Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nhận thức, hành vi của sinh viên về hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn hà nội ( nghiên cứu sinh viên trường đại học khoa học tự nhiên và trường đại học khoa học xã hội và nhân văn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 131 trang )

Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐAI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO QUÝ MẠNH

NHẬN THỨC, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN
VỀ HOẠT ĐỘNG THU GOM RÁC THẢI
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
(Nghiên cứu sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên và Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

ĐỀ CƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, 2015


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐAI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO QUÝ MẠNH


NHẬN THỨC, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN
VỀ HOẠT ĐỘNG THU GOM RÁC THẢI
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
(Nghiên cứu sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên và
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60.31.30

Ề CƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa

HÀ NỘI, 2015


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 8
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 8
2.Tổ ng quan nghiên cứu .................................................................................. 11
3.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ......................................................................... 14
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 15
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................. 16
6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 17
7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 17
8. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 18

9. Khung phân tích .......................................................................................... 20
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................... 21
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 21
1.1. Lý thuyết áp dụng..................................................................................... 21
1.2. Khái niệm công cụ ................................................................................... 25
1.3. Tổ ng quan điạ bàn nghiên cứu ................................................................. 29
CHƢƠNG 2. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG THU
GOM RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ............................................ 44
2.1. Nhận thức của sinh viên về vấn đề phân loại rác thải hiện nay ............... 44
2.2. Nhận thức của sinh viên về vấn đề xử lý rác thải hiện nay ..................... 49
2.3. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của việc bỏ rác, đổ rác không
đúng nơi quy định ........................................................................................... 58
2.4. Nhận thức của sinh viên về vấn đề truyền thông môi trường hiện nay ... 65
2.5. Nhận thức của sinh viên về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý
môi trường ....................................................................................................... 68
CHƢƠNG 3. HÀNH VI CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG THU GOM
RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ....................................................... 81
3.1. Hành vi phân loại rác thải sinh hoạt của sinh viên hiện nay. ................... 81
3.2. Hành vi xử lý rác thải sinh hoạt của sinh viên hiện nay. ......................... 85
3.3. Thái độ của sinh viên về hành vi vứt rác không đúng nơi quy định ........ 90
3.4. Sự tham gia của sinh viên trong các chương trình, hoạt động bảo vệ mơi
trường của chính quyền địa phương................................................................ 93
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. ............................................... 102
1. Kết luận ..................................................................................................... 102
2. Khuyến nghị .............................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ......................................................................... 110
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 113


Luận văn Thac̣ si ̃


Đào Quý Maṇ h – XH2010

TỪ VIẾT TẮT
ĐH KHXH&NV

: Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn

ĐH KHTN

: Đại học Khoa học Tự nhiên

ĐHQGHN

: Đại học Quốc Gia Hà Nội

ĐHTH

: Đại học Tổng hợp

NXB

: Nhà xuất bản

PVS

: Phỏng vấn sâu

TP


: Thành phố


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

MỤC LỤC BIỂU
Biểu 2.1: Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của việc phân loại rác thải.
...................................................................................................................................45
Biểu 2.2 Tương quan giữa giới tính của sinh viên với đánh giá tầm quan trọng của việc
phân loại rác thải sinh hoạt ................................................................................................. 46
Biểu 2.3 Tương quan giữa trình độ học vấn của sinh viên với đánh giá tầm quan trọng của
việc phân loại rác thải sinh hoạt. ........................................................................................ 47

Biểu 2.4. Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải sinh
hoạt. ...........................................................................................................................50
Biểu 2.5. Tương quan giữa trình độ học vấn của sinh viên với đánh giá tầm quan
trọng của việc xử lý rác thải sinh hoạt ......................................................................51
Biểu 2.6. Nhận thức của sinh viên về cách thức xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày
của chính quyền địa phương .....................................................................................52
Biểu 2.7. Tương quan nơi cư trú của sinh viên nhận thức về cách thức xử lý rác thải
sinh hoạt hàng ngày của chính quyền địa phương. ..................................................54
Biểu 2.8 : Tương quan giữa trình độ học vấn của sinh viên với nhận thức về việc
biết nơi tập kết rác thải sinh hoạt hàng ngày sau khi thu gom .................................56
Bảng 2.9. Nguyên nhân bỏ rác và đổ rác không đúng nơi qui định .........................60
Bảng 2.10. Tương quạn giữa nơi cư trú của sinh viên với nguyên nhân bỏ rác và đổ
nước thải không đúng qui định. ................................................................................62
Bảng 2.11. Tương quan giữa giới tính của sinh viên với nguyên nhân bỏ rác và đổ
rác không đúng nơi qui định. ....................................................................................64

Biểu 2.12: Tìm hiểu các chương trình bảo vệ mơi trường qua các nguồn ...............66
Biểu 2.13: Tương quan giữa giới tính của sinh viên việc tìm hiểu các chương trình
bảo vệ môi trường qua các nguồn. ............................................................................67
Biểu 2.14 Tổ chức chương trình dọn vệ sinh khu phố ..............................................73
Biểu 2.15. Mức độ tổ chức chương trình dọn vệ sinh khu phố .................................74
Biểu 2.16. Tương quan giữa nơi cư trú của sinh viên với mức độ tổ chức chương
trình dọn vệ sinh khu phố. .........................................................................................75
Biểu 2.17. Tương quan giữa trình độ học vấn của sinh viên với nhận thức về hoạt
động tuyên truyền, vận động người dân không đổ rác, xả rác bừa bãi nơi công
cộng. ..........................................................................................................................76
Biểu 2.18. Mức độ Tuyên truyền vận động người dân không đổ rác, xả xác súc vật
bừa bãi.......................................................................................................................77
Biểu 2.19. Tổ chức chương trình tập huấn người dân về cách phân loại rác thải
sinh hoạt ....................................................................................................................78
Biểu 3.1. Tỉ lệ sinh viên phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày .............................82


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

Biểu 3.2. Tương quan giữa trình độ học vấn của sinh viên với hành vi phân loại rác
thải sinh hoạt hàng ngày. ..........................................................................................84
Biểu 3.3. Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của sinh viên ......................................86
Biểu 3.4. Tương quan giữa cư trú của sinh viên với cách thức xử lý rác thải sinh
hoạt. ...........................................................................................................................89
Biểu 3.5 : Phản ứng khi thấy người khác bỏ rác bừa bãi .........................................90
Biểu 3.5b : Phản ứng khi thấy người khác bỏ rác bừa bãi .......................................91
Biểu 3.6: Tương quan giữa trình độ học vấn của sinh viên với phản ứng khi thấy
người khác bỏ rác bừa bãi ........................................................................................92

Biểu 3.7. Mức độ tham gia dọn vệ sinh khu phố của sinh viên .................................94
Biểu 3.8. Tương quan giữa nơi cư trú của sinh viên với mức độ tham gia dọn vệ
sinh khu phố ..............................................................................................................95
Biểu 3.9. Mức độ tham gia của sinh viên tuyên truyền người dân không đổ rác và
xác súc vật xuống kênh rạch, nơi công cộng ............................................................97
Biểu 3.10: Đánh giá về các chương trình vệ sinh mơi trường mà địa phương đã đưa
ra ...............................................................................................................................98
Biểu 3.11: Tương quan giữa nơi cư trú của sinh viên với đánh giá về các chương
trình vệ sinh mơi trường mà địa phương đã đưa ra. .................................................99


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của nước ta trong giai đoạn
hiện nay, lượng chất thải nguy hại liên tục gia tăng, tạo sức ép lớn đối với
công tác bảo vệ môi trường. Sinh viên, tầ ng lớp tri thức của xã hô ̣i đang phải
đố i mă ̣t với thách thức to lớn về sự thiế u hiể u biế t về sinh thái và môi trường ,
thiế u những kỹ năng và kiế n thức để ứng phó với biế n đổ i khí hâ ̣u và ý thức
bảo vệ môi trường hàng ngày như thu gom, phân loại rác thải… Hiê ̣n nay ,
mô ̣t bô ̣ phâ ̣n sinh viên có những thói quen gây ảnh hưởng đế n môi trường, vứt
rác bừa bãi, khơng đúng nơi quy định, chưa có ý thức tham gia các hoạt động
tuyên truyền bảo vệ môi trường… Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác
biệt khơng lớn giữa các nhóm sinh viên khác nhau về nhận thức và hành vi
trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày. Vấn đề môi trường rất
được sinh viên quan tâm, đa số sinh viên có nhận thức tốt về việc ô nhiễm
môi trường do rác thải sinh hoạt nhưng thái độ và hành vi còn chưa đúng. Đặc
biệt trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Vì vậy, chính

quyền địa phương cần phải tuyên truyền, các tổ chức môi trường, trường
học…. cần cung cấp những kiến thức cần thiết về môi trường cho sinh viên
nhằm nâng cao nhận thức về thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt và
thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường xung quanh nơi họ
đang sống và học tập.


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, với tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa gia tăng dân số, khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng tăng. Đặc biệt, tại các đô thị,
theo thống kê, hiện nay tỷ lệ dân số đô thị chiếm khoảng 35% tổng số dân,
tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000
tấn/ngày, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải rắn trung bình của các đô thị đã tăng
hàng năm. Năm 2014, đạt khoảng 84% đến 84.5% tăng hơn 3% so với năm
2010. Tuy nhiên, tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các cơ sở xử lý và bãi
chôn lấp rác thải quá tải, khiến công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn đang
phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những nguyên nhân của thực
trạng này là do nguồn ngân sách nhà nước không đáp ứng được những nhu
cầu, những yếu kém bất cập trong khâu quản lý chất thải rắn sinh hoạt (Báo
Xây dựng điện tử, 2015).
Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của nước ta trong giai đoạn
hiện nay, lượng chất thải nguy hại liên tục gia tăng, tạo sức ép lớn đối với
công tác bảo vệ môi trường. Rác thải là một yếu tố ô nhiễm mơi trường có hại
cho sức khỏe con người, rác thải luôn gắn liền với đời sống con người.
Theo thống kê mới nhất của Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm sốt ơ

nhiễm ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2009, trung bình tổng lượng chất thải
hàng năm trên 49 ngàn tấn thì trong đó có 55% chất thải cơng nghiệp, 1%
chất thải y tế và 44% chất thải gia cư (Mai Thanh Truyết, 2010). Bên cạnh đó,
ở đơ thị trong cả nước số chất thải rắn mỗi năm là 9.939.103 tấn rác thải rắn,
trong đó có tới 76,31% là chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư (Vũ Thanh
Hương, 2012). Điều này cho thấy, ngồi tình trạng ô nhiễm môi trường do rác
thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất thì một vấn đề đáng báo
động hiện nay là tình trạng ơ nhiễm mơi trường do rác thải sinh hoạt chưa


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

được phân loại, thu gom và xử lý theo đúng quy định. Đây là một trong những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở các khu dân
cư, khu đô thị.
Cũng theo kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường, trong những năm
gần đây, số lượng chất thải nguy hại phát sinh là 984.405 tấn/năm và khoảng
37.000 tấn hóa chất dùng trong nơng nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ.
Với lượng chất thải nguy hại lớn như vậy, nếu không quản lý chặt chẽ và xử
lý an tồn sẽ gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng (Báo Xây dựng điện tử,
2011).
Một trong những vấn đề cần được quan tâm hiện nay nhằm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường là giảm thiểu lượng rác thải phát sinh đặc biệt là vấn đề
rác thải trong đô thị. Hiện nay, những con số đáng báo động về lượng rác thải
phát sinh, về kinh phí đầu tư cho vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn, bãi chôn
lấp, cũng khiến tồn xã hội và giới chun mơn phải quan tâm hơn nữa về vấn
đề rác thải - ô nhiễm môi trường - ngân sách phải trả. Bởi rác thải đã và đang
gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên, sức khỏe

con người, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, vấn đề rác thải cơng cộng chưa được
người dân và chính quyền quan tâm đúng mức. Một ví dụ điển hình là hệ
thống thùng rác công cộng hiện nay chưa được sử dụng triệt để và ý thức
người dân, một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy các hoạt động
tuyên truyền, thực hiện bảo vệ môi trường hiệu quả lại chưa được quan tâm..
Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi thành phần trong xã
hội hiện đại là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với nước ta . Hiện nay,
rác thải đang là vấn đề cấp thiết trên địa bàn Thành Phố Hà Nô ̣i do lượng rác
thải sinh hoạt ngày càng tăng cao trong khi diện tích đất đang sử dụng cho
việc xử lý rác thải ngày càng hạn chế. Đặc biệt, một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu của chính quyền thành phố là việc vứt rác bừa bãi, không


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

phân loại tại nguồn gây khó khăn trong việc xử lý và ảnh hưởng đến cảnh
quan đô thị. Hiện tượng thải rác ra đường và những nơi công cộng đã và đang
là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Quan niệm “giữ sạch nhà” và thải rác ra
đường, ra nơi công cộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Sinh viên, tầ ng lớp tri thức củ a xã hô ̣i đang phải đố i mă ̣t với thách thức
to lớn về sự thiế u hiể u biế t về sinh thái và môi trường , thiế u những kỹ năng
và kiến thức để ứng phó với biến đổi khí hậu và ý thức bảo vệ môi trường
hàng ngày như thu gom, phân loại rác thải…Đặc biê ̣t , hiê ̣n nay, mô ̣t bô ̣ phâ ̣n
sinh viên có những thói quen g ây ảnh hưởng đế n môi trường , vứt rác bừa bãi,
không đúng nơi quy định, chưa có ý thức tham gia các hoạt động tuyên truyền
bảo vệ mơi trường…
Do đó, chúng ta cần tun trù n nâng cao nhâ ̣n thức của sinh viên về
biế n đổ i khí hâ ̣u ; nguyên nhân; những hoa ̣t đô ̣ng có thể làm để ứng phó với

biế n đố i khí hâ ̣u.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nhận thức, hành vi
của sinh viên về hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn Hà Nội”. Đề tài
tập trung nghiên cứu nhận thức, hành vi của sinh viên về hoạt động thu gom
rác thải sinh hoạt, ý thức của sinh viên trong việc phân loại rác thải tại nơi
công cộng và nơi cư trú của sinh viên, trong trường học, thái độ phản ứng khi
nhìn thấy người khác xả rác khơng đúng nơi quy định… qua những nghiên
cứu đó tác giả đánh giá ý thức bảo vê ̣ môi trưởng của sinh viên trong trường
học, nơi công cô ̣ng. Qua đó, chúng ta có một các nhìn khách quan về vấn đề
mang tính ý thức và trách nhiệm của mỗi sinh viên trong cộng đồng. Từ đó đề
xuất một số giải pháp mang tính giáo dục nhằm góp phần nâng cao nhận thức
của sinh viên. Đồng thời, từng bước thay đổi thái độ, hành vi của sinh viên
trong việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày góp phần
bảo vệ mơi trường đất, nước và khơng khí tại trường đại học, nơi cư trú và nơi
công cộng.


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

2. Tổ ng quan nghiên cƣ́u
Trong những năm vừa qua, môi trường, thu gom, phân loại và xử lý
rác thải là những vấn đề được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm, nghiên cứu,
tìm hiểu; nhiều cuộc hội thảo và nhiều cơng trình khoa học được cơng bố.
Cho đến thời điểm này có thể kể một số cơng trình sau:
Tác giả Đinh Xuân Thắng với đề tài “Dự án thu gom, phân loại và xử
lý chất rắn tại nguồn”. Đề tài được thực hiện tại hai địa bàn: Phường 3, Thị xã
Bến Tre và xã Tân Trạch, huyện Châu Thành. Trong đề tài, tác giả đã đánh
giá hiện trạng phân loại, thu gom chất thải rắn trên 2 địa bàn nghiên cứu, cho

thấy rằng tình trạng ơ nhiễm do rác thải sinh hoạt còn nhiều phức tạp, ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu,
nhất là ở những khu vực đông dân cư, chợ, thị trấn. Việc thu gom, phân loại,
xử lý chất rắn tại nguồn cịn nhiều bất cập, khó khăn do ý thức người dân cịn
thấp, kinh phí đầu tư cịn ít. Thông qua phương pháp nghiên cứu lý thuyết thu
thập thông tin, dự báo, tham khảo ý kiến các chuyên gia kết hợp với phương
pháp nghiên cứu thực nghiệm như tìm hiểu thực địa, tham vấn cộng đồng, liên
doanh, liên kết tập hợp lực lượng và phân tích tổng hợp, xử lý số liệu. Đồng
thời, đề xuất 3 mơ hình thu gom, phân loại, xử lý rác sinh hoạt tại nguồn; xử
lý chất thải rắn tối ưu cho cấp thị xã, cấp huyện, cơ sở y tế và mơ hình thu
gom, ủ rác thành phân hữu cơ cho hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trong đó tác giả nhấn mạnh biện pháp nâng cao nhận thức của người dân
trong vấn đề bảo vệ mơi trường.
Hồng Thị Kim Chi cùng nhóm tác giả: Đào Thị Hồng Hoa, Trần Phi
Hùng, Võ Thị Thanh Hương, Trần Nhật Nguyên, Lê Văn Thành, Nguyễn Thị
Tường Vân trong đề tài “Các hình thức thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn
TP.HCM - thực trạng và các đề xuất bổ sung”. Qua đề tài nhóm tác giả đưa ra
các mặt tích cực và hạn chế của các hình thức thu gom rác tại địa bàn


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

TP.HCM, cụ thể là: Mức độ thu gom rác thải còn rất hạn chế, khả năng thu
gom rác thải của một số đơn vị có thể bị thu hẹp do việc thực hiện sắp xếp lại
theo hướng cổ phần hóa trong thời gian tới; Số lượng hợp tác xã thu gom rác
đã hình thành cịn rất ít; Phần lớn phương tiện thu gom rác không đạt yêu cầu
vệ sinh; Công tác kiểm tra giám sát xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường,
đặc biệt là các vi phạm của người dân và lực lượng thu gom rác chưa được

quan tâm đúng mực, việc quản lý thu gom rác còn mang nặng biện pháp hành
chính, chưa chú ý đến quyền lợi của người lao động nên kết quả mang lại cịn
nhiều hạn chế…Đồng thời đề xuất một số mơ hình tổ chức và cơ chế chính
sách phù hợp để quản lý thu gom rác sinh hoạt.
Tác giả Bàng Anh Tuấn trong đề tài “Sự tham gia của lực lượng thu
gom rác dân lập và hệ thống quản lí rác thải ở Tp.HCM”, năm 2002. Bằng
phương pháp phương pháp quan sát, nghiên cứu tư liệu, báo cáo, phân tích
tổng hợp. Nghiên cứu này đã tập trung vào các điểm chính sau: Những thuận
lợi và khó khăn của hệ thống thu gom rác dân lập, quá trình tổ chức thu gom
rác dân lập tại một số quận, phường ở Tp.HCM, cải thiện điều kiện việc làm
và sức khoẻ của lực lượng thu gom rác dân lập. Xử lý thành phần hữu cơ của
rác sinh hoạt theo hướng sản xuất phân loại.
Tác giả Tăng Thị Chính trong đề tài “Mơ hình xử lý rác thải sinh hoạt
nông thôn tại Hà Tây”.
Trong đề tài, tác giả đề xuất mơ hình xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Kim
Chung, tỉnh Hà Tây, bằng phương pháp đồng tham gia, tác giả kết hợp với
chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động cho người dân từ khâu phân
loại, bỏ rác vào thùng đến thói quen đổ rác như ở các thành phố và đóng góp
kinh phí xây dựng trạm xử lý rác cho nông thôn theo quy trình cơng nghệ của
các nhà khoa học Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

Tác giả Vũ Thế Long trong bài viết “ Về tập quán xử lý rác thải sinh
hoạt người Việt” cho rằng tại xã hội nông thôn truyền thống rác thải sinh hoạt
được người dân xử lý bằng cách tận dụng tối đa vào sinh hoạt hằng ngày, cụ
thể như: Thức ăn thừa thì cho gia súc gia cầm, rác thực vật ủ phân bón cho

cây, chai lọ, vỏ đồ hộp như lon sữa bò tận dụng làm đồ đong, gáo múc…
Người Việt vốn có một tập quán xử lý rác hợp lý, tiết kiệm giữ môi trường
sạch sẽ, phân loại và tìm cách tái sử dụng rác một cách hợp lý. Cùng với sự
phát triển kinh tế và q trình đơ thị hóa nhanh, nảy sinh ra những mâu thuẫn
cần giải quyết giữa lối sống nông nghiệp chuyển sang lối sống công nghiệp,
giữa lối sống trong môi trường thành thị và lối sống trong môi trường nông
thôn. Việc thu gom rác hợp lý và sự tự giác tham gia của cộng đồng trong các
khâu thải rác và thu gom rác là những vấn đề cần đặt ra cho tất cả mọi hệ
thống xã hội ở mọi nơi trong cả nước.
Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đã tìm được một đề tài nghiên cứu một
cách khá cụ thể về nhận thức của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường:
Nguyễn Văn Đúng trong đề tài “ Giải pháp nâng cao nhận thức cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường” đã đưa ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường
do khâu xử lý rác thải chưa hợp lý của cơ quan phụ trách. Hầu hết rác được
thu gom về đều được mang ra các bãi rác lộ thiên, không được quy hoạch
thiết kế hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp
nghiên cứu tổng hợp, liên ngành; Phỏng vấn theo phiếu khảo sát đã soạn sẵn,
với số lượng mẫu 3050 phiếu tại phường 1 và 2 thành phố Cao Lãnh và xử lý
thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel, tác giả đã đưa ra những kết quả
định lượng nhằm đánh giá sự quan tâm của người dân Tp. Cao Lãnh đối với
vấn đề môi trường, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức bảo
vệ môi trường của người dân nơi đây.


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

Nhìn chung, các đề tài trên đã đi sâu vào nghiên cứu, tập trung vào các

hoạt động, chính sách liên quan đến lực lượng thu gom, phân loại rác thải sinh
hoạt, đồng thời đã phần nào đề cập đến nhận thức của người dân trong việc
phân loại thu gom và xử lý rác thải hàng ngày. Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ
đi sâu vào nghiên cứu về lực lượng thu gom rác, các chính sách thể chế hố
hay mơi trường xanh đơ thị, nên đóng góp của các đề tài về nghiên cứu nhận
thức, hành vi của sinh viên về hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn Hà Nội
chỉ ở mức độ tổng quát và sơ bộ.
Như vậy trong nghiên cứu này tác giả sẽ kế thừa những thành quả khoa
học từ các cuộc nghiên cứu trước; Đồng thời trong nghiên cứu sẽ cố gắng đi
sâu vào tìm hiểu nhận thức, hành vi của sinh viên về hoạt động thu gom rác
thải trên địa bàn Hà Nội với các phương pháp và cách tiếp cận lý thuyết khác
hơn.

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Trong đề tài này tôi vận dụng các lý thuyết Xã hội học để phân
tích Nhận thức, hành vi của sinh viên về hoạt động thu gom rác thải
trên địa bàn Hà Nội. Thông qua việc vận dụng một số lý thuyết xã hội
học như: Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber, Lý thuyết lựạ chọn
hợp lý của Homans để giải thích vấn đề thực tiễn cụ thể là: nhận thức và

hành vi của sinh viên trong hoạt động thu gom tác thải trên địa bàn Hà
Nội.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh ý nghĩa khoa học, đề tài cịn mang một ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài khơng chỉ tìm hiể u nhận thứ c, hiể u biế t của sinh viên về phân loại


Luận văn Thac̣ si ̃


Đào Quý Maṇ h – XH2010

rác thải, cũng như hành động bảo vệ môi trường của sinh viên hiện nay
mà thông qua đề tài nhằm nâng cao hiểu biết cũng như tầm quan trọng
và lợi ích của việc thu gom rác thải cho sinh viên hiện nay

. Mă ̣t khác ,

qua đề tài nhằ m nâng cao ý thức bảo vê ̣ môi trường cho sinh viên.
Ngồi ra, thơng qua những kết quả nghiên cứu góp phần đề ra một
số giải pháp, khuyến nghị nhằ m nâng cao nhâ ̣n thức về thu gom rác thải ,
nâng cao ý thức bảo vê ̣ môi trường cho sinh viên nói riêng và của người
dân nói chung.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhận thức, hành vi của sinh viên về hoạt động thu gom rác
thải trên địa bàn Hà Nội
Đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức từ đó góp
phần thay đổi nhận thức và hành vi bảo vệ mơi trường của sinh viên nói riêng
và của giới trẻ nói chung hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu nhận thức của sinh viên việc thu gom, phân loại rác thải sinh
hoạt hiện nay.
- Tìm hiểu hành vi của sinh viên việc thu gom, phân loại rác thải sinh
hoạt hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên
trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày


Luận văn Thac̣ si ̃


Đào Quý Maṇ h – XH2010

5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
“Nhận thức, hành vi của sinh viên về hoạt động thu gom rác thải trên địa
bàn Hà Nội”
5.2 Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên Trường ĐH Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn, ĐHQGHN
- Sinh viên Trường ĐH Khoa ho ̣c Tự nhiên, ĐHQGHN
- Cán Bộ Môi trường Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
- Nhân viên vệ sinh môi trường
5.3 Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian:
- Sân trường, phòng học tại Trường ĐH Khoa ho ̣c Xã hơ ̣i và Nhân
văn, ĐHQGHN
- Sân trường, phịng học tại Trường ĐH Khoa ho ̣c Tự nhiên

,

ĐHQGHN
- Ký túc xá Mễ Trì, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Một số dãy, phòng trọ trên địa bàn Quận Thanh Xuân, Hà Nội
4.3.2. Phạm vi thời gian:
Từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2013
4.3.3. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu nhận thức và hành vi của sinh viên về hoạt động thu gom
rác thải là một lĩnh vực rộng. Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả tập trung
nghiên cứu nhận thức, hành vi của sinh viên về hoạt động thu gom rác thải
sinh hoạt hiện nay.

Đề tìm hiểu nhận thức của sinh viên về hoạt động thu gom rác thải tác
giả tìm hiểu những nhận thức của các em về phân loại rác thải, cách thức xử


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

lý rác thải sinh hoạt hàng ngày, nguyên nhân của việc xả rác không đúng nơi
quy định và một số vấn đề khác..
Qua những nhận thức của sinh viên về hoạt động thu gom rác thải đó,
tác giả đánh giá một số hành vi của họ trong việc phân loại rác thải sinh hoạt
hàng ngày, cách thức xử lý rác, phản ứng khi nhìn thấy người khác vứt rác
bừa bãi và một số hoạt động tham gia các phong trào môi trường của các tổ
chức chính quyền.
Từ những kết quả, nghiên cứu nhận thức và hành vi của sinh viên,
người dân về một số hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt, tác giả kế thừa một
số giải pháp của các những người đi trước và đề xuất một số khuyến nghị
nhằm nâng cao nhận thức và hành vi của một bộ phận sinh viên hiện nay về
hoạt động thu gom rác thải hiện nay.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên về hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn
Hà Nội hiện nay như thế nào?
Có sự khác biệt như thế nào trong nhận thức và hành vi về hoạt động
thu gom rác thải giữa các nhóm sinh viên hiện nay?
Nhận thức và hành vi của sinh viên có mối quan hệ như thế nào trong
việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày?

7. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số sinh viên có nhận thức tốt về hoạt động thu gom và xử lý rác thải

sinh hoạt hàng ngày.
Có sự khác biệt khơng lớn giữa các nhóm sinh viên khác nhau về nhận
thức và hành vi trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày.
Hầu hết sinh viên nhận thức tốt về các vấn đề thu gom, phân loại rác
thải sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, hành vi của họ trong việc thu gom, phân
loại và xử lý rác thải sinh hoạt còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống.


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Dung lượng mẫu khảo sát là 200 đơn vị mẫu dành cho các đối tượng là
sinh viên thuộc các Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường
Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Tự nhiên, ĐHQGHN
Nguyên tắc chọn mẫu: Dung lượng mẫu được xác định trên cơ sở
phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên (random sampling). Điều này cho phép vừa
có thể phân tổ, vừa có thể tổng hợp các kết quả thu được các đối tượng được
khảo sát, sử dụng kỹ thuật phân tích bảng chéo (cross- tabular) và hồi quy đa
biến (multivariate regression analysis) trong quá trình phân tích.
Trong q trình điều tra, tác giả đã thu thu được với cơ cấu mẫu như
sau:
- Cơ cấu giới tính: - Nam :

48 %

- Nữ :


52 %

- Cơ cấu khối ngành học: - Khối Tự nhiên:

50 %

- Khối Nhân văn:

50 %

- Cơ cấu học vấn: - Sinh viên năm thứ nhất:

25%

- Sinh viên năm thứ hai:

25%

- Sinh viên năm thứ ba:

25%

- Sinh viên năm thứ tư:

25%

- Cơ cấu nơi cư trú:

- Nông thôn:


65%

- Thành phố:

35%

8.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương
pháp phỏng vấn sâu, phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi mang tính chất


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

gợi mở. Nhấn vào mô tả thực trạng nhận thức của sinh viên về thu gom rác
thải và ý thức bảo vệ mơi trường của sinh viên Hà Nội hiện nay.
Nhóm tiến hành phỏng vấn một số đối tượng là sinh viên, cán bộ vệ
sinh trong trường, người dân, cán bộ mơi trường, nhân viên vệ sinh mơi
trường nhằm tìm hiểu về thực trạng thu gom rác thải của sinh viên hiện nay.
Phương pháp phỏng vấn sâu được kết hợp với phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi trong nghiên cứu định lượng để bổ sung và lý giải cho những
con số mà phương pháp điều tra bằng bảng hỏi thu thập được, từ đó thấy được
thực trạng nhận thức của sinh viên về thu gom rác thải để đưa ra những đề
xuất phù hợp.
Để thu thập thơng tin định tính, tơi đã thực hiện 15 cuộc phỏng vấn sâu
với các đối tượng là sinh viên các trường Đa ̣i học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Tự nhiên, cán bộ vệ sinh trong trường, người dân, cán
bộ môi trường, nhân viên vệ sinh môi trường. Với số mẫu được lựa chọn như
sau:

- 10 sinh viên (trong đó 5 sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên
và 5 sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)
- 3 nhân viên vệ sinh môi trường
- 2 Cán bộ môi trường quận Thanh Xuân
8.3. Phương pháp phân tích tài liệu
- Phân tích tài liệu sơ cấp
Sau khi số liệu đã thu thập bằng các phương pháp định lượng và định
tính (số liệu định lượng được xử lý qua chương trình SPSS 15.0), chúng tơi
tiến hành phân tích các thơng tin nhằm làm rõ phần nào nhận thức, hành vi
của sinh viên về hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn Hà Nội.


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

- Phân tích tài liệu thứ cấp
Phân tích các nguồn tư liệu, tài liệu lý thuyết về xã hội học…và các
nguồn số liệu sẵn có về các cựu sinh viên; Các tài liệu, các báo cáo khoa học,
luận văn Thạc sỹ, các luận án Tiến sĩ … liên quan đến đề tài nghiên cứu.

9. Khung phân tích
Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa
Đặc điểm sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân
văn và ĐH Khoa học Tự nhiên

Giới
tính

Phương tiện

truyền thơng

Nơi cư trú

Trình độ
học vấn

Khối
ngành học

Nhận thức của sinh viên về hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn
Hà Nội
Hành vi của sinh viên về hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn
Hà Nội
Môi trường sống của sinh viên


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lý thuyết áp dụng
1.1.1. Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber
Max Weber khẳng định: Hành động xã hội là đối tượng nghiên cứu của
xã hội học. “Hành động là một thái độ của con người (tự có, bên ngồi hoặc
bên trong, cho phép hoặc không cho phép) khi và chỉ khi chủ thể gắn liền với
thái độ của mình một ý nghĩa chủ quan nhất định”. Ông đã phân biệt hành

động xã hội với những hành vi và hoạt động khác. Nói tới hành động xã hội là
nói tới việc chủ thể gán cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ quan nào đó.
Hành động, kể cả hành động thụ động và khơng hành động được gọi là
hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nó có tính đến thái độ hành vi của
người khác trong quá khứ hiện tại và tương lai. Ý nghĩa chủ quan đó định
hướng cho hành động. Như vậy khơng phải hành động nào cũng có tính xã
hội.
Tóm lại Weber tổng qt định nghĩa: Hành động xã hội là hành động
được chủ thể gán cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính
đến hành vi của người khác và vì vậy được định hướng tới người khác trong
đường lối quá trình của nó.
M. Weber phân loại hành động xã hội ra làm 4 loại:
- Hành động duy lý công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân
nhắc, tính tốn, lựa chọ cơng cụ phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả
cao nhất.
- Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện bởi bản thân
hành động. Là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

thân). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý
nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ phương tiện duy lý.
- Hành động duy cảm: là hành động do các trạng thái cảm xúc hoặc tình
cảm bột phát gay ra mà khơng có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ
giữa cơng cụ phương tiện và mục đích hành động.
- Hành động duy lý truyền thống là hành động tuân thủ những thói
quen, nghi lễ, phong tục, tập quán, đã được truyền lại từ đời này qua đới khác.

Xã hội học nghiên cứu hành động xã hội thực chất là tập trung vào
nghiên cứu hành động duy lý công cụ.
M. Weber phân tích sự thay đổi về vai trị và xu hướng của hành động
xã hội để chỉ ra điều kiện tiến trình phát triển lịch sử xã hội hiện đại phương
Tây.
Thành tố đầu tiên là động cơ và mục đích của hành động. Nhu cầu của
chủ thể tạo ra động cơ thúc đẩy để thỏa mãn nó. Động cơ này sẽ tạo ra tính
tích cực của chủ thể tham gia định hướng hành động, và quy định mục đích
của hành động. Các động cơ này cũng hướng các HĐXH đến việc đat được
những mục đích nhất định hay đến điều kiện sống và làm việc, điều kiện hoạt
động nói chung.
Yếu tố thứ hai là chủ thể hành động. Chủ thể có thể là cá nhân, nhóm
hay tồn thể xã hội.
Một thành tố nữa trong cấu trúc HĐXH là hoàn cảnh hay mơi trường
của hành động. Đó chính là những điều kiện về thời gian, không gian, vật chất
và tinh thần của hành động. HĐXH đó diễn ra trong hồn cảnh nào, ở thời
điểm nào, diễn ra như thế nào... Giữa các yếu tố đó có mối quan hệ hữu cơ
với nhau. (Phạm Tất Dong (2001)
Trong luận văn này, tác giả áp dụng lý thuyết hành động xã hội của
Max Weber nhằm nghiên cứu, đánh giá nhận thức của sinh viên về thu gom,


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt trong mối quan hệ với các biến như: trình
độ học vấn, giới tính, nguồn gốc xuất thân, … Qua đó, tìm hiểu sự khác biệt
giữa các nhóm sinh viên khác nhau trong những hành vi thu gom, phân loại
và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày.

1.1.2. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý của George Homans
George Homans (1910 – 1989), nhà xã hội học người Mỹ, một trong
các tác giả của lý thuyết trao đổi xã hội, nổi tiếng với chủ trương đưa con
người trở lại xã hội học. Trong các lý thuyết của mình Homans đưa ra mơ
hình lựa chọn duy lý của hành vi cá nhân trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản
đã được khái quát thành các định đề sau:
 Định đề phần thưởng: đối với tất cả các hành động của con người,
hành động nào càng thường xun được khen thưởng thì càng có khả năng
được lặp lại.
 Định đề kích thích: nếu một (nhóm) kích thích nào trước đây đã từng
khiến cho một hành động nào đấy được khen thưởng thì một (nhóm) kích
thích mới càng giống với kích thích đó bao nhiêu thì càng có khả năng làm
cho làm cho hành động tương tự trước đây được lặp lại bấy nhiêu.
 Định đề giá trị: Kết quả của hành động càng có giá trị cao đối với chủ
thể bao nhiêu thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện hành động đó bấy
nhiêu. Và khi thấy mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều “chi phí”
vật chất và tinh thần để đạt được nó.
 Định đề duy lý: Cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết
quả hành động đó và khả năng đạt được kết quả đó là lớn nhất.
 Định đề giá trị suy giảm (nhàm chán): Càng thường xuyên nhận được
một phần thưởng nào đó bao nhiêu thì giá trị của nó càng giảm đi bấy nhiêu
đối với chủ thể hành động


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010

 Định đề mong đợi: nếu sự mong đợi của con người được thực hiện thì
người ta sẽ hài lịng, cịn nếu khơng được thực hiện thì cá nhân sẽ bực tức,

khơng hài lịng. (Lê Ngọc Hùng, 2001)
Qua các định đề trên chúng ta có thể thấy rằng con người là một động
vật duy lý, trước khi thực hiện một hành động nào đó họ cũng quan tâm nhiều
nhất tới vấn đề lợi ích và phần thưởng, và thường xun tìm cách cân đối vấn
đề này làm sao khi thực hiện hành động này có thể đem lại cho họ một phần
thưởng và giá trị cao nhất. Và trong họ luôn thường trực suy nghĩ xem phần
thưởng đạt được có tương xứng với chi phí và sự đầu tư của họ hay khơng. Sự
xem xét, tính tốn này khơng chỉ được căn cứ vào khả năng của chủ thể mà
còn căn cứ vào những giá trị, chuẩn mực, phong tục truyền thống. Đúng vậy,
trong cộng đồng làng xã nếu thành viên nào có lối sống, cách ứng xử văn
minh, cao đẹp phù hợp với các vai trị của mình cũng như những giá trị chuẩn
mực, phong tục truyền thống thì sẽ được cộng đồng tán dương, khen thưởng.
Chính vì thế, mà các hành động đó càng có xu hướng lặp lại nhiều hơn và nếu
ngược lại thì sẽ bị cộng đồng chê bai, chỉ trích thậm trí bị trừng phạt.
Trong gia đình, nhà trường cũng vậy, bản thân các em sinh viên, với tư
cách là một chủ thể của hành động, những suy nghĩ và tính tốn để đưa ra
những hành động hay những quyết định để đảm bảo phù hợp với vai trị nhất
định của mình (vai trị của người công dân, chủ nhân tương lai của đất nước)
và đặc biệt là phù hợp với thuần phong mỹ tục, phù hợp với lối sống của địa
phương cũng là một sự lựa chọn đầy hợp lý (đối với họ) dựa trên các điều
kiện thực tế, môi trường mà họ đang sinh sống.
Từ đây khi nhìn nhận dưới góc độ lý thuyết sự lựa chọn hợp lý của
George Homans có thể giúp chúng ta lý giải phần nào về nhận thức và hành vi
của sinh viên trong việc thu gom, phân loại rác thải hàng ngày và tuyên truyền
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của những người xung quanh họ.


Luận văn Thac̣ si ̃

Đào Quý Maṇ h – XH2010


1.2. Khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm sinh viên
Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc sinh vên là Studens có nghĩa là
người làm việc học tập, người tìm hiểu và khai thác tri thức.
Sinh viên là người đại biểu của nhóm xã hội đặc biệt là thanh niên đang
chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội. (Phạm Minh
Hạc, 1995)

V.I Lênin khi phân tích tình hình và hoạt động của giới sinh viên cũng
đã nói về sinh viên như sau: “Sinh viên là bộ phận nhạy cảm nhất trong giới
tri thức được gọi là tri thức chính vì nó phản ánh và thể hiện sự phát triển của
các lợi ích giai cấp và của nhóm chính trị trong tồn bộ xã hội một cách có ý
thức hơn cả, kiên quyết hơn cả và chính xác hơn cả”
Dưới góc độ khoa học sinh viên có những đặc điểm cơ bản sau:
- Có đặc thù trong sự phân tầng xã hội, đó là khả năng di động xã hội
cao, do tính chất của hoạt động nghề nghiệp trong tương lai họ là
những người có cơ hội thuận lợi chiếm những vị trí cao trong xã hội.
- Là nhóm xã hội đặc thù về lứa tuổi và giai đoạn xã hội hóa so với các
nhóm thiếu niên, nhi đồng và nhóm trung niên cao tuổi.
- Có lối sống và định hướng giá trị đặc thù, đó là khả năng cơ động thích
ứng cao tiếp thu nhanh những giá trị mới.
1.2.2. Khái niệm nhận thức
Theo từ điển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở
trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và
gắn liền cũng như khơng thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của
thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan.



×