Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Giáo trình hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 37 trang )

TÀI LIỆU
Hƣớng dẫn xây dựng kế
hoạch quản lý rủi ro thiên
tai trong các khu công
nghiệp và khu chế xuất

Hà Nội, tháng 6 năm 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Giới thiệu .............................................................................................................1
1.1. Giới thiệu tổng quan......................................................................................1
1.1.1. Bối cảnh chung...........................................................................................1
1.1.2. Thông tin chung về khu công nghiệp .........................................................2
1.3. Khu Kinh tế Dung Quất ................................................................................3
1.4. Ban Quản lý các KCX và KCN Thành phố Hồ Chí Minh: ...........................6
1.5. Khu cơng nghiệp Hiệp Phước .......................................................................8
2. Cơ sở và nguyên tắc lập kế hoạch QLRRTT trong KCN, KCX, KKT .........9
QUY TRÌNH ỨNG PHĨ KHI XẢY RA THẢM HỌA, THIÊN TAI .........10
PHỤ LỤC ..............................................................................................................15
Phụ lục 1. Tài liệu tham khảo ............................................................................15
Phụ lục 2. Bảng hướng dẫn thu thập thông tin cho KCN và xây dựng kế hoạch
cho doanh nghiệp ...............................................................................................16
Phụ lục 3. Khung bản kế hoạch của doanh nghiệp đóng trong các KCN ..........18
Phụ lục 4. Một số quy chế hiện hành hiện đang áp dụng trong các KCN có thể
lồng ghép được với QLRRTT ............................................................................19


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCNV



Cán bộ công nhân viên

KCN

Khu cơng nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

PCTT

Phịng chống thiên tai

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

PTHT

Phát triển hạ tầng

PCBL

Phòng chống bão lụt


QLRRTT

Quản lý rủi ro thiên tai

VCCI

Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân


Lời nói đầu
Luật phịng chống thiên tai (PCTT) có hiệu lực từ tháng 5 năm 2014. Theo yêu
cầu của Luật, các tổ chức kinh tế (bao gồm các doanh nghiệp) cần chủ động xây
dựng, bảo vệ cơng trình, cơ sở vật chất của mình và tổ chức sản xuất, kinh doanh
bảo đảm an toàn trước thiên tai và xây dựng và tổ chức thực hiện phương án
phòng, chống thiên tai. Như vậy, dù muốn hay không, các doanh nghiệp cũng cần
phải xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp theo
yêu cầu của luật pháp. Cho đến nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có
các phương án phịng ngừa và ứng phó với thiên tai. Chính vì vậy, việc hướng dẫn
và cung cấp thơng tin giúp cho các doanh nghiệp xây dựng các bản kế hoạch này
là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh tần suất và cường độ thiên tai ngày càng
tăng trong những năm gần đây.
Với số lượng 289 khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX) và 15 khu kinh
tế (KKT) ven biển trên cả nước thì việc giới thiệu các điều khoản của Luật và
thông tin kiến thức liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) sẽ có sức lan
tỏa mạnh. Mặt khác, thơng qua các ban quản lý của các KCN, KCX việc giới

thiệu, phổ biến và cung cấp những thông tin này cho doanh nghiệp đóng trong
khu cơng nghiệp cũng có nhiều thuận lợi.Tài liệu này cung cấp thông tin giúp ban
quản lý các KCN, KCX tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ngãi xây dựng
kế hoạch và hỗ trợ, theo dõi giám sát việc lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó
với thiên tai trong phạm vi quản lý của mình. Các doanh nghiệp có thể tham khảo
thêm thơng tin chi tiết về hướng dẫn lập kế hoạch tại trang thông tin:
.
Tài liệu liệu này biên soạn dựa trên các thông tin thu thập và tổng hợp được từ
quá trình hỗ trợ và hợp tác với Ban quản lý Khu công nghiệp và Khu chế xuất
thành phố Hồ Chí Minh và Ban quản lý Khu Kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và hợp tác của quý cơ quan trong thời
gian qua. Tài liệu này sẽ tiếp tục được bổ sung và hồn thiện, vì vậy mọi góp ý,
câu hỏi và bình luận xin gửi về địa chỉ dưới đây:
Trung tâm Giáo dục và Phát triển
Phịng 1502, Tồ nhà 3A, khu đơ thị RESCO, 74 Phạm Văn Đồng, Quận
Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3562 7494
Fax: (84-4) 3540 1991
Email:
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
TRUNG TÂM GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN


1. Giới thiệu
Luật phòng chống thiên tai (PCTT) số 33/2013/QH13, được Quốc hội thơng qua ngày
19/06/2013 đã có một số điều khoản quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ
chức kinh tế (bao gồm các doanh nghiệp) trong phòng chống thiên tai.1 Theo Luật
PCTT, các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ:
a) Chủ động xây dựng, bảo vệ cơng trình, cơ sở vật chất của mình và tổ chức
sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn trước thiên tai;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống thiên tai;
c) Khi đầu tư xây dựng cơng trình phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
an toàn trước rủi ro thiên tai; chấp hành quy định về bảo vệ cơng trình phịng, chống
thiên tai;
d) Tham gia chương trình thơng tin, truyền thơng, giáo dục về phòng, chống
thiên tai; nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai; tập huấn, huấn luyện, diễn tập
kỹ năng phòng, chống thiên tai theo kế hoạch của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và địa phương;
đ) Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền
trong việc thực hiện biện pháp phịng, chống thiên tai.
Với số lượng 289 khu cơng nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX) và 15 khu kinh tế
(KKT) ven biển trên cả nước thì việc giới thiệu các điều khoản của Luật và thông tin
kiến thức liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) sẽ có sức lan tỏa mạnh.
Trong năm 2013 và 2014, Trung tâm Giáo dục và Phát triển đã có nhiều hoạt động thí
điểm và hỗ trợ để giới thiệu và đưa nội dung này vào các KCN,KCX, và KKT thông
qua một số hoạt động thử nghiệm và thí điểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và
tỉnh Quảng Ngãi.
Tài liệu này sẽ đưa ra một số hướng dẫn cụ thể nhằm tiếp tục duy trì và mở rộng các
hoạt động này tại các KCN và KCX. Tài liệu gồm các nội dung sau: i) Giới thiệu về
tổng quan các KCN và KCX trên địa bàn cả nước; ii) Cách tổ chức và quản lý hiện nay
của KCN Hiệp Phước và KKT Dung Quất, từ đó độc giả có thể hình dung được mơ
hình quản lý tại các KCX và KKT; iii) Những nguyên tắc chung để lập kế hoạch cho
các KCN, KCX, KKT và tiến trình thực hiện. Cuối cùng, tài liệu cũng cung cấp một số
công cụ để đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp đóng trong KCN, KCX, và các
hướng dẫn cho các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trực thuộc.
1.1. Giới thiệu tổng quan
1.1.1. Bối cảnh chung
Trên phạm vi toàn cầu, trong vài thập kỷ gần đây, thiên tai xảy ra với mức độ ngày
càng trầm trọng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của người dân,
đặc biệt là những người nghèo. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên, trong quá trình phát

triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động của con người như phát triển công nghệ, đô thị
hố, bùng nổ dân số, suy thối tài ngun mơi trường đã làm gia tăng mức độ, hậu quả
do thiên tai gây ra. Trong hai thập kỷ qua, trên thế giới, trung bình mỗi năm có hơn
200 triệu người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những thảm họa do thiên tai gây ra.

1

Luật Phòng, chống thiên tai số: 33/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 9 năm 2013

1


Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa là một trong năm ổ bão của khu vực châu
Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai. Trong
những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất
to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến
môi trường.Trong 10 năm gần đây (1997 - 2006), các loại thiên tai như: bão, lũ, hạn
hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và
mất tích gần 7.500 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP.
Mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại,
kèm theo những đột biến khó lường. Trong 3 năm gần đây, thiên tai tăng lên với tần
suất và mức độ ngày càng tăng, Trong năm 2011 có 7 cơn bão và 7 đợt áp thấp nhiệt
đới; tương ứng vào năm 2012 là 10 cơn bão và 2 đợt áp thấp nhiệt đới; năm 2013 có
15 cơn bão và 4 đợt áp thấp nhiệt đới. Thiệt hại về người, năm 2011 có 295 người chết
và 274 người bị thương; năm 2012 là 258 người và 408 người; năm 2013 là 264 người
và 800 người. Thiệt hại về kinh tế năm 2011 là 12.703 tỷ đồng, năm 2012 là 16.000 tỷ
đồng và năm 2013 là 25.021 tỷ đồng. Những số liệu trên cho thấy mặc dù con số thiệt
hạt về người có giảm, nhưng trong những năm qua thiệt hại về kinh tế đã tăng lên rõ
rệt.
1.1.2. Thơng tin chung về khu cơng nghiệp

Tính đến hết tháng 12/2013 trên cả nước có 289 KCN, KCX với tổng diện tích đất tự
nhiên 81 ngàn ha và 15 KKT ven biển với tổng diện tích hơn 697,8 ngàn ha. Trong
năm 2013, các KCN, KKT đã có sự khởi sắc mạnh mẽ về thu hút đầu tư với 19,9 tỷ
USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (chiếm 92% tổng vốn đầu tư mới và tăng vốn của
cả nước) và 26,6 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước. Lũy kế đến hết tháng 12/2013,
các KCN trên cả nước đã thu hút được 5.075 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với
tổng vốn đầu tư là 75,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 55% vốn đăng ký và 5.463 dự án
đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 524,2 ngàn tỷ đồng, vốn thực hiện đạt
47% tổng vốn đăng ký. Các KKT ven biển đã thu hút được 199 dự án FDI với tổng
vốn đầu tư là 36,1 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 20% tổng vốn đăng ký và 624 dự án đầu
tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 445,5 ngàn tỷ đồng, vốn thực hiện bằng 38%
tổng vốn đăng ký.
Trong năm 2013, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của các KCN, KKT đều tăng
trưởng khá so với cùng kỳ năm 2012: tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ USD, tăng 31%
so với năm 2012; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 51,5 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ
năm 2012; kim ngạch nhập khẩu đạt 46,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2012;
nộp ngân sách nhà nước đạt hơn 66,6 ngàn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm
2012. Các KCN, KKT đã thu hút hơn 2,1 triệu lao động.
Hiện nay các Ban Quản lý KCN, KKT đã và đang kiến nghị các Bộ, ngành sớm có
hướng dẫn, ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực môi trường, lao động, cấp
phép xây dựng và thanh tra theo Nghị định số 164/2013/NĐ-CP; sớm ban hành các
văn bản pháp quy quy định thống nhất cơ cấu tổ chức Ban Quản lý KCN, KKT.
Về mặt quản lý nhà nước, hiện nay tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với KKT,
KCN theo hướng thống nhất đầu mối đang được hoàn thiện. Các Bộ liên quan đang
2


tiến hành nghiên cứu, ban hành thông tư hoặc văn bản hướng dẫn việc phân cấp, ủy
quyền thống nhất cho Ban quản lý KKT, KCN các chức năng, nhiệm vụ theo quy định
tại Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định
về KCN, KCX và KKT.
Về cơ chế, chính sách, việc bổ sung ưu đãi thuế nhập khẩu đối với KKT, KCN đang
được nghiên cứu và đề xuất. Các địa phương hiện nay đang đề xuất và kiến nghị áp
dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
KCN, thu tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với dự án đầu tư vào KKT,
KCN…
Công tác quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020, được ban hành kèm theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của
Thủ tướng Chính phủ có mục tiêu hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trị
định hướng sự phát triển công nghiệp quốc gia. Các KCN có quy mơ hợp lý sẽ tạo điều
kiện phát triển công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có
tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP thấp. Theo Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của
Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch KCN cần được tổ chức và điều chỉnh quản lý tốt, tạo
điều kiện để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cụ thể, các hoạt động liên quan
đến bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, rác thải, chất thải nguy hại trong KKT, KCN,
CCN và xây dựng nhà ở cho người lao động KKT, KCN cần được quan tâm.
Về cơng tác phịng cháy chữa cháy (PCCC): Việc PCCC đối với đặc khu kinh tế, khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao được quy định rõ tại Điều 21 trong
Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 , ban hành ngày 29/06/2011, được
sửa đổi bổ sung trong Điều 21 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng
cháy và chữa cháy, số 40/2013/QH13, ban hành ngày 22/11/2013. Khu công nghiệp,
khu chế xuất (KCN, KCX) là nơi tập trung đông công nhân làm việc, khối lượng tài
sản lớn nên khi xảy ra hỏa hoạn sẽ gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Bộ Công
an cảnh báo tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao rà sốt, phân
loại theo tính chất nguy hiểm cháy nổ tồn bộ hàng hóa, vật tư ngun liệu có nguy cơ
cao để bố trí, sắp xếp, bảo quản, đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC. Đây là một
trong những cơ sở tiền đề để có thể xây dựng được kế hoạch ứng phó với các thảm họa
thiên tai vì các bước lập kế hoạch ứng phó thiên tai cũng tương tự như lập kế hoạch
ứng phó với các tình huống thảm họa khác.

Các phương hướng quản lý và phát triển chiến lược trên tại các KCN, KCX, KKT,
cùng với Luật PCTT có hiệu lực và nghị định phối hợp tác đầu tư theo hình thức đối
tác cơng tư, việc mở rộng QLRRTT vào hệ thống KCX, KCN sẽ có tác động lớn nhằm
tăng cường khả năng ứng phó thiên tai của cộng đồng doanh nghiệp và tăng cường sự
tham gia của khu vực tư nhân trong công tác QLRRTT.
1.3. Khu Kinh tế Dung Quất
KKT Dung Quất (Quyết định thành lập số 50/2005/QĐ-TTg ngày 21/3/2005) nằm ở
tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực dun hải miền Trung Việt Nam. Phía Đơng giáp biển
3


Đơng, phía Tây giáp đường sắt Bắc – Nam, phía Nam giáp ranh giới quy hoạch mở
rộng thành phố Quảng Ngãi, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam.
Ngày 20/01/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
đến năm 2025.
Diện tích Khu vực nghiên cứu quy hoạch có tổng diện tích khoảng 45.332 ha bao gồm:
phần diện tích Khu kinh tế hiện hữu là 10.300 ha, phần diện tích mở rộng khoảng
24.280 ha và khoảng 10.752 ha diện tích mặt biển.
Về tính chất: KKT Dung Quất là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm:
công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp. Trong
đó trọng tâm là cơng nghiệp lọc hóa dầu, cơng nghiệp hóa chất và cơng nghiệp nặng
với các ngành chủ đạo: luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành công nghiệp khác
gắn liền với việc khai thác cảng nước sâu.2
Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất:
- Ban Quản lý KKT Dung Quất (gọi tắt là Ban Quản lý) là cơ quan quản lý nhà
nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, có chức năng giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi quản lý tập trung, thống nhất các hoạt động đầu tư,
phát triển kinh tế tại Khu Kinh tế Dung Quất.
- Ban Quản lý KKT Dung Quất có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy,

có kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.
- Ban Quản lý là đầu mối kế hoạch vốn đầu tư phát triển và ngân sách chi cho
hoạt động hành chính, sự nghiệp được cân đối riêng từ nguồn ngân sách trung
ương và do ngân sách tỉnh Quảng Ngãi cấp theo kế hoạch hàng năm, kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2008; được quyết định thu, chi ngân sách thuộc các lĩnh vực
đầu tư phát triển, hành chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các lĩnh
vực khác theo quy định của pháp luật.3

2

/>
3

/>
4


Sơ đồ tổ chức Ban quản lý:

Trưởng ban
Các phó ban

Văn phòng ban

Trung tâm phát triển quỹ đất
Dung Quất

Phòng xúc tiến và quản lý đầu



Trung tâm kỹ thuật và quan
trắc môi trường

Phòng quy hoạch và xây dựng

Ban quản lý các dự án đầu tư

Phịng tài ngun và Mơi
trường

BQL Rừng phịng hộ mơi
trường, cảnh quan Dung Quất

Phịng tài chính và kế hoạch

Trung tâm văn hóa thể thao

Phịng quản lý doanh nghiệp
và văn xã

Ban quản lý phát triển đơ thị
Vạn Tường

Phịng tổ chức và đào tạo

Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật
Nông - Lâm nghiệp

Thanh tra KCN Dung Quất


Trung tâm đào tạo nghề kỹ
thuật cao Dung Quất

Quy hoạch môi trƣờng KKT Dung Quất:
Việc xem xét, thẩm định và phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của từng
dự án khi đầu tư vào KKT Dung Quất dựa trên Quy hoạch tổng thể môi trường KKT
Dung Quất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (được UBND tỉnh Quảng Ngãi
phê duyệt tại Quyết định số 140/2005/QĐ-UBND ngày 31/12/2005).
Hàng năm, Ban Quản lý KKT Dung Quất lập Báo cáo chương trình quan trắc môi
trường KKT Dung Quất để đánh giá hiện trạng môi trường tại KKT. Báo cáo này là tài
liệu, số liệu, phản ánh tương đối đầy đủ hiện trạng về chất lượng môi trường KKT
5


Dung Quất. Trên cơ sở so sánh, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường hàng năm,
để đưa ra kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực thi vấn đề bảo vệ mơi trường tại các
nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động, đồng thời xây dựng các chương trình và giải pháp
phịng chống, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường trên toàn KKT Dung Quất theo từng
năm, từng thời điểm phát triển.4
Công tác PCCC của KKT Dung Quất:
Ngày 16 tháng 12 năm 2010, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án đầu tư xây
dựng cơng trình Đội cảnh sát PCCC Khu kinh tế Dung Quất với tổng mức đầu tư gần
478 tỷ đồng. Địa điểm xây dựng cơng trình Đội cảnh sát PCCC KKT Dung Quất tại
các xã Bình Trị, Bình Thuận, Bình Thạnh thuộc huyện Bình Sơn. Dự án được thực
hiện từ năm 2011 đến năm 2014. Theo đó, chiều ngày 27 tháng 5 năm 2014, Công an
tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức lễ khởi công dự án Đội Cảnh sát PCCC Trung tâm Khu
kinh tế (KKT) Dung Quất tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn. Giá trị gói thầu trên 35 tỷ
đồng, trong đó giá trị xây lắp 22,4 tỷ đồng. Dự án này đi vào hoạt động sẽ đảm bảo
công tác PCCC và cứu hộ cứu nạn trên địa bàn KKT Dung Quất, huyện Bình Sơn và
một số huyện lân cận.5

Trong thời gian từ khi các dự án trong KKT đi vào hoạt động, Ban quản lý KKT đã tổ
chức một số hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và sự chuẩn bị cho các doanh nghiệp
trong công tác PCCC.
Chiều ngày 29 tháng 6 năm 2012, Ban quản lý KKT Dung Quất phối hợp cùng Phịng
Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) - Chi nhánh Đà Nẵng tổ chức lớp tập
huấn "Phổ biến kiến thức về Luật PCCC và nâng cao kỹ năng phòng chống cháy nổ
cho doanh nghiệp" trong KKT Dung Quất.6
Sáng ngày 11 tháng 1 năm 2013, Cơng ty cổ phần khí hóa lỏng miền Nam – LPG
Dung Quất đã phối hợp với Ban quản lý và Cảnh sát PCCC cứu hộ và cứu nạn Công
an tỉnh Quảng Ngãi tổ chức diễn tập PCCC trên địa bàn Công ty. Việc triển khai
phương án diễn tập là điều kiện để các đơn vị kinh doanh trong KKT Dung Quất rút
kinh nghiệm, thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy, nổ.7
1.4. Ban Quản lý các KCX và KCN Thành phố Hồ Chí Minh:
Ban quản lý các khu chế xuất và cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh hình thành từ
năm 1992, ban đầu có tên là Ban quản lý khu chế xuất Tân Thuận. Theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ số 731/TTg ngày từ ngày 03/10/1996 đổi tên thành Ban

4

/>
5

/>
6

/>7

/>6



quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Từ tháng 10/2000, Ban Quản lý được chuyển giao trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành
phố theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 100/QĐ-TTg ngày 17/08/2000 Ban
quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về Tổ chức, biên chế, chương trình cơng tác và kinh
phí hoạt động của Ủy ban nhân Thành phố.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Công tác quản lý, quy hoạch môi trƣờng:
Phịng quản lý mơi trường thuộc Ban quản lý có chức năng tham mưu cho lãnh đạo
Ban về quản lý Nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường tại các KCX – KCN.
Phịng quản lý mơi trường có nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra, trình lãnh đạo các báo cáo
đánh giá tác động môi trường của các dự án, các kết quả vận hành các cơng trình xử lý
nước thải của các đơn vị sản xuất, kinh doanh; Phối hợp với các Phòng chức năng của
Ban Quản lý, các Bộ ngành Trung ương, các Sở, ngành, thành phố, Ủy ban nhân dân
các quận/huyện, Sở tài nguyên môi trường trong công tác quản lý Nhà nước đối với
các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN); Tuyên truyền, phổ biến các văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành, chủ trương, chính sách của Nhà nước;…
Cơng tác PCCC:
Trưởng Ban quản lý có nhiệm vụ đại diện Ban quản lý, phải nắm tình hình hoạt động
của các doanh nghiệp trong các KCX - KCN trên các lĩnh vực an ninh trật tự, PCCC;
Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nơi có KCX - KCN thực
hiện giám sát, hướng dẫn và kiểm tra Công ty phát triển hạ tầng (PTHT) và doanh
nghiệp KCX - KCN thực hiện đúng pháp luật về PCCC, bảo đảm an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội; Tham gia phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên
môn cho lực lượng bảo vệ KCX - KCN, lực lượng PCCC tại các doanh nghiệp;…

7


Đồng thời, Phòng đại diện cũng được trưởng Ban quản lý giao quyền trực tiếp làm

việc với cơ quan chức năng địa phương, cơ quan chuyên ngành, công ty phát triển hạ
tầng (PTHT), doanh nghiệp KCX, KCN để giải quyết những vấn đề liên quan đến
PCCC.
Hàng năm, Ban quản lý kết hợp với Sở cảnh sát PCCC Thành phố Hồ Chí Minh mở
các lớp tập huấn, tổ chức một số buổi diễn tập và định kỳ thanh kiểm tra công tác
PCCC trên địa bàn các KCX, KCN.
Trong năm 2013, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 13 vụ cháy lớn trong
KCX, KCN và kho hàng hóa. Chỉ tính riêng 4 vụ cháy lớn, ước tính thiệt hại thành tiền
74 tỷ 189 triệu đồng chiếm 92% tổng thiệt hại do các vụ cháy nổ trên địa bàn thành
phố (Trung tâm tiếp viện xanh số 920 Quốc lộ 1A, phường Linh Trung, Thủ Đức; chi
nhánh ngân hàng Trust Bank và công ty sáng tạo số 426-428 Nguyễn Thị Minh Khai,
Phường 5, Quận 3; Công ty TNHH một thành viên Trường Hưng, 80 Ao Đội, phường
Bình Trị Đơng A quận Bình Tân và Chung cư Mỹ Đức, phường 21, quận Bình Thạnh.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành chỉ thị 22/2013-CT/UBND ngày 31 tháng
12 năm 2013 về việc triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn cháy lớn trên địa bàn
thành phố. Trong đó, mục 5 của chỉ thị đã chỉ rõ trách nhiệm của Ban quản lý các
KCX, KXN và Khu công nghệ cao: Phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành
kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn PCCC; Chủ động xây dựng các
phương án xử lý các tình huống phịng chống cháy, nổ; Đầu tư kinh phí cho lực lượng
PCCC hoạt động theo cơ chế chuyên trách ở các KCX, KCN, CCN, khu công nghệ
cao, trang bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị PCCC theo tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 3890:2009, luôn đảm bảo quân số trực 24/24 đặc biệt là các ngày nghỉ, ngày
lễ.8
1.5. Khu công nghiệp Hiệp Phƣớc
KCN Hiệp Phước thuộc xã Long Thới, huyện Nhà Bè. Với tổng diện tích quy hoạch là
2000 ha, được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 - 332 ha: đã hoàn chỉnh, thu hút được
trên 89 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 5.208 tỉ VNĐ và 391 triệu USD (chưa kể
dự án Cảng Container Trung tâm Sài Gịn).
-


-

Giao thơng đường bộ: KCN Hiệp Phước nằm trên trục lộ Bắc-Nam nối vùng
Hiệp Phước vào nội thành thành phố và sẽ hoàn tất cầu Phú Mỹ, nối đại lộ
Nguyễn Văn Linh qua quận 2, hình thành tuyến vành đai ngồi của TP Hồ Chí
Minh, tạo nên sự kết nối với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và miền Đông
Nam Bộ.
Giao thông đường thủy: KCN Hiệp Phước nằm bên sơng Sồi Rạp. Trong
tương lai khơng xa, sẽ là luồng tàu rộng nhất, ngắn nhất, có thể đón tàu có tải
trọng từ 50.000 - 70.000DWT từ biển Đông vào hệ thống cụm cảng KCN Hiệp
Phước; từ đó qua sơng Vàm cỏ, kênh Nước Mặn xuôi về đồng bằng sông Cửu
Long trù phú, hoặc ngược dòng đi lên thượng nguồn qua sơng Sài Gịn và sơng
Đồng Nai tiếp cận vùng cơng nghiệp miền Đông Nam Bộ . Rút ngắn khoảng

8

UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Số 22/2013/CT-UBND, ngày 31 tháng 12 năm 2013, Chỉ thị về việc triển
khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn cháy lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

8


cách vận chuyển, trao đổi hàng hoá giữa các vùng, tiết kiệm chi phí, thời gian. 9
Ban quản lý KCN Hiệp Phƣớc:
Công ty Cổ phần KCN Hiệp Phước là đơn vị trực tiếp điều hành KCN. Công ty cổ
phần KCN Hiệp Phước thành lập năm 2007. Trong đó, Cơng ty TNHH Một thành viên
phát triển công nghiệp Tân Thuận chiếm 60.8% vốn điều lệ, cổ đông thứ 2 là Quỹ đầu
tư Jaccar của Pháp.
Công tác bảo vệ môi trƣờng:
Ngày 14 tháng 11 năm 2011, Công ty Cổ phần KCN Hiệp Phước đã ban hành quy chế

bảo vệ môi trường đối với các đơn vị trong KCN Hiệp Phước thay cho quy chế bảo vệ
môi trường đã được Hepza thông qua ngày 30/10/2007.
Quy chế bảo vệ môi trường mà công ty ban hành gồm các nội dung chính sau: Những
quy đinh chung của pháp luật Việt Nam về môi trường; Các quy định cho các dự án
trong KCN từ giai đoạn chuẩn bị (lập và giải trình báo cáo đánh giá tác động môi
trường) đến giai đoạn xây dựng và đi vào hoạt động; Bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn bắt
buộc phải thực hiện đối với các doanh nghiệp; Công tác thanh kiểm tra và Xử lý các
trường hợp vi phạm.10
2. Cơ sở và nguyên tắc lập kế hoạch QLRRTT trong KCN, KCX, KKT
Từ các thơng tin tổng quan có thể thấy KCX, KCN có hệ thống quản lý thuận lợi để có
thể mở rộng sang QLRRTT để có thể tăng cường khả năng ứng phó của các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong KCN, KCX nói riêng. Thực tiễn từ các
khu công nghiệp cho thấy, trong các KCN, KCX, KKT sẵn có một số thuận lợi cơ bản
để có thể đưa QLRRTT vào KCX, KCN:
- Đã có hệ thống quản lý liên quan đến môi trường, xây dựng, và PCCC
- Có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các doanh nghiệp quy mơ
lớn trong nước, có những thực tiễn và kinh nghiệm tốt có thể tham khảo và mở
rộng
- Ban quản lý các KCN, KCX có hệ thống và cơ sở để có thể lồng ghép và mở
rộng hoạt động này.
Hệ thống quản lý xây dựng, quản lý mơi trường đã có và có cán bộ chun trách về
các lĩnh vực này, họ hồn tồn có thể tìm hiểu thêm và hỗ trợ thêm về cơng tác
QLRRTT. Các quy định về PCCC đã có và cũng có ban PCCC. Tuy nhiên, các vụ
cháy vẫn xay ra do sơ suất và chủ quan (KCN Hiệp Phước) cho thấy kỹ năng thực tế
khi xử lý tình huống và việc cung cấp, phổ biến thông tin cho người lao động cần được
tăng cường.

9

/>

10

Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước, Số: 540 CV/MT/HIPC.II, ngày 14/11/2011, Quy chế Bảo vệ
môi trường đối với các đơn vị trong Khu công nghiệp Hiệp Phước

9


Từ các thực tiễn trong q trình tìm hiểu, thí điểm, và giới thiệu các nội dung này
trong các KCN, KCX, tài liệu này giới thiện các bước và trình tự tiến hành trong các
KCN, KCX.
Hiện nay trong các KCN và KCX, quy trình ứng phó với các tình huống thiên tai và
thảm họa đang được thực hiện theo các bước mơ tả trong bảng dưới đây.
QUY TRÌNH ỨNG PHĨ KHI XẢY RA THẢM HỌA, THIÊN TAI
Bƣớc

Trình tự, nội dung công việc

B1

Trách nhiệm

Thời gian

Ghi chú

Tiếp nhận thông tin từ ban chỉ đạo Ban quản lý
phòng chống lụt bão từ tỉnh/ thành
phố, ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu
nạn (cấp tỉnh/ thành), Sở Y tế tỉnh


Hiện nay chưa
có quy định cụ
thể
(Gợi ý: 24/24
giờ khi có bão
lụt, thiên tai)

Hiện nay Ban
quản lý KCX
KHCN chưa là
thành viên ban chỉ
đạo PCLB và
TKCN của tỉnh/
thành, nên thông
tin nhiều khi chưa
kịp thời để cung
cấp và thông báo
với doanh nghiệp

B2

Xử lý thông tin
Ban quản lý
- Thảo công điện, trình Lãnh
đạo phê duyệt và ban hành
tới các đơn vị và doanh
nghiệp đóng trên địa bào
- Cơng văn u cầu báo cáo
tình hình sau khi thiên tai


Hiện nay chưa
quy định giờ
(gợi ý: Trong
vịng 24 giờ kể
từ khi nhận được
thơng tin)

Hiện nay các ban
quản lý đều có tổ
phịng cháy chữa
cháy (PCCC) và tổ
PCBL trong các
khu công nghiệp.
Tuy nhiên các quy
định và phân công
nhiệm vụ chưa rõ
ràng và cụ thể nên
khi thiên tai xảy ra
vẫn lúng túng.

B3

Điều động lực lượng ứng phó thiên Các đơn vị Trong vịng 24 Chưa có thông tin
tai, thảm họa
thuộc tiểu ban giờ kể từ khi chi tiết và biểu
nhận được thông mẫu
tin

B4


Tổng hợp và báo cáo kết quả các Các đơn vị và Chưa xác định Chưa có biểu mẫu
hoạt động và tình hình thiệt hại về các
doanh thời gian
các ban quản lý
nghiệp

10


Quy trình QLRRTT trong các KCX và KCN

Thủ tục & chính sách của KCN
Chính sách chung của KCN
Cam kết quản lý và dịch vụ
Hướng dẫn thủ tục và nguồn lực của
chương trình
Vai trị, trách nhiệm, và cấp ra quyết định

Rà sốt, điều chỉnh,, hồn thiện

Phân tích

Điều chỉnh kế hoạch
Điều chỉnh các chính sách, quy trình, thủ
tục (nếu cần)

Đánh giá rủi ro
Đánh giá tác động với các doanh nghiệp
Phân tích lựa chọn

Phân tích nguồn lực
Phân tích những quy định về luật pháp và
những yêu cầu khác

Kiểm tra và đánh giá

Lập kế hoạch

Thử nghiệm và diễn tập
Phân tích vấn đề và phát hiện những bất
cập
Kiểm tra nội bộ

Lập thứ tự ưu tiên
Mục tiêu và chỉ tiêu
Lên kế hoạch chiến lược và kế hoạch thực
hiện các biện pháp phịng ngừa và ứng phó
với thiên tai

Thực hiện, theo dõi và giám sát
Các quy định thực hiện
Đào tạo và nâng cao nhận thức
Truyền thông, cảnh báo, cung cấp thơng
tin
Quản lý thơng tin, tài liệu
Bố trí nguồn lực và tài chính
Quy định cụ thể những việc cần làm
trước, trong, sau thiên tai

11



Quy trình duy trì hoạt động kinh doanh liên tục trong quản trị doanh nghiệp
Kế hoạch và
nhiệm vụ

Truyền thông –
thông tin

Phƣơng tiện

Cán bộ

Quyết định,
Lên kế hoạch
hành động

Lãnh đạo

NĂNG LỰC DUY TRÌ KINH DOANH
LIÊN TỤC
Duy trì các hoạt động thiết yếu của doanh
nghiệp
Thử nghiệm,
diễn tập

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH LIÊN TỤC & QUẢN LÝ
CHƢƠNG TRÌNH

Đánh giá, Báo cáo

thực hiện, và bài học
kinh nghiệm

Chu kỳ Quản lý Kinh doanh Liên tục trong quản lý rủi ro thiên tai của doanh
nghiệp (một trong những hợp phần của quản trị doanh nghiệp)

Có kế hoạch & Sẵn sàng

Sự kiện/Thiên tai

Khôi phục & trở lại hoạt động

Tiếp tục sản xuất kinh doanh

Đề xuất/ kiến nghị

12


Q trình thực hiện

Thành lập ban phịng chống thiên tai trong các KCN và KCX (có thể lồng
ghép với phịng mơi trường, phịng cháy chữa cháy ….), với chức năng và nhiệm
vụ rõ ràng và cụ thể và có đại diện của các phòng ban để nắm được tất cả các thông
tin liên quan đến vận hành của các KCN, KCX

Thu thập thông tin, đánh giá và khảo sát thực trạng của cả khu làm cơ sở cho
việc lên kế hoạch (xem thêm các bước) và đánh giá khả năng bị ảnh hưởng của các
doanh nghiệp trong các KCN và KCX. Phần này nên có sự hỗ trợ từ các chun
gia bên ngồi, những người có chun mơn và kỹ thuật để có thể đánh giá được


Đánh giá mức độ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh nếu thiên tai xảy ra
1. Xác định với thực trạng hiện tại thì các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng thế
nào khi thiên tai xảy ra
2. Thời gian có thể ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh

Đề xuất những hoạt động cần cải thiện và lên kế hoạch thực hiện các hoạt
động này (lưu ý: lên kế hoạch phịng ngừa và ứng phó với thảm họa thiên tai cũng
giống như với các tình huống thảm họa khác, ví dụ cháy, nổ, động đất …)

Thời gian và kế hoạch thực hiện các đề xuất cụ thể với những nguồn lực hiện
có (lồng ghép vào các hoạt động và kế hoạch hiện tại, tận dụng nguồn lực của các
doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

13


Những văn bản và thông tin cần thiết cho công tác quản lý rủi ro thiên tai
trong các KCN , KCX
1) Luật phòng chống thiên tai và các văn bản có liên quan (hướng dẫn thực
hiện), quy chế của các khu cơng nghiệp (ví dụ quy chế xây dựng, mơi
trường, PCCC)
2) Khảo sát và điều tra thực trạng trong các khu công nghiệp và các vùng lân
cận (đánh giá mức độ rủi ro và khả năng của các doanh nghiệp trong các
KCN, KCX)
3) Đề xuất xây dựng kế hoạch cho cả khu CN và các doanh nghiệp (lập ban
phòng chống thiên tai, kế hoạch ứng phó cho từng khu, đào tạo, tập huấn
cho các doanh nghiệp

Ban quản lý cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (ban phịng chống thiên

tai cấp tỉnh và huyện cung cấp thông tin về tình hình và diễn biễn thiên tai trên địa
bàn); nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng kế hoạch từ ngân sách hoặc các nguồn hỗ trợ
khác; tư vấn kỹ thuật để khảo sát và xây dựng kế hoạch, nâng cao năng lực cho
ban quản lý để đóng vai trị đầu mối và cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp
xây dựng kế hoạch ….

BƢỚC 1

CÁC
BƢỚC
TIẾN
HÀNH
CỤ

Thu thập tất cả thông tin liên quan đến KCN, cách quản lý, các bộ phận chuyên
trách, các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp, các ngành kinh doanh sản xuất
của các doanh nghiệp (nguyên liệu đầu vào, đầu ra, hệ thống quản lý, trang thiết bị
nhà xưởng …) Tất cả các thông tin về tình hình thiên tai từ trước đến nay và khả
năng ứng phó với thiên tai nếu có (ngập lụt, triều cường, lốc xoáy…)

BƢỚC 2
Xác định những dịch vụ và các thiết bị thiết yếu cần thiết để duy trì hoạt động trong
tình huống thiên tai hoặc thảm họa (duy trì thơng tin liên lạc, nước, điện) và khả
năng cung cấp dịch vụ của chính quyền và các doanh nghiệp đóng trong các khu này.

THỂ

BƢỚC 3
Lập sơ đồ khu cơng nghiệp, dựa trên các thông tin đã thu thập, để xác định vị trí
những đợn vị hoặc doanh nghiệp có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ hoặc

dịch vụ thiết yếu trong tình huống thiên tai.

BƢỚC 4
Lên kê hoạch cho KCN và KCX và tiến hành các bước cần thiết, hỗ trợ các doanh
nghiệp lập KH riêng của khu cơng nghiệp, rà sốt các bản kế hoạch, tổ chức tập
huấn, diễn tập cho các doanh nghiệp nếu có điều kiện

14


PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Tài liệu tham khảo

1. Chỉ thị số 22/2013/CT-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31
tháng 12 năm 2013 về việc triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn cháy
lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
2. Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 02 tháng 3 năm 2012, Về
việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu
kinh tế, khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp;
3. Luật Phịng, chống thiên tai 2013
4. Nghị định số 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ngày ngày 12 tháng 11 năm
2013, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu cơng nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế;
5. Quy chế số 540 CV/MT/HIPC.II của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp
Phước, ngày 14/11/2011, Bảo vệ môi trường đối với các đơn vị trong Khu công
nghiệp Hiệp Phước
6. Quyết định số 1107/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 8 năm
2006, Về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

7. Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Quy
hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025;
8. Báo điện tử Công an nhân dân, Khởi công dự án Đội Cảnh sát PCCC Trung tâm
khu kinh tế Dung Quất,
/>9. Báo điện tử Công an nhân dân, Đảm bảo công tác PCCC tại Khu kinh tế Dung
Quất,
/>10. Trang thông tin điện tử Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất, Phổ biến kiến thức
về Luật PCCC và nâng cao kỹ năng phòng chống cháy nổ cho doanh nghiệp
/>=1861:deza-pho-bien-kien-thuc-ve-luat-pccc-va-nang-cao-ky-nang-phongchong-chay-no-cho-doanh-nghiep&catid=35:tin-t-bql-kkt-dq&Itemid=84
11. Trang thông tin điện tử Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất, Tổ chức bộ máy
Khu kinh tế Dung Quất,
/>=52&Itemid=98
12. Trang thông tin điện tử Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất, Tổng quan công
tác quản lý nhà nước về môi trường,
/>=74&Itemid=79
13. Trang thông tin điện tử Công ty Cổ phần Khu Công Nghiệp Hiệp Phước, Giới
thiệu Công ty Cổ phần Khu Công Nghiệp Hiệp Phước,
/>15


Phụ lục 2. Bảng hƣớng dẫn thu thập thông tin cho KCN và xây dựng kế hoạch
cho doanh nghiệp
Thu thập thông tin phụ lục việc lập kế hoạch trong khu công nghiệp
Những người đã tham gia tập huấn hoặc nghiên cứu kỹ các tài liệu hướng dẫn lập kế
hoạch đều có thể tiến hành đánh giá doanh nghiệp phục vụ công tác lập kế hoạch (trừ
một số phần đánh giá liên quan khả năng chống chịu của cơ sở vật chất, nhà xưởng và
thiết bị cần có chun mơn và kỹ thuật thì mới có thể đánh giá được.
Dưới đây là những nội dung thông tin cần thu thập trước khi đánh giá tính dễ bị tổn
thương của doanh nghiệp và/ hoặc khu công nghiệp:
 Thông tin chung về khu công nghiệp

 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp trong khu;
 Cơ cấu tổ chức của ban quản lý KCN;
 Số lượng cán bộ công nhân viên;
 Nhân viên chun trách về mơi trường;
 Vị trí địa lý;
 Xác định mức độ rủi ro của các doanh nghiệp
 Tại khu cơng nghiệp thường gặp những loại hình thiên tai nào từ trước đến nay;
 Những loại thiệt hại và mức độ thiệt hại mà các doanh nghiệp trong KCN đã
trải qua trước đây;
 Các hoạt động kinh doanh sản xuất (KDSX) của doanh nghiệp phụ thuộc vào
các các dịch vụ công cộng nào (giao thông, viễn thông, dịch vụ ngân hàng,
điện, cấp nước, thoát nước, chất đốt, nhiên liệu ....). Cần liệt kê đầy đủ và ghi rõ
nhà cung cấp;
 Những dịch vụ ban quản lý KCN cung cấp cho các doanh nghiệp
 Các hoạt động giảm nhẹ và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp để ứng phó với
thiên tai;
 Xác định những hoạt động thiết yếu doanh nghiệp cần duy trì trong tình huống
thiên tai để lên kế hoạch dự phịng (ví dụ: Duy trì tình trạng cơ sở vật chất và
đường xá, điện, viễn thông, nước...);
 Tất cả các hoạt động mà các doanh nghiệp đã tiến hành;
 Xác định năng lực và khả năng của doanh nghiệp (nguồn nhân lực, tài chính)
sau đó đưa ra các phương án hỗ trợ xây dựng kế hoạch cho các doanh nghiệp;
 Các thông tin trên sẽ được sử dụng làm cơ sở để tiếp tục xây dựng kế hoạch của
doanh nghiệp;
 Thơng tin về ban phịng chống lụt bão hay phịng cháy chữa cháy đã có là
những cơ sở để xây dựng các hoạt động tiếp theo.
Nếu doanh nghiệp đã bị thiệt hại, cần tìm hiểu rõ:
 Những loại thiệt hại trực tiếp ( hữu hình): Nhà xưởng, Máy móc thiết bị, Sản
phẩm hàng hố;
 Những loại thiệt hại gián tiếp (vơ hình): Mất nguồn cung ứng nguyên liệu từ

các nhà cung cấp; Công nhân nghỉ việc; Bị phạt kinh tế do chậm tiến độ.
 Đề xuất những giải pháp và biện pháp khắc phục của doanh nghiệp sau những
đợt thiên tai đó (kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp).
16


Tóm lại, cơng tác chuẩn bị phịng ngừa và ứng phó bao gồm một số các phương pháp,
chương trình, quy trình và hệ thống để giải quyết những yếu tố chủ chốt. Những yếu tố
chủ chốt liệt kê dưới đây cần phải xem xét và tập hợp khi xây dựng kế hoạch
QLRRTT trong khu công nghiệp. Đây là những yếu tố đã được xác định trong nhiều
tiêu chuẩn/ quy chuẩn cũng như những thực tiễn tốt từ nhiều nơi trên thế giới.
Những tiêu chuẩn, quy
chuẩn, hoặc thực tiễn tốt
Cam kết về chính sách hay quản
Quy mơ dự án, chính sách,
Chính sách và thủ
lý khẳng định sự quan tâm đến
các nguyên tắc, và cam kết
tục
QLRRTT
của ban quản lý
Xác định rủi ro, đánh giá rủi ro,
Những yêu cầu về pháp lý và
phân tích tác động chủ yếu, bao
Phân tích
những yêu cầu khác
gồm cả những yêu cầu về pháp
Đánh giá rủi ro và tác động

Lên kế hoạch và đánh giá các

biện pháp phòng ngừa và giảm
nhẹ
Chiến lược: lập thứ tự ưu
tiên, mục tiêu, chỉ tiêu,
những yếu tố phụ thuộc,
Đặt mục tiêu và tứ tự ưu tiên
ví dụ như chuỗi cung ứng
để lên kế hoạch chiến lược
Lên kế hoạch
và bên thứ ba
quản lý rủi ro và lên kế hoạch
phòng ngừa.
Sách lược: kế hoạch
tránh, phòng ngừa, ngăn
chặn, sẵn sang ứng phó,
giảm nhẹ, ứng phó, tiếp
tục sản xuất kinh doanh,
phục hồi
Quản lý rủi ro (các thủ tục kiểm
soát trước trong và sau sự kiện
Xây dựng và thực hiện các kế
thiên tai bao gồm quản lý trong
hoạch thực thi và kiểm sốt,
tình huống khẩn cấp, quản lý về
lên chương trình và các quy
con người, hoạt động sản xuất
định trong chuẩn bị phòng
kinh doanh và phục hồi
ngừa, ứng phó và phục hồi
Những thủ tục thực hiện

hoạt động và kế hoạch
Thơng tin liên lạc và cảnh
duy trì sản xuất kinh Thực hiện
báo
doanh
Thông tin liên lạc và cảnh
Lưu trữ và kiểm sốt tài liệu,
báo
thơng tin
Áp dụng và thực hiện
trong doanh nghiệp
Bố trí nguồn nhân lực, nguồn
Quản lý và lưu trữ thơng
lực và tài chính
tin, tài liệu và dữ liệu
Thực hiện và bố trí nguồn
Những yếu tố chủ chốt

Quy trình

17


lực, phân cơng trách
nhiệm và bố trí tài chính
Phục hồi
Thực hiện và kiểm
Có thể bao gồm xây dựng lại,
sốt hoạt động
sửa chữa và phục hồi

Thực hiện và kiểm
Nhận thức và đào tạo
soát hoạt động
Kiểm tra và đánh
Thử nghiệm, luyện tập, diễn tập
giá
Điều chỉnh và sửa đổi, hoàn
Xem xét, bổ sung,
thiện nếu cần
hoàn thiện
Những hoạt động cần điều chỉnh

Bao gồm trong cả q trình
lên kế hoạch và thực hiện và
kiểm sốt thực hiện
Nhận thức, thẩm quyền, và
đào tạo
Đánh giá thực hiện
Xem xét, bổ sung, hoàn thiện

Phụ lục 3. Khung bản kế hoạch của doanh nghiệp đóng trong các KCN
PHƢƠNG ÁN PHỊNG CHỐNG BÃO LỤT
Ghi tên đầy đủ của doanh nghiệp
I. Đặc điểm, tình hình
1. Đặc điểm địa bàn:
Địa chỉ:
Vị trí địa lý: Đặt tại đâu? Giáp với đơn vị nào? …
Địa chỉ của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn quận/huyện,
Số điện thoại …
Địa chỉ của Ban chỉ huy phòng chống bão lụt (PCBL) của Tổng Cơng ty hoặc

Cơng ty mẹ:
2. Đặc điểm địa hình
Tổng diện tích: …. Trong đó diện tích nhà xưởng, kho tàng
Cốt nền so với sân vườn xung quanh, hoặc đường nội bộ, đường giao thơng dẫn
đến doanh nghiệp
3. Tình hình lao động và tài sản
Lao động:
Số cán bộ công nhân viên (CBCNV):
Số CBCNV sống trong vùng bị ngập lụt
Tài sản:
Những đơn vị trực thuộc:
Nguyên liệu, phụ liệu, sản phẩm trong kho (số lượng lúc ít nhất và lúc nhiều nhất)
Trang thiết bị văn phịng: Máy tính, bàn ghế ….
Thiết bị phụ trợ, thiết bị sản xuất:
4. Công tác chuẩn bị
4.1. Tổ chức: Đà thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, gồm có …. Mơ tả số
người từ bảng của đơn vị
a. Nhiệm vụ cụ thể của Ban chỉ huy PCBL công ty được phân công như sau: Tên
– Chức vụ - Phụ trách
1.
2.
3.
18


Đội PCBL của cơng ty được phân thành các nhóm có nhiệm vụ như sau:
4.2. Chuẩn bị vật tư: phịng chống bão và phịng chống lụt tại cơng ty:
Nếu doanh nghiệp nào có rồi thì copy lại vào đây (nếu chưa – tham khảo tài liệu của
Cơng ty Hịa Thọ và một số đơn vị khác).
4.3. Phương tiện:

4.4. Y tế dự phịng:
doanh nghiệp nào đã có cho vào đây. doanh nghiệp nào chưa có tham khảo tài liệu của
Cơng ty Hịa Thọ.
4.5: Hậu cần:
Dự trữ lương thực, thực phẩm khơ, nước sạch đủ sử dụng trong 5 ngày cho đội phịng
chống bão lụt và CBCNV khi có bão lớn xảy ra. Danh sách và số lượng từ bản Excel
của doanh nghiệp.
II. Xử lý các tình huống
A) Phịng chống bão:
1. Khi có bão:
2. Sau bão:
B) Phịng chống lụt:
III. Tổ chức thực hiện:
Phụ lục 4. Một số quy chế hiện hành hiện đang áp dụng trong các KCN có thể
lồng ghép đƣợc với QLRRTT

19


20


21


×