Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Quản lý dự án: phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em ở huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (20072009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.93 KB, 24 trang )

Dự án phát triển cộng đồng tập trung vào
trẻ em ở huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì
tỉnh Hà Giang (2007-2009).
I.

Đặt vấn đề:
Trong những năm qua, cùng với những
thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã
hội, nước ta cũng đang phải đối mặt với
nhiều thách thức, trong đó vấn đề nghèo đói
luôn được quan tâm hàng đầu. Tăng trưởng
kinh tế một mặt đã góp phần cải thiện đáng
kể đời sống nhân dân, dẫn tới hình thành
những cộng đồng dân cư có thu nhập cao,
đời sống được bảo đảm bởi hệ thống cơ sở
vật chất và hạ tầng, các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe, y tế, giáo dục tương đối khá.
Người dân tại các cộng đồng này có nhiều
cơ hội phát triển, đựoc phát huy khả năng và
được bảo vệ thông qua mạng lưới an sinh xã
hội an toàn, bền vững. Tuy nhiên, sự phân
hóa ngay trong quá trình phát triển cũng làm
xuất hiện những cộng đồng dân cư nghèo,
các nhóm yếu thế tại vùng sâu, vùng xa, nơi
có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cùng


một bộ phận dân cư ngay trong lòng các đô
thị phát triển. Cộng đồng nghèo thường gắn
liền với các đặc điểm: Cơ sở hạ tầng, dịch
vụ xã hội thiếu hoặc yếu kém; kinh tế không


phát triển; nhu cầu cơ bản của người dân
chưa được đáp ứng đầy đủ; thiếu cơ hội tiếp
cận khoa học – kỹ thuật, tâm lý thiếu tự tin
hoặc trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và
không được tham gia vào các quá trình ra
quyết định.
Chính vì vậy, việc giúp đỡ, phát triển các
cộng đồng nghèo là hết sức cần thiết và việc
lựa chọn các phương pháp phù hợp để phát
triển cộng đồng có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn to lớn.
Phát triển cộng đồng là một phương pháp
của công tác xã hội được xây dựng trên
những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của
nhiều ngành khoa học xã hội khác như: Tâm
lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân
chủng học…, được áp dụng ở nhiều nước và
đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các
vấn đề của các nhóm cộng đồng nghèo, các
nhóm yếu thế trong thời gian qua. Đó là


phương pháp giải quyết một số vấn đề khó
khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng,
hướng tới sự phát triển không ngừng về đời
sống vật chất và tinh thần của người dân
thông qua việc nâng cao năng lực, tăng
cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt
chẽ giữa người dân với nhau, giữa người
dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với

nhau trong phạm vi một cộng đồng. Chính
vì vậy nhóm chúng em đã chọn làm về dự
án: “phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ
em ở huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì tỉnh
Hà Giang (2007-2009). ”


2)

Giới thiệu về tỉnh hà giang

a)

Khái quát chung về tỉnh hà giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi với 10
huyện và 1 thị xã nằm ở phía Bắc Việt
Nam. Hà Giang có 195 xã, phường và thị
trấn, trong đó có 114 xã thuộc chương
trình 135. Tổng diện tích tự nhiên là
7.923,21km2, có trên 274 km đường biên
giới với tiếp giáp với Trung Quốc. Dân số
Hà Giang là 684.618 người với 133.079 hộ
(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Hà
Giang-2006), có 22 dân tộc, trong đó
nhiều nhất là người H’Mong (208,571
người chiếm 31%), tiếp đó là người Tày
(171,112 người chiếm 22%), Dao (102,112
người), Nùng (66,335 người). Người Kinh
980,929 người, chiếm 11,8%.

Hà Giang có địa hình rất phức tạp, trong
đó núi và rừng chiếm tới 80% diện tích. Tỷ


lệ hộ nghèo là 43,7%, thu nhập bình quân
năm đạt 3,2 triệu đồng, bình quân lương
thực là 365kg/người. Thu ngân sách tại
địa bàn chỉ đáp ứng được 10% nhiệm vụ
chi. Nhiệm vụ chi 1.859 tỷ đồng và đạt gần
10% GDP theo giá hiện hành. Do đó, Hà
Giang luôn phải nhận hỗ trợ hàng năm từ
Nhà nước hơn 1.600 tỷ VND.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em ở mức
khá cao: 25,5%. Tỷ lệ đăng ký khai sinh đạt
hơn 70% (năm 2006) và 30% (năm 2004
trở về trước).
Hiện nay, Hà Giang được xếp là tỉnh nghèo
thứ 3 của Việt Nam (sau tỉnh Bắc Kạn và
Đăk Nông). Trong thời gian tới, Hà Giang
vẫn còn tiếp tục phải đối mặt với nhiều
vấn đề khó khăn. Trong đó có những vấn
đề cụ thể sau có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của trẻ em.


Thu nhập thấp: Hiện nay, Với mức thu
nhập trung bình toàn tỉnh là 3,2
triệu/người/năm, các hộ gia đình có kinh
tế khá giả tập trung chủ yếu ở các thị trấn.
Trong khi đó, thu nhập bình quân của

người nông dân tại địa phương, đặc biệt
tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh rất thấp
(2,5-2,6 triệu/người/năm). Trung bình mỗi
ngày, một người dân làm ra được 7,000đ
để trang trải cho tất cả các chi tiêu. Mức
thu nhập này chỉ bằng một nửa so với
mức nghèo của thế giới
(1USD/người/ngày). Do vậy, người dân
không có đủ điều kiện để tiếp cận với các
nhu cầu cơ bản bao gồm: lương thực,
quần áo, đồ dùng sinh hoạt, chi trả khám
chữa bệnh, học tập cho con em. Trẻ em
vẫn đang phải chịu nhiều thiếu thốn về
lương thực và quần áo, đặc biệt là vào
mùa đông.


Chất lượng giáo dục Mầm non thấp: Hầu
hết các thôn bản đều không có lớp học
kiên cố cho bậc học mầm non. Các trang
thiết bị và đồ chơi cần thiết cho giáo viên
giảng dạy và trẻ học đều thiếu. Đặc biệt,
tất cả các trường mầm non, bao gồm cả
trường đã được xây dựng kiên cố lẫn các
lớp học tạm, đều không có nhà vệ sinh và
hệ thống nước sạch. Do đó, tỷ lệ đến lớp
trung bình của toàn tỉnh chỉ đạt 15 % đối
với trẻ dưới 3 tuổi, 75% đối với trẻ từ 3-5
tuổi. Đây là một tỷ lệ rất thấp nếu so sánh
với tỷ lệ bình quân của toàn quốc. Đáng

lưu ý trong đó, một vài xã vùng xã, tỷ lệ ra
lớp của trẻ dưới 3 tuổi chỉ đạt dưới 5% .
Chất lượng Giáo dục cơ bản thấp: Phần
lớn các xã, bao gồm cả các xã vùng xa đều
có trường học cho 2 cấp. Tỷ lệ đến lớp của
tiểu học đạt 98%. Tuy nhiên, nhiều khó


khăn vẫn còn tồn tại cho cả giáo viên và
học sinh trong việc nâng cao chất lượng
học. Mặc dù nhiều xã đã có trường cho cả
hai cấp học, nhưng chỉ có 78,3% trẻ đến
trường đúng độ tuổi. Bàn ghế cho trẻ đều
không đúng với tiêu chuẩn do Bộ GDĐT
quy định. Đa phần các trường đều không
có nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch. Các
phòng chức năng và thư viện đều nằm
ngoài khả năng của nhà trường. Do vậy
chất lượng dạy và học rất thấp. Theo
thống kê mới nhất của Sở Giáo dục, tỷ lệ
tốt nghiệp THPT của Hà Giang đạt dưới
53% (2007).
Bỏ học là một vấn đề đáng quan ngại đối
với bậc THCS, có nhiều nguyên nhân dẫn
đến trẻ bỏ học (trường xa, điều kiện kinh
tế khó khăn, không có khả năng học…). Ít
nhất có 20% trẻ, sau khi tốt nghiệp Tiểu


học không tiếp tục học THCS. Thêm vào

đó, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng cao
(10-15%), đặc biệt là vào thời gian thu
hoạch nông nghiệp, trẻ phải ở nhà để giúp
đỡ cha mẹ hoặc là mùa đông quá lạnh.
Người nông dân, trong đó bao gồm trẻ em
và những người nghèo không có điều kiện
tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh tốt:
Chỉ có 55% trạm y tế xã có bác sỹ, 72% các
trạm được xây dựng kiên cố. Trong tổng số
133,079 hộ gia đình, chỉ có 31.957 hộ có
bể chứa nước. Gần 50% hộ sử dụng nước.
Những con số này cho thấy điều kiện y tế
của Hà Giang nói chung còn rất nhiều khó
khăn. Tại cấp xã, những khó khăn này lớn
hơn rất nhiều. Phần lớn các trạm y tế xã
đều thiếu các trang thiết bị cần thiết, các
cán bộ của trạm ít có cơ hội để tham gia
các lớp tập huấn chuyên sâu và cập nhật


các thông tin liên quan đến tình hình sức
khoẻ của địa phương. Tất các các nhân
viên y tế thôn bản đều không phải là
những người được đào tạo chuyên
nghiệp. Họ trở thành nhân viên y tế sau
khi tham gia một khoá tập huấn dài 3
tháng. Do vậy, chất lượng các dịch vụ y tế
cho người dân, đặc biệt là cho trẻ em và
phụ nữ còn thấp. Tỷ lệ sinh con tại trạm y
tế chỉ đạt dưới 10% (đối với các xã hẻo

lánh). Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em là
25%. Ngoại trừ ở khu vực thị trấn, các hộ
gia đình và thậm chí các trường học được
xây dựng kiên cố (Tiểu học và THCS) tại
các xã đều không có nhà vệ sinh.
Trẻ em không có cơ hội được vui chơi tại
gia đình và cộng đồng
b) Giới thiệu về hai huyện Xín Mần và
Hoàng Su Phì


Xín Mần và Hoàng Su Phì nằm ở phía Tây
của tỉnh. Đây là 2 trong những huyện
nghèo nhất của Hà Giang. Trong tổng số
114 xã của 11 huyện, thị nhận hỗ trợ của
chương trình 135, hai huyện Xín Mần và
Hoàng Su Phì chiếm 29,5% (34 xã). Ngân
sách thu của địa bàn chỉ đạt khoảng 5% so
với nhiệm vụ chi của địa phương. Tỷ lệ
nghèo của huyện Xín Mần là 60% và huyện
Hoàng Su Phì là 58%. Người dân tộc trên
toàn tỉnh chiếm 88,2% trong đó Xín Mần
là 98,4%, Hoàng Su Phì là 96,9%.
Xín Mần và Hoàng Su Phì là hai huyện có
điều kiện đi lại khó khăn nhất, do địa hình
đồi núi đất nhiều, kết cấu đất không bền
vững và có nguy cơ sạt lở đất. Mặc dù đã
có đường nhựa, nhưng giao thông đi lại từ
hai huyện ra Quốc lộ 2 và trung tâm tỉnh
gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa



do bị sạt lở đất. Đây là một sức ép lớn cho
sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
Tỷ lệ trẻ đi học của trẻ em ở độ tuổi dưới
3 và từ 3-5 tuổi thấp. Tỷ lệ ra lớp trung
bình của trẻ dưới 3 tuổi toàn tỉnh đạt
12,3%, con số này ở hai huyện thấp hơn
rất nhiều, khoảng 6-7%.
Vấn đề học sinh bỏ học ở cấp tiểu học và
trung học cở sở là một khó khăn lớn cho
sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo
dục. Theo thống kê không đầy đủ của
Phòng Giáo dục Huyện, tỷ lệ trẻ đang đi
học bỏ học khoảng 15-20%.
Thông qua các hoạt động (Đánh giá nông
thôn có sự tham gia của người dân) được
triển khai tại 6 xã (Pố Lồ, Tụ Nhân, Tân
Tiến – huyện Hoàng Su Phì; Tả Nhìu, Nàn
Ma và Nấm Dẩn – huyện Xín Mần) và việc


thu thập các số liệu thứ cấp, hiện trạng
kinh tế xã hội 6 xã này đang phải đối mặt
với các vấn đề mà tỉnh và hai huyện đang
gặp phải nhưng ở các mức độ khác nhau.
6 xã được xem như là những bức
tranh thu nhỏ của tỉnh Hà Giang.



Khó khăn trong các chương
trình khám chữa bệnh.

Bất
đồng
ngôn
ngữ.

Tính
đoàn kết
giữa các
hộ bị
giảm
thiểu.

Đường xá
đi lại khó
khăn,
hiểm trở.

Trẻ em không có
cơ hội vui chơi tại
cộng đồn.
Trẻ em phải làm việc
từ sáng đến tối.

Nâng cao sức khỏe cộng đồng tập trung vào trẻ
em thông qua dự án.


Chương
trình
đào tạo
còn
nhiều
mặt hạn
chế.

Địa hình
rừng
núi
hiểm
trở.

80% diện tích là rừng
núi.

Điều
kiện tự
nhiên
tác
động.

Dân cư
thưa
thớt.

CÂY
VẤN
ĐỀ


Là những
tỉnh
nghèo
nhất Việt
Nam.

Kết cấu đất không bền vững, có
nguy cơ sạt lở.


CÂY MỤC
TIÊU
Trẻ em (từ 0-6
tuổi) được chăm
sóc và phát triển
từ nhỏ, (từ 6-15
tuổi) được phát
triển và duy trì
năng lực học tập.

Trẻ em được sống trong môi trường
khoẻ mạnh, bền vững về số lượng, chất
lượng và có thói quen vệ sinh có lợi cho
sức khoẻ.

Được ra quyết
định có ảnh
hưởng đến cuộc
sống của họ và ý

kiến của họ
được lắng nghe.

Sức khoẻ sinh sản phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ được
cải thiện và phát triển,
được bảo vệ khỏi những
rủi ro đe doạ tới sức khoẻ.

Nâng cao sức khỏe cộng đồng tập trung vào trẻ
em thông qua dự án.

Trẻ em thực
hiện quyền
được sống
trong một môi
trường an
toàn mọi nơi.

Chất lượng giáo
dục được cải
thiện.

Trẻ em cần sự
bảo vệ đặc biệt,
nhất là các em
thuộc gia đình di
cư.

Cơ sở hạ

tầng nhận
thức trong
y tế.


Mục
Tiêu

Giải Pháp

Trẻ em
thực hiện
quyền
được
sống
trong một
môi
trường an
toàn mọi
nơi.

-Thuyết phục gia đình cho
các em đến khu vui chơi
giải trí, tham gia sinh hoạt
tập thể, được giao lưu
học hỏi lẫn nhau thì cán
bộ phải mất nhiều thời
gian giải thích cho bà con
hiểu lợi ích của việc sinh
hoạt vui chơi giải trí giúp

con em mình có sức
khỏe, có trí tuệ….
- Tuyên truyền về việc làm
giấy khai sinh, chống
buôn bán trẻ em qua biên
giới cùng các chiến dịch
của nhà nước.
- Chăm sóc: đảm bảo nhu
cầu tối thiểu của các em,
cung cấp các loại đồ chơi
đơn giản và có thời gian
sử dụng bền để các em
giải trí.

Ghi Chú
- Làm việc từ sáng
đến tối mà vẫn
không đủ ăn, đủ
mặc thì thời gian
đâu giành cho vui
chơi giải trí, phát
triển tinh thần, thể
chất.


Trẻ em
cần sự
bảo vệ
đặc biệt,
nhất là

các em
thuộc gia
đình di
cư.

- Phối hợp chặt chẽ của
các cấp chính quyền và
cộng đồng địa phương.
Chính vì vậy mà các dự án
được triển khai thuận lợi,
đạt hiệu quả và mang
tính bền vững cao.
-Vì điều kiện kinh tế còn
khó khăn nên việc thuyết
phục bố mẹ cho con em
mình được đi học vui
chơi là điểu không dễ
dàng bởi thế các cán bộ
phải thường xuyên thăm
nom, giúp đỡ người dân
nơi đây, thuyết phục họ
để họ hiểu cho các em
học tập là để tương lại
các em có thể tốt hơn
mình.

-Trình độ nhận
thức của người dân
tại các địa phương
này còn nhiều hạn

chế nên việc giúp
họ hòa nhập và nói
lên được tiếng nói
riêng của mình gặp
không ít khó khăn.


Chất
lượng
giáo dục
được cải
thiện.

-Hỗ trợ trang thiết bị làm
bếp ăn để các cháu có thể
ăn trưa tại trường.
-Nâng cao nhận thức của
cha mẹ học sinh qua việc
phổ biến đến từng hộ gia
đình
-Xây dựng cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị phục vụ cho
việc dạy và học của học
sinh: trường học có nhà
vệ sinh,có hệ thống nước
sạch,có các phòng chức
năng,có thư viện cho các
em có thể đọc sách .
-Nâng cao chất lượng dạy
học cho học sinh.

-Tạo động lực để các em
không bỏ học giữa chừng
bằng việc chăm lo cho
cuộc sống của gia đình các
em.
-Trẻ em (từ 6-15 tuổi)
thực hiện quyền phát
triển và duy trì năng lực
học tập cơ bản nhờ điều
kiện giáo dục có chất

-Lao động vất vẩ cả
ngày đến cơm còn
chẳng đủ ăn, áo
không đủ mặc thì
thời gian đâu mà đi
học - đó là suy nghĩ
của người dân. Vì
thế để thuyết phục
người dân cho con
em họ đến lớp là vô
cùng khó khăn. Đòi
hỏi phải thuyết phục
lâu dài dần dần.
-Mất rất nhiều thời
gian mới thuyết
phục được họ cho
con em mình tới
trường thì chỉ được
một thời gian ngắn

sau đó trẻ lại bỏ học
vì nhiều lý do( ở nhà
lao động, trông
em…) vì thế cán bộ
thường xuyên thăm
nom, thuyết phục
gia đình, động viên
các em đến lớp đầy


Cơ sở hạ
tầng
nhận thức
trong y tế.

-Tăng cường dịch vụ y tế
tại cấp thôn. Tổ chức các
chương trình khám chữa
bệnh miễn phí, nâng cao
cơ sở y tế: xây dựng các
trạm y tế kiên cố ,vững
chắc;bổ sung nguồn lực là
các bác sĩ và y tá.
-Loại bỏ những hủ tục lạc
hậu, chữa bệnh không
khoa học.
-Phổ biến tới các bậc cha
mẹ cho con đi khám để có
thể phòng tránh,phát hiện
và chữa trị kịp thời đối với

các loại bệnh.

Hà Giang là một tỉnh
tập trung nhiều dân
tộc thiểu số, trình
độ dân trí thấp, có
nhiều hủ tục mê tín
dị đoan, vì thế khi
đưa ra các chương
trình nâng cao sức
khỏe cộng đồng thì
cũng gặp một số khó
khăn nhất định.
Người dân luôn tin
vào thầy cúng, ai ốm
đau, bệnh tật gì thì
cứ mời thầy cúng về
đuổi tà ma. Cán bộ
phát triển cộng
đồng phải mất rất
nhiều thời gian để
trình bày, giải thích
cho người dân hiếu
về khoa học ký
thuật, khám chữa
bệnh bằng thuốc.
Tuy nhiên số lượng
trạm y tế còn ít,



trang thiết bị còn
nghèo nàn, đội ngũ
y bác sỹ với trình độ
chuyên môn còn
hạn chế nên người
dân chưa thực sự
tin tưởng

II.

CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỰ ÁN:

Chương trình là sự hợp tác lâu dài giữa tổ chức Dự
án Việt Nam và tỉnh Hà Giang vì vậy, nó sẽ có
những đóng góp đáng kể, quan trọng trong việc
xóa đói và giảm nghèo tại hai Huyện Hoàng Su
Phì, Xín Mần nói riêng và tỉnh Hà Giang nói
chung.


Đặc biệt chương trình hỗ trợ tối đa để trẻ em có
thể phát huy mọi tiềm năng của mình cũng như
nâng cao đáng kể điều kiện sống của các em.
Số trẻ được bảo trợ: Năm 2008 có 1.350 trẻ được
Bảo trợ (năm đầu tiên). Số lượng này sẽ được tăng
hàng năm thêm 1.000 trẻ.
Khi mới bắt đầu dự án 2 huyện Hoàng Su Phì và
Xín Mần có tỉ lệ ra lớp của trẻ dưới 3 tuổi là dưới
5%,
Nắm bắt rõ thực trạng này, giáo dục mầm non đã

trở thành một mảng quan trọng trong dự án của Dự
án tại Hà Giang. Thông qua ban điều hành các xã,
các tổ chức triển khai thực hiện công tác đầu tư
xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy và học. Qua
Phòng giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt
động tập huấn giáo viên, tổ chức các hoạt động
của cộng đồng.
Nói về hiệu quả của dự án mà dự án triển khai tại
Hà Giang: “Trong thời gian qua, Dự án đã hỗ trợ
xây dựng 2 trường mầm non ở trung tâm xã, 21
điểm trường lẻ với 48 phòng học, trang bị 55 bộ
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học.
Quan tâm đến việc nâng cao năng lực giảng dạy,
dự án đã giúp tập huấn 13 chủ đề cho gần 3.000
lượt giáo viên. Bên cạnh đó, Dự án xây dựng và áp
dụng thực hiện bộ tài liệu hỗ trợ như bộ tranh dân


gian của người Dao và người H’Mông, thực hiện
chương trình giáo dục Mầm non mới. Tổ chức các
hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho
cộng đồng để chăm sóc trẻ em dưới nhiều hình
thức. Tổ chức các hội thi bé khỏe bé đọc thơ, kể
chuyện, ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường. Dự
án còn hỗ trợ cho các hoạt động nhóm tại cộng
đồng, giúp tổ chức 12 nhóm tre vui chơi, đọc sách
giúp trẻ nói tiếng Kinh tốt hơn, mạnh dạn hơn
trong quá trình giao tiếp, thành lập các nhóm cha
mẹ giúp đỡ, chia sẻ với nhau kinh nghiệm chăm
sóc trẻ thơ. Năng lực nguồn nhân lực ở cấp thôn

cấp xã được nâng cao rõ rệt. tất cả các cô giáo từ
mầm non đến tiểu học đều được tập huấn từ
chuyên môn đến phương pháp giảng dạy, giáo
viên trường cấp 2 và các cán bộ đoàn thể đều được
tham gia các khóa tập huấn từ đó áp dụng vào quá
trình triển khai công việc không những của dự án
mà của cả chính phủ, Dự án có sự lồng ghép rất
chặt chẽ giữa các hoạt động của Dự án và của
chính quyền Hà Giang.
Tổng kinh phí tổ chức Dự án đầu tư thời gian qua
tại Hoàng Su Phì và Xín Mần là gần 18 tỉ đồng, 2
huyện Yên Minh và Mèo Vạc gần 3 tỉ đồng”.
Sau 5 năm, hiệu quả các dự án đã tương đối rõ.
Thứ nhất Đến nay tỉ lệ ra lớp của trẻ dưới 3 tuổi
đạt tỉ lệ đạt 35% tăng gấp 7 lần so với khi chưa


thực hiện dự ấn. Thứ hai, trẻ em tham gia các hoạt
động, được trao đổi nhiều nên trở nên tự tin hơn.
Thứ ba, hệ thống cán bộ cấp thôn, xã sau quá trình
làm việc với Dự án đã biết cách lên kế hoạch,
giám sát hiện trường và huy động sự tham gia của
cộng đồng trong các hoạt động. Thứ tư, các công
trình của Dự án xây dựng đã mang hiệu quả cung
cấp cơ sở vật chất cho địa phương; thông qua đó
Dự án tuyên truyền về vấn đề vệ sinh nước sạch
môi trường cho mọi người.
III.

Kết luận:


Dự án sẽ hỗ trợ tối đa để trẻ em có thể phát huy
mọi tiềm năng của mình cũng như nâng cao đáng
kể điều kiện sống cho các em. Đặc biệt là:






Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng để bà con dân
tộc đi lại,sinh hoạt dễ dàng, thuận tiện hơn.
Đẩy mạnh tuyên truyền về quyền của trẻ em, để
trẻ em được bảo vệ hơn nữa, để họ hiểu con em
của họ cũng có quyền học tập, vui chơi như bao
đứa trẻ khác, dù điều kiện có khăn nhưng vì
tương lai của những đứa trẻ nơi đây thì đó là
điều cần thiết.
Khuyến khích người dân chủ động nói ra sự khó
khăn và đề nghị hỗ trợ.




Nâng cao ý thức của người dân và bài trừ hủ tục
lạc hậu.




×