Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Thực trạng hoạt động quảng cáo và quản lý nhà nước về quảng cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.77 KB, 45 trang )

MỞ ĐẦU

Ngày nay khi nền kinh tế nước ta đang thời kỳ hội nhập cùng
nền kinh tế trên thế giới thì quảng cáo ngày càng có vai trò và vị trí
quan trọng hơn. Có thể thấy được trong mấy năm gần đây, có rất
nhiều các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã ra
đời với nhiều hình thức, phương tiện hoạt động phong phú tạo nên
sự cạnh tranh quyết liệt và sôi động trên thị trường. Điều này cũng
đã đáp ứng đựơc phần nào chất lượng và số lượng của hoạt động
quảng cáo trong xu hướng phát triển toàn cầu hoá. Tuy nhiên cùng
với việc phát triển không ngừng của hoạt động quảng cáo cũng cần
phải có sự can thiệp của nhà nước, quản lý nhà nước về hoạt động
quảng cáo không những thúc đẩy cho hoạt động quảng cáo phát
triển hơn nữa mà đồng thời nó cũng phát hiện và điều chỉnh những
mặt trái của hoạt động quảng cáo, định hướng sự phát triển của nó
diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật.
Tuy nhiên tình hình hoạt động quảng cáo hiện nay đang đặt ra
nhiều vấn đề bức xúc. Hoạt động quảng cáo còn lộn xộn, tuỳ tiện,
sự cạnh tranh còn thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến lợi ích của người
tiêu dùng và lợi ích của nền kinh tế. Các quy định pháp luật về hoạt
động quảng cáo còn nhiều điểm chồng chéo và có nhiều kẽ hở,
nhiều điều còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp quảng cáo trong
quá trình phát triển …. Nguyên nhân của những tình trạng này là do

1


tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về quảng
cáo chưa cao, các chủ thể quảng cáo khi tham gia vào hoạt động này
chưa hiểu hết các quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật, hay
biết nhưng cố tình làm sai, từ đó dẫn đến rất nhiều hành vi vi phạm


pháp luật của đối tượng quản lý và đối tượng chịu sự quản lý. Bên
cạnh đó hệ thống pháp luật về quảng cáo còn thiếu những cơ chế
đảm bảo thực thi, thiếu tính kiên quyết và bắt buộc phải thực thi.
Các quy định pháp luạt còn có nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình
hình thực tiễn của hoạt động quảng cáo đang diễn ra rất sôi động
trong đời sống kinh tế, xã hội.
Từ thực tiễn đó cho thấy quá trình tổ chức và quản lý nhà
nước về hoạt động quảng cáo ở nước ta đã và đang diễn ra rất phức
tạp và diễn ra theo nhiều hướng khác nhau. Điều này đòi hỏi phải có
sự nghiên cứu giải quyết nhằm khẳng định vai trò vị trí của quảng
cáo trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế nhưng đồng
thời phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà
nước về quảng cáo, góp phần mang lại hiệu qủa kinh tế, xã hội thiết
thực.

2


Chương 1 - Một số vấn đề về hoạt động quảng cáo và quản
lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
1.1. Một số vấn đề về hoạt động quảng cáo.
Quảng cáo xuất hiện trên thế giới từ rất lâu nhưng tận đến khi
đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì ngành dịch vụ quảng cáo
mới bắt đầu xuất hiện rõ nét. Ở nước ta trong thời kỳ còn bao cấp
thì sản xuất hàng hoá còn thiếu thốn, cung không đủ cầu cho nên
quảng cáo hàng hoá chưa xuất hiện, lúc đó chỉ có quảng cáo về văn
3


hoá, xã hội. Từ sau khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, đó là từ

cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, cả nước bắt đầu có
vài ba doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Thời kỳ phát
triển mạng mẽ quảng cáo là những năm 1990 đến 1995 nhưng cũng
chỉ tập trung vào quảng cáo chất liệu tôn sơn với những tấm panô,
bảng biển lớn đến cả trăm mét vuông, với khoảng 40 doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Ngày nay, hoạt động quảng cáo trở
thành nhu cầu thường xuyên, mang tính sống còn của các nhà kinh
doanh, quảng cáo ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
của nước ta, nó là công cụ góp phần kích thích tiêu dùng, đồng thời
thúc đẩy sản xuất hàng hoá, dịch vụ phát triển và cũng là cầu nối
giữa người kinh doanh và người tiêu dùng.
Theo hiệp hội Marketing Mỹ đưa ra định nghĩa: “ Quảng cáo
là bất cứ loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng
hoá, dịch vụ mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng
cáo”.
Ở nước ta, tại khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Quảng cáo được Uỷ
ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 11 năm 2001 định
nghĩa “ Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động
kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời
và dịch vụ không có mục đích sinh lời.”
Như vậy ta có thể thấy mục đích của Quảng cáo là thu lợi
nhuận tuy nhiên nội dung và hình thức thể hiện trên các sản phẩm
quảng cáo lại mang tính chất của thông tin văn hoá nhằm biểu đạt
4


nội dung của quảng cáo đến người tiêu dùng. Có thể thấy quảng cáo
cũng là một ngành kinh tế của xã hội.
Phân loại hình thức quảng cáo: có rất nhiều quan niệm khác
nhau về quảng cáo nên cũng có nhiều cách phân loại khác nhau.

Phân loại theo đối tượng nhận tin: quảng cáo nhằm tới người
tiêu dùng tác động trực tiếp đến người tiêu dùng là cá nhân hay hộ
tiêu dùng. Quảng cáo theo các lĩnh vực kinh doanh khác nhau:
quảng cáo vào lĩnh vực công nghiệp, quảng cáo vào lĩnh vực nông
thôn, y tế, thể dục thể thao…
Phân loại theo phạm vi địa lý: quảng cáo quốc gia chỉ giới hạn
trong một nước duy nhất, quảng cáo địa phương thực hiện trong một
lãnh thổ như các thành phố, tỉnh… phạm vị tác động hẹp. Quảng
cáo quốc tế có phạm vi vượt ra khỏi biên giới một nước.
Phân loại theo phương tiện sử dụng:
- Quảng cáo báo chí: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
- Quảng cáo trên mạng thông tin máy tính.
- Quảng cáo trên xuất bản phẩm gồm cả phim, băng đĩa, băng
âm thanh, đĩa âm thanh.
- Quảng cáo trong chương trình hoạt động văn hoá, thể thao.
- Quảng cáo hội chợ, triển lãm.
- Quảng cáo bảng, biển, pa-nô, băng rôn, màn hình đặt nơi
công cộng.
- Quảng cáo trên vật phát quang, vật thể trên không, dưới
nước.
5


- Quảng cáo trên phương tiện giao thông và vật thể di động
khác.
- Quảng cáo trên các phương tiện khác.
Phân loại quảng cáo theo phương tiện sử dụng thật đa dạng và
phong phú, do vậy nên nó cũng có nhiều bất cập và cần phải có sự
quản lý chặt chẽ của nhà nước để quảng cáo ngày càng phát triển
mạnh mẽ hơn nữa trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

1.2. Quản lý nhà nước về quảng cáo.
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về quảng cáo .
Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực của cơ quan quản lý nhà nước về
quảng cáo đối với hành vi hoạt động quảng cáo của con người, duy
trì và phát triển các mối quan hệ về hoạt động quảng cáo và trật tự
pháp luật về quảng cáo .
Theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh quảng cáo, nội dung
quản lý nhà nước về quảng cáo bao gồm:
1. Xây dựng, chỉ dạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển quảng cáo .
2. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về quảng cáo .
3. Cấp, thu hồi giâý phép thực hiện quảng cáo.
4. Giấy phép đặt văn phòng đại diện quảng cáo , chi nhánh
quảng cáo của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng
cáo nước ngoài tại Việt Nam .
6


5. Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng
khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quảng cáo .
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về quảng cáo.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về quảng cáo .
Việc tổ chức thực hiện tất cả các nội dung quản lý nhà nước về
quảng cáo như trên sẽ góp phần đẩy mạnh nền công nghiệp quảng
cáo non trẻ của Việt Nam phát triển ổn định, hướng các tổ chức, cá
nhân hoạt động quảng cáo đi đúng theo khuôn khổ của pháp luật.
1.2.2. Quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo .

Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo bằng pháp luật
được đặt ra nhằm đảm bảo cho hoạt động quảng cáo diễn ra trong
môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định, cũng như bảo vệ quyền
lợi cho người tiêu dùng, người sản xuất, lợi ích của xã hội và của
nhà nước.
Giai đoạn trước năm 1994.
Qua nghiên cứu cho thấy trước những năm 1970 ở Việt Nam
chưa có một văn bản pháp lý nào có liên quan đến quảng cáo.
Quảng cáo ở Việt Nam thời kỳ này chưa phát triển, do nền kinh tế
Việt Nam lúc bấy giờ là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan
liêu bao cấp. Mọi hoạt động từ sản xuất đến phân phối và tiêu dùng
đều theo chỉ tiêu kế hoạch. Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động
theo cơ chế thị trường, quảng cáo có dấu hiệu phát triển, nhu cầu
cần phải có sự can thiệp của nhà nước cũng được đặt ra. Ngay từ
7


những năm 1990, nắm bắt được sự phát triển của quảng cáo , Bộ
Văn hoá Thông tin - Thể thao và Du lịch đã ra thông tư liên bộ số
1191- TT/LB ngày 29/6/1991 quy định về “ Quản lý nhãn và quảng
cáo sản phẩm hàng hoá”. Trên cơ sở đó, Thành phố Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh cũng có văn bản cụ thể để quản lý hoạt
động quảng cáo trên địa bàn mình: Quyết định số 3248/QĐ – UB
( 19/12/1991) của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội quy định về
quảng cáo bằng biển, hiệu trên địa bàn Hà Nội là một ví dụ.
Giai đoạn từ năm 1994 đến 2001
Song phải thấy rằng từ 1990, với ý thức quản lý vĩ mô và cũng
để tạo cho hoạt động quảng cáo có điều kiện phát triển, Chính phủ
đã giao cho Bộ Văn hoá Thông tin soạn thảo Nghị định nhằm quản
lý thống nhất hoạt động này. Sau 4 năm , qua 18 lần soạn thảo, sửa

đổi, có sự góp ý xây dựng của nhiểu Bộ, ngành có liên quan, ngày
31/12/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 194/CP bao gồm 7
chương , 27 điều. Tiếp đó, Bộ Văn hoá Thông tin đã ban hành
Thông tư số 37/ VHTT-TT ( 1/7/1995) hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 194/CP. Nghị định số 194/CP và thông tư số 37/VHTT-TT
được xem là những văn bản pháp lý chủ yếu cho hoạt động quảng
cáo và các cơ quan quản lý cũng như những người tham gia hoạt
động quảng cáo .
Sau 1 năm triển khai Nghị định số 194/CP, ngày 12/12/1995,
Chính phủ lại ban hành Nghị định số 87/CP và Thủ tướng Chính
phủ có Chỉ thị số 184/TTg về “ tăng cường quản lý thiết lập trật tự
8


kỷ cương trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy
mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng”. Hỗ trợ cho Nghị
định 87/CP , Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/CP ngày
14/12/1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt
động văn hoá, dịch vụ du lịch và phòng chống một số tệ nạn xã hội.
Năm 1997, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX đã thông qua
Luật Thưong mại (10/5/1997) trong đó có dành Mục 13 quy định về
quảng cáo thương mại gồm 13 điều.
Ngày 5/5/1999 , Chính phủ ban hành Nghị định số
32/1999/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về
khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương
mại.
Giai đoạn từ 2001 đến nay
Ngày 16/11/2001, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 10 đã thông
qua Pháp lệnh quảng cáo gồm 7 chương và 35 điều. Pháp lệnh
quảng cáo thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể hoá

các quy định của Hiến pháp 1992 về xây dựng và phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khó VIII về xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Pháp lệnh quảng
cáo ra đời đã điều chỉnh tất cả các loại hình quảng cáo trên lãnh thổ
Việt Nam, xác định những vấn đề cơ bản về nội dung, hình thức,
phương tiện, điều kiện quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân trong hoạt động quảng cáo .
9


Sau khi Pháp lệnh quảng cáo được thông qua, ngày 13/3/2003,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2003/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo. Tiếp đó, Bộ Văn hoá Thông tin
đã ban hành Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh quảng cáo. Đây được xem là văn bản có ý nghĩa
quan trọng bởi nó góp phần đưa hoạt động quảng cáo đang có chiều
hướng thái quá vào quỹ đạo cần thiết. Đó cũng được xem là bước
khởi đầu của quá trình triển khai thực hiện cụ thể Pháp lệnh quảng
cáo và Nghị định số 24/2003/NĐ-CP.
Hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh các hoạt động quảng
cáo ở nước ta bao gồm những văn bản sau:
1. Pháp lệnh quảng cáo ngày 16/11/2001.
2. Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 Quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo .
3. Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/1/2006 ban hành
quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hoá
công cộng.
4. Nghị định số 56/2006/NĐ-Cp ngày 6/6/2006 về xử phạt vi

phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin.
5. Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ
Văn hoá Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số
24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh quảng cáo .
10


6. Thông tư số 79/TT- BVHTT ngày 8/12/2005 sửa đổi, bổ
sung một số quy định tại Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT
ngày 26/7/2003 của Bộ Văn hoá Thông tin hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo .
7. Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT/BVHTT-BYT ngày
12/1/2004 của Bộ Văn hoá Thông tin và Bộ Y tế hướng dẫn
về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế.
8. Thông tư liên tịch số 96/2004/TLT/BVHTT/-BNN&PTNT
ngày 3/11/2004 của Bộ Văn hoá Thông tin và Bộ nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về quảng cáo
một số hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
9. Thông tư số 67/2004/TT-BTC ngày 7/7/2004 cuả Bộ Tài
chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng lệ phí
cấp giấy phép thực hiện quảng cáo .
10.

Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT/BVHTT-UBTDTT

ngày 27/1/2005 của Bộ Văn hoá Thông tin và Uỷ ban thể
dục thể thao hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh

vực thể dục thể thao.
Một số văn bản khác liên quan đến hoạt động quảng cáo, cụ
thể như sau:

11


1. Hiệp định thương mai giữa nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ
thương mại.
2. Luật Đầu tư.
3. Luật Di sản văn hoá.
4. Luật Báo chí.
5. luật Xuất bản.
6. Luật Thương mại.
7. Luật Doanh nghiệp.
8. Luật Sở hữu trí tuệ.
9. Luật Xây dựng.
10.

Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

11. Pháp lệnh Đê điều.
12.

Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và các

văn bản hướng dẫn.
13.


Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân.

14.

Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông.

15.

Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá.

16.

Quy chế mua bán hàng hoá( ban hành kèm theo Nghị

định số 25/CP ngày 25/4/1996 của Chính phủ ).
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quảng cáo .
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ở
trung ương, cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo là
Chính phủ và Bộ Văn hoá Thông tin . Chính phủ thống nhất quản lý
12


và phát triển sự nghiệp văn hoá nói chung và lĩnh vực quảng cáo nói
riêng trên phạm vi cả nước. Trong quản lý nhà nước về quảng cáo,
Chính phủ có một số quyền hạn cụ thể như sau: trình dự án luật,
Pháp lệnh về quảng cáo , Quyết định chính sách đầu tư, tài trợ, hợp
tác với nước ngoài, ban hành Quyết định quản lý nhà nước và các
chế độ chính sách khác về quảng cáo .
Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ , Thủ tướng Chính
phủ kí các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, ra Quyết định, chỉ

thị về quản lý hoạt động quảng cáo và hướng dẫn, kiểm tra việc thi
hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành và điạ phương, cơ sở.
Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ
những Quyết định về quản lý hoạt động quảng cáo của Bộ trưởng
Bộ Văn hoá Thông tin và của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp,
luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Bộ Văn hoá Thông tin là cơ quan của Chính phủ, trực tiếp
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi
cả nước. Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin trình Chính phủ kế hoạch
dài hạn, kế hoạch năm năm và hàng năm của ngành quảng cáo, tổ
chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đó, xây dựng các dự án luật,
pháp lệnh và các văn bản pháp luật khác về văn hoá theo sự phân
công của Chính phủ , ban hành Quyết định, chỉ thị thông tư về các
hoạt động quảng cáo, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu lý luận, xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế
13


trên lĩnh vực văn hoá theo Quy định của Chính phủ, quy chế về văn
hoá, quản lý các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh
trực thuộc Bộ Văn hoá Thông tin theo quy định của Chính phủ .
Trước khi Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi
hành được thông qua, có rất nhiều quan điểm trái ngược nhau khi
lựa chọn Bộ Văn hoá Thông tin hay Bộ Thương mại là cơ quan
quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo . Thực tế từ năm 1993,
vấn đề chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước quảng cáo giữa
Bộ Văn hoá Thông tin và Bộ Thương mại đã phát sinh.
Tại Nghị định số 81/CP ngày 8/11/1993 của Chính phủ về
chức năng , nhiệm vụ của Bộ Văn hoá Thông tin đã quy định: Bộ

Văn hoá Thông tin là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về quảng cáo . Trên cơ sở đó, Nghị định số
194/CP ngày 31/12/1994 về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt
Nam cũng khẳng định điều này.
Như vậy, Bộ Văn hoá Thông tin là cơ quan đựoc Cp giao
nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Trong thời kỳ
đó, khi nền kinh tế thị trường mới manh nha xuất hiện, hoạt động
quảng cáo còn chưa phát triển, quy định này là hoàn toàn hợp lý.
Cũng trong năm 1993, Nghị định số 95/CP của Chính phủ về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của Bộ Thương mại quy định: Bộ
Thương mại là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại.
Luật Thương mại năm 1997 ban hành có 12 điều qui định về quảng
cáo thương mại. Để thực hiện Luật Thương mại, Chính phủ đã ban
14


hành Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 về khuyến mại,
quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại. Đây là
những quy định riêng về quảng cáo thương mại và đều thống nhất
quy định: giao Bộ Thương mại là cơ quan thực hiện việc quản lý
nhà nước về quảng cáo thương mại. Còn Bộ Văn hoá Thông tin có
thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về sản phẩm
quảng cáo thương mại, phương tiện quảng cáo thương mại, bảo đảm
môi trường quảng cáo lành mạnh, đúng qui định của pháp luật Việt
Nam .
Việc Bộ Thương mại quản lý nhà nước hoạt động quảng cáo
thương mại, Bộ Văn hoá Thông tin có trách nhiệm thực hiện sự
phân công theo quy định của Nghị định số 32/1999/NĐ-CP là phù
hợp. Song cũng từ đây, nảy sinh vấn đề chưa thống nhất về trách
nhiệm quản lý hoạt động quảng cáo nói chung và quản lý hoạt động

quảng cáo thương mại nói riêng giữa hai Bộ.
Có thể nói, một thời gian dài ở Việt Nam trước khi có Pháp
lệnh quảng cáo 2001, trong lĩnh vực quảng cáo thương mại áp dụng
cùng lúc hai văn bản pháp luật về quảng cáo. Bộ Thương mại là cơ
quan quản lý nhà nước về quảng cáo thương mại. Bộ Văn hoá
Thông tin có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo
thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về sản phẩm quảng cáo
thương mại, phương tiện quảng cáo thương mại, sử dụng phương
tiện quảng cáo thương mại nhằm bảo đảm môi trường quảng cáo
15


lành mạnh, đúng pháp luật. Sự không cụ thể, rõ ràng trong bản thân
các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng khó có thể phân biệt
đâu là quảng cáo thương mại hay không phải là quảng cáo thương
mại. Chính vì lẽ đó đã tạo nên sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quản
lý và làm giảm hiệu lực pháp lý của văn bản.
Vậy mà, cho đến trước khi Pháp lệnh quảng cáo đựoc ban
hành, sau rất nhiều cuộc họp của hai Bộ nhưng vẫn không ra đời
đựơc thông tư hướng dẫn . Chính điều đó đã khiến trong một thời
gian dài, các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam gặp khó khăn nhiều
và kết thúc bằng cuộc chạy đua giữa hai Bộ là Pháp lệnh quảng cáo
được ban hành. Theo điều 29 Pháp lệnh quảng cáo, Bộ Văn hoá
Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về
quảng cáo, các Bộ Thương mại, các ngành phối hợp với Bộ Văn hoá
Thông tin để quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi trách
nhiệm của mình theo sự phân cấp của Chính phủ .
Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính giúp nhà nước ở điạ
phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong

địa phương mình theo quy địng của pháp luật. Các Sở Văn hóathông tin, Phòng văn hoá thông tin là các cơ quan chuyên môn trực
tiếp giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
quảng cáo ở địa phương.
Bên cạnh sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt
động quảng cáo còn chịu sự quản lý của Hiệp hội quảng cáo Việt
Nam. Hiệp hội quảng cáo Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề
16


nghiệp đựơc thành lập nhằm bảo vệ các nhà sản xuất, kinh doanh
chân chính, chống lại các hành vi quảng cáo không trung thực vi
phạm pháp luật.
Sự phối hợp quản lý và phối hợp chức năng giữa các cơ quan
quản lý nhà nước và các Hiệp hội điều chỉnh hoạt động quảng cáo
nhằm kết hợp hài hoà việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi
của người tiêu dùng và lợi ích của người sản xuất chân chính.

Chương 2: Thực trạng hoạt động quảng cáo và quản lý
nhà nước về quảng cáo .
2.1. Thực trạng về hoạt động quảng cáo của các doanh
nghiệp.
Từ khi hoạt động quảng cáo bắt đầu công khai đến nay , cùng
với sự ra đời của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã
thành lập và nhanh chóng phát triển. Hiện nay ở nước ta có khoảng
trên 8000 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, bên cạnh đó
có khoảng trên 80 đài phát thanh truyền hình và khoảng 500 cơ
17


quan báo in, nhà xuất bản có chức năng kinh doanh dịch vụ quảng

cáo.
Quảng cáo hiện nay là một phần không thể thiếu trong hoạt
đông kinh doanh của thương nhân nói riêng va có mặt ở hầu hết các
hoạt động của đời sống kinh tế xã hội nói chung. Quảng cáo ngày
càng quen thuộc với người tiêu dùng. Theo kết quả một cuộc điều
tra do công ty NFO Việt Nam tiến hành trong thời gian từ cuối năm
2002 đến 2/2003, người tiêu dùng Việt Nam lĩnh hội và cảm nhận
các bản tin, hình thức quảng cáo ngang bằng với mức tiêu dùng ở
vài thị trường láng giềng như: Thái Lan, Malaysia,… Những quảng
cáo mà người tiêu dùng Việt Nam ưa thích là: quảng cáo bia
Heineken, Tiger Beer, Netscafe, Erricson…. Thực tế các doanh
nghiệp đã khai thác triệt để hiệu quả của quảng cáo đối với công
việc kinh doanh.
Do sự phát triển của nền kinh tế với yêu cầu chuyên môn hóa
cao, quảng cáo ngày nay chủ yếu do các thương nhân chuyên kinh
doanh về quảng cáo thực hiện. Cùng với sự bùng nổ của quảng cáo,
các doanh nghiệp quảng cáo cũng phát triển ngày càng mạnh mẽ cả
về số lượng và chất lượng. Ở nước ta công ty kinh doanh dịch vụ
quảng cáo nhiều hơn hẳn so với các nước trên thế giới đó là do ở
các nước khác thì một công ty quảng cáo là công ty thực hiện công
việc từ giai đoạn đầu tiên đến khi công việc quảng cáo được hoàn
chỉnh đưa đến người nhận tin, còn ở nước ta thì các công ty chỉ thực
hiện một hay nhiều giai đoạn trong quá trình quảng cáo cũng được
18


coi là công ty quảng cáo . Doanh thu của các công ty quảng cáo ứơc
tính qua các năm như sau:

Năm

2003
2004
2005
2006

Doanh thu ( tỷ )
4315
4958
5732
7000

Trong đó 80% doanh thu đều đọng lại ở báo chí và truyền
thanh, mạng Internet 20% còn lại là ở bảng , biển, tờ rơi, …
Không chỉ có thương nhân Việt Nam mà hiện nay đã có hơn
20 công ty quảng cáo nổi tiếng của nứơc ngoài đặt văn phòng đại
diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam , ví dụ như tập đoàn quảng cáo
lớn nhất Nhật Bản Dentsu hay tập đoàn quảng cáo Thompson ( Mỹ)
… Các công ty này có mặt tại Việt Nam để phục vụ những khách
hàng sẵn có của họ trên toàn cầu. Thực tế các công ty này vẫn sử
dụng các dịch vụ quảng cáo của các công ty nước ngoài làm cho các
công ty Việt Nam không thể nào cạnh tranh được, do các công ty
nước ngoài hơn hẳn các công ty trong nước về nguồn lực và kinh
nghiệm.
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trong
lĩnh vực quảng cáo không nhiều, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng
số 3000 doanh nghiệp. Điển hình như: công ty Hoàng Gia, Lê và
19


Anh Em, VMC, Mai Thanh, Đất Việt, Goldsun… Hầu hết các

doanh nghiệp còn lại là do mới thành lập, quy mô nhỏ, kinh nghiệm
còn thiếu, công nghệ lạc hậu, do đó hoạt động chủ yếu là làm bảng,
biển hiệu hoặc tổ chức các hoạt động sự kiện, in ấn. Hiện thị phần
quảng cáo chủ yếu là do công ty quảng cáo nứơc ngoài nắm giữ.
Từ khi có Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi
hành, hệ thống văn bản pháp luật về quảng cáo đã phát triển theo
hướng ngày càng hoàn thiện hơn, tuy nhiên một số quy định mới
của pháp luật chưa hẳn đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi nhất là cho
các thương nhân. Một trong các quy định khiến các doanh nghiệp
quảng cáo bất bình là thời gian đăng quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng, ví dụ như: Nghị định 24/2003 cũng như Nghị
định số 194/CP ban hành cách đây 9 năm, Chính phủ không cho
phép một đợt phát sóng mỗi sản phẩm quảng cáo trên đài phát thanh
hay truyền hình kéo dài quá 8 ngày. Mỗi chiến lược quảng cáo, phải
tính rất kỹ tần số xuất hiện của quảng cáo là bao nhiêu lần cho một
ngày và bao lâu cho sản phẩm đó. Đó là những tính toán không dựa
trên cơ sở khoa học. Nghị định 24/2003 nêu rõ không đựơc ngắt
một chương trình phim truyện quá 2 lần để phát quảng cáo, mỗi lần
không quá 5 phút, mỗi chương trình vui chơi giải trí trên truyền
hình cũng không được quảng cáo quá 4 lần, mỗi lần không qúa 4
phút.Nhưng trên thực tế thì các chương trình đựoc tài trợ như: Chiếc
nón kỳ diệu, Ai là triệu phú, Hãy chọn giá đúng, Hành trình văn
hoá… vẫn dành đến 1/3 thời lượng phát sóng cho quảng cáo .
20


Các quy định về các hành vi bị cấm trong quảng cáo cũng
không đựơc thực thi nghiêm túc, do bị cấm không đựoc quảng cáo
trên các phương tiện quảng cáo theo quy định của pháp luật cho nên
có tình trạng quảng cáo thuốc lá dưới hình thức trực tiếp.

Sự ra đời của Hiệp hội quảng cáo Việt Nam năm 2001 là minh
chứng cho sự phát triển mạnh mẽ và quyết tâm vươn lên của ngành
quảng cáo Việt Nam . Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy,
Hiệp hội quảng cáo Việt Nam chưa thực sự phát huy hết vai trò của
mình, tiếng nói của Hiệp hội vẫn còn hạn chế ngay cả đối với hội
viên của mình.
Như vậy, từ những điểm còn tồn tại trên cho chúng ta thấy
rằng, không phải chúng ta không có luật, nhưng luật và các quy định
của Luật đã không được thực thi nghiêm túc và triệt để, một phần là
do ý thức pháp luật trong xã hội ta còn chưa cao nếu không muốn
nói là rất kém so với các nước trên thế giới, phần khác do vấn đề
quản lý nhà nước vẫn chưa thực sự hiệu quả. Do đó, việc vừa làm
vừa học hỏi, rút kinh nghiệm để quảng cáo trở thành một ngành
kinh tế hiệu quả là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, điều
đó cũng là một trong những mục tiêu của ngành Văn hoá- thông tin
và các ngành hữu quan nói riêng và của đất nước chúng ta.

2.2. Thực trạng hoạt động quảng cáo trên các phương tiện
quảng cáo .
21


Bên cạnh sự phát triển của cá doanh nghiệp quảng cáo thì hoạt
động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo cũng có sự phát
triển đáng khích lệ. Việc cụ thể hoá bằng các quy định cuả pháp luật
về hoạt động quảng cáo trên mỗi loại phương tiện quảng cáo đã tạo
thành hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động quảng cáo phát
triển .
Hiện nay quảng cáo chủ yếu tập trung vào một số phương tiện
như Đài phát thanh, Đài truyền hình, báo in, báo điện tử, mạng

thông tin máy tính toàn cầu, bảng, biển, băng rôn, áp phích, tờ rơi.
Mặc dù chi phí cho quảng cáo có hiệu quả trong chiến lược quảng
bá sản phẩm, hàng hoá dịch vụ vì vậy hầu hết các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh có tiềm lực về tài chính đều lựa chọn những
phương tiện này. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về
quảng cáo đã được thực hiện nghiêm túc. Doanh thu từ hoạt động
quảng cáo đã góp phần không nhỏ và phát triển ,nâng cao chất
lượng hoạt động của cơ quan báo chí, giảm bớt được gánh nặng của
ngân sách nhà nước, đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
về đời sống tinh thần của nhân dân thông qua các chương trình thể
thao, vui chơi, giải trí.
Bảng số liệu thống kê

Chỉ số
Năm 2003

22

Năm 2004

Năm 2005


583

619

725

Nhà xuât bản


52

52

52

Doanh nghiệp quảng
cáo

6.425

7403

8021

4.315

4.958

5.732

Cơ quan báo chí

Tổng doanh thu
quảng cáo ( tỷ
đồng)

Bên cạnh những mặt đạt đựơc hoạt động quảng cáo trên các
phuơng tiện vẫn còn nhiều những tồn tại, đó là những bức xúc

chung của toàn xã hôị, như đối với hoạt động quảng cáo ở ngoài
trời, do có sự quản lý tốt của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt
là các công tác quy hoạch quảng cáo của địa phương đã được quan
tâm do đó hoạt động quảng cáo đã dần đi vào nề nếp, chất lượng
hình thức các bảng, biển quảng cáo tấm lớn cũng được nâng cao,
điều đó đã góp phần không nhỏ tạo nên vẻ đẹp cho các tuyến đường
, phố, các đô thị ở Việt Nam.
Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực trên, hoạt động quảng cáo
trên các phương tiện quảng cáo còn có những hạn chế nhất định,
như tình trạng mất mỹ quan đối với quảng cáo ở ngoài trời tại một
số địa phương, đặc biệt là quảng cáo trên bảng, biển, tấm lớn. Hầu

23


hết các bảng, biểu quảng cáo ở ngoài trời đều được làm bằng chất
liệu sắt, nhiều trụ, kích cỡ khác nhau và mặt bảng , biểu được làm
bằng chất liệu tôn sơn, do đó qua một thời gian ngắn mặt biển bị
hoen ố, các trụ bị han gỉ dẫn tới mất mỹ quan. Các vi phạm về
quảng cáo bằng tời rơi, tờ gấp, quảng cáo vặt trên tường, cột điện rất
phổ biến mà chưa đựoc xử lý.
Tình trạng biến tướng, lách luật trong hoạt động quảng cáo có
chiều hướng gia tăng như quảng cáo kèm biển hiệu, nội dung của
biểu hiện không đúng với quy định của pháp luật . Nguyên nhân của
tình trạng trên là do công tác quy họach quảng cáo của các địa
phương còn yếu và thiếu, công tác kiểm tra thanh tra và xử lý vi
phạm chưa được chú trọng. Bên cạnh đó các vi phạm về quảng cáo
bằng tờ rơi, tờ gấp, quảng cáo trên tường, cột điện rất khó kiểm tra
và phát hiện: quy định của pháp luật về viết, đặt biển chưa cụ thể.
Các vi phạm về quảng cáo trên truyền hình và báo in còn phổ

biến như phát sang một số sản phẩm quảng cáo có nội dung, hình
thức không phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam, không có
dấu hiệu phân biệt chương trình quảng cáo và các chương trình
khác, sản phẩm quảng cáo của nhà tài trợ treo quá số lượng trên các
phông theo các quy định ( đối với truyền hình) , số trang của phụ
trang quảng cáo còn vựơt quá số trang báo chính, quảng cáo lẫn
trong tin bài, sử dụng quốc kỳ Việt Nam để quảng cáo , sử dụng bản
đồ địa giới hành chính Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa để quảng cáo, một số sản phẩm quảng cáo còn có nội
24


dung và hình thức thiếu tính văn hoá gây phản cảm cho người đọc.
Hoạt động quảng cáo trên Internet chưa đựơc thựuc hiện nghiêm các
quy định của pháp luật về quảng cáo , các vi phạm chủ yếu như
không đăng ký sản phẩm quảng cáo trước khi thực hiện quảng cáo,
quảng cáo trên trang chủ, quảng cáo sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
cấm quảng cáo như rượu, thuốc lá.
Quy định về quảng cáo ngoài trời, Nghị định 194/CP cấm
những panô bảng, biển… ảnh hưởng đến giao thông, giá trị thẩm
mỹ các công trình kiến trúc và cảnh quan môi trường. Nghị định này
đã được thay thế bởi Nghị định 24/2003/ NĐ-CP với quy địng chi
tiết quảng cáo phải phù hợp với quy hoạch đô thị, an toàn xã hội,
mỹ quan và cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, thế nào là phù hợp
thì chưa văn bản nào giải thích cụ thể, mà được hiểu tuỳ theo quan
điểm của mỗi người, mỗi cơ quan hay mỗi doanh nghiệp. Do quy
định không rõ ràng đã tạo kẽ hở cho thương nhân lách luật, khiến
cho việc quản lý nhà nước về quảng cáo cũng khó khăn.
Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm quản lý quảng cáo
của các nước bạn như Thái Lan, Singapo, Hồng Kông… pháp luật

của những nước này thường có các quy định rất cụ thể và chặt chẽ.
Ví dụ với quảng cáo ngoài trời, họ chỉ cho phép treo , dán các biển
quảng cáo nhỏ tại các trạm xe buýt, xe điện ngầm, khu siêu thị, một
số ít ở các khu vực ngoài trung tâm thành phố và không có băng
rôn. Quảng cáo chủ yếu được thể hiện trên các báo, tạp chí , nhất là

25


×