Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Bài tập lớn môn luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.53 KB, 33 trang )

Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

MỤC LỤC
STT

Nội Dung
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Số
Trang
1
3
4

KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BIỂN

1.1
1.1.1
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.3.1
1.3.2


1.3.3
1.4
Chương 2

Tranh chấp hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực vận tải biển
Khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Các loại vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Tranh chấp hợp đồng
Khái niệm
Đặc trưng của tranh chấp hợp đồng
Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Phương thức thời hạn hòa giải
Phương thức giải quyết bởi trọng tài
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng
tư pháp
Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN BỊ VI PHẠM

4
4
4
7
7
7
7
8
8
9
11

14
16

VÀ TRANH CHẤP NĂM 2014

2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
Chương 3

Thống kê số lượng các hợp đồng tranh chấp năm 2014 tại Việt
Nam
Một số tranh chấp thường gặp trong quá trình thực hiện hợp đồng
tàu chuyến
Tranh chấp về chủ thể của hợp đồng
Tranh chấp về tàu chuyên chở
Tranh chấp về cảng, cầu cảng
Tranh chấp về hàng hóa chuyên chở
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ

16
17
17
18
20
21
24


HỢP ĐỒNG VẬN TẢI BIỂN VÀ KẾT LUẬN BẢN THÂN

3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.3

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng kinh tế
Đặc biệt lưu ý đến điều khoản về việc giải quyết tranh chấp
Cố gắng giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng trực
tiếp
Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp của tòa án kinh tế

HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

24
24
24
25
1


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

3.2
3.2.1

Ý kiến cá nhân

Khuyến nghị
Kết luận
Tài liệu tham khảo

HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

27
28
31
33

2


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường, mỗi doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập, có quyền tự
chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
của mình.
Với tư cách là một đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập, doanh nghiệp, dù có
muốn hay không, đều phải thiết lập quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác.
Quan hệ đó dựa trên cơ sở sự thoả thuận giữa các bên mà hình thức pháp lý của
chúng là hợp đồng.
Hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh nhằm phục vụ cho
hoạt động kinh doanh được gọi là hợp đồng kinh tế.
Hợp đồng vận tải biển là một loại hợp đồng kinh tế quan trọng, nó là công
cụ pháp lý của nhà nước để xây dựng và phát triển thương mại quốc tế, đồng
thời xác lập và gắn chặt mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Trong xu thế ngày nay, mọi sự vật luôn
biến đổi, vì vậy trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế trở nên đa dạng
và phức tạp. Mục đích của các bên tham gia quan hệ kinh tế là nhằm đạt được
lợi nhuận cho mình, mục tiêu lợi nhuận đã trở thành động lực của các bên.
Trong điều kiện như vậy, tranh chấp kinh tế nói chung và trong lĩnh vực vận tải
biển nói riêng là không thể tránh khỏi. Chính vì để hiểu thêm về vấn đề này, em
đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh
tế năm 2014 của Công ty Cổ phần vận tải biển quốc tế Bình Minh” cho bài tiểu
luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Hùng đã tận tình chỉ dẫn để
em có thể hoàn thành bài tiểu luận.
Vì thời gian có hạn và kiến thức chưa được nhiều nên bài làm của em còn
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, ý kiến phê bình của TS.
Nguyễn Hữu Hùng để em rút kinh nghiệm.

HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

3


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BIỂN
1.1. Tranh chấp hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực vận tải biển
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 70 thì “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người
thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người
thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng

đến cảng trả hàng”. Như vậy, theo quy định của Bộ luật thì có thể hiểu hợp đồng
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là văn bản cam kết giữa người vận
chuyển và người thuê vận chuyển. Người vận chuyển cam kết sẽ vận chuyển
hàng hóa từ cảng này đến cảng khác theo yêu cầu của người thuê, còn người
thuê vận chuyển cam kết sẽ thanh toán cước phí.
Hàng hóa vận chuyển theo quy định của Bộ luật bao gồm tất cả các loại
hàng hóa, kể cả súc vật sống hay vỏ container hoặc các dụng cụ vận tải khác
được sử dụng khi vận chuyển hàng mà không do người vận chuyển cung cấp.
Hàng hóa được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển bằng đường biển được
quy định trong luật đa dạng và phong phú nhưng lại rất cụ thể.
1.1.2. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Theo quy định tại Điều 71, Bộ luật HHVN 2005, hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển được chia thành 2 loại:
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển:
Đây là loại hợp đồng theo quy định của luật được giao kết với điều kiện
người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc
một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, trọng lượng, kích
thước của hàng hóa để vận chuyển. Hình thức giao kết đối với loại hợp đồng này
là do các bên thỏa thuận.
Thực tế, đối với hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển thường
được áp dụng khi vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ. Vận chuyển hàng hóa
bằng tàu chợ người ta không giao kết hợp đồng. Khi có nhu cầu gửi hàng bằng
tàu chợ, người có nhu cầu chỉ cần gửi giấy lưu cước tàu chợ (liner booking note)
tới hãng tàu để đặt chỗ cho hàng hóa cần vận chuyển. Căn cứ vào kết quả lưu
cước và lịch tàu, chủ hàng vận chuyển hàng hóa ra cảng và giao cho người vận
chuyển. Người vận chuyển nhận hàng và phát hành vận đơn theo yêu cầu của
người gửi hàng. Khi vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) được phát hành
thì coi như hợp đồng vận chuyển hàng hóa đã được ký kết. Vận chụyển hàng
hóa bằng tàu chợ thường người ta không giao kết hợp đồng vận chuyển mà chỉ
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA


4


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

dùng chứng từ vận đơn đường biển làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
Vận đơn đường biển do người vận chuyển phát hành khi nhận hàng để chở. Nội
dung của vận đơn đường biển được người vận chuyển quy định và in sẵn. Vì vậy
khi vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ, người thuê vận chuyển mặc nhiên phải
chấp nhận tất cả những điều kiện vận chuyển đã được in sẵn trên tờ vận đơn và
không được phép sửa đổi, bổ sung bất cứ điều gì. Toàn bộ nội dung của vận đơn
đường biển sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết tất cả những tranh chấp phát sinh
sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn. Chính từ đặc điểm này
của vận đơn nên đến nay, hầu hết luật pháp các nước đều thừa nhận vận đơn
đường biển khi được phát hành thì có chức năng là bằng chứng của hợp đồng
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết. Vận đơn đường biển là
chứng từ được dùng phổ biển trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, vì
vậy Bộ luật HHVN 2005 quy định rất cụ thể về khái niệm vận đơn, chức năng,
các dạng ký phát vận đơn, nội dung của vận đơn, cách chuyển nhượng vận
đơn… Ngoài ra, trong Bộ luật HHVN 2005 còn quy định rõ thời hạn trách
nhiệm, cơ sở trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển theo
vận đơn đường biển cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của những người có liên
quan đến vận đơn đường biển như người gửi hàng, người nhận hàng. Vì là
chứng từ được dùng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cho
nên trong hàng hải quốc tế cũng có những nguồn luật dành riêng để điều chỉnh
hoạt động vận chuyển hàng hóa theo vận đơn đường biển như Công ước
Brussels 1924 hay Công ước Hamburg 1978.
Tóm lại, hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển quy định trong Bộ
luật HHVN 2005, thực tế thường được áp dụng khi vận chuyển hàng hóa bằng

tàu chợ. Chứng từ vận chuyển được sử dụng trong vận chuyển chủ yếu là vận
đơn đường biển. Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật HHVN 2005, “Người giao
hàng có thể thỏa thuận với người vận chuyển việc thay vận đơn bằng giấy gửi
hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác và thỏa thuận về nội dung, giá
trị của các chứng từ này theo tập quán hàng hải quốc tế” (Điều 90)
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến
“Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê
vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo
chuyến” (Khoản 2, Điều 71, Bộ luật HHVN 2005).
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến được quy
định trong Bộ luật HHVN 2005, thực tế thường gọi là “hợp đồng thuê tàu
chuyến”. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến theo quy định của Bộ luật HHVN
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

5


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

2005 là phải được giao kết bằng văn bản. Hiểu một cách khái quát nhất, hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến là một văn bản trong
đó người vận chuyển cam kết sẽ vận chuyển hàng hóa từ cảng này đến cảng
khác theo yêu cầu của người thuê vận chuyển, còn người thuê vận chuyển cam
kết sẽ thanh toán cước phí và các chi phí có liên quan. Vì vậy, trong hợp đồng
vận chuyển, người ta quy định rất rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên thể
hiện bằng những điều khoản của hợp đồng do hai bên thương lượng, thỏa thuận
ký kết. Khi hợp đồng đã được giao kết thì các bên phải có trách nhiệm và nghĩa
vụ thực hiện đúng những điều khoản đã được quy định trong hợp đồng. Trong
quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên nào thực hiện không đúng hoặc sai so với

quy định của hợp đồng phương hại tới quyền lợi của bên kia thì phải có nghĩa vụ
bồi thường.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến là loại hợp
đồng khá phức tạp và liên quan tới nhiều vấn đề khi tổ chức vận chuyển. Vì vậy,
khi có nhu cầu giao kết hợp đồng vận chuyển, người vận chuyển và người thuê
vận chuyển thường dùng mẫu hợp đồng vận chuyển để đàm phán, ký kết. Trên
thị trường hàng hải hiện nay, các mẫu hợp đồng vận chuyển do các tổ chức hàng
hải quốc tế, các quốc gia… phát hành khá nhiều và rất đa dạng, song có thể phân
thành hai loại mẫu hợp đồng: Mẫu hợp đồng có tính tổng hợp và mẫu hợp đồng
có tính chuyên dùng. Mẫu hợp đồng tổng hợp dùng trong thuê tàu chuyến để
chở hàng bách hóa; còn mẫu hợp đồng chuyên dùng được dùng trong thuê tàu
chuyến để vận chuyển một mặt hàng riêng biệt nào đó. Sử dụng mẫu hợp đồng
vận chuyển mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người vận chuyển và người thuê
vận chuyển: tiết kiệm thời gian, chi phí và đặc biệt là có cơ sở cụ thể để thương
lượng, đàm phán. Song cũng cần lưu ý là sử dụng mẫu hợp đồng vận chuyển để
đàm phán, ký kết hợp đồng không phải là quy phạm bắt buộc mà hoàn toàn là
quy phạm tùy ý. Tính tuỳ ý của việc sử dụng mẫu hợp đồng vận chuyển thể hiện
như sử dụng loại mẫu hợp đồng nào? Để nội dung nào? Bỏ nội dung nào? Thêm
vào nội dung nào trong mẫu hợp đồng được sử dụng? hoàn toàn tùy thuộc vào
sự nhất trí của người vận chuyển và người thuê vận chuyển khi đàm phán ký kết
hợp đồng. Vì hợp đồng vận chuyển là văn bản cam kết giữa người vận chuyển
và người thuê vận chuyển, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên được quy định
rất cụ thể trong hợp đồng thể hiện bằng những điều khoản của hợp đồng, vì vậy
hợp đồng vận chuyển khi đã được giao kết có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh
mối quan hệ giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển.
Trong Chương V, Bộ luật HHVN 2005, hợp đồng vận chuyển theo chuyến
được quy định ở mục 3 (từ Điều 98 đến Điều 118) với rất nhiều nội dung liên
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

6



Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

quan tới trách nhiệm, nghĩa vụ của người vận chuyển và người thuê vận chuyển
trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Cùng với việc quy định trách nhiệm và
nghĩa vụ của các bên liên quan tới hợp đồng vận chuyển theo chuyến, Bộ luật
HHVN 2005 còn quy định quyền chấm dứt hợp đồng vận chuyển của người vận
chuyển và người thuê vận chuyển; chấm dứt hợp đồng không phải bồi thường
hay hợp đồng đương nhiên chấm dứt… Ngoài ra, Bộ luật còn nêu rõ mặc dù vận
chuyển hàng hóa theo chuyến đã có hợp đồng được giao kết, song khi nhận hàng
để chở, người vận chuyển vẫn phải phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
Trường hợp người giữ vận đơn không phải là người thuê vận chuyển thì các
quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển và người giữ vận đơn sẽ được điều
chỉnh bằng các điều khoản của vận đơn.
1.2. Tranh chấp Hợp đồng.
1.2.1. Khái niệm.
 Là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ Hợp
đồng liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ
theo Hợp đồng.
 Tranh chấp Hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các bên về việc
đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi
phạm đó (trong khi vi phạm Hợp đồng là hành vi đơn phương của một bên đã xử
sự trái với cam kết trong Hợp đồng).
1.2.2. Đặc trưng của tranh chấp Hợp đồng.
 Phát sinh trực tiếp từ quan hệ Hợp đồng, nên luôn luôn thuộc quyền tự
định đoạt của các bên tranh chấp (tức các bên trong Hợp đồng).
 Mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền lợi ích các bên
trong tranh chấp.
 Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng là bình đẳng, thỏa

thuận.
1.2.3. Giải quyết tranh chấp Hợp đồng.
 Tranh chấp Hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một
phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục
được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các
vi phạm Hợp đồng.
 Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải đảm bảo nhanh
chóng, chính xác, đúng pháp luật.

HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

7


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

 Quyết định giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải có tính khả thi
cao, thi hành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền
tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.
 Tranh chấp Hợp đồng có thể được giải quyết bằng các phương thức
khác nhau: hòa giải, trọng tài hay Tòa án.
 Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phương thức giải quyết tranh
chấp Hợp đồng phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp.
 Các yếu tố tác động chi phối việc các bên chọn lựa phương thức giải
quyết các tranh chấp Hợp đồng :
+ Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên.
+ Mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung và tính chất của
tranh chấp Hợp đồng với cả thiện chí của các bên.
+ Thái độ hay qui định của nhà nước đối với quyền chọn lựa phương thức

giải quyết của các bên
1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng.
1.3.1. Phương thức thương lượng, hòa giải.
 Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong
lịch sử xã hội loài người trên nhiều lãnh vực, chứ không riêng đặc trưng gì với
tranh chấp Hợp đồng.
 Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến
thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện
phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
 Ở VN, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải
tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng,
hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án,
các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở VN, bình quân mỗi năm, số
lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến
trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết.
* Các ưu điểm của giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế trong thực tế
bằng phương thức hòa giải.
- Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn
kém.
- Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây
ra tình trạng đối đầu giữa các bên, vì vậy duy trì được quan hệ hợp tác vẫn có
giữa các bên.
- Các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng từ và sử dụng
chứng từ đó giữ được các bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên.
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

8


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế


- Hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện có điều kiện của các bên, nên khi đạt
được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện.
* Những mặt hạn chế của phương thức hòa giải trong tranh chấp Hợp
đồng.
- Nếu hoà giải bất thành, thì lợi thế về chi phí thấp trở thành gánh nặng bổ
sung cho các bên tranh chấp.
- Người thiếu thiện chí sẽ lợi dụng thủ tục hòa giải để trì hoản việc thực
hiện nghĩa vụ của mình và có thể đưa đến hậu quả là bên có quyền lợi bị vi
phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện.
* Các hình thức hòa giải
- Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất
phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của
đệ tam nhân.
- Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải
với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải).
Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp
chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.
- Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành
trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.
- Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án,
trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của
một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ
ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị
cưỡng chế thi hành đối với các bên.
1.3.2. Phương thức giải quyết bởi Trọng tài.
Phương thức giải quyết bởi trọng tài là các bên thỏa thuận đưa ra những
tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài
sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi
hành đối với các bên.

Phương thức giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các
bên trên cơ sở tự nguyện.
Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định
trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh
chấp.
Khác với thương lượng hòa giải, trọng tài là một cơ quan tài phán (xét
xử). Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng
chế thi hành.
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

9


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp ở các nước trên thế giới: có 2 hình
thức trọng tài: Trọng tài vụ việc (Ad – hoc) và trọng tài thường trực:
- Trọng tài vụ việc (Ad – hoc): là loại trọng tài được các bên tranh chấp
thỏa thuận lập ra để giải quyết một tranh chấp cụ thể và sẽ giải thể khi giải quyết
xong tranh chấp đó.
- Trọng tài thường trực: liên tục tồn tại để giải quyết tranh chấp. Trọng tài
thường trực có bộ phận giúp việc, có danh sách trọng tài viên và có qui tắc tố
tụng riêng.
Ở VN, trọng tài được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài
thường trực. Trung tâm trọng tài Quốc tế VIệt Nam (VIAC) và các trung tâm
trọng tài kinh tế (thành lập theo Nghị Định 116/CP ngày 05/09/1994).
VN hiện có 5 trung tâm trọng tài: Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long,
TT/TTKT Hà Nội, TT/TTKT Bắc Giang, TT/TTKT Sài Gòn và TT/TTKT Cần
Thơ:
- Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ các

quan hệ kinh tế trong đó có các tranh chấp Hợp đồng trong hoạt động kinh
doanh.
- Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp Hợp đồng
trong kinh doanh ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với các chủ
thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân với nhau (theo Nghị Định 116/CP
ngày 05/09/1994 của Chính phủ và Thông tư 02/PLDS-KT ngày 03/01/1995 của
Bộ Tư Pháp).
- Trung tâm trọng tài Quốc tế VIệt Nam có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng (tranh
chấp phát sinh từ Hợp đồng thuần túy dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết
của Trọng tài).
- Thẩm quyền của Trọng tài được xác định không phụ thuộc vào quốc
tịch, địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các bên tranh chấp hay nơi các bên tranh
chấp có tài sản hay nơi ký kết hoặc thực hiện Hợp đồng.
- Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên
phải có thỏa thuận trọng tài.
- Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp
đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài.
- Thỏa thuận trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ
đích danh một trung tâm trọng tài cụ thể (theo khoản 2 điều 3 Nghị Định 116/CP
ngày 05/09/1994 của Chính phủ).

HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

10


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

- Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của Hợp đồng (điều khoản

trọng tài) hay là một thỏa thuận riêng biệt (Hiệp nghị trọng tài).
- Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hay vô hiệu của Hợp đồng đều khôn
glàm ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài (trừ trường hợp lý do làm
Hợp đồng vô hiệu cũng là lý do làm thoả thuận trọng tài vô hiệu).
- Thỏa thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có
hiệu lực hoặc không thể thi hành được.
- Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo
sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa
thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận
trọng tài là không thể thực hiện được.
- Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần. phán quyết trọng tài
có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức
nào khác.
- Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn
định của phán quyết.
* Các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng thông
qua trọng tài
- Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng.
- Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài.
- Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên
giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có
điều kiện giải quyết tranh chấp Hợp đồng nhanh chóng, chính xác.
- Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các
bí quyết kinh doanh, giữ được uy tính của các bên trên thương trường.
- Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải
quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.
* Các mặt hạn chế của phương thức trọng tài
- Tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao (vì Trọng tài
không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước).
- Việc thực hiện các quyết định trọng tài hoàn tòan phụ thuộc vào ý thức

tự nguyện của các bên.
1.3.3. Phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư
pháp.
a) Khái niệm.
Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng,
hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

11


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án
giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động xét xử tranh chấp Hợp đồng của Tòa án là
Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự (có hiệu lực ngày 01/01/2005).
* Các lợi thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án
Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước)
có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.
- Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết
tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục.
- Với điều kiện thực tế tại VN, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng
tài.
* Các mặt hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án
- Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án
quá chặt chẽ).
- Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế.
b) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp Hợp đồng của Tòa án.
 Thẩm quyền theo vụ việc

- Là việc xác định những tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án kinh tế, tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án dân sự.
- Có thể dùng phương pháp loại trừ: những tranh chấp Hợp đồng mang
yếu tố tài sản nào không thuộc thẩm quyền của Tòa án kinh tế thì sẽ thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa dân sự.
Các tranh chấp Hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Kinh
tế (theo Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự ngày 01/01/2005)
- Tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,giữa pháp
nhân với cá nhân có ĐKKD.
- Các tranh chấp Hợp đồng có mục đích SXKD tại VN, nếu 1 hoặc các
bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài (trừ trường hợp Điều ước quốc tế của VN
ký kết hoặc tham gia có qui định khác).
Các tranh chấp Hợp đồng (tuy phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh
doanh) không được giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế
- Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh tế
không có tư cách pháp nhân.
- Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân với
những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ
nông dân, ngư dân cá thể.

HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

12


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

- Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng không được ký kết dưới hình thức
văn bản.
 Thẩm quyền theo cấp xét xử

- Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận,
huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung Tòa án cấp huyện)
- Bộ Luật TTDS 2005 mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho các
TAND Quận, Huyện khi qui định: “giao cho TAND cấp huyện giải quyết thủ
tục sơ thẩm các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh
thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài (trừ những vụ việc có đương sự hoặc
tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của VN
ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm của TAND cấp tỉnh)”.
- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, TP thuộc TW (gọi chung là Tòa
án cấp tỉnh):
- Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm: Những tranh chấp Hợp đồng không
thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh
cũng có thể lấy lên để giải quyết các vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của Tòa án
cấp huyện.
- Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm: Những vụ án mà bản án, quyết định
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng
nghị. Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm: Những vụ án mà bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng nghị.
 Thẩm quyền theo lãnh thổ
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các tranh chấp Hợp đồng là
Tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú.
- Trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản: Tòa án nơi có bất
động sản giải quyết sơ thẩm.
- Nếu bị đơn là pháp nhân, thì xác định Tòa án theo nơi pháp nhân có trụ sở.
- Nếu bị đơn là cá nhân, thì xác định Tòa án theo nơi cá nhân cư trú.
 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn:
- Nguyên đơn được lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp
(Điều 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự ngày 01/01/2005) trong các trường hợp sau:
- Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn, thì nguyên đơn có

thể yêu cầu Tòa án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị
đơn giải quyết.
- Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh bị đơn, thì nguyên đơn
có thể yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết.
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

13


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

- Nếu vụ án phát sinh do vi phạm Hợp đồng, thi nguyên đơn có thể yêu
cầu Tòa án nơi thực hiện Hợp đồng giải quyết.
- Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau, thì nguyên đơn có
thể yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải
quyết.
- Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản, thì nguyên đơn có thể
yêu cầu Tòa án nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn giải
quyết.
- Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Tòa án ở một trong các nơi đó giải quyết.
- Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự, còn có qui định riêng: Nếu khi ký kết Hợp
đồng mà các bên có thỏa thuận trước về Tòa án giải quyết tranh chấp thì nguyên
đơn chỉ được khởi kiện tại Tòa án đó.
1.4. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả.
Khi bắt đầu một thương vụ, các chủ thể không bao giờ muốn tranh chấp
xảy ra bởi tranh chấp đồng nghĩa với sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của họ, làm gián đoạn quá trình kinh doanh, tốn thời gian chi phí và công sức để
giải quyết tranh chấp. Không những thế còn liên quan đến chủ thể khác có quan
hệ với các bên tranh chấp, uy tín của chủ thể trên thương trường có thể bị ảnh

hưởng, cũng như các yếu tố khác thuộc về bí mật kinh doanh có thể bị tiết lộ
hoặc bị lợi dụng...
Giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả các tranh chấp cho phép hạn
chế đến mức tối thiểu sự gián đoạn của sản xuất kinh doanh cũng như đặt ở mức
chi phí thấp nhất. Song, quan trọng đó là phải bảo vệ một cách có hiệu quả lợi
ích hợp pháp và chính đáng của các bên khi tham gia vào kinh tế thương mại.
Giải quyết tốt tranh chấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế. Muốn có một nền kinh tế phát triển thì các quan hệ xã hội nói chung và quan
hệ kinh tế thương mại nói riêng phải được điều chỉnh bằng pháp luật, phải đảm
bảo bằng pháp luật. Việc đầu tiên là hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra bằng
cách đặt ra các chế định và chế tài tạo thành một "sân chơi" lành mạnh và công
bằng. Khi tranh chấp xảy ra phải có các thủ tục, biện pháp để giải quyết, nếu
không giải quyết kịp thời thì hậu quả sẽ dây dưa kéo dài và thiệt hại rất lớn.
Điều đó không những làm thiệt hại, kìm hãm phát triển nền kinh tế mà còn gây
nên một khuyết điểm lớn của môi trường kinh doanh, các chủ thể sau tranh chấp
có thể "quay lưng" lại với nhau đố kỵ và không tin tưởng lẫn nhau. Một tâm lý
yên tâm làm ăn kinh tế, mạnh dạn đầu tư sẽ góp phần cải thiện nền kinh tế.

HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

14


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

Giải quyết hậu quả kịp thời tranh chấp còn có ý nghĩa cực kỳ quan trong
việc quản lý xã hội bằng pháp luật, vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiập,
vừa góp phần tạo môi trường pháp lý có kỷ cương. Trong sản xuất kinh doanh
tạo niềm tin, thực hiện công bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước
và ngoài nước. Thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Tính hiệu quả được xét ở hai góc độ hiệu quả chuyên môn và hiệu quả
kinh tế. Muốn vậy trong khi tiến hành một hình thức giải quyết tranh chấp nào
cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc.

HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

15


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

CHƯƠNG 2. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU
CHUYẾN BỊ VI PHẠM VÀ TRANH CHẤP NĂM 2014
2.1. Thống kê số lượng các hợp đồng tranh chấp năm 2014 tại Việt Nam.
“Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người
thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa
theo chuyến” (Khoản 2, Điều 71, Bộ luật HHVN 2005).
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến được quy
định trong Bộ luật HHVN 2005, thực tế thường gọi là “hợp đồng thuê tàu
chuyến”. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến theo quy định của Bộ luật HHVN
2005 là phải được giao kết bằng văn bản. Hiểu một cách khái quát nhất, hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến là một văn bản trong
đó người vận chuyển cam kết sẽ vận chuyển hàng hóa từ cảng này đến cảng
khác theo yêu cầu của người thuê vận chuyển, còn người thuê vận chuyển cam
kết sẽ thanh toán cước phí và các chi phí có liên quan. Vì vậy, trong hợp đồng
vận chuyển, người ta quy định rất rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên thể
hiện bằng những điều khoản của hợp đồng do hai bên thương lượng, thỏa thuận
ký kết. Khi hợp đồng đã được giao kết thì các bên phải có trách nhiệm và nghĩa
vụ thực hiện đúng những điều khoản đã được quy định trong hợp đồng. Trong

quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên nào thực hiện không đúng hoặc sai so với
quy định của hợp đồng phương hại tới quyền lợi của bên kia thì phải có nghĩa vụ
bồi thường.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến là loại hợp
đồng khá phức tạp và liên quan tới nhiều vấn đề khi tổ chức vận chuyển. Vì vậy,
khi có nhu cầu giao kết hợp đồng vận chuyển, người vận chuyển và người thuê
vận chuyển thường dùng mẫu hợp đồng vận chuyển để đàm phán, ký kết. Trên
thị trường hàng hải hiện nay, các mẫu hợp đồng vận chuyển do các tổ chức hàng
hải quốc tế, các quốc gia… phát hành khá nhiều và rất đa dạng, song có thể phân
thành hai loại mẫu hợp đồng: Mẫu hợp đồng có tính tổng hợp và mẫu hợp đồng
có tính chuyên dùng. Mẫu hợp đồng tổng hợp dùng trong thuê tàu chuyến để
chở hàng bách hóa; còn mẫu hợp đồng chuyên dùng được dùng trong thuê tàu
chuyến để vận chuyển một mặt hàng riêng biệt nào đó. Sử dụng mẫu hợp đồng
vận chuyển mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người vận chuyển và người thuê
vận chuyển: tiết kiệm thời gian, chi phí và đặc biệt là có cơ sở cụ thể để thương
lượng, đàm phán. Song cũng cần lưu ý là sử dụng mẫu hợp đồng vận chuyển để
đàm phán, ký kết hợp đồng không phải là quy phạm bắt buộc mà hoàn toàn là
quy phạm tùy ý. Tính tuỳ ý của việc sử dụng mẫu hợp đồng vận chuyển thể hiện
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

16


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

như sử dụng loại mẫu hợp đồng nào? Để nội dung nào? Bỏ nội dung nào? Thêm
vào nội dung nào trong mẫu hợp đồng được sử dụng? hoàn toàn tùy thuộc vào
sự nhất trí của người vận chuyển và người thuê vận chuyển khi đàm phán ký kết
hợp đồng. Vì hợp đồng vận chuyển là văn bản cam kết giữa người vận chuyển
và người thuê vận chuyển, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên được quy định

rất cụ thể trong hợp đồng thể hiện bằng những điều khoản của hợp đồng, vì vậy
hợp đồng vận chuyển khi đã được giao kết có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh
mối quan hệ giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển.
Trong Chương V, Bộ luật HHVN 2005, hợp đồng vận chuyển theo
chuyến được quy định ở mục 3 (từ Điều 98 đến Điều 118) với rất nhiều nội dung
liên quan tới trách nhiệm, nghĩa vụ của người vận chuyển và người thuê vận
chuyển trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Cùng với việc quy định trách
nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan tới hợp đồng vận chuyển theo chuyến,
Bộ luật HHVN 2005 còn quy định quyền chấm dứt hợp đồng vận chuyển của
người vận chuyển và người thuê vận chuyển; chấm dứt hợp đồng không phải bồi
thường hay hợp đồng đương nhiên chấm dứt… Ngoài ra, Bộ luật còn nêu rõ mặc
dù vận chuyển hàng hóa theo chuyến đã có hợp đồng được giao kết, song khi
nhận hàng để chở, người vận chuyển vẫn phải phát hành vận đơn cho người gửi
hàng. Trường hợp người giữ vận đơn không phải là người thuê vận chuyển thì
các quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển và người giữ vận đơn sẽ được điều
chỉnh bằng các điều khoản của vận đơn.
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển,
hoạt động vận tải biển tăng trưởng mạnh mẽ và đặc biệt là hình thức thuê tàu
chuyến. Nhưng đồng thời với việc tăng trưởng hoạt động đó thì các vụ tranh
chấp về hợp đồng thuê tàu chuyến cũng gia tăng đáng kể. Nội dung tranh chấp
cũng đa dạng, phức tạp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng
cung ứng dịch vụ, đại lý, bảo hiểm,….
Số vụ tranh chấp trong hợp đồng thuê tàu chuyến cũng tăng qua các năm
và có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Năm 2012, chỉ là 418 vụ
nhưng đến năm 2013 đã là 995 vụ, tăng 42%. Năm 2014 số vụ đã lên đến 1.762
vụ, tăng 13,9% so với năm 2013.
Từ năm 1993 cho đến nay, số lượng các vụ tranh chấp do VIAC giải
quyết ngày càng gia tăng, đạt gần 1.000 vụ, có 70% là tranh chấp về hợp đồng
thương mại quốc tế.
2.2 Một số tranh chấp thường gặp trong quá trình thực hiện hợp đồng tàu

chuyến
2.2.1. Tranh chấp về chủ thể của hợp đồng
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

17


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

Chủ thể của hợp đồng thuê tàu chuyến gồm người chuyên chở và người
thuê chuyên chở. Một ví dụ điển hình là vụ tranh chấp xảy ra ở cảng Gdanrk –
Ba Lan: Tàu chở hàng từ Ba Lan theo điều kiện của hợp đồng thuê tàu chuyến
“Nuvoy”. Khi dỡ hàng, một số hàng bị mất. Công ty bảo hiểm sau khi bồi
thường thiệt hại cho người nhận hàng đã gặp khó khăn trong việc xác định đối
tượng khiếu nại kiện tụng (kiện ai) trước tòa án. Điều 2 của hợp đồng quy định
người ký hợp đồng là chủ tàu – công ty WB (công ty môi giới C là đại diện).
Sau một thời gian dài điều tra, công ty bảo hiểm Balan đã tìm thấy trong
LLoyd’s Register of Ships” người chủ tàu chính thức của tàu nói trên là ông
A.L.H và đã kiện ông này ra tòa. A.L.H rất ngạc nhiên, ông ta đúng là chủ tàu
nhưng không khai thác nó.
Tòa án Balan đã đi đến kết luận: chủ tàu - ông A.L.H không chịu trách
nhiệm về việc mất hàng hóa, yêu cầu bên nguyên kiện người chuyên chở. Đã
hơn một năm kể từ ngày dỡ hàng, thời hiệu tố tụng đã hết và khiếu nại không
được xét xử nữa. Quyết định này của tòa án là rất đúng, lẽ ra công ty Bảo hiểm
phải kiện đúng người đứng tên ký hợp đồng thuê tàu.Về phía người thuê, vì
nhiều mẫu hợp đồng của các hãng tàu không quy định rõ người chủ thực tế của
tàu mà chỉ nêu tên người đại diện nên người thuê cần yêu cầu ghi rõ chủ thực tế
cũng như người đại diện. Ngoài ra, còn một số vấn đề khác là các chủ thể của
hợp đồng có thể tự mình hay thông qua đại lý hoặc người môi giới ký hợp đồng.
Chính vì vậy, khi có sự cố xảy ra, các bên thường quy trách nhiệm cho nhau.

Trong trường hợp nếu trong hợp đồng thuê tàu chuyến quy định không rõ ràng
thì việc xác định tư cách của người ký hợp đồng là vấn đề không đơn giản.
2.2.2. Tranh chấp về tàu chuyên chở
Trong hợp đồng thuê tàu chuyến, điều khoản về tàu là điều khoản hết sức
quan trọng. Con tàu phải đảm bảo thích hợp cho việc chuyên chở hết khối lượng
hàng và đảm bảo an toàn cho hàng hoá. Trong thực tế thương mại hàng hải đã
phát sinh nhiều vụ tranh chấp từ hợp đồng thuê tàu chuyến về điều khoản này và
chủ yếu là tranh chấp khả năng đi biển của tàu (seaworthiness).Về mặt pháp lý,
người ta coi khả năng đi biển là một điều kiện của hợp đồng, nếu chủ tàu vi
phạm thì người thuê có quyền huỷ hợp đồng. Khi xảy ra tổn thất đối với hàng
hoá, nếu đúng là tàu không đủ khả năng đi biển thì người đi kiện phải chứng
minh hai vấn đề:
- Tàu không đủ khả năng đi biển;

HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

18


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

- Không đủ khả năng đi biển là nguyên nhân gây ra tổn thất.
Nếu không chứng minh được như vậy thì bên nguyên đơn sẽ không buộc được
chủ tàu chịu trách nhiệm. Dưới đây là một số án lệ điển hình:
a. Án lệ 1
Tàu A chở cà phê từ Clombo đi London, khi dỡ hàng có một số bao bị ướt. Biên
bản dỡ hàng (cargo outturn report) ghi nguyên nhân hàng bị ướt là do nước nhỏ
từ một ống nước đi qua hầm hàng. Sau khi bồi thường cho chủ hàng, công ty
Bảo hiểm kiện chủ tàu với lý do không đủ khả năng đi biển. Khi vấn đề được
đưa ra toà án, toà án đã bác đơn vì các chứng từ ở cảng đi đều chứng nhận là tàu

có đủ khả năng đi biển Trong trường hợp này, nếu công ty Bảo hiểm chứng
minh và kết luận rằng hàng bị hư hại là do nội tỳ của tàu thì chủ tàu khó thoát
trách nhiệm.
b. Án lệ 2
Tàu Vortigern khởi hành từ Philippin đi Liverpool. Hợp đồng thuê tàu quy định
miễn trách nhiệm cho chủ tàu đối với sơ suất của thuyền trưởng và các sỹ quan
máy. Hành trình được chia làm nhiều chặng. Trong hành trình, tàu ghé vào
Colombo nhưng không lấy thêm than cho chặng tiếp theo đến kênh Suez. Khi
đến gần bến lấy than, thuyền trưởng cũng không cho tàu lấy thêm nhiên liệu vì
không được sỹ quan máy báo nhiên liệu sắp hết. Do đó để đảm bảo cho hành
trình được tiếp tục đến Suez, thuyền trưởng đã cho đốt một số hàng trên tàu. Ở
cảng đến, người thuê tàu đòi hỏi chủ tàu bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa bị
tàu đốt thay nhiên liệu. Chủ tàu từ chối bồi thường vì lý do đó là thiếu sót của
thuyền trưởng và các sỹ quan máy trong việc điều khiển và quản trị tàu. Chủ tàu
được miễn trách vì hợp đồng dẫn chiếu tới Visby. Do bất đồng quan điểm, hai
bên đã đưa vụ việc ra tòa xét xử. Sau khi xem xét sự việc, toà xử rằng chủ tàu
không thể viện dẫn điều khoản miễn trừ, vì họ đã không làm cho con tàu có đủ
khả năng đi biển vào lúc bắt đầu của mỗi chặng hành trình. Trong trường hợp
trên, tàu Vortigern là tàu hơi nước (Steamer) phải sử dụng than để chạy tàu. Vì
lợi ích của các bên trong hợp đồng thuê tàu đòi hỏi tàu phải hoàn thành tất cả
chuyến hành trình. Nhưng rõ ràng không thể chấp nhận việc tàu tính toán dự trữ
nhiên liệu không đáp ứng nhu cầu của chặng tiếp theo và cũng đã không kịp thời
bổ sung khi sắp hết. Ngược lại, thuyền trưởng đã cho đốt hàng hoá làm nhiên
liệu để tàu có thể chạy tiếp đến Suez, phải chăng chủ tàu đã vi phạm điều khoản
đảm bảo tàu đủ khả năng đi biển, đồng thời không thực hiện mục đích chung
một cách hợp lý. Rõ ràng chủ tàu Vortigern đã không cần mẫn một cách hợp lý
để làm cho tàu đủ khả năng đi biển vào lúc bắt đầu chặng hành trình tiếp theo,
vậy thì tại sao chủ tàu có thể vận dụng điều khoản miễn trừ. Hơn nữa việc đốt
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA


19


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

hàng thay nhiên liệu chạy tàu không thể lập luận là "một việc làm sơ suất" của
thuyền trưởng hay người làm công của chủ tàu được khi mà họ biết rõ ràng đó là
hàng hoá chuyên chở trên tàu. Dựa trên tất cả những dẫn chứng và lập luận ở
trên, toà đã xử: chủ tàu phải bồi thường cho người thuê tàu những thiệt hại do
hàng hoá đã bị sử dụng làm nhiên liệu chạy tàu. Kể từ ngày 1/7/1998 trở đi khi
bộ luật ISM bắt đầu có hiệu lực thì nội dung pháp lý của thuật ngữ
"seaworthiness" không còn như trước nữa. Chủ tàu có nghĩa vụ không những
cung cấp đủ giấy tờ liên quan đến con tàu phù hợp SMC mà còn cho bộ phận
quản lý khai thác trên bờ (DOC). Sự phù hợp này phải có giá trị trong toàn
chuyến đi chứ không phải chỉ lúc bắt đầu hành trình. Nếu trong bất cứ giai đoạn
nào mà người ta phát hiện có sự bất cập về thực tế và các giấy tờ trên thì chủ tàu
phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất xảy ra. Do đó khi dẫn chiếu luật IMS vào
trong hợp đồng, các bên cũng cần lưu ý vấn đề này.
2.2. 3. Tranh chấp về cảng, cầu cảng
Con tàu X phải đến một cảng an toàn (đã được định trước) và ở đó xếp
hàng lên tàu tại một cầu cảng xếp hàng an toàn, luôn luôn có thể tiếp cận được
(always accessible), luôn luôn đậu nổi (always afloat) do người thuê tàu lựa
chọn, một lượng hàng toàn bộ và đầy đủ.Sau khi hoàn thành việc xếp hàng, con
tàu trên đã phải đợi 9 giờ 30 phút cho thuỷ triều lên cao để rời cầu cảng và sau
đó tàu thả neo trong khu vực bên trong của cảng và phải đợi thêm 21giờ nữa cho
tới lúc thuỷ triều lên đủ cao để tàu ra khỏi cảng xếp hàng.
Chủ tàu khăng khăng cho rằng sự chậm trễ đó là vi phạm hợp đồng
chuyên trở của người thuê tàu và đòi mức phạt của người xếp/dỡ hàng chậm là
1000 USD /ngày. Chủ tàu còn nói rằng khi thuyền trưởng trao thông báo sẵn
sàng xếp hàng (NOR), thuyền trưởng cũng thông báo cho các đại lý do người

thuê tàu đề cử rằng số lượng hàng hoá xếp chính xác sẽ phụ thuộc vào mớn
nước của tàu. Đại lý đã trả lời rằng mớn nước tối đa có thể là 37 feet. Theo quan
điểm của chủ tàu, người thuê tàu phải chịu trách nhiệm về sự trì hoãn do tàu
phải đợi nước triều lên đủ cao để có thể rời cảng.Chủ tàu cũng lập luận rằng
người thuê tàu đã vi phạm điều kiện "luôn luôn có thể tiếp cận được" vì theo
nhận thức thông thường của một người bình thường thì thuật ngữ trên chỉ có
nghĩa là người thuê tàu phải lệnh cho tàu tới một cảng mà tàu có thể cập và rời
đi bất cứ lúc nào. Nói cách khác, đó là khả năng tiếp cận cầu cảng để tàu có thể
tới được và khả năng rời khỏi cầu cảng ra biển.
Về phía người thuê tàu, anh ta cho rằng chủ tàu đã đồng ý về một cảng an
toàn được nêu tên và bởi vì con tàu đã ở cảng đó trước khi thoả thuận đạt được
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

20


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

và chủ tàu đã đồng ý rõ ràng rằng đó là một cảng an toàn. Như vậy hai bên đã
nhất trí rằng cảng được nêu tên là một cảng an toàn và thích hợp cho con tàu cụ
thể đó. Mặt khác, cả con tàu này và các con tàu khác thuộc cùng một chủ sở hữu
đã từng tới cảng đó, do đó chủ tàu đã quen thuộc với cảng này và đã biết hoặc lẽ
ra đã phải biết ngay từ đầu rằng đây là một cảng chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
Hay nói cách khác, chủ tàu đã chấp nhận một rủi ro đã được tính toán. Cứ cho là
cầu cảng là không an toàn như lời khẳng định của chủ tàu thì lý do duy nhất
ngăn cản con tàu rời bến ngay sau khi hoàn thành việc xếp hàng là do thuỷ triều,
vì thế mà con tàu phải đợi 9 giờ 30 phút. Ở đây có thể rút ra kết luận là người
thuê tàu khi đã đồng ý với thuật ngữ "luôn luôn có thể tiếp cận được" thì anh ta
phải có nghĩa vụ cung cấp một cầu cảng sẵn sàng để bốc hàng ngay khi tàu đến,
nhưng điều này không áp dụng một khi con tàu đã thực sự nằm ở cầu cảng, khi

đó các điều khoản về thời gian xếp dỡ hàng của hợp đồng thuê tàu chuyến thông
thường được áp dụng.Theo như trên, sự bảo đảm "accessible" không mở rộng
bao quát cả việc rời khỏi cầu cảng. Thậm chí nếu sự bảo đảm này có bao quát cả
việc rời khỏi cầu cảng, thì những tình huống ngăn cản con tàu rời bến đã trở nên
rõ ràng và thoả đáng.
Trong trường hợp hiện tại đó đơn giản là do thuỷ triều. Sự lên xuống của
thuỷ triều xảy ra đều đặn hàng ngày nên không thể coi điều đó là không bình
thường hay có tính hiện tượng. Chủ tàu phải biết được bất kì một hiểm hoạ nào
về thời tiết và thuật đi biển. Do vậy người thuê tàu không thể là người chịu trách
nhiệm về sự chậm trễ của con tàu. Thông thường trong kinh doanh sẽ là không
hợp lý nếu để các chủ tàu phải chịu những hậu quả của thời tiết xấu.
Tuy nhiên không thể suy diễn rằng trong hợp đồng thuê tàu chuyến, người
thuê tàu phải đưa ra một sự bảo đảm tuyệt đối về thời tiết theo quan điểm của
các toà án, sự dâng lên hay hạ xuống của thuỷ triều nằm ngoài tầm kiểm soát
của người thuê tàu hay bất kỳ ai khác, cũng giống như thời tiết vậy, sự lên
xuống của thuỷ triều có thể được phân loại là một hiểm hoạ về thuật đi biển mà
hậu quả của nó thuộc trách nhiệm của chủ tàu. Tóm lại, khiếu nại của chủ tàu đã
bị bác bỏ.
2.2.4. Tranh chấp về hàng hóa chuyên chở
Các vụ tranh chấp về hàng hoá thường tập trung vào các vấn đề sau:
a. Tranh chấp về tên hàng (loại hàng hoá)Giữa năm 1991, Công ty Nhật Secolye
mua của một công ty Y ở An giang 200 tấn than gáo dừa theo điều kiện FOB
cảng Hồ Chí Minh. Trong hợp đồng mua bán ghi tên là "than gáo dừa" và tiếng
Anh là "Coconut Shell Carbide'". Ngày 29/9/91, công ty Y thay Secolye ký hợp
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

21


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế


đồng thuê tàu chuyến với công ty Younglee của Hồng Kông để chở hàng với giá
23USD/MT. Công ty Younglee lại thuê công ty Việt Nam Vantaiship chở hàng
với giá 25USD/MT. Trong hợp đồng vận tải tên hàng được ghi giống trong hợp
đồng mua bán là "Than gáo dừa" - "Coconut Shell Carbide".Ngày 03/10/91 than
được bốc lên tàu VT 93 trên cơ sở vận đơn số 01/HK.
Sau đó để vận dụng trọng tải, tàu lại nhận chở thêm 241 tấn mủ cao su.
Lượng cao su này được xếp lên trên than vì than được bốc xuống trước.Ngày
17/10/91 tàu vào tránh bão tại cảng Ba Ngòi và ngày 24/10/91 thuỷ thủ phát
hiện ta lô than gáo dừa cháy ngầm bốc khói. Cháy đã lan sang cao su, làm cháy
nhiều kiện cao su. Cháy đã được dập tắt và tàu dỡ hàng lên cảng. Tàu an toàn
nhưng số cao su bị thiệt hại tới 200 triệu đồng và tiền cước không thu được lên
tới 8000 USD. Tàu để lại hàng ở cảng và ra đi không chở tiếp nữa.Ngày
23/2/1992, Công ty Việt Nam Vantaiship kiện Younglee tức là người ký hợp
đồng với mình tại Cơ quan trọng tài kinh tế tỉnh đòi bồi thường tổn hại 200 triệu
đồng và 8000 USD. Trọng tài kinh tế đã buộc Younglee bồi thường số tiền như
trên với lập luận như sau: chủ hàng đã không thông báo cho người vận chuyển
biết tính chất nguy hiểm của hàng hoá không cung cấp những chỉ dẫn cần thiết
để bảo quản hàng cũng như không có mã hiệu đầy đủ để hướng dẫn người
chuyên chở.Sau đó, Younglee đòi Secolye phải hoàn trả cho mình số tiền mình
đã bồi thường theo phán quyết của Trọng tài kinh tế tỉnh.Vụ việc còn kéo dài và
khi đưa ra Trọng tài kinh tế quốc tế Việt Nam đã nảy sinh nhiều vấn đề như:
chất xếp hàng không hợp lý, người chuyên chở không tuyên bố tổn thất chung,
trọng tài kinh tế địa phương làm trái với thẩm quyền được quy định...
Tuy nhiên ở đây chỉ dừng lại phân tích ở khía cạnh tên hàng hoá trong
hợp đồng thuê tàu chuyến.Ở nước ta nhiều người vẫn nhầm hai tên hàng "than
hoạt tính" và "than nguyên liệu để sản xuất than hoạt tính". Nhầm lẫn đó xảy ra
nhiều nhất đối với trường hợp than gáo dừa.Từ nguyên liệu gáo dừa cho đến khi
có được than gáo dừa xuất khẩu, quy trình công nghệ gồm nhiều khâu:
- Gáo dừa được than hoá thành than gáo.

- Than gáo dừa được xay, sàng thành than bụi và than gáo dừa dạng hạt.
- Than gáo dừa dạng hạt nếu được xuất khẩu thì thành "than gáo dừa xuất khẩu"
còn nếu được hoạt hoá thì thành " than hoạt tính gáo dừa dạng hạt".Vì thế nếu
coi than gáo dừa xuất khẩu là loại than hoạt tính thì sự đánh giá đó là
thiếu cơ sở khoa học. Trong tiếng Anh, than gáo dừa là "Coco Charcoal". Trong
hợp đồng mua bán cũng như hợp đồng thuê tàu đều ghi "Coco shell Carbide" là
ghi sai. "Carbide" là cacbua (đất đen) chứ không phải là than. Như vậy trong
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

22


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

trường hợp này chủ hàng đã dịch sai tên hàng. Trong án lệ này, trách nhiệm tổn
thất thuộc về nhiều người nếu phân tích một cách đầy đủ và toàn diện.Riêng xét
về khía cạnh quy định tên hàng trong hợp đồng thuê tàu chuyến thì chủ hàng
(người thuê tàu) là người chịu toàn bộ trách nhiệm về sai lầm này.

HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

23


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRANH CHẤP
PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI BIỂN VÀ KẾT LUẬN CỦA BẢN
THÂN.
3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp phát sinh

từ HĐKT.
Như đã phân tích, tranh chấp hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực vận tải biển
xảy ra là điều khó tránh khỏi. Khi tranh chấp xảy ra các bên tranh chấp có thể
giải quyết bằng cách khiếu nại, hoà giải hay đi kiện. Nhưng điều mà các bên chú
ý hơn cả là làm thế nào để giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất. Sau đây
là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp.
3.1.1. Đặc biệt lưu ý đến điều khoản về việc giải quyết tranh chấp
Khi ký kết HĐKT không bên nào muốn tranh chấp phát sinh, do vậy điều
khoản về giải quyết tranh chấp được coi là điều khoản dự phòng. Nếu HĐKT
được thực hiện một cách tốt đẹp thì các bên dường như có thể bỏ qua điều khoản
về giải quyết tranh chấp ghi trong hợp đồng. Song khi tranh chấp phát sinh thì
điều khoản về giải quyết tranh chấp lại đặc biệt có ý nghĩa và cần thiết. Trên
thực tế, bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền đòi lại quyền lợi đã bị vi phạm
bằng cách thương lượng trực tiếp với bên vi phạm hoặc đi kiện ra toà án hoặc
trọng tài. Tuy vậy thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐKT của
toà án và các trung tâm trọng tài không phải là đương nhiên. Nghĩa là, toà án
hoặc các trung tâm trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về HĐKT
khi giữa các bên trong hợp đồng có thỏa thuận giao tranh chấp đó cho toà án
hoặc trọng tài. Thoả thuận này có thể được làm thành văn bản hoặc nêu thành
một điều khoản trong HĐKT.
Điều khoản về việc giải quyết tranh chấp phát sinh có thể được nêu ra vào
trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh. Song cách tốt nhất mà các bên cần áp
dụng là đưa điều khoản về việc giải quyết tranh chấp thành một điều khoản của
HĐKT ngay từ khi ký kết hợp đồng. Sở dĩ như vậy là do sau khi tranh chấp phát
sinh các bên thường ít đủ bình tĩnh để suy xét và lựa chọn cơ quan nào sẽ giải
quyết tranh chấp. Sự bất đồng về quyền lợi sau khi tranh chấp xảy ra sẽ khiến
cho các bên khó có thiện chí thoả thuận lựa chọn một cơ quan giải quyết tranh
chấp phù hợp. Vì vậy, các bên nên lựa chọn và quy định cơ quan giải quyết
tranh chấp ngay khi ký kết hợp đồng, khi tranh chấp chưa phát sinh.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam các tranh chấp về HĐKT có thể

được Toà án kinh tế, các Trung tâm trọng tài kinh tế và Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam giải quyết. Khi chọn một trong ba cơ quan giải quyết
3.1.2. Cố gắng giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng trực tiếp.
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

24


Bài tập lớn – Pháp luật kinh tế

Mặc dù các phương pháp thương lượng trực tiếp có thể không thoả mãn
được yêu cầu của các bên nhưng bên có quyền lợi bị vi phạm vẫn nên tiến hành
thương lượng trước khi đi kiện. Sở dĩ như vậy là do các bên đương sự là những
người hiểu rõ tranh chấp nên dễ dàng nhân nhượng với nhau, rút ngắn được thời
gian giải quyết trang chấp, không bị đọng vốn và lệ phí giải quyết tranh chấp đỡ
tốn kém..
Việc giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng có ý nghĩa rất
quan trọng trong hoạt động kinh tế. Trước hết các phương pháp thương lượng
góp phần đảm bảo quá trình kinh doanh của các bên tiến hành được bình
thường. Việc khiếu nại hay hoà giải kịp thời bảo vệ được quyền lợi cho bên bị vi
phạm. Khi bên vi phạm thỏa mãn toàn bộ hay một phần yêu cầu của bên bị vi
phạm thì có nghĩa là quyền lợi của bên bị vi phạm đã được phục hồi.
Nếu quyền lợi không được đảm bảo, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của bên bị vi phạm. Thứ hai, khiếu nại là cơ sở để Toà án hoặc
trọng tài chấp nhận đơn kiện. Thứ ba thông qua khiếu nại, các bên có thể hiểu rõ
về bạn hàng, từ đó có quyết định tiếp tục kinh doanh với đối tác nữa không.
Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng có
nhiều điểm thuận lợi cho cả hai bên. Giải quyết tranh chấp bằng khiếu nại và
hoà giải có thành công, có hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các bên
chủ thể HĐKT. Dù là với tư cách là người vi phạm hay bị vi phạm thì các chủ

thể cũng cần có sự hiểu biết về nghiệp vụ cũng như luật pháp và thiện chí với
bạn hàng. Khi tranh chấp phát sinh các bên cố gắng giải quyết thông qua các
phương pháp thương lượng. Các bên chỉ nên đi kiện khi đã cố gắng hết sức mà
tranh chấp vẫn không được giải quyết bằng con đường giải quyết thương lượng
trực tiếp.
3.1.3. Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp của toà án kinh tế
So với luật Hàng hải của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới,
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 là Bộ luật chuyên ngành khá đồ sộ, điều chỉnh
tất cả các hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ,
cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải,
phòng ngừa ô nhiễm môi trường và những hoạt động khác liên quan đến việc sử
dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên
cứu khoa học.
Bộ luật HHVN năm 2005 cũng là nguồn luật được ưu tiên áp dụng trong
những trường hợp có sự khác nhau đối với các quy định giữa các nguồn luật
trong cùng nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải ở Việt Nam. Nghiên cứu
về Bộ luật HHVN 2005 có rất nhiều nội dung, song trong phạm vi bài viết, tác
HỌC VIÊN: ĐÀO PHƯƠNG NGA

25


×