Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO CÔNG TY TNHH MAY HƯNG NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.37 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------------------------------------

BÙI THỊ THÚY
(Lớp: QT Marketing K13)

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING
CHO CÔNG TY TNHH MAY HƯNG NHÂN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ MARKETING

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. VŨ THẾ BÌNH

Hải Phòng, tháng 03 năm 2016


2

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào
hoạt động xuất khẩu ngành càng tăng với nhiều loại mặt hàng rất đa dạng và phong
phú như thủy sản, giầy dép, dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ…
Ngành dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta.
Đây là một ngành đòi hỏi vốn ít và sử dụng nhiều lao động hơn so với các ngành khác,
ngoài ra khả năng gặp rủi ro thấp, giải quyết một lượng lớn lao động cho quốc gia. Với
nước ta là một nước đông dân và dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào , giá nhân
công rẻ. Do đó phát triển công nghiệp dệt may là hết sức phù hợp với xu thế công
nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Trong thời gian vừa qua ngành dệt may của nước ta có thể nói đã xâm nhập khá


rộng rãi vào thị trường thế giới và đạt kim ngạch cao, nhất là từ khi có chính sách mở
cửa của Đảng và Nhà nước.
Hiện nay trong điều kiện kinh doanh ngày càng mở rộng, thì môi trường cạnh
tranh ngành càng khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp hãy tìm và áp
dụng cho mình một phương thức sản xuất sao cho mang lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất
cho doanh nghiệp của mình, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường và lợi
nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Như vậy thì doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh
giá thông qua việc này doanh nghiệp có thể quản lý tốt các khoản mục chi phí, khai
thác tiềm năng sẵn có. Đây là tiền đề cho việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện
về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình, kịp thời đưa ra các giải pháp trong kinh
doanh.
Công ty TNHH may Hưng Nhân tự hào là một doanh nghiệp TNHH chuyên sản
xuất hàng để phục vụ xuất khẩu và phục vụ thị trường may mặc trong nước. Với tiềm
năng và thế mạnh của mình doanh nghiệp trong những năm qua đã đóng góp đáng kể
vào sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh và cho ngành dệt may nước nhà. Song
yêu cầu sự nỗ lực hơn nữa của doanh nghiệp để góp phần làm lớn mạnh thêm cho
ngành dệt may nước nhà.
Là một sinh viên kinh tế đang theo học chuyên ngành Quản trị marketing, dưới
sự dìu dắt chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa KT & KTKD đã giúp em có


3

sự hiểu biết sâu sắc hơn về những kiến thức mà thầy cô giảng dạy trong quá trình thực
tập này. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các phòng ban trong công ty, em đã hoàn thành
bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp về công ty, với nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH may Hưng Nhân.
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH may Hưng Nhân.
Chương 3: Đánh giá và đề xuất một số ý kiến đến hoạt động marketing tại công

ty TNHH may Hưng Nhân.
Trong thời gian qua được sự đồng ý của công ty em đã thực tập tại công ty
TNHH may Hưng Nhân. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng nhiệt tình của
cô giáo T.S Vũ Thế Bình, sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc, các phòng chức
năng của Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Nhân đã giúp đã em hoàn thành bản
báo cáo này. Do trình độ hiểu biết, kinh nghiệm thu thập và xử lý số liệu còn nhiều
thiếu sót mong được sự chỉ dẫn của thầy cô và các bạn để em hoàn thành tốt hơn bản
báo cáo thực tập tốt nghiệp trong thời gian tới.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Thái Bình, ngày 19 tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực tập

Bùi Thị Thuý


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAY HƯNG NHÂN
1.1. Lịch sử hình thành của công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty
- Tên gọi: Công ty TNHH May Hưng Nhân
- Tên giao dịch nước ngoài: Hung Nhan Garment Company Limited.
- Tên viết tắt: HUNG NHAN CO., LTD
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên.
- Được thành lập theo quyết định số 39/QĐ ngày 12 tháng 2 năm 1998.
- Mã số thuế: 1000230421
- Mã tài khoản: 47110000003127 tại ngân hàng Đầu tư và phát triển
- Vốn điều lệ: 30.000.000.000 ( ba mươi tỷ).
- Người đại điện theo pháp luật: GĐ. Nguyễn Ngọc Khanh
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô L2, Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, Phường

Trần Hưng Đạo, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
- Công ty TNHH may Hưng Nhân là công ty con của Tổng công ty Đức Giang.
Công ty có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại Ngân hàng cong thương khu vực
Chương Dương và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Công ty TNHH may
Đức Giang gồm 2 cơ sở:
+ Cơ sở 1: Thị trấn Hưng Nhân- Huyện Hưng Hà- Thái Bình
+ Cơ sở 2: Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh TP Thái Bình.
- Công ty hiện có 2100 lao động, thu nhập bình quân trên 3.000.000
đ/người/tháng.
* Công ty may Đức Giang chuyên hoạt động trong các lĩnh vực sau:
- Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)
- May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
- Bán buôn vài, hàng may sẵn, giày dép
- Bán buôn máy moc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may
- Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ
- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê
- Cho thuê máy móc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may


5

- Bán buôn nguyên phụ liệu ngành may
- Bán lẻ máy móc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may; Bán lẻ nguyên phụ liệu
ngành may
* Chức năng của công ty:
Công ty TNHH may Đức Giang hoạt động kinh doanh độc lập, tức là hạch toán lấy
thu bù chi, khai thác nguồn vật tư, lao động trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động
xuất nhập khẩu, tăng thu ngoại lệ góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.

Sản phẩm chính của công ty cổ phần may Đức Giang là: áo jacket các loại, áo
blu-dông, áo măng tô, áo gi-lê, áo sơ mi nam, nữ, quần soóc, váy…
* Nhiệm vụ của công ty:
- Công ty sản xuất, kinh doanh, xuất- nhập khẩu theo đúng ngành nghề, mục
đích thành lập của Công ty.
- Sản xuất- gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng, XNK theo hợp đồng đã
ký, uỷ thác và nhận uỷ thác XNK qua đơn được phép XNK.
- Chủ động tìm hiểu thị trường, tìm khách hàng ký kết các hợp đồng kinh tế với
các đối tác.
- Trên cơ sở đơn đặt hàng tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài
chính và tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Bảo tồn vốn phát triển, vốn nhà nước giao, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện
đời sống vật chất, tinh thần cho các cán bộ công nhân, bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ
sản xuất, môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
- Hàng năm, công ty tổ chức nhiều đợt thi tay nghề, nâng bậc lương, đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân trong toàn
công ty về trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động hạch toán kinh
doanh và tuân thủ nghiêm chính các quy định của pháp luật. Hoạt động ngành nghề
theo đúng đăng ký.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách với người lao động theo quy định của bộ luật
lao động.
- Thực hiện các lệnh kế toán, báo cáo định ký theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý đào tạo CBCNV một cách có hiệu quả.


6

- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với

Bộ công nghiệp và Tổng công ty Dệt- May Việt Nam giải quyết các vấn đề vướng mắc
trong kinh doanh.
- Tuân thủ pháp luật Nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất khẩu và giao
dịch đối ngoại. Nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán và các hợp
đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự bổ sung nguồn vốn
kinh doanh, đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị bù đắp chi phí bảo đảm kinh doanh
có lãi, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm có nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho nhập
khẩu máy móc thiết bị phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc.
1.1.2. Quá trình phát triển của công ty.
Là một công ty chuyên về lĩnh vực may mặc xuất khẩu, ngay từ đầu bước vào
sản xuất, cùng với sự phấn đấu nỗ lực của mình, ban lãnh đạo và đội ngũ công nhân
viên toàn công ty đã từng bước khẳng định mình trong sự phát triển chung của đất
nước. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu để đạt được kết quả và trình độ quản lý như hiện nay. Với việc vận dụng sáng tạo
các quy luật kinh tế của thi trường đồng thời thực hiện các chủ trương cải tiến quản lý
kinh tế và chính sách kinh tế của Nhà Nước, công ty đã đạt được những thành tựu
đáng kể, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với Nhà Nước. Bên cạnh đó, đời sống vật chất,
tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng không ngừng được nâng cao.
Công ty TNHH May Hưng Nhân trước đây là công ty liên doanh may xuất khẩu
tổng hợp Hưng Nhân, được thành lập theo quyết định 39/QĐ- UB ngày 12 tháng 2
năm 1998 của UBND tỉnh Thái Bình và nghành nghề kinh doanh sản xuất hàng may
mặc xuất khẩu. Vốn điều lệ 300.000.000 đồng, với 02 thành viên sáng lập là: Công ty
may Đức Giang thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam & Xí nghiệp giấy Thái Bình
thuộc sở công nghiệp tỉnh Thái Bình. Trụ sở mới là khu CN Nguyễn Đức Cảnh Thành
Phố Thái Bình. Tháng 6 năm 1999 chính thức đi vào hoạt động gồm 2 xí nghiệp may
jac ket với 600 thiết bị may và sử dụng trên 750 lao động. Tháng 5 năm 2002 công ty
lập dự án đầu tư cơ sở tại khu CN Nguyễn Đức Cảnh Thành Phố Thái Bình, tổng mức
đầu tư 109 tỷ đồng được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 tổng mức đầu tư 45 tỷ



7

đồng, tháng 12 năm 2002 hoàn thành giai đoạn 1của dự án, đưa xí nghiệp 2 may áo sơ
mi vào sản xuất với hơn 750 thiết bị công nghiệp, sử dụng hơn 900 lao động.
Tháng 10 năm 2006 được sự đồng ý của UBND tỉnh Thái Bình, công ty cổ
phần may Đức Giang nhận chuyển nhượng vốn của xí nghiệp giấy Thái Bình và kết
nạp thêm thành viên mới là công ty TNHH thêu Phú Xuân là 2 thành viên góp vốn
thành lập đổi tên thành công ty liên doanh may xuất khẩu tổng hợp Thái Bình thành
công ty TNHH may Hưng Nhân. Đồng thời thay đổi vốn điều lệ lên: 4.726.362.386
đồng. Tháng 9 năm 2007 công ty tiếp tục đầu tư phần 1 giai đoạn 2 của dự án đầu tư
cơ sở 2 tại KCN Nguyễn Đức Cảnh - TP Thái Bình, tháng 1 năm 2008 đưa thêm
1xí nghiệp sản xuất áo sơ mi vào hoạt động với hơn 300 thiết bị may công nghiệp
thu hút thêm 450 lao động. Tháng 10 năm 2008 vốn điều lệ của công ty là:
8.000.000.000 đồng.
Từ khi thành lập đến nay công ty luôn cố gắng đổi mới trang thiết bị, nâng cao
tay nghề của công nhân tạo uy tín cho công ty không chỉ thị trường trong nước mà còn
thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó công ty còn tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong giai đoạn mới.
Trong những năm qua công ty không ngừng phấn đấu và đã đạt được những thành tích
đáng khích lệ, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, doanh thu tăng đều qua
các năm, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty.
1.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH may Hưng Nhân là một doanh nghiệp cổ phần hoá, bộ máy
quản lý của công ty được áp dụng theo cơ cấu trực tuyến tham mưu. Dựa vào những
ưu điểm vốn có của nó mà ban lãnh đạo công ty đã xây dựng một cơ cấu rất phù hợp
với tình hình sản xuất cho công ty như hiện nay. Biểu hiện thì đây là một cơ cấu tinh
giảm gọn nhẹ cho bộ máy quản lý, tiếp cận và sử lý thông tin nhanh. Bên cạnh đó nó

còn cho phép phát huy tốt công tác quản lý và điều hành tập trung được trí tuệ, sức
mạnh tập thể và sự sáng tạo của các cá nhân, công việc của các phòng ban được phân
định rõ ràng. Bên cạnh đó còn tận dụng được sự chỉ đạo của ban lãnh đạo cấp trên,
đồng thời tham khảo ý kiến đóng góp của cấp dưới một cách xác thực hơn để giải
quyết công việc.


8

Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
HĐQT

Giám đốc

PGĐ SX

PGĐ KT
Phòng XNKKH
Phòng kỹ thuật
Phòng tài vụ
Phòng tổ chức
Phòng hành
chính
Phòng
Marketing

PX. may

PX. thêu


PX. giặt

PX.Hoàn
thành

(Nguồn: Phòng Tổ chức)
Đây là kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến- chức năng. Loại cơ cấu này có những ưu
điểm và nhược điểm sau:
* Đặc điểm:
- Là kiểu cơ cấu về hình thức và chức năng chỉ có bộ phận trực tuyến mới có
quyền ra lệnh trực tiếp còn các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ tham mưu, tư vấn
cho người lãnh đạo.


9

- Người lãnh đạo toàn quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về mọi quyết
định của mình.
- Trong công việc, người lãnh đoạ sử dụng các bộ phận chức năng để chuẩn bị
cho việc ra quyết định hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định.
* Ưu điểm:
Bộ máy tổ chức của công ty linh hoạt, gọn nhe, các phòng chức năng đáp ứng
được yêu cầu công việc đề ra. Ưu điểm của nó là thay vì toàn bộ công việc đều đến tay
giám đốc thì nay được chia bớt cho các phòng ban chức năng gánh vác và chịu trách
nhiệm đối với công việc được giao, vì thế sẽ hạn chế được những quyết định sai lầm,
gây thiệt hại, thói cửa quyền độc đoán, nhằm vụ lợi cá nhân. Mặt khác việc chia bớt
quyền lực cho những người đứng đầu phòng ban để tạo cho họ sự hưng phấn và hoàn
thành tốt công việc.
* Nhược điểm:
Phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến và bộ phận

chức năng. Do vậy, phải thường xuyên tổ chức cuộc họp giữa 2 bộ phận này.
1.1.1.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Nhìn vào sơ đồ ta thấy bộ máy quản trị của công ty được chia làm 3 cấp
HĐQT :
Là cấp cao nhất của công ty: là ông Trần Văn Khanh là cấp chỉ huy cao nhất
của công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích đến quyền lợi của mọi cổ
đông, của chính công ty. Đề ra phương hướng và chiến lược kinh doanh của công ty.
Ban Giám đốc.
Do HĐQT bổ nhiệm. Ông: Nguyễn Minh là người trực tiếp tổ chức và điều hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị
và pháp luật của nhà nước về tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh, đối nội và đối
ngoại của công ty, cơ bản là thực hiện các chức năng.
• Tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ
• Lập kế hoạch tổng thể dài hạn và ngắn hạn
• Đầu tư xây dựng cơ bản
Phó Giám Đốc: là người giúp đỡ giám đốc theo các trách nhiệm được giao.
Phòng ban chức năng.
* Phòng XNK-KH:


10

Lập kế hoạch và các nghiệp vụ xuất nhập khẩu của công ty, phụ trách trong
việc chỉ đạo hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Nhiệm vụ cơ bản
của họ là:
+ Phân bổ kế hoạch hàng tháng, quý cho các phân xưởng
+ Xây dựng kế hoạch khai thác, khả năng hợp tác sản xuất với bên ngoài
+ Chỉ đạo xây dựng, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng gia
công với đối tác trong và ngoài nước
+ Nghiên cứu khảo sát thị trường, đề xuất các giải pháp cụ thể trong hoạt động

kinh tế đối ngoại trên cơ sở pháp luật hiện hành về công tác xuất nhập khẩu.
+ Tổ chức sử dụng và quản lý vật tư trong công ty
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tuyên truyền và giới thiệu sản
phẩm của công ty.
+ Tiếp nhận và giao dịch trực tiếp với khách hàng
* Phòng kỹ thuật.
Chức năng: Tham mưu giúp đỡ giám đốc về công tác xử lý sử dụng kế hoạch và
biện pháp dài hạn, ngắn hạn áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào trong
thiết kế, sản xuất sản phẩm.
Nhiệm vụ:
+ Quản lý quy trình công nghệ: Xây dựng và quản lý dây truyền sản xuất quy
trình công nghệ theo dõi kiểm tra và hướng dẫn thực hiện quy trình quy phạm đã đề ra.
+ Xây dựng và điều chỉnh mức tiêu hào vật tư trong tháng, có báo cáo kết quả
thực hiện và định mức của công ty
+ Xây dựng kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty theo
thường kỹ
+ Phối hợp với phòng tổ chức huấn luyện nhân viên sử dụng và bảo quản máy
móc thiết bị công nghệ của công ty.
+ Kiểm tra chất lượng các lô hàng hoá giải quyết các khiếu nại về chất lượng
hàng hoá.
* Phòng tài vụ:
Chức năng: tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý tài chính của công ty.
Nhiệm vụ:
+ Lập và thực hiện các kế hoạch về kế toán, thống kê, tài chính


11

+ Theo dõi kịp thời, liên tục và có hệ thống các số liệu về lương, tài sản, vốn
và quỹ của công ty

+ Quyết toán tài chính hàng tháng, quý năm theo đúng thời gian và biểu mẫu
quy định
+ Hạch toán kinh tế cho từng thời kỳ, xây dựng giá thành cho từng sản phẩm.
+ Nộp thuế đầy đủ theo quy định của nhà nước, lập và trình duyệt kế hoạch thu
chi tài chính với cấp trên.
* Phòng Tổ chức
Chức năng: Tham mưu với giám đốc các vần đề trong tổ chức lao động và tiền
lương, tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật trong lao động sản xuất.
Tuyển dụng và đào tạo lao động cho công ty.
Nhiệm vụ:
+ Xây dựng mô hinh bộ máy quán lý công ty, mô hình bộ máy quản lý phân xưởng
+ Xây dựng quy chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận,
phòng ban phân xưởng, bổ sung nhiệm vụ cho các đơn vị trong từng giai đoạn.
+ Xây dựng định mức lao động, định biên cán bộ quản lý
+ Thực hiện thường xuyên công tác đào tạo tuyển dụng lao động mới để luôn
đảm bảo lao động cho công ty
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất
+ Tổ chức bảo vệ tuần tra canh gác bảo vệ tài sản cho công ty.
* Phòng Hành chính.
Chức năng: thực hiện công tác quản lý hành chính, công tác y tế chăm lo sức
khoẻ của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Nhiệm vụ: Làm công tác quản lý hành chính tiếp khách của công ty, công tác
vệ sinh, y tế khám cấp thuốc cho cán bộ công nhân viên…
* Phòng marketing:
+ Nghiên cứu tình hình môi trường kinh doanh: các chính sách của Đảng, Nhà
nước, hệ thống pháp luật
+ Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh
+ Xác lập định hướng chiến lược phát triển toàn diện Công ty, các chính sách
phát triển, các kế hoạch dài hạn.
+ Xây dựng chiến lược Maketing, chính sách maketting phù hợp với từng giai

đoạn phát triển, từng sản phẩm, từng dịch vụ.


12

+ Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, chiến lược, chiến thuật nâng cao
sức mạnh canh tranh của Công ty.
+ Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng
+ Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu
+ Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng
+ Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu
+ Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường
mong muốn
+ Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy
thoái, và đôi khi là hồi sinh.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P: sản phẩm, giá
cả, phân phối, chiêu thị; 4C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin. Đây là kỹ
năng tổng hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C.
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.


13

Bảng 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012-2014
So sánh
2013/2012

2014/2013
Số


STT
Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số

Số tuyệt đối

tương

Số tuyệt đối

tương

(+/-)

đối(%

(+/-)

đối(%

)

1

Năng lực sản xuất

2

Tổng vốn kinh

3
4

doanh
Tổng số lao động
Tổng doanh thu

5
6
7
8

triệu
chiếc
Đồng

)

4720

5000


5500

280

105,9

500

110

10.000.00.000

10.000.00.000

10.000.00.000

0

100

0

100

131,2
250
92,2 25.969.325.765
92,7 2.388.976.650
109
500.000

100,5
0,53
92,7
23,9

113,5
161,4
172,4
114
116,8
172,6

Người
1410
1850
2100
440
Đồng 45.839.567.306 42.252.870.525 68.222.586.290 (3.586.696.781)
Lợi nhuận sau thuế Đồng
3.555.153.951 3.296.234.121 5.685.210.771
(258.919.830)
Thu nhập bình quân Tr.đ/ng
3.200.000
3.500.000
4.000.000
300.000
Tỷ suất LNst/DT
%
7,76
7,8

8,33
0,04
Tỷ suất LNst/VKD
%
35,5
32,9
56,8
(2,6)

(Nguồn: Phòng kế toán- thống kê)


14

Nhận xét:
Nhìn vào bản báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên, ta có thể thấy
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát đạt cụ thể là lợi nhuận của
năm 2014 tăng so với năm 2013 là 61,4%.
Tuy năm 2013 là 1 năm thất bại của công ty. Công ty bị thua lỗ 3.586 tỷ đồng
giảm 7,82% so với năm 2012. Tuy nhiên, công ty đã nỗ lực không ngừng để đạt được
1 doanh thu tương đối lớn vào năm 2014. Để làm được điều này, không thể không kể
đến 1 phần đóng góp không nhỏ của các cán bộ công nhân viên của công ty với những
chiến lược hoạt động sản xuất, chiến lược marketing giúp công ty có những gặt hái
những thành quả tốt nhất.
Năm 2013, doanh thu của công ty giảm, lợi nhuận sau thuế cũng giảm
258.919.830 đồng còn 3.296.234.121, bằng 7,28% lợi nhuận sau thuế của năm 2012.
Năm 2014, lợi nhuân sau thuế tăng 2.388.976.650 đồng, tăng 72,4% so với năm 2013.
Nguyên nhân của sự tăng giảm này đều do sự tăng giảm của các chi phí nguyên vật
liệu, tiền lương tối thiểu,… Năm 2014, chi phí nguyên vật liệu giảm xuống làm cho
giá thành sản phẩm giảm, chính vì thế làm tăng khả năng cạnh tranh dẫn đến làm tăng

lợi nhuận của công ty.
Nhìn vào thu nhập bình quân của người lao động, ta cũng thấy qua các năm, số thu
nhập bình quân cũng tăng đáng kể (năm 2014 tăng 500000đ/người so với năm 2013). Đây
chính là điểm thu hút được phần lớn nhân công làm việc tại công ty.
Trải qua 3 năm hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng
Long công ty đã đạt được những thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng gặp phải những
khó khăn trên con đường tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong
những năm qua công ty đã thu được những thành công nhất định như lợi nhuận của
công ty cũng như thu nhập bình quân của người lao động ngày một tăng.
1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty TNHH may Hưng Nhân.
1.4.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ
1.4.1.1. Đặc điểm sản phẩm
Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực may mặc, mà chủ yếu là hoạt động gia
công xuất khẩu do vậy hầu như các mặt hàng chủ yếu mà công ty sản xuất ra qua các
năm không có gì thay đổi, có chăng nếu có sự thay đổi thì điều này phụ thuộc vào
khách hàng là chính còn công ty chỉ có nhiệm vụ nhận đơn hàng và gia công.


15

Do vậy có thể tổng hết những mặt hàng chủ yếu mà công ty sản xuất trong thời
gian qua là:
+ Áo jacket: Đây là mặt hàng truyên thống của công ty. Loại sản phẩm này đòi
hỏi trình độ tay nghề, máy móc kỹ thuật cao, và đây cũng là sản phẩm mũi nhọn đóng
góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu và tiêu thụ của công ty. Hiện nay, công ty
đang đưa ra thị trường rất nhiều chủng loại áo jacket khác nhau cho khách hàng lựa
chọn. Trong những năm tới, mặt hàng này cũng vẫn sẽ là sản phẩm chủ lực của công
ty trong chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu về loại
sản phẩm này là: Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Anh, Thuỵ Sỹ.
+ Áo sơ mi: Áo Sơ mi cũng là mặt hàng truyền thống của công ty. Về quy trình

sản xuất đơn giản hơn áo jacket nhưng yêu cầu về kỹ thuật cũng đòi hỏi tươg đương.
Hiện nay, công ty đang cố gắng tăng cường trang thiết bị, thắt chặt quản lý để nâng
cao chất lượng sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm áo sơ mi cao cấp, chất
lượng cao. Cùng với các biện pháp đó, công ty cũng sẽ thực hiện chiến lược đa dạng
chủng loại mẫu mã sản phẩm để đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Thị trường chủ yếu
xuất khẩu của công ty là Đức, Bỉ, Pháp, Nga, Mỹ,…
+ Quần Âu nam & nữ
+ Và một số sản phẩm may mặc khác.
1.4.1.2. Thị trường tiêu thụ


16

Bảng 1.2. Bảng các mặt hàng chủ yếu và thị trường hiện tại của công ty
TNHH may Hưng Nhân
STT Mặt hàng
Năm 2012
1
Áo Jacket Nhật, EU, Thụy sỹ, Nhật,

Năm 2013
Thụy
sỹ,

Hàn Quốc, Canada, Quốc,Canada,Mehico,

Năm 2014
Hàn Nhật,Mỹ, Canada,
Mỹ, Mehico, Anh,...


Philippin, Anh,...
DubaiU.A.E, Tây Ban Nha,...
dệt Hàn
Quốc,
Mỹ, Nhật, EU, Tây Ban Nha,...
Nhật, EU, Mỹ...

2

Áo

3

kim
Jile

Canada...
Slovakia, Nhật, Hàn Pháp,

Sơ mi

Quốc
Hàn Quốc

Quần

Czech
Mỹ, Đài Loan, EU, Nhật, Mỹ, singapore, Nam Nhật,EU,HồngKông

Veston


Slovakia,...
Nhật, Hàn Quốc, Mỹ

4
5
6

Czech,

Hàn HànQuốc,Đài Loan,

Quốc, Nhật...
Pháp, Hàn Quốc, Mỹ...

Đức, Pháp...
Hà Lan, EU, Nhật,

phi...
,Mỹ...
Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đài Đài Loan, Mỹ, EU,
Loan,..

7

Comple

Đức,

Hàn


Quốc,

Anh,

Tây Ban Nha..
Hàn quốc, Đài Loan. Mỹ...
Mỹ, EU, Brazil...
(Nguồn : Phòng Xuất nhập khẩu )

Qua bảng thống kê, ta thấy thị trường tiêu thụ khá ổn định và được mở rộng
thêm như Nam Phi, DuBai, Trung quốc, Đức,…tuy sản lượng chưa cao nhưng đó cũng
là dấu hiệu đáng mừng. Đặc biệt hơn cả là sản lượng tiêu thụ trên thị trường to lớn là
Mỹ đã tăng lên đáng để, và đã xuất khẩu được sang các thị trường khó tính châu Âu.
Điều này khẳng định thêm rằng sản phẩm của công ty đã đáp ứng được thị trường
quốc tế hay nói cách khác là sản phẩm có chất lượng ngày càng cao hơn.


17

Bảng 1.3. Danh mục thị trường của công ty Hưng Nhân
STT

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Thị
trường
Tổng
Tây Ban

SL.Năm
2012
(chiếc)
5.045.784

Tỷ lệ(%)
năm 2012

SL.Năm
2013


100%

(chiếc)
5.200.000

Tỷ lệ%
năm 2013

SL.Năm
2014

100%

(chiếc)
5.450.000

Tỷ lệ (%)
Năm 2014
100%

Nha
Anh
Nhật bản
Hà Quốc
Philippin
Mỹ
Canada
Mexico
Quata
Indonesia

Brazil
Phần lan
Slovakia
Đức
Pháp
Trung

2.674

0,53

-

-

54.500

1

7.568
85.879
5.100
100
3.733.880
160.000
160
800
250
2.500
540

3.200
-

1,5
17,02
1
0,002
74
3,2
0,32
0,012
0,005
0,05
0,1
0,6
-

12.480
561.600
57.200
160
4.222.400
218.400
26.000
11.960
26.000
37.960
33.280

0,24

10,8
1,1
0,0031
81,2
4,2
0,5
0,23
0,5
0,73
0,64

54.500
840.000
81.750
4.050.000
220.000
18.000
16.000
18.000
34.000
29.000

1
15,4
1,5
74,3
4
0,5
0,3
0,5

0,8
0,7

Quốc
Đài Loan
Singgapo

-

-

370

0,0072

4.300

0,008

-

-

430

0,0084

-

-


-

-

70

0,00134

100

0,002

-

-

260

0,005

400

0,0075

-

-

130


0,002
2.700
0,005
(Nguồn: Phòng kế toán)

re
DuBai.U
AE
Nam Phi


18

Dệt may là ngành sản xuất đòi hỏi vốn ít và nhiều lao động, do vậy không thể
tránh khỏi kinh doanh trong một ngành với nhiều đối thủ cạnh tranh sản xuất những
mặt hàng tương tự khu vực phía Bắc đại diện có May 10, may Thăng Long,
Hanosimex, may Hưng Long,..và các công ty may năm tại các tỉnh như May Hưng
Yên, Nam Định , Đáp Cầu của Bắc Ninh…. Tuy nhiên các sản phẩm của công ty được
đánh giá khá cao và có thể nói đây là một công ty khá mạnh trong ngành. Bằng việc
theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng sản phẩm bằng chất lượng sản phẩm và uy tín
của công ty trong suy nghĩ của khách hàng. Công ty đã không ngừng duy trì sản phẩm
truyền thống, khách hàng truyền thống mà còn tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới cho
sản phẩm truyền thống và tìm hiểu nhu cầu mới của khách hàng mà đáp ứng. Ban lãnh
đạo công ty nhận định rằng khi nước ta giờ đã là thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới WTO thì môi trường cạnh tranh công bằng và còn khốc liệt hơn
nữa, bởi sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trong này này sẽ nhảy vào.
Do đó không còn cách nào hơn là cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng và giá thành sản
phẩm để tiếp tục tồn tại và phát triển.
1.4.1.3. Đánh giá sản lượng tiêu thụ qua các năm.

Trong thời gian qua, công ty đã từng bước cố gắng đẩy mạnh công tác sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, những năm gần đây công tác tiêu thụ tại công ty không
ngừng được nâng cao cả về mặt số lượng các sản phẩm tiêu thụ và mặt giá trị thể hiện
qua giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện.
Bảng 1.4: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu.
Đơn vị tính: triệu chiếc
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

SL tiêu thụ

KH
4720

TH
4700

KH
5000

TH
5300

KH
5500


TH
5789

Xuất khẩu

4639

4611

4880

5160

5340

5615

81

89

120

140

160

174


Nội địa

(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy các sản phẩm của công ty xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn:
chiếm 98,1% vào năm 2012, nhưng con số này vào năm 2013 chỉ là 96,9%. Điều này thể
hiện tỷ trọng hàng xuất khẩu có giảm giữa các năm gần đây, tuy nhiên hàng hoá của công


19

ty lại bán tốt ở thị trường trong nước và nếu nhìn vào số tuyệt đối năm 2012 tiêu thụ 89
triệu sản phẩm nhưng đến cuối năm 2014 theo thống kê là 174 nghìn sản phẩm.
- Năm 2012: Sản phẩm tiêu thụ nội địa tăng 9,8% so với kế hoạch và 2,4% vào
năm 2014. Cũng trong năm này, công ty không đạt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm (chỉ đạt
99,6%) hụt 20 nghìn sản phẩm trong đó sản phẩm xuất khẩu hụt 28 nghìn sản phẩm
nhưng sản lượng tiêu thụ nội địa của công ty tăng 8 nghìn sản phẩm. Đây là một thành
công tuy rằng con số ở mức khiêm tốn nhưng nói lên phần nào uy tín về sản phẩm ở
thị trường trong nước.
Sở dĩ năm 2012, công ty không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là do một số
nguyên nhân chủ quan của công ty, công tác điều hành sản xuất, cân đối cung ứng vật
tư chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ. Trình độ nghiệp vụ cán bộ xuất nhập khẩu
còn hạn chế, công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều bất cập vì do ảnh hưởng của
lạm phát tài chính châu Á, thị trường hàng hoá nói chung và ngành may mặc trên thế
giới có nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hôi xuất khẩu của công ty
nhưng rất may thị trường may mặc trong nước khá ổn định nên số lượng sản phẩm tiêu
thụ trong nước tăng khá cao. Ngoài ra, công ty chưa có các biện pháp kịp thời khắc
phục tồn tại yếu kém của các bộ phận.
- Năm 2013: Bằng việc khắc phục phần nào những nhược điểm của năm trước,
tích cực chỉ động khai thác tìm kiếm nguồn hàng nên sản lượng tiêu thụ của công ty đã
vượt kế hoạch, sản phẩm xuất khẩu tăng 280 nghìn, sản phẩm nội địa tăng 20 nghìn

sản phẩm so với kế hoạch. Những số liệu trên đã nói lên sự chuyển mình của công ty,
nó phản ánh sự tiến bộ trong công tác tiêu thụ sản phẩm cũng như hoạt động kinh
doanh của công ty. Tuy nhiên so với thị trường nội địa là thị trường đầy tiềm năng thì
số lượng sản phẩm trên là quá nhỏ bé.
- Năm 2014: Là năm thành công của công ty so với các năm trước. Sản lượng
tiêu thụ tăng khá bằng 105,2% kế hoạch năm 2014, về số tuyệt đối tăng 289 nghìn sản
phẩm so với kế hoạch năm 2014 và tăng 489 nghìn sản phẩm so với số thực hiện năm
2013. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2014 tăng lên là do toàn thê cán bộ công
nhân viên thực hiện tốt kế hoạch sản xuất về chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó,
công ty có một số đổi mới trong quản lý và công tác thị trường như tổ chức thực hiện
việc nghiên cứu, thiết kế mẫu thời trang, tổ chức sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc ra
thị trường trong nước và nước ngoài. Từ đó, bên cạnh hàng xuất khẩu công ty đã tung


20

ra thị trường nội địa một số lượng sản phẩm lớn hơn mọi năm và được người tiêu dùng
tỏng nước chấp nhận và đánh giá cao.
1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty TNHH may Hưng Nhân

Bộ phận chuẩn bị sản xuất

Công đoạn cắt
BTP/ Ép MEX

Công đoạn
Thêu in/ đính cườm

Công đoạn May


Công đoạn
Giặt/ Mài

Công đoạn Là - Gấp

Công đoạn đóng gói/
đóng hòm/ hộp

Kho thành phẩm
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình sản xuất
- Chuẩn bị sản xuất: Căn cứ kế hoạch sản xuất tiến hành chế thử sản phẩm, nghiên
cứu xây dựng các quy trình, hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật, làm việc thống nhất với
khách hàng nếu có phát sinh; Chuẩn bị các loại máy móc thiết bị mẫu dưỡng, mẫu gá và
các tài liệu liên quan, chuẩn bị đầy đủ các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.


21

- Công đoạn cắt bán thành phẩm, ép mex: Chịu trách nhiệm cắt các loại nguyên,
phụ liệu (Dựng, mex…) theo mẫu của bộ phận CBSX. Ép mex vào các chi tiết theo
quy định, quy trình công nghệ: Cắt- Là – Ép – May, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp
thời bán thành phẩm cho công đoạn thêu, in, đính cườm (nếu có) và công đoạn may.
- Công đoạn thêu, in, đính cườm: Theo quy trình công nghệ của sản phẩm.
Công đoạn thêu, in đính cườm có thể trước hoặc sau công đoạn may. Công đoạn thêu,
in, đính cườm, chịu trách nhiệm thêu, in, đính cườm các hoạ tiết vào chi tiết trên sản
phẩm, hình dáng, vị trí, nội dung các hoạ tiết theo quy định, của bảng YCKT.
- Công đoạn may: Chịu trách nhiệm lắp ráp các chi tiết để tạo thành sản phẩm,
thùa khuyết, đính cúc, đính phụ liệu trang trí theo quy định cụ thể của từng đơn hàng.

- Công đoạn giặt hoặc màu: (Chỉ áp dụng cho những đơn hàng yêu cầu
giặt/mài) chịu trách nhiệm giặt, hoặc mài sản phẩm hoàn thành sau công đoạn may
theo yêu cầu cụ thể của từng đơn hàng.
- Công đoạn là, gấp: Chịu trách nhiệm là, treo thẻ bài, thẻ giá,.. Ép và gấp các
loại sản phẩm cùng với các loại phụ liệu (Giấy chống ẩm,..), theo quy định của QTCN
Là- Gấp – Đóng hòm.
- Công đoạn đóng gói, đóng hòm hộp: Chịu trách nhiệm bao gói sản phẩm,
đóng hộp các sản phẩm cao cấp. Và cuối cùng đóng vào thùng carton theo quy định
của QTCN Là - Gấp- Đóng hòm theo tỷ lệ và số lượng quy định cụ thể của từng đơn
hàng hoặc khớp bộ, treo lên giá quy định đối với sản phẩm treo móc.
- Kho thành phẩm: Sản phẩm, thành phẩm kiểm tra đạt yêu cầu được chuyển
vào kho và sắp xếp theo từng khách hàng, từng địa chỉ giao, có phân biệt màu sắc và
cỡ vóc sản phẩm theo từng lô hàng. Chịu trách nhiệm, bốc rỡ, nhập, xuất, kho cho sản
phẩm đã hoàn tất tới khách hàng, hoặc các đại lý, trung tâm thương mại, cửa hàng giới
thiệu sản phẩm.
- Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện ở cuối mỗi công đoạn sản xuất, nhằm
phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng sai hỏng hàng loạt, khắc phục, loại bỏ (nếu
cần) những sản phẩm và bán thành phẩm không đạt yêu cầu trước khi chuyển sang
công đoạn sau.
Đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty Hưng Nhân
Nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất, là
cơ sở vật chất chủ yếu hình thành lên sản phẩm. Chất lượng của một sản phẩm phụ
thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm đó.


22

NVL của công ty bao gồm: Nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ
Nguyên vật liệu chính và phụ dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất, đối với công ty
thì nguyên vật liệu chính và một số phụ là do khách hàng cung cấp và được chuyển về từ

nước ngoài như vải, mex, xốp, kèm theo phụ liệu như khoá, cúc, khuy, chỉ,...
Qua thực tế các năm làm gia công cho khách hàng, nhìn chung nguyên vật liệu và
phụ liệu gửi sang đảm bảo chất lượng về độ bền cơ lý, độ co dãn và về màu sắc. Tuy
nhiên, có nhược điểm là hàng về không đồng bộ, gây nhiều khó khăn cho việc điều độ
cung cấp vật tư cho các phân xưởng để sản xuất sản phẩm và giao hàng đúng hẹn.
1.4.3. Tình hình lao động của công ty TNHH may Hưng Nhân.
Như chúng ta đều biết yếu tố nguồn nhân lực là trung tâm của mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, hơn nữa do đặc thù của ngành
sản xuất là sử dụng nhiều lao động nên ban giám đốc công ty hết sức quan tâm đến
vấn đề tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty. Là
doanh nghiệp cổ phần có vốn của nhà nước ngay ngày đầu thành lập, Công ty TNHH
may Hưng Nhân chỉ có khoảng 540 cán bộ công nhân viên trong đó là 55 cán bộ quản
lý kinh tế và kỹ thuật. Cho đến nay cán bộ công nhân viên đã tăng lên hơn 2.100 người
( tính đến hết ngày 31/12/2014)


23

Bảng 1.5. Cơ cấu lao động của công ty may Hưng Nhân
Năm

Năm

Năm

2012
Số

Tỷ


2013
Số

Tỷ

2014
Số

Tỷ

lượng

trọng

lượng

trọng

lượng

trọng

(người)
1.410

(%)
100

(người)
1.850


(%)
100

(người)
2.100

(%)
100

1200

85

1350

73

1900

90

210

15

500

27


200

10

- Đại học

134

9

235

13

456

22

- Cao đẳng

210

14

315

17

327


15

- Trung cấp

518

36

780

42

846

40

- Phổ thông
Theo giới tính

548

41

520

28

471

23


- Nữ

775

55

1167

63

1226

58

- Nam

635

45

683

STT

1
2

Phân loại


Tổng
Theo tính chất lao
động
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp

3

4

Theo trình độ học vấn

37
874
42
( Nguồn: Phòng nhân sự )

Nhận xét:
- Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy cơ cấu theo tính chất lao động có sự chênh
lệch rõ rệt, số lượng lao động gián tiếp khá thấp (năm 2014 giảm 300 người tương ứng
với 17% so với năm 2013), cho thấy bộ máy quản lý đã được thu gọn.
- Xét cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, ta thấy trình độ đại học, cao đẳng
năm 2014 đều tăng so với năm 2013. Nhưng xét trung trong tổng số lao động thì tỷ lệ
này là chưa cao(chỉ chiếm 37% so với tổng số lao động của công ty), như vậy, trong
tương lai công ty phải nâng cao chuyên môn trình độ đại học, cao đẳng.
- Xét theo cơ cấu nam nữ: ta thấy tỉ lệ nam năm 2014 là 874 người chiếm 42%
so với tổng lao động toàn công ty; trong khi đó, tỉ lệ nữ là 1226 người chiếm 58% so
với tổng lao động toàn công ty. Như vậy, sự chênh lệch giữa nam và nữ là không



24

nhiều, do đặc thù ngành của công ty là sản xuất hàng may dệt, máy móc dệt may nên
có sự chênh lệch này.
Về thời gian lao động.
Căn cứ vào tình hình sản xuất quy định thời gian sử dụng lao động như sau:
Đối với CBCNV làm việc 24 công / tháng
Đối với công nhân sản xuất trực tiếp như công nhân may, là giặt… do tình hình
sản xuất, yêu cầu phải giao hàng gấp thì huy động thêm làm việc cả chủ nhật và sẽ
được tính lương 200% so với ngày công bình thường nếu làm thêm vào các ngày lễ tết
như 30 - 4 hay 1- 5 thì được tính lương 300%( Theo quy chế thời gian sử dụng lao
động của công ty). Thời gian làm việc 8h/ngày.
Về an toàn lao động
Tuỳ tính chất công việc phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị phòng hộ lao động
(quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, giầy dép...).
Người lao động trước khi bố trí lao động ở công ty, tuỳ theo nghề nghiệp
chuyên môn cụ thể đều phải học nội quy, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, bảo
hộ lao động, phòng chống cháy nổ và phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đó.
Người lao động làm việc ở bộ phận nào phải làm vệ sinh công nghiệp ở bộ phận
đó, giữ gìn quản lý công cụ lao động tại nơi làm việc phải đảm bảo sạch sẽ gọn gàng.
Sau giờ làm việc phải được sắp xếp gọn gàng trước khi đi về. Người lao động có
quyền từ chối làm việc nơi không đảm bảo an toàn lao động.
Khu sản xuất được trang bị đầy đủ: đèn hệ thống thông gió, sưởi ấm, để tạo
điều kiện làm việc tốt cho công nhân trong thời gian làm việc.
Đội phòng cháy chữa cháy có: 40 người
Bình cứu hoả có: 90 người
1.4.4. Tình hình vật tư
Ngay từ ngày đầu mới thành lập, công ty đã có một số máy móc thiết bị khá và
được nhập chủ yếu từ các nước Nhật và Đài loan…



25

Bảng 1.6. Thiết bị của công ty trong ngày đầu thành lập
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chủng loại
Máy may công nghiệp
Máy may công nghiệp
Máy vắt sổ 5-7 kim
Máy thùa khuy
Máy bổ túi
Máy dò kim
Máy thêu
Máy giặt sấy
Tổng số

Số lượng
248
215
12
14

4
1
1
5
500

Xuất sứ
Đài loan
Nhật Bản
Nhật Bản
Đài loan
Nhật bản
Nhật bản
Đài loan
Đài loan
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)

Khi nền kinh tế có sự chuyển biến, thị trường hàng dệt may trở nên sôi động
hơn, thì công ty đã nhanh chóng thay đổi hướng đi của mình là sản xuất, gia công phục
vụ nhu cầu xuất khẩu là chính. Lúc này thiết bị của công ty được đầu tư lúc đầu đã lạc
hậu không đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu. Do vậy công ty đã tiến hành mua sắm,
lắp đặt một số máy móc mới để thay thế dần máy móc cũ cho đến nay, công ty đã có
một số máy móc khá lớn và hiện đại.
Hiện nay thiết bị của công ty khá là hiện đpại, và rất phù hợp với nhiệm vụ sản
xuất của công ty. Theo tình hình phát triển của nền kinh tế quốc gia, khu vực và thế
giới và ngành dệt may nói riêng thời gian qua của công ty may Hưng Nhân thì số hợp
đồng xuất khẩu đã tăng nhiều do đó công ty đã đầu tư vào mua sắm thêm trang thiết bị
và giờ nó lên tới gần 1800. Do vậy sản lượng của công ty hàng năm lên tới
5.500.000sản phẩm.
Tuy nhiên thì việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc cũng được công ty hết sức quan tâm.

Hàng tháng phòng kỹ thuật cơ điện của công ty đề có kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa máy
móc trang thiết bị cho từng phân xưởng theo các chế độ sau.
+ Tiểu tu

: 3 tháng/lần

+ Trung tu

: 6 tháng /lần

+ Đại tu

: 1 năm/lần

Mỗi phân xưởng đều có cán bộ kỹ thuật được giao nhiệm vụ theo dõi kiểm tra,
bảo dưỡng máy thường xuyên hàng ngày
Bảng 1.7. Danh mục toàn bộ thiết bị năm 2012
STT
Tên thiết bị
1
Máy may CN
2
Máy may CN

Số lượng
461
324

Nhãn hiệu
Tungshing

Juki

Nước SX
Đài loan
Nhật


×