Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tieu luan CNXH KH hoàn cảnh ra đời và nội dung tư tưởng XHCN sơ khai thời kì cổ đại đặc điểm của tư tưởng XHCN thời kì này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.82 KB, 33 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Đề tài được chọn là vấn đề về lịch sử tư tưởng XHCN sơ khai thời cổ
đại bao gồm:các khái niệm , hoàn cảnh ra đời, nội dung , và đặc điểm của
những tư tưởng XHCN sơ khai thời kì đó.
Thời kì mông muội đầu tiên của con người là thời kì cổ đại. Lịch sử
cổ đại ra đời sau chế độ công đồng nguyên thủy (là thời kì tiền sử, là thời đại
kéo dài nhất , được bắt đầu tù khi con người sinh ra cho đến khi xã hội bắt
đầu phân chia giai cấp và nhà nước ra đời).Ta đã biết thời kì cổ đại là thời kì
mà chề độ chiếm hữu nô lệ đang lên cao. Ở đó phân chia thành hai tang lớp
,chủ nô và nô lệ.Con người thời kì này , đặc biệt là tầng lớp nô lệ bị áp bức
,bóc lột hết sức nặng nề, họ bị đối xử như loài vật. Vì vậy , có áp bức là có
nguyên vọng, ước mơ, và tất yếu là có đấu tranh. Lần đầu tiên trong lịch sử
loài người,những ước mơ về một cuộc sống ấm no hạnh phúc, bình đẳng giữa
con người với con người mới xuất hiện. Những ước mơ đó của loài người
( những con người bị áp bức đến cùng quẫn và nghèo khổ)là sự bất bình, sự
phản kháng tiêu cực đối với xã hội bất công đương thời , đồng thời là những
ước vọng về một chế độ mới, chế độ không có áp bức bóc lột. Điều đó đã
nhen nhóm làm hình thành lên những quan niệm, tư tưởng của con người
trong xã hội đó. Và đó cũng chính là những mầm mống tư tưởng XHCN thời
kì cổ đại.
Nước ta là một nước đang đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Vì vậy
việc học tập, tiếp thu, lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội từ nhân loại là hết sức
quan trọng đối với mỗi con người trong thời đại ngày nay. Đặc biệt là về lịch sử tư
tưởng XHCN.Việc nghiên cứu về lich sử tư tưởng XHCN sẽ giúp cho mỗi sinh
viên như chúng ta hiểu ro hơn về quá trình ra đời và phát triển XHCN, tư đó vận
dụng vốn hiểu biết để góp công sức vào quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam.
1


Thấy rõ được tầm quan trọng như vậy nên ta chọn đề tài “ Hoàn cảnh ra


đời và nội dung tư tưởng XHCN sơ khai thời kì cổ đại. Đặc điểm của tư tưởng
XHCN thời kì này” để làm bài tiểu luận.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài về lịch sử tư tưởng XHCN thời cổ đại là một đề tài hết sức quan
trọng nằm trong bộ môn CNXH. Vì vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng
hết sức phong phú. Tiểu luận tập trung nghiên cứu những mầm mống đầu
tiên, sự ra đời và phát triển các nội dung tư tưởng XHCN sơ khai thời cổ đại
trong mối quan hệ biên chứng với quá trình phát triển những điều kiện kinh tế
- chính trị - văn hóa – xã hội.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu:
+ Làm nổi bật các quan niệm, quá trình ra đời và phát triển, những đặc
điểm của lịch sử tư tưởng XHCN sơ khai cổ đại.
+ Đưa đến cái nhìn rõ nét hơn và hiểu biết sâu sắc hơn về nguồn gốc
của lĩnh vực chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Từ đó chỉ ra tính tất yếu trong việc hình thành và phát triển CNXH
khoa học ,dự báo các xu hướng vận đông và phát triển của tư tưởng XHCN
trong thời đại ngày nay để tiếp tục hoàn thiện và phát triển CNXHKH trong
tương lai.
- Nhiệm vụ: Cũng như nội dung trên , nghiên cứu và làm nổi bật sự ra đời và phát
triển các tư tưởng XHCN sơ khai cổ đại. Từ đó trình bày những nội dung cơ bản ,
những thành tựu, hạn chế của những thành tựu đó.

2


4. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận nghiên cứu khoa học được thực hiện dựa trên quan điểm từ lý thuyết
đến thực tiễn nhận thức. Đó là trên cơ sở quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa MácLênin…


Phương pháp nghiên cứu cơ bản, phương pháp phân tích, tổng
hợp….Ngoài ra có các phương pháp khác như : quan sát, khảo sát, tổng kết
thực tiễn cũng được sử dụng trong tiểu luận.
5.Kết cấu của tiểu luận
- Phần mở đầu
- Phần nội dung các chương: gồm 3 chương
- Phần kết luận
- Phần danh mục tài liệu tham khảo

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.Khái niệm về “ Tư tưởng xã hội chủ nghĩa”.
1.1. Định nghĩa về : Tư tưởng xã hội chủ nghĩa
- Tư tưởng ( theo tiếng Hy Lạp là Idea – hình tượng ) là một hình thái ý
thức của con người phản ánh thế giới hiện thực.Bất cứ tư tưởng nào cũng do
điều kiện sinh hoạt vật chất ,chế độ vật chất và chế độ xã hội quy định và là
sự phản ánh `những điều kiện sinh hoạt vật chất của chế độ xã hội nhất định.
- Thuật ngữ CNXH xuất hiện từ rất sớm , nó phản ánh những ước mơ
lâu đời của người dân lao khổ trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột.Từ
khi xuất hiện chế độ tư hữu và đi liền với nó là sự phân chia xã hội thành giai
cấp: thống trị, bị thống trị, áp bức….., trong ý thức xã hội cũng bắt đầu xuất
hiện và không ngừng phát triển các tư tưỏng biểu hiện cho sự đối lập về lợi
ích ,về sự đấu tranh của các giai cấp. Ngay từ thời cổ đại, bên cạnh các tư
tưởng phản ánh ,bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị ,thì còn tư tuởng của giai
cấp bị thống trị , nó phản ánh những nhu cầu vè một chế độ xã hội không có
áp bức bất công ,mọi người cùng lao động, sống bình đẳng…Nếu không có
những tư tưởng tiến bộ xã hội chủ nghĩa có căn cứ khoa học thì không thể dẫn

dắt được các phong trào thực tiễn của nhân dân đấu tranh vì lợi ích của giai
cấp mình.
- Lênin đã chỉ rõ: “ CNXH là sự phản kháng và đấu tranh chống sự bóc
lột người lao động , một cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ hoàn toàn bóc lột .
Những tư tưởng nào lien quan đến tư tưởng trên thì đó là tư tưởng XHCN”.
Và cũng theo Lênin: “ Xóa bỏ sự khác nhau giữa người giàu và người nghèo
đó là nguyện vọng có tính chất xã hội chủ nghĩa. Tất cả những người XHCN
đều muốn như vậy”(Lênin, tập 13,tr 159)
Vậy tư tưởng XHCN và CSCN là một hệ thống các quan niệm , ý thức,
thể hiện và phản ánh những ước mơ nguyện vọng của các giai cấp ,tầng lớp
4


lao động bị áp bức và bị thống trị về một xã hội mà ở đó trên cơ sở của mọi tư
liệu sản xuất thuộc về mọi xã hội , các quan hệ giữa người với người là bình
đẳng ,mọ thành viên có cuộc sống ấm no, hanh phúc ,không có áp bức bóc lột.
Như vậy: tư tưởng XHCN là tư tưởng xóa bỏ áp bức bóc lột ,xây dựng xã hội
không có áp bức bóc lột. Lênin đã viết: “Đã lâu rùi , đã bao thế kỉ ,thậm chí
hàng ngàn năm nay , nhân loại mong muốn thủ tiêu lập tức mọi sựn bóc lột”
( V.I.Lênin, Toàn tập, T.12,tr.53).
1.2.Các biểu hiện cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
- Tư tưởng XHCN là các quan niệm về một chế độ xã hội mà mọi tư
liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên ,thuộc về toàn xã hội.
- Tư tưởng XHCN là tư tưởng về một chế độ xã hội mà ở đó ai cũng có
việc làm và ai cũng lao động.
- Tư tưởng XHCN là những tư tưởng về một xã hội ,trong đó mọi người
đều bình đẳng ,có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.Mọi người đều có điều
kiện để lao động , cống hiến hưởng thụ và phát triển toàn diện.
2.Khái niệm về: “Lịch sử tư tưởng XHCN”.
Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa là quá trình nghiên cứu và trình bày

quá trình phát sinh , hình thành và phát triển các tư tưởng về cuộc đấu tranh
của nhân dân lao động nhằm xóa bỏ áp bức ,bóc lột và cũng là lịch sử của các
quan niệm và tư tưởng về con đường ,cách thức xây dựng một xã hội lý
thưởng nhằm thỏa mãn ước mơ và nguyện vọng của đa số quần chúng lao
động trong tương lai – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa


Như vậy những khái niệm và những vấn đề cơ bản đã cho chúng ta thấy

tầm quan trọng của tư tưởng này đối với nhân loại , đối với chế độ xã hội tiến
bộ mà ở đó con người luôn hướng tới tự do ,bình đẳng , ấm no, hạnh phúc.Từ
đó ta thấy rõ hơn quá trình phát sinh và phát triển lâu dài của tư tưởng

5


XHCN và xã hội cộng sản được thể hiện qua những nội dung ,khuynh hướng
và nhiều hình thức khác nhau.


Trải qua hang ngàn năm phát triển và là sự phản ánh những ước mơ

,những khát vọng chính đáng , đậm chất nhân văn và nhân đạo ,tư tưởng
XHCN và CSCN dần trở thành hệ thống tri thức của nhân loại bị áp bức, và
trải qua các trình độ phát triển từ thấp đến cao ,từ sơ khai ,không tưởng đến
hệ thống lý luận khoa học.


Những quan niệm của tư tưởng XHCN được coi là mhững lý luận tiến


bộ của quá trình nghiên cứu lịch sử tư tưởng thế giới. Những quan niệm này
mang đến cho phong trào đấu tranh mới :tự do,hạnh phúc, ấm no.

6


CHƯƠNG 2: NHỮNG TƯ TƯỞNG XHCN SƠ KHAI Ở HY LẠP VÀ
LA MÃ CỔ ĐẠI
1.Tư tưởng XHCN trong thời kì Hy Lạp cổ đại
1.1.Hoàn cảnh ra đời
Chế độ chiếm hữu nô lệ là nguồn gốc phát sinh những mầm mống tư
tưởng xã hội chủ nghĩa trong thời cổ đại:
-

Sự phát triển của công cụ sản xuất từ đồ đá mới chuyển sang buổi

đầu của thời đại kim khí là bước nhảy vọt mang tính cách mạng trong lực
lượng sản xuất , đồng thời cũng là nhân tố trực tiếp tạo cơ sở cho sự ra đời
,phát triển của một chế độ mới: chế độ chiếm hữu nô lệ và xuất hiên hai giai
cấp: chủ nô và nô lệ.
-

Chế độ chiếm hữu nô lệ xuất hiện sớm ở các nứơc Phương Đông ,sau

đó tiếp tục xuất hiện ở Phương Tây vào khoảng thiên niên kỉ hai trước
Công nguyên trên đảo Crét thuộc vùng biển Êgiê, và ở Mixen trên bán
đảo Hy Lạp. Ở đó:
+ Nô lệ là tài sản quan trọng của chủ nô.Nơi đây tập trung số lương nô lệ lớn.
+ Nô lệ trong các trang trại của chủ nô phải làm tất cả các công việc.
+ Chủ nô là thủ lĩnh quân sự, chứa đất ,thợ cả và thương nhân.

+ Nguồn cung cấp nô lệ: đó là các cuộc xâm lược bắt tù binh ,cướp biển, buôn
bán và những nông dân ,thợ thủ công bị phá sản ,song chủ yếu là các tù binh.
+ Nô lệ được coi là công cụ biết nói, “ nô lệ không có tính người và không
được có rên gọi”.Nô lệ bị trừng phạt bởi các hình thức man rợ như: chặt chân
tay, xẻo mũi…
- Hy lạp là quốc gia điển hình về chế độ chiếm hữu nô lệ.
Hy lạp cổ đại là một quốc gia có lãnh thổ tương đối rộng lớn ở khu vực
Địa Trung Hải, phạm vi đất đai bao gồm miền lục địa nằm ở phía nam bán
đảo Ban Căng, miền đất ven bờ Tiểu Á và nhiều hòn đảo trong biển Êgiê.
Miền lục địa (trong đó có khu vực Mixen và đảo Crét nằm ở phía nam vùng
7


biển Êgiê) là những địa danh có tầm quan trọng trong lịch sử của Hi Lạp cổ
đại. Đièu kiện tự nhiên của Hy Lạp không thuận lợi cho việc trồng trọt nhưng
lại có điều kiện để buôn bán và thủ công nghiệp phát triển. Cư dân Hy Lạp đã
tiếp thu được nhiều thành tựu về sản xuất ,văn hóa ,khoa học từ các vùng Tây
Á ,Ai Cập ảnh hưởng tới. Sức lao động sang tạo của dân cư Hy Lạp cổ đại kết
hiựp với việc học tập được những thành tựu về nhiều mặt của các nước
Phương Đông đã làm cho chế độ chiếm hữu nô lệ của Hy Lạp cổ đại tuy ra
đời muộn hơn một số nước khác ,song đã phát triển rất nhanh và mang nhiều
tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ trên thế giới
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Hy Lạp cổ đại là một nhà nước của chế
độ chiếm hữu nô lệ điển hình: Sự tồn tại của nhiều vết tích của nhiều laau đài
cổ ,sự xuất hiện chữ viết cho phép xác định rằng vào cuối thiên niên kỉ thứ ba
trước công nguyên , ít nhất là ở những vùng trung tâm của Hi Lạp , giai cấp
đã hình thành và nhiều nhà nước cũng đã ra đời. Phải đến giữa thiên niên kỉ
thứ hai trước công nguyên ,các quốc gia thuộc vùng Hy Lạp cổ mới thống
nhất được dưới môj chính quyền chuyên chế.Tuy nhiên các cuộc đấu tranh
vẫn diễn ra ác liệt giữa các vương quốc với nhau như cuộc chiến tranh Toroa.

Hình thái kinh tế xã hội của Hy Lạp thời kì này:về cơ bản vẫn là hình
thái kinh tế cộng đồng nguyên thủy.Tình hình kinh tế - xã hội thời kì này
được phản ánh trong hai tập sử thi nổi tiếng là Iliat và Ôđixê mà theo truyền
thuyết thì tác giả là Hôme. Vì thế , về sau từ thời kì thế kỉ 11 đến thế kỉ 9
trước công nguyên,người ta gọi thời kì này là thời kì Hôme. Trong thời kì
này, thương mại chưa phát triển nhưng tầng lớp nô lệ đã bắt đầu xuất hiện. Nô
lệ là nguồn tài sản quan trọng của chủ nô.Nô lệ tập trung chủ yếu và đông
đảo trong các trang trại và phải làm đủ thú việc như trồng trọt, chăn nuôi ,thủ
công,…. Hơn thế nô lệ còn bị hành xử hết sức dã man như cắt mũi ,xẻo
tai…..Tù binh là nguồn nô lệ chủ yếu.Nô lệ trở thành một món hang để mua
bán. Sự phát triển của các nghành kinh tế sản xuất hang hóa thu hút nhiều sức
lao động ,do đó nhiều nông dan ,thợ thủ công bị phá sản cũng trở thành nô lệ.
8


Nhà nước Xpáctơ được hình thành vào thế kỉ 8 trước công nguyên. Đây
là một kiểu nhà nước cộng hòa quý tộc điển hình của các thành bang trong
toàn bộ đất nước Hi Lạp. Toàn thể công dân Xpáctơ đều có quyền chiếm hữu
chung những nô lệ lao động của mình. Đây chính là cội nguồn cho sự phản
kháng chống đối của những người nô lệ bị áp bức. Nhà sử học cổ đại Plutác
đã viết: “Ở Xpáctơ người tự do được hưởng quyền tự do cao nhất ,còn nô lệ
đúng là nô lệ theo nghĩa đầy đủ của từ ấy”.
Đến thế kỉ thứ 5 và 4 trước công nguyên, xã hội Hi Lạp cổ đại đã đạt
được sự phát triển khá phồn thịnh về tất cả các mặt chính trị ,văn hóa, kinh
tế…..Xã hội lúc này càng có sự phân hóa sâu sắc ,giữa các giai cấp và các
tầng lớp người trong xã hội có sự phân biệt khắt khe , chủ yếu là các lợi ích
về kinh tế và địa vị xã hội.V.P.Vônghin đã mô tả sự khác biệt về đẳng cấp
trong xã hội ấy như sau: “Ở một cực là những người giàu ,quý tộc ,có nhiều
ruộng ,có thế lực ,có phạm vi ảnh hưởng lớn ,với những chư hầu phụ thuộc
vào họ. Ở cực khác là nhưng người làm thuê ,không có ruộng ,và cuối cùng là

những người nô lệ bị cưỡng bức lao động…Những người bị trị đôi khi tỏ rõ
sự bất bình ,song mặc dù có những lúc sự bất bình bùng lên ,những cái rất phổ
biến và có ý nghĩa lớn về mặt xã hội là quan niệm coi quý tộc là những người
bảo vệ và che chở tự nhiên cho quần chúng” (5,19)
Mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ và cuộc đấu tranh giữa
hai giai cấp ấy gắn liền voái cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân khác
chống các thế lực quý tộc bảo thủ là nguyên nhân chủ yếu làm cho các quốc
gia thành thị Hy Lạp đi đến suy vong và dẫn tới sự phát triển tiến bộ của Hy
lạp cổ đại. Chính Platông ,một đại biểu triết học duy tâm , đồng thời cũng là
một nhà tư tưởng đại diện cho giai cấp chủ nô quý tộc thống trị cũng phải
thừa nhận rằng : “Mỗi thành thị nhỏ bé đến đâu cũng đều chia làm hai khu
vực : khu vực của những người giàu và khu vực của ngững người nghèo .Và
chỗ nào có giàu và có nghèo thì chỗ ấy mãi mãi diễn ra cuộc đấu tranh tàn
khốc giữa hai phe đối địch”.(2,14).Những cuộc đấu tranh ấy là mảnh đất hiện
9


thực làm nảy sinh những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa hoặc cộng sản
chủ nghĩa ban đầu đơn sơ. Tuy còn rất thô loại hiếm trong một khối quặng.
.
1.2.Nội dung tư tưởng XHCN sơ khai ở Hi Lạp cổ đại.
Cuối thế kỉ 4 và đầu thế kỉ 3 trước công nguyên ,một phong trào đấu tranh
của nhân dân Hy Lạp tại vùng Spáctơ do một số đại biểu quý tộc đứng đầu là
Aghít lãnh đạo nhằm thực hiện nguyện vọng của đa số quần chúng lao động
bị áp bức , bóc lột muốn có ruộng đất và tài sản .Những người chiến thắng
chủ trương xóa nợ và chia lại ruộng đất cho những người có đặc quyền. Tuy
nhiên, do thế và lực quá non yếu không đủ sức để đè bẹp sự phản kháng của
bọn chủ nô đầu sỏ đặc quyền nên cuối cùng phong trào đã thất bại. Những
phong trào này chỉ là nhằm cứu vãn một chế độ cũ đang hấp hối ,do đó mang
tính chất “ thụt lùi” về phương diện lich sử, mặc dù hình thức được thực hiện

bằng những biện pháp bạo lực. Ngoài phong trào này, những phong trào khác
thời cổ đại Hy lạp đều có những nét chung của chủ nghĩa bình đẳng tương đối
và cục bộ chứ chưa có phong trào nào quan tâm thật sự đến số phận những
người nô lệ. Tóm lại tất cả các tầng lớp lao động ấy đều có xu hướng đi tới
chủ nghĩa bình đẳng chứ chưa phải là đi tới chủ nghĩa xã hội ,do đó họ thờ ơ
với số phận người nô lệ.
Các phong trào quần chúng chống lại những hậu quả tiêu cực của sự phát
triển công thương nghiệp vào các thế kỉ 5 và 3 trước công nguyên chưa trực
tiếp làm nảy sinh những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Nhưng ,những
mầm mống tư tưởng ấy lại xuất hiện trong văn hóa - triết học và các dự án
chính trị xã hội của những trí thức đại biểu cho tư tưởng của Hy Lạp cổ đại.
Nó chứa đựng nội dung phản kháng tiêu cực của tầng lớp bên dưới đối với
những tệ nạn xã hội đương thời. Đó là sự thể hiện quan niệm về một hạnh
phúc “ấu thơ” ,về một thời đại “ hoàng kim” thuộc buổi bình minh của xã hội
loaì người.

10


Vào thời kì này xuất hiện những truyện thần thoại mang những chủ đề xã
hội , đồng thời có màu sắc tôn giáo đa thần như: sự xuất hịên nhà thơ Hêxiôt một nhà thơ cổ Hy lạp đã để lại nhiều thần thoại mang tư tưởng phủ định hiện
tại ,mơ ước trở lại thời đại xa xưa tốt đẹp,bình đẳng ,không có bóc lột và sự
phân biệt giàu nghèo.Từ những truyện thần thoại về “ thời đại hoàng kim” đã
làm nảy sinh lý thuyết về trạng thái tự nhiên mà tiêu biểu là phái Kiních. Phá
này kịch liệt lên án luật lệ và trật tự xã hội đương thời ,lý tưởng hóa trạng
thái tự nhiên đầu tiên ,không có luật lệ xã hội phức tap, coi đó là phù hợp với
bản chất của tự nhiên và quyền tự nhiên của con người. Lý thuyết về trạng
thái tự nhiên dưới dạng thần thoại có ảnh hưởng đến cả Platôn – nhà triét học
duy tâm,khi ông quan niệm trạng thái nguyên thủy là trạng thái bình đẳng và
không cần có quyền lực. Đến Đikếac - một nhà triết học thuộc phái Tiêu

dao ,nhà sử học ,học trò của Arixtốt cũng cho rằng trạng thái nguyên thủy là
trạng thái hòa bình ,yên ổn ,trong đó con người sống bằng những sản phẩm do
tự nhiên đem lại .Có thể nói ,lý thuyết về trạng thái tự nhiên , đối lập với chế
độ chiếm hữu nô lệ , đã trở thành tư tưởng phổ biến trong giưới trí thức của xã
hội cổ Hy Lạp và là cơ sở triết học của phái khắc kỷ.
Lý thuyết về triết học tự nhiên cũng ảnh hưởng tới những nhà sử học
đương thời như: Hêrôđốt (khoảng 490- 425 trước công nguyên) cho rằng :
nếu “thời đại hoàng kim” là ở vào buổi bình minh của xã hội thì cần tìm hiểu
dấu vết của những cộng đồng người chưa thoát khỏi thời đại ấy ; hoặc nhà sử
học Êpho ( khoảng 405-330 trước công nguyên) đã lý tưởng hóa người
Xkiphơ với những đức tính như: không tham lam, không đấu tranh sinh tồn,
không có xu hướng giàu ,coi tất cả là tài sản chung ,kể cả vợ con.
Ngoài ra lý thuyết về trạng thái tự nhiên nguyên thủy con làm nền cho
những tiểu thuyết viễn tưởng thế kỉ 16 và 17 sau công nguyên. Các tiểu thuyết
hoàn toàn thoát khỏi sự rang buộc bởi hiện thực và đã mở rộng sự tưởng
tượng của mình trong khi hư cấu tác phẩm. Trong số đó phải kể đến cuốn tiểu
thuyết của Iambun (thế kỉ 2 trước công nguyên) mà nhà sử học Hy lạp Điôđo
11


( khoảng những năm 90-21 trước công nguyên) đã tỏ rõ sự gần gũi nhất với lý
luận về trạng thái nguyên thủy. Đây được coi là tiểu thuyết không tưởng đầu
tiên trong lịch sử các tư tưởng XHCN. Có thể nói lý thuyết về trạng thái tự
nhiên ,về đời sống cộng đồng nguyên thủy là một trong những mầm mống
đầu tiên của lịch sử các tư tưởng XHCN.
*Tư tưởng về xã hội bình đẳng trong hai tác phẩm “Nhà nước” và
“Luật lệ” của Platông.
Platông (427- 347 trước công nguyên) ,vốn là đại biểu duy tâm nổi tiếng
trong triết học Hy lạp cổ đại. Những tư tưởng của ông thường phản ánh
nguyện vọng và bảo vệ lợi ích của tầng lớp chủ nô quý tộc trong xã hội Hy

Lạp lúc bấy giờ. Tuy nhiên ,người ta cũng biết tới Platông như một tác giả
của nhiều tác phẩm có xu hướng đề cao chủ nghĩa nhân văn ,những tư tưởng
gần gũi cảu người nghèo ,trong đó phải kể đến hai tác phẩm “ Nhà nước” và “
Luật lệ” nổi tiếng của ông. Một trong những tư trưởng nổi bật của hai tác
phẩm này là phê phán sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội đương thời của
Platông. Với lập luận cho rằng ,sự giàu có đẻ ra tệ nạn ăn bám ,long ham
muốn vật chất quá đáng ,còn nghèo đói thường sinh ra tính thấp hèn.Chừng
nào xã hội còn có tính trạng người giàu người nghèo thì chừng đó xã hội còn
có sự mâu thuẫn ,là nguyên nhân dẫn đến các sự xung đột và đối kháng xã hội
. Do đó, “ cần đấu tranh chống lại sự giàu và cả sự nghèo nàn” . Tuy nhiên ,sự
phê phán của Platông không nhằm vào sự phê phán chế độ tư hữu nói chung
mà chỉ nhằm vào sự lạm dụng quyền tư hữu mà thôi.
Khi bàn về sự bình đẳng , ông cho rằng không có sự bình đẳng tuyệt đối
giữa người với người. Ông chủ trương điều tiết sự giàu và nghèo ,nhưng lại
kiên quyết chống lại những biện pháp cách mạng để thực hiện chủ trương ấy.
Theo nhận xét của V.P.Vônghin, Platông là kẻ thù của tư bản nhưng lại không
phủ nhận quyền tư hữu ,là kẻ thù của sự giàu có và sự nghèo nàn cực đoan
,nhưng lại cho rằng không nên có sự bình đẳng hoàn toàn ,là kẻ thù của chế
12


độ nhà giàu cai trị nhưng cũng chống lại chế độ dân chủ của “dân đen” cách
mạng không kém.
Lịch sử đã không thừa nhận Platông là một người có tư tưởng XHCN ,dù
theo nghĩa rộng của từ ấy. Tuy nhiên , nhiều nhà tư tưởng theo khuynh hướng
cộng sản sau này vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi một số quan niệm của
Platông, như: sự công kích của ông đối với sự giàu có một cách quá đáng ,tình
trạng phân hóa giàu nghèo ,sự bất công và sự đối kháng xã hội…...Nói như
V.P.Vônghin ,thì CNCS tiêu dung của những người được lựa chọn. “ Cả
Tômát Môrơ và T.Campanenla sau này đều biết ơn ông rất nhiều .Có lẽ

Tômát Môrơ và T.Campanenla cũng không nhận thấy điều này: Platông kêu
gọi đi đến cái hoàn toàn không phải như các ông kêu gọi. Những điều các ông
cần thì các ông đã lấy được ở Platông” [ 5,112]
2. Tư tưởng XHCN và CSCN sơ khai thời La Mã cổ đại.
2.1. Hoàn cảnh ra đời
La Mã cổ đại (Rôma) là một quốc gia nằm trên bán đảo Italia ,một bán
đảo lớn ,dài và hẹp như một chiếc ủng và có diện tích lớn gấp trăm lần Hy
Lạp, nằm chắn ngang biển Địa Trung Hải.Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, lại là
nơi hội tụ nhiều luồng văn minh Đông và Tây Địa Trung Hải….đã tạo điều
kiện cho việc thông thương buôn bán ,phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.
Vào cuối thế kỉ 4 và thế kỉ 3 trước công nguyên ,La Mã đã phát triển
thành một đế chế hung mạnh. Họ tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược đối
với các quốc gia láng giềng và mở rộng dần biên giới quốc gia ra toàn vùng
thuộc khu vực Địa Trung Hải rộng lớn, trở thành một trong những đế quốc
hung mạnh với các chế độ độc tài của Xilia ,của Xêda nổi tiếng trong lịch sử
các quốc gia phương Tây thời kì cổ đại. Trong thời kì đế chế La Mã ,chế độ
chiếm hữu nô lệ vẫn còn được duy trì ,thậm chí phát triển tới mức tàn bạo hơn.
Dưới ách áp bức, bóc lột của các đế chế La Mã ,nhân dân khắp nơi
đặc biệt là nô lệ và dân nghèo không ngừng nổi lên đấu tranh. Nổi tiếng nhất
13


trong các cuộc đấu tranh đó là cuộc khởi nghĩa của những người nô lệ do
người anh hung Xpáctaquýt lãnh đạo nổ ra vào khoảng những năm 200 trước
công nguyên. Tuy nhiên ,do sức mạnh chưa thể bị lật đổ của các triều đại
thuộc đế chế La Mã, nên hầu hết các cuộc đấu tranh đó đều thất bại. Cho nên
càng tới gần những năm đầu công nguyên ,hy vọng dung bạo lực để giành
quyền sống của quần chúng lao động nhày càng giảm sút. Vì thất vọng trong
cuộc đấu tranh trong đời sống hiện thực ,do bế tắc trước cuộc sống lao khổ
nên một bộ phận của quần chúng nhân dân đã tự tìm ra cho mình một lối thoát

khác. Lối thoát ấy như Ph. Ăngghen đã chỉ ra ,không phải ổư thế gian này mà
trong niềm tin có tính chất ảo tưởng nơi tôn giáo. điều đó cũng giải thích tại
sao những tư tưởng XHCN và CSCN chủ yếu xuất hiện trong thời kì này lại
gắn với lý luận của tôn giáo ,trong đó đặc biệt là lý luận của Cơ đốc giáo thời
sơ kì.
Vào thế kỉ 1 trước công nguyên đến thế kỉ 1 sau công nguyên ,từ sự
bất bình và chống đối những người giàu có bóc lột ,chống đối chính quyền
chủ nô áp bức và kẻ xâm lược chiếm đóng của nhân dân lao động ,dân tộc Do
Thái đã nảy sinh một cơ cấu xã hội mới: xã hội đựơc tổ chức theo mô hình
công xã. Công xã là một tập thể sống chung ,trong đó tài sản không của riêng
ai và thực hiện tiêu dung CSCN. Tuy nhiên ,cũng vào thời kì này, tại La Mã
cổ đại đã xuất hiện một tổ chức xã hội mới và những tư tưởng về một xã hội
cộng sản đã được phát triển thêm một nội dung mới, đó là tư tưởng về xã hội
cộng sản mang màu sắc của Cơ đốc giáo ( hay còn gọi là đạo Kitô hoặc Kitô
giáo).C.Mác đã viết : “ Kitô giáo là tôn giáo của những người nô lệ ,của
những người tự do ,của những người nghèo khổ và những dân tộc bị nô dịch
hay bị La Mã hóa”.
2.2. Những mầm mống tư tưởng XHCN của đạo Cơ đốc giáo.
Do vị trí của mình ,ngay từ rất sớm ,Palextin chẳng những là đầu mối
của các con đường giao thương mà còn là nơi tranh chấp giữa các chế độ quân
chủ hung mạnh láng giềng. Lúc bị vương quốc này lúc bị vương quốc khác
14


chi phối ,Palextin ngày càng bị tàn phá, của cải thiên nhiên bị thiêu phí trong
cuộc đấu tranh lien miên ấy. Những tầng lớp trên của xã hội ,những đại biểu
của đại địa chủ và thương gia đã bằng cách này hay cách khác để thích ứng
với mọi chính quyền mới, mọi hình thức quan hệ chính trị mới ,thiết lập
những mối lien hệ buôn bán mới, mà những kẻ đi chinh phục luôn tìm cách
quan tâm không kém người bị chinh phục.

Sau khi mất độc lập ,nhân dân Do Thái sống dưới ách đô hộ của
vương triều Babilon, sau đó cường quốc Maxeđoan và những đế chế kế thừa
nó ,cuối cùng là đế chế La Mã. Trong suốt thời kì ấy cho đến khi người Do
Thái khởi nghĩa chống La Mã , văn học Do Thái có nhiều bằng chứng về tâm
trạng chống người giàu có. Vào cuối thời kì ấy ,trái với những điều mà chúng
ta thẩy ở các bậc tiên tri ,sự phê phán sự giàu có ở đôi nơi bắt đầu gắn liền với
CNCS tiêu dung . Theo sự mô tả của nhà sử học Iôxíp Phơlavi và nhà triết
học I.Philông , thì CNCS tiêu dung lúc đầu là một trào lưu phổ biến trong các
tầng lớp cư dân Do Thái bên dưới vào khoảng thế kỉ 1 trước công nguyên và
thế kỉ 1 sau công nguyên. Đó là một phong trào của những người được gọi là
Êtxây. Philông đã nói về người Êtxây như sau: “Tất cả họ đều sống với nhau ,
được tổ chức thành tập đoàn ,thành hội và tất cả đều làm việc cho công xã.
Không ai trong bọn họ có tài sản rêng ,mà cũng như nô lệ ,ruộng đất cũng như
súc vật ,nói chung không có cái gì riêng trong số những cái mà sự giàu có
đem lại. Nhưng toàn bộ của cải đồng loạt góp chung lại để sử dụng chung.
Tiền mà họ thu đựoc bằng các công việc khác nhau thì họ nộp cho tù trưởng.
Tù trưởng nhận dung tiền ấy mua sắm mọi thứ cần thiết ,phát cho họ thức
ăn dồi dào và tất cả những cái cần thiết cho cuộc sống” [5,118]. Như vậy
trước khi có Cơ đốc giáo, ở Palextin đã có những tư tưởng hòa bình
,bình đẳng ,bác ái.
Về lịch sử ra đời của Cơ đốc giáo ,một truyền thuyết đã được Cơ đốc
giáo thừa nhận cho rằng, Giêduy Crít vốn là người Do Thái, xưng là chúa
Giêsu sinh ra ở gần Giêruxalem. Lúc đầu , ông theo đạo Do Thái. Sau này khi
15


chứng kiến sự thống khổ của nhân dân , ông tự xưng là vị “Chúa cứu thế”, là
con của Đức chúa trời mà nhân dân Do Thái đã mong chờ từ lâu. Ông tuyên
truyền “đạo đức của thượng đế” , “ tinh thần bác ái trong nhân loại”, “lòng tin
vào nước thiên đàng”…Tư tưởng của ông đã trở thành nguồn an ủi của số

đông nô lệ và quần chúng lao khổ trong thời kì đế quốc La Mã xâm lược và
được họ tin theo ngày càng đông. Vì vậy chính quyền đương thời đã liệt ông
vào phần tử tà đạo nguy hiểm., và kết tội ông tội tử hình. Ông bị đóng đinh
trên giá chữ thập vào năm 29 sau công nguyên tại pháp trường Giêruxalem.
Nhưng do khả năng đáp ứng những niềm hi vọng ,khát khao của các tầng lớp
quần chúng đang phải chịu quá nhiều đau khổ nên những tư tưởng của Giêsu
Crít vẫn trở thành một phong trào xã hội thu hút đông đảo nô lệ và nông dân
nghèo. Các môn đồ của ông đã ghi lại các sự tích về cuộc đời ông và chép lại
thành tập “ Kinh tân ước” được truyền bá rộng rãi trong và ngoài vùng
Palextin. Cơ đốc giáo ra đời từ đó và còn được gọi là Cơ đốc gíáo sơ kì.
Những mầm mống tư tưởng XHCN được phản ánh trong giáo lý của
đạo Cơ đốc chủ yếu tập trung thể hiện ở các cuốn “ Khải huyền thư”, “ Kinh
phúc âm”, “Sự nghiệp các thánh tong đồ”….trong bộ Thánh Kinh Tân ước –
sách Khải huyền là bản kinh đầu tiên , ra đời cùng với quá trình hình thành và
phát triển của Kitô giáo ở giai đoạn sơ kì, mầm mống tư tưởng XHCN được
phản ánh trong “ khải huyền thư”, đó là những lời nguyền của các thế lực xâm
lược đã thôn tính đát đai và biển quê hương xú sở của người Do thái cổ
(hêbrơ) thành nơi chất đầy tội ác cùng những lời cầu mong thế lực từng gây
nên tội ác sẽ bị trừng trị ,quần chúng bị đọa đày phải sống trong đau khổ và
tủi nhục sẽ được trả .lại sự công bằng. Họ sẽ được sống trong “ thế giới ngàn
năm của chúa” và ở trong đó “ dân chúng sẽ hung dũng tiến bước trong ánh
sang chói lòa của Thượng đế”.
Ước mơ được sống trong “ nước chúa ngàn năm “ mà ngày nay
trong quan niệm của Thiên chúa giáo là Thiên đường mặc dù chỉ là niềm kì
vọng. Tuy nhiên điều đó tự nó đã hàm chứa ý niệm về một xã hội bình đẳng
16


trong đó có cuộc sống hạnh phúc sẽ thuộc về quần chúng bị đọa đầy đau
khổ ,còn với đám người giàu có , đó là nơi : “ Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ

hơn những kẻ giàu có đi lên Thiên đàng”.
Tiếp theo sách “ Khải huyền” các sách “ Tin mừng” nói về cuộc đời
của Chúa Giêsu Crít ,còn Tông đồ công vụ chuyên phản ánh công lao sự
nghiệp của các môn đồ của chúa Giêsu trong việc tiếp tục thực hiện các mục
đích và sự nghiệp chúa chưa có điều kiện hoàn thành….Các tình tiết biểu hiện
mầm mống tư tưởng XHCN trong sách “ Tin mừng” là “ Chúa giáng thế lần
thứ hai” và “ Ngày phán xét cuối cùng”….Sau lần thứ nhất giáng thế ,Chúa
phải tiếp tục giáng thế lần hai tiến hành cứu chuộc con người ,bởi loài người
đã gây nên quá nhiều tội lỗi. Ý niệm về “ Chúa giáng thế lần thứ hai” là hình
ảnh chứa đựng tinh thần phê phán xã hội ,còn “ Ngày phán xét cuối cùng”
quan niệm Cơ đốc giáo , đó là ngày tận thế - trong ngày đó tất cả mọi người
thuộc về mọi thế hệ đã chết từ trong tro bụi đều được sống lại để nghe Chúa
phán xét lần cuối cùng về công lao và tội lỗi : “ Ngày phán xét cuối cùng” là ý
niệm phản ánh nhu cầu xã hội về sự công bằng.
Khác với các tình tiết “ Chúa giáng thế lần thứ hai” và “ Ngày phán
xét cuối cùng” ,tổ chức công xã CSCN tiêu dung trong sách “Sự nghiệp các
thánh Tông đồ” về thực chất đã không còn là ý niệm ,mà đó là những tổ chức
thực tiễn , đó là những công xã CSCN tiêu dung đã xuất hiện từ thế kỉ 1 trước
công nguyên trong phong trào đấu tranh của những người Êtxây, về sau cùng
sự phát triển của Cơ đốc giáo ,công xã càng có điều kiện để phát triển. Mỗi
công xã CSCN tiêu dung là một cộng đồng người cùng chung sống ,trong đó
tài sản không còn là của riêng của mỗi các nhân và thực tiến tiêu dung theo
lối CSCN. Sống chung trong công xã ,mọi người đều có điều kiện để đoàn kết
hợp tác và giúp đỡ nhau vượt qua những thử thách khó khăn. Tuy nhiên do
không có hoạt động sản xuất làm cơ sở nên công xã CSCN tiêu dung Cơ đốc
giáo ngay từ đầu đã tiềm ẩn những khả năng và xu hướng phát triển không
bền vững của chính nó.
17



Vào cuối thế kỉ 3 sang đầu thế kỉ 4 sau công nguyên ,nhiều đại biểu
trí thức La Mã xâm nhập vào Cơ đốc giáo đem theo những nguyên lý triết học
Hy Lạp và La Mã nhằm lý giải niềm tin tôn giáo dưới hình thức mới.Lần đầu
tiên ,người ta thấy trong nền văn học Cơ đốc giáo khuynh hướng thống nhất
giữa hai tư tưởng cổ đại và Cơ đốc giáo sơ kì ,trong đó có sự kết hợp giữa các
yếu tố tư tưởng CSCN cổ đại Hy Lạp – La Mã với những quan điểm của
CNCS tieu dung của ác công xã Cơ đốc giáo. Về thực chất , đó là khuynh
hướng thỏa hiệp trong đời sống Cơ đốc giáo ,làm cho những tư tưởng về thần
quyền trong Cơ đốc giáo dần dần hòa quyện với thế quyền La Mã và trở
thành công cụ thống trị về mặt tinh thần của giai cấp thống trị .Về cuôi thời
La Mã cổ đại ,giáo hội cơ đốc giáo dần dần bị phân hóa . Những thay đổi của
Cơ Đốc giáo từ thế kỉ 3 đã làm phai nhạt dần tính chất và vai trò của đạo là
một hình thức phản kháng của những người lao động nghèo khổ và bị bóc
lột ,những mầm mống tư tưởng XHCN vì lẽ đó cũng không còn điều kiện để
được kế thừa và tiếp tục phát triển….
3. Đặc điểm của những tư tưởng XHCN và CSCN sơ khai ở Hy Lạp –
La Mã cổ đại
Những mầm mống tư tưởng XHCN trong thời cổ đại cũng giống như
mọi hiện tượng khác của đời sống tự nhiên ,xã hội và quá trình nhận thức ;
mặc dù chỉ mới xuất hiện ở buổi đầu nhưng đó cũng là quá trình phát triển đi
dần từ thấp đến cao. Từ hình ảnh “ Thời đại hoàng kim” trong các truyện thần
thoại mang chủ đè xã hội , những mầm mống tư tưởng XHCN trong thời cổ
đại dần dần được biểu hiện dưói các hình thức những quan điểm triết học
,những tiểu thuyết có tính viến tưởng về lịch sử và cuối cùng được trực tiếp
thể hiện trong giáo lý của Cô đốc giáo giai đoạn sơ kì.
Do trình độ phát triển cảu các điều kiện kinh tế xã hội còn rất thấp
kém ,năng lực tư duy còn nhiều hạn chế ,tư tưởng XHCN chưa có điều kiện
phát trỉên thnhf một dòng tư tưởng riêng. Vì lẽ đó những mầm mống tư tưởng
18



XHCN được thể hiện còn mang tính chất mơ hồ ,tản mạn ,mộc mạc ngây thơ ;
quan điểm phát triển xã hội chưa có điều kiện nhìn về phía trước mà còn lùi
lại phía sau bằng thi vj hóa tất cả những gì coi là tốt đẹp đã diễn ra trong quá
khứ ( trong thời đại cộng đồng nguyên thủy ). Phần lớn các mầm mống tư
tưởng xã hội chủ nghĩa được thể hiện về cơ bản đều mang đậm dấu ấn của thế
giới quan tôn giáo.
Mặc dù chỉ mới ở bước đầu của quá trình phôi thai ,những mầm
mống tư tưởng XHCN trong thời cổ đại vẫn không thể mất đi vị trí vai trò là
những yếu tố mở đầu đặt cơ sở cho quá trình hình thành phát triển tiến dần
đến sự lien tục trở thành một dòng tư tưởng lớn trong tiến trình lịch sử nhân
loại : Tư tưởng xã hội chủ nghĩa và công sản chủ nghĩa.

19


CHƯƠNG 3: NHỨNG TƯ TƯỞNG XHCN SƠ KHAI Ở ẤN ĐỘ VÀ
TRUNG HOA CỔ ĐẠI.
1.

Tư tưởng XHCN sơ khai ở Ấn Độ thời cổ đại
1.1.Hoàn cảnh ra đời
Ngay từ khoảng thế kỉ 11 đến thế kỉ 8 trước công nguyên ,xã hội Ấn Độ đã

chuyển từ chế độ Cộng sản nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ. Giống
như các xã hội chiếm hữu nô lệ ở Phương Tây ,xã hội Ấn Độ trong thời đại
chiếm hữu nô lệ ,có sự phân chia thành giai cấp rất sâu sắc .Sự phân biệt đối
xử giữa các giai cấp ,tầng lớp trong xã hội được quy định bởi sự khác biệt về
địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp hết sức rõ nét. Vì vậy mâu thuẫn xã hội
thể hiện thông qua các đối kháng về lợi ích kinh tế , địa vị và quan hệ xã hội

rất rõ nét. Khác với các chế độ chiếm hữu nô lệ điển hinh ở Phương
Tây ,xã hội Ấn Độ lại có những đặc thù trong sự quan hệ giữa các giai
cấp ,trong vị thế xã hội của mỗi giai cấp và đẳng cấp. Điều đặc thù này
được thể hiện ở hai điểm:
-

Thứ nhất, do có tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú ,khí hậu

thời tiết khá thuận hòa ,nền kinh tế Ấn Độ tương đối ổn định ,phồn vinh , đời
sống ổn định .Kết cấu kinh tế của xã hội Ấn Độ cổ đại là sự xuất hiện sớm và
tồn tại kéo dài theo kiểu công xã nông thôn với chế độ sở hữu của chính
quyền nhà nước đối với ruộng đất .Trên nền tảng cơ sở kinh tế ấy ,các trường
phái triết học có điều kiện thịnh hành ,phát triển. Trong đó không thể không
bàn đến các tư tưởng về triết lý vũ trụ và nhân sinh,dẫn đến các tư tưởng XHCN
-

Thứ hai; trong xã hội Ân Độ cổ đại có sự phân chia các giai cấp ,

đẳng cấp rất đa dạng .Bên cạnh các giai cấp cơ bản là quý tộc và nô lệ, xã hội
Ấn Độ tồn tại các tầng lớp tăng lữ , bình dân tự do mà vị thế của họ đựoc tôn
trọng không ít vfa lưọi ích của họ được đảm bảo bởi chính quyền thống trị .Sự
đa dạng ấy trong kết cấu xã hội – giai cấp và tầng lớp đựoc sinh ra trên cơ sở
một kiểu chế độ kinh tế đặc thù được hình thành và phát triển với một điển
20


hình chế độ tập trung không thể không dẫn đến những đặc thù trong các tư
tưởng triết học ,chính trị và xã hội.
Những mầm mống tư tưởng XHCN của Ấn Độ cổ đại
tư tưởng xã hội chủ nghĩa Ấn Độ cổ đại ,cần chú ý tới hai nhân tố được

coi là có tác động trực tiếp đến sự hình thnàh và tồn tại các tư tưởng ấy.Trước
hết ,một chế độ tập trung quan lieu đến cao độ ,với các thứ bậc phức tạp
nhưng chặt chẽ lại được xây dựng trên nền tảng kinh tế đặc thù ,có sự phát
triển và ổn định được coi như sự chế định nghặt nghèo đối với sự ra đời các tư
tưởng có tính xã hôi, phản kháng ,chống lại những áp bức bất công xã hội .
Bên cạnh đó ,một hệ thống các quan niệm triết lý phù hợp và bảo vệ cho cái
tồn tại xã hội mà chúng tất yếu sinh ra ấy đã được hình thành ,phát triển từ rất
sớm trong các trường phái triết học cổ của đạo Balamôn cũng được coi là cái
nôi làm nảy sinh ,nuôi dưỡng các tư tưởng an phận ,cam chịu ,cản trở sự nảy
sinh ,khát vọng chống lại xã hội hiện tồn.
Trong bối cảnh ấy ,sự ra đời của các tư tưởng mang tính chất XHCN của
Ấn Độ cổ đại là muộn màng ,không thể không mang tính chất nửa vời .Nhưng
nó cũng không thể không ra đời ,không thể không phản ánh các khát vọng có
tính chất XHCN sơ khai. Bởi dù thế nào đi nữa ,xã hộ Ấn Độ cổ đại vẫn là
một chế độ áp bức ,bất công, bất bình đẳng. Các tư tưởng có tính chất mầm
mống xã hội chủ nghĩa Ấn Độ cổ đại ra đời ,tồn tại chủ yếu dưới sự ra đời của
các tôn giáo.
Trước hết phải kể đến các mầm mống tư tưởng về một chế độ xã hội bình
đẳng bác ái mang màu sắc tôn giáo trong các bài ca cầu đảo và trong các tư
tưởng của Vedant, một trường phái triết học tôn giáo của Ấn Độ cổ đại. Về
sau này các tư tưởng ấy được thể hiện rõ nét hơn trong triết lý Phật giáo. Nếu
như trong Veđant, tư tưởng này mới thể hiện thật không rõ rang và chủ yếu là
một là tư tưởng về một thế giới mà ở đó mọi người đều bình đẳng trước
Thương đế, thì trong triết lý của Phật giáo , đó là một tư tưởng về một xã hội
21


trên Niết bàn ,nơi mà con người sau khi chết được siêu thoát và nhập vào là
một cõi cực lạc ,là chốn bồng lai ,mọi người đều bình đẳng hạnh phúc. Dù là
sơ khai ,không thật rõ rang và mang nặng tính chất yếm thế ,song nếu ta chú

tâm đến sự ra đời các tư tưởng ấy trong hoàn cảnh một chế độ xã hôi Ấn Độ
cổ đại ,khi mà các tư tưởng triết học ,chính trị đang cố công luận chứng và
bảo vệ cho một chế độ xã hội tập trung ,thứ bậc ổn định đã ra đời ,thịnh hành
ổn định ở mức chắc chắn ,ta mới thấy hết tính chất giá trị nhân văn ,xã hội của
các tư tưởng ấy.
Cùng với tư tưởng về một chế độ xã hội bình đẳng ,bác ái, triết lý Phật
giáo Ân Độ cổ đại cũng đax ra một hệ thống các quan niệm về con đường ,vè
các chân lý để con người ta có thể giải thoát được cuộc sống khổ ải nơi trần
gian để có thể về với nơi Niết bàn cực lạc. Trên cơ sở các tư tưởng triết lý có
tính chất biện chứng sơ khai ,triết lý Phật giáo khuyên con người hãy làm điều
thiện ,chống lại cái các dù là cam chịu nhẫn nhục, bằng cách tu nhân tích đức.
Mọi thứ trên đời hay cuộc đời vốn là sự đau khổ ,mọi nỗi khổ đều có nguyên
do , đau khổ có thể được chấm dứt quên đi bằng tu luyện theo 8 con đường tu
luyện để chấm dứt đau khổ , để được lên Niết bàn.
Có thể tóm tắt các mầm mống tư tưởng có tính chất XHCN sơ khai của
Ấn Độ cổ đại được thể hiện tập trung ở mấy điểm:
-

Thứ nhất, có tồn tại một xã hội thế giới sau khi chết – cõi Niết bàn

,trong đó mọi người đều sống bình đẳng ,nhất mực thương yêu nhau . Để có
thể tới được xã hội ấy ,con người ta phải cam chịu ,tu luyện trong cuộc sống
trần ai. Đây là tư tưởng được kế thừa quan niệm bình đẳng trước Thượng đế
của Balamôn giáo.
-

Thứ hai, lên án sự áp bức bất công ,kêu gọi chống lại sự bất công ấy

bằng cách tu nhân tích đức ,cam chịu không dung vũ lực. Tu luyện ,cam chịu
là cách tốt nhất để giáo hóa con người , để con người có thể đến với Niết bàn.


22


-

Thứ ba, nguyên nhân ,nguồn gốc của cái xấu ,cái ác ,cảu áp bức bất

công là do long tham của con người ,chứ không phải do cơ sở kinh tế - xã hội
mà có.
2.

Mầm mống tư tưởng XHCN Trung Hoa cổ đại

2.1. Hoàn cảnh ra đời
So với xã hội Ấn Độ cổ đại, xã hội Trung Hoa cùng thời có những điểm
tương đồng ,nhưng cũng có những sự khác biệt sâu sắc trên các quan hệ cơ
bản của xã hội. Chính điều này đã ảnh hưởng đến và tác động làm nên sự
thống nhất và khác biệt ,sự phong phú và đa dạng trong tư tưởng triết học nói
chung ,tư tưởng chính trị - xã hội nói riêng của Phương Đông cổ đại , đã có
nhiều khảo cứu dưới góc độ triết học ,tư tưởng chính trị đối với Trung Hoa cổ
đại .Trong đó , ở Việt Nam phải kể đến công trình Lịch sử Triết học Phương
Đông của Nguyễn Đăng Thục ,Lịch sử Triết học của Nguyễn Hữu Vui và
nhóm tác giả ,Lịch sử tư tưởng chính trị của Dương Xuân Ngọc và đồng
nghiệp ở Học viện báo chí và tuyên truyền…. Những kết quả nghiên cứu của
các công trình đó có giá trị rất tốt khi biên soạn ,khảo cứu phương diện chính
trị - xã hội các tư tưởng Trung Hoa cổ đại.
Xã hội Trung Hoa cổ đại ,so với Ấn Độ cổ đại có điểm tương đồng đó
là ,trên nền tảng của của một nền kinh tế khá phát triển ,một cơ cấu xã hội –
giai cấp được định hình từ rất sớm ,vừa chặt chẽ vừa đa dạng ,nhiều tầng nấc

thứ bậc ,tập trung thống nhất mà không đơn điệu. Các quan hệ và thiết chế
chính trị - xã hội được hình thành và định hình nhất quán từ trên xuống dưới
,thể hiện mâu thuẫn cơ bản của xã hội giữa chủ nô và nô lệ, giữa các giai tầng
thượng lưu với quảng đại dân chúng thượng lưu. Thiết chế xã hội ấy của
Trung Hoa cổ tồn tại suốt khoảng 24 thế kỉ ( từ thế kỉ 21 TCN đến thế kỉ 3
SCN ). Bên cạnh đó ,sự khác biệt của xã hội Trung Hoa cổ đại ,về phương
diện chính trị - xã hội chính là các xung đột xã hội ở mức mạnh mẽ ,các cuộc
chiến trnh thường xuyên giữa các triều đại ,các thế lực thống trị xã hội kéo dài
23


với 3 thời kì phát triển mà các nhà sử học gọi là các thời đại của của 3 vương
triều : Hạ ,Thương và Chu .Thống nhất và phân li ,hòa hảo và chiến tranh, ổn
định và khủng hoảng…những cơn song chính trị ấy kéo dài hơn 2400 năm để
rồi tiến đến sự ra đời của một Trung Hoa thống nhất ,trở thành quốc gia
phong kiến tập quyền rộng lớn với triều đại Tần Thủy Hoàng. Tất cả những
điều đó đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng nói chung của đất
nước Trung Hoa ,trong đó có các tư tưởng Triết học xã hội ,tư tưởng chính trị
và tư tưởng XHCN. Trong số trào lưu tư tưởng và các nhà tư tưởng tiêu biểu
của Trung Hoa cổ đại ,những người đặt nền móng cho sự phát triển ,ra đời các
tư tưởng triết học ,chính trị - xã hội ,phải kể đến Phái Đạo Gia với Lão Tử
( 580 – 500 TCN ), phái Nho gia với Khổng Tủ ( 551 – 478 TCN ) , Mạnh Tử
( 327 – 389 TCN ) và Tuân Tử ( 315 – 230 TCN); phái Mặc gia với Mặc Tử
(478 – 392 TCN ), phái Pháp gia với Quản Trọng ( cuối thế kỉ 6, TCN) ,Thận
Đáo (370 – 290 TCN )…..Như thế đủ thấy được sự phát triển rực rỡ của tư
tưởng Trung Hoa cổ đại.
Các phương diện sử học ,triết học, chính trị ,xã hội….của tư tưởng
Trung Hoa cổ đại đã được các nhà nghiên cứu hết sức chú trọng nghiên cứu
và đạt được nhiều thành quả .Riêng phương diện xã hội – chính trị ,phương
diện xã hội chủ nghĩa của các tư tưởng ấy ,công việc nghiên cứu còn dường

như mới là bắt đầu ,dù cũng là có khônh ít kết quả đáng khích lệ.
2.2. Mầm mống tư tưởng XHCN Trung Hoa cổ đại.
2.2.1.Mầm mống tư tưởng XHCN của Đạo Gia.
Đạo gia do Lão Tử ( khoảng cuối thế kỉ 5 - đầu thế kỉ 4 trước công
nguyên) sang lập nên. Theo Lão Tử ,trong số 4 phương pháp cai trị xã
hội ,cai trị với chủ trương vô vi là thuận đạo lý hơn cả. Đó là cách cai trị hợp
với lẽ tự nhiên ,không bị chi phối bởi ý muốn tình cảm hay trí tuệ con người.
Cai trị dân bằng đạo vô vi là không gây phiền hà cho dân ,là không dung
chiến tranh vũ lực ,hơn thế ,là không được bóc lột dân chúng .Vì như Lão Tử
24


quan niệm , đạo tự nhiên ,vô vi là chỗ thừa ắt sẽ bù chỗ thiếu ,mà bóc lột thì
lấy chỗ thiếu bù chỗ thừa. Dù còn là quan niệm rất sơ khai nhưng ở Lão Tử ta
thấy, đã thể hiện tư tưởng về một chế độ xã hội không bóc lột.
Với Lão Tử và phái đạo gia ,các tư tưởng có tính chất mầm mống xã hội
chủ nghĩa còn rất mờ nhạt ,chủ yếu được thể hiện thong qua các lời bàn cảu
Lão Tử về phép trị nước và ứng sử sao cho thuận lẽ tự nhiên,vô vi. Các tư
tưởng ấy cũng đã phản ánh một phần tâm trạng phản kháng lại những bất
công của xã hội đương thưòi, phản kháng lại sự hà hiếp dân chúng, cho đó là
trái với đạo tự nhiên.
2.2.2. Mầm mống tư tưởng XHCN của Nho Gia
Khổng Tử ( 551 – 479) trước công nguyên, là người sang lập ra Nho Gia.
Về sau này có thêm Mạnh Tử (372 – 289) trước công nguyên ,cũng là đại
diện điển hình của Nho Gia. Trong nhiều công trình nghiên cứu hiện nay, khi
bàn đến Nho gia nói chung và Khổng Tử nói riêng ,rất dễ nhận thấy ,các
nghiên cứu rất chú trọng đến các phạm trù triết học – chính trị cơ bản có tính
rường cột của Nho gia. Trong đó ,chúng ta được biết các quan niệm thường
hay bàn về xã hội tôn ti ,trật tự ,thứ bậc nghiêm ngặt của Nho gíáo. Tuy nhiên
chúng ta vẫn có thể nhận thấy ở Khổng Tử ,những quan niệm mong muốn con

người đựơc sống trong một xã hội mà trong đó ,quan hệ dân chúng là “ lão giả
an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi,” (Công dã tràng, Luận ngữ) xã hội
mà trong đó , “người già được yên ổn ,bạn bè tin cậy nhau , con trẻ biết ơn”.
Với Mạnh Tử ,xã hội mà ông đề cập còn phải là một xã hội đạo đức , “người
già có lụa mặc, có thịt ăn, dân không đói ,không rét”. Hơn thế ,Mạnh Tử còn
cho rằng, một xã hội ổn định phát triển còn cần có quan hệ bang giao giữa các
nước dù là nước lớn hay nhỏ, đó là hợp với mệnh trời.
Tóm lại, trong hệ thống các quan niệm triết hoc – xã hội của trường phái
triết học Nho gia mà người kgởi xướng là Khổng Tử ,chúng ta đã bắt đầu
nhận thấy một số quan niệm phản ánh ước mơ, khát vọng, ý thức của nhân
25


×