Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
1.Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội
tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn
của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, in trong tập thơ Đầu súng trăng treo.
Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả, vào sinh ra tử có nhau của các
anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp.
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, trên con
đường chiến lược Trường Sơn, bài thơ nằm trong chùm thơ được giải Nhất của cuộc thi thơ báo
Văn nghệ tổ chức và được đưa vào tập thơ Vầng trăng – Quầng lửa của tác giả.
Chủ đề: Bài thơ ca ngợi những chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời đánh Mĩ dũng cảm ngoan cường, lạc
quan yêu đời trong mưa bom bão đạn, quyết chiến đấu hi sinh vì một lí tưởng cao cả là giải phóng
miền Nam thống nhất Tổ quốc.
3.Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được nhà thơ Huy Cận sáng tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế
dài ngày tại vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi này hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và
dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài
thơ được in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958)
Chủ đề:Bài thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong một đêm trăng trên Hạ Long, qua đó ca
ngợi biển quê hương giàu đẹp, người dân chài làm chủ cuộc đời, hăng say lao động, xây dựng cuộc
sống mới ấm no hạnh phúc.
4. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước
ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và
Lưu Quang Vũ.
Chủ đề: Qua hình ảnh Bếp lửa – ngọn lửa , tác giả thể hiện lòng thương nhớ, kính yêu và biết ơn bà
của đứa cháu đi xa, đồng thời nói lên tình yêu thiết tha đối với gia đình, quê hương, đất nước.
5.Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sang tác năm
1971, khi đang công tác tại chiến khu miền tây Thừa Thiên.
Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tấm lòng đôn hậu, dạt dào tình thương con của bà mẹ Tà ôi ; tình thương
con gắn liền với tình yêu nước, yêu bộ đội Cụ Hồ, yêu bà con làng bản quê hương.
6.Bài thơ Ánh trăng được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, khi ông đang là đại diện thường trú của
Báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên của tác giả.
Chủ đề:Bài thơ ca ngợi vầng trăng tri kỉ của tuổi thơ, của người lính một thời trận mạc, đồng thời gợi
nhắc mọi người biết sống ân nghĩa thủy chung, giữ tròn đạo lí tốt đẹp.
7.Truyện ngắn Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và
đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc.
Chủ đề: Truyện nói về tình yêu Làng của ông Hai Thu khi phải xa làng đi tản cư, qua đó ca ngợi tình
yêu quê hương đất nước và nhiệt tình tham gia kháng chiến chống Pháp của người nông dân Việt
Nam.
8.Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long sáng tác trong chuyến công tác tại Lào
Cai giữa mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện được in trong tập Giữa trong xanh (năm 1972)
Chủ đề: Thông qua cuộc gặp gỡ giữa bốn nhân vật, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe với anh
thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn giữa núi rừng Lào Cai, tác
giả ca ngợi những con người lao động bình thường âm thầm lặng lẽ cống hiến công sức của mình
cho công cuộc xây dựng XHCN và thống nhất đất nước.
9.Truyện ngắn Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở
chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên của tác giả.
Chủ đề: Truyện kể về tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu, qua đó tác giả ca ngợi tình
cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le thời chiến tranh, đồng thời ca ngợi
truyền thống cách mạng yêu nước của người nông dân Nam Bộ.
Tác giả tác phẩm.
1)Nguyễn Dữ -- có sách phiên âm là Nguyễn Tự (Cha rõ năm sinh năm mất) ngời huyện Trờng Tân, nay là
huyện Thanh Miên tỉnh Hải Dơng.Ông la học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Kiêm . Ông sống ở
thế kỷ XVI , là thời kỳ nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng , các tập đoàn nhà Lê ,Mạc,Trịnh tranh giành quyền
bính,gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.Ông học rộng tài cao ,nhng chỉ có làm quan 1 năm ri xin về nhà
nuôi dỡng mẹ già va viết sách ,sống ẩn dật nh nhiều tri thức đơng thời khác.
2)Phạm Đình Hổ (1768-1839) Tên chữ là Tùng Niên,hoặc Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi la Chiêu
Hổ, ngời làng Đan Loan, huyện Đờng An tỉnh Hải Dơng nay l xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tinh Hải
Dơng. Ông sống vào thời buổi đất nớc loạn lạc nên mốn ẩn c. Điến thời MInh Mạng nhà Nguyễn, vua Vời
ông ra làm quan.Ông đã máy lần từ chức, ri lại bị triệu ra. Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình biên soạn,
khảo cứu có giá trị thuộc đủ các linh vực: Văn học, triết hoc, lịch sử, Địa lýTất cả đều bàng chữ Hán
3)Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) Tục gọi là ồ Chiểu,sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới,tỉnh Gia Định(nay
thuộc thành phố HCM) quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền tỉnh TT Huế. Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi
(1843), 6 năm sau (1849), ông bị mù 2 mắt. không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học va bốc thuốc
chữa bệnh cho dân. Khi thực dân Pháp xâm lợc Nam Kỳ, Nguyễn Đình Chiểu tích cực tham gia phong trào
kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh giặc và sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần
chiến đấu của nhân dân. Lúc cả Nam Kỳ đã rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri(Bên Tre) , nêu cao tinh
thần bất khuất trớc kẻ thù, giữ trọn lòng trung thành với tổ quốc, với nhân dân cho đên lúc mất
4)Chính Hữu (1926-2007) tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 1946,ông gia
nhập trung đoàn thủ đô và hoạt đông trong quân đội suốt 2 cuộc kháng chiến trống Phap và chống Mỹ.
Chính Hữu làm thơ từ 1947 và hầu nh chỉ viết về lính và chiến tranh. Tập thơ ầu súng trăng treo (1966) là
tác phẩm chính của ông. Thơ ông không nhiều nhng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và
hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Nm 2000,Chính Hữu đợc nhà nớc tặng giải thởng HCM về văn học nghệ thuật.
5)Phạm Tiến Duật (1941-2007) Quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiện trờng đại học s
phạm HN, 1964 Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đờng Trờng Sơn và trở thành một
trong những gơng măt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời trống Mỹ cú nớc. Thơ Phạm Tiên Duật tập
trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến trống Mỹ qua các hình tợng ngời lính và cô thanh
niên xung phong trên tuyến đờng Trờng Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh
nghịch mà sâu sắc.
6)Huy Cận(1919-2005) Tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Vụ Quang, trớc đây thuộc
huyên Hơng Sơn, sau la Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới với tập thơ
Lửa thiêng (1940). Ông tham gia cách mạng từ trớc năm 1945 và sau cách mạng tháng 8 từng giữ nhiều
trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời la 1 trong những nhà thơ tiêu biểu của lền thơ hiện đại
VN. Huy Cận đã đợc nhà nớc trao tặng giải thởng HCM về văn học nghệ thuật (1996).
7)Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay
thuộc HN).Bằng Việt làm thơ từ những năm 60 va thuộc thế hệ các nhà thơ trởng thành trong thời kỳ kháng
chiến trống Mỹ. Hiện nay ông là chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật HN.
8)Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 quê ở làng Quản Xá nay thuộc phờng
Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. năm 1966 Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng thông tin , tham
chiến đấu ở nhiều chiến trờng. Sau 1975 ông chuyển về làm báo văn ngh giải phóng. từ năm 1977 Nguyễn
Duy đại diện thờng trú báo Văn nghệ tại thành phố HCM
9)Kim Lân(1920-2007), Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn tỉnh
Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết chuyện ngắn và đã có sáng tác ăng báo từ tr-
ớc Cánh mạng tháng 8 năm 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông
thôn, Kim Lân hầu nh chỉ viết về làng quê và cảnh ngộ của ngời nông dân. Năm
2001, ông đợc nhà nớc trao tặng Giải thởng Nhà nớc về văn học nghệ thuật.
10)Nguyễn Thành Long(1925-1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kháng
chiến trống Pháp. ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và ký.Truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa là kết quả của
chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970. Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972.
11)Nguyễn Quang Sáng sing năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến trống
Pháp, ông tham gia vào bộ đội, hoạt động tại chiến trờng Nam Bộ.Từ sau năm 1951, tập kết ra Bắc ,Nguyễn
Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục
sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều có nhiều thể loại : Truyện ngắn, tiểu thuyết,
kịch bản phim và hầu nh chỉ viết về cuộc sống con ngời Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến cũng nh sau hoà
bình. năm 2000, ông đợc nhà nớc trao tặng Giải thởng HCM về văn học và nghệ thuật.