Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận môn bình luận báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.74 KB, 22 trang )

Tiểu luận môn Bình luận

Lời mở đầu
Sức mạnh của dư luận xã hội là sức mạnh vừa vô hình vừa hiện hữu
nhưng hiệu quả vô cùng to lớn. Với vai trò tạo lập, phản ánh và định hướng
dư luận xã hội, báo chí, dù phục vụ chế độ chính trị nào, cũng đều sử dụng
tối đa hóa những phương thức thông tin của mình trên nhiều bình diện, nhiều
lĩnh vực một cách thường xuyên, liên lạc để đạt được mục đích là nắm bắt
dư luận xã hội.
Trong chiến lược thông tin, tuyên truyền ấy, nếu xét từ góc độ nghiệp vụ báo
chí, chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện và tồn tại của hàng loạt thể loạt thể loại
báo chí tương ứng với nhiệm vụ thông tin, tạo lập dư luận xã hội, có thể loại
để phản ánh những dư luận xã hội đã và đang hình thành và có thể loại làm
nhiệm vụ định hướng dư luận. Tất nhiên, sự phân biệt này là hết sức tương
đối, chủ yếu xét trên phương diện lý luận thể loại. Thực tế, có những thể
loại, những tác phẩm báo chí cùng một lúc thực hiện cả ba nhiệm vụ. Cũng
có thể loại trong trường hợp khác lại có khả năng định hướng, tùy thuộc ở
tính chất, nội dung của vấn đề được đề cập.
Tất cả được tập trung ở thể loại Bình luận, với tư cách một thể loại ưu việt
của báo chí, mà đặc trưng của nó là bắt đầu từ dư luận xã hội và nhắm đến
định hướng dư luận xã hội như một vũ khí sắc bén và hiệu quả.
Tiểu luận khảo sát này còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là phạm vi khả sát
còn hạn hẹp và nguồn tài liệu không đầy đủ, rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của giảng viên để bài tiểu luận thêm hoàn thiện.

Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

1


Tiểu luận môn Bình luận



Chương I: Đôi nét về báo Sức khỏe và Đời sống
Báo Sức khỏe và Đời sống là cơ quan ngôn luận Bộ Y tế, ra mắt số đầu tiên
ngày 10/10/1961. Sáng 15/10, đông đảo cán bộ, phóng viên, biên tập viên,
cộng tác viên Báo Sức khỏe và Đời sống kỷ niệm 50 năm Ngày phát hành số
báo đầu tiên và đón nhận Huân chương Độc lập hạng ba do Chủ tịch nước
trao tặng.
50 năm đồng hành cùng dân tộc, vì Tổ quốc, vì sức khỏe cộng đồng, Báo
Sức khỏe và Đời sống trực thuộc Bộ Y tế đã trở thành tờ báo của mọi nhà, là
người bạn của mỗi người, cùng chia sẻ những buồn vui, lo toan về sức khỏe
thể chất, sức khỏe tinh thần của toàn xã hội.
50 năm qua, trải qua nhiều biến động, từ "sức khỏe" đến "sức khỏe và đời
sống" là cả một sự phấn đấu không mệt mỏi của từng lớp, từng thế hệ nhà
báo, biên tập viên, nhân viên kỹ thuật cùng đội ngũ cộng tác viên ở mọi
miền đất nước đã đưa tờ báo của ngành Y tế trở thành tờ báo hàng đầu về sự
nghiệp chăm sóc sức khỏe của cộng đồng xã hội.
Từ những số báo xuất bản tháng 2 kỳ, 8 trang, Báo "Sức khỏe và Đời sống"
nay đã trở thành diễn đàn, là cầu nối đối với mọi gia đình, người dân ở mọi
miền đất nước, phát hành 4 kỳ/tuần. Ngoài ra, còn có các ấn phẩm chuyên đề
khác như số cuối tuần, cuối tháng; dân tộc thiểu số và miền núi; y tế thôn
bản. Bên cạnh đó, để bắt kịp với nhu cầu của độc giả, Sức khỏe và Đời sống
online đã nhanh chóng gia nhập làng báo điện tử nước nhà. Có thể nói, Sức
khỏe và Đời sống là sản phẩm của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây
đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân
yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi người dân khỏe mạnh,
tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe", Sức khỏe và Đời sống luôn phấn
đấu không ngừng và trở thành "người thầy thuốc" tin cậy và gần gũi của mọi
gia đình, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.


Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

2


Tiểu luận môn Bình luận

Chương II: Khảo sát và phân tích một số tác phẩm tiểu
biểu trên báo Sức khỏe và Đời sống tháng 11 – 12

Trên báo Sức khỏe và Đời sống rất ít sử dụng các bài bình luận, mà chủ yếu
là các bài phiếm luận. Trên các số báo bao giờ cũng có một mục riêng dành
cho các bài phiếm luận của tác giả Hà Đình Cẩn, đó là chuyên mục “Mỗi
tuần một chuyện”. Các bài phiếm luận này mang hơi hướng cuộc sống bình
dân, hàng ngày với giọng văn nhẹ nhàng, tản mạn về nhân tình thế thái từ
một người giàu kinh nghiệm sống. Tác giả thường đặt mình vào hoàn cảnh
cụ thể, là người trải nghiệm và là một phần trong các câu chuyện, những
hoàn cảnh của vấn đề.
Chuyên mục Mỗi tuần một truyện được cố định trong trang 3 của tờ báo, trở
thành bài đinh và là điểm nhấn của số báo đó. Các bài phiếm luận này thu
hút được sự chú ý rất lớn của độc giả bởi đây là những bài phiếm luận giàu
chất nhân văn, dưới ngòi bút khi hóm hỉnh khi thâm trầm sâu sắc của tác giả.
Dưới con mắt và góc nhìn của người trong cuộc, những hoàn cảnh, vấn đề
của cuộc sống được nhà văn – tác giả Hà Đình Cẩn khái quát, đúc rút vấn đề
một cách sâu sắc và có hệ thống, trở thành những câu chuyện tiêu biểu, đậm
chất nhân văn.
Dưới đây là hai bài phiếm luận tiêu biểu trong các số báo Sức khỏe và Đời
sống cùng bài phân tích.
Trong số báo Sức khỏe và Đời sống ra ngày 7/10/2011 có bài “Mùa thi đại

học” – tác giả Hà Đình Cẩn:

Mùa thi đại học
Hà Đình Cẩn
Tôi từng dẫn con, và mấy ngày mới rồi lại dẫn cháu, đi thi đại học nên thấm
thía cái sự thi cử để có tấm bằng đại học vất vả, cơ cực biết chừng nào. Tốn
kém thì đương nhiên. Ở những đâu thì không biết, còn ở nước ta từ nhà Lý
mở khoa thi, sĩ tử nào vác lều chõng đi mà chả chịu tốn kém. “Muốn con
hay chữ thì yêu lấy thầy”, chứ sao. Tốn kém, vất vả mà con cháu thi đậu, là
Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

3


Tiểu luận môn Bình luận
tiêu tan ngay. Thực tế qua các mùa thi thấy còn quá nửa trong số hơn triệu
học sinh và phụ huynh chịu tốn kém, vất vả mà xôi hỏng bỏng không. Vẫn
biết, con cháu chúng ta đâu chỉ vào đời bằng một con đường là học đại học.
Nhưng nói gì thì nói, trong xã hội ta hiện nay, tấm bằng đại học có tính
quyết định đến cuộc sống của cả một đời người. Cho nên năm nào đếm mùa
thi thì sĩ tử cả nước cùng người thân “lều chõng” rồng rắn kéo về thành phố,
làm đường xá, tàu xe chật cứng; một sáng một chiều hơn triệu người đổ về
các trung tâm lớn tập trung nhiều trường đại học như Hà Nội, tp Hồ Chí
Minh...
Không kể số ít cô chiêu, cậu ấm vì gia đình khá giả, đi thi không khó khăn
gì, còn hầu hết con em dân quê, dân nghèo thành thị, viên chức nhỏ, con bộ
đội xa nhà…đến mùa thi nhiều gia đình méo mặt. Thôi thì chạy vạy đủ
đường, nhà đập con lợn tiết kiệm ki cóp cả mấy năm, nhà bán thóc, bán
lợn gà, nhà không biết trông vào đâu thì thì vay mượn của người thân…
gom góp được vài triệu đưa con đi thi. Dù đã được sinh viên tiếp sức mùa

thi và nhiều bà con cô bác có tấm lòng vàng, nơi thì đỡ đần phòng trọ, nơi
góp ít suất ăn miễn phí nhưng nhiều ông bố, bà mẹ, ông bà đưa con đưa cháu
đi thi vẫn còn phải chịu bao cảnh màn trời, chiếu đất ngoài cửa giảng đường.
Lần này cháu tôi có thi đậu hay không, còn chờ đấy, nhưng lần trước, lạy
trời, con tôi thi đỗ. Thấy con đăng khoa mà tôi không đám reo mừng, sợ
chạnh lòng các bậc phụ huynh từng ăn cơm đầu nghế với nhau, con đi thi mà
chưa may mắn. Tính ra, cứ mỗi một năm có tới vài triệu người là học sinh và
các bậc phụ huynh buồn phiền, thất vọng về thi cử. Nỗi phiền muộn không
của riêng ai này thành một vấn đề xã hội lớn, lặp đi lặp lại hàng năm, và
chưa biết bao giờ có thể chấm dứt được trong một xã hội coi trọng việc học
tập!
Vì thế, mùa thi đại học năm nay dù đã qua nhưng vấn đề thi cử vẫn còn lại
nguyên vẹn. Đã đến lúc ngành Giáo dục - Đào tạo nước ta nên tự thoát ra
khỏi những đặc thù của giáo dục thời chiến, hoặc giáo dục kiểu riêng của
Việt Nam, nên tham khảo cách thi cử có tính phổ biến trên thế giới vừa thúc
đẩy phát triển giáo dục chất lượng cao vừa giảm thiểu các cuộc thi nặng nề,
tốn kém mà vẫn đảm bảo đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh, tạo
điều kiện tốt nhất cho con em phát triển tài năng, mở ra một xã hội học tập
tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, không phải gánh kèm nhiều vất vả và lo âu
như hiện nay.
Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

4


Tiểu luận môn Bình luận
Trong đổi mới, phát triển đất nước, Đảng ta hết sức quan tâm đến giáo dục
đào tạo, coi giáo dục đào tạo con người là quốc sách, là ưu tiên số một. Còn
dân ta tuy nghèo nhưng hiếu học, phụ huynh nào cũng mong muốn con cháu
được học hành tử tế để nên người. Đó là hai yếu tố căn bản làm căn cứ, làm

điểm xuất phát để nghành Giáo dục- Đào tạo yên tâm và nỗ lực hơn nữa
trong việc cải cách thi cử vào những mùa thi sau…

Nhận xét:
Đề tài của bài phiếm luận này không mới, vẫn là câu chuyện “biết rồi, khổ
lắm nói mãi” về vấn đề nỗi cực nhọc và quá tải kì thi tuyển sinh cao đẳng
đại học hàng năm, những bất cập trong công tác giáo dục và tác giả kêu gọi
sự thay đổi, cải cách trong công tác giáo dục. Tuy nhiên, dù là vấn đề không
mới nhưng đề tài của bài viết vẫn có ý nghĩa và gây ấn tượng mạnh cho độc
giả, bởi nó luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Trong khi đó, Nhà nước ta
mà cụ thể là Bộ Giáo dục và đào tạo đã nhiều lần thực hiện cải cách để giảm
tải tình trạng trên nhưng đều không thực sự đạt được hiệu quả.
Tác giả tiếp cận với đề tài này bằng cách nhập vai là người trong cuộc, cũng
có con em đi dự thi và đây chính là nét mới mà tác giả mang đến thông qua
bài viết này. Việc nhập vai trở thành người trong cuộc giúp tác giả thấu hiểu
rõ hơn nỗi cực nhọc, vất vả của những người có con em đi dự thi hàng năm,
thông qua đó tác giả có thể phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của mình khách
quan và chân thực hơn:
“Thấy con đăng khoa mà tôi không đám reo mừng, sợ chạnh lòng các bậc
phụ huynh từng ăn cơm đầu nghế với nhau, con đi thi mà chưa may mắn.
Tính ra, cứ mỗi một năm có tới vài triệu người là học sinh và các bậc phụ
huynh buồn phiền, thất vọng về thi cử. Nỗi phiền muộn không của riêng ai
này thành một vấn đề xã hội lớn, lặp đi lặp lại hàng năm, và chưa biết bao
giờ có thể chấm dứt được trong một xã hội coi trọng việc học tập!”
Bài viết này cũng như nhiều bài viết khác của tác giả Hà Đình Cẩn, nhà văn
sẻ dụng chất liệu ngôn từ văn học, nhẹ nhàng nhưng da diết, gợi một sự lắng
sâu trong tâm hồn độc giả:
Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

5



Tiểu luận môn Bình luận
“Không kể số ít cô chiêu, cậu ấm vì gia đình khá giả, đi thi không khó khăn
gì, còn hầu hết con em dân quê, dân nghèo thành thị, viên chức nhỏ, con bộ
đội xa nhà…đến mùa thi nhiều gia đình méo mặt. Thôi thì chạy vạy đủ
đường, nhà đập con lợn tiết kiệm ki cóp cả mấy năm, nhà bán thóc, bán
lợn gà, nhà không biết trông vào đâu thì thì vay mượn của người thân…
gom góp được vài triệu đưa con đi thi”
Đoạn văn này miêu tả nhẹ mà rất đúng với tình cảnh khó khăn của những
người có con đi dự thi đại học hàng năm. Ngôn ngữ trong bài khá sắc, đượm
buồn và lắng sâu. Tác giả ít sử dụng hình ảnh bóng bẩy, cầu kì mà dùng các
câu văn miêu tả với ngôn ngữ bình dị, phù hợp với văn cảnh của bài.
Cái tôi của tác giả được bộc lộ rất rõ nhưng là cái tôi chung, tác giả và các
nhân vật hòa hợp và cùng làm nổi bật bức tranh trong văn cảnh.

Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

6


Tiểu luận môn Bình luận
Trên báo Sức khỏe và Đời sống số 665 ra ngày 30/9/2011 có bài Tiền chùa
của tác giả Hà Đình Cẩn:

Tiền chùa
Hà Đình Cẩn
Cách nay chừng một tháng, tôi dự lễ đền Thượng ở một làng nhỏ, xa khuất
giữa vùng đồi trung du của tỉnh Vĩnh Phúc, làng Tử Du, huyện Lập Thạch.
Lễ này mới có một vài năm trở lại đây, sau khi bà con trong làng tự nguyện

góp công sức dựng lại đền Thượng trên lưng chừng một quả núi từ lâu đã
phủ kín cây bạch đàn, thờ cả vị thần vốn là Lạc tướng của vua Hùng và thờ
Phật. Đền chỉ là ba gian tường xây, lợp ngói, ban thờ cũng đơn sơ giữa vùng
đồi núi yên ả, nhưng có lời đồn đền thiêng, cầu được ước thấy, nên ngày
nào cũng có người đến chiêm bái, cung tiến công đức. ..
Tiền công đức của phật tử nơi vùng xa khuất nẻo này thường chỉ một vài
ngàn đồng, nhưng gom góp cả năm cũng được vài triệu, làng quyết định mở
lễ, gọn trong buổi sáng vào ngày chủ nhật, trước khai giảng của các trường
để phát thưởng cho tất cả trò ngoan, trò giỏi các cấp phổ thông. Con em nhà
nghèo, gia đình chính sách cũng có quà khuyến học dịp này.
Buổi lễ phát thưởng khuyến học của làng rất vui, nhà nào cũng diện đồ mới,
như Tết, dắt con cháu đến dự. Vì lộc Thánh, lộc Phật nên hầu hết trẻ em
trong làng đều có phần. Học giỏi thì phần to, bảy mươi ngàn, học khá phần
nhỏ ngăm mươi ngàn, còn kết quả học trung bình cũng có một chút thơm
thảo một, hai chục ngàn đồng để động viên học tốt, chờ năm sau nhận
thưởng cao. Bất ngờ nhất trong số được nhận thưởng của làng là các cháu
mới thi đậu đại học. Làng nghèo, trường quê, hầu hết các em sớm đi học,
chiều chăn trâu, hái củi, ẵm em nhưng năm nào làng cũng có vài em thi đỗ
đại học ở các trường công. Năm nay, làng có 5 em trúng tuyển đại học, cả
năm đều được nhận thưởng khuyến học đền Thượng.
Buổi lễ phát thưởng khuyến học diễn ra nhanh, gọn, đầm ấm, không có diễn
văn thưa gửi dài dòng, chỉ đôi lời của bác chủ tế đền Thượng chúc nhà nhà,
người người trong làng sống với nhau hoà thuận, cùng xiêng năng làm ăn,
nuôi dạy con cháu chăm ngoan, học giỏ, nên người. Cuối buổi lễ, trong khi
bác chủ tế thắp hương trình tấu Thần Phật rằng tiền công đức của phật tử đã

Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

7



Tiểu luận môn Bình luận
dùng vào việc chăm lo học hành cho con cháu cả làng thì bà con và các cháu
cùng dọn dẹp sân đền, chăm sóc, tưới tắm cây cảnh trước khi ra về.
Một chút tiền chùa cũng không hoang phí. Đi dự lễ dùng tiền chùa khuyến
học ở làng quê tôi thấy thật thoả lòng. Giữa thời buổi kinh tế thị trường,
đồng tiền khuấy đảo khắp nơi, kể cả ở chốn tôn nghiêm, làm hư hỏng không
ít người, thậm chí tập thể người, nhưng ở làng quê thân thương của chúng ta
vẫn yên ả, thanh bạch, trọng tình hơn trọng tiền, lam lũ nhưng không quên
chăm lo đến việc hành của con cháu vì tương lai mai sau.

Nhận xét:
Bài phiếm luận của Hà Đình Cẩn vừa nêu một gương tốt tại một địa phương
điển hình nhưng qua đó các tầng nghĩa sau gương điển hình ấy đáng để
người đọc phải suy nghĩ trong da diết. Một địa phương còn nghèo, người
dân quanh năm cơ cực, vất vả nhưng luôn chăm lo cho sự học của các con
cháu, người dân đoàn kết và không ngừng thắt chặt tình làng nghĩa xóm.
Phải chăng ở những nơi nền kinh tế thị trường chưa thực sự phát triển, ở nơi
đó tình nghĩa con người vẫn còn được giữ gìn? Đó là câu hỏi khiến không ít
người phải suy nghĩ, bởi nhiều nơi khi kinh tế bắt đầu phát triển thì lại sinh
ra tệ nạn, con em không được chăm lo học hành một cách thỏa đáng.
Vẫn với phong cách ngôn ngữ và cái tôi rất Hà Đình Cẩn, tác giả đưa người
đọc đến một miền quê với những truyền thống tốt đẹp của con người Việt
Nam, đồng thời mang đến bài học nhân văn sâu sắc. Những điển hình như
thế cần được nhân rộng trong xã hội ta, người dân cần chăm lo và quan tâm
hơn nữa đến sự học của con cháu, đồng thời sợi dây tình cảm của con người
cần được thắt chặt hơn nữa. Ngôn ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng và giàu chất suy
tưởng của Hà Đình Cẩn giúp cho tờ Sức khỏe và Đời sống mang một phong
cách riêng, đậm chất nhân văn, nhân đạo, xứng đáng là cơ quan ngôn luận
của Bộ Y tế.


Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

8


Tiểu luận môn Bình luận

Chương III: Kết luận

Báo chí dưới chế độ xã hội chủ nghĩa như chúng ta vẫn gọi là nền Báo chí
cách mạng trước hết và sau là phục vụ giai cấp công nhân và nhân dân lao
động. Chế độ chính trị nào giải quyết nào quyết định nền báo chí ấy. Bản
chất của giai cấp quyết định tính chất và phạm vi của tự do của báo chí. Báo
chí cách mạng Việt Nam phục vụ cho quyền lợi của đông đảo quần chúng
nhân dân, dưới dự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đại diện là Đảng
Cộng sản Việt Nam. Quyền lợi ấy không mâu thuẫn với quyền lợi của Đảng,
của đất nước. Chính vì vậy, nhiệm vụ của báo chí chúng ta là tạo lập, định
hướng dư luận xã hội lành mạnh, đúng đắn, thống nhất nhằm phát huy sức
mạnh và sự đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước,
không chấp nhận mục đích lợi dụng dư luận để mưu đồ quyền lực hay lợi ích
kinh tế của người này, người khác hoặc một nhóm thiểu số nào đó.
Tác phẩm chính luận là một trong những loại thể quan trọng nhất của nền
báo chí nước ta. Với loại thể này tờ báo sẽ trở nên mềm mại hơn thay vì quá
cứng nhắc và chỉ hàm chứa thông tin như loại thể thông tấn. Hơn nữa, một
tác phẩm báo chí của loại thể này như bài bình luận, phiếm luận, chuyên
luận hay xã luận sẽ trực tiếp thể hiện quan điểm của tác giả cũng như của cả
tòa soạn báo chí đối với một vấn đề bức xúc, nổi cộm của xã hội.

Qua việc khảo sát tờ báo Sức khỏe và Đời sống, bản thân tác giả đã đúc rút

được nhiều kinh nghiệm cho quá trình học tập và sáng tạo một tác phẩm
thuộc loại thể thông tấn. Đây là loại thể khó viết nên muốn viết hay lại càng
khó hơn, đòi hỏi sự nỗ lực và tích lũy rất lớn trong cả cách sử dụng ngôn từ
đến khả năng tiếp cận đề tài cũng như cách thể hiện cái tôi của tác giả.

Sau khi học xong môn Bình luận cũng như loại thể chính luận, bản thân em
đúc rút được nhiều kinh nghiệm để có thể thực hiện một bài bình luận có
chất lượng. Và muốn phát triển hơn nữa việc trau dồi kiến thức từ việc đọc
Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

9


Tiểu luận môn Bình luận
và nghiên cứu sách báo, không ngừng đọc các bài viết chính luận trên các tờ
báo, đài là điều vô cùng cần thiết.
Môn học Bình luận vô cùng quan trọng, bổ ích và thú vị đã kết thúc. Xin
chân thành cảm ơn thầy Trần Thế Phiệt – giảng viên bộ môn vì những tiết
học hữu ích mà thầy đã mang đến cho em cũng như các bạn sinh viên lớp
Báo in K28A1.

Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

10


Tiểu luận môn Bình luận

Các tác phẩm bình luận trên báo Sức khỏe và Đời sống
Địa chỉ du lịch

Hà Đình Cẩn
Một vài năm trở lại đây nhiều địa phương nhận ra du lịch, nghành công
nghiệp không khói đem lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ, vì thế cuộc chạy
đua để có các điạ chỉ hấp dẫn cho du khách diễn ra khá sôi mổi. Cách nay
chừng dăm năm cả nước mới có 5.000 lễ hội lớn bé, nay con số lễ hội đã
gần gấp đôi mà xem ra vẫn chưa dừng lại bởi phong trào lễ hội đang lan
rộng từ cấp nhà nước, xuống cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, và các nghành
nghề; nghành nào có lễ hội nghành ấy để tôn vinh nghành và quảng bá sản
phẩm, thu hút du khách...

Cùng với khôi phục lại các lễ hội, là trùng tu, phục chế, xây mới những
nơi thờ tự từ miếu thành hoàng đến đình chùa nguy nga và săn lùng những
cảnh tạo hóa như thác nước, hang động còn khuất lấp đâu đó trong rừng sâu
núi thẳm để làm địa chỉ du lịch. Tỉnh nọ ở Tây Bắc, có hồ nước thủy điện
tạo ra vô vàn hòn đảo lớn nhỏ khá đẹp. Để tăng sự hấp dẫn nghành văn hóa
địa phương căn cứ vào địa thế, hình dáng của các hòn đảo mà tự chế ra các
sự tích gắn mác cho những hòn đảo không tên thành những đảo Đá Thề, đảo
Tiên Nữ, đảo bà chúa Thượng Ngàn…rồi dựng lên các đền thờ nhỏ, có sư,
có vãi, có ban hát cung văn thành một quần thể du lịch trong lòng hồ mời gọi
khách đến thăm. Lợi hại thế nào trong việc chế tác điển tích gán cho các
điểm du lịch chưa ai kịp bàn, vì chưa nguy hiểm đến mức chết người, nên
ngành quản lý văn hóa tặc lưỡi cho qua. Âu cũng là cách kiếm tiền cuả thời
buổi kinh tế thị trường, hàng giả, hàng thật đôi khi lẫn lộn.
Mới rồi, tôi đi Sa Đéc được một ông bạn thịnh tình dẫn đi thăm một điểm
du lịch lâu nay là nơi tìm đến của nhiều du khách, đặc biệt là du khách người
Pháp, ấy là ngôi nhà giản dị của ông Lê số 225A đường Nguyễn Huệ, thị xã
Sa Đéc. Hỏi chuyện chủ nhà tôi mới biết, đây là nơi ở thời trẻ của nhân vật
người tình trong cuốn tiểu thuyết tự thuật Người tình (L’Armant) của nhà
văn Pháp Marguerite Duras (1914-1996), được đạo diễn Jean Jacques
chuyển thành bộ phim cùng tên đã từng chiếu ở Việt Nam, nhưng cho không

nhiều người xem bởi hơi nhiều cảnh nóng. Bản thân ông Lê chủ nhà và bà
Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

11


Tiểu luận môn Bình luận
con Sa Đéc thì mới chỉ nghe nói đến chuyện này. Nhiều người còn không
chắc cái bà người tình xinh đẹp của nhà văn nọ tự thuật đã ở ngôi nhà này,
thậm chí từng sống ở khu phố nghèo này …Chỉ vậy thôi mà ngôi nhà số
225 A đường Nguyễn Huệ, Sa Đéc trở thành điểm đến của khách phương
Tây. Thế mới biết tầm ảnh hưởng của văn học nghệ thuật có thể làm nên các
điểm du lịch hấp dẫn.
Từ điểm du lịch chỉ là ngôi nhà người tình của nhà văn này, nghành du
lịch các địa phương có thể xem đây như một gợi ý mở các điểm du lịch mà
chúng ta có tiềm năng thật sự, chứ không cần phải sáng tác điển tích để biến
không thành có như tỉnh nọ đã làm. Ngoài Côn Sơn gắn với Nguyễn Trãi,
Tiên Điền gắn với Nguyễn Du, bến sông Hương, bến Ngự gắn với Phan Bội
Châu, ta còn biết bao địa chỉ gắn bó với những văn nghệ sĩ nổi tiếng mà tên
tuổi đã vượt ra ngoài biên giới như nơi ở thời trẻ của bà chúa thơ nôm Hồ
Xuân Hương ở Hà Nội, ao thu của Nguyễn Khuyến thời cụ ở Tiền Hải, làng
Vũ Đại của Nam Cao ở Nam Đinh, ngôi nhà cổ còn lại của nhà văn Hồ Biểu
Chánh ở tp Hồ CHí Minh, ngôi chùa ở TP Hồ Chí Minh, nơi Nguyễn Đình
Chiểu từng ở để viết thiên hung văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc, căn nhà đơn sơ
với chiếc bàn tre ở Yên Thế, nơi Nguyên Hồng viết trường thiên tiểu thuyết
Cửa biển… Có thể nói nếu biết khai thác những địa chỉ văn học, nghành du
lich sẽ có chi chit những điểm du lich văn hóa trải rộng trên khắp miền đất
nước, tạo ra các điểm du lịch thật sự có ý nghĩa về văn hóa, tôn vinh văn hóa
Việt.


Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

12


Tiểu luận môn Bình luận
Nhà văn già, nhà văn trẻ
Hà Đình Cẩn
Bảo nhà văn già, nhà văn văn trẻ khác nhau thế nào về văn chương thì khó
bởi có cụ đã ở tuổi “xưa nay hiếm” mà văn lại lai láng, thanh xuân, còn có
anh chị đang ở 7x, 8x mà giọng văn già khú đế là điều đã thấy. Cho nên nói
nhà văn già, nhà văn trẻ ở trang viết nhỏ này là chỉ so về tuổi tác và tính
tình. Không biết thời trẻ từng là “thần đồng” các cụ có hay ầm ĩ không,
nhưng về già, xem ra các cụ ít lời, chỉ cặm cụi viết chứ không thích người
khác để ý đến mình...
Như cụ Tô Hoài chẳng hạn. Dăm năm trước, nhân chuyến đi thực tế vùng
quê ngoại thành, Hội Sân khấu Hà Nội mời cụ cùng đi để nghe mong cụ kể
Hà Nội xưa. Nhưng từ lúc lên xe, chụp cái mũ vải lên đầu, ngồi như lún sâu
xuống nghế, cụ không nói chuyện gì, lại còn giao hẹn với Ban tổ chức, là
đến huyện, đến xã, đến làng đừng giới thiệu, để cụ được tự nhiên nghe bà
con chuyện trò. Nhưng việc lại không như ý cụ. Đến làng nọ, vừa bước
xuống xe, có anh vác cuốc ra đồng thấy cụ, reo lên, nhà văn Tô Hoài về
thăm làng bà con ơi, thế là cụ được nhiều người vây quanh. Không trốn vào
đâu được, cụ vui vẻ thăm hỏi bà con một lát, rồi ngoảnh đi, ngoảnh lại …
biến mất. Cho đến lúc xe đi, anh em tìm mới thấy cụ đang ngồi với một bà
già tách hạt ngô ở cửa bếp căn nhà tre lá.
Cụ Tô Hoài kể, sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân cũng có cái tính kín
tiếng như cụ. Lần ấy, Nguyễn Tuân ra bến xe mua vé đi nông trường Điện
Biên. Mặc dù đã ăn mặc và lích kích túi to, túi nhỏ như một người đi lao
động nông trường, nhưng mà vừa tới bến xe, đã bị một hành khách phát

hiện, chào nhà văn Nguyễn Tuân rõ to. Cụ xách túi quay về luôn chỉ vì lý
do bị lộ, không thể ngồi yên trên xe như một hành khách đi nông trường để
nghe bà con tự nhiên nói chuyện. Chuyến sau lại ra bến xe, Nguyễn Tuân
mới đi lọt. Chuyến ấy, cụ viết thiên tuỳ bút Sông Đà nổi tiếng.
Vẫn là chuyện cụ Tô Hoài kể, nhà văn Nguyên Hồng cũng kín tiếng như
vậy. Sau kháng chiến chin năm,nhà văn Nguyên Hồng không về thủ đô mà
ở lại Nhã Nam, hậu cứ của văn nghệ kháng chiến. Lần đó, Chủ tịch Hội Nhà
văn Việt Nam, nhà văn Nguyễn Đình Thi tiếp nhà văn Pháp ở khách sạn
Metrophone, mời nhà văn Nguyên Hồng cùng tiếp khách. Cụ Nguyên Hồng
quần nâu, áo gụ như ông nhà quê Nhã Nam, đi chiếc xe đạp cà tàng đến
khách sạn, bị bảo vệ chặn lại. Bảo vệ vặn hỏi, cụ là ai mà vào đây, Nguyên
Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

13


Tiểu luận môn Bình luận
Hồng nhất định không khai tên, chỉ nói, người của Hội Nhà văn đi giúp
việc. Cho đến khi, ông chủ tịch Hội Nhà văn biết sự tình,, xuống can thiệp,
rằng, đây là nhà tiểu thuyết hàng đầu của văn học Việt nam, bảo vệ mới cho
Nguyên Hồng bước vào khách sạn lộng lẫy nhất Hà Nội thời đó.
Tính tình của các cụ nhà văn tiền bối vẫn còn lại với một số “thần đồng”
của văn học trẻ hôm nay, như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thuý, Nguyễn
Ngọc Thuần…Nhưng phần đông anh em viết trẻ sống mạnh bạo, quyết liệt
hơn, không ngại ngần tiến về phía đám đông, lập ngôn và quảng bá văn
chương cùng hình ảnh của mình. Tính cách liệu có ảnh hưởng đến sự tiến
thoái của văn chương? Điều này cũng có lời bàn ra, bàn vào, nhưng chưa ai
đám chắc. Thôi thì mỗi thế hệ mỗi tính, hãy cứ chờ đợi, hi vọng và nói như
nhà thơ cao niên Vũ Quần Phương, chẳng có gì mà lo với thế hệ tương lai
của văn học. Kinh nghiệm từ hồi xây kim tự tháp là đừng lo mai sau dốt hơn

bây giờ.

Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

14


Tiểu luận môn Bình luận
Mùa thi đại học
Hà Đình Cẩn

Tôi từng dẫn con, và mấy ngày mới rồi lại dẫn cháu, đi thi đại học nên thấm
thía cái sự thi cử để có tấm bằng đại học vất vả, cơ cực biết chừng nào. Tốn
kém thì đương nhiên. Ở những đâu thì không biết, còn ở nước ta từ nhà Lý
mở khoa thi, sĩ tử nào vác lều chõng đi mà chả chịu tốn kém. “Muốn con
hay chữ thì yêu lấy thầy”, chứ sao. Tốn kém, vất vả mà con cháu thi đậu, là
tiêu tan ngay. Thực tế qua các mùa thi thấy còn quá nửa trong số hơn triệu
học sinh và phụ huynh chịu tốn kém, vất vả mà xôi hỏng bỏng không. Vẫn
biết, con cháu chúng ta đâu chỉ vào đời bằng một con đường là học đại học.
Nhưng nói gì thì nói, trong xã hội ta hiện nay, tấm bằng đại học có tính
quyết định đến cuộc sống của cả một đời người. Cho nên năm nào đếm mùa
thi thì sĩ tử cả nước cùng người thân “lều chõng” rồng rắn kéo về thành phố,
làm đường xá, tàu xe chật cứng; một sáng một chiều hơn triệu người đổ về
các trung tâm lớn tập trung nhiều trường đại học như Hà Nội, tp Hồ Chí
Minh...
Không kể số ít cô chiêu, cậu ấm vì gia đình khá giả, đi thi không khó khăn
gì, còn hầu hết con em dân quê, dân nghèo thành thị, viên chức nhỏ, con bộ
đội xa nhà…đến mùa thi nhiều gia đình méo mặt. Thôi thì chạy vạy đủ
đường, nhà đập con lợn tiết kiệm ki cóp cả mấy năm, nhà bán thóc, bán
lợn gà, nhà không biết trông vào đâu thì thì vay mượn của người thân…

gom góp được vài triệu đưa con đi thi. Dù đã được sinh viên tiếp sức mùa
thi và nhiều bà con cô bác có tấm lòng vàng, nơi thì đỡ đần phòng trọ, nơi
góp ít suất ăn miễn phí nhưng nhiều ông bố, bà mẹ, ông bà đưa con đưa cháu
đi thi vẫn còn phải chịu bao cảnh màn trời, chiếu đất ngoài cửa giảng đường.
Lần này cháu tôi có thi đậu hay không, còn chờ đấy, nhưng lần trước, lạy
trời, con tôi thi đỗ. Thấy con đăng khoa mà tôi không đám reo mừng, sợ
chạnh lòng các bậc phụ huynh từng ăn cơm đầu nghế với nhau, con đi thi mà
chưa may mắn. Tính ra, cứ mỗi một năm có tới vài triệu người là học sinh và
các bậc phụ huynh buồn phiền, thất vọng về thi cử. Nỗi phiền muộn không
của riêng ai này thành một vấn đề xã hội lớn, lặp đi lặp lại hàng năm, và

Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

15


Tiểu luận môn Bình luận
chưa biết bao giờ có thể chấm dứt được trong một xã hội coi trọng việc học
tập!
Vì thế, mùa thi đại học năm nay dù đã qua nhưng vấn đề thi cử vẫn còn
lại nguyên vẹn. Đã đến lúc ngành Giáo dục - Đào tạo nước ta nên tự thoát ra
khỏi những đặc thù của giáo dục thời chiến, hoặc giáo dục kiểu riêng của
Việt Nam, nên tham khảo cách thi cử có tính phổ biến trên thế giới vừa thúc
đẩy phát triển giáo dục chất lượng cao vừa giảm thiểu các cuộc thi nặng nề,
tốn kém mà vẫn đảm bảo đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh, tạo
điều kiện tốt nhất cho con em phát triển tài năng, mở ra một xã hội học tập
tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, không phải gánh kèm nhiều vất vả và lo âu
như hiện nay.
Trong đổi mới, phát triển đất nước, Đảng ta hết sức quan tâm đến giáo
dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo con người là quốc sách, là ưu tiên số một.

Còn dân ta tuy nghèo nhưng hiếu học, phụ huynh nào cũng mong muốn con
cháu được học hành tử tế để nên người. Đó là hai yếu tố căn bản làm căn cứ,
làm điểm xuất phát để nghành Giáo dục- Đào tạo yên tâm và nỗ lực hơn
nữa trong việc cải cách thi cử vào những mùa thi sau…

Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

16


Tiểu luận môn Bình luận
Tiền chùa
Hà Đình Cẩn
Cách nay chừng một tháng, tôi dự lễ đền Thượng ở một làng nhỏ, xa khuất
giữa vùng đồi trung du của tỉnh Vĩnh Phúc, làng Tử Du, huyện Lập Thạch.
Lễ này mới có một vài năm trở lại đây, sau khi bà con trong làng tự nguyện
góp công sức dựng lại đền Thượng trên lưng chừng một quả núi từ lâu đã
phủ kín cây bạch đàn, thờ cả vị thần vốn là Lạc tướng của vua Hùng và thờ
Phật. Đền chỉ là ba gian tường xây, lợp ngói, ban thờ cũng đơn sơ giữa vùng
đồi núi yên ả, nhưng có lời đồn đền thiêng, cầu được ước thấy, nên ngày
nào cũng có người đến chiêm bái, cung tiến công đức. ..
Tiền công đức của phật tử nơi vùng xa khuất nẻo này thường chỉ một vài
ngàn đồng, nhưng gom góp cả năm cũng được vài triệu, làng quyết định mở
lễ, gọn trong buổi sáng vào ngày chủ nhật, trước khai giảng của các trường
để phát thưởng cho tất cả trò ngoan, trò giỏi các cấp phổ thông. Con em nhà
nghèo, gia đình chính sách cũng có quà khuyến học dịp này.
Buổi lễ phát thưởng khuyến học của làng rất vui, nhà nào cũng diện đồ
mới, như Tết, dắt con cháu đến dự. Vì lộc Thánh, lộc Phật nên hầu hết trẻ
em trong làng đều có phần. Học giỏi thì phần to, bảy mươi ngàn, học khá
phần nhỏ ngăm mươi ngàn, còn kết quả học trung bình cũng có một chút

thơm thảo một, hai chục ngàn đồng để động viên học tốt, chờ năm sau nhận
thưởng cao. Bất ngờ nhất trong số được nhận thưởng của làng là các cháu
mới thi đậu đại học. Làng nghèo, trường quê, hầu hết các em sớm đi học,
chiều chăn trâu, hái củi, ẵm em nhưng năm nào làng cũng có vài em thi đỗ
đại học ở các trường công. Năm nay, làng có 5 em trúng tuyển đại học, cả
năm đều được nhận thưởng khuyến học đền Thượng.
Buổi lễ phát thưởng khuyến học diễn ra nhanh, gọn, đầm ấm, không có
diễn văn thưa gửi dài dòng, chỉ đôi lời của bác chủ tế đền Thượng chúc nhà
nhà, người người trong làng sống với nhau hoà thuận, cùng xiêng năng làm
ăn, nuôi dạy con cháu chăm ngoan, học giỏ, nên người. Cuối buổi lễ, trong
khi bác chủ tế thắp hương trình tấu Thần Phật rằng tiền công đức của phật tử
đã dùng vào việc chăm lo học hành cho con cháu cả làng thì bà con và các
cháu cùng dọn dẹp sân đền, chăm sóc, tưới tắm cây cảnh trước khi ra về.
Một chút tiền chùa cũng không hoang phí. Đi dự lễ dùng tiền chùa
khuyến học ở làng quê tôi thấy thật thoả lòng. Giữa thời buổi kinh tế thị
Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

17


Tiểu luận môn Bình luận
trường, đồng tiền khuấy đảo khắp nơi, kể cả ở chốn tôn nghiêm, làm hư
hỏng không ít người, thậm chí tập thể người, nhưng ở làng quê thân thương
của chúng ta vẫn yên ả, thanh bạch, trọng tình hơn trọng tiền, lam lũ nhưng
không quên chăm lo đến việc hành của con cháu vì tương lai mai sau.

Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

18



Tiểu luận môn Bình luận
Điều thiêng liêng
Hà Đình Cẩn

Kéo cờ đỏ sao vàng trong ngày Lễ Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, tại quảng trường Ba Đình sáng 2.9.1945, cách nay
tròn 66 năm là hai cô gái: Đàm Thị Loan, dân tộc Tày, một trong 34 chiến sĩ
trong Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân từ chiến khu Việt Bắc về
thủ đô và Dương Thị Thoa, quen gọi là Lê Thi, nữ sinh trường Đồng Khán,
nay là trường Trưng Vương, Hà Nội, con gái của GS Dương Quảng Hàm.
Lần đầu được trao nhiệm vụ thượng cờ trong không khí trang nghiêm của
đại lễ cả hai cô gái tuổi 17 đã làm rất tốt công việc. Và cũng từ đó suốt đời
hai cô tận tụy và gương mẫu đi dưới bóng cờ của Tổ quốc. ..
Năm 1946, đế quốc Pháp quay trở lại xân lược nước ta lần thứ hai. Toàn
quốc kháng chiến, nữ sinh Lê Thi xung phong vào Trung đoàn thủ đô chiến
đấu cảm tử trong lòng thành phố suốt 60 ngày đêm rồi cùng trung đoàn rút
ra khỏi thành phố. Lên chiến khu, Lê Thi phụ trách Phụ nữ cứu quốc tỉnh
Tuyên Quang, trở thành Ủy viên thượng vụ tỉnh. Sau kháng chiến, trở về
thủ đô, Lê Thị mới lại tiếp tục con đường học vấn còn dở dang, trở thành
GS, Viện trưởng Viện Triết học. Còn Đàm Thị Loan ngay sau buổi sáng
kéo cờ, bà trở lại đơn vị chiến đấu. Trở lại thủ đô lần thứ hai sau chín năm
kháng chiến, bà Loan công tác ở cơ quan Bộ Tổng Tham mưu. Đến kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, bà có mặt trên chiến trường miền Nam, ở trận
địa phía tây bắc cửa ngõ Sài Gòn. Bà được phong hàm trung tá.
Vài năm trước, nhân dịp lễ kỷ niệm 2.9 tôi có dịp đi thăm hỏi hai cụ
chuyện kéo cờ và những ấn tượng còn mãi về ngày đại lễ Lễ Tuyên ngôn
độc lập. Cụ Lê Thi nói, sung sướng nhất trong ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn
độc lập là thấy gương mặt tươi vui của dân ta được tự do. Người nào cũng
sung sướng, như trẻ ra đến mấy tuổi! Còn ấn tượng của cụ Đàm Thị Loan là

từ chiến khu về thủ đô, thấy nước ta rộng lớn, tươi đẹp nay được độc lập, ai
cũng vui mừng, ai cũng tự hào, đi lại rộn ràng. Nay hai cụ đã ở tuổi vượt qua
ngưỡng “ xưa nay hiếm”, từng trải bao nhiêu gian khó, bao quên và nhớ một
đời người lăn lộn mà vẫn còn lại lắng đọng hai miềm vui cách mạng đem
lại cho dân tộc, cho mỗi con người ngay từ ngày đầu Tuyên ngôn độc lập là
Tự do và độc lập, quả là ấn tượng thiêng liêng. Theo cụ trung tá Đàm Thị
Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

19


Tiểu luận môn Bình luận
Loan thì trong chiến tranh, độc lập tự do là khẩu hiệu hành động, là mục
đích tối cao của cuộc chiến đấu phải đạt được.Vì mục đích ấy mà cả dân tộc
ra trận, trong đó có cụ. Còn theo cụ GS triết học Lê Thi nay trong hòa bình,
độc lập tự do là quyền lợi, là hạnh phúc và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ
đất nước. Thế hệ các cụ đã gìn giữ gía trị thiêng liêng ấy bằng “quyết tử cho
tổ quốc quyết sinh”. Nay mong thế hệ con cháu gìn giữ độc lập, tự do cách
mạng đem lại bằng trí tuệ, bằng lao động sáng tạo, bằng trách nhiệm, niềm
tự hào và tình yêu con người, tình yêu đất nước.

Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

20


Tiểu luận môn Bình luận
Người mở đường trên biển
Hà Đình Cẩn
Trước khi bí mật mở đường Hồ Chí Minh trên biển, Anh hùng quân đội

Bông Văn Dĩa từng là liên lạc của nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn thời đồng
chí hoạt động ở Nam Bộ. Để che mắt địch, ông đưa cả gia đình đi theo, biến
chiếc ghe liên lạc thành thuyền bán hàng rong, lỏi vào các thôn ấp bên sông.
Sau Nam Kỳ khởi nghĩa, đồng chí Lê Duẩn bị giặc bắt đày ra Côn Đảo,
Bông Văn Dĩa cũng bị bắt và cầm tù ở dịa ngục này. Trong tù Bông Văn Dĩa
vẫn tiếp tục bí mật làm liên lạc cho đồng chí Lê Duẩn với tổ chức Đảng. Sau
thắng lợi của Mặt trận Bình Dân của Pháp, nhiều chiến sĩ cách mạng bị giam
trong nhà tù đế quốc được trả tự do, trong đó có đồng chí Lê Duẩn và Bông
Văn Dĩa...
Năm 1961, ông Mười Kỷ, Bí thư tỉnh ủy Cà Mau trao cho Bông Văn Dĩa
con thuyền gỗ có sức chở 9 tấn từ đất Mũi ra Bắc xin vũ khí. Không hải đồ,
không la bàn, chỉ với kinh nghiêm của một người gắn bó với sông biển, kinh
rạch từ bé, Bông Văn Dĩa một mình đưa thuyền ra vùng biển quốc tế để
tránh các vòng kiểm soát của địch. Ngày nhìn mặt trời, đêm nhìn trăng sao
ông nhằm hướng mở đường.
Cặp vào bờ biển Quảng Bình, đúng dịp đồng chí Lê Duẩn đang công tác
ở gần đó, nên, người đầu tiên Bông Văn Báo cáo xin vũ khí đưa về Cà Mau
chiến đấu là Tổng Bí thư.
Nhưng công việc lại không đơn giản và mau lẹ như Bông Văn Dĩa nghĩ.
Thay vì xin vũ khí rồi về luôn, Bông Văn Dĩa được đưa đi nghỉ an dưỡng tại
một hòn đảo của Quảng Ninh. Suốt mấy tháng trên đảo, ông " đánh vât" với
mấy trang quy ước mật mã rời rạc, rất khó thuộc. Cho đến khi Bông Văn Dĩa
thuộc lòng "những con số chết tiệt", thay được nhận vũ khí, ông nhận lại con
thuyền cũ, vật dụng cũng như cũ, không một viên đạn, khẩu súng, chỉ có
thêm mấy lon gạo và đùm cá khô cũng là gạo và cá quen thuộc của miền
Nam rồi ra rề. Trước ngày lên thuyền trở lại miền Nam, Bông Văn Dĩa lại
dược gặp lại đồng chí Lê Duẩn. Ông nói, đồng bào đồng chí cử tôi ra Bắc
xin vũ khí về chiến đấu, nay về tay không, tôi còn mặt mũi nào mà gặp anh
em. Đồng chí Lê Duẩn ôm vai Bông Văn Dĩa, nói anh cho tôi gửi lời thăm
hỏi đồng bào đồng chí. Đảng và Chính phủ không quên Cà Mau. Nhưng

Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

21


Tiểu luận môn Bình luận
cách mạng là của cả nước. Anh về tay không để tìm con đường biển là vì
cách mạng của cả nước, chứ đâu chỉ lo riêng cho Cà Mau.
Trở lại Cà Mau ba tháng sau, những con số trong bản mật mã học thuộc
từ Quảng Ninh, Bông Văn Dĩa mới phải dùng đến. Con tàu không số đầu
tiên chở vũ khí từ miền Bắc bí mật vào bến do Bông văn Dĩa và những chiến
sĩ Cà Mau tổ chức trong rừng đước. Không chỉ đến Cà Mau, con đường Hồ
Chí Minh trên biển đã đốn những con tàu không số cặp nhiều bến dọc miền
duyên hải, cung cấp vũ khí cho cuộc chiến đấu.
Tháng 5 năm 1975, tôi gặp ông Bông Văn Dĩa ở Cần thơ, khi đó ông là
trung đoàn trưởng Trung đoàn Vận tải sông biển. Vài năm sau, ông được
tặng danh hiệu Anh hùng quân đội. Ngày nghỉ hưu, ông chỉ xin đơn vị cho
ba mươi tấm tôn cũ dỡ ra từ căn cứ của địch đem về lợp cho vợ căn nhà mà
lâu nay ông vẫn bỏ bê vì bận công việc. Tôi về Tân An,( Căm Căn, Cà Mau)
mừng ông có nhà mới, đêm nằm trên bộ gỗ, thấy sao trời lọt qua các khe hở
của những tấm tôn cũ…

Hạp Tiến Sơn – Báo in K28A1

22



×