Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên Cứu Và Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Mô Hình Nông Thôn Mới Tại Xã Quyết Thắng, Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.79 KB, 70 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM THáI NGUYÊN
KHOA kinh tế & ptnt

BáO CáO KếT QUả
Đề TàI NGHIÊN CứU KHOA HọC CấP TRƯờNG
M Số: T2012 - 70

Tên đề tài:
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới tại xã Quyết
Thắng - Thành Phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

Chủ trì đề tài: vũ thị hiền

THáI NGUYÊN, 2013


TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM THáI NGUYÊN
KHOA kinh tê & ptnt

BáO CáO KếT QUả
Đề TàI NGHIÊN CứU KHOA HọC CấP TRƯờNG
M Số: T2012 - 70
Tên đề tài:
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới tại xã Quyết
Thắng - Thành Phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

Chủ trì đề tài

: Vũ Thị Hiền

Những ngời thực hiện: Đặng Thị Bích Huệ


Lơng Thị Thơng
Thời gian thực hiện

: Từ tháng 03/ 2012 - 03/2013

Địa điểm nghiên cứu

: Xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên

THáI NGUYÊN, 2013


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động vô cùng quan trọng
đối với mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy và công tác tại trường.
Hoạt động NCKH không những đóng vai trò cấp thiết mà còn đóng vai trò
nâng cao kiến thức chuyên môn trong giảng dạy cũng như trong hoạt động
NCKH. Quá trình nghiên cứu giúp cho mỗi giáo viên có thể nâng cao được
kinh nghiệm thực tế phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy cũng như nghiên
cứu. Chính vì vậy, kết quả từ NCKH là những phát hiện mới về kiến thức, về
bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương
pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị thực tiễn..
Để quá trình nghiên cứu đạt được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin
chân thành cảm ơn quý phòng ban Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên,
BCN Khoa Kinh tế và PTNT cùng các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện
giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này, đồng thời tôi xin cảm ơn KS. Đặng Thị
Bích Huệ là giảng viên của khoa Kinh tế và PTNT và sinh viên Lương Thị
Thương - lớp 41 PTNT - Khoa Kinh tế và PTNT - Trường Đại học nông lâm
Thái Nguyên là những người đã cùng đồng hành với tôi trong thời gian thực

hiện đề tài nghiên cứu này.
Chân thành cảm ơn các cán bộ của UBND xã Quyết Thắng, TP Thái
Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực tế
tại địa phương..
Thái Nguyên ngày

tháng

Chủ trì đề tài

Vũ Thị Hiền

năm 2013


DANH MỤC NHỮNG TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCH
BHYT
CNH- HĐH
ĐVT
GTVT
HTX
KT - XH
KL
NDT
NTM
NQ
PN
PRA


SU
SXNN
THCS
THPT
TP
TQ
TS
TTCN
TW
TN
UBND
USD
VSMT
WB

Nguyên ngữ
Ban chấp hành
Bảo hiểm y tế
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Đơn vị tính
Giao thông vận tải
Hợp tác xã
Kinh tế - xã hội
Kết luận
Nhân dân tệ
Nông thôn mới
Nghị quyết
Phụ nữ
Đánh giá nhanh nông thôn có sự

tham gia của người dân
Nghị quyết
Saemaulundong
Sản xuất nông nghiệp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thành phố
Trung Quốc
Thủy sản
Tiểu thủ công nghiệp
Trung ương
Thanh niên
Ủy ban nhân dân
Đô la Mỹ
Vệ sinh môi trường
Ngân hàng thế giới (World Bank)


MỤC LỤC
Trang
Phần 1 ............................................................................................................... 1
Mở đầu ............................................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3
Phần 2 ............................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................ 4

2.1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................... 4
2.1.2. Căn cứ pháp lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn ...................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 11
2.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới ............................... 11
2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ................................ 16
Phần 3 ............................................................................................................. 20
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 20
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................. 20
3.2.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài .......................................................... 20
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 20
3.2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................ 20
3.2.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ................................................. 21


Phần 4 ............................................................................................................. 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 22
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................ 22
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 22
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu ................................................................ 22
4.1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ...................................................... 23
4.1.2. Đặc điểm KT – XH ............................................................................... 25
4.1.2.1. Đặc điểm kinh tế ................................................................................ 25
4.1.2.2. Đặc điểm về xã hội............................................................................. 26
4.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................. 28
4.1.3.1. Thuận lợi .............................................................................................. 28
4.1.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 28

4.2. Thực trạng nông thôn trên địa bàn xã Quyết Thắng theo Bộ tiêu chí
Quốc gia về nông thôn mới ........................................................................... 29
4.2.1. Về quy hoạch ........................................................................................ 29
4.2.2. Về hạ tầng kinh tế - xã hội................................................................... 30
4.2.3. Về kinh tế và tổ chức sản xuất ................................................................ 34
4.2.4. Văn hóa – xã hội và môi trường .............................................................. 36
4.2.5. Hệ thống chính trị ................................................................................... 40
4.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã khi tiến hành xây dựng nông
thôn mới .......................................................................................................... 42
4.3.1. Thuận lợi ................................................................................................ 42
4.3.2. Khó khăn ................................................................................................ 43
4.4. Một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn đồng thời phát triển mô hình
nông thôn mới trên địa bàn xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên .................... 46
4.4.1. Tăng cường công tác tuyên truyền ......................................................... 46


4.4.2. Rà soát, bổ sung quy hoạch, quản lý và thực hiện tốt các kế hoạch ....... 47
4.4.3. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chương trình .. 48
4.4.4. Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới ......................... 48
Phần 5.............................................................................................................. 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 49
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 49
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50
5.2.1. Đối với Nhà nước, chính quyền tỉnh, huyện .......................................... 50
5.2.2. Đối với địa phương ................................................................................. 51
5.2.3. Đối với các hộ dân .................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 52


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Các tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới ........................... 8
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã Quyết Thắng qua các năm (2009
– 2011)............................................................................................................. 24
Bảng 4.2. Hiện trạng tiêu chí quy hoạch và thực hiện ............................... 30
Bảng 4.3. Hiện trạng hạ tầng kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng ......... 31
Bảng 4.4. Hiện trạng kinh tế và tổ chức sản xuất trên .................................... 35
địa bàn xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên ..................................................... 35
Bảng 4.5. Cơ cấu lao động của xã Quyết Thắng năm 2012 ............................. 36
Bảng 4.6. Hiện trạng về văn hóa – giáo dục trên địa bàn xã Quyết Thắng ..... 37
Bảng 4.7. Hiện trạng môi trường trên địa bàn xã Quyết Thắng ..................... 38
Bảng 4.8. Hiện trạng môi trường tại các khu nghĩa trang trên địa bàn xã
Quyết Thắng.................................................................................................... 39
Bảng 4.9. Hiện trạng hệ thống chính trị của xã Quyết Thắng......................... 41
Bảng 4.10. Sự tham gia của các hộ dân trong hoạt động ................................ 44
Bảng 4.11. Nhận thức của người dân trên địa bàn về chương trình NTM
(n=50) .............................................................................................................. 45


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nông thôn
mới tại xã Quyết Thắng – TP Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên”
Mã số: T2012 – 70
Chủ nhiệm đề tài: KS. Vũ Thị Hiền
Tel

: 0976932426

E-mail


:

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN.
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
- UBND xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên
- KS. Đặng Thị Bích Huệ - Giảng viên Khoa Kinh tế & PTNT
- Lương Thị Thương – Sinh viên lớp 41 PTNT
Thời gian thực hiện: Tháng 3/2012 – tháng 3/2013
1. Mục tiêu:
Nghiên cứu hiện trạng nông thôn trên địa bàn xã Quyết Thắng, TP Thái
nguyên – Tỉnh Thái Nguyên khi triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới
để thấy được những thuận lợi khó khăn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển mô hình nông thôn mới trên địa bàn.
2. Nội dung chính:
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn xã Quyết
Thắng, TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá thực trạng nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia trên địa bàn
xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã khi tiến hành xây dựng
nông thôn mới.


- Đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn đồng thời phát triển
và nhân rộng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Quyết Thắng nói riêng
và TP Thái Nguyên nói chung.
3. Kết quả chính đạt được:
- Đề tài đã chỉ ra được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên. Đồng thời, đưa ra được một số kết
luận về những thuận lợi và khó khăn.

- Đề tài đã đánh giá được thực trạng nông thôn trên địa bàn xã Quyết
Thắng, TP Thái Nguyên theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
- Đề tài đã chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn của xã Quyết Thắng
khi tiến hành xây dựng nông thôn mới.
- Đề tài đã đưa ra được một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn
góp phần phát triển và nhân rộng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã
Quyết Thắng.


SUMMARY
Tittle: “Study and propose solutions to develop model new rurall in Quyet
Thang commune - Thai Nguyen city - Thai Nguyen province”
Code: T2012 – 70

Coordinator: Vu Thi Hien
Tel

: 0976932426

E-mail :
Implementing Institution: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry - Thai Nguyen University
Partnership organizations and collaborators:
- Commune People's Committee Quyet Thang
- Dang Thi Bich Hue - The lecturer in faculty of economics and rural
development.
- Lương Thi Thương – The student at K41 PTNT
Duration: 3/2012 – 3/2013
1. Objective
Study on current status rural of Quyet Thang commune, Thai Nguyen

city, Thai Nguyen province to carry out model of new rural development to
see difficults and advantages. It has been proposed some solutions for model
of new rural development in the area.
2. Main contents
- Study natural conditions, economic, social Quyet Thang commune,
Thai Nguyen City, Thai Nguyen province.
- Assessment of the situation in rural areas according to the national set
of criteria in Quyet Thang commune, Thai Nguyen City, Thai Nguyen
province.


- Evaluate the advantages and disadvantages of commune conducting
new rural construction.
- Propose some solutions to overcome difficulties while developing and
expanding model of new rural in commune Quyet Thang and Thai Nguyen city.
3. Main results obtained
- Subject has shown the characteristics of the natural conditions, socioeconomic in Quyet Thang commune, Thai Nguyen City. At the same time,
showed some conclusions on the advantages and disadvantages.
- Subject was assessed rural situation in Quyet Thang commune, Thai
Nguyen City according to the National criteria for new rural.
- Subject was pointed out the advantages and disadvantages of Quyet
Thang commune to carry out model of new rural.
- The subject has come up with some solutions to remove difficulties
and contribute to the development and expanding model of new rural in
commune Quyet Thang and Thai Nguyen city.


1

Phần 1

Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy
nhiên nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế:
Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao
khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp,
nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy
lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém, môi trường ngày càng ô
nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ
nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát
sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Do vậy để giải quyết những vấn đề trên đòi
hỏi phải có một chiến lược toàn diện nhằm phát triển nông thôn không những
toàn diện mà còn phải đảm bảo tính bền vững. Xây dựng nông thôn mới là
một trong những nhiệm vụ chiến lược để thực hiện nội dung của Nghị quyết
Trung ương lần thứ 7, hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn nước ta có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ. Làm cho xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc…
Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước (theo QĐ số 800 ngày
04/06/2010) đến năm 2015 cả nước có 20% số xã và đến năm 2020 có 50% số
xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc,
với tổng diện tích đất tự nhiên là 3562,82km2, dân số khoảng 1,2 triệu người
bao gồm 8 dân tộc khác nhau, hiện nay Thái Nguyên cũng đã và đang tiến
hành quy hoạch thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới ở tất cả các cấp
huyện của tỉnh. Nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2015 có 30 xã đạt tiêu
chuẩn nông thôn mới trên toàn tỉnh.



2

Xã Quyết Thắng được chọn là 1 trong 3 xã điểm của TP Thái Nguyên
về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, quá trình này gặp không ít khó khăn
nhất là khâu tổ chức, quy hoạch vì do đặc thù của địa bàn là nơi đã và đang
thực hiện nhiều dự án, Xã Quyết Thắng được xác định gần như nằm trọn
trong quy hoạch khu đô thị phía Tây thành phố với rất nhiều các dự án đã và
đang quy hoạch. Vậy quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn xã phải quy
hoạch theo hướng nào? Làm thế nào để xây dựng được mô hình phát triển
nông thôn mới vừa phù hợp với điều kiện của địa phương vừa đạt được các
tiêu chí đề ra đang trở thành vấn đề bức thiết hiện nay. Trên cơ sở những vấn
đề bức thiết trên, để đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng và
phát triển mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Quyết Thắng nói riêng và
TP Thái Nguyên nói chung. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên
cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới tại xã Quyết Thắng –
TP Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu hiện trạng nông thôn trên địa bàn xã Quyết Thắng, TP Thái
nguyên – Tỉnh Thái Nguyên khi triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới
để thấy được những thuận lợi khó khăn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển mô hình nông thôn mới trên địa bàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên
địa bàn xã.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, khi xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn Xã Quyết Thắng – TP Thái Nguyên – Thái Nguyên.
- Đề ra được một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách
thức đồng thời phát triển và nhân rộng mô hình nông thôn mới trên địa bàn
Xã Quyết Thắng nói riêng và TP Thái Nguyên nói chung.



3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và học tập
cho sinh viên các ngành khuyến nông và phát triển nông thôn.
Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là căn cứ, cơ sở thực tiễn
gợi ý được những giải pháp góp phần vào việc phát triển và nhân rộng mô
hình nông thôn mới trên địa bàn xã Quyết Thắng nói riêng và TP Thái
Nguyên nói chung.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
* Khái niệm về nông thôn
Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về nông thôn, còn
nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu phát
triển cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát
triển bằng vùng đô thị. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình
độ tiếp cận thị trường phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường.
Một số quan điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông
nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là sản
xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể
của từng nước.
Nông thôn là khái niệm chỉ hệ thống cộng đồng xã hội lãnh thổ được

hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội mà ở đó dân cư tương
đối thấp; lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao, mối quan hệ cộng đồng
chặt chẽ; do vậy, lối sống, phương thức sống của cộng đồng dân cư nông
thôn khác biệt cộng đồng dân cư thành thị.
Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi
theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên
thế giới. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản
lý, có thể hiểu “nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có
nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn
hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh
hưởng của các tổ chức khác” [5]
* Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
quan điểm khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu và triển khai ứng dụng thuật


5

ngữ này ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam thuật ngữ này được đề cập và có
sự thay đổi nhận thức qua các thời kỳ. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có sự tổng
hợp lý luận về thuật ngữ này. Nhiều tổ chức phát triển quốc tế đã nghiên cứu và
vận dụng thuật ngữ này ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Phát triển là một quá trình làm thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống
của con người và phân phối công bằng những thành quả trong xã hội. [5]
Phát triển nông thôn là quá trình thay đổi bền vững có chủ ý về xã
hội, kinh tế, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của
người dân.[5]
Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống
về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn.
Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông

thôn được hưởng lợi từ sự phát triển (WB, 1975). [5]
Trong điều kiện của Việt Nam tổng hợp các quan điểm từ các chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu như
sau: “Phát triển nông thôn là quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững
về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các
tổ chức khác”.[5]
* Nông thôn mới
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: “ Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự xã hội được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao; theo định hướng xã
hội chủ nghĩa”.


6

Như vậy, nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn, không phải
là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện
nay, có thể khái quát theo 5 nội dung cơ bản sau: Làng xã văn minh, sạch
đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế
hàng hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng
được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát triển; xã hội
nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.[3]
Nông thôn mới chính là nông thôn tiến bộ, cơ sở hạ tầng đồng bộ, đời
sống văn hóa phong phú. Song, có điều không bao giờ thay đổi là nông thôn
mới cũng phải giữ được tính truyền thống, những nét đặc trưng nhất, bản sắc

từng vùng, từng dân tộc và nâng cao giá trị đoàn kết của cộng đồng, mức
sống của người dân.
Trước hết NTM phải là nơi sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản
phẩm có năng xuất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh
đó nông thôn mới phải đảm nhận được vai trò gìn giữ văn hóa truyền thống
dân tộc. Làng quê nông thôn Việt Nam khác hẳn so với các nước xung
quanh, ngay cả ở Việt Nam, làng quê dân tộc Thái khác với H’Mông, khác
với Eđê, Bana, người Kinh. Nếu quá trình xây dựng NTM làm phá vỡ chức
năng này là đi ngược lại với lòng dân và làm xóa nhòa truyền thống văn hóa
muôn đời của người dân Việt Nam. Nông thôn mới phải giữ được môi
trường sinh thái hài hòa.
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng
yêu cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi
trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể
phổ biến và vận dụng trên cả nước. Như vậy, có thể quan niệm: Mô hình
nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ


7

chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn
trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình
nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt.[15]
* Đặc trưng của mô hình nông thôn mới:
- Nông thôn là lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.[3]
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại.
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông

nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
- Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.
- Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống
chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
- Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông
dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.[1]
Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 491/QĐTTg về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 19
tiêu chí áp dụng riêng cho từng vùng của Việt Nam. Bộ tiêu chí cụ thể hóa đặc
tính của xây dựng NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH.
Bộ tiêu chí cũng là căn cứ để xây dựng nội dung chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng NTM, là chuẩn mực để xác lập kế hoạch phấn đấu
đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Ngoài ra nó còn là căn cứ để chỉ đạo và đánh
giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của các địa phương trong từng thời kỳ;
đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới.
Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục
tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác


8

đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần
thiết có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư các thành phần
kinh tế, huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư. Chương trình được thực
hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an
ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ
chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế,
kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).
* Nội dung xây dựng mô hình nông thôn mới tại các xã Bắc Trung Bộ

Bảng 2.1: Các tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới
tại xã vùng Bắc Trung Bộ [6]
TT

1

Tên tiêu
chí

Nội dung tiêu chí

1.1 Quy hoạch đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển
sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ
Quy hoạch công nghiệp, dịch vụ
và thực
1.2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi
hiện quy trường theo tiêu chuẩn mới
hoạch
1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh
trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo
tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

2

Giao thông

Đạt

Đạt


100%

2.2 Tỷ lệ Km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

70%

2.3 Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội
vào mùa mưa

100%(70%
cứng hóa)

hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện

Thủy lợi

Đạt

2.1 Tỷ lệ Km trục đường liên xã được nhựa hóa hoặc
bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

2.4 Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được cứng

3

Chỉ tiêu
chung của
BTB


70%

3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất
và dân sinh

Đạt

3.2 Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý được kiên cố
hóa

85%


9
4.1 Hệ thống điện được đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của
4

Điện

5

Trường
học

6

Cơ sở vật
chất văn
hóa


7
8

9

Chợ nông
thôn
Bưu điện
Nhà ở dân


ngành điện
4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các
nguồn

98%

Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu
học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia

80%

6.1 Nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn của Bộ VHTT-DL

Đạt

6.2 Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu dân cư thể thao
thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL

100%


Chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng

Đạt

8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông

Đạt

8.2 Có Internet đến thôn

Đạt

9.1 Nhà tạm, dột nát
9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng

10

Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình
quân chung của tỉnh

11

Hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

Cơ cấu lao


Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực

12
13

14

động
Hình thức
sản xuất

Giáo dục

nông lâm, ngư nghiệp

16
17

Không
80%
1,4 lần
5%
35%

Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả



14.1 Phổ cập giáo dục trung học


Đạt

14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học
trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)

85%

14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo

15

Đạt

> 35%

15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm
y tế

30%

15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

Đạt

Văn hóa

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng
văn hóa theo quy định của Bộ VH – TT – DL


Đạt

Môi

17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo

85%

Y tế


10

trường

18

19

Hệ thống
tổ chức
chính trị
xã hội
vững mạnh
An ninh
trật tự xã
hội

tiêu chuẩn Quốc gia
17.2 Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về

môi trường

Đạt

17.3 Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường
và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch,
đẹp

Đạt

17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

Đạt

17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo
quy định

Đạt

18.1 Cán bộ xã đạt chuẩn

Đạt

18.2 Có đủ các tổ chức trong tổ chức chính trị theo quy
định

Đạt

18.3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong
sạch vững mạnh”


Đạt

18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh
hiệu tiến tiến trở lên

Đạt

An ninh trật tự xã hội được giữ vững

Đạt

2.1.2. Căn cứ pháp lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
Nghị quyết số 26 – NQ/TW, ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;
Quyết định 491/QĐ – TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Thông tư số
54/2009/TT – BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ ngành Trung Ương, UBND
Tỉnh, huyện liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới.


11

Quyết định số 7099/QĐ – UBND ngày 29/06/2012 của UBND thành
phố Thái Nguyên về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng NTM xã

Quyết Thắng TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2015 và
định hướng đến năm 2020.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới
* Hàn Quốc
Sau trận lụt lớn năm 1969, người dân Hàn Quốc phải tu sửa lại nhà cửa,
đường sá, ruộng vườn mà không có sự trợ giúp của chính phủ. Trong khi đi thị
sát tình hình dân chúng, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Park Chung Hy
nhận ra rằng viện trợ của chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ
cách tự cứu lấy mình. Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ
nhau là điểm mấu chốt để phát triển nông thôn.
Những ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào
“Saemaulundong” được đích thân Tổng thống Park phát động vào
ngày 22/4/1970. “Saemaul” theo nghĩa tiếng Hàn là “Sự đổi mới của cộng
đồng” được ghép với “undong” có nghĩa là một phong trào và cụm từ
“Saemaulundong” có nghĩa là phong trào đổi mới cộng đồng. Vì phong trào
bắt đầu từ nông thôn nên “Saemaulundong” được hiểu là “Phong trào đổi mới
nông thôn”. Sự ra đời kịp thời của “Saemaulundong” vào đúng lúc nông thôn
Hàn Quốc đang trì trệ trong đói nghèo cần có sự bứt phá mạnh mẽ và những
kết quả khả quan đạt được ngay sau đó đã làm nức lòng nông dân cả nước.
Tới năm 1974, chỉ sau 4 năm phát động “Saemaulundong”, sản lượng lúa tăng
đến mức có thể tự túc lương thực, phổ biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên
một cuộc cách mạng trong phương pháp canh tác, thu nhập một năm của hộ
nông dân (674 nghìn won tương đương 562 USD) cao hơn so với hộ ở thành
thị (644 nghìn won tương đương 537 USD). Vào năm 1980, bộ mặt nông thôn


12

có thể nói đã hoàn toàn thay đổi với đầy đủ điện, đường, nước sạch, công trình

văn hóa…
“Saemaulundong” từ một phong trào ở nông thôn đã lan ra thành một
phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc.[13]
Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu.
Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường
làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường;
cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng
được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa
7.839km đê, kè; xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc
biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo
dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng
góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.
Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm
phương tiện sản xuất. Cụ thể là năm 1971 cứ 3 làng mới có 1 máy cày thì đến
năm 1975 trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào
năm 1980. Từ đó tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp
dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính
trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng
nhanh. Năm 1979 Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.
Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông,
lâm, ngư nghiệp cho biết: Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông
thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi
đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.[13]
Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc “Nhà nước
bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại


13


công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định
thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ
hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng
làm tốt được hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự trợ giúp này chính
là chất xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định mức
đóng góp đất, ngày công cho các dự án.
Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng
phục vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng,
vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều
nhà máy ở nông thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách
tín dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sản xuất. Từ năm 1972 đến năm 1977
thu nhập trung bình của các hộ tăng lên 3 lần.
Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác
định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ
sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm
đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương.
Nhà nước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ
kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển
cộng đồng.
Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập
hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở
công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của
địa phương. Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự
quyết định lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình.
Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn
Quốc đã thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu



×