Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.42 KB, 43 trang )

1

MỤC LỤC


2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Định nghĩa

1.1.

Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch
kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định.
Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú
trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng
hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản, thời kỳ xem
thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong
nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự
thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi
vào bên tài sản có.
Khi nói đến cán cân thanh toán quốc tế cần chú ý đến 2 yếu tố, một là các giao
dịch kinh tế quốc tế diễn ra giữa một nước với phần còn lại của thế giới; hai là các chủ
thể của các quốc gia và phần còn lại của thế giới tham gia vào các giao dịch.
Các chủ thể có thể là các cá nhân hoặc các tổ chức. Các công dân sống vĩnh viễn
ở một nước, các cơ quan của chính phủ trung ương và địa phương, các doanh nghiệp
và các tổ chức phi lợi nhuận của một nước cũng được coi là các chủ thể của các giao
dịch kinh tế
Các tổ chức quốc tế (như Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng tái
thiết và phát triển quốc tế) không phải là các chủ thể quốc gia mà là các chủ thể có


phạm vi hoạt động vượt ra ngoài biên giới của quốc gia. Do đó, các giao dịch của
chúng với các chủ thể khác được gọi là các giao dịch quốc tế và được hạch toán vào
cán cân thanh toán của nó
Phân loại

1.2.

1.2.1. Tài khoản vãng lai

Tài khoản vãng lai được chia thành bốn mục: hàng hóa, dịch vụ, thu nhập và
chuyển giao vãng lai. Chúng ta gọi những giao dịch được ghi lại trong tài khoản vãng
lai là các giao dịch thực.


Hàng hóa là các giao dịch cho thấy những thay đổi trong quyền sở hữu của các sản
phẩm hữu hình. Những mục này gồm có hai loại: hàng tiêu dùng (như thực phẩm,


3

quần áo và thuốc men) và hàng tư bản (máy móc và phương tiện vận tải chẳng hạn).
Mục dịch vụ gồm các khoản như giao thông vận tải, bảo hiểm và du lịch.


Thu nhập cho thấy các khoản thu được từ nước ngoài bởi đối tượng thường trú (bên
có) và các khoản thu của đối tượng phi thường trú trong nền kinh tế của chúng ta (bên
nợ). Ví dụ bao gồm lương của đối tượng thường trú trong nước làm việc ở nước ngoài
chưa tới một năm, lãi vay nước ngoài và cổ tức của các khoản đầu tư ra nước ngoài.




Chuyển giao vãng lai là quà tặng bằng tiền hay hiện vật cho đối tượng phi thường trú
hay của đối tượng phi thường trú, kể cả cá nhân và chính phủ nước ngoài. Một hình
thức chuyển giao đặc biệt quan trọng là tiền gửi về nhà do những lao động làm việc ở
nước ngoài hơn một năm. Những khoản chuyển tiền này, nhằm hỗ trợ các gia đình
trong nước (đối tượng thường trú), không được tính vào mục thu nhập vì những lao
động này được xem là đối tượng phi thường trú - họ chính là người thường trú của
nước ngoài nơi họ đang sống và làm việc.

1.2.2. Tài khoản vốn và tài chính

Mục chính trong tài khoản vốn là chuyển giao vốn. Chuyển giao vốn thường bắt
nguồn từ các chính phủ nước ngoài và được dùng để tài trợ cho các dự án đầu tư và
mua máy móc, thiết bị. Bất kỳ khoản nợ nào được xóa cũng phải được ghi vào mục
này như là phần tương ứng với lần ghi trong mục đầu tư khác.
Tài khoản tài chính có bốn hạng mục chức năng: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián
tiếp, đầu tư khác và tài sản dự trữ. Chúng ta gọi những giao dịch được ghi lại trong tài
khoản vốn và tài chính là các giao dịch tài chính.


Đầu tư trực tiếp tính các khoản đầu tư vào trong nước sở tại bởi các nhà đầu tư nước
ngoài hay của các nhà đầu tư trong nước ra nước ngoài. Đây là các nhà đầu tư nắm giữ
cổ phần (ít nhất là 10 % tổng số vốn) trong một doanh nghiệp với mục tiêu trở thành
người quản lý duy nhất hay đồng quản lý.



Đầu tư gián tiếp là mua cổ phiếu và trái phiếu với ý định kiếm cổ tức và tiền lãi từ
một doanh nghiệp, chứ không phải là đứng ra quản lý doanh nghiệp đó.




Đầu tư khác gồm có các khoản vay chính phủ, tín dụng ngoại thương ngắn hạn và đa
số các giao dịch giữa các ngân hàng thương mại của nước sở tại và phần còn lại của
thế giới. Phần trình bày tiêu chuẩn này của CCTT cũng có cả khoản vay từ Quỹ Tiền
Tệ Quốc Tế, cùng với các khoản nợ khác của ngân hàng trung ương. Cũng được tính
trong bên nợ là việc thanh toán nợ gốc của các khoản nợ hiện hữu và bất kỳ khoản xóa


4

nợ nào. Như đã đề cập ở trên, phần tương ứng của mục xóa nợ được ghi vào bên có
của mục chuyển giao vốn.


Tài sản dự trữ, gồm những thay đổi trong tổng tài sản nước ngoài của ngân hàng trung
ương. Những tài sản này gồm có ngoại hối (tiền mặt, tiền gửi và chứng khoán), vàng,
quyền rút vốn đặc biệt (SDR) và tình hình dự trữ của nước sở tại trong IMF. Tài sản
dự trữ thuộc quyền kiểm soát hoàn toàn của các cơ quan quản lý tiền tệ và thường
được dùng để tài trợ cho thâm hụt CCTT. Ngân hàng trung ương cũng có thể dùng dự
trữ của mình để can thiệp vào thị trường ngoại hối khi muốn tác động đến tỉ giá hối
đoái.

1.3.

Vai trò của cán cân thanh toán
Một là, cán cân thanh toán quốc tế phản ánh kết quả của hoạt động trao đổi đối
ngoại của nước đó với các nước khác và ở một mức độ nhất định phản ánh tình hình
kinh tế - xã hội của một quốc gia thông qua cán cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ
ngoại tệ. Đồng thời cho biết một cách trực quan tình trạng công nợ của một quốc gia

tại một thời điểm nhất định. Cán cân bội thu hay bội chi cho biết nước đó là chủ nợ
hay đang mắc nợ nước ngoài.
Hai là, cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền
kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới và địa vị kinh tế của một quốc gia trên trường
quốc tế. Địa vị này là kết quả tổng hợp của các hoạt động thương mại, dịch vụ và các
chính sách rút vốn ra khỏi nước khác.
Ba là, Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia,
có ảnh hưởng to lớn đến tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia
Như vậy, cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu quan trọng nhất đối với các
nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Một hệ thống số liệu tốt hay xấu trên cán cân
có thể ảnh hưởng đến tỷ giá từ đó sẽ tạo ra những biến động trong phát triển kinh tế xã hội. Thực trạng của cán cân làm cho nhà hoạch định chính sách thay đổi nội dung
chính sách kinh tế. Chẳng hạn, thâm hụt cán cân thanh toán có thể làm chính phủ nâng
lãi suất lên hoặc giảm bớt chi tiêu công cộng để giảm chi về nhập khẩu. Do đó chính
phủ dựa vào cán cân để thiết kế chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và có những đối
sách thích hợp cho từng thời kỳ. Ngoài ra cán cân thanh toán còn được sử dụng như
một chỉ số về kinh tế và tính ổn định về chính trị.


5


6

CHƯƠNG 2
THƯC TRANG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
NHƯNG NĂM QUA
2.1.

Cán cân vãng lai (Khoản muc thương xuyên)
2.1.1. Khái quát chung

Trong 5 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thăng trầm do

ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của
nền kinh tế. Tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định; Lạm phát tăng cao và đặc biệt là
tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày
càng gia tăng. Mặc dù mức thâm hụt hiện nay có xu hướng được cải thiện song tình
trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả
năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế, khi dự trữ ngoại
hối của Việt Nam có tăng nhưng chưa thật sự dồi dào, trong khi sức chống đỡ của nền
kinh tế trong nước còn yếu trước làn sóng hội nhập và rào cản ngày càng được dỡ bỏ.
2.1.2. Cán cân thương mại hàng hóa
2.1.2.1. Đánh giá chung
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa cả nước trong tháng 12/2015 đạt hơn 28 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng
trước; trong đó trị giá xuất khẩu là 13,73 tỷ USD, giảm 1,1% và trị giá nhập khẩu là
14,4 tỷ USD, tăng 4,9%. Trong tháng 11/2015, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu
563 triệu USD.
Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷ
USD, tăng 10% so với năm 2014, trong đó xuất hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng
7,9% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hàng hóa là 165,65 tỷ USD, tăng 12% so
với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 tỷ USD
(tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của c.ả nước) và ngược lại
so với xu hướng thặng dư 2,37 tỷ của năm trước.
Như vậy, so với năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm, kim ngạch xuất nhập
khẩu đã tăng hơn 124 tỷ USD (từ 203,7 tỷ năm 2011 lên 327,76 tỷ USD năm 2015)
nhưng xét về tốc độ tăng thì năm 2015 có tốc độ tăng thấp nhất cả giai đoạn và thấp
hơn nhiều so với mức tăng bình quân 15,8%/năm giai đoạn 2011-2015.


7


Hình 2.1. Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân
thương mại giai đoạn 2006-2015
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Qua biểu đồ 2.1, ta thấy nhìn chung Việt Nam là nước nhập siêu trong giai đoạn
2006-2015, năm 2008 là năm có mức thâm hụt lớn nhất. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến
nay đã có những cải thiện rõ rệt theo chiều hướng dương. Năm 2010, cán cân thương
mại của Việt Nam thâm hụt 12,6 tỷ USD thì đến năm 2011 là 9,84 tỷ USD và đến năm
2012 cán cân thương mại của Việt Nam đã ở mức thặng dư 0,75 tỷ USD. Từ năm
2013đến năm 2014 cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục dương, năm 2014 xuất
siêu lên tới 2 tỷ USD. Nhưng cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thâm hụt
(nhập siêu) đến 3,54 tỷ USD trong năm 2015
2.1.2.2. Xuất nhập khẩu theo loại hình doanh nghiệp
Tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp trong nước
đều thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của khối doanh nghiệp FDI. Khu vực các doanh
nghiệp FDI tiếp tục đóng vai trò lớn trong tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam
khi tỷ trọng của khu vực các doanh nghiệp này trong tổng kim ngạch của cả nước đạt
trên 63%, ngày càng chiếm ưu thế so với khối các doanh nghiệp trong nước.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong năm 2015 đạt 207,85 tỷ
USD, tăng 16,7% so với năm 2014 (trong đó xuất khẩu đạt 110,59 tỷ USD tăng 17,7%,
nhập khẩu đạt 97,26 tỷ USD tăng 15,5%). Trong khi đó khu vực các doanh nghiệp


8

trong nước chỉ đạt 119,91 tỷ USD, tương đương với tổng xuất nhập khẩu của năm
2014 (trong đó xuất khẩu đạt 51,52 tỷ USD và nhập khẩu đạt 68,39 tỷ USD).
- Về xuất khẩu

- Về nhập khẩu


Hình 2.2. Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của doanh
nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước
Nguồn: Tổng cục Hải quan


9

a. Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa
Trong năm 2015, Việt Nam có trao đổi hàng hóa với hơn 200 quốc gia, vùng
lãnh thổ. Trong số các thị trường trên, số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của
xuất khẩu là 29 thị trường với tổng kim ngạch là 147,36 tỷ USD, chiếm gần 90,9%
tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của nhập khẩu là 19 thị trường với
tổng trị giá là 150,42 tỷ USD, chiếm 90,8% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả
nước.
Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2015 đạt 214,9 tỷ
USD, tăng 8,9% so với năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,6%) trong
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch
55,42 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm trước và là châu lục đạt mức tăng trưởng xuất
nhập khẩu cao nhất.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 46,55 tỷ USD, tăng
9,4%; châu Phi là 5,11 tỷ USD, tăng 9,8%; riêng với châu Đại Dương chỉ đạt 5,79 tỷ
USD, giảm tới 16,2%.


10

Bảng 2.1 Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu

của Việt Nam theo châu luc, thị trương/khối thị trương năm 2015
Thị trương

Châu Á
- ASEAN
- Trung Quốc
- Nhật Bản
- Hàn Quốc
Châu Mỹ
- Hoa Kỳ
Châu Âu
- EU (27)
Châu Phi
Châu Đại
Dương

Xuất khẩu
Trị giá
So với
(Tỷ

2014

USD)
79,88
18,16
17,14
14,14
8,93
41,51

33,48
34,25
30,94
3,14
3,33

Nhập khẩu
Trị giá
So với

Xuất nhập khẩu
Trị giá
So với

(Tỷ USD)

2014

(Tỷ

2014

(%)
5,4
-3,7
14,8
-3,8
25,0
17,4
16,9

7,7
10,9
5,9

135,02
23,83
49,53
14,37
27,63
13,91
7,80
12,30
10,45
1,97

(%)
11,1
3,7
13,3
11,2
27,0
22,6
23,8
14,4
17,8
16,6

USD)
214,90
41,99

66,67
28,51
36,56
55,42
41,28
46,55
41,39
5,11

(%)
8,9
0,4
13,7
3,2
26,5
18,6
18,1
9,4
12,5
9,8

-22,9

2,45

-4,9

5,79

-16,2


Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng
hóa cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này đạt 49,52 tỷ USD
tăng 13.9% so với năm 2014. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm
2015 là: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 9,03 tỷ USD, tăng 15% so với
năm 2014; điện thoại các loại và linh kiện: 6,9 tỷ USD, tăng 8,7%; vải các loại: 5,22 tỷ
USD, tăng 12,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 5,21 tỷ USD, tăng
13,9%...
Năm 2015 hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hàn Quốc vào Việt Nam là 27,63
tỷ USD, tăng 27% so với năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,1% của năm
2014. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Hàn Quốc trong năm là: máy vi tính, sản
phẩm điện tử & linh kiện: 6,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2014; máy móc, thiết bị,
dụng cụ và phụ tùng: 5,11 tỷ USD, tăng 62,6%; điện thoại các loại và linh kiện: 3,02 tỷ
USD, tăng 76%; sản phẩm từ chất dẻo: 1,07 tỷ USD, tăng 33,7%; sản phẩm từ sắt
thép: 1,03 tỷ USD, tăng 28,8%...


11

Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản với trị giá đạt 14,37 tỷ USD, tăng 11,15%
so với năm 2014, Đài Loan với trị giá gần 11 tỷ USD giảm nhẹ 0,78%, Thái Lan với
trị giá là 8,28 tỷ USD tăng 16,79%,…
Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam với 33,48 tỷ USD tăng 16,9% so với năm 2014, và là thị trường mà Việt Nam đạt
thặng dư thương mại lớn nhất với 25,68 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu sang
Hoa Kỳ là hàng dệt may với trị giá gần 11 tỷ USD tăng 11,72% và chiếm 32,72% trị
giá hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này, tiếp theo là giày dép các loại với trị giá
trên 4 tỷ USD tăng 22,49%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,83 tỷ
USD tăng 33,68% so với năm 2014,…

Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 16,6 tỷ,
(tăng 11,2%) và 8,93 tỷ (tăng 25.03%) so với năm 2014. Bên cạnh đó xuất khẩu sang
Nhật Bản giảm 3,8%, tương đương giảm 556 triệu USD so với năm 2014.
*Một số mặt hàng xuất khẩu chính


Điện thoại các loại & linh kiện

Đây là nhóm hàng dẫn đầu về đóng góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2015
(tăng 6,58 tỷ USD, chiếm 55,3% mức tăng xuất khẩu của cả nước).
Trong tháng 12, xuất khẩu của mặt hàng này 1,73 tỷ USD giảm 38% so với tháng
trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu trong năm 2015 đạt 30,18 tỷ USD, tăng 27,9% so với
năm 2014, tương đương tăng 6,58 tỷ USD.
Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện của Việt Nam
trong năm qua là EU với 10,11 tỷ USD, tăng19,7 % và chiếm 33,5% tổng trị giá xuất
khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương Quốc Ảrập thống
nhất: 4,48 tỷ USD, tăng 23,3%; Hoa Kỳ: 2,77 tỷ USD, tăng 78,9%; Đức: 1,77 tỷ USD,
tăng 30,4%…so với năm 2014.


Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

Xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 12 đạt 1,31 tỷ USD giảm 13,2% so với
tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2015 đạt 15,61 tỷ USD,
tăng mạnh 36,5% so với năm trước.
EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong năm qua
với 3,2 tỷ USD, tăng 36,8%; tiếp theo làHoa Kỳ đạt 2,83 tỷ USD, tăng 33,6%; sang


12


Trung Quốc đạt 2,65 tỷ USD, tăng 20,8%; sang Hồng Kồng đạt 1,71 tỷ USD, tăng
mạnh 84,2%... so với năm trước.


Máy móc, thiết bị, dung cu & phu tùng

Trong tháng 12/2015, xuất khẩu đạt 758,53 triệu USD giảm 3,1% so với tháng
trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 12 tháng/2015 lên 8,17 tỷ USD,
tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong năm 2015, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 1,67 tỷ USD, tăng
30,1%; sang Nhật Bản: 1,41 tỷ USD,giảm nhẹ 1,5%; sang Trung Quốc đạt hơn
721 triệu USD, tăng 23,14% so với cùng kỳ năm trước.


Hàng dệt may

Trong tháng 12, xuất khẩu đạt 2,21 tỷ USD, tăng 29,1% so với tháng trước, nâng
tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong năm 2015 lên 22,81 tỷ
USD, tăng 9,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 16,4% của năm 2014.
Các thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm qua là: Hoa Kỳ
đạt 10,96 tỷ USD, tăng 11,7%; sang EU đạt 3,47 tỷ USD, tăng 4,2%; sang Nhật Bản
đạt 2,79 tỷ USD, tăng 6,3%; sang Hàn Quốc đạt 2,13 tỷ USD, tăng nhẹ 2% so với năm
2014.


Giày dép các loại

Trong tháng 12 đạt 1,21 tỷ USD tăng 9,9% so với tháng trước. Xuất khẩu giày
dép các loại của Việt Nam năm 2015 đạt 12,01 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2014,

giảm 6,6 điểm phần trăm so với tốc độ tăng 22,9% của năm 2014.
Xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ (22,5%) cao hơn nhiều so với sang EU
(12,3%) nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2015 đạt 4,077 tỷ
USD, chỉ thấp hơn 3 triệu USD so với kim ngạch xuất khẩu sang EU. Tính chung kim
ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường này là gần 8,16 tỷ USD, chiếm 67,9% tổng kim
ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.


Gỗ & sản phẩm gỗ:

Xuất khẩu trong tháng đạt 754,82 triệu USD, tăng 26,2% so với tháng trước,
nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2015 lên 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với
cùng kỳ năm 2014.


13

Tính đến hết tháng 12/2015, nhóm hàng gỗ & sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ
đạt 2,64 tỷ USD, tăng 18,12%; sang Nhật Bản đạt hơn 1 tỷ USD tăng 9,52%; sang
Trung Quốc đạt gần 978 triệu USD tăng 9,51% so với cùng kỳ năm 2014.
Dầu thô



Trong tháng 12 lượng dầu thô xuất khẩu đạt 831 nghìn tấn, đưa lượng dầu thô
xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 đạt 9,18 triệu tấn, giảm 1,3% nhưng kim
ngạch chỉ đạt 3,72 tỷ USD, giảm tới 48,5% so với năm trước.
Dầu thô của Việt Nam trong năm qua chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc:
2,16


triệu

tấn

36%;

sang

Singapore:

1,74

triệu

tấn,

tăng

mạnh

176%; sang Ôxtrâylia:1,33 triệu tấn, giảm mạnh 39%; sang Nhật Bản: 1,4 triệu tấn,
giảm 25% so với năm 2014…


Gạo

Lượng gạo xuất khẩu của cả nước tháng 12 đạt gần 526 nghìn tấn với trị giá đạt
223,36 triệu USD giảm 26,1% về lượng và 26,3% về trị giá. Năm 2015 lượng xuất
khẩu gạo là 6,59 triệu tấn, tăng 4% và trị giá đạt 2,8 tỷ USD, giảm 4,5% so với năm
trước.

Trong năm qua, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam
với 2,1 triệu tấn, tăng 4,8% so với năm2014. Xuất khẩu sang Philippin là 1,14 triệu
tấn, giảm 14,1%; sang Malaixia là 512 nghìn tấn, tăng 8,3%. Riêng xuất sang
Inđônêxia cao đạt 673 nghìn tấn, gấp hơn 2 lần so với năm trước.


Cà phê

Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 12/2015 là 152,5 nghìn tấn, trị giá
đạt 279,2 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 5% về trị giá so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 12/2015, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,34 triệu tấn, trị
giá đạt 2,67 tỷ USD, giảm 20,6% về lượng và giảm 24,8% về trị giá so với cùng kỳ
năm 2014.


Hàng thủy sản

Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12/201 đạt 590,68 triệu USD, giảm 1,7% so
với tháng 11/2015. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015 đạt 6,57 tỷ USD, giảm
16%, tương ứng giảm 1,25 tỷ USD so với năm trước.
Xuất khẩu hàng thủy sản trong năm qua giảm mạnh ở hầu hết các thị trường
chính, cụ thể: sang Hoa Kỳ đạt 1,31 tỷUSD, giảm 23,4%; sang EU đạt 1,16


14

tỷ USD, giảm 17,1%; sang Nhật Bản 1,04 tỷ USD, giảm 13,4%; sang Hàn quốc đạt
572 triệu, giảm 12,2%.
*Một số mặt hàng nhập khẩu chính



Máy móc, thiết bị, dung cu & phu tùng

Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,52 tỷ USD, tăng 14,8% so với
tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong năm 2015 lên 27,59 tỷ USD, tăng mạnh
23,1% so với năm 2014.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt
Nam năm qua với trị giá là 9,03 tỷ USD, tăng 15,02%; tiếp theo là các thị trường: Hàn
Quốc: 5,12 tỷ USD, tăng mạnh 62,6%; Nhật Bản: 4,51 tỷ USD, tăng 19,53%; Đài
Loan: 1,46 tỷ USD, tăng 3,1%... so với cùng kỳ năm 2014.


Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

trong tháng 12 nhập khẩu là 1,76 tỷ USD giảm 13,9% so với tháng trước, đưa
kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2015 của cả nước đạt 23,13 tỷ USD,
tăng 23,4%; trong đó chiếm 92% kim ngạch nhập khẩu là của khu vực FDI với 21,19
tỷ USD, tăng 24,3%.
Kể từ năm 2013 đến nay, Hàn Quốc chính thức vượt Trung Quốc trở thành đối
tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 6,73 tỷ
USD, tăng 33,5%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 5,21 tỷ USD, tăng 13,9%;
Nhật Bản: 2,27 tỷ USD, tăng 18,2%; Đài Loan: 2,19 tỷ USD, tăng mạnh 55,2%;
Singapo: 1,77 tỷ USD, giảm 26,7%;... so với năm 2014.


Điện thoại các loại và linh kiện

Trong tháng 12/2015, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 647,5 triệu USD giảm 22%
so với tháng trước. Trong năm 2015, cả nước nhập khẩu 10,6 tỷ USD nhóm hàng này,
tăng 24,8%; trong đó chiếm 88% kim ngạch nhập khẩu là của khu vực FDI với 9,27 tỷ

USD, tăng 28,3%.
Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường chính cung cấp điện thoại các loại &
linh kiện cho nước ta với trị giá nhập khẩu và tốc độ tăng lần lượt là 6,9 tỷ USD, tăng
9,7% và 3,02 tỷ USD, tăng 76%. Tính chung kim ngạch nhập khẩu từ 2 thị trường này
chiếm tới 94% nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam.


15


Sắt thép các loại

Lượng nhập khẩu trong tháng 12 đạt 1,78 triệu USD với trị giá đạt 667,86 triệu
USD, tăng 44,3% về lượng và 29,5% về trị giá so với tháng 11.2015. Tính đến hết
tháng 12/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 15,7triệu tấn, tăng 33,1% về lượng.
Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân giảm 27,1% nên trị giá nhập khẩu là
7,49 tỷ USD, giảm nhẹ 2,9% so với /span> năm 2014..
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua từ Trung Quốc là 9,6
triệu tấn, tăng mạnh 54% và chiếm tới 61,3% tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này
của cả nước.


Xăng dầu các loại

Hình 2.3. Lượng, kim ngạch và đơn giá nhập khẩu xăng dầu 2009-2015
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Lượng nhập khẩu trong tháng là 1,02 triệu tấn, tăng 6,7%, tuy nhiên do sự sụt
giảm về đơn giá nên trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 430 triệu USD, giảm 4,3% so
với tháng trước.
Năm 2015, lượng nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 10,1 triệu tấn, tăng 19,3%,

nhưng do đơn giá bình quân giảm tới 40,3% nên kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 5,36 tỷ
USD, giảm 28,7%.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua chủ yếu có xuất xứ
từ: Singapore với 3,84 triệu tấn, tăng 48,2%; Thái Lan: 2,28 triệu tấn, gấp gần 3


16

lần; Trung Quốc: 1,76 triệu tấn, tăng 4,6%; Đài Loan: 807 nghìn tấn, giảm 35,8%... so
với năm 2014.


Chất dẻo nguyên liệu

Lượng nhập khẩu trong tháng 12/2015 là hơn 370 nghìn tấn, trị giá đạt hơn
521 triệu USD. Tính đến hết năm 2015, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu
của Việt Nam là 3,92 triệu tấn, tăng 13,7%, kim ngạch nhập khẩu là 5,96
tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2014.
Trong nnăm 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ các thị
trường: Hàn Quốc đạt gần 721 nghìn tấn, tăng 11,77%; Ả rập Xê út đạt 803 nghìn
tấn, tăng 6,63%; Đài Loan đạt 579 nghìn tấn tăng 15,27%; Thái Lan đạt hơn 392nghìn
tấn, tăng 25,55%… so với cùng kỳ năm 2014.


Nhóm hàng nguyên, phu liệu dệt may, da, giày

Tháng 12/2015 nhập khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD, giảm 2,2% so với tháng
trước. Tính đến hết tháng 12/2015, cả nước nhập khẩu 18,3 tỷ USD nhóm hàng này,
tăng 7% so với năm trước. Đây là năm có tốc độ tăng gần thấp nhất trong giai đoạn
2011-2015, chỉ cao hơn tốc độ tăng của năm 2012 (là 1,7%); trong khi đó năm 2011 là

14,8%, năm 2013 là 18,8% và năm 2014 là 15,4%.
Trong năm qua, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc
với 7,62 tỷ USD, tăng 12,5%; Hàn Quốc: 2,82 USD, giảm 0,6%; Đài Loan: 2,33
tỷ USD, tăng 3%; Hoa Kỳ: 1,08 tỷ USD, tăng 40,4% so với năm trước.


Ô tô nguyên chiếc

Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong năm đạt mức cao nhất từ trước
tới nay với 125,6 nghìn chiếc, tăng 77,1%; trị giá nhập khẩu là 2,99 tỷ USD, tăng
88,8% so với năm trước.
Trong đó, lượng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 51,46 nghìn chiếc,
tăng 63%; ô tô tải đạt gần 49 nghìn chiếc, tăng 79,6%; ô tô loại khác đạt 23,94 nghìn
chiếc, tăng 114%; ô tô trên 9 chỗ ngồi đạt 1,25 nghìn chiếc, tăng 34% so với năm
2014.
Đặc biệt, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong quý IV/2015 đạt gần
42 nghìn chiếc, cao hơn tới 12-16 nghìn chiếc so với quý I, II và III.


17

Hình 2.4. Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại theo quý giai đoạn
2012-2015
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam trong
năm với 26,74 nghìn chiếc, tăng mạnh 94,7%; tiếp theo là Hàn Quốc: 26,57 nghìn
chiếc, tăng 58,2%; Ấn Độ: 25,15 nghìn chiếc, tăng 89,1%; Thái Lan: 25,14nghìn
chiếc, tăng 74,4% ... so với cùng kỳ năm 2014.Đặc biệt, nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi
trở xuống từ thị trường Ấn Độ đạt hơn 25 nghìn chiếc, chiếm tới 49% tổng lượng ô tô
loại này nhập khẩu của cả nước và tăng 89% so với năm 2014.

TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN
VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THÁNG 12 VÀ NĂM
2015
Stt

Chỉ tiêu

Số sơ bộ

(A)
I

(B)
Xuất khẩu hàng hoá (XK)
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 12/2015 (Triệu

(C)

1

I.1

2

I.2

3

I.3


USD)
Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 12/2015 so với
tháng 11/2015 (%)
Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 12/2105 so với
tháng 12/2014 (%)

13.735
-1,1
16,5


18

4

I.4

5

I.5
II

6

II.1

7

II.2


8

II.3

9

II.4

10

II.5
III

11 III.1
12 III.2
13 III.3

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 (Triệu USD)
Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu năm 2015 so với năm 2014
(%)
Nhập khẩu hàng hoá (NK)
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 12/2015 (Triệu
USD)
Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 12/2015 so với
tháng 11/2015 (%)
Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 12/2015 so với
tháng 12/2014 (%)
Tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng/2014 (Triệu USD)
Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu 8 tháng/2014 so với cùng
kỳ năm 2013 (%)

Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK)
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 8/2014
(Triệu USD)
Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 8/2014 so
với tháng 7/2014 (%)
Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 8/2014 so
với tháng 8/2013 (%)

14 III.4 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 (Triệu USD)
15 III.5

16
17

IV
IV.
1
IV.
2

Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 so với năm
2014 (%)
Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK)

162.112
7,9

14.298
4,9
26,7

165.649
12,0

28.033
1,8
21,5
327.761
10,0

Cán cân thương mại tháng 12/2015 (Triệu USD)

-563

Cán cân thương mại 12 tháng/2015 (Triệu USD)

-3.538

Nguồn: Tổng cục Hải quan.


19

2.1.3. Cán cân dịch vu của Việt Nam
Theo thống kê từ Tổng cục thống kê, Xuất khẩu dịch vụ năm 2015 ước tính đạt
11,2 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 7,3 tỷ
USD, giảm 0,4%. Nhập khẩu dịch vụ năm 2015 ước tính đạt 15,5 tỷ USD, tăng 6,9%
so với năm trước, trong đó nhập khẩu dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt
9 tỷ USD.
Nhập siêu dịch vụ năm 2015 ước tính 4,3 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2015 và
có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, chủ yếu do nhập khẩu dịch vụ vận tải

vì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vẫn do nước ngoài thực hiện là chính. Điều này
cho thấy những bất lợi khi Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ
trong khuôn khổ WTO và cộng đồng ASEAN từ năm 2015 và Hiệp định Đối tác kinh
tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hình 2.5. Cán cân dịch vu Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: IMF, Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy cán cân dịch vụ của Việt Nam luôn thâm hụt
do nhập khẩu dịch vụ nhiều hơn xuất khẩu, Việt Nam vẫn nhập siêu lớn do thâm hụt
thương mại về dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm… và dù có xuất siêu về dịch vụ du
lịch nhưng cũng không bù đắp được.


20

2.1.4. Thu nhập từ hoạt động đầu tư của Việt Nam
Bảng 2.2. Cán cân thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị: tỷ USD
2010
2011
2012
2013
2014
Cán cân thu -4.564 -5.019 -5.834 -5.800 -9.095
nhập
Nguồn: Tổng cục thống kê và Ngân hàng nhà nước
Theo nguyên tắc chung của IMF, cán cân thu nhập của Việt Nam bao gồm các
khoản thu nhập của người lao động (các khoản tiền lương, tiền thưởng) và thu nhập
của nhà đầu tư (lãi từ hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp) thuộc các đối tượng người
Việt Nam cư trú ở nước ngoài và người không cư trú ở Việt Nam. Nhưng do thiếu sót

thống kê, các số liệu về thu nhập lao động không có sẵn. Do đó, trong cán cân thanh
toán quốc tế của Việt Nam cũng như các nước khác thường chỉ tổng hợp và cung cấp
số liệu về thu nhập đầu tư ròng. Thâm hụt cán cân thu nhập gia tăng do phần thu của
các hạng mục thu nhập đầu tư (gồm thu lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng, thu cổ tức
từ hoạt đồng đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư vào chứng khoán
do người không cư trú phát hành) tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng chi của các
khoản mục này.
*Nguyên nhân
Các khoản thu được phản ánh trong cán cân thu nhập còn bao gồm cả các khoản
tiền lương, tiền thưởng của người cư trú làm việc tại nước ngoài. Trong những năm
gần đây thì số lượng người Việt Nam làm việc tại nước ngoài tăng lên nhanh chóng do
những chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động của Nhà nước. Theo thống kê của
Cục quản lý lao động ngoài nước, trong năm 2014 có 106.840 lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài, tăng 21,20% so với năm 2013, với 4 thị trường trọng điểm là:
Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản. Đây là một trong những biện pháp tạo
công ăn việc làm đồng thời tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể bổ sung và bù đắp cán cân
thu nhập và cán cân vãng lai của Việt Nam.
Tuy nhiên phần thu của bộ phận những người cư trú Việt Nam ở nước ngoài này
lại chủ yếu đến từ khoản tiền gửi ở các ngân hàng thương mại nước ngoài. Nhưng
những khoản tiền gửi này lại có lãi suất rất thấp. Ngược lại những khoản phải thanh


21

toán ngày càng tăng do phải trả cho các khoản nợ nước ngoài và các khoản chuyển lợi
nhuận về nước đầu tư khiến cho thu nhập đầu tư ngày càng thâm hụt với mức cao.
Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam mới thực sự phát triển mạnh từ năm 2009,
hầu hết các dự án đều mang tính chiến lược, dài hạn, như trồng cao su, khai thác
khoáng sản, nhiều dự án mới bắt đầu đi vào hoạt động, nên mới trong giai đoạn đầu
thu lợi nhuận nên dễ dàng nhận thấy mức lợi nhuận đưa về Việt Nam không cao.

Tính trong 10 tháng năm 2015, Việt Nam đã có 102 dự án cấp mới đầu tư ra
nước ngoài với tổng vốn đăng ký cấp mới là 441,9 triệu USD. Ngoài ra, còn có 53 lượt
dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 192,8 triệu USD. Như vậy, tính cả vốn cấp
mới và vốn tăng thêm tính đến nay là 625,4 triệu USD.
Thị trường đầu tư ra nước ngoài vẫn tập trung nhiều tại một số thị trường truyền
thống như Lào (9 dự án cấp mới, 9 dự án tăng vốn, tổng vốn cấp mới và tăng thêm là
126 triệu USD), Campuchia (có 11 dự án cấp mới và 12 dự án tăng vốn, tổng vốn cấp
mới và tăng thêm là 194 triệu USD). Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đầu tư
sang Hoa Kỳ (18 dự án cấp mới và 4 dự án tăng vốn với tổng vốn cấp mới và tăng
thêm là 102 triệu USD) và Liên bang Nga, Singapore, Đức… Như vậy, có thể thấy
hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam gần đây không chỉ tăng trưởng nhanh
chóng ở các thị trường truyền thống, mà còn mở rộng sang các quốc gia khác.
Về lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư vào
ngành khai khoáng là nhiều nhất (tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 107 triệu USD,
chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là ngành nông, lâm, ngư nghiệp (tổng vốn cấp
mới và tăng thêm là 106 triệu USD). Đây là những lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam có
thế mạnh, tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư
sang nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác như thông tin, truyền thông, sản xuất điện, bất
động sản, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
2.1.5. Chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam
Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều bao gồm các khoản chuyển giao bằng
tiền, hiện vật mang ý nghĩa là quà tặng, viện trở, bồi thường của tư nhân và chính phủ.


22

Hình 2.6. Kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 1997-2014
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn Tổng cục thống kê
Trong giai đoạn 2007-2015, tổng kiều hối vào là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt

Nam sau tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện và lớn hơn cả nguồn vốn
viện trở phát triển chính thức ODA đã giải ngân.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, lượng kiều hối gửi về Việt Nam
trong năm 2015 đạt 12,25 tỷ USD, tăng khoảng 0,25 tỷ USD so với năm 2014. Xét
trên quy mô toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về lượng kiều hối trong năm nay.
Còn xét ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc
và Philippines. Cũng theo báo cáo của WB chỉ tính riêng lượng kiều hối từ Mỹ “chảy”
về Việt Nam đã đạt khoảng 7 tỷ USD trong năm 2015.
Đáng chú ý, lượng kiều hối chuyển về tăng mạnh khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Cụ
thể, kiều hối về Việt Nam năm 2012 đạt 10 tỷ USD, năm 2013 là 11 tỷ USD và năm
2014 là 12 tỷ USD.


23

2.2.

Thực trạng Cán cân vốn của Việt Nam
2.2.1. Khái quát chung
Bảng 2.3. Cán cân vốn của Việt Nam từ 2007 đến 9 tháng đầu năm 2015
Đơn vị: triệu USD

CÁN CÂN
VỐN VÀ TÀI

17.73

12.341

11.452


5.542

6.49

8.33

-283

5.769

327

9.279

6.9

7.1

6.569

7.168

6.944

8050

6.25

9.579


7.6

8

7.519

8.368

8.9

9.2

5350

-300

-700

-900

-950

-1.2

-1.956

-1.15

-900


992

4.473

2.751

3.285

3.908

3.497

5.613

3.028

2.441

6.14

4.671

5.706

7.41

8.245

9.689


6.8

3.893

4.086

4.704

5.187

1.813

3.324

3.541

4.502

-2.421

-3.502

-4.748

-4.076

792

920


-1.251

-975

1.629

2.582

-3.497

-3.101

CHÍNH
Đầu tư trực
tiếp

nước 6.516

ngoài
Đầu tư nước
ngoài

vào 6.7

Việt Nam
Đầu tư của
Việt Nam ra -184
nước ngoài
Vay trung –


2.269
dài hạn
Rút vốn
3.64
Vay của
Chính phủ
Vay của DN
(trừ DN FDI)
Trả nợ gốc
Trả nợ của

-1.371

-1.449

-1.667

-1.92

Chính phủ
Trả nợ của
DN

-3.772

(FDI+DNVN)
Vay ngắn hạn 79
Vay
1.404

Trả nợ gốc
-1.325
Đầu tư gián

1.971
11.414
-9.443

256
5.588
-5.332

1.043
8.386
-7.343

1.615
14.568
-12.95

1.306
16.011
-14.7

81
14.793
-14.72

1.039
18.348

-17.3

734
11.145
-10.41

tiếp

-578

128

2.37

1.46

1.99

1.46

93

28

1.111

1.887

1.38


93

-349

-103

-80

0

nước 6.243

ngoài
Đầu tư nước
ngoài

vào

Việt Nam
Đầu tư của
Việt Nam ra
nước ngoài


24
Tiền và tiền
gửi
Tài sản khác

2.623


677

-305

-7.722

-6.439

-6.042

-12.23
-30

ròng

-9.114

-9.027

88

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
Cán cân vốn Việt Nam theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2006 đến
nay luôn đạt thặng dư với số thặng dư kỷ lục năm 2007 (17,57 tỷ USD ), cao gấp 5.7
lần thặng dư năm 2006 (3.088 tỷ USD) và đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp chính
vào khoản thặng dư này, riêng năm 2013 cán cân vốn bị thâm hụt 283 triệu USD.
2.2.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khoản mục có đóng góp lớn nhất vào
thặng dư của cán cân vốn trong những năm trở lại đây.Từ sau khi Việt Nam gia nhập

WTO, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam FDI (chỉ xét lượng vốn ròng)
đã tăng vượt bậc, từ 2,315 tỷ USD năm 2006 lên 6,156 tỷ USD năm 2007, tăng 183%,
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn vào. Mặt khác nguồn vốn FDI này tương
đối ổn định, góp phần bù đắp cho thâm hụt tài khoản vãng lai, khiến cho thâm hụt của
cán cân thanh toán giảm dần.
Bảng 2.4. Tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai
đoạn 2007-2014
Đơn vị : tỷ USD
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Vốn đăng ký
21,3
71,7
23,1
18.6
14,7
16,3
21,6
20,2

Vốn thực hiện
8,0

11,5
10,0
11,5
11,0
10,5
11,5
12,4

Tỷ lệ vốn thực
hiện (%)
38%
16%
43%
62%
75%
64%
53%
61%
Nguồn Tổng cục Thống kê

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có sự
phát triển vượt bậc, gia tăng mạnh mẽ cả về vốn thực hiện và vốn đăng ký kể từ năm
2007 cụ thể:


25

Giai đoạn 2007 - 2009 được coi là giai đoạn bùng nổ đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam. Năm 2007, vốn đăng ký có bước tiến vượt bậc với 21,3 tỷ USD, tăng 77,8% so
với năm 2006. Năm 2008 là năm thu hút đỉnh cao của đầu tư nước ngoài với vốn đăng

ký đạt trên 71,7 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2007, đây là năm có số vốn FDI
đăng ký cao nhất trong lịch sử thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Trong năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới điều
chỉnh chính sách đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, dòng vốn đầu tư toàn cầu suy
giảm, cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài càng trở nên gay gắt, đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam đã suy giảm đáng kể, đạt 23,1 tỷ USD, tuy chỉ bằng 30% so với cùng kỳ
năm 2008 nhưng cũng là một mức cam kết khá cao trong bối cảnh suy thoái kinh tế
toàn cầu. Như vậy, chỉ tính từ năm 2007 đến năm 2009, Việt Nam đã thu hút được
3.993 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký đã đạt 116,4 tỷ USD, cao hơn gần 2,1
lần so với mục tiêu đề ra (55 tỷ USD) cho cả giai đoạn 5 năm 2006 - 2010.
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên đầu tư nước ngoài trong giai
đoạn từ năm 2010 – 2012 có giảm nhẹ song năm 2010 Việt Nam vẫn thu hút được
19,88 tỷ USD, năm 2011 là 15,6 tỷ USD, và năm 2012 là 16,34 tỷ USD vốn đăng ký
đầu tư. Như vậy, tính chung cả giai đoạn 2010 đến 2012, Việt Nam đã thu hút được
3715 dự án ĐTNN với vốn đăng ký đạt 51,8 tỷ USD, bằng 72% so với vốn đăng ký
của riêng năm 2008.
Trong 2 năm trở lại đây, vốn đầu tư nước ngoài đã có sự khởi sắc trở lại. Năm
2013, Việt Nam đã thu hút được 1.530 dự án với vốn đăng ký đặt 22,3 tỷ USD, tăng
36% so với năm 2012. Trong 9 tháng năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký
đầu tư vào Việt Nam 11,18 tỷ USD.


×