Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

cung cấp tin tức của báo chí đến với công chúng Thực trạng của việc cung cấp tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.99 KB, 19 trang )

I. Phần mở đầu:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế, chính trị, khoa học và
đời sống, báo chí đã và đang nỗ lực không ngừng để hoàn thiện mình không
những trong việc cung cấp thông tin đến công chúng mà còn là tiếng nói của
công chúng, giải đáp những thắc mắc cũng như những vấn đề mà công chúng
quan tâm.
Báo chí muốn làm tốt vai trò của mình thì cần có một đội ngũ nhà báo
giỏi, yêu nghề, nhiệt huyết đam mê với nghề.
Xác định theo đuổi nghề báo, nghĩa là chúng ta không chỉ có những
vinh quang mà còn phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm.
Nghề nghiệp nói chung và nghề báo nói riêng đều cần mỗi người phải
có trách nhiệm với công việc mình đang đảm nhận,đó là trách nhiệm với xã
hội, với gia đình và với bản thân.
Ở một giới hạn nhất định của bài tiểu luận chúng ta sẽ không thể bàn
luận hết được trách nhiệm của mỗi nhà báo. Bởi vậy chúng ta sẽ chỉ đề cập
khía cạnh trách nhiệm xã hội của các nhà báo thông qua một ý kiến cho rằng:
“Bản thân tin tức (news) đã bao hàm cái mới, trong cái mới có cái lạ, cái hấp
dẫn. Nếu trong tin tức chứa một hàm lượng thông tin cao được nhiều người
quan tâm thì chắc chắn nó sẽ giữ được bạn đọc mà không cần phải đưa tin
giật gân câu khách. Chỉ những phóng viên, biên tập viên lười thiếu trách
nhiệm mới thích dùng những tin thiếu kiểm chứng (vì không phải đi tác
nghiệp) mới dùng nhiều thủ thuật để câu khách”, từ đó đề xuất các giải pháp
thiết thực nhằm tăng sự tin cậy của báo chí với bạn đọc trong tình hình hiện
nay.

1


II. Phần nội dung


1.Khái niệm tin tức.
Theo Wikipedia( Bách khoa toàn thư mở): Trong báo chí, tin tức là các
thông tin mới về những gì đã, đang hoặc sẽ diễn ra trong xã hội.
Bởi vậy nguồn tin tức để mỗi phóng viên khai thác vô cùng đa dang và
phong phú.
Tin tức chính là nhu cầu sống còn của con người và xã hội. Cuộc đấu
tranh xã hội càng phức tạp thì tính chất thông tin cũng càng phức tạp.
2.Yêu cầu về việc cung cấp tin tức.
2.1: Tin tức phải đa dạng, phong phú.
Như chúng ta đã biết tin tức là những gì đã, đang hoặc sẽ diễn ra trong
xã hội. Mặt khác,đời sống tinh thần của con người và xã hội rất phong phú, đa
dạng nên nhu cầu thông tin không chấp nhận sự đơn điệu nghèo nàn. Thực tế
chứng minh rằng, tờ báo nào, chương trình nào cung cấp thông tin phong phú,
đa dạng cho công chúng thì tớ báo ấy, chương trình ấy sẽ được nhiều người
hâm mộ, được đông đảo công chúng đón đọc, theo dõi.
Nếu tin tức chỉ được cung cấp theo một chủ đề nhất định sẽ tạo ra sự
nhàm chán về mặt nội dung và mất cân bằng trong việc cung cấp tin tức.
Đối tượng tiếp nhận tin tức là tất cả mọi người, từ những em bé đến các
cụ già, từ nông dân đến trí thức,… Mỗi đối tượng cần tìm cho mình một
nguồn tin thích hợp, hoặc tìm hiểu thêm về các đối tượng khác, với mục đích
bổ sung tri thức cho bản thân hoặc đơn giản chỉ là với mục đích giải trí.
Trong những năm gần đây, xu hướng nhạc Hàn Quốc đã trở thành một
“món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với các bạn trẻ. Nhắc đến các nhóm

2


nhạc thần tượng nữ của Hàn Quốc không thể không nhắc đến 2NE1, một
nhóm nhạc nữ với bốn thành viên xinh đẹp và tài năng. Có rất nhiều bài báo
viết về chuyến lưu diễn khắp thế giới của nhóm nhạc nữ đình đám này. Chỉ

cần tìm kiếm với từ khóa: “2NE1 tổ chức tour thế giới” trên Google, chúng ta
sẽ nhận được 82.100 kết quả tìm kiếm ở rất nhiều các trang báo mạng như
www.baomoi.com, www.tinmoi.vn, www.phununet.com...
Cũng ở những trang web ấy bên cạnh cung cấp thông tin về lĩnh vực
giải trí, chúng ta sẽ tìm được rất nhiều tin tức về thể thao, công nghệ thông
tin… dành cho nam giới hoặc tin tức về giá cả, đồ dùng gia đình cho các mẹ,
các chị...tạo nên sự cân bằng và đa dạng về mặt thông tin cho công chúng.
2.2. Tin tức phải nhanh chóng, hợp thời.
Nhanh chóng và hợp thời là hai yếu tố tạo nên giá trị của thông tin báo
chí.
Nhanh chóng ở đây được hiểu là khoảng thời gian từ khi sự kiện xảy ra
đến khi công chúng biết được nó. Hợp thời là năng lực và hiệu quả tác động
của thông tin trong một tình huống cụ thể, trong một tâm trạng xã hội cụ thể
hay trong một tình hình nhất định.
Nếu chỉ quan tâm đến việc đưa tin tức đến với công chúng một cách
nhanh nhất mà không xem xét tính hợp thời thì sẽ không đem lại hiệu quả tác
động của thông tin.
Muốn bảo đảm tin tức nhanh chóng và hợp thời đòi hỏi ở người làm
báo phải am hiểu tình hình, nắm bắt được bước đi, nhịp thở của cuộc sống và
những yêu cầu tuyên truyền trong quá trình thông tin.
Hãy cùng đưa ra một giả thuyết để thấy rõ được sự nhanh chóng và hợp
thời trong việc cung cấp tin tức của báo chí.

3


Bão, lũ, sóng thần… là những thiên tai khủng khiếp gây nên rất nhiều
hậu quả nặng nề về người và của trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng.
“Cơn bão Talas ngày 4/9/2011 đã đổ xuống lượng mưa kỷ lục tại miền

tây và trung Nhật Bản. Bão Talas đã làm ít nhất 25 người thiệt mạng và khiến
hàng nghìn người khác bị cô lập khi nó biến các thị trấn thành các hồ nước,
cuốn trôi xe cộ và gây ra các trận lở đất đè bẹp các ngôi nhà. 52 người cũng
mất tích.”1
Bão Lekima năm 2007 ( Bão số 5) đã tràn vào địa phận giáp ranh giữa
hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh ở mức rất nghiêm trọng. Cơn bão đã khiến ít
nhất 37 người thiệt mạng và 24 người mất tích.
Đều là những cơn bão lớn nên tin tức về diễn biến cũng như thiệt hại
mà các cơn bão gây ra đều được các cơ quan có thẩm quyền cũng như các cơ
quan báo chí quan tâm, từ đó cung cấp tin tức cho công chúng một cách
nhanh nhất để công chúng có thể theo dõi, đề phòng, hay một phần nào đó san
sẻ nỗi đau, mất mát cho những gia đình đang phải trực tiếp gánh chịu những
hậu quả nặng nề của thiên tai. Đó chính là tính nhanh chóng của tin tức.
Nếu hai cơn bão cùng xảy ra tại một thời điểm thì thông tin về cơn bão
Talas hay bão Lekima sẽ được công chúng ở Việt Nam quan tâm?
Dĩ nhiên, sự quan tâm của công chúng sẽ dành cho tin tức có tầm ảnh hưởng
trực tiếp và gần gũi hơn. Bởi vậy, chắc chắn các tin tức liên quan đến bão
Lekima sẽ được người dân Việt Nam theo dõi và quan tâm hơn. Tương tự,
người dân Nhật Bản cũng sẽ quan tâm đến cơn bão Talas hơn so với bão
Lekima. Nếu người phóng viên cùng đưa tin về hai cơn bão này, tuy đều là
những thông tin rất quan trọng và cần thiết, nhưng đối với mỗi tượng công
1

Theo An Bình(5/9/2011) - Dantri.com
Link: />
4


chúng khác nhau ( ở trong trường hợp này là người dân Nhật Bản và người
dân Việt Nam) thì hiệu quả của tin tức sẽ khác nhau. Đây chính là tính hợp

thời của tin tức.
2.3. Tin tức phải trung thực
Một trong những nguyên tắc của hoạt động báo chí và truyền thông đại
chúng là đảm bảo tính khách quan và chân thật. Do đó, tin tức cần phải trung
thực. Yêu cầu tính trung thực đòi hỏi nhà báo vừa phải đảm bảo tính khách
quan và chân thật trong quá trình phản ánh cuộc sống, vừa đảm bảo tính mục
đích của tin tức. Không ai thông tin mà không nhằm mục đích cụ thể.
Báo chí Việt Nam trung thực với lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam và với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, với công chúng, với đồng
nghiệp.
Yêu cầu về tính trung thực là một thử thách, là thể hiện bản lĩnh chính
trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức của người làm báo. Không vì lợi ích cá
nhân, lợi ích cục bộ mà công bố hoặc không công bố một thông tin nào đó;
không xuyên tạc sự thật, không bóp méo dư luận, không có bé xé ra to là một
số yêu cầu cụ thể về tính trung thực của tin tức.
Nếu đánh mất yêu cầu này đồng nghĩa với việc đánh mất đi lòng tin của
công chúng với báo chí. Sai phạm lần đầu có thể sửa sai bằng việc đính chính
lại thông tin. Nhưng thử hỏi nếu cơ quan báo chí cứ liên tục đính chính thông
tin mà chính mình cung cấp đến cho công chúng thì có giữ được công chúng
với sản phẩm báo chí của mình hay không? Bởi hiện nay, nguồn thông tin
cũng như các sản phẩm báo chí rất đa dạng và phong phú, công chúng có thể
chọn lựa và từ chối tiếp nhận thông tin với những sản phẩm báo chí nhất định.

5


Trong điều kiện kinh tế thị trường, trong cuộc đấu tranh chống diễn
biến hòa bình hiện nay, yêu cầu về tính chân thật của tin tức vừa có ý nghĩa
cơ bản vừa có ý nghĩa cấp bách trong mọi hoạt động báo chí.
Trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước, những tin

tức đưa ra đều phải đúng sự thật. Sự giả dối, xuyên tạc thông tin không những
sẽ bị xử lí nghiêm minh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội.
2.4. Tin tức phải phù hợp với hệ thống giá trị văn hóa và đạo lý của
dân tộc, tin tức phù hợp với phát triển và phục vụ sự phát triển.
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra nhanh chóng
và mạnh mẽ trên mọi mặt của đời sống xã hội như hiện nay, yêu cầu này càng
trở nên cấp thiết.
Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa và những nét đẹp truyền
thống riêng. Chúng ta đang trong thời đại “ hòa nhập” nhưng không có nghĩa
là được “ hòa tan” các giá trị văn hóa vốn có của dân tộc mình.
“Hòa nhập” không đơn giản chỉ là biết những cái hay, cái đẹp trên thế
giới mà “ hòa nhập” nghĩa là chúng ta học hỏi từ các nước bạn để làm giàu
thêm nét đẹp văn hóa vốn có của dân tộc ta. Tuyệt đối không lai tạp, tiếp thu
những nét văn hóa chưa phù hợp để rồi cho đó là hợp thời, là giao lưu văn
hóa.
Việc ăn mặc của các nghệ sĩ chưa lúc nào được quan tâm và xử lí
nghiêm như thời gian gần đây. Các ca sĩ, người mẫu ăn mặc hở hang, thiếu
vải đang là một vấn đề gây tranh cãi trong dư luận. Lên án thôi chưa đủ, Bộ
Văn hóa thể thao và Du lịch chính thức vào cuộc, bằng các biện pháp xử phạt
hành chính cũng như tổ chức các cuộc họp để trao đổi và răn đe các nghệ sĩ.
Trên trang Dantri.com, rất nhiều bài báo đã viết về vấn đề này như : “ Nghệ sĩ

6


ăn mặc hở hang, VTV sẽ cấm lên hình”, “ Mặc phản cảm, hát nhép, nghệ sĩ bị
treo diễn và phạt nặng”, …
2.5. Tin tức phải nhằm vào việc định hướng dư luận xã hội, định
hướng nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng.
Đây là yêu cầu xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động thông tin của

truyền thông đại chúng. Định hướng là nhu cầu của nhận thức và của hoạt
động thông tin báo chí. Do đó, định hướng tin tức không chỉ xuất phát từ bản
chất hoạt động chính trị của báo chí mà còn xuất phát từ yêu cầu của cuộc
sống.
Nói cách khác, nhà báo phải lựa chọn vấn đề thời sự, lựa chọn sự kiện
và chi tiết để thông tin, lựa chọn ngôn ngữ, cách thức phản ánh. Việc lựa chọn
đó xuất phát từ quan điểm, thái độ chính trị và năng lực của nhà báo đối với
các sự kiện và vấn đề thời sự diễn ra hàng ngày, đòi hỏi nhà báo vừa phải có
nhận thức chính trị đúng, vừa có tầm nhìn xa trông rộng.
Vấn đề biển Đông luôn là một vấn đề nóng, thu hút được sự quan tâm
của mọi công dân Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc. Vốn là một dân tộc
kiên cường với tinh thần yêu nước mạnh mẽ, trước những thế lực muốn xâm
chiếm biển đảo, ranh giới của đất nước, dân tộc ta luôn sẵn sàng đứng lên.
Bằng ngòi bút của mình, báo chí đã và đang từng ngày hướng đến và dõi theo
tình hình của biển Đông.
Là một vấn đề liên quan đến chính trị, một vấn đề tương đối nhạy cảm,
nhà báo cần linh hoạt trong việc cung cấp thông tin, vừa cung cấp thông tin
nhanh chóng, chính xác và đầy đủ, vừa tránh để những thế lực chống đối lợi
dụng gây nên những mâu thuẫn, làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.
3. Thực trạng của việc cung cấp tin tức của báo chí đến với công chúng.

7


Trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay, việc công chúng tiếp
nhận tin tức qua các phương tiên thông tin đại chúng trở nên rất phổ biến. Các
phương thức tiếp nhận cũng từ đó đa dạng và phong phú hơn, đòi hỏi công
chúng cần có sự lựa chọn giữa hình thức này với hình thức khác, tác phẩm
này với tác phẩm khác…
Để đáp ứng được đủ năm yêu cầu về việc cung cấp tin tức là một việc

không hề đơn giản bởi không phải nhà báo nào cũng có đủ năng lực và bản
lĩnh để sẵn sàng đối mặt với những hệ lụy liên quan đến “ đứa con” của mình.
Báo lá cải, “đạo” báo, tin tức giật gân, câu khách thật sự là một vấn nạn
đối với nền báo chí thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Theo ông Lê Cảnh Thuận, Tổng Biên tập báo Pháp Luật: “ Giật gân là
gợi sự tò mò không chính đáng, làm tha hoá tư tưởng, kích thích bạo lực, kích
thích hứng thú tình dục, kích thích về lực lượng siêu hình một cách không
chính xác... Cũng có những vấn đề mới mẻ, kì lạ đòi hỏi phải được tìm hiểu
đến cội nguồn nhưng không thể xếp vào giật gân.”
Không thể phủ nhận độ hút bạn đọc trước những tít báo giật gân với
những từ ngữ như “ lộ hàng”, “hàng nóng”, “hớ hênh”, hay các câu chuyện về
đời sống riêng tư của người nổi tiếng…
Tuy nhiên có một thực tế rằng, một số nhà báo còn cố tình gán ghép
một cách vô cùng gượng gạo các từ ngữ đó vào bài báo của mình với nội
dung không hề liên quan đến cách ăn mặc của nghệ sĩ để câu view, lôi kéo
độc giả.
Trên trang báo mạng kênh 14, một trang báo mạng được khá nhiều bạn
trẻ quan tâm. Có một bài báo với nội dung như sau:

8


“Chưa kịp ngắm nghía MV Imma HeartBreaker vừa hoàn chỉnh quá 1
ngày, cô nàng đã méo mặt khi được friendlist gửi… link clip kèm lời chúc
mừng.
Theo kế hoạch từ phía nhà sản xuất, MV Imma HeartBreaker
của Emily và cậu bạn thân Justa Tee sẽ được kí hợp đồng độc quyền với một
kênh truyền hình âm nhạc, và phải sang đầu tuần mới được “public”. Thế
nhưng trớ trêu là MV vừa được làm hậu kì hoàn thành chưa được trọn một
ngày thì đã thấy bản “fake” được up lên mạng. Cả Emily và Justa Tee đều rơi

vào tình trạng “khóc dở mếu dở” khi nhận được đường link của MV và lời
chúc mừng của bạn bè.
Kế hoạch bị vỡ, phía nhà sản xuất quyết định tung ra bản full chất
lượng hình ảnh, âm thanh chuẩn cho độc giả thưởng thức. Giám đốc
của M4ME Entertainment Academy “ngậm ngùi” chia sẻ: “Đã lỡ rồi thì làm
tới luôn thôi chứ sao bây giờ. Xét ở góc độ kinh tế thì đây là thiệt hại đáng kể
cho công ty trong hợp đồng độc quyền với đối tác, nhưng đứng ở góc độ fans
của dòng R&B Hiphop thì mình cũng phải thông cảm thôi. Trước giờ dòng
nhạc này các bạn hoạt động underground, hầu như rất ít bài hát quay MV
chính thức. Có thể “phát súng” của Emily và Justa Tee khiến dân tình háo
hức nên lỡ “làm bậy” thôi…”

9


Ca sĩ Emily trong MV Imma HeartBreaker ( Nguồn: Kenh14.vn)

Thấy Emily đang rối lên với những hệ lụy của sự cố “lộ hàng” này,
người viết cũng không dám hỏi câu hỏi quen thuộc rằng “bạn có sợ khán giả
nghĩ là bạn và ekip đang chơi chiêu với sự cố này không?”. Bởi đúng là nhìn
vẻ mặt của Emily thì biết chắc là thời điểm này cô nàng và ekip không còn
thời gian và tâm trí đâu để ngồi nghĩ xem ai nghĩ gì nữa.” 2
Là một Miss Teen 2007, bằng vẻ ngoài xinh đẹp và giọng hát ấn
tượng, Emily đang dần vượt qua cái bóng của “ Hot girl đi hát” để dần trở
thành một ca sĩ thực thụ.
Bài báo trên viết về sự cố của MV Imma HeartBreaker bị đưa lên mạng
mà cơ quan quản lý cũng như hai ca sĩ Emily và Justa Tee không hề được biết
trước. Bài báo được đặt tít: “ Emily bị lộ hàng” . Như chúng ta đã biết, tít bài
cần ngắn gọn, chính xác, hấp dẫn và gọi tên được sự kiện nhằm phân biệt
được sự kiện này với sự kiện khác. Nhưng nhà báo đã đặt yếu tố hấp dẫn ở

2

/>
10


mức độ quá cao hay nói cách khác là câu khách mà không quan tâm đến các
yêu cầu khác khiến cho độc giả không thấy được sự liên quan chặt chẽ giữa
nội dung và tít, chỉ thấy đây là một chiêu câu khách lộ liễu nhằm đánh lừa
một số độc giả, khiến cho độc giả nghĩ rằng ca sĩ này ăn mặc hở hang, thiếu
vải dẫn tới sự cố “lộ hàng” theo đúng nghĩa đen của nó.
Báo mạng đang trong giai đoạn nở rộ, hàng trăm website, hàng nghìn
tin tức được đưa ra, bởi vậy việc quản lí chất lượng tin bài trên mạng Internet
thật sự không dễ dàng.
Nhưng đối với các đài truyền hình tầm cỡ quốc gia như VTV thì sai sót
là điều khó chấp nhận.
Vào ngày 25/1/2011, chương trình Người xây tổ ấm với tên gọi: “ Mối
tình đầu của Lượm” đã được phát sóng trên kênh VTV1 của đài truyền hình
Việt Nam.
Giá như tất cả là sự thật thì câu chuyện đó sẽ trở thành một câu chuyện
rất có ý nghĩa. Nhưng hàng triệu khán giả truyền hình đều bị lừa bởi câu
chuyện không có thật ấy.

Lượm( bên trái) và con trai trong buổi ghi hình tại chương trình
Người xây tổ ấm ( Nguồn: thethaovanhoa.vn)
11


Chương trình về Lượm được bắt đầu từ khi nhà đài nhận được công
văn yêu cầu hợp tác của lãnh đạo Báo điện tử Vietnamnet, chuyên mục Người

xây tổ ấm đã phối hợp cùng các đồng nghiệp trong ban tổ chức cuộc thi viết
về “Mối tình đầu của tôi” trên Tintuconline thuộc Vietnamnet, tiến hành chọn
lựa các câu chuyện cảm động để đưa lên sóng.
Từ đó, câu chuyện “ Mối tình của cô bé bụi đời” đã được ban tổ chức
cuộc thi đánh giá cao và giới thiệu cho chương trình Người xây tổ ấm.
Tin tưởng vào bản cam kết của nhân vật Lượm với ban tổ chức cuộc thi
là câu chuyện này hoàn toàn có thật và Lượm là công dân 28 tuổi phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin mà mình đưa ra, Đài truyền hình
đã cho ghi hình cuộc trò chuyện này tại trường quay S10, Đài truyền hình
Việt Nam vào ngày 17/12/2010 với sự tham gia của ban tổ chức cuộc thi viết
về “Mối tình đầu của tôi” và đông đảo khán giả.
Vào ngày 25/11/2011, tức là sau khi ghi tại trường quay 1 tháng 8
ngày, VTV1 phát sóng chương trình này.
Thực hư của vụ việc được phát hiện vào ngày 4/3. Đó là một câu
chuyện không có thật. Và trước khi bị phát giác, Lượm ( tên thật là Trần Thị
Thùy Dương) đã nhận được rất nhiều sự cảm thông, chia sẻ của khán giả
truyền hình cả về vật chất lẫn tinh thần.
Câu chuyện này thật sự là một bài học đắt giá trong quá trình tác
nghiệp cho các phóng viên, nhà báo và các cơ quan báo chí.
Theo Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phát
triển xã hội - một độc giả đã theo dõi khá sát sao diễn biến sự việc thông qua
báo chí:“Theo tôi, mục đích ban đầu của Dương khi viết bài về mối tình đầu
không hề sai trái, cho dù có thể tồn tại yếu tố hư cấu trong việc kể lại câu

12


chuyện của Lượm (nếu có thật) một cách logic và ấn tượng, hoặc đơn giản
muốn thể hiện khả năng viết truyện của mình.
Tiếp đó, khi Dương được VTV liên hệ mời tham gia chương trình

Người xây tổ ấm và "đóng vai" Lượm, thì có thể do hiếu kỳ (muốn biết xuất
hiện trên TV là thế nào) hoặc vì muốn nổi tiếng, mà rơi vào thế "đâm lao phải
theo lao" nên đồng ý tham gia. Theo một số thông tin đọc trên báo, lúc đầu cô
ấy không muốn tham gia chương trình nhưng khi được BTC thông báo mọi
việc đã lên kế hoạch nên Dương cảm thấy không thể từ chối. Chính vì thế, cô
ấy phải đóng tiếp vai trò của mình một cách bất đắc dĩ. Tôi không tán thành ý
kiến một số người cho rằng, Thùy Dương đến với Người xây tổ ấm với mục
đích lừa dối để kiếm tiền. Chắc chắn ban đầu Dương không hề nghĩ đến
chuyện đó, bởi tôi theo dõi chương trình trên truyền hình và không thấy
Dương gợi ý kêu gọi mọi người cho tiền. Việc kêu gọi lòng hảo tâm là của
chương trình, không phải của Dương.
Riêng về chuyện xuất hiện ở trường quay, trước ống kính máy quay,
sự có mặt của nhiều người mà Dương vẫn nói dối một cách thuyết phục, lấy
được nước mắt, sự xúc động của không ít người, thì tôi nghĩ, một chương
trình truyền hình thường phải tuân theo một kịch bản có từ trước. Đương
nhiên, một khi đã nhận lời tham gia chương trình Dương phải "diễn" theo
kịch bản. Nếu Lượm và câu chuyện Dương kể có thật thì những giọt nước mắt
của Dương là sự đồng cảm, sự hóa thân vào nhân vật của mình vào giờ phút
đó. Bao nhiêu khán giả đã khóc trước câu chuyện đó, cho dù họ không trải
qua bi kịch của Lượm!”
Viết truyện có thể hư cấu, nhưng chương trình truyền hình kiểu như vậy
phải dựa trên sự thật. Cô Lượm ( Dương) có lỗi nhưng người làm chương
trình cũng không thể không chia sẻ trách nhiệm. Các phóng viên đã quá nôn
nóng thu hút sự chú ý của khán giả mà không điều tra, xác minh thông tin kĩ

13


lưỡng về nhân vật trước khi cho phát sóng dẫn đến việc thông tin sai sự thật.
Việc làm này đã vi phạm khoản 4, điều 10 của luật Báo chí.

Chị Hoàng Lệ Dung, phóng viên Phòng Khoa giáo và Phim tài liệu,
Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế- người đồng thực hiện phóng sự
truyền hình trên cho hay: “Sau khi chương trình phát sóng, tôi mới biết mình
đã...bị lừa. Vì chủ quan, kịch bản có sẵn ngoài kia đưa vào nên chúng tôi cứ
thực hiện theo. Chúng tôi thừa nhận là có sơ suất, không tiến hành xác minh
tại chính quyền địa phương. Thực tình tôi xem đây như một tai nạn trong
nghề nghiệp”.
Sau sự việc này, VTV đã có lời xin lỗi đến công chúng. Tuy nhiên, đây
thực sự là một vết nhơ khó mờ bởi nó làm ảnh hưởng đến lòng tin cũng như
tình cảm của công chúng dành cho chương trình này.
Không chỉ đối với Việt Nam mà rất nhiều đài truyền hình nổi tiếng trên
thế giới cũng đã từng có những sai phạm nghiêm trọng.
Tháng 10-2009, nhiều Đài truyền hình Mỹ truyền hình trực tiếp trong 2
tiếng về một quả khinh khí cầu tưởng rằng đã đưa một cậu bé 6 tuổi bay lên
trời, kéo theo một cuộc cứu hộ rầm rộ. Nhưng suốt thời gian đó, cậu bé đã
trốn trong thùng giấy trên gác mái vì bị bố mắng.
Tối 10-10-2010, Đài TH Pháp France 2 và sau đó là các đài TF1,
France 3, M6, lỡ phát một phóng sự chiến trường được cho là những hình ảnh
đầu tiên về trận chiến giữa Liên minh phương Bắc và Taliban trên mặt trận
Đông Bắc Afganistan. Nhưng thực tế, phóng sự này đã phát từ tháng 8-2000
trên đài Arte.
Sai sót là điều khó tránh khỏi trong quá trình công tác và làm việc. Tuy
nhiên, điều đáng nói ở đây, là mỗi phóng viên, nhà báo đã thật sự nhiệt tình, có
trách nhiệm với tin tức, sự kiện mà mình đưa đến với công chúng hay chưa?

14


4. Đề xuất hướng giải quyết.
Trước khi đề xuất hướng giải quyết chúng ta cần nhìn nhận lại do đâu

mà xuất hiện tình trạng đạo báo, tin tức giật gân, câu khách. Bởi có thấy rõ
được nguyên nhân thì mới có cách giải quyết tận gốc của mọi vấn đề.
4.1. Nguyên nhân.
Thứ nhất chính là do bản thân mỗi phóng viên, nhà báo chưa làm tròn
vai trò, trách nhiệm của mình với tư cách là người truyền tải các thông tin của
xã hội đến với công chúng.
Thứ hai là do sự quản lí, cách làm việc của các cơ quan báo chí chưa
thật chặt chẽ, nghiêm túc.
Thứ ba là do nhu cầu tiếp nhận thông tin của một số đối tượng công
chúng bị lệch lạc.
4.2. Hướng giải quyết.
Mỗi nhà báo khi đã xác định theo đuổi con đường báo chí thì không
những có trình độ mà còn cần có bản lĩnh cũng như năng lực để ứng phó với
mọi trường hợp, dám đương đầu để bảo vệ sản phẩm báo chí của mình.
Cần có những cuộc trao đổi, gặp gỡ thường xuyên giữa các nhà báo với
nhau, vừa là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, vừa mở rộng mối quan hệ cho
bản thân mỗi nhà báo.
Các cơ quan báo chí cần quản lí chặt chẽ về chất lượng tin bài, có chế
độ khen thưởng, kỉ luật rõ ràng với mỗi cá nhân.
Cơ quan pháp luật có thẩm quyền cần có những biện pháp răn đe, xử lí
bằng pháp luật, hành chính rõ ràng đối với mỗi việc làm sai phạm của các nhà
báo, cơ quan báo chí.

15


Có “cầu” thì ắt có “cung”, bởi vậy cần thay đổi nhận thức của công
chúng về mặt thông tin là việc làm vô cùng quan trọng. Nếu công chúng kiên
quyết nói không với những tin tức giật gân, câu khách, báo lá cải,… thì mới
triệt để tận gốc tình trạng này.


16


III. Kết Luận

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ in ấn
hiện nay, báo chí có khả năng tác động nhanh chóng và hết sức mạnh mẽ, sâu
sắc tới xã hội. Bởi vậy, đòi hỏi người làm báo phải có ý thức trách nhiệm xã
hội rất cao.
Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động nghiệp
vụ, nhà báo còn có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân
chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; có trách nhiệm phát hiện, cổ vũ, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
đồng thời phê phán những thói hư tật xấu, các biểu hiện tiêu cực trong xã hội.
Nói cách khác các cơ quan báo chí, các nhà báo bằng hoạt động nghiệp vụ của
mình có trách nhiệm làm cho xã hội ngày càng phát triển, tốt đẹp lên.
Để làm được trọng trách đó, các nhà báo đã phải lao tâm khổ tứ trên
từng trang viết, khuôn hình của mình, phải lăn lộn trong thực tế cuộc sống,
phải lao mình vào những “điểm nóng” bất chấp những hiểm nguy đến tính
mạng để có những thông tin nhanh nhất, trung thực, khách quan nhất đưa đến
bạn đọc. Nghề báo là nghề nguy hiểm - nhiều nhà báo kỳ cựu đã đúc rút như
vậy, bởi thực tế đã có không ít nhà báo ngã xuống trên chiến trường, trong
cuộc đấu tranh với những tiêu cực xã hội. Song, đó cũng chính là phẩm chất
cao đẹp của người làm báo, là sự thể hiện sinh động nhất trách nhiệm xã hội
của nhà báo. Và một thước đo nữa là sự tin yêu của đông đảo bạn đọc, người
dân. Trách nhiệm xã hội của nhà báo còn đòi hỏi họ phải luôn tâm niệm mình
phục vụ ai, viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào, như Bác Hồ kính
yêu - người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam - đã từng căn dặn
những người làm báo. Điều này đòi hỏi mỗi nhà báo phải có nền kiến thức tốt,

có bản lĩnh chính trị vững vàng, phải nắm vấn đề, xử lý thông tin chuẩn xác,
17


đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp trong sáng để vượt qua những cám dỗ
của đời thường.
Những người làm báo vinh dự và tự hào là những người lính xung kích
trên mặt trận tư tưởng - văn hoá, đã góp phần quan trọng vào thắng lợi to lớn
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong các giai đoạn lịch sử.
Báo chí nước nhà ra đời từ thế kỷ XVIII, báo chí cách mạng Việt Nam
đến nay cũng đã tròn 87 năm. Thiết nghĩ, những truyền thống tốt đẹp của báo
chí cần phải được phát huy để giữ gìn một môi trường lành mạnh cho đạo đức
nghề nghiệp, để những “dòng sông” dư luận không bị vẩn đục./.

18


MỤC LỤC



×