nghiệm 3 .................................................................................. 21
2.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 24
2.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25
Phần 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 26

3.1. Thí nghiệm 1: Phân tích thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm .......... 26
3.1.1. Thành phần hóa học của cỏ ở các khoảng cách cắt khác nhau ...... 26
3.1.2. Thành phần hóa học của cỏ ở các mức bón đạm khác nhau .......... 27
3.1.3. Thành phần hóa học của cỏ ở các mức bón N.P.K khác nhau ....... 29

3


3.2. Thí nghiệm 2: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ
được sử dụng và tỷ lệ tiêu hóa cỏ lý thuyết ........................................... 31
3.2.1. Xác định khối lượng cỏ ăn được và tỷ lệ cỏ được sử dụng ........... 31
3.2.2. Kết quả tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ lý thuyết của các cỏ thí nghiệm...... 33
3.3. Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt ........... 36
3.3.1. Thí nghiệm 3a: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tươi trên
bò thịt.............................................................................................. 37
3.3.2. Ước tính khả năng sản xuất thịt hơi của 1 ha cỏ/năm .................... 40
3.3.3. Thí nghiệm 3b: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên
bò thịt. ............................................................................................ 40
3.3.4. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 3 ............. 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 44
1. Kết luận .................................................................................................... 44
2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 46

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của cỏ ở các khoảng cách cắt khác nhau ...... 26
Bảng 3.2: Thành phần hóa học của cỏ ở các mức bón đạm khác nhau .......... 28

Bảng 3.3: Thành phần hóa học của cỏ ở các mức bón N.P.K khác nhau ....... 30
Bảng 3.4: Khối lượng cỏ bò ăn được ở các tuổi cỏ khác nhau ....................... 31
Bảng 3.5: Tỷ lệ cỏ được sử dụng ở các tuổi cắt khác nhau ............................. 32
Bảng 3.6: Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ ở tuổi cắt khác nhau ........................ 33
Bảng 3.7: Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ lý thuyết của cỏ ở các mức bón N
khác nhau ....................................................................................... 35
Bảng 3.8: Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ của cỏ ở các mức bón N.P.K khác nhau .... 36
Bảng 3.9: Khối lượng trung bình của bò ở các kỳ cân ............................................. 37
Bảng 3.10: Tăng khối lượng trung bình của bò qua các giai đoạn ................. 38
Bảng 3.11: Tiêu thụ cỏ/1 bò và tiêu tốn cỏ cho 1 kg tăng khối lượng ............ 39
Bảng 3.12: Ước tính khả năng sản xuất thịt hơi của 1 ha cỏ/năm ................... 40
Bảng 3.13: Khối lượng của bò ở các kỳ cân .................................................... 41
Bảng 3.14: Tăng khối lượng của bò ở các giai đoạn ....................................... 42
Bảng 3.15: Tiêu thụ VCK/bò và tiêu tốn VCK của cỏ khô/ 1 kg tăng khối lượng .... 43

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KCC

:

Khoảng cách cắt

VCK

:


Vật chất khô

TLTH

:

Tỷ lệ tiêu hóa

DM

:

Vật chất khô (Dry matter)

NDF

:

Xơ còn lại sau khi tiêu hóa trong môi trường trung tính

ADF

:

Xơ còn lại sau khi tiêu hóa trong môi trường axit

CP

:


Protein thô

NE

:

Năng lượng thuần

UFL

:

Đơn vị thức ăn tạo sữa

PDI

:

Tổng lượng protein được tiêu hóa ở ruột

DXKN

:

Đẫn xuất không đạm

VCHC

:


Vật chất hữu cơ

0


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong mấy năm gần đây, chăn nuôi trâu bò đang có xu hướng phát triển
mạnh cả về số lượng và chất lượng, nó đang dần trở thành nghề sản xuất hàng
hóa. Từ chỗ chăn thả quảng canh là chủ yếu, đang chuyển dần sang hình thức
nuôi bán thâm canh.
Tuy nhiên, nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do diện tích
chăn thả dần bị thu hẹp nhường chỗ cho các cây trồng khác, bên cạnh đó, do
chăn thả bừa bãi, không có kỹ thuật, đã làm cho một số bãi chăn trở thành đất
trống, đồi núi trọc, không còn khả năng khai thác dẫn đến tình trạng thiếu
thức ăn cho đàn gia súc, đặc biệt là về mùa đông (Nguyễn Thiện, Lê Hoà
Bình, 1994). Vì vậy, việc đảm bảo nhu cầu thức ăn xanh chất lượng cao cho
chúng đã trở thành vấn đề thời sự.
Trong những năm qua, bằng nhiều con đường khác nhau, nước ta đã
nhập hàng trăm giống cây cỏ làm thức ăn cho vật nuôi trong đó có các P. atratum,
B. decumbens, B. brizantha là một số giống cỏ mới được nhập gần đây. Tuy
nhiên, nghiên cứu trước đó chỉ tập trung vào nghiên cứu thích nghi và kỹ
thuật canh tác. Việc nghiên cứu và sử dụng cỏ một cách có hệ thống về khả
năng sử dụng, tỷ lệ tiêu hóa và ảnh hưởng của các cỏ nói trên đến khả năng
sinh trưởng của gia súc thì chưa được các nhà khoa học trong nước quan tâm
và thử nghiệm.
Để góp phần hoàn thiện chương trình nghiên cứu về cỏ trồng nhập
ngoại và sử dụng các cỏ nói trên có hiệu quả, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu sử dụng một số giống cỏ hòa thảo nhập nội (P. atratum, B. brizantha,
B. decumbens) trong chăn nuôi bò thịt”


1


2. Mục đích của đề tài
Thông qua việc xác định khả năng thu nhận, tỷ lệ sử dụng cỏ, tỷ lệ tiêu
hóa hóa cỏ và ảnh hưởng của ba loại cỏ P.atrattum, B. brizantha, B. decumbens
đến sinh trưởng của bò thịt để đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng cỏ
trong chăn nuôi.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Làm giàu thêm cho kho tàng kiến thức về cỏ trồng, giá trị dinh dưỡng và
hiệu quả sử dụng chúng trong chăn nuôi bò thịt ở khu vực miền núi phía Bắc.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần quyết định có phát triển sản xuất mở
rộng các giống cỏ nghiên cứu hay không.
4. Điểm mới của đề tài
- Xác định được khả năng thu nhận và tỷ lệ sử dụng của bò thịt trong
một ngày đêm đối với cỏ P. atratum, B. brizantha, Bdecumbens.
- Xác định được tỷ lệ tiêu hóa của ba giống cỏ nói trên
- Xác định được ảnh hưởng của ba loại cỏ nói trên trong khẩu phần ăn
đến sinh trưởng của bò thịt.

2


Phần 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu nhận cỏ, tỷ lệ cỏ được sử

dụng và tỷ lệ tiêu hóa của cỏ
- Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu nhận cỏ
Khi cây thức ăn càng non thì tỷ lệ nước trong cỏ cang cao, tỷ lệ xơ và
lignin trong cỏ thấp nên cỏ mềm tính ngon miệng cao, vì vậy gia súc thích ăn
và ăn được với khối lượng lớn. Khi tuổi cỏ (KCC) càng cao thì tỷ lệ nước
trong cỏ giảm dần và thay vào đó là tỷ lệ vật chất khô tăng lên, tỷ lệ xơ và
lignin trong VCK cũng tăng; cỏ trở nên cứng và tính ngon miệng giảm; Do
đó, gia súc thường không thích ăn và lượng thu nhận cỏ của gia súc giảm.
Con người hay động vật nói chung đều có xu hướng thu nhận lượng
thức ăn đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sinh trưởng và những hoạt
động hằng ngày. Vì vậy, khối lượng thức ăn thu nhận được trong ngày là khác
nhau khi ăn các loại thức ăn khác nhau. Để thu nhận đủ nhu cầu các chất dinh
dưỡng, cỏ có tỷ lệ VCK thấp được bò ăn với khối lượng cỏ tươi lớn hơn, còn
cỏ có tỷ lệ VCK cao được bò ăn với khối lượng cỏ ít hơn.
Theo Từ Quang Hiển, 2001 [17] thì đất giàu mùn và N.P.K không
chua, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp cây sinh trưởng tốt, năng suất chất xanh cao,
tỷ lệ xơ thấp còn đất nghèo dinh dưỡng, ẩm độ, nhiệt độ thấp thì cây sinh
trưởng kém, năng suất chất xanh thấp, tỷ lệ xơ cao, cây thức ăn xanh thường
cứng, gia súc không thích ăn, tỷ lệ tiêu hóa thức ăn thấp.
Khi tăng liều lượng phân đạm thường làm giảm hàm lượng xơ trong cỏ.
Nhưng khi bón đạm tăng thường làm cho cây phát triển tốt và mềm hơn, gia
súc thích ăn hơn, nhưng đối với cây trồng (ngô, lúa...) thì dễ đổ hơn khi gặp
mưa, gió lớn. Theo Rhykerd, C.L., 1973 [77] thì bón đạm ảnh hưởng tới độ
ngon miệng và lượng cỏ ăn vào của gia súc. Khi không bón đạm và bón ở
3


mức vừa phải cho đồng cỏ hòa thảo, thì bón tăng lượng đạm sẽ tăng khả năng
thu nhận cỏ của động vật. Tuy nhiên, không có sự khác nhau về khả năng ăn
của gia súc đối với cỏ được bón đạm vừa phải và mức cao (Belesky, D.P.,

1983) [51].
Đối với các khẩu phần nghèo dinh dưỡng như sử dụng cỏ khô, rơm khô
trong chăn nuôi thì bổ sung một lượng nhỏ thức ăn xanh khoảng 10- 30% tính
theo chất khô sé làm tăng khả năng thu nhận thức ăn của gia súc. Cụ thể là khi
bổ sung lá của các cây họ đậu có chất lượng cao như cỏ Alfalfa, cây anh đào
(Grilicidia maculata) hoặc cây keo dậu (Leuceana leucocephala) vào các
khẩu phần thức ăn phụ phẩm nhiều xơ không xử lý hoặc được xử lý bằng
amoniac đã có tác dụng tốt kích thích gia súc ăn nhiều hơn, tiêu hóa tốt hơn
Romulo, B. 1986 [80].
- Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ cỏ được sử dụng
Khi cỏ còn non, cây ít xơ nên mềm gia súc thích ăn nên tỷ lệ cỏ được
sử dụng thường cao. Khi càng tăng KCC cỏ đồng nghĩa với cỏ sẽ già dần,
tăng tỷ lệ lá già úa ở phần gốc, thân cây bị lignin hóa tăng, đặc biệt là ở phần
gốc, hiệu suất quang hợp kém nên giá trị dinh dưỡng giảm dần, vì vậy, khi gia
súc ăn thường để lại phần gốc già cứng và các phần lá già úa nên tỷ lệ cỏ
được sử dụng thường thấp.
Theo Peter M. Horme, (2002) [59] thì tỷ lệ protein trong cỏ cũng có
ảnh hưởng đến lượng cỏ thu nhận được, khi cỏ non (tỷ lệ protein trong VCK
cao) thì lượng cỏ được thu nhận lớn hơn và ngược lại.
Giữa các giống cỏ khác nhau thì tỷ lệ cỏ được sử dụng cũng khác nhau,
thông thường các giống cỏ có tỷ lệ xơ nhiều thì gia súc ít ăn hơn vì vậy tỷ lệ cỏ
được sử dụng thấp hơn, ngoài ra tỷ lệ cỏ đươc sử dụng còn liên quan đến loại
cỏ có nhiều lông hay cạnh sắc. Nếu cỏ nào chứa nhiều lông thô ráp hay cạnh lá
quá sắc thì tỷ lệ cỏ được sử dụng cũng giảm. Ngoài những yếu tố cơ bản trên
thì tỷ lệ thân/lá hay tỷ lệ chất độc, mùi vị của cỏ... cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ cỏ
được sử dụng.
4


- Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa cỏ

Thức ăn xanh là nguồn thức ăn chủ yếu cho gia súc nhai lại, chúng
chứa một lượng lớn hydrat cacbon bao gồm: Tinh bột, các đường hòa tan,
cellulose và hemicellulose. Thức ăn xanh còn chứa một lượng khá lớn
protein, muối khoáng và các vitamin. Ngoài ra, thức ăn xanh còn chứa lipit và
một số chất khác với hàm lượng thấp.
Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa thức ăn xanh của gia súc nhai lại lại chịu
ảnh hưởng chủ yếu bởi tỷ lệ cellulose, hemicellulose và mức độ lignin của
mỗi loại cỏ ở từng thời điểm cắt khác nhau. Thông thường, tỷ lệ cellulose
trong thức ăn xanh biến động lớn từ 200- 300g/kg vật chất khô, hàm lượng
hemicellulose biến động từ 100- 300g/kg chất khô. Khi cây cỏ càng trưởng
thành thì thì tỷ lệ này càng tăng và sau đó bị lignin hóa làm giảm khả năng tiêu
hóa của gia súc (Bùi Đức Lũng, 1995) [23]
Khản năng tiêu hóa xơ của vi sinh vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau liên quan tới tuổi thực vật, hàm lượng gluxit dễ tiêu trong khẩu phần...
Trong các yếu tố thì trước hết phải kể đến mức độ lignin hóa. Chất xơ
chứa ít hoặc không chứa lignin thì động vật dạ dày đơn cũng như dạ dày kép
đều tiêu hoá dễ dàng. Vì hàm lượng lignin làm hàng rào ngăn cản về mặt vật
lý phía ngoài tế bào làm cản trở vi sinh vật dạ cỏ và các men của chúng tiếp
xúc với hemixenluloza cũng như xenluloza của vách tế bào.
Mức tiêu hóa vật chất khô ở loài nhai lại có thể biểu diễn bằng các
phương trình sau:
Theo Lewis, 1961 [66] có thể tính theo tỷ lệ lignin như sau
Y= 84,9 - 1,5x
Trong đó Y là tỷ lệ tiêu hóa VCK; x là phần trăm (%) lignin thực vật
Như vậy, khi hàm lượng lignin tăng 1% thì tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô
bị giảm đi 1,5%. Sự tăng tỷ lệ lignin cùng với sự trưởng thành của thực vật có
thể làm giảm tỷ lệ tiêu hóa xenluloza xuống 30-50% và khi cỏ khô có 10%
lignin sẽ có khoảng 12-18% polysaccarit không được tiêu hóa (Kurilov N.V.,
5



1979 [21]). Các cây thức ăn, phụ phầm nông nghiệp càng già và thức ăn xơ
thô chất lượng thấp thường có vách tế bào có mức độ bị lignin hóa cao với
cấu trúc phức tạp thì tỷ lệ tiêu hóa càng thấp.
Còn theo Alxeson [17] tính tỷ lệ tiêu hóa theo tỷ lệ xơ trong thức ăn
như sau:
Y = 87,6 - 0,81x
Trong đó Y: Là TLTH chất hữu cơ (%) của thức ăn; x: tỷ lệ chất xơ
trong thức ăn (%)
Như vậy, hàm lượng lignin càng cao thì TLTH của thức ăn càng giảm
và tỷ lệ xơ trong khẩu phần càng cao thì tỷ lệ tiêu hoá các chất hữu cơ trong
khẩu phần càng giảm.
Khi khẩu phần nhiều xơ, sẽ làm giảm tính ngon miệng, giảm tỷ lệ tiêu
hoá các chất. Vì vậy, trong khẩu phần của gia súc gia cầm phải cung cấp tỷ lệ
xơ phù hợp: Gà con 3 - 6%; Gà mái 5 - 8%; Lợn 7 - 12%; Trâu bò 30%.
Hàm lượng gluxit dễ tiêu (tinh bột, đường) sẽ làm cho khả năng tiêu
hóa chất xơ giảm xuống chỉ còn khoảng 13%, quá trình phân giải tinh bột tốt
nhất khi pH <6
Khẩu phần giàu gluxit dễ tiêu tạo điều kiện cho sự lên men xảy ra
nhanh, lượng axit lactic và axit propionic sinh ra nhiều, trong khi đó lượng
nước bọt lại tiết ít làm giảm pH môi trường, ức chế hoạt động của vi khuẩn
phân giải xơ. Vì vậy, độ pH có vai trò quan trọng trong tác động tới nhóm vi
sinh vật phân giải xơ và tinh bột trong dạ cỏ.
Ngược lại, thức ăn có nhiều xơ thì gia súc sẽ nhai lại nhiều hơn, nên
lượng nước bọt về dạ cỏ nhiều làm pH của dạ cỏ tăng, đây là điều kiện thuận
lợi cho các nhóm vi khuẩn phân giải xơ hoạt động. Quá trình phân giải xơ
trong dạ cỏ thường có hiệu quả cao nhất khi pH > 6,2 (Chenost M.and Kayuli
C. 1997) [53].
Theo Vũ Chí Cương, 2004 [11], cho biết thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu
hóa và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn chủ yếu dùng cho bò thì

biến động thành phần dinh dưỡng của cỏ trong năm dẫn đến tỷ lệ tiêu hóa của
6


cỏ biến động theo. Nếu cỏ nào có thành phần dinh dưỡng ít biến động thì tỷ lệ
tiêu hóa các chất dinh dưỡng cũng ít biến động theo các tháng lấy mẫu, nhưng
tỷ lệ protein trong cỏ thường biến động nhất nên tỷ lệ tiêu hóa protein cũng
biến động theo. Thông thường giữa các giống cỏ khác nhau thì tỷ lệ tiêu hóa
cũng khác nhau. Ví dụ: Cỏ voi và cỏ ghine có tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ là
trên 60% còn cỏ goatemala thì dưới 60%. Các cỏ tự nhiên thường có chất
lượng kém hơn xét cả về thành phần hóa học lẫn tỷ lệ tiêu hóa, còn cỏ trồng
khi cùng độ tuổi thì giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa là cao hơn.
Môi trường hệ vi sinh vật dạ cỏ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu
hóa thức ăn, đặc biệt là chất xơ trong dạ cỏ. Những loại thức ăn khác nhau,
những khẩu phần khác nhau sẽ làm thay đổi đáng kể môi trường dạ cỏ, từ đó
ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn.
Kết quả nghiên cứu của Playne, 1978 [73] cho thấy tỷ lệ tiêu hóa chất
khô của cỏ nhiệt đới chất lượng thấp xác định trên bò cao hơn rất nhiều so với
kết quả xác định trên cừu. Kawashima và CS, 2007 [63] khi so sánh tỷ lệ tiêu
hóa các chất dinh dưỡng giữa bò, cừu và dê cho ăn khẩu phần cơ sở là rơm và
hạt mạch có bổ sung các nguồn protein khác nhau và cho biết tỷ lệ tiêu hóa
xác định trên bò và cừu khác nhau rất lớn khi khẩu phần có tỷ lệ protein thấp
nhưng khi hàm lượng protein thô đạt khoảng 10% trở lên thì tỷ lệ tiêu hóa
giữa hai loài gia súc lại tương đương nhau.
Theo Vũ Chí Cương, 2009 [7] thì ảnh hưởng của giống gia súc đến tỷ
lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô dùng cho gia súc
nhai lại là khá rõ rêt. Loài gia súc có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tiêu hóa
chất khô, chất hữu cơ, protein thô, xơ thô và NDF trong thức ăn thô khô (rơm
ủ ure, cỏ stylo) còn ảnh hưởng của loài đến cỏ voi tươi là không ổn định.
Theo Vũ Chí Cương, 2009 [8] thì ảnh hưởng của tuổi tái sinh mùa hè

đến năng suất, thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của cỏ
voi là khá rõ rệt. Tuổi tái sinh ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất, thành phần hóa
học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dường của cỏ voi. Khi tuổi tái sinh càng tăng
7


thì năng suất chất xanh, chất khô, hàm lượng DM, NDF, ADF, hiệu số PDINPDIE tăng theo nhưng lượng CP, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, NE, UFL
và giá trị PDI giảm.
1.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về thức ăn sử dụng cho loài nhai lại
1.1.2.1. Một số nghiên cứu trong nước
* Sử dụng cỏ tươi
Theo Hồng Minh, (2002) [27] thì lượng thức ăn để tăng 1 kg thịt hơi cần:
từ 35-40kg cỏ tươi (nuôi đơn thuần là chăn thả) hoặc từ 18- 20 kg cỏ tươi +
3,4-4 kg rơm ủ + 0,3-0,4 kg cám, bột sắn (đối với nuôi vỗ béo tại chuồng).
Để sản xuất ra 1 lít sữa bò cần 8-10 kg cỏ tươi+ 3,4-4 kg rơm ủ + 0,3-0,4
kg cám hỗn hợp.
Theo Tô Du, (2005) [14] khẩu phần thức ăn của bò vỗ béo có khối
lượng cơ thể là 200 kg là 30 kg cỏ tươi các loại + 1 kg cỏ khô + 2,5 kg rơm;
còn bò có khối lượng 290 kg là 35 kg cỏ tươi + 1 kg cỏ khô + 3 kg rơm.
Theo Vũ Ngọc Tý, (1978) [46] bê nuôi thịt có khối lượng khác nhau,
thì nhu cầu cỏ tươi các loại là khác nhau:
Đối với bò đang sinh trưởng thì thể trọng cuối kỳ là 70 kg cần 8 kg cỏ
tươi; 100 kg cần 15 kg cỏ tươi, 130 kg cần 20 kg cỏ tươi, đồng thời phải cho
ăn thêm cỏ khô và 0,2 kg thức ăn tinh.
Đối với bò nuôi vỗ béo, thì khối lượng từ 200- 230 cho ăn 30 kg cỏ
tươi/con/ngày; bò 260- 290 kg cần 35 kg cỏ tươi/con/ngay; bò 320 kg cho ăn
40 kg cỏ tươi/con/ngay.
Trong mùa mưa, với khẩu phần 100% cỏ tự nhiên, trâu 19-21 tháng
tuổi tăng trọng 0,520 kg/con/ngày. Tăng trọng của trâu có thể đạt 0,5000,700 kg/ngày khi được chăn thả 6-7 giờ/ngày, bổ sung thêm cỏ cắt 10-12kg
và sắn lát khô cộng cám gạo với mức 1% khối lượng cơ thể, (Đào Lan Nhi,

2002) [28].

8


Theo Nguyễn Văn Trí, (2006) [42] bò thịt chỉ chăn thả ngoài bãi chăn
mỗi ngày sẽ ăn được khoảng 10 kg cỏ. Như vậy, phải luôn luôn có đủ cỏ tươi
cho ăn tại chuồng, thì mới đảm bảo đủ tiêu chuẩn ăn hàng ngày. Nếu cho ăn
lượng thức ăn tại chuồng (cỏ tươi) buổi sáng ít hơn buổi chiều (30-40%), vì
để bò, bê tận dụng cỏ gặm được ngoài đồng. Cho bò, bê ăn nhiều thức ăn vào
buổi chiều vì chúng có nhiều thời gian nhai lại trong đêm.
Chu Anh Dũng, Lê Xuân Cương, (1999) [15] cho biết: Trong giai đoạn
sau khi sinh đến khi thụ thai, nếu được cung cấp đầy đủ cỏ xanh trong khẩu
phần (≥ 20 kg/con/ngày), bò sữa sẽ sinh sản tốt hơn với khoảng cách hai lứa
đẻ rút ngắn được 19 ngày và hệ số phối giảm 0,38 lần.
* Sử dụng cỏ khô
Khi cho ăn, cỏ khô được cho ăn tự do hoặc phối hợp với thức ăn ủ
chua, thức ăn tinh, thức ăn củ qủa, rỉ mật và các phụ phẩm chế biến lương
thực, thực phẩm khác, cần cho bò ăn cỏ xanh sau khi cho ăn cỏ khô, không
nên cho bò ăn cỏ tươi trước vì chúng sẽ lười ăn cỏ khô.
Mỗi ngày có thể cho trâu bò ăn từ 3-5 kg cỏ khô. Nên phối hợp cỏ khô
với các loại thức ăn xanh, củ quả, thức ăn ủ với tỷ lệ cỏ khô bằng 1/3 khẩu
phần là vừa phải. Về mùa xuân, nhiều cỏ non, nên cho trâu bò ăn vài kilogam
cỏ khô trước khi chăn thả để tránh ỉa chảy (Đoàn Ẩn, 1976) [1].
Giá trị 1 kg cỏ khô tương đương với 3-4 kg cỏ tươi, như vậy trong vụ
đông-xuân mỗi trâu bò chỉ cần dự trữ từ 300- 500 kg cỏ khô.
Có 3 cách có thể cho ăn là:
Cho ăn tự do, cho ăn theo ngày và kiểm soát. Ở hệ thống cho ăn tự do,
các kiện cỏ khô được đưa vào cho gia súc và chúng có thể ăn vào bất cứ lúc
nào. Tuy nhiên, với hệ thống này có thể dẫn đến gia súc làm phung phí thức

ăn đến 36% do giẫm đạp. Để giảm thiểu tình trạng này, ta có thể cho ăn từng
kiện vào từng thời gian cụ thể, sau khi ăn hết mới cho kiện khác.
Trong hệ thống cho ăn theo ngày, các kiện được mở và cắt ra cho ăn
theo khẩu phần hàng ngày và để ở trên mặt đất hay máng ăn. Dùng hình thức
9


này sẽ giảm được lãng phí cỏ khi cho gia súc ăn, vì chỉ mất 30 phút đến 1 giờ
cho 1 lần ăn. Mất mát là dưới 2%.
Kiểm soát thức ăn bằng cách điều chỉnh các ô bằng gỗ, qua đó gia súc
có thể thò dần đầu vào lấy thức ăn và giảm được lao động, giảm thiểu cỏ bị
bẩn và bị giẫm đạp. Lượng mất mát thấp hơn 3% (Rider, A. R., 1979) [78].
Tác giả Vũ Chí Cương, (2004) [10] cho biết, khi thay thế 100% và 50%
thức ăn thô của địa phương bằng cỏ alfalfa khô nhập từ Hoa Kỳ đã làm tăng
lượng thu nhận chất khô, UFL, PDI và năng suất sữa của bò lai hướng sữa
nuôi ở Hà Nội và vùng phụ cận.
Theo Bùi Đức Lũng, (2005) [22] cỏ khô được cho ăn tự do, có thể phối
hợp với thức ăn ủ chua, thức ăn tinh, thức ăn củ quả...Cần cho ăn thêm cỏ tươi
sau khi ăn cỏ khô. Còn đối với sử dụng rơm khô thì cần bổ sung cỏ tươi và đặc
biệt lượng hỗn hợp tinh cao hơn so với khi ăn cỏ khô. Khi kiềm hóa rơm làm
thức ăn cho bò bằng các hình thức như dùng nước vôi tôi, ủ với ure, kết hợp
vôi và ure thì sau thời gian ủ từ 2-3 tuần (hè-đông) có thể lấy cho gia súc ăn.
Khi sử dụng rơm khô không xử lý, thì lượng thức ăn thu nhận của động
vật nhai lại là 3,06 kg/con/ngày, nhưng khi được xử lý bằng ure với tỷ lệ 5%
đã làm tăng lượng thu nhận lên 3,82 kg/con/ngày (tăng 25%). Đồng thời tăng
lượng vật chất khô tiêu hóa được của rơm khô từ 1,68 lên 2,48 (tăng 48%)
(Hart, F. and Wanapat, M., 1992) [58].
Theo Vũ Ngọc Tý, (1978) [46] bê nuôi thịt có khối lượng từ 70- 100 kg
thể trong cuối kỳ chỉ cho ăn 1 kg cỏ khô/con/ngày. Từ khối lượng từ 130- 220
kg thể trọng cuối kỳ thì cho ăn 3 kg rơm/con/ngày.

Các tác giả Hoàng Toàn Thắng, (2006) [37], Bùi Văn Chính, 2001 [6]
khi sử dụng rơm ủ ure nuôi bò cho kết quả tăng trọng tốt hơn là rơm không
được xử lý. Khi sử dụng rơm, thân cây ngô hay lá mía ủ thì chi phí thức ăn
giảm thấp.
10


Theo Đoàn Đức Vũ, 2005 [48] thì bò sử dụng khẩu phần chỉ có rơm
khô thì tiêu thụ được 5,31 kg/con/ngày nhưng khi kết hợp với sử dụng lá
khoai mỳ khô thì có thể thu nhận lên 5,58 kg/con/ngày, còn rơm được ủ ure
kết hợp với lá khoai mỳ thì có thể thu nhận 8,75 kg rơm ủ/con/ngày.
Theo Gream McCrabb, 2002 [16] thì sử dụng rơm kết hợp với tỷ lệ rỉ
mật là 45% trong khẩu phần chăn nuôi bò thịt có thể cho tăng khối lượng là
0,61kg/con/ngày, còn sử dụng cỏ tươi kết hợp với 45% rỉ mật trong khẩu
phần có thể tăng khối lượng bò là 0,70 kg/con/ngày
Theo Trịnh Văn Trung, 2004 [43] khi nghiên cứu tỷ lệ phân giải chất
hữu cơ của cỏ tự nhiên các tác giả cho biết, sau 72 giờ lưu mẫu trong dạ cỏ thì
ở các khẩu phần khác nhau thì tỷ lệ phân giải là khác nhau và dao động từ
68,23 đến 74,29%.
Tác giả Vũ Chí Cương, 2004 [11] cỏ voi ở các khu vực khác nhau thì tỷ
lệ tiêu hóa chất hữu cơ là khác nhau và dao động từ 63 đến 66,21%. Còn cỏ
Ghinê thì dao động từ 62,89 đến 73% và tỷ lệ tiêu hóa này phụ thuộc vào
giống cỏ.
Đoàn Đức Vũ, 2005 [48] Thì tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ của rơm khô
là 61,51%, rơm khô có bổ sung lá khoai mỳ thì tỷ lệ tiêu hóa tăng lên là
68,79%, còn khẩu phần rơm ủ có bổ sung lá khoai mỳ thì tỷ lệ tiêu hóa là
69,18% sau 72 giờ ngâm thức ăn trong dạ cỏ bò thí nghiệm.
1.1.2.2. Một số nghiên cứu ngoài nước
Preston và Leng, 1986 [74] đã nghiên cứu và cho thấy rằng đối với các
loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp gia súc thường sử dụng không có hiệu

quả do mất cân đối về dinh dưỡng và đòi hỏi phải bỏ sung các thức ăn giàu
dinh dưỡng vào trong thức ăn.
Đối với các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp như cỏ khô, rơm rạ...
thì nồng độ amoniac phân giải trong dạ cỏ thường thấp, khi bổ sung nitơ phi
protein đã làm tăng lượng thức ăn ăn vào, tăng tỷ lệ tiêu hóa, ổn định cân
bằng nitơ, tăng tốc độ lưu chuyển protein vi sinh vật trong dạ cỏ, tăng nồng

11


độ axit béo bay hơi tổng số trong dịch dạ cỏ, do đó làm tăng khả năng sản
xuất của gia súc và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn Campling, R.C., 1962 [52];
Coombe, J.B. 1963 [54]; Loosli, J.K. 1968 [70]; Perdok. H.B., 1986 [72]).
Đối với các khẩu phần nghèo dinh dưỡng như sử dụng cỏ khô, rơm khô
thì cần bổ sung một lượng nhỏ thức ăn xanh (khoảng 10- 30% tính theo chất
khô của khẩu phần). Cụ thể là bổ sung lá của các cây họ đậu có chất lượng cao
như cỏ Alfalfa, cây anh đào (Grilicidia maculata) hoặc cây keo dậu (Leuceana
leucocephala) vào các khẩu phần thức ăn phụ phẩm nhiều xơ không xử lý
hoặc được xử lý bằng amoniac đã có tác dụng tốt kích thích gia súc ăn nhiều
hơn, tiêu hóa tốt hơn, đồng thời còn làm tăng tốc độ vận chuyển các chất
không thể tiêu hóa ra khỏi dạ cỏ và cuối cùng làm tăng năng suất sữa, mỡ sữa,
tăng tốc độ sinh trưởng và tăng cả sản lượng lông (Jackson, 1984; Romulo, B.
1986) [80].
Theo Skerman, P. J., (1990) [84] thì lượng thức ăn thu nhận hàng ngày
của gia súc phụ thuộc vào khối lượng con vật và phụ thuộc vào từng loài riêng
biệt. Để đánh giá khả năng thu nhận thức ăn của gia súc, người ta thường xác
định số gam vật chất khô ăn được trên đơn vị khối lượng trao đổi. Thức ăn thu
nhận được của gia súc là rất khác nhau tùy thuộc vào sự thành thục của cỏ, từ
24 g/kg W0,75/ngày với cỏ nhiệt đới thành thục, tới 100g/ kg W0,75/ngày với cỏ
nhiệt đới chưa thành thục.

Theo Paul Pozy, (2001) [31] lượng chất khô ăn vào của bò sữa nuôi
bằng cỏ tự nhiên biến động từ 121,20- 144,4g chất khô/kg W0,75 tùy theo từng
tháng; còn nuôi bằng cỏ voi thì lượng chất khô ăn vào là 125,8 g chất khô/ kg
W0,75; còn đối với rơm thì bò sữa ăn được lượng chất khô rất thấp chỉ từ
110,12- 120,10 g chất khô/kg W0,75.
K. Lana, (1995) [65] khi dùng 100% khẩu phần cho bò là cỏ voi và thay
thể dần vào khẩu phần với tỷ lệ cỏ stylo tươi là 0, 25, 50, 75 và 100% cho
thấy khi tăng từ 25-50% thì làm tăng khối lượng hàng ngày của bò là có ý
nghĩa, nhưng khi tăng hàm lượng cỏ stylo lớn hơn 75% sẽ làm giảm khối
lượng của bò.
12


Lindsay, J. A., (1982) [67] cho biết, khi bê ăn cỏ Spear khô và cỏ Spear
khô ủ ure + sulphur thì bê thu nhận thức ăn ở mức 4,1 kg/con/ngày đối với cỏ
khô và tăng lên 6,2 kg/con/ngày đối với cỏ ủ ure và làm thay đổi khối lượng
bê theo chiều hướng tốt.
Nghiên cứu của Salgado et al., 2009 [81] thì gần đây các cỏ ôn đới đã
được đưa vào các trang trại bò sữa (chủ yếu là yến mạch: Avena strigosa) và
có tiềm năng để nâng cao chất lượng thức ăn trong mùa đông.
Theo Linn, 2006 [68] thì biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả sử
dụng thức ăn là tăng tỷ lệ tiêu hóa các thành phần thức ăn, đặc biệt là cỏ trong
khẩu phần.
1.1.3. Một số thông tin về các giống cỏ trong đề tài
1.1.3.1. Cỏ Paspalum atratum
Số lượng nhiễm sắc thể thể tứ bội (2n = 4x = 40)
Cỏ Paspalum atratum có tên khoa học đầy đủ là Paspalum atratum
Swallen, Paspalum plicatulum var. robustum Hack; Paspalum sp. Aff. P. plicatulum.
Cỏ này có nguồn gốc từ bang Mato Grosso do Sul, Goias và Minas, tại tây
Brazil (Quarin, C. L., (1997) [75], được thu thập từ tháng 4/ 1986 để nghiên

cứu và phát triển thành cỏ trồng. Tuy nhiên, từ năm 1997- 1999 mới được
phát triển rộng tại các nước trên thế giới với nhiều tên khác nhau như Suerte
atra paspalum (Florida) (Kalmbcher, R. S., 1997) [62], Hi-Gane, ở Australia
(Loch, D. S. (1999) [69], ở Philipin được gọi với cái tên là Terenos (Horne, P. M.,
(1999) [60], atratum (Đông Nam Á)....
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 22- 270C, tuy nhiên nó chịu được
sự dao động của biên độ nhiệt rất lớn, trong phạm vi từ 2 - 350 C vẫn sinh
trưởng được. Đây là cỏ mùa ấm nên sinh trưởng rất kém trong mùa lạnh.
Những phần phía trên thường bị chết do sương muối, nhưng tái sinh rất nhanh
khi chuyển sang mùa ấm. Sống được ở phạm vi từ ánh sáng ôn hòa tới nơi có
độ che bóng cao và canh tác có hiệu quả ở rừng nông lâm kết hợp. Lượng
13


mưa thích hợp cho cỏ từ 750mm/năm trở lên, sinh trưởng tốt nhất ở vùng có
lượng mưa từ 1.500-2.000 mm/năm. Đây là giống cỏ vừa có khả năng chịu
hạn cũng như chịu úng tốt. Nhưng không sống được ở những nơi ngập nước
lâu. Có thể sống được ở kết cấu đất từ đất cát đến đất sét và có thể chịu đựng
được với vùng đất khô cằn, nhiều acid, chịu được lượng phân bón thấp nhưng
vẫn cho năng suất khá cao. Cỏ thích hợp và cho năng suất cao ở đất mầu mỡ,
đủ ẩm. Tốt nhất nên bón phân đạm từ 150- 200 kg N/ha/năm.
Paspalum atratum là cỏ lâu năm thân bụi, đẻ nhánh trên mặt đất, thân
không cao và chia lóng như một số cỏ hòa thảo khác, lá xuất phát từ gốc, nên
không có bẹ lá ôm lấy thân như một số cỏ thân cao chia lóng. Lá có màu xanh
đậm, dầy, mặt lá bóng, lá mọc đứng và tồn tại lâu năm, lá to, khi còn non thì
không sắc, tán lá có thể cao đến 1 m (Hare, M. D., 1999) [56], cao từ 1-2 m
khi ra hoa. Phiến lá thẳng đứng, có thể dài đạt 50 cm và rộng 3-4 cm, mặt lá
bóng, lá dòn ngay cả khi đã thành thục, rìa lá thô ráp. Những lá dưới gốc
thường có một ít lông và khi lá già thì thường rất sắc (Hare, M. D., (1997)
[57]. Lá cỏ dầy và dài nên gia súc nhai lại không thích ăn bằng các giống cỏ

khác. Tuy nhiên, đây là giống cỏ thân cao nên rất thích hợp cho việc thu cắt
để chăn nuôi theo kiểu nuôi nhốt. Ngoài ra, cỏ có thể trồng được dưới tán cây
để thu cắt hay chăn thả hoặc dùng làm hàng rào xanh để chống xói mòn đất.
Hoa thường được chia thành các cụm, mỗi cụm hoa thường có từ 6-12
nhánh với 100- 180 bông con trên mỗi nhánh (Hare, M. D., 1999) [56]. Hoa
ôm lấy nhau tạo thành các cụm hoa dài 26 cm, cành hoa dài khoảng 20cm,
cành thấp nhất dài 14 cm, bông con dài khoảng 3 mm và rộng 2 mm. Hạt có
mầu đỏ nâu. Khoảng 250.000 đến 450.000 hạt/kg.
Cỏ không ra hoa nhiều lần trong năm, khả năng kết hạt tốt. Năm đầu
thường cho lượng hạt rất ít nhưng sau đó tăng ở năm thứ 2. Vì vậy, người ta
thường thu hạt ở năm thứ 2. Sau 4 tuần trổ hoa có thể thu hoạch hạt. Có thể
cho 230 kg hạt tươi/ha, nhưng khi làm khô và làm sạch có thể chỉ thu được
14


×