Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

BIỆN PHÁP bảo vệ, GIỮ gìn và PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ở VĨNH bảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 47 trang )

Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY CP ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VIETTRONICS

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP BẢO VỆ, GIỮ GÌN VÀ PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VĨNH BẢO

Giáo viên hướng dẫn
Đơn vị
Sinh viên thực hiện
Lớp
Ngành

: TS. Lê Thanh Tùng
: Khoa quản trị kinh doanh
: Vũ Thị Hiền Chang
: 2VH10
: Việt Nam học

Hải Phòng, tháng 6 năm 2015

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

1


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo



LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập và rèn luyện 3 năm tại mái trường Cao đẳng
Công nghệ Viettronics, bản thân em đã học tập được rất nhiều kiến thức phục vụ
cho quá trình làm việc sau này, để có được kiến thức, cũng như khóa luận tốt
nghiệp em xin cảm ơn sâu sắc tới:
Khoa quản trị kinh doanh – ngành Việt Nam học, đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em cũng như các bạn trong suốt quá trình học tập và rèn luyện dưới mái
trường Vietronics
Đây đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên của em, cũng là thành quả của cả
thầy và trò trong suốt 3 năm học, đến hôm nay e đã hoàn thành xong khóa luận
tốt nghiệp với đề tài “ Biện pháp bảo vệ, giữ gìn và phát triển làng nghề truyền
thống ở Vĩnh Bảo”.
Em xin cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Lê Thanh Tùng , người đã luôn luôn
quan tâm, giúp đỡ, vạch kế hoạch cũng như hướng dẫn em tỉ mỉ để hoàn thành
tốt khóa luận tốt nghiệp trong suốt thời gian qua.
Em xin cảm ơn các bác Nghệ nhân, các cô chú trong làng tạc tượng Bảo
Hà và làng làm con giống Nhân Hòa đẫ tạo điều kiện cho em được quan sát thực
tế cũng như cung cấp tài liệu cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, người thân trong gia
đình luôn ủng hộ, động viên em trong suốt quá trình học tập, là động lực lớn cho
em phấn đấu, đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn
Hải Phòng, ngày….. tháng…..năm 2015
Sinh viên

Vũ Thị Hiền Chang

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10


2


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................
2
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................
5
1 Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................................
5
2 Mục đích nghiên cứu................................................................................................................
5
3 nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................................
5
4 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................
6
5 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................
6
6 Những đóng góp thực tiễn.......................................................................................................
6
7 Kết cấu đề tài............................................................................................................................
6

Chương 1 Tổng quan về làng nghề truyền thống..............................................................
7
1.1 Các khái niệm........................................................................................................................


7
1.1.1 Khái niệm làng nghề..
.......................................................................................................................................................
7
1.1.2 Khái niệm làng nghề truyền thống.
.......................................................................................................................................................
7
1.2 Đặc điểm của làng nghề truyền thống.................................................................................
9
1.3 Khái quát làng nghề Việt Nam.............................................................................................
11
1.4 Vai trò làng nghề truyền thống............................................................................................
12
1.4.1 Vai trò làng nghề truyền thống trong sự phát triển kinh tế xã hội
.......................................................................................................................................................
12

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

3


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

1.4.2 Vai trò làng nghề truyền thống Hải Phòng đối với hoạt động du lịch
.......................................................................................................................................................
12
1.5 Các giải pháp cho làng nghề hiện nay.................................................................................
13

1.5.1 Đẩy mạnh công tác bảovệ làng nghề truyền thống
.......................................................................................................................................................
14
1.5.2 Đầu tư xây dựng phát triển làng nghề
.......................................................................................................................................................
15
1.5.3 Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ phát triển làng nghề.............................................................................................
15
1.5.4 Đa dạng hóa sản phẩm
.......................................................................................................................................................
15
1.5.5 Tăng cường hoạt động quảng bá, quảng cáo cho làng nghề truyền thống
.......................................................................................................................................................
15
1.5.6 Phát triển nguồn nhân lực tại các làng nghề truyền thống
.......................................................................................................................................................
15

Chương 2 Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo......................
17
2.1 Thành phố Hải Phòng….......................................................................................................
17
2.1.1 Vị trí địa lý
.......................................................................................................................................................
17
2.1.2 Tài nguyên du lịch
.......................................................................................................................................................
17
2.1.3 Làng nghề truyền thống Hải Phòng

.......................................................................................................................................................
19
2.2 Khái quát về huyện Vĩnh Bảo…..........................................................................................
20
2.3 Các làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo.............................................................................
21

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

4


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

2.3.1
Làng
nghề
tạc
tượng
Bảo

.......................................................................................................................................................
21
2.3.2
Làng
nghề
làm
con
giống

Nhân
Hòa
.......................................................................................................................................................
25
2.4 Thực trạng khai thác các làng nghề Truyền thống ở Vĩnh Bảo…...................................
27
2.4.1
Tình
hình
phát
triển
của
các
làng
nghề
.......................................................................................................................................................
27
2.4.2
Hiện
trạng
khai
thác
của
các
làng
nghề
nơi
đây
.......................................................................................................................................................
28

2.5 Đánh giá chung......................................................................................................................
.29

Chương 3 Biện pháp bảo vệ, giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh
Bảo……….......................................................................................................................
33
3.1 Một số biện pháp bảo vệ, giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo.....
33
3.1.1
Bảo
tồn

phát
triển
làng
nghề
truyền
thống
.......................................................................................................................................................
33
3.1.2 Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với các làng
nghề truyền thống........................................................................................................................
34
3.1.3 Đẩy mạnh quảng bá xúc tiến đối với các làng nghề truyền thống
.......................................................................................................................................................
35
3.1.4 Chính sách hỗ trợ về mặt tài chính đối với những người hoạt động trong lĩnh
vực nghệ thuật..............................................................................................................................
35
3.1.5 Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ biểu diễn

.......................................................................................................................................................
3.1.6 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo tồn phát triển làng nghề
truyền thống................................................................................................................................
35
3.2 Kiến nghị…............................................................................................................................
37
Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

5


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

3.2.1
Đối
với
thành
phố
Hải
Phòng
.......................................................................................................................................................
37
3.2.2
Đối
với
địa
phương
Vĩnh
Bảo

.......................................................................................................................................................
37

KẾT LUẬN....................................................................................................................
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO….........................................................................................
39
PHỤ LỤC.......................................................................................................................
40

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

6


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hải Phòng hôm nay đang trên con đường hội nhập và phát
triền với những khách sạn và khu nghỉ mát cao cấp được đầu tư xây dựng và đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của
đô thị , vẫn còn những làng nghề truyền thống như: tạc tượng Bảo Hà, làng làm
con giống Nhân Hòa huyện Vĩnh Bảo… và còn nhiều làng nghề khác tạo nên
cho vùng đất nơi đây có những ấn tượng riêng.
Trải qua thời gian, những giá trị vật chất và tinh thần từ các sản phẩm của
làng nghề thủ công đã mang lại những điều không thể phủ nhận. Làng nghề
truyền thống ở Vĩnh Bảo đã được đưa vào khai thác và dần trở thành sản phẩm
du lịch hấp dẫn.

Tuy nhiên các làng nghề nơi đây đang đứng trước những nguy cơ như bao
làng nghề khác trên cả nước, đang dần bị mai một. Do sự đơn điệu về sản phẩm,
thiếu tính sáng tạo cũng như mẫu mã thì ít, dẫn đến khó khăn cho đầu ra của sản
phẩm. Đồng thời các làng nghề ở Vĩnh Bảo vẫn chưa khai thác được hiệu quả
trong quá trình hoạt động du lịch, đây không chỉ là thực trạng của làng nghề ở
Vĩnh Bảo mà còn cả Hải Phòng.
Chính vì vậy việc nghiên cứu làng nghề ở Vĩnh Bảo trong sự phát triển
của làng nghề sao cho phù hợp với xu thế hiện tại không chỉ khai thác về kinh tế
mà còn phục vụ cho du lịch. Trước tình hình đó ta cần có cái nhìn rõ hơn về các
làng nghề nơi đây đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ, giữ gìn, phát triển làng
nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu khóa luận là:
Phân tích thực trạng khai thác và phát triền làng nghề truyền thống ở Vĩnh
Bảo. Từ đó đưa ra biện pháp bảo vệ, giữ gìn, phát triển làng nghề truyền thống
để trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan những vấn đề mà làng nghề truyền thống của Vĩnh Bảo Hải
Phòng hiện nay đã và đang gặp phải, đánh giá tài nguyên của làng nghề truyền
thống phục vụ cho hoạt động du lịch. Tiến hành đánh giá và đưa ra các biện
pháp bảo tồn, giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống.
Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

7


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

4 Phạm vi nghiên cứu.

Nghiên cứu vấn đề liên quan đến làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo
trong phạm vi của hai làng nghề: Tạc tượng Bảo Hà, và làng nghề làm con giống
Nhân Hòa.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài viết này em đã dùng nhiều phương pháp, trong đó có
những phương pháp sau:
Phương pháp thu thập và sử lý thông tin
Phương pháp nghiên cứu thực địa
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
6 Những đóng góp thực tiễn
Giúp cho địa phương nhìn ra được hạn chế từ đó khắc phục và nâng cao
hiệu quả trong sản xuất cũng như trong việc bảo tồn làng nghề truyền thống.
Giải quyết vấn đề việc làm cho nông dân trong thời gian rảnh rỗi.
Nâng cao ý thức của người dân về việc bảo tồn và phát triền làng nghề
truyền thống.
Giáo dục cho thế hệ trẻ những bản sắc văn hóa dân tộc.
7 Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của khóa luận ngoài phần mở đầu, phần phục lục, tài liệu tham
khảo, nội dung gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về làng nghề truyền thống
Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo
Chương 3: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, phát triển làng nghề truyền thống ở
Vĩnh Bảo.

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

8



Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Các khái niệm
1.1.1Khái niệm làng nghề
Từ xưa do đặc thù của nền sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có nhiều lao
động tham gia đã khiến cho dân cư Việt cổ sống quần tụ với nhau thành từng
cụm dân cư đông đúc dần hình thành nên làng xã. Trong từng làng xã có cư dân
sản xuất các mặt hàng thủ công, lâu dần lan truyền ra cả làng, xã tạo nên các
làng nghề và truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đề tài về làng nghề
truyền thống là một đề tài rất thú vị, đã có nhiều nhà văn hóa nghiên cứu về đề
tài này.
Theo tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “ làng nghề truyền thống Việt Nam”
thì làng nghề được định nghĩa như sau: “ làng nghề là một đơn vị hành chính cổ
xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương
tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên
nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển
công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa
phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cái đặc biệt của địa
phương”.
Xét về góc độ kinh tế trong cuốn “ Bảo tồn và phát triền các làng nghề
truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa” tiến sĩ Dương Bá Phượng cho
rằng: “ Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách
hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các làng nghề
đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị toàn làng.
1.1.2 Khái niệm làng nghề truyền thống
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về làng nghề truyền thống,
nhưng ta có thể hiểu làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công
truyền thống
Làng nghề theo cách phân loại thời gian gồm có: làng nghề truyền thống và

làng nghề mới, với đề tài này khóa luận đi sâu vào làng nghề truyền thống.
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì làng nghề là:
Làng nghề là làng ấy tuy có trồng trọt theo nối thủ công và chăn nuôi( gà,
lợn, trâu,..) làm một số nghề phụ khác ( thêu, đan lát,..) song đã nổi trội một
nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán
1.1

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

9


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

chuyên nghiệp, có ông trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ, dẫn
chuyên tâm có quy trình công nghệ nhất định “ sinh ư nghệ, tử ư nghệ” “ nhất
nghệ tinh, nhất thân vinh” sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những
hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm
hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng rộng xung quanh với thị
trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra các nước rồi có thể xuất khẩu ra
nước ngoài”.
Làng nghề ở đây không nhất thiết mọi người dân trong làng đều sản xuất
thủ công, người thợ thủ công cũng có thể là người nông dân làm thêm nghề phụ
trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên do yêu cầu về tính chuyên môn hóa cao đã tạo ra
những người thợ thủ công chuyên nghiệp chuyên sản xuất hàng thủ công truyền
thống tại quê hương của mình. Nghiên cứu một làng nghề thủ công truyền thông
phải quan tâm đến nhiều mặt, tính hệ thống, toàn diện, của làng nghề thủ công
truyền thống đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân của làng, sản phẩm thủ
công, thủ pháp kỹ thuật sản xuất và nghệ thuật.

Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ
các nghệ nhân và các hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính lâu đời, được
truyền đi truyền lại qua các thế hệ, có sự liên kết hỗ trợ trong quá trính sản xuất,
bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm
chí là bán lẻ, họ có cùng tổ nghề các thành viên luôn có ý thức tuân theo các
hương ước, chế độ, gia tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử phát triển
và hình thành nghề ngay trên đơn vị cư vị cư trú của xóm của họ.
Làng nghề thủ công truyền thống thường có đại đa số hoặc một số lượng
lớn dân cư làm nghề cổ truyền, thậm chí là 100% dân cư làm nghề thủ công
hoặc một vài dòng họ làm nghề lâu đời, kiểu cha truyền con nối. Sản phẩm của
họ không những có tính ứng dụng cao mà còn là những sản phẩm độc đáo, ấn
tượng, tinh xảo.
Ngày nay trong quá trình pháy triển kinh tế xã hội, làng nghề đã thật sự trở
thành đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp, có vai trò, tác dụng rất lớn đối với đời
sống kinh tế xã hội.

1.2 Đặc điểm của làng nghề truyền thống
Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

10


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

Làng nghề truyền thống tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông
nghiệp
Các làng nghề xuất hiện và tồn tại trong từng làng xã nông thôn. Các
nghành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp
và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen vào nhau.

Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân. Các gia đình nông
dân thì trước hết là họ làm nông nghiệp đồng thời làm thủ công nghiệp. Sự ra
đời của các làng nghề đầu tiên là do giải quyết nhu cầu lao động phụ, lao động
dư thừa trong lúc nhàn rỗi, giữa các mùa vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
các hộ gia đình và của từng làng xã. Trong các làng nghề người nông dân
thường tự sản xuất, tự sửa chữa đáp ứng nhu cầu ít ỏi hàng ngày của đồ tiêu
dùng thường ngày của chính mình.
Công nghệ sản xuất kỹ thuật mang tính tuyền thống
Nghĩa là có bước truyền nối, truyền tải kết tinh giá trị từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Chất lượng sản phẩm của làng nghề không phụ thuộc vào công cụ
sản xuất hiện đại, có năng xuất cao, có dây truyền, mà chủ yếu đựa vào kinh
nghiệm, bí quyết, sự tài hoa của người thợ chế tác thủ công.
Đại bộ phận nguyên liệu của làng nghề truyền thống là tại chỗ.
Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ nguồn
nguyên liệu tại chỗ, trên địa phương, đặc biệt là các nghề truyền thống sản xuất
các hàng tiêu dùng như: đan lát mây tre ( mũ, rổ, rá, sọt, lia, cót..) sản xuất
nguyên vật liệu thường tại chỗ, trên địa bàn địa phương có sẵn.
Một số nghề còn dùng các phế phẩm, phế thải trong công nghiệp, trong
nông nghiệp và sinh hoạt làm nguyên liệu sản xuất, nên chúng lại càng có sẵn
trên địa bàn.
Phần đông các lao động trong các làng nghề truyền thống là lao động thủ công.
Nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi tay, đầu óc thẩm mỹ và đầy
sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân, phương pháp dạy nghề chủ yếu là kỹ
thuật khéo léo, tinh sảo. Trước kia do trình độ kỹ thuật và công nghệ chưa phát
triển hầu hết các công đoạn của quy trình sản xuất đều làm bắng tay, thủ công
đơn giản. Tuy nhiên một số loại sản phẩm vẫn còn có một số quy trình, công
đoạn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh sảo. Hầu hết các làng nghề
truyền thống dù được hình thành bằng con đường nào đi nữa thì chúng đều có









Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

11


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo





các nghệ nhân làm cốt lõi và là người hướng dẫn để phát triển làng nghề. Vai trò
của các nghệ nhân là rất quan trọng đối với các làng nghề, truyền nghề, đem bí
quyết nghề nghiệp ở nơi khác về truyền cho làng nghề của mình.
Sản phẩm của làng nghề truyền thống mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật
cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương, vùng miền.
Mỗi sản phẩm của làng nghề đều gắn với một làng nghề cụ thể, do đó nó
mang đậm nét độc đáo của địa phương. Sự khéo léo của đôi bàn tay, cùng với óc
thẩm mỹ của người nghệ nhân đã tạo ta các sản phẩm độc đáo. Vì vậy mỗi một
sản phẩm làm ra không chỉ chứa đựng biết bao công sức taì hoa của nghệ nhân
mà còn mang trong mình những nét bản sắc đặc trưng không thể thay đổi của
địa phương.
Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề truyền thống chủ yếu ở quy mô

hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác xã doanh nghiệp tư
nhân.
Trong quá khứ cũng như hiện nay, hình thức kinh doanh phổ biến trong các
làng nghề là hộ gia đình. Với hình thức này, hầu hết các thành viên trong hộ đều
được huy động vào những công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh
doanh. Người chủ gia đình đồng thời là người thợ cả, mà trong số họ không ít đã
trở thành nghệ nhân, tùy theo nhu cầu công việc, hộ gia đình có thể thuê thêm
người lao động thường xuyên hoặc lao động thời vụ. Tổ chức kinh doanh theo
hộ gia đình đảm bảo sự gắn bó quyền lợi và trách nhiệm, huy động được mọi lực
lượng có khả năng lao động tham gia sản xuất kinh doanh, tận dụng được thời
gian nhu cầu đầu tư nhỏ. Tuy nhiên mô hình này hạn chế rất nhiều đến khả
năng phát triển kinh doanh. Sản xuất theo mô hình nhỏ khó có thể có được
những hợp đồng lớn, không mạnh dạn cải tiến sản phẩm, không đủ tầm nhìn để
định hướng phát triển hoặc đề ra những chiến lược kinh doanh cho sản phẩm của
mình.

1.3 Khái quát làng nghề Việt Nam
Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

12


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo













Cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực Việt Nam cũng có nhiều
ngành nghề truyền thống: gốm sứ, mộc, nề, mây tre đan…. Những ngành nghề
này được phát triển ở nhiều vùng nông thôn việt Nam. Trong những giai đoạn
lịch sử khác nhau, lúc thăng, lúc trầm, do tác động tổng hợp của các yếu tố, kinh
tế, xã hội, tự nhiên, mà làng nghề Việt Nam có nhiều thay đổi qua các giai đoạn.
Trước thời kỳ pháp thuộc: dân số nước ta sống chủ yếu bằng sản xuất nông
nghiệp, sống trong các vùng nông thôn là chủ yếu, các làng nghề ổn định pháy
triển nghề truyền thống cung cấp cho các nhu cầu hàng ngày của mình. Trong
giai đoạn này phường nghề do nhiều hộ gia đình nắm giữ và phát triển.
Giai đoạn 1939- 1945: ở giai đoạn này các làng nghề phát triển hơn trước, do
các chính sách vơ vét của chế độ thực dân pháp nhằm phục vụ cho chiến tranh .
Giai đoạn 1945 – 1954: thời kỳ này chiến tranh diễn ra ác liệt, một số làng nghề
nằm trong vùng chiến sự không thể phát triển được, số khác thì phát triển để
phục vụ cho nhu cầu của chiến tranh, hình thức hộ gia đình là chủ yếu.
Giai đoạn 1954 -1975: miền Bắc giành được tự do, hòa bình, các chính sách của
nhà nước đã tác động lên các làng nghề, công cuộc hợp tác hóa. Như vậy trong
các hợp tác xã người thọ có tay nghề cũng như người chưa có tay nghề được đối
sử như nhau về kinh tế, sự bình quân chủ nghĩa không kích thích được sự sáng
tạo, lòng hăng say của người lao động nói chung cũng như người thợ trong các
làng nghề truyền thống.
Miền Nam thì các làng nghề truyền thống, thủ công nghiệp phát triển mạnh
mẽ với nhiều hình thức tổ chức, hộ sản xuất, kinh doanh tư bản phát triển mạnh
Từ 1975 – 1986 ; Đất nước thống nhất, Đảng và Nhà Nước chủ trương áp dụng
các chính sách kinh tế tập chung trong cả nước, xóa bỏ kinh tế quốc doanh, tập

chung, tập thể. Các làng nghề lúc này không phát triển được do nền kinh tế dựa
nhiều vào sự viện trợ của nước ngoài.
Sau năm 1986 : tại Đại hội VI có nhiều chính sách thay đổi trong nền kinh tế lúc
này nền kinh tế Việt Nam có nhiều bước phát triển, các làng nghề truyền thống
cũng phát triển một cách mạnh mẽ.

1.4. Vai trò của làng nghề truyền thống.
1.4.1Vai trò của làng nghề truyền thống trong sự phát triển kinh tế xã hội
Phát triển làng nghề truyền thống góp phần quan trọng vào chuển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp trong tỷ trọng
Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

13


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

kinh tế nông thôn. Tạo ra việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động. Tăng thu nhập
cho người lao động trong làng nghề có thu nhập bằng 2,1 – 2,3 lần lao động
nông nghiệp thuần nông.
Góp phần làm hạn chế việc di dân ra thành thị, giảm tệ nạn xã hội do
không có việc làm gây ra. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, góp
phần nâng cao phúc lợi xã hội.
Góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, hun đúc trong từng sản phẩm
thủ công mỹ nghệ.
1.4.2 Vai trò làng nghề truyền thống Hải Phòng đối với hoạt động du lịch.
Giữa hoạt động du lịch và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ
hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền
thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triền kinh tế xã hội làng nghề truyền

thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại làng nghề truyền
thống cũng là trung tâm thu hút khách du lịch và có tác động mạnh mẽ tới khách
du lịch trong mục tiêu phát triển chung.
Làng nghề truyền thống là một không gian văn hóa – kinh tế - xã hội lâu
đời, nó bảo lưu tinh hoa văn hóa từ đời này sang đời khác, đúc kết từ các nghệ
nhân tài hoa. Môi trường văn hóa làng quê với cây đa bến nước sân đình, các
hoạt động lễ hội và phường hội, phong tục tập quán nếp sống đậm nét văn hóa
truyền thống. Tất cả những điều đó luôn luôn gắn kết với sự hình thành và phát
triển của làng nghề truyền thống. Và tạo ra những nét văn hóa riêng của mỗi
làng nghề.
Phong cảnh làng nghề cũng có những giá trị bên trong làng nghề truyền
thống sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho các du khách, đặc biệt là khách quốc tế
đến tham quan, tìm hiểu và mua sắm cá sản phẩm tại làng nghề.
Làng nghề truyền thống còn là nơi sản xuất ra các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ có giá tị nghệ thuật cao, tiêu biểu độc đáo cho mỗi vùng miền, địa phương.
Vì vậy du khách đến với các điểm du lịch làng nghề truyền thống còn mong
muốn được chiêm ngưỡng, mua sắm. Thực tế là nhu cầu mua sắm của du khách
là rất lớn, làng nghề truyền thống sẽ đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng
tinh tế của khách du lịch.
Nước ta có hàng nghìn, hàng vạn làng nghề thủ công truyền thống thuộc
các nhóm ngành nghề như: mây tre đan, thêu ren, đức đồng…. Sự đa dạng của
Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

14


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo






các làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống
văn hóa.
Những địa phương có làng nghề truyền thống như : Hà Nội, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng… Với các làng nghề nổi tiếng như: Lụa
Vạn Phúc, Đồ gỗ Đồng Kỵ, Tranh Đông Hồ, Gốm Bát Tràng, Gốm Chu Đậu,
Đá Non Nước, Nem Lai Vũ, Lụa Tân Châu.
Vùng đất Hải Phòng cũng như nhiều vùng quê khác trong cả nước, trải qua
quá trình lao động và sản xuất phục vụ cho đời sống của nhân dân, làm nảy sinh
các nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm thủ công. Làng nghể ra đời đấp ứng những
nhu cầu đó của con người.
Các sản phẩm thủ công truyền thống, luôn tạo ra sự hấp dẫn đối với du
khách đến với làng nghề truyền thống Hải Phòng. Đến với các làng nghề truyền
thống ở Hải Phòng du khách có thể cẩm nhận thực thụ về các sản phẩm truyền
trống nơi đây. Du khách có thể tận mắt chứng kiến quá trình tạo ta sản phẩm, từ
đó du khách tìm thấy cảm giác thích thú, thích khám phá sự mới mẻ, và có thể
trải ngiệm tham gia quá trình sản xuất cùng người dân, người thợ thủ công nơi
đây. Và có thể mua những sản phẩm đặc trưng của mỗi làng nghề về làm quà,
làm đồ dùng trong gia đình. Chính vì vậy du lịch thăm quan làng nghề truyền
thống là một trong các loại hình du lịch nơi đang được đưa vào khai thác cho các
tour du lịch. Bởi vậy làng nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng.
1.5 Các giải pháp cho làng nghề hiện nay
1.5.1 Đẩy mạnh công tác bảo tồn làng nghề truyền thống.
Hoạt động du lịch làng nghề truyền thống là hoạt động du lịch khai thác
các yếu tố văn hóa, tinh hoa nghệ thuật các làng nghề truyền thống. Song các giá
trị văn hóa ấy vẫn dễ bị các hoạt động du lịch làm biến dạng hoặc mai một đi.
Do vậy cần có biện pháp bảo tồn hợp lý:
Bảo quản các di chỉ khảo cổ: là công việc cần thiết bởi các di chỉ khảo cổ là

nhứng dấu vết quan trọng để chứng minh cho sự tồn tại, phát triển và hưng thịnh
làng nghề, đánh dấu lịch sử hình thành của làng nghề đó.
Xây dựng bảo tàng làng nghề: Đây là một hình thức bảo vệ các giá trị văn hóa
làng nghề rất tốt, vừa lưu giữ các giá trị văn hóa, thủ pháp nghệ thuật, nét tinh
hoa của làng nghề, vừa có thể trưng bày các hiện vật của các làng nghề để giới
thiệu với người xem, khách du lịch những sản phẩm đặc sắc của làng nghề.
Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

15


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo














Xây dựng phòng trưng bày sản phẩm thủ công tiêu biểu của làng nghề, vừa
trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống vừa bán các sản phẩm kèm theo
các tập ảnh các sách giới thiệu những hình ảnh về làng nghề truyền thống.

Khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống và phong tục tập quán cổ truyền
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, tạo ra sắc thái đa dạng cho du lịch làng nghề
truyền thống.
Xác định rõ phạm vi cần bảo tồn và đề ra những quy định, chế tài chặt chẽ đối
với những trường hợp có hành vi xâm hại hay cố ý phá hoại làng nghề và các
khu di tích của làng nghề.
1.5.2 Đầu tư xây dựng phát triển làng nghề
Đầu tư xây dựng phát triển làng nghề truyền thống là vấn đề quan trọng,
trong đó nguồn vốn đầu tư là vấn đề quan trong đóng vai trò chủ chốt:
Đầu tư vốn thúc đẩy du lịch tại các làng nghề: để đầu tư hoạt động du lịch tại
các làng nghề cần có những dự án quy hoạch tổng thể, có vốn đầu tư xây dựng
các dự án đó. Thật không dễ dàng vì nguồn vốn hạn hẹp, thu nhập của người dân
ở làng nghề nhìn chung là chưa cao nên họ không có khả năng đầu tư, vì vậy cần
có giải pháp huy động vốn.
Huy động vốn vay từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và tự tạo ra nguồn vốn
bằng cách huy động nhân dân tham gia đóng góp cổ phần tại các công ty trách
nhiệm hữu hạn, các công ty kinh doanh du lịch tại đại phương,vận động nhân
dân mua công trái, trái phiếu để ủng hộ xây dựng và phát triển du lịch ở các làng
nghề với lãi suất ưu đãi.
Huy động nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài (FDI), vốn viện trợ.
Năng động trong việc sử dung quỹ đất đai của đại phương để tạo ra các nguồn
vốn từ việc cho thuê đất trả tiền trước, đổi lấy kết cấu cơ sở hạ tầng có thời gian.
Huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Đầu tư để xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ phát triển làng nghề
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triền làng nghề là vấn đề quan
trọng được quan tâm hàng đầu. Đó là điểm đón tiếp du khách với trang thiết bị,
và hệ thống hạ tầng cơ sở hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Đa dạng hóa sản phẩm
Thay vì các sản phẩm truyền thống được làm đi làm lại quanh năm, thì việc

đổi mới các sản phẩm, đa dạng các mặt hàng, đa dạng mẫu kiểu dáng mà để
1.5.3

1.5.4

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

16


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo











người mua cũng như du khách có sự lựa chọn đa dạng không bị nhàm chán,
không bị lặp lại, có tính sáng tạo và chuyên môn hóa cao.
1.5.5Tăng cường hoạt động quảng bá quảng cáo cho làng nghề truyền thống.
Hoạt động quảng bá, quảng cáo góp phần lớn vào việc giới thiệu các sản
phẩm làng nghề thu hút khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc quảng bá
còn gặp nhiều hạn chế cần có giải pháp khắc phục:
Xây dựng chiến lược sản phẩm: Tăng cường phát triển các sản phẩm mang đậm

bản sắc văn hóa làng nghề những thủ pháp nghệ thuật cổ xưa truyền lại qua các
thế hệ.
Xây dựng chính sách giá cả hợp lý: Niêm yết các mức giá cố định cho sản phẩm,
không đột ngột hoặc tùy tiện tăng giá, ngăn chặn tình trạng nài ép khách,…
Xây dựng hình ảnh cho sản phẩm, có thương hiệu của làng nghề giới thiệu
quảng bá trong các hội chợ thương mại, hội chợ các sản phẩm làng nghề truyền
thống, trên phương tiện thông tin đại chúng: tivi, đài phát thanh, internet,…
1.5.6 Phát triển nguồn nhân lực tại các làng nghề truyền thống
Một trong những điểm quan trọng để phát triển làng nghề truyền thống là
vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại các làng nghề thống. Đây là lực lượng lao
động trong làng nghề, cần có định hướng phát triển nguồn nhân lực tại làng
nghề.
Xây dựng các tổ chức quản lý hoạt động của làng nghề, có quy định, quy ước
đảm bảo cho hoạt động có nề nếp.
Khuyến khích các nghệ nhân viết sách, biên soạn giáo trình dạy nghề, tài liệu và
các vấn đề liên quan đến truyền thống nhằm tăng khả năng lưu giữ nghề truyền
thống của làng, dạy nghề cho các thế hệ sau.
Nâng cao nhận thức của người dân, khuyến khích động viên cho họ cảm thấy
yêu nghề, gắn bó với nghề cổ truyền, qua đó lưu giữ được các tinh hoa văn hóa
của làng nghề, không chạy đua lợi nhuận mà làm ẩu, làm qua loa, giảm chất
lượng.

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

17


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở VĨNH BẢO
2.1 Thành phố Hải Phòng
2.1.1 Vị trí địa lý
Hải Phòng nằm ở cửa ngõ phía đông trên lưu vực đồng bằng sông Hồng.
Phia Bắc giáp với Quảng Ninh, phía tây giáp với Hải Dương, phía nam giáp với
tỉnh Thái Bình, phía đông giáp với Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông – cách huyện
đảo Bạch Long Vĩ 70km, Cách Thủ đô Hà Nội 102km về phá Đông Bắc.
Thành phố có đường bờ biền dài 125km với 5 cửa sông lớn của sông Hồng
đổ ra biển: Bạch Đằng, Văn Úc, Cấm, Thái Bình, Lạch Tray.
Phía đông thành phố có quần đảo Cát Bà với khỏang 360 hòn đảo lớn nhỏ
khác nhau, trong đó lớn nhất là đảo Cát Bà.
Có các đơn vị hành chính: Thành phố Hải Phòng gồm có 7 Quận và 8
huyện
Các Quận: Quện Dương Kinh, quận Đồ Sơn, quận Hải An, quận Kiến An,
quận Hồng Bàng, quận Ngô Quyền, quận Lê Chân.

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

18


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

Các Huyện: Huyện An Dương, huyện An Lão, huyện đảo Bạch Long Vĩ,
huyện Cát Hải, huyện Kiến Thụy, huyên Tiên Lãng, huyện Vĩnh Bảo, huyện
Thủy Nguyên.
2.1.2 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch Hải Phòng rất đa dạng và phong phú bao gồm cả tài

nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên tự nhiên:
Do đặc điểm địa hình cùng với sự biến đổi phức tạp về địa chất trong quá
trình hình thành đã tạo nên những thắng cảnh tuyệt đẹp cho Hải Phòng.
Nói tới tài nguyên tự nhiên của Hải Phòng không thể không nhắc tới Đồ
Sơn và đảo Cát Bà ngoài ra còn có thắng cảnh Tràng Kênh, Núi Voi.
Khu du lịch Đồ Sơn.
Bãi Biển Đồ Sơn Cách trung tâm thành phố 20km về phía nam, nằm giữa
hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc. Đây là một bán đảo với đồi núi, rừng cây,
nối tiếp vươn ra biển tới 5km, giống như cái đầu rồng hướng ra viên ngọc hòn
Dáu. Dưới thời Pháp thuộc, Đồ Sơn được phát triển và trở thành khu nghỉ mát lý
tưởng của các quan chức Pháp và giới thượng lưu người Việt.
Bãi biển Đồ Sơn được chia làm 3 khu, mỗi khu đều có bãi biển và rừng
núi riêng. Điểm đặc biệt ở Đồ Sơn hiện nay không chỉ có bãi tắm, hòn Dáu, bể
bơi nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á mà còn lưu giữ những công trình kiến trúc
được xây dựng từ thời pháp thuộc : Khu Biệt thự Bảo Đại, những công trình
kiến trúc nhỏ như : khách sạn Vạn Hoa, khu giải trí Casio – một cơ sở liên
doanh giữa Việt Nam và HongKong năm 1994. Nơi đây đã và đang trở thành
một khu du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước.
Khu du lịch quần đảo Cát Bà
Du khách đến với Cát Bà có thể đi phà Đình Vũ, tàu cao tốc Bến Bính,
Đồ Sơn để đến thăm quần đảo Cát Bà.
Cát Bà là một quần đảo với 366 đảo lớn nhỏ, Đảo chính Cát Bà với diện
tích 200km2 . Thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng cho Cát Bà nhiều cảnh quan
đẹp, tài nguyên rừng và biển phong phú. Năm 2004 Cát Bà đã được Unesco
công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Sự kiện này đã thu hút nhiều khách
du lịch quốc tế đến với Cát Bà.

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10


19


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà có diện tích quy hoạch bảo vệ
15.200ha rừng và 5.400ha biển, địa hình đa dạng chủ yếu là núi đá vôi. Nơi đây
có 139 bãi biển mini, 745 loài thực vật bậc cao, có Voọc đầu trắng được ghi
trong sách đỏ thế giới. Nơi đây thực sự trở thành hòn Đảo ngọc của thành phố và
là tiềm năng lớn cho khai thác hoạt động du lịch.
Tài nguyên nhân văn :
Là một vùng đất lịch sử được hình thành từ rất sớm, vì vậy thành phố Hải
Phòng còn bảo ồn được nhiều di sản Văn hóa Dân tộc, các di tịch lịch sử, các lễ
hội truyền thống, phong tục tập quán, cách thức sinh hoạt, loại hình nghệ thuật
dân gian, công trình kiến trúc mang đậm nét truyền thống như : đền Nghè, đình
Tràng Kênh, Kinh đô triều Mạc, nhà hát lớn, quán hoa, khu di tích trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ca Trù – Đông Môn, Chọi Trâu – Đồ Sơn, Đua Thuyền –
Cát Bà. Các làng nghề truyền thống : Đúc Đồng, Cau, Hoa, Dệt Chiếu, Rối nước
– Rối Cạn.…

Đền Nghè
Đền nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng, cách nhà hát lớn chừng 600m
về phía Tây Nam. Đền thờ nữ tướng Lên Chân, một tướng tài dưới chướng Hai
Bà Trưng (40 - 43) người lập ra làng An Biên, tiền thân của thành phố Hải
Phòng. Lúc đầu nơi đây chỉ là căn miếu nhỏ, sau tu sửa có hậu cung, tòa tiền
bái, ngựa đá, sập đá… như bây giờ.
Quán hoa
Quán hoa được xây dựng vào cuối năm 1944 dùng để bán hoa. Đây là một
dãy gồm năm quán nhỏ xinh xinh, ngói cong mái vẩy với bốn cột tròn, mang

đậm kiến trúc phương Đông. Quán hoa ẩn mình dưới tán lá xanh của cây cổ thụ,
hoa đỏ của phượng vĩ, trong những ngày hè nơi đây mang một vẻ đẹp chân chất
thôn quê, nhẹ nhàng khoe sắc, giữa chốn thành thị phồn hoa. Từ khi xây dựng
đến nay, quán hoa không chỉ là nơi bán hoa, cung cấp hoa cho thành phố, điểm
du lịch lý tưởng, mà còn là biểu tượng cho kiến trúc của thành phố, cuốn hút và
thu hút khách du lịch tới tham quan.
Ca trù Đông Môn

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

20


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

Ca trù hay còn gọi là hát ả đào, có nguồn gốc lâu đời ở nước ta, ở Hải
Phòng thuộc Đông Môn, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên. Hàng năm cứ 23
tháng 4 Âm lịch dỗ tổ của làng cũng là ngày hội của Đông Môn, mọi người nô
nức về đây dâng hương và tổ chức hát Ca trù để tưởng nhở người có công lập ra
loại hình nghệ thuật này.
2.1.3 Làng nghề truyền thống ở Hải Phòng
Cũng như nhiều làng nghề khác trên cả nước, Các làng nghề truyền thống ở
Hải Phòng cũng trải qua các giai đoạn phát triển chung của cả nước trong các
giai đoạn trên, với hơn 60 làng nghề và hơn 20 loại hình khác nhau, trải qua các
thăng trầm lịch sử đến nay Hải Phòng còn hơn 30 làng nghề, trong đó có 12 làng
nghề được UBND thành phố công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Không ít những làng nghề tưởng chừng bị mai
một, nay đã hồi sinh, góp phần không nhỏ vào kinh tế xã hội của thành phố mà
còn giừ gìn các giá trị văn hóa truyền thống: làng Cau Thủy Nguyên, làng chiếu

cói Lật Dương… Đặc biệt với đề tài này, xoay quanh các làng nghề truyền thống
ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Tất cả đã tạo cho Hải Phòng những sắc thái để trở thành khu du lịch nổi
tiếng trong tương lai, đặc biệt sự đóng góp của các làng nghề truyền thống, trong
hoạt động du lịch cũng như vai trò của làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo.
2.2 Khái quát về huyện Vĩnh Bảo
Vĩnh Bảo là một huyện của thành phố Hải Phòng, thuộc vùng ngoại thành
của thành phố Hải Phòng, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình, Tỉnh Hải Dương, giữ
trò quan trọng trong nền kinh tế, bên cạnh việc đó, vai trò gìn giữ những nét
truyền thống, văn hóa cũng như các làng nghề truyền thống nơi đây.
Vĩnh Bảo là vùng đất thuần nông nghiệp, với diện tích tự nhiên 181km 2,
người dân trong huyện chủ yếu là canh tác đất nông nghiêp, trồng lúa, trồng rau
bên cạnh đó còn làm các nghề thủ công. Các nghề thủ công nơi đây khá nổi
tiếng như : dệt vải, dệt thảm, chiếu cói, mây tre đan, tạc tượng, sơn mài, điêu
khắc gỗ, thêu mỹ nghệ, làm thuốc lào….
Là vùng đất có rất nhiều tiềm năng du lịch, các khu di tích lịch sử văn
hóa: Đình Nhân Mục, Miếu Bảo Hà, Khu di tích trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm, chùa Đồng Quan, các làng nghề truyền thống: làng tạc tượng Bảo Hà,
làm con giống Nhân Hòa….
Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

21


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

Đình Nhân Mục ở xã Nhân Hòa, Vĩnh Bảo cách trung tâm thành phố
40km về phía Nam. Đình nơi thờ thành hoàng Quí Minh Đại Vương. Đình Nhân
Mục không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là nơi lưu giữ kiến trúc nghệ thuật

độc đáo. Ngôi Đình khá bề thế, được xây dựng từ thế kỷ XVII, trước đình là cái
hồ nhỏ để diễn rối nước trong các dịp lễ hội. Mái đầu đao cong vút, trên có hình
con nghê dữ, xây theo kiểu chữ công, 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung. Kiến
trúc dựa trên hệ thống vì, kèo, chồng, rường, hàng cột gỗ lim to làm cho ngôi
đình thêm bề thế, vững trãi. Đình Nhân Mục là nơi thờ thành hoàng làng, nơi
diễn ra các lễ hội, lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa.
Vĩnh Bảo là một huyện phía Nam của thành phố Hải Phòng, huyện Vĩnh
Bảo giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ngoại thành của Hải Phòng.
Điểm cực đông của huyện là của sông Hóa đổ ra sông Thái Bình trước khi sông
Thái Bình đổ ra vịnh Bắc bộ, phía tây bắc giáp với tỉnh Hải Dương, phía tây
nam và phía nam giáp với tỉnh Thái Bình, phía đông và đông bắc giáp với huyện
Tiên Lãng. Huyện có quốc lộ 10 đi qua sang Thái Bình ở hướng Tây Nam,
ngược lại đi lên phía Bắc là vào trung tâm thành phố qua các huyện Tiên Lãng,
An Lão.
Huyện Vĩnh Bảo được vây kín xung quanh mình bởi 3 con sông :
Sông Lộc ở phía tây bắc, là ranh giới của Huyện với tỉnh Hải Dương.
Sông Hóa ở phía tây nam và nam, gần như là ranh giới của huyện với tỉnh
Thái Bình.
Sông Thái Bình là ranh giới giữa huyện Vĩnh Bảo và huyện Tiên Lãng.
2.3 Các làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo
2.3.1 Làng nghề tạc tượng Bảo Hà
Làng nghề tạc tượng Bảo Hà nằm ở xã Đồng Minh, từ trung tâm huyện
Vĩnh Bảo đi theo đường 10 chừng 3 km về hướng Thái Bình hỏi thăm xã Đồng
Minh, vào làng Bảo Hà, một làng nghề tạc tượng truyền thống. Nghề truyền
thống trên vùng đất cổ Hải Phòng, là làng nghề điêu khắc, sơn mài Bảo Hà.
Được khôi phục và phát triển trong những năm gần đây hứa hẹn trở lại thời kỳ
hoàng kim đầy tự hào của ông tổ nghề Nguyễn Công Huệ, kỳ tài hầu Tô Phú
Vượng, Cục phó nam tước Hoàng Đình Úc….
Làng Bảo Hà xưa được gọi là làng Linh động thuộc địa phận xã Đồng
Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Vậy Làng nghề có tự bao giờ ?

Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

22


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

Những câu chuyện vẫn còn trong mạch văn hóa của Bảo Hà, truyền lại
qua các thế hệ, qua các lời kể của bà và của mẹ. Chuyện kể rằng khoảng thế kỷ
thứ XV, cậu bé Nguyễn Công Huệ ngay từ nhỏ có biệt tài tạo nên các con giống
ngộ nghĩnh từ các vật có sẵn trong làng, từ những gốc tre xù xì gai góc, cậu đẽo
hình rồng phượng, hay từ củ chuối, gốc sắn, sơ mướp, gáo dừa…. cậu uốn gọt
thành ông Phật, ông Bụt, tài hoa của ông được truyền đi khắp chốn cùng quê.
Lịch sử có ghi lại khi nhà Minh đưa quân sang đánh chiếm nước ta, chúng
thắng trận vơ vét rất nhiều của cải quý trong đó có An Nam Tứ đại khí, chúng
đã cho nung chảy để làm đạn, chúng bắt người vơ vét tài sản của cải của nước ta
về phục dịch cho chúng, chúng còn đưa các thợ giỏi về Trung Hoa xa xôi xây
dựng đền đài lăng tẩm trong đó có ông Nguyễn Công Huệ người tạc tượng giỏi
trong làng cũng bị chúng đưa sang sứ, phục dịch cho nhà Minh. Trong thời gian
khổ sai khoảng 10 năm đó ông đã học được rất nhiều từ các người thợ của mình.
Sau khi về nước, ông được trở về nước, trở về làng, ông đã khôi phuc làng nghề,
làng nghề tạc tượng Linh động được phục hồi và phát triển, nghề mà ông đã học
được 4 loại nghề: điêu khắc, sơn mài, dệt vải và ngải cứu (châm cứu bằng lá
ngải cứu).
Tiếp thu duy trì và phát huy tinh hoa mà ông Tổ nghề Nguyễn Công Huệ
để lại, hậu duệ của ông cũng chẳng phụ công thầy, các nghệ nhân như Tô Phú
Vượng, Hoàng Đình Ức,… đã phát triển nghề, biến Linh động trở thành một
làng nghề nổi tiếng khắp vùng. Sự nổi tiếng đó đó thể hiện qua sắc phong cho
người thợ Tô Phú Vượng “ sắc phong danh hiệu Hoàng tín đại phu kỳ tài hầu”

nghệ nhân Tô Phú Luật được sắc Phong “Diệu Nghệ Bá” Hoàng Đình Úc được
ban chức Phụng thi tạc tượng cục, chuyên lưu ứng vụ, cục phó nam tước” tiếp
tục làm rạng danh làng nghề Bảo Hà. Hiện nay các truyền thuyết và các sắc
phong được lưu giữ trong nhà thờ của dòng họ Tô, Hoàng đế ghi nhận tài năng,
tầm vóc quốc gia của những nghệ nhân Bảo Hà. Ngày nay khi nhắc đến những “
Bàn tay khắc gỗ vàng” nghề điêu khắc của Bảo Hà đã trở lên nổi tiếng khắp nơi
và trở thành nghề cổ truyền độc đáo trên quê hương Vĩnh Bảo – Hải Phòng.
Các tác phẩm ngày nay còn lưu giữ lại ở cụm di tích miếu ba xã, và chùa
Mưỡu còn giữ rất nhiều pho tượng đẹp, là tác phẩm nghệ thuật có giá trị tiêu
biểu cho một nghệ thuật tạc tượng ở Việt Nam. Các tác phẩm điêu khắc ở đây
mang một sắc thái riêng, nó gần gũi với đời thường, đó là tượng các mỹ nữ
Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

23


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo

chúm chím môi trái đào,tóc buông dài, vạt áo cái lệch, hay nhưng pho tượng
quan văn mặt đăm chiêu tư lự… đặc biệt là bức tượng đức Linh Lang đại vương
Thái Tử Lý Hoàng Châu cao 1.6m, khi mở cửa – tượng đứng dậy, khi đóng cửa
– tượng ngồi xuống. Tượng được làm theo cấu trúc của con rối. Dân làng kể lại,
khi tạc tượng, những mẩu còn dư lại, với bàn tay tài hoa và trí tưởng tượng của
mình các nghệ nhân trạm khắc gỗ đẽo gọt, thổi hồn vào gỗ tạo những con rối
xinh xắn để vui chơi…
Nghề tạc tượng không chỉ nổi tiếng mà các thợ lành nghể nơi đây đã đi
nhiều nơi ra khỏi làng nghề : Ninh Giang – Hải Dương, Tiên Lãng – Hải Phòng,
làng Nguyễn – Đông Hưng Thái Bình… để làm tượng cho các chùa, làm quân
rối cho các phường rối. Những tác phẩm của dân làng Bảo Hà mang một phong

cách nghệ thuật riêng, độc đáo, uy tín, chiếm được cảm tình của nhiều vùng
trong cả nước
Nơi đây cũng là khởi nguồn cho nghệ thuật múa rối cả làng chơi rối, thích
rối. Rối Bảo Hà tồn tại được bảy đời, đặc sắc với những vở kịch mùa theo tích
xưa như Thạch Sanh – Lý Thông, Trương Viên, Đôi ngọc lưu ly….
Ngoài rối cạn ở Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa Cũng là nét độc đáo của
Vĩnh Bảo. Một phường rối nước ở Nhân Hòa có thâm niên từ năm 1921 rất nổi
tiếng. Năm 1922 lần đầu tiên xuất ngoại đi biểu diễn ở Mỹ đã gây được tiếngỗ
vang lớn trong công chúng bởi trình độ nghệ thuật biểu diễn suất sắc. Múa rối
nước Nhân Hòa là loại hình sân khấu kết hợp với thiên nhiên lửa pháo…. Sân
khấu truyền thống là ao cá mè thuộc khu di tích cựu điện cạnh ngôi chùa cổ.
Con rối nước được làm bằng gỗ sung nhẹ, xốp dẻo, chắc, rối không mặc quần áo
mà dùng sơn then phủ lên. Kịch mục rối nước Nhân Hòa có trên 20 trò với các
tích dân gian đậm nét văn hóa đồng bằng châu thổ như Tễu, Chăn trâu thổi sáo,
câu cá , trọi trâu, bắt cáo, gặt lúa, chèo thuyền, hội làng….. ngoài ra còn một số
kịch hát theo truyền thuyết rất phong phú.
Để tạo ra được những bức tượng như vậy, thì cần phải có những nguyên
liệu sau:
Nguyên liệu sản xuất;
Gỗ: Gỗ được chọn là gỗ khô, chắc bền, không mối mọt, gỗ có vân thớ
đẹp, bóng mịn, lốc mạch nhỏ, gỗ không bở xốp, ít bị nất tách cong vênh. Tùy
vào sản phẩm mà chọn gỗ cho phù hợp. Sản phẩm cần chắc dài, không mất màu
Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

24


Đề tài: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn, và phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo


thường là gỗ gụ; sản phẩm có vân thớ đẹp, bóng mịn chọn gỗ cẩm lai; gỗ vân
xưa, sản phẩm có mùi thơm chọn gỗ pơmu, gỗ bồ hòn. Nếu sáng tạo ra từng bầy
đàn, con thú, cây cảnh, nên chọn gỗ cây mít, gỗ lát, chun theo hình dáng muốn
thể hiện. Điêu khắc tượng thì dùng gỗ mít. Gỗ mít có ý nghĩa tâm linh quan
trọng. “ Mít” là paramita (balamật) , cây mít đồng nhất với “ đáo bỉ ngạn” bờ
giác ngộ - muốn đến bờ giác ngộ phải có trí tuệ, có trí tuệ mới hoàng dương đạo
pháp. Tạc tượng không dùng gỗ thị mặc dù thớ gỗ rất bền và đẹp nhưng lại hay
bị nất tách cho dù công đoạn bó kẹp đã làm cẩn thận. Với các đồ thờ ta nên chọn
gỗ vàng tâm, loại gỗ có lõi màu vàng, rất thơm và chịu nhiệt tốt. Với gỗ được
dùng để tạc con rối, nên chọn gõ sung, vông là loại gỗ rất nhẹ bền và không có
các vết sâu đục.
Thổ: đất trộn với mùn cưa để làm sơn bó. Khi bức tượng tạc xong người
thợ bắt đầu sơn. Trước kia, để có một chút đất để làm sơn bó, sơn hom rất cầu
kỳ và mất thời gian. Dùng đất sét tốt nhất, nếu không dùng đất phù sa không pha
cát, không lẫn tạp chất, lấy tay bóp cho tan, đổ nước lạnh vào khuấy , khuấy một
lúc cho lắng hết phần cát xuống đáy, phần bẫn nổi lên trên, gạt hết phần bẫn và
phần cát đi, chỉ lấy cốt ở giữa, dùng vải thô gấp nhiều lần hứng lấy nước, bên
dưới để đồ dễ thấm như: tro bếp, cát. Như vậy ta có một lớp đất tinh chất, mịn,
dẻo, nếu không sử dụng hết trước khi sử dụng ta phải ngâm vào nước hai ngày
cho hạt đất thấm đều nước,như vậy độ thẩm thấu mới cao. Ngoài ra có thể lấy
đất thịt, gạt phần bẫn ở phía trên. Về giá nhỏ, ray mịn, nếu hạt đất to quá trong
quá trình bơm không tạo được độ mịn.
Mùn cưa: phải khô không lẫn tạp chất, được tái mịn dùng để sơn bó, trộn
với cồn để gắn những chỗ nứt to, chỗ lắp ghép.
Công cụ sản xuất :
Để hoàn tất một sản phẩm, người thợ Bảo Hà phải trải qua một quy trình
bao gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi một kỹ năng riêng, bằng
những công cụ thích hợp. Bộ dụng cụ của người thợ Bảo Hà lên tới 30 – 40
chiếc đục, nhưng tượng chung lại có mấy loại đục sau:
Đục bạ

Đục doãng ( đục doãng thường và đục doãng to)
Đục vụm ( đục vụm thường và đục vụm trái)
Đục tách
Sinh viên: Vũ Thị Hiền Chang
Lớp 2vh10

25


×