Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

ĐẢM bảo QUYỀN CON NGƯỜI TRONG tố TỤNG dân sự THÔNG QUA QUYỀN KHỞI KIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.66 KB, 53 trang )


Contents

2


LỜI MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 và bắt đầu có
hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016. Có thể nói, BLTTDS được xây dựng trên cơ sở kế thừa
và phát triển của BLTTDS 2004 và ba pháp lệnh trước đó, bao gồm: Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
năm 1994 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, đồng thời
tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nước trên thế giới. Đây là văn bản có tính
pháp lý cao nhất quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án, trong
đó có các quy định về quyền con người trong quyền khởi kiện.
Vấn đề quyền khởi kiện trong việc đảm bảo quyền con người là vấn đề luôn được
các nhà nghiên cứu về tố tụng, cơ quan lập pháp của nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Xét ở Việt Nam hiện nay thì các quy định trong pháp luật tố tụng dân sự của chúng ta về
cơ bản đã phần nào thể hiện được vấn đề này. Tuy nhiên, về phương diện lý luận thì
nhiều vấn đề về đảm bảo quyền con người thực hiện quyền khởi kiện cũng chưa được
giải quyết triệt để. So với quan hệ dân sự thì mối quan hệ tố tụng dân sự mang tính chất
đa dạng về chủ thể, đa dạng về quyền lợi và cứng nhắc về quy trình, thủ tục. Bởi lẽ,
trong tố tụng dân sự, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được đưa ra
bàn bạc, xem xét và giải quyết công khai, theo pháp luật. Vì thế, nếu quy trình, thủ tục
giải quyết tranh chấp mang tính tùy tiện, thiếu khách quan và công minh thì quyền con
người trong tố tụng dân sự sẽ bị xâm hại. Theo đó, cách thức và cơ chế nhà nước thiết
lập nên để giải quyết tranh chấp về dân sự cho công dân sẽ không trở thành công cụ để
bảo vệ quyền con người. Hậu quả là bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa không được thể


hiện qua các chức năng giải quyết tranh chấp dân sự.
Nhận thấy những bất cập của pháp luật về việc đảm bảo quyền con người trong
quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự nên chúng tôi muốn đi sâu phân tích một cách toàn

3


diện, sâu sắc về việc đảm bảo quyền con người trong quyền khởi cả về phương diện lý
luận, lập pháp và thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền người là một việc làm cấp thiết1.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đảm bảo quyền
con người trong tố tụng dân sự Việt Nam thông qua quyền khởi kiện” làm đề tài
nghiên cứu khoa học của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cho đến nay đã có một vài công trình nghiên cứu về quyền khởi kiện và đảm bảo
quyền con người trong quyền khởi kiện nhưng các công trình này cũng chỉ đề cập đến
một nội dung cụ thể nào đó của quyền khởi kiện hoặc nghiên cứu một cách gián tiếp về
quyền con người của đương sự như luận văn cao học luật với đề tài “Đương sự trong vụ
án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Triều Dương (bảo vệ
tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005); luận văn “ Quyền khởi kiện và đảm bảo
quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Trần Thị Bích Lan. Ngoài
ra, cũng có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về một nội dung nào đó của
quyền khởi kiện hoặc bình luận về các vụ việc cụ thể liên quan đến quyền khởi kiện.
Chẳng hạn như bài viết “Vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự” của ThS. Lê Thị Bích
Lan đăng tải trên Tạp chí Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội (Số Đặc san về Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2005)...
Việc nghiên cứu cho thấy các công trình trên đây cũng mới chỉ dừng lại ở việc đề
cập một cách gián tiếp hoặc nghiên cứu một góc độ hẹp của quyền con người, chỉ nói về
một khía cạnh nhỏ của quyền con người trong quyền khởi kiện.
Trước tình hình đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Đảm bảo quyền con người trong

tố tụng dân sự Việt Nam thông qua quyền khởi kiện " làm đề tài nghiên cứu của
mình.
3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
-

Mục tiêu nghiên cứu

1 Thời điểm nhóm nghiên cứu đề tài là thời điểm chuyển giao giữa BLTTDS 2004 và BLTTDS 2015 và BLTTDS
2015 vẫn chưa có hiệu lực thi hành, nên trong nội dung phân tích, chúng tôi sẽ đề cập đến thực tiễn thi hành và áp
dụng của BLTTDS 2004 và đề xuất một vài kiến nghị cho việc hoàn thiên BLTTDS 2015

4


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ được những vấn đề lý luận cũng như nội
dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về việc đảm bảo
quyền con người trong quyền khởi kiện, chỉ ra những điểm còn thiếu sót hoặc chưa hợp
lý trong các quy định hiện hành cụ thể là BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 và
các quy định mới trong BLTTDS 2015 sẽ có hiệu lực vào 1/7/2016 về quyền khởi kiện
và đảm bảo quyền con người trong quyền khởi kiện đó của đương sự. Ngoài ra, việc
nghiên cứu cũng nhằm làm sáng rõ việc đảm bảo thực hiện quyền con người trên thực
tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng hợp, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền khởi kiện và đảm bảo
quyền con người được lồng ghép trong những phân tích trên.
-

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu này,đề tài phải hoàn thành một số nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể sau:

+ Khái quát chung các quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế
giới về việc đảm bảo quyền con người thông qua quyền khởi kiện.
+ Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có liên quan
tới quyền khởi kiện.
+ Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có liên quan
tới việc đảm bảo quyền khởi kiện và thực tiễn áp dụng chúng tại các Toà án. Bên cạnh
đó nêu ra các quy định về việc đảm bảo quyền con người trong pháp luật tố tụng Đức và
Thái Lan. Từ đó chỉ ra những điểm bất cập, thiếu hợp lý trong các quy định của pháp
luật Việt Nam về quyền khởi kiện cũng như đảm bảo quyền khởi kiện; Đưa ra một số đề
xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền khởi kiện
và đảm bảo quyền khởi kiện.
-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Với nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài sẽ không đi sâu nghiên cứu việc đảm bảo
giải quyết theo đúng pháp luật và bản chất sự việc, có nghĩa là không xét tới việc giải
quyết về nội dung của yêu cầu khởi kiện mà chỉ tập trung nghiên cứu việc đảm bảo
quyền con người thông qua quyền khởi kiện dưới góc độ tố tụng dân sự thông qua việc

5


thụ lý, trả đơn hay đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do không đủ điều kiện khởi kiện. Nội
dung cốt lõi của đề tài là xoay quanh quyền khởi kiện và đảm bảo quyền con người
thông qua quyền khởi kiện BLTTDS 2015 và thực tiễn. Đồng thời so sánh với pháp
luật của nước Đức và Thái Lan trong việc đảm bảo quyền con người thông qua quyền
khởi kiện đề từ đó tiếp thu những tinh hoa đó vào pháp luật Việt Nam. Do vậy, việc
nghiên cứu đề tài sẽ được giới hạn trong phạm vi sau đây:
+ Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về quyền khởi

kiện và đảm bảo quyền khởi kiện;
+ Một số quy định của nước Đức và Thái Lan về việc đảm bảo quyền con người
thông qua quyền khởi kiện.
+ Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền khởi kiện và đảm bảo quyền con
người thông qua quyền khởi kiện trong các hoạt động tố tụng dân sự tại Tòa án.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề tài sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác như phương pháp phân tích hệ
thống; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê...v.v.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài là một trong những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về quyền
khởi kiện và đảm bảo quyền con người trong quyền khởi kiện trong pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam. Những đóng góp của đề tài thể hiện trên một số phương diện sau đây:
Thứ nhất: Cho tới khi BLTTDS 2015 có hiệu lực, chưa có công trình nào nghiên
cứu, khảo sát chuyên sâu về thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS mới về
quyền khởi kiện và đảm bảo quyền con người, thì đề tài sẽ nghiên cứu chuyên sâu về
thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền con người nhằm chỉ ra
thực trạng trong việc đảm bảo con người thông qua quyền khởi kiện cũng như những bất
cập, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật đối với BLTTDS này
Thứ hai: Đề tài sẽ chỉ ra những quy định tiến bộ của một số nước trên thế giới về
việc đảm bảo quyền con người thông qua quyền khởi kiện. Trên cơ sở tổng hợp kết quả

6


nghiên cứu, đề tài đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền
khởi kiện và đảm bảo quyền con người thông qua quyền khởi kiện, nâng cao hiệu quả
của việc bảo đảm quyền con người trên thực tế.
Thứ ba: Đề tài được bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng
viên, sinh viên chuyên ngành luật, các cán bộ làm công tác thực tiễn liên quan đến việc

đảm bảo quyền con người thông qua quyền khởi kiện. Ngoài ra, đề tài sẽ là tài liệu
tham khảo hữu ích cho các cơ quan lập pháp liên quan tới việc hoàn thiện pháp luật về
quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu bởi 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về việc đảm bảo quyền con người trong tố tụng dân
sự thông qua quyền khởi kiện.
Chương 2: Các quy định về quyền khởi kiện trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam.
Chương 3: Các quy định về việc đảm bảo quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự
Việt Nam.

7


1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ THÔNG QUA QUYỀN KHỞI KIỆN

1.1. Khái quát chung về quyền con người
1.1.1. Khái niệm
“Nhân quyền” là từ Hán – Việt có nguồn gốc từ từ “human right”, dịch theo
nghĩa thuần Việt có nghĩa là “quyền con người”. Vì vậy thuật ngữ “nhân quyền” và
“quyền con người” đều có cùng một ý nghĩa, một nội dung và có thể sử dụng thay thế
cho nhau2.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người, theo văn phòng Cao ủy Liên
Hợp Quốc thì: “Quyền con người là những đảm bảo pháp lý phổ quát (universal legal
guarantees), có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại các hành động (actions)

hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được pháp
(entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người 3.
Bên cạnh đó, quyền con người còn được định nghĩa một cách khái quát là những
quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không
thể sống như một con người.4
Ở Việt Nam cũng có những định nghĩa về quyền con người do một số cơ quan
nghiên cứu và chuyên gia từng đưa ra. Mặc dù những định nghĩa này cũng không hoàn
toàn giống nhau, nhưng xét cho cùng thì khái niệm về quyền con người được hiểu là
những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong
pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế5.
Hiện nay, có hai dòng lý thuyết trái chiều khi nhìn nhận quyền con người, đó là:
lý thuyết về quyền tự nhiên và theo quan điểm luật thực chứng.
2 Trong bài viết của mình, tác giả sử dụng thuật ngữ “quyền con người”.
3 Nguyễn Đăng Dung – Phạm Hồng Thái – Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng, Hỏi và đáp về quyền con người,
trang 21, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
4 Nguyễn Đăng Dung – Phạm Hồng Thái – Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng, Hỏi và đáp về quyền con người,
trang 21, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
5 Xem thêm Nguyễn Đăng Dung(đồng chủ biên), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, trang 38,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011

8


Lý thuyết về quyền tự nhiên cho rằng quyền con người là một quyền bẩm sinh,
vốn có một cách tự nhiên mà không cần phải xin xỏ từ ai hay không cần ai phải ban
phát. Nó gắn trực tiếp với mỗi cá nhân từ khi sinh ra cho đến lúc mất đi, không ai có
quyền lấy đi hay tước đoạt quyền này vì một lẽ đơn giản quyền con người là một quyền
tự nhiên của con người và chỉ con người mới có. Quyền con người không phụ thuộc vào
bất kỳ yếu tố văn hóa truyền thống, phong tục tập quán hay một chính phủ nào. Chính
phủ chỉ có thể thừa nhận, hợp pháp hóa, tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để phát triển

các quyền tự nhiên này.
John Locke (1632 – 1704), một nhà triết học người Anh theo thuyết này cho rằng
những quyền tự nhiên này không thể bị hạn chế trong khế ước xã hội. Mà chính phủ
chính là một dạng khế ước xã hội giữa những kẻ thống trị và những người bị trị, trong
đó những người bị trị (đa số là công dân) tự nguyện ký vào bản khế ước này với mong
muốn, kỳ vọng sử dụng chính phủ như là phương tiện để bảo vệ các quyền tự nhiên của
họ chứ không phải để ban phát, quy định các quyền cho họ6.
Theo quan điểm luật thực chứng: một số triết gia theo quan điểm này đã phê phán
nặng nề lý thuyết về quyền tự nhiên. Jeremy Bentham (1748 – 1832) đã viết tác phẩm
Critique of the Doctrine of Inalienable, Nature Rights 1843 (Phê phán học thuyết về các
quyền tự nhiên, không thể tước bỏ). Quan điểm này cho rằng các quyền con người
không phải là quyền tự nhiên, bẩm sinh, mà có được là do các nhà nước xác định, quy
định thành văn bản pháp luật . Các quyền này phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị,
các yếu tố truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán. Do đó, quyền con người có thể bị
giới hạn về thời gian hiệu lực hay bị thu hồi theo ý chí của tầng lớp thống trị của nhà
nước đó.
Như vậy, dù tiếp cận ở góc độ nào, hay nhìn nhận theo khái niệm nào thì quyền
con người phải luôn được ghi nhận và bảo vệ. Có thể nhận thấy rằng quyền con người
là một quyền đặc biệt mang tính nhân văn sâu sắc và có giá trị trên hầu hết mọi vùng
lãnh thổ. Điều này được minh chứng qua các luật (Luật nhân quyền quốc tế) hay công
ước được nhiều quốc gia thừa nhận và tham gia như: Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế
6 Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân_khoa luật ĐHQG Hà Nội, Giới thiệu Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị [ICCPR 1966], NXB Hồng Đức, trang 22, 2012.

9


1948, Công ước quyền dân sự và chính trị (ICCPR) 1966, Công ước về quyền kinh tế,
văn hóa, xã hội,... và các bản tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp của các nước.
1.1.2. Ghi nhận quyền con người trong văn bản pháp lý của một số quốc gia

Ý niệm về quyền con người đã có từ lâu, được thể hiện cụ thể nhất qua các quyền
sống, quyền tự do, quyền tài sản. Ngay từ thời cổ đại, con người đã có ý thức tự bảo vệ
các quyền của mình (lúc này nhà nước chưa hình thành), họ đã biết tự kiếm ăn để nuôi
sống bản thân - ấy là quyền được sống, ... Từ thời kỳ phong kiến trở về sau, các quyền
này biểu hiện cụ thể hơn, người ta biết đấu tranh để thoát khỏi kiếp nô lệ, để giành độc
lập, tự do, để được sống,...
Sau đây là một đoạn trích trong Lời nói đầu của Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền
1948, ghi nhận quyền con người, tác hại của việc xem thường quyền con người và biện
pháp tránh sự nổi dậy để chống áp bức:
“Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của
mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình trên
thế giới;
Sự coi thường và xâm phạm các quyền con người đã dẫn đến những hành động
tàn bạo xúc phạm tới lương tâm nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con
người được tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng,không còn phải chịu nỗi sợ hãi và nghèo
khổ cùng cực, được coi là khát vọng cao nhất của loài người,
Điều cốt yếu là quyền con người cần phải được pháp luật bảo vệ để con người
không buộc phải nổi dậy như là một biện pháp cuối cùng nhằm chống lại sự độc tài và
áp bức.”
Chính vì những lẽ đó mà nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận quyền con
người trong các văn bản pháp luật, trong tuyên ngôn độc lập. Kể từ những năm đầu thế
kỷ XIX, quyền con người được đặc biệt quan tâm và và dần dần được ghi nhận. Một số
ví dụ điển hình như sau:
Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 có nêu: “Chúng tôi tin rằng những
chân lý này là hiển nhiên, rằng: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo

10


hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có

quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.”
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp 1789: “Điều 1. Con người sinh ra tự
do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do, bình đẳng về quyền lợi, mọi phân
biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở ích lợi chung.”7
Hiến pháp của Indonesia năm 1945 (được sửa đỏi bổ sung năm 1999, 2000, 2001
và 2002) đã dành một phần XA để công nhận quyền con người.
Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan năm 1997 đã quy định về quyền con người trong
“Chương II: Quyền tự do, các quyền và nghĩa vụ của con người và của công dân.”
...8
Đất nước Việt Nam chúng ta từ xưa, tuy không đề cập đến từ “nhân quyền” hay
“quyền con người” nhưng sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) thời
vua Lê Thánh Tông là minh chứng cụ thể ghi nhận quyền con người trong hệ thống
pháp luật, tư tưởng nhân đạo trong quá trình lập pháp.
Tiếp tục phát huy những điều tốt đẹp từ thế hệ trước, cũng như các quốc gia khác
trên thế giới, ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong đó, có đề cập đến vấn đề quyền con người như sau:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền
được tự do và mưu cầu hạnh phúc.
Những lời bất hủ ấy trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy
rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng
nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
7 Xem thêm hai tuyên ngôn này: Trung tâm nghiên cứu quyền con người-quyền công dân, Tư tưởng về quyền con
người, trang 113 và 117, NXBLĐXH, 2011.
8 Xem thêm các bản Hiến pháp: Nguyễn Đăng Dung(đồng chủ biên), Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia,
NXB Hồng Đức, 2012.


11


Theo quan điểm của Bác, quyền con người không chỉ là quyền của cá nhân, mà
còn bao gồm cả quyền của một dân tộc, của một cộng đồng. Cùng quan điểm với Bác,
lời mở đầu của Hiến pháp Nhật Bản có hiệu lực ngày 03/5/1947 cũng ghi nhận: “Chúng
tôi thừa nhận rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều có quyền được sống trong tự do,
không phải chịu đựng sự sợ hãi hay thiếu thốn”9. Như vậy, không chỉ mỗi cá nhân có
quyền được sống, quyền tự do, và các quyền con người khác mà ngay cả dân tộc cũng
có quyền này.
Cùng với sự phát triển không ngừng, luật pháp nước ta cũng có nhiều thay đổi
tích cực, trong đó việc ghi nhận quyền con người trong Hiến pháp 2013 tại “Chương 2:
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” được xem là một dấu ấn
quan trọng vì đây là lần đầu tiên hệ thống pháp luật nước ta có quy định nêu rõ “quyền
con người.
1.2. Khái quát về quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam
1.2.1. Khái niệm
Đầu tiên, ta cần hiểu thế nào là khởi kiện?
Nếu hiểu một cách đơn giản theo đúng nghĩa đen trên từng câu chữ, có thể nói
khởi kiện là việc một chủ thể (cá nhân hoặc tổ chức) nộp đơn kiện yêu cầu Tòa án giải
quyết khi có phát sinh tranh chấp với người khác.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn. Trước khi ban hành
BLTTDS 2004, quyền khởi kiện được hiểu khá rộng, khởi kiện không chỉ phát sinh khi
có tranh chấp, không chỉ là mối quan hệ giữa người khởi kiện (nguyên đơn) và người bị
kiện (bị đơn) thông qua đơn kiện, mà còn phát sinh ngay cả khi không có tranh chấp, khi
không có đơn kiện. Thêm vào đó là các yêu cầu dân sự khác như yều cầu bồi thường
thiệt hại, yêu cầu tuyên bố một người bị mất tích, yêu cầu tuyên bố một người đã chết,
yêu cầu tuyên bố người bị mất năng lực hành vi dân sự hay yêu cầu tuyên bố người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, yêu cầu giải quyết vụ việc ly hôn, chia tài sản của vợ

và chồng, chia tài sản thừa kế, yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, ...
9 Nguyễn Đăng Dung(đồng chủ biên), Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia, trang 15, NXB Hồng Đức, 2012.

12


Nhưng kể từ khi BLTTDS 2004 được ban hành và có hiệu lực thực thi, những
nhà làm luật đã tách phần giải quyết vụ án dân sự và vụ việc dân sự thành hai phần riêng
biêt. Do đó, quyền khởi kiện cũng được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Khởi kiện không còn
bao gồm cả những việc nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết các việc dân sự nữa, chỉ còn
quy định trong phần giải quyết vụ án dân sự, bao gồm yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu
phản tố của bị đơn, và yêu cầu của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Vậy nên có thể hiểu rằng khởi kiện là việc chủ thể, bằng năng lực của mình nộp
đơn khởi kiện lên cho Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Vậy quyền khởi kiện là gì?
Quyền của một chủ thể là khả năng của chủ thể thực hiện hoặc không thực hiện
hành vi theo ý chí của chủ thể đó. Quyền khởi kiện là khả năng chủ thể thực hiện hành
vi khởi kiện của mình đối với chủ thể khác nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của
mình hoặc của người khác, của nhà nước. Đây là cách hiểu chung nhất của nhóm nghiên
cứu, còn cụ thể pháp luật quy định như thế nào về quyền khởi kiện thì chúng ta hãy
cùng tìm hiểu ở chương sau.
1.2.2. Điều kiện khởi kiện
Thứ nhất, về chủ thể
Đầu tiên, chủ thể muốn thực hiện việc khởi kiện thì phải có năng lực pháp luật tố
tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Đối với cá nhân thì năng lực hành vi tố tụng của họ được xác định trên cơ sở khả
năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình trong việc tham gia vào quan
hệ pháp luật tố tụng dân sự. Việc quy định điều kiện về năng lực hành vi của cá nhân để
họ có thể tự mình thực hiện việc khởi kiện là nhằm đảm bảo cho người có quyền lợi có

thể thể hiện ý chí của mình trong việc bảo vệ quyền lợi trước Toà án. Tuy nhiên, đối với
những đương sự có đủ năng lực hành vi để thực hiện quyền khởi kiện nếu vì những lý
do khác nhau mà họ không thể thực hiện được quyền khởi kiện thì pháp luật cũng có thể
đảm bảo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện quyền này thông qua cơ chế uỷ quyền cho
người khác đại diện thay mặt mình khởi kiện trước Toà án. Việc cho phép đương sự

13


thực hiện quyền khởi kiện thông qua đại diện theo ủy quyền là phương tiện pháp lý cần
thiết tạo điều kiện cho đương sự bằng nhiều hình thức khác nhau có thể thực hiện quyền
khởi kiện một cách thuận lợi nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ngoài ra, đối với những chủ thể khác là cơ quan, tổ chức không có năng lực hành
vi tố tụng dân sự thì pháp luật cũng ghi nhận những cơ chế để đảm bảo thực hiện quyền
khởi kiện của họ. Đó là cơ chế về đại diện để khởi kiện bởi một số những chủ thể mà
pháp luật xác định hay còn gọi là khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật.
Bên cạnh đó, Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 quy định: “Cá
nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi
kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Và Điều 187 BLTTDS 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước
như sau:
Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường
hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định.
Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong
trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp
luật quy định.
Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi

kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước
thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Như vậy đối với vụ án dân sự, chủ thể có quyền khởi kiện là:
+ Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức (hoặc người đại diện hợp pháp của mình) chỉ có
quyền khởi kiện khi cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Chỉ có những cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 187 BLTTDS
2015 mới có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác, của Nhà nước.
Thứ hai, về phạm vi khởi kiện

14


Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể thực hiện quyền khởi kiện của
mình, pháp luật Việt nam đã quy định cụ thể về phạm vi khởi kiện tại Điều 188
BLTTDS 2015, cụ thể như sau:
+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau
để giải quyết trong cùng một vụ án.
+ Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ
quan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên
quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền do Bộ luật này quy định có thể khởi
kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật
hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
Những quy định này nhằm mục đích tránh trường hợp xét xử cùng một vụ nhưng
nhiều lần, làm mất thời gian của nhiều bên tham gia. Bên cạnh đó, việc quy định như
vậy còn giúp quá trình giải quyết được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, công bằng hơn
(vì có nhiều người tham gia tố tụng hơn).
Ví dụ: A giựt hụi của B, C, D, E, F. Và A, B, C, D, E, F cùng tham gia vào một
hụi. Nếu từng người yêu cầu giải quyết thì sẽ có 5 vụ giựt hụi cần giải quyết. Tuy nhiên

các vụ này có liên quan đến nhau, do đó, chỉ cần giải quyết trong một vụ án mà thôi.
Hoặc: A yêu cầu B phải bồi thường thiệt hại do B gây ra một tai nạn khiến A bị
thiệt hại. Đồng thời trong tai nạn đó, A và B cũng gây thiệt hại cho C. Suy ra C có thể
yêu cầu phản tố để yêu cầu A, B bồi thường cho mình ngay trong vụ việc A đòi B bồi
thường.
1.3. Đảm bảo quyền con người trong quyền khởi kiện
Quyền khởi kiện là cơ bản của mỗi chủ thể thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình, hoặc của người khác.

15


Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 nêu rõ: “Mọi người sinh ra đều
được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền. Họ được ban cho lý trí và lương
tâm, và cần được đối xử với nhau bằng tình anh em”.10
Như vậy, có thể hiểu rằng mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về
quyền con người, quyền khởi kiện. Tuy nhiên để đảm bảo quyền khởi kiện của mình
được thực hiện một cách thỏa đáng, công bằng, luật pháp quốc gia cần có những quy
định cụ thể để chủ thể có thể thực hiện quyền này như những quyền cơ bản khác.
Quyền khởi kiện đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quốc gia cũng
như trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948, trong đó, có nhiều văn bản quy định về
quyền khởi kiện trong phần Quyền con người, cụ thể:
Điều 7 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 quy định: “Mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ
sự phân biệt nào. Mọi người đều có quyền được bảo vệ một cách bình đẳng chống lại
bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vi phạm bản tuyên ngôn này,và chống lại ất kỳ sự kích
động phân biệt đối xử nào như vậy”.11
Điều 8 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 ghi nhận: “Mọi người đều có quyền
được các Tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống
lại các hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được Hiến pháp hay luật pháp

quy định”.12
Điều 10 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 quy định như sau: “Mọi người đều
bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án độc lập và
khách quan, để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội
nào đối với họ.”13
10 Nguyên văn là: “All human beings are born free and equal in dignity and rights. They are endowed with reasons
and conscience and should act towards one another in a spirit of brotherhood.”
11 Nguyên văn là: “All are equal before the law and are entitled without any discrimination to equal protection of
the law. All are entitled to equal protection againts any discrimination in violation of this Declaration and againts
any incitement to such discrimination.”
12 Nguyên văn là: “Everyone has the right to an efective remedy by competent national tribunals for acts violating
the fundamental rights granted him by constitution or by law.”

16


Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” và Khoản 1 Điều 30 Hiến
Pháp này cũng quy đinh: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.”
Điều 14 Hiến pháp Nhật Bản năm 1947 ghi nhận: “Mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật...” hay tại Điều 16 quy định: “Mọi công dân đều có quyền khiếu nại đòi
bồi thường thiệt hại, ...”
Khoản 1 Điều 3 Hiến pháp nước Cộng hòa liên bang Đức năm 1949, sửa đổi, bổ
sung năm 1993 quy định: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.
Khoản 1 Điều 3 Hiến pháp nươc Cộng hòa Ý năm 1947 quy định: “Mọi công dân
đều bình đẳng về phẩm giá và bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính,
chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, điều kiện cá nhân hay xã hội.”
Khoản 1 Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa Nam Phi năm 1996 quy định: “Tất cả

mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ bình đẳng.”
...
Không phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một
cách bình đẳng mà không có bất cứ sự phân biệt nào là quy định tạo nên cơ sở và
nguyên tắc chung trong việc bảo vệ quyền con người. Chính vì lẽ đó mà mỗi quốc gia
thành viên của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đều phải thực thi những nguyên tắc cơ
bản này thông qua việc ban hành các quy định pháp luật để đảm bảo quyền con người
được tôn trọng và bảo vệ, nhất là đảm bảo quyền con người trước Tòa án (cụ thể ở đây
chúng tôi lưu tâm đến quyền khởi kiện).
Qua đó cho thấy, quyền khởi kiện được ghi nhận như là một quyền cơ bản của
con người (gồm cả cá nhân và cơ quan, tổ chức), được quy định cụ thể tại phần Quyền
con người (hoặc quyền và nghĩa vụ của công dân hoặc Quyền con người, nghĩa vụ của
công dân) trong Hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc thực hiện quyền
khởi kiện cũng chính là chủ thể đang thực hiện quyền con người của mình. Trong Lời
13 Nguyên văn là: “Everyone is entitled in full equality to a fair and public hearing by an independent and
impartial tribunal, in the determination of his rights and obligations and any criminal charge againts him.”

17


mở đầu của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng đã khẳng định: “Điều cốt yếu là
quyền con người cần phải được pháp luật bảo vệ...”. Vậy nên, pháp luật cũng phải bảo
vệ quyền khởi kiện của các chủ thể một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, luật pháp là do con người tạo ra, do đó không tránh khỏi những
trường hợp bị thiếu sót, sai lầm, dẫn đến một số quy định về quyền khởi kiện (ở đây
chúng tôi đề cập đến quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự) được pháp luật ban hành
nhưng lại không đảm bảo quyền con người, làm hạn chế các quyền mà đáng lẽ ra các
chủ thể phải được hưởng.
Từ những căn cứ, phân tích nêu trên, xét thấy việc đảm bảo quyền con người
trong tố tụng dân sự thông qua quyền khởi kiện là cần thiết và cần được nhà nước quan

tâm, bảo vệ, cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế những quy định ảnh hưởng đến việc thực
hiện quyền khởi kiện, quyền con người của các chủ thể.
Đảm bảo quyền con người trong tố tụng dân sự thông qua quyền khởi kiện là
tổng thể những cơ chế, những quy định, những biện pháp thích hợp để khi chủ thể thực
hiện quyền khởi kiện của mình vẫn được đảm bảo về các quyền con người (tức là không
bị xâm phạm đến quyền con người của chủ thể).

18


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Để xây dựng những khái quát về vấn đề quyền khởi kiện và đảm bảo quyền khởi
kiện trong tố tụng dân sự, tại Chương này, đề tài đã cung cấp các lý luận về quyền con
người và phân tích, xây dựng các khái niệm cơ bản về “Quyền con người”, “Quyền
khởi kiện” và “Đảm bảo con người thông qua quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự” trên
cơ sở tham khảo, kế thừa và phát triển các khái niệm có liên quan của các nhà khoa học
trước đó.
Quá trình tố tụng dân sự tại Tòa án là quá trình tố tụng phức tạp, để cho các chủ
thể có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án thì phải minh
bạch hoá và quy định hợp lý các điều kiện thụ lý vụ án, có cơ chế hỗ trợ đương sự thực
hiện quyền khởi kiện, có cơ chế ràng buộc trách nhiệm, giám sát hoạt động tố tụng của
Toà án và tạo cơ hội cho đương sự có thể chống lại sự lạm quyền hay vi phạm quyền
này từ phía Toà án để trên cơ sở đấy, quyền con người được đảm bảo.

19


Có thể thấy việc đảm bảo quyền con người trong tố tụng dân sự thông qua quyền
khởi kiện là rất quan trọng, ngày càng được nhiều quốc gia ghi nhận và có xu hướng tiếp

tục phát triển, để hướng tới một thế giới công bằng, một xã hội văn minh.

20


21


22


CHƯƠNG 2:

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHỞI
KIỆN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

2.1. Quy định về chủ thể có quyền khởi kiện trong vụ án dân sự
Việc xác định chủ thể có quyền khởi kiện là yêu cầu tất yếu đối với pháp luật tố
tụng dân sự. Có thể thấy rằng chủ thể có quyền khởi kiện dân sự là rất rộng, thuộc về
tất cả các chủ thể có quyền và lợi ích cần được bảo vệ trong các quan hệ pháp luật về
dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
Theo Điều 186 BLTTDS 2015 thì “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự
mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự (sau đây gọi
chung là người khởi kiện) tại Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình”. Theo Điều 187 BLTTDS thì “Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công
cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”. Nếu hiểu theo nghĩa rộng
của quyền khởi kiện thì quyền khởi kiện vụ án dân sự còn bao gồm cả quyền phản tố
của bị đơn và quyền đưa ra yêu cầu độc lập của chủ thể thứ ba – người có quyền và
nghĩa vụ liên quan.

Chủ thể có quyền khởi kiện là nguyên đơn: Nguyên đơn là người đầu tiên nộp
đơn khởi kiện tại Tòa án, chính họ là người đệ đơn yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết
vụ án dân sự. Đó có thể là cá nhân khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình hoặc cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi
ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Việc khởi kiện của nguyên đơn là cơ
sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và quá trình tố tụng tiếp
theo.
Chủ thể có quyền phản tố: Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, đó
là việc bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn. Thực chất việc phản tố của bị đơn là đưa ra
một yêu cầu độc lập và bị đơn hoàn toàn có quyền khởi kiện thành một vụ án riêng
biệt nhưng vì có liên quan đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn nên được xem xét,
giải quyết trong cùng một vụ án. Điều 200 BLTTDS 2015 đã quy định về quyền yêu

23


cầu phản tố của bị đơn và tạo điều kiện cho bị đơn thực hiện quyền này của mình.
Mục đích phản tố của bị đơn là để nhằm bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn
như trường hợp bị đơn cũng có nghĩa vụ với nguyên đơn và nguyên đơn cũng có
nghĩa vụ với bị đơn; bị đơn phản tố để khấu trừ việc thực hiện nghĩa vụ, bị đơn cũng
có thể phản tố để loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình
cho nguyên đơn.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập – là chủ thể có
quyền đưa ra yêu cầu độc lập.
Nếu hiểu quyền khởi kiện theo nghĩa rộng thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan cũng có quyền khởi kiện một vụ án dân sự độc lập. Tuy nhiên, việc họ tham gia
vào vụ án giữa nguyên đơn và bị đơn sẽ đảm bảo tốt hơn cho họ trong việc bảo vệ
quyền lợi của mình. Điều 201 BLTTDS 2015 đã ghi nhận quyền yêu cầu của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo quy định này thì yêu cầu độc lập của họ phải thỏa

mãn điều kiện là việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; yêu cầu độc lập
của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính
xác và nhanh hơn.
Ngoài ra, BLTTDS cũng ghi nhận một số chủ thể có quyền khởi kiện vì lợi ích
của người khác. Đó chính là quyền khởi kiện của các chủ thể không có quyền lợi
trong vụ kiện hay quyền khởi kiện của người đại diện của đương sự. Cơ chế khởi kiện
thông qua người đại diện này cũng là một đảm bảo để quyền khởi kiện của đương sự
có thể được thực thi một cách gián tiếp thông qua người đại diện của họ.
Người đại diện của đương sự không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật nội
dung có tranh chấp nên không phải là đương sự trong vụ án. Họ khởi kiện hoàn toàn
vì quyền lợi của đương sự và tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện đương
nhiên hoặc theo sự ủy quyền của đương sự.
Khoản 1 Điều 85 BLTTDS 2015 đã có quy định về các loại đại diện trong tố
tụng dân sự. 14Theo đó người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện

14Trích dẫn Khoản 1 Điều 85 như sau
“Điều 85. Người đại diện
1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo
ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.”

24


theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Nếu như người đại diện theo pháp
luật được ghi nhận trong luật thì người đại diện theo ủy quyền lại phụ thuộc vào ý chí
của người có quyền khởi kiện. Hiện nay BLTTDS không có quy định cụ thể về người
đại diện do Tòa án chỉ định nhưng xét về lý luận và theo quy định tại Điều 85
BLTTDS 2015 thì người đại diện do Tòa án chỉ định cho bị đơn hoặc người có quyền,
nghĩa vụ liên quan vẫn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập

2.2. Về phạm vi khởi kiện
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 vừa được quốc hội khóa XIII thông qua đã có
những bước thay đổi tiến bộ, cụ thể là tại chương III, đã bổ sung mục III quy định về
áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều
luật để áp dụng, đây là một mục hoàn toàn mới so với quy định của các bộ luật tố tụng
dân sự 2004. Theo đó, Tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự
trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán
không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Bộ
luật dân sự 2015. Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền
viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng và Tòa án có trách nhiệm xác
định giá trị áp dụng của tập quán đảm bảo đúng quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự là giới hạn những vấn đề khởi kiện trong một
vụ án dân sự. Để đảm bảo việc giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án được nhanh
chóng và đúng đắn, BLTTDS quy định phạm vi khởi kiện vụ án dân sự. Theo Điều
188 BLTTDS 2015 thì phạm vi khởi kiện được xác định như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với
nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ
chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên
quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

25


×