Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Bài giảng Tiếng việt thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.71 KB, 43 trang )

Giáo án Tiếng Việt thực hành

CHƯƠNG 1

KỸ NĂNG DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN
1.3 Một số lỗi dùng từ trong văn bản
1.3.1 Về âm thanh và hình thức cấu tạo
a. Nguyên nhân và cách khắc phục
*/ Nguyên nhân mắc lỗi:
- Người viết có sự nhầm lẫn giữa các từ gần âm hoặc những từ Hán Việt
với gốc nghĩa Hán được du nhập vào tiếng Việt từ lâu ít người biết đến. Ví dụ :
thuỷ mặc/ thuỷ mạc; việt vị/ liệt vị; tham quan/ thăm quan; câu kết/cấu kết;
phản ánh/ phản ảnh…
- Người viết nắm chưa chắc về chính tả.
*/ Cách khắc phục: Tham khảo từ điển để:
- Sửa đúng với âm Hán Việt của từ.
- Sửa lỗi chính tả.
c/ Bài tập thực hành:
1. Tác phẩm Những người khốn khổ được viết theo cảm hứng lãng mạng.
2. Tiếng xe chở rác kêu lanh chanh.
3. Con sâu làm giầu nồi canh.
1.3.2 Về nghĩa
a/ Nguyên nhân và cách khắc phục
*/ Nguyên nhân:
- Người viết nhầm lẫn nghĩa giữa các từ có yếu tố cấu tạo chung với nhau
hoặc các từ gần nghĩa (cổ nhân / cố nhân; văn chương/ văn học). Thậm chí, còn
không nắm được nghĩa của từ mà thông thường là nghĩa của các từ Hán Việt
(yếu điểm - điểm yếu) hoặc các thuật ngữ khoa học.
- Người viết không phân biệt được nghĩa biểu thái, nghĩa biểu cảm của từ
. Ví dụ: hi sinh/ chết/ từ trần/ thiệt mạng/ tỏi/ nghẻo/ băng hà…
2



BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

- Người viết chuyển nghĩa từ không phù hợp với đối tượng được đề cập
trong câu.
*/ Cách chữa lỗi:
- Tra nghĩa của từ Hán Việt, các thuật ngữ khoa học, các từ gần nghĩa
hoặc các từ có cấu tạo chung trong từ điển để tìm ra từ có nghĩa phù hợp với nội
dung thông báo của câu.
- Căn cứ vào hoàn cảnh, đối tượng, mục đích của văn bản lựa chọn từ
đồng nghĩa mang sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung định thể hiện.
- Chuyển nghĩa từ cho phù hợp với đối tượng đề cập trong câu.
c/ Bài tập thực hành:
1.Công việc của những người thợ gác ngọn hải đăng là công việc thầm kín
2. Nhiều người dân vứt rác rất tự tiện ở nơi công cộng.
3. Trong trận đánh này, quân đội ta có 30 đồng chí chết.
1.3.3 Về kết hợp
a/ Nguyên nhân và cách khắc phục:
*/ Nguyên nhân:
- Người viết dùng từ kết hợp với nhau không đúng với bản chất ngữ pháp
làm cho câu văn bị sai lạc về nghĩa.
- Người viết kết hợp các từ với nhau không đúng quan hệ ngữ nghĩa
*/ Cách chữa lỗi:
Thay thế bằng các từ có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp. .
c/ Bài tập thực hành:
Trong tháng vừa qua, tỉ lệ trẻ em khám và mắc các bệnh liên quan đến
đường hô hấp tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương tăng đột biến.

1.3.4 Về phong cách
a. Nguyên nhân và cách khắc phục
*/ Nguyên nhân: - Người viết lựa chọn từ mang sắc thái biểu cảm không
phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
- Dùng từ khẩu ngữ trong văn bản gọt giũa.
3

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

*/ Cách khắc phục:
- Tìm từ đồng nghĩa có sắc thái biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh, đối
tượng giao tiếp để thay thế.
- Bỏ từ khẩu ngữ trong văn bản gọt giũa.
c/ Bài tập thực hành:
1/ Hưởng ứng nhiệt thành lời kêu gọi của Bác Hồ, chúng tôi đã đi lính.
2/ Ngoài ra, chúng tôi còn qui định một chế độ ăn uống nghiêm ngặt nhằm giúp
anh ta giảm từ 85 kg xuống 75 kg. Thế là phải từ giã những buổi tiệc mà mỗi
thực khách ăn trung bình 1kg thịt thôi.
1.3.5 Lặp từ, thừa từ
a/ Nguyên nhân và cách khắc phục
*/ Nguyên nhân:
- Do người viết chưa nắm rõ nghĩa của từ nên trong quá trình đặt câu,
người viết đã sử dụng những từ có nét nghĩa tương đồng thừa từ.
- Do người viết hạn chế về vốn từ đồng nghĩa hoặc vốn từ vựng nên chưa
linh hoạt trong việc thay thế các từ đã có trong câu để tránh hiện tượng lặp từ.
*/ Cách khắc phục:
- Lược bỏ từ lặp, ở vị trí không cần thiết. Hoặc thay thế bằng những từ

đồng nghĩa tương ứng.
- Lược bỏ từ thừa.
c/ Bài tập thực hành:
1. Sinh thời cùng một năm với Cao Bá Quát bản tính của hai cụ có nhiều nét
giống nhau.
2. Từ xưa đến nay, đạo đức giả là điều tồn tại trong xã hội ta từ rất lâu.

4

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

CHƯƠNG 2

KỸ NĂNG TẠO CÂU
2.3 Chữa lỗi về câu
Lỗi về câu là những trường hợp không đáp ứng yêu cầu về câu trong văn
bản như yêu cầu về cấu tạo ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa, thông tin, dấu câu,
phong cách của câu…Những câu chứa lỗi câu là những câu sai.
2.3.1 Về cấu tạo ngữ pháp
Lỗi về cấu tạo ngữ pháp thường gặp gồm:
- Câu thiếu thành phần
- Câu không phân định rõ thành phần
- Câu dùng sai vị trí các thành phần
a. Câu thiếu thành phần
- Thiếu Chủ ngữ
* Thực hành chữa lỗi thiếu CN:
1. Cũng như nhiều tỉnh khác, trong những năm trở lại đây, do tác động của cơ

chế thị trường làm xuất hiện hiện tượng tập trung, tích ruộng đất một cách tự do
đang có xu hướng gia tăng.
2. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy những điều kiện chung
của các hộ canh tác trên ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải như sau: …
3. Bàn đến văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đa sắc màu.
4. Trong tiềm thức của những người con xa quê luôn ước muốn trở lại với quê
hương.
- Thiếu Vị ngữ
* Thực hành chữa lỗi thiếu VN:
1. Văn học Việt Nam, cả văn học dân gian và văn học viết, sản phẩm tinh thần
quý báu của dân tộc, tâm hồn và tính cách Việt Nam với những nét bền vững đã
thành truyền thống và có sự vận động trong trường kỳ lịch sử.
2. Võ Nhai, một huyện vùng cao nằm phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên với trên
90% dân số làm nông nghiệp.
5

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

3. Truyện Kiều là thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của đại thi hào
Nguyễn Du.
- Thiểu nòng cốt câu
* Thực hành chữa lỗi thiếu NNC:
1. Trong một thế giới mạng, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết
với nhau trong một mạng in-tơ-nét và tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể
thiếu được.
2. Dưới tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài, đặc biệt là những trận gió Lào
từ phía Tây Nam thổi sang.

- Câu thiếu những thành phần phụ cần thiết
* Thực hành chữa lỗi sau:
1. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân là một gương mặt.
2. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, trong hai ngày trời sẽ có bão.
b. Câu không phân định rõ các thành phần
* Thực hành chữa lỗi câu không phân định rõ TP:
1. Quang Linh bằng giọng ca ngọt ngào đã chinh phục được trái tim của người
nghe nhạc lâu nay.
2. Tình hình hiện nay với sự bất ổn của nền kinh tế thị trường khiến các nhà đầu
tư lo ngại rút vốn đầu tư sớm hơn dự kiến đang diễn ra.
c. Câu sai vị trí các thành phần
* Thực hành chữa lỗi câu sai vị trí TP:
1. Nhà trường đã tổ chức hội thi “Nhà giáo tương lai” nhằm nâng cao nghiệp vụ
sư phạm của sinh viên từ ngày 06 đến 08/03/2009.
2. Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống
nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn trả lại Bắc Hà cho vua Lê,
diệt Trịnh.
2.3.2 Về quan hệ ngữ nghĩa
Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa thường gặp gồm:
- Câu phản ánh sai hiện thực khách quan
6

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

- Câu có quan hệ nghĩa giữa các thành phần, các vế câu không logic
- Câu có các thành phần cùng chức không đồng loại
* Thực hành chữa lỗi câu sai về phản ánh HTKQ:

1. Theo Báo cáo quy hoạch đất đai tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 thì đến năm
2012, Thái Nguyên vẫn có khoảng hơn 30% đất trồng cấy một vụ lúa, lúa màu
trên một năm.
2. Trong vụ hè thu năm nay, sản lượng rau quả vụ đông tăng nhẹ.
* Thực hành chữa lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần, các vế
câu:
1. Nhân vật của “Lặng lẽ Sa Pa” được miêu tả ít hay nhiều, trực tiếp hay gián
tiếp, hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục.
2. Nhiều mùa, nhiều đêm anh phải chống chọi với gió tuyết và lặng im nên anh
rất yêu công việc của mình.
3. Mấy tháng trở lại đây, sự bất ổn định về chính trị đã khiến hoạt động du lịch ở
Thái Lan phát triển rất mạnh mẽ.
4. Theo tôi “Tiễn dặn người yêu” là tác phẩm của dân tộc Thái vì nó đã được
trích giảng trong chương trình văn học lớp 10.
* Thực hành chữa lỗi về câu có TTPĐCKĐL:
1. Những dòng sông trên khắp mọi miền Tổ quốc như sông Hồng, sông Mã,
Hương giang, Đà giang,…hầu hết đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa và là nguồn cảm
hứng vô tận cho sự sáng tạo của các nghệ sĩ.
2. Văn học đương đại vẫn đang hướng tới những cách tân ở các thể loại thơ, tiểu
thuyết, truyện ngắn, kịch nhỏ và vừa, bi kịch và hài kịch…
2.3.3 Về thông tin
Câu thiếu hay thừa thông tin cần được xem xét trong ngữ cảnh để nhận
xét chính xác hơn.
* Thực hành xác định và chữa lỗi thiếu thông tin:
1. Mùa hè năm nay, “Nhật thực” là một bộ phim.
2. “Ai là triệu phú” là một chương trình.
7

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH



Giáo án Tiếng Việt thực hành

2.3.4 Về dấu câu
Một số lỗi thông thường về dấu câu:
- Không đánh dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc hoặc đánh dấu ngắt câu ở
chỗ câu chưa kết thúc
- Không đánh dấu câu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu
- Lẫn lộn chức năng các dấu câu
- Ngắt sai quy tắc các bộ phận của câu
* Thực hành chữa lỗi dấu câu:
1. Hồ Chủ Tịch trong cuốn cách viết đã từng chỉ rõ khi viết cần đặt ra và xác
định rõ các vấn đề viết cho ai viết để làm gì viết cái gì viết như thế nào và viết
rồi phải thế nào
2. Các lỗi khi viết văn bản ở bình diện hình thức có thể gồm nhiều loại lỗi về
chính tả về dùng từ về đặt câu về cấu tạo đoạn văn, và văn bản.
2.3.5 Về phong cách
Câu sai về phong cách là câu không dùng đúng với phạm vi lĩnh vực giao
tiếp (hành chính công vụ, khoa học, sinh hoạt, …)
* Thực hành chữa lỗi phong cách của câu:
1. Theo dự báo của trung tâm khí tượng thuỷ văn trong hai ngày 15 và 16/08 trời
sẽ có nắng đấy. Chúng mình đi picnic nhé!
2. Tôi làm đơn này xin Khoa và Nhà trường xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ. Nếu
được như vậy, tôi rất cảm ơn!

8

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH



Giáo án Tiếng Việt thực hành

CHƯƠNG 3

KỸ NĂNG TẠO LẬP ĐOẠN VĂN
c2/ Các phương thức và phương tiện liên kết hình thức
c2.1/ Tìm hiểu các ví dụ
Hãy tìm, phân tích các phương thức và phương tiện liên kết giữa các câu
trong các ngữ liệu sau:
(1) Cuộc sống quê tôi gắn liền với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét
nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy các móm lá cọ treo trên gác bếp để gieo
cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh
gốc về om, ăn vừa béo, vừa bùi.
(Nguyễn Thái Vận, Rừng cọ quê tôi)
(2) Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ. Luỹ tre thân mật
làng tôi (…). Đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
(3)Tôi ngồi bắt chân chữ ngũ, ngẩng đầu ngắm trăng. Rõ hình cây đa thằng
Cuội.
(Nguyễn Đức Thuận)
(4) Trăng là cái liềm vàng trên đồng sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm
nhung da trời.
(Nam Cao)
(5) Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ
duy nhất có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân.
(Tô Hoài)
(6) Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều chết sớm. Họ ở chung với nhau
một nhà.
(Truyện cổ tích)


9

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

(7) Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng
nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Vị thần nước đánh mệt mỏi
chán chê vẫn không thắng nổi thần núi để cưới Mỵ Nương, đành rút quân.
(Huỳnh Lý)
(8) Cho bò về là lúc vất vả nhất. Vì lúc đi bò đang đói, ra khỏi chuồng, chúng
cắm cổ chạy một mạch lên núi. Lúc về là lúc chúng đã no, thích nhởn nhơ đú
đởn, rẽ ngang rẽ ngửa.
(Xuân Thu)
c2.2/ Các phương thức và phương tiện liên kết hình thức phổ biến
– Phương thức lặp: Lặp là sử dụng một số yếu tố ngôn ngữ ở các câu kế tiếp
nhau trong đoạn. Các phương tiện ngôn ngữ dùng để thực hiện phương thức này
là: các từ ngữ lặp lại, các hình thức ngữ âm, các kết cấu ngữ pháp lặp lại.
– Phương thức liên tưởng: Phương thức biểu tưởng là cách thức sử dụng các từ
có mối quan hệ liên tưởng với nhau, nghĩa là các từ ngữ thể hiện những sự vật,
hoạt động, tính chất, trạng thái, số lượng... thuộc cùng một phạm trù. Chính mối
liên hệ này có tác dụng liên kết giữa các câu với nhau.
Các phương tiện liên kết liên tưởng:
+ Từ ngữ chỉ sự vật, tính chất, hoạt động cùng loại
+ Từ ngữ có ý nghĩa bao hàm (chung – riêng, toàn thể – bộ phận...)
+ Từ ngữ liên tưởng định lượng (liên hệ số lượng)
+ Từ ngữ liên tưởng đặc trưng (từ ngữ này biểu hiện đặc trưng của sự vật, hoạt
động, tính chất... do từ ngữ kia biểu hiện) –

+ Từ ngữ liên tưởng nhân quả
– Phương thức thế: Đây là phương thức thay thế các từ ngữ đi trước bằng các
từ ngữ tương đương ở các câu sau. Nhờ vậy, đối tượng vẫn được duy trì để triển
khai, phát triển nhờ đó mà các câu được liên kết với nhau. Phương thức thế sử
dụng một số phương tiện sau: đại từ, các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa.
– Phương thức nối: Phương thức nối sử dụng các từ, ngữ nối kết giữa các câu
với nhau. Mối quan hệ giữa các câu được thể hiện bởi ý nghĩa của từ ngữ dùng
10

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

để nối. Các từ ngữ này thường nằm ở các câu sau. Các phương tiện thường gặp
dùng để nối là: quan hệ từ, từ ngữ chuyển tiếp, phụ từ.
+ Nối và nêu quan hệ nguyên nhân: vì, bởi, …/
+ Nối và nêu quan hệ kết quả: nên, cho nên, …/ bởi vậy, do đó, …
+ Nối và nêu quan hệ đối lập: nhưng, song, …/ trái lại, tuy vậy, …
+ Nối và nêu quan hệ liệt kê: trước tiên, một mặt, …
+ Nối và nêu quan hệ khái quát: tóm lại, nói tóm lại,...
* Bài tập thực hành:
Chỉ ra các phương thức và phương tiện liên kết trong các đoạn văn sau:
1. Tài sản quý nhất của đất nước là con người. Tài sản lớn nhất ở con người là
trí tuệ.
(Dẫn theo Hà Thúc Hoan)
2. Từng ngày, mẹ thầm hỏi con đã đi đến đâu. Từng giờ, mẹ thầm đoán con
đang làm gì.
(Nguyễn Thị Như Trang)
3. Mỗi tiếng reo trở thành một nốt nhạc. Mỗi ánh pháo là một hạt kim cương.

(Lưu Quý Kỳ)
4. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Nhà thơ đã có lần ca ngợi:
Bóng tre trùm mát rượi.
... Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ
quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.
(Thép Mới)
5. Dân tộc Việt Nam có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta.
(Hồ Chí Minh)
6. “Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác bậc nhất trong nền văn học Việt
Nam. Áng thơ tự sự này dài 3254 câu thơ lục bát, tuy mượn đề tài, cốt truyện từ

11

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

“Kim-Vân-Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc) nhưng đậm đà
màu sắc Việt Nam.
(Dẫn theo Tạ Đức Hiền)
7. Mưa vẫn ồ ạt như vỡ đập. Ánh chớp loé lên soi rõ khôn mặt anh trong một
giây.
(Nguyễn Kiên)
8. Người sinh ra, ăn, mặc, ở trước rồi mới hát, múa, vẽ, viết, bàn triết lí sau.
Kinh tế là nền tảng của một xã hội, là cơ sở hạ tầng.
(Trường Chinh)
9. Đêm lạnh trời xanh thăm thẳm. Sao vẫn xanh biếc đầy trời. Khó ngủ quá.
(Hồ Phương)

10. Xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách
chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch.
(Nguyễn Công Hoan)
3.3 Chữa lỗi về đoạn văn
Khi viết đoạn văn, chúng ta có thể mắc phải một số dạng lỗi cơ bản sau:
3.3.1 Mâu thuẫn ý
- Hiện tượng: các câu trong đoạn văn mâu thuẫn với nhau về ý nghĩa, phá vỡ
quan hệ logic thông thường cần phải có.
- Nguyên nhân: Không tôn trọng logic khách quan
- Giải pháp: Sửa lỗi này, cần đảm bảo tôn trọng hiện thực khách quan, đảm bảo
trình bày đối tượng theo đúng quy luật của tư duy.
thế, lần này cô bé nhận lời ngay.
3.3.2 Lạc chủ đề
- Hiện tượng: các câu không tập trung vào cùng một chủ đề mà phân tán hoặc
đột ngột chuyển sang một phạm vi khác.
- Nguyên nhân: không xác định được chủ đề của đoạn văn.
- Giải pháp: Có hai cách:
12

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

+ Cách 1:Giữ lại câu chủ đề, viết lại các câu triển khai cho phù hợp cới câu chủ
đề đó
+ Cách 2: Thay bằng câu chủ đề khác cho phù hợp với các câu triển khai
3.3.3 Thiếu hụt chủ đề
- Hiện tượng: các bộ phận nội dung đã nêu trong câu chủ đề không được triển
khai đầy đủ trong đoạn văn.

- Nguyên nhân: câu chủ đề gồm nhiều khía cạnh tương đương nhau mà người
viết không để ý hoặc không nắm bắt được.
- Giải pháp: Xác định được các ý ngang hàng nhau được nêu trong câu chủ đề
và khai triển chúng đầy đủ; hoặc trong những trường hợp mà điêu kiện cho
phép, người viết nên giới hạn chủ đề ở những khía cạnh mà mình am tường hơn
cả.
+ Cách 1: Bỏ bớt một nội dung hạn định ở câu chủ đề
+ Cách 2: Tiếp tục bổ sung nội dung thiếu vào phần sau
3.3.4 Thiếu sự chuyển tiếp
- Hiện tượng: thường gặp ở những đoạn văn mà trong đó tác giả đột ngột chuyển
từ một phạm vi quá rộng sang một phạm vi quá hẹp hoặc ngược lại, gây nên sự
hụt hẫng cho người đọc.
- Nguyên nhân: Người viết chưa nắm được tính liên kết trong đoạn văn.
- Giải pháp: Sử dụng các kiểu liên kết nội dung và các phương thức liên kết
hình thức để sửa lại cho phù hợp.
* Bài tập thực hành;
Hãy chỉ ra kiểu lỗi và chữa lỗi trong đoạn văn sau.
1. Muốn bảo vệ môi trường chúng ta phải hiểu môi trường là gì. Môi trường là
mọi thứ bao quanh cơ thể ta. Nó gồm hai loại là : Môi trường trong cơ thể và
môi trường ngoài cơ thể.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
2. Năm 19 tuổi, chị đẻ đứa con giai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong 2
năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú
13

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành


mớm cho con. Có những ngày ngắn nhủi căn bệnh lùi đi, chồng chị yêu thương
chị như một người phát cuồng.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
3. Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện
pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện
nay, người ta đang thử tìm cách bắt chúng để điều trị cho những người bị chúng
cắn.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết)
4. Nam Cao viết nhiều về nông thôn. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh
cu Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm ướt trước những đôi mắt “dại đi vì đói”
của hai đứa con. Bà cái Tý chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói.
Lại có cả cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói…
(Theo Bùi Minh Toán)

14

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

CHƯƠNG 4

KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN
1. Bố cục Văn bản khoa học
a. Mở đầu
- Lý do chọn đề tài: Nêu rõ tính cấp thiết của vấn đề và các đóng góp của đề
tài về lý luận và thực tiễn. Nên chia rõ ràng hai phần:
+ Về lý luận: trên cơ sở tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, nêu đóng
góp của đề tài này đối với chuyên ngành và mảng kiến thức sâu của chuyên

ngành.
+ Về thực tiễn: Nêu những ứng dụng từ kết quả của đề tài đối với đời sống
(chẳng hạn: việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu…)
- Lịch sử vấn đề: Là cách nhìn nhận, đánh giá các thành quả của người đi
trước, đồng thời chỉ ra những giới hạn, hạn chế của từng tác giả, từ đó làm
nổi bật tính ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài. Nói cách khác, đây là phần
nêu rõ lai lịch vấn đề, chứ không dừng lại ở việc điểm tên các tác giả và quan
điểm cùng thời.
Có 2 cách trình bày
+ Theo thời gian cho toàn bộ vấn đề hoặc từng mặt của vấn đề.
+ Theo hệ quan điểm cho toàn bộ vấn đề hoặc từng mặt của vấn đề.
Theo đó, nếu trình bày theo thời gian cho toàn bộ vấn đề, cần chỉ ra các giai
đoạn chủ đạo (có sự thay đổi của phương pháp nghiên cứu hoặc lực lượng
nghiên cứu) chi phối sự thay đổi của toàn bộ các khái niệm.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Trả lời câu hỏi “đề tài nghiên cứu cái gì”. Yếu
tố này thường được nhắc đến ngay trong tên đề tài. Ví dụ: “Hình tượng người
phụ nữ trong ca dao của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ” có đối tượng
nghiên cứu là “hình tượng người phụ nữ”.

15

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

+ Phạm vi nghiên cứu: Quy mô đối tượng nghiên cứu (đối tượng được
nghiên cứu ở những khía cạnh cụ thể nào, trong vùng tư liệu nào) và/ hoặc
khoảng thời gian (với các đối tượng nghiên cứu là một hiện trạng, hiện

tượng), khoảng không gian (với các đối tượng là mẫu vật chất) mà đối tượng
tồn tại. Nói cách khác, đây là thao tác khoanh vùng đối tượng, giúp việc
nghiên cứu được tiến hành chính xác và kỹ lưỡng, tránh bỏ sót, sai lạc.
- Mục đích nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Đóng góp
- Bố cục
b. Nội dung
Mỗi đề tài nghiên cứu có số lượng và nội dung các chương / mục khác
nhau. Các chương được sắp xếp theo trình tự hợp lý, không chồng chéo, trùng
lặp. Số chương dao động từ 2-5, thường gặp nhất là các đề tài có 3 chương,
trong đó, chương 1 thường là các cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến việc
nghiên cứu đề tài. Đó là các kiến thức nền tảng để lý giải những khía cạnh lý
luận thể hiện qua các thuật ngữ ở tên đề tài.
c. Kết luận
d. Phụ lục và tài liệu tham khảo
- Phụ lục: Gồm toàn bộ các bảng biểu, tranh ảnh, phiếu điều tra, kết
quả xử lý số liệu…phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
* Lưu ý: Đánh số thứ tự bảng biểu:
+ Đánh theo số chương và thứ tự của bảng trong chương (VD: Bảng 2.3 là
bảng thứ ba trong chương 2)
+ Sau số bảng là tên của bảng (VD: Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Trung Quốc). Chú ý ghi đầy đủ đơn vị tính (nếu có)
+ Phải ghi nguồn của thông tin trong bảng. Cách ghi giống như trích
dẫn tài liệu; ghi ở cuối bảng.

16

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH



Giáo án Tiếng Việt thực hành

-Tài liệu tham khảo: Nêu xuất xứ của toàn bộ các sách, ấm phẩm, tạp
chí…đã được trích dẫn hoặc được sử dụng về ý tưởng trong đề tài.
Theo cách thức trình bày cập nhật nhất hiện nay, tài liệu tham khảo
được trình bày như sau:
- Xếp theo từng ngôn ngữ, tiếng Việt đầu tiên, rồi đến các ngôn ngữ khác
(Anh, Nga…)
- Xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC
+ Tác giả người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ
+ Tác giả người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên
+ Tài liệu không có tác giả, coi tên cơ quan ban hành như tác giả và xếp
theo chữ đầu của cơ quan đó (VD: Đảng Cộng sản Việt Nam xếp theo chữ Đ)
- Đánh số thứ tự liên tục cho toàn bộ tài liệu tham khảo mọi thứ tiếng
- Trật tự trình bày tài liệu tham khảo là sách:
STT. Tên tác giả (năm công bố), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Lưu ý:
1. Ngôn từ trong văn bản khoa học
a. Từ ngữ
- Có nhiều thuật ngữ chuyên ngành.
- Sử dụng lớp từ khoa học chung VD: cấu trúc, hệ thống, yếu tố, chức
năng, phương pháp…
- Từ ngữ đơn nghĩa. Thật hạn chế và thận trọng khi dùng từ đa nghĩa.
b. Ngữ pháp
- Câu có cấu tạo hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ, đặc biệt là các loại câu
phức, câu ghép có các liên từ thích hợp.
-Cho phép sử dụng câu vô nhân xưng, khuyết chủ ngữ, câu có chủ ngữ
phiếm chỉ. VD: Thiết nghĩ…, Có thể thấy rằng, Từ điểm A bất kỳ, kẻ 1 đường
thẳng…; đồng thời cho phép dùng những đại từ ngôi thứ nhất số nhiều như

người ta, chúng tôi… ở câu danh xưng.
- Thường dùng câu trần thuật và câu nghi vấn chính danh.
17

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

- Phổ biến dùng các từ ngữ liên kết, chuyển đoạn giữa các đoạn văn để
tăng tính mạch lạc cho văn bản.
2. Trình bày văn bản khoa học
a. Trình bày bìa
Gồm 1 bìa chính và 1 bìa phụ, các thông tin được sắp xếp theo thứ tự từ
trên xuống:
- Bộ chủ quản
- Cơ sở đào tạo
- Tên tác giả
- Tên đề tài
- Chuyên ngành
- Mã số đào tạo của chuyên ngành (ở cập luận văn, luận án)
- Loại đề tài
- Tên người hướng dẫn
- Nơi thực hiện và năm thực hiện (Nguyễn Minh Thuyết, 2001;146)
b. Trình bày mục lục
- Mục lục thường được để phần đầu đề tài, sau trang đề từ (ghi lời cảm
ơn); các quy tắc viết tắt (nếu có), trước phần MỞ ĐẦU của đề tài.
- Ghi rõ các phần (MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN), tên chương và một vài mục
ở cấp độ dưới chương (thuộc phần NỘI DUNG), chú kèm số thứ tự của trang.
- Lưu ý:

+ Mục lục không nên ghi quá chi tiết (đến các tiểu mục 1.1.1.1) hoặc
quá sơ sài (chỉ nêu tên chương và hạng mục ở cấp độ ngay dưới chương).
+ Các phụ lục, tài liệu tham khảo cũng được phản ánh trong mục lục
4.2.2 Tạo lập văn bản hành chính
4.2.2.1 Khái niệm, phân loại văn bản hành chính thông dụng
* Khái niệm

18

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

+ Các văn bản hành chính thông dụng là những văn bản mang tính thông
tin quy phạm nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, hoặc dùng để thực
hiện các tác nghiệp hành chính trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành
chính nhà nước, các tổ chức khác.
+ Đây là hình thức văn bản được sử dụng phổ biến để truyền đạt, trao đổi
các thông tin quản lý; hướng dẫn thực hiện những tác nghiệp cụ thể về chuyên
môn báo cáo, phản ánh tình hình; giao dịch, trao đổi công việc; ghi chép và theo
dỗi những vấn đề cần quản lý trong nội bộ cơ quan.
* Phân loại
Gồm các loại: Văn bản hành chính cá biệt, văn bản hành chính thông
thường có tên loại, văn bản hành chính thông thường không có tên loại.
Căn cứ và nội dung và mục đích ban hành, người ta chia văn bản hành
chính thông thường thành các loại: Văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ;
Văn bản truyền đạt, trao đổi thông tin; Văn bản phản ánh, báo cáo tình hình;
Văn bản ghi chép, thống kê...
- Văn bản hành chính cá biệt : Quyết định cá biệt và chỉ thị cá biệt

- Văn bản hành chính thông thường có tên loại: thông cáo, thông báo,
chương trình, kế hoạch, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng
- Văn bản hành chính thông thường không có tên loại : Các loại công
văn hành chính: Là loại văn bản không có tên loại dùng làm phương tiện giao
dịch hành chính giữa các cơ quan, tổ chức hoặc giữa cơ quan, tổ chức với công
dân. Phạm vi sử dụng của công văn rất rộng, liên quan đến các lĩnh vực hoạt
động thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
VD: Mẫu Quyết định cá biệt (Ban hành hoặc phê duyệt văn bản khác)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN

Số :
19

QĐ.....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 200...

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành


QUYẾT ĐỊNH
Ban hành (Phê duyệt)……(1)…………..
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Căn cứ Quyết định
số ..............................................................................................;
Căn cứ quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng được quy định tại Điều
lệ trường đại học, ban hành theo quyết định
số ......................................................................;
Căn cứ ……………(2)…………………………………………………….
Xét đề nghị của các Ông (Bà) Trưởng phòng
………………………………
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định (Phê duyệt) này..(3)...............
Điều
2. ............................................................................................................ Điều.
….................(4).......................................................................................
Nơi nhận :
- Như điều ….;
TRƯỞNG
- Lưu VTHC, (5).
TRƯỞNG

HIỆU TRƯỞNG
Hoặc KT. HIỆU
PHÓ HIỆU
(Ký tên, đóng dấu)

VD: Mẫu Chỉ thị
TÊN CƠ QUAN


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …../CT-.....(1).

......................., ngày tháng năm 200……....

Chữ viết tắt tên cơ quan ban
hành chỉ thị......

C H Ỉ TH Ị
......................... (2) Trích yếu nội dung chỉ thị. .............................
.......................................... (3) Nội dung văn bản....................................
.........................................................................................................................
Nơi nhận:

20

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành
- ...............;

(Chữ ký, dấu)

- Lưu: VT, .... .


Nguyễn Văn A

4.2.2.2 Thể thức văn bản hành chính
Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm
những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ
sung trong những trường hợp cụ thể.
a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm
các thành phần sau:
1. Quốc hiệu;
2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
3. Số, ký hiệu của văn bản;
4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
6. Nội dung văn bản;
7. Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
8. Dấu của cơ quan, tổ chức;
9. Nơi nhận;
10. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).
b) Đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gửi, phiếu
chuyển, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể bổ
sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-mail; số điện thoại, số Telex, số Fax.
c) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định.
4.2.2.3 Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

21

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH



Giáo án Tiếng Việt thực hành

Kỹ thuật trình bày văn bản quy định tại Thông tư 55 bao gồm khổ giấy,
kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức,
phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với
văn bản được soạn thảo trên máy vi tính sử dụng chương trình soạn thảo văn bản
(như Microsoft Word for Windows) và in ra giấy; có thể áp dụng đối với văn
bản được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc
đối với văn bản được làm trên giấy mẫu in sẵn; không áp dụng đối với văn bản
được in thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác.
a. Khổ giấy, kiểu trình bày và định lề trang văn bản
- Khổ giấy : Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày
trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). Các loại văn bản như giấy giới thiệu,
giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển có thể được trình bày trên giấy
khổ A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn.
- Kiểu trình bày : Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được
trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều
dài). Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm
thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của
trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng).
- Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)
Trang mặt trước

Trang mặt sau

Lề trên cách mép trên

từ 20-25 mm


từ 20-25 mm;

Lề dưới cách mép dưới

từ 20-25 mm

từ 20-25 mm

Lề trái cách mép trái

từ 30-35 mm

từ 15-20 mm

Lề phải cách mép phải

từ 15-20 mm

từ 30-35 mm

- Đánh số trang văn bản

22

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

Nếu văn bản có 01 trang không cần đánh số. Nếu văn bản có từ 02 trang

trở lên, phải đánh số trang văn bản. Cách trình bày được quy định như sau: Kiểu
số: Sử dụng chữ số Ả rập (1,2,3,4….)
Vị trí đánh số trang: Ngay chính giữa lề trên của văn bản (phần header)
hoặc tại góc phải, ở cuối trang giấy (phần footer), bằng với cỡ chữ trình bày
phần nội dung, kiểu chữ đứng. Chỉ bắt đầu đánh số từ trang 2 (số 2). Không ghi
số 1 trên trang 1.
b. Phông chữ trình bày văn bản
Phông chữ sử dụng để trình bày văn bản phải là các phông chữ tiếng Việt
với kiểu chữ chân phương, bảo đảm tính trang trọng, nghiêm túc của văn bản.
Đối với những văn bản dùng trong trao đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan, tổ
chức của Nhà nước, phải sử dụng các phông chữ của bộ mã ký tự chữ Việt
(phông chữ tiếng Việt Unicode) theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
c. Diễn đạt trong văn bản
- Diễn dạt nội dung bằng những luận cứ khoa học. Nên sử dụng số liệu minh
họa để tăng tính thuyết phục. VD: 40kg không cấp bằng lái xe.
- Viết rõ ràng.
+ Luôn hướng vào người đọc, người thi hành VB, lượng thông tin vừa đủ
+ Kỹ thuật trình bày: Mỗi ý chính 1 đoạn nhưng lưu ý mối quan hệ giữa
các đoạn. nếu nhiều đaọn nên có tiêu đề cho từng đoạn, co chữ khác nhau.
-> Câu: Chủ ngữ - Vị ngữ - bổ ngữ + mở rộng: tính từ, trạng ngữ….
-> Từ ngữ: quen thuộc, thông dụng.
-> Viết đúng chính tả. Lưu ý sử dụng các dấu . , ; : ? ….

Ghi chú:
Ô số
1
23

:
:


Thành phần thể thức văn bản
Quốc hiệu
BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

2
3
4
5a
5b
6
7a, 7b, 7c
8
9a, 9b
10a
10b
11
12
13
14

24

:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
Số, ký hiệu của văn bản
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
Trích yếu nội dung công văn hành chính
Nội dung văn bản
Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
Dấu của cơ quan, tổ chức
Nơi nhận
Dấu chỉ mức độ mật
Dấu chỉ mức độ khẩn
Dấu thu hồi và chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
Chỉ dẫn về dự thảo văn bản
Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành
Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-Mail; địa chỉ Website; số
điện thoại, số Telex, số Fax

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH



Giáo án Tiếng Việt thực hành

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC VĂN BẢN
(Trên một trang giấy khổ A4: 210 mm x 297 mm)

20-25 mm
11
2

1

3

4

5b

5a
9a

10a
10b

12

30-35 mm
6


7a

9b
13

8

7c
7b

25

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


Giáo án Tiếng Việt thực hành

20-25 mm
14

4.2.2.4 Nội dung và kỹ thuật trình bày các thành phần thể thức văn bản hành
chính
a. Quốc hiệu
- Quy định chung: Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Quốc hiệu có
giá trị xác nhận tính pháp lý của văn bản và thể hiện quan hệ chính thức của một
pháp nhân. Các loại văn bản không thể hiện quan hệ chính thức hoặc văn bản sử
dụng trong nội bộ thì có thể không trình bày yếu tố này.
- Kỹ thuật trình bày: Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1, ở trên đầu, chếch về
phía bên phải văn bản.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Dòng chữ trên: “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được

trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm. Dòng chữ
dưới: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ
chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết
hoa, giữa các cụm từ có gạch ngang nhỏ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền,
có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
b. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
- Quy định chung: Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản cho biết văn bản do
cơ quan, tổ chức nào ban hành và mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức trong
hệ thống bộ máy nhà nước; thể hiện quyền hợp pháp của cơ quan, tổ chức trong
hoạt động giao dịch hành chính.
26

BM Ngôn ngữ, Khoa Văn – XH, ĐHKH


×