Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng vải thiều tại huyện lục ngạn bắc giang một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

DƯƠNG THỊ BỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH
TRỒNG VẢI THIỀU TẠI HUYỆN LỤC NGẠN –
BẮC GIANG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

DƯƠNG THỊ BỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH
TRỒNG VẢI THIỀU TẠI HUYỆN LỤC NGẠN –
BẮC GIANG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số

: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Nguyễn Bình



HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Dương Thị Bền


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa SINH – KTNN trường ĐHSP
Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu để hoàn thành luận văn.
Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các phòng ban của
huyện Lục Ngạn. Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các hộ gia
đình ở các xã trong huyện Lục Ngạn đã tạo mọi điệu kiện cho tôi trong quá
trình thu thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Hoàng Nguyễn
Bình đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả bè bạn và gia đình đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến
đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

Dương Thị Bền


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Phương Pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 3
5.1 Địa điểm .................................................................................................. 3
5.2

Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 3

6. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................... 3
7. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 6
NỘI DUNG ................................................................................................... 7
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 7
1.1. Nguồn gốc cây vải ................................................................................... 7
1.2. Trên thế giới ............................................................................................ 8
1.3. Ở Việt Nam ........................................................................................... 11
1.4. Lịch sử phát triển cây vải thiều ở Lục Ngạn .......................................... 12
1.5. Vị trí của cây vải thiều trong ngành trồng trọt ở huyện Lục Ngạn ......... 14
1.6. Cơ cấu giống vải trồng ở Lục Ngạn ....................................................... 15
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU......... 17

2.1 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 17
2.1.1. Phỏng vấn ......................................................................................... 17


2.1.2 Điều tra thực địa ............................................................................... 17
2.1.3 Sưu tầm tài liệu liên quan đến đề tài ................................................ 17
2.1.4 Xử lý số liệu ....................................................................................... 17
2.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 18
2.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 18
2.2.2. Khí hậu, thời tiết ................................................................................. 18
2.2.3. Địa hình.............................................................................................. 19
2.2.4 Đất đai, thổ nhưỡng............................................................................. 20
2.3. Điều kiện xã hội .................................................................................... 21
2.3.1 Dân số và lao động .............................................................................. 21
2.3.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng ........................................................................ 21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................... 24
3.1. Các mô hình trồng vải thiều đã có ở huyện Lục Ngạn ...................................... 24
3.1.1 Mô hình trồng thâm canh cây vải thiều................................................ 24
3.1.2. Mô hình trồng xen canh ...................................................................... 26
3.1.2.1. Trồng vải thiều trồng xen canh với cây ngắn ngày ........................... 26
3.1.2.1.1. Vải thiều trồng xen với cây hương bài .......................................... 26
3.1.2.1.2 Vải thiều trồng xen canh với cây gừng.......................................... 29
3.1.2.2. Vải thiều trồng xen canh với cây có múi .......................................... 32
3.1.2.3. Trồng vải thiều kết hợp với chăn nuôi ............................................. 34
3.1.2.3.1. Trồng vải thiều kết hợp với chăn gà thả ........................................ 34
3.1.2.3.2. Trồng vải thiều kết hợp với ao thả cá và chăn vịt, ngan ................ 36
3.1.2.3.3. Trồng vải thiều kết hợp với nuôi ong mật ..................................... 37
3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng trên............................ 40



3.2.1. Nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................. 40
3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng vải thiều đã có ở
trong huyện ................................................................................................. 40
3.2.2.1. Đối với mô hình thâm canh.............................................................. 41
3.2.2.2. Đối với mô hình xen canh ................................................................ 42
3.2.2.2.1 Cây có múi trồng xen cây vải thiều ................................................ 42
3.2.2.2.2. Trồng xen với cây ngắn ngày ........................................................ 44
3.2.2.2.2.1. Hương bài trồng xen câ vải thiều tính bình quân cho 1ha........... 44
3.2.2.2.2.2. Gừng trồng xen cây vải thiều tính bình quân cho 1ha: ............... 45
3.2.2.3. Kết hợp với chăn nuôi...................................................................... 46
3.2.3. Đề xuất một số giải pháp cho việc lựa chọn mô hình trồng có hiệu quả
kinh tế cao nhất. ........................................................................................... 46
3.2.3.1. Mô hình trồng phù hợp nhất ............................................................ 47
3.2.3.2. Gắn đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch .............................................. 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 52


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới ............... 9
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam ......... 11
Bảng 1.3: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Lục Ngạn giai đoạn 2010 2012 ............................................................................................................. 14
Bảng 1.4: Cơ cấu diện tích các giống vải ở huyện Lục Ngạn giai đoạn 20102012 ............................................................................................................. 15
Bảng 3.1. Mô hình thâm canh vải thiều tính trên 1ha.................................... 41
Bảng 3.2. Mô hình cây bưởi diễn trồng xen cây vải thiều tính trến 1 ha ...... 42
Bảng 3.3. Mô hình hương bài trồng xen cây vải thiều tính trên 1 ha ............. 44
Bảng3.4. Mô hình gừng trồng xen cây vải thiều tính trên 1 ha..................... 45

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Cơ cấu các giống vải ở huyện Lục Ngạn năm 2012 .................. 16


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều cây ăn quả đặc sản được nghiên cứu
nhân rộng để phục vụ cho nhu cầu đời sống và xuất khẩu, cây vải thiều là một
trong số đó. Cây vải thiều ở Lục Ngạn là đặc sản nổi tiếng ở Bắc Giang. Quả
vải thiều khi chín có màu đỏ, hạt nhỏ, cùi dày nhiều nước rất ngọt. Vải thiều
là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon
nhiều chất bổ, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Hoa vải
thiều hàng năm là nguồn nguyên liệu cho phấn hoa của nghề nuôi ong mật.
Vải là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Thịt quả chứa rất nhiều
vitamin B, C, E và các chất vi lượng có lợi cho sức khoẻ con người. Quả vải
được ăn tươi, sấy khô hoặc làm đồ hộp, nước giải khát. Vỏ quả, thân cây và rễ
có nhiều tananh có thể dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp. Cây vải là
cây có khoang tán lớn, tán tròn tự nhiên hình mâm xôi, cành lá xum xuê
quanh năm. Do vậy cây vải không chỉ là cây ăn quả mà còn là cây bóng mát,
cây chắn gió, cây tạo cảnh quan, cây phủ xanh đất chống đồi núi trọc, cây
chống xói mòn rửa trôi… góp phần cải tạo môi trường sinh thái.
Huyện Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm
thành phố Bắc Giang 37 km nằm ở phía Đông Bắc của Tỉnh, hiện tại huyện
Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 101.728,2ha, trong đó đất nông
nghiệp xấp xỉ là 28.144 ha (chiếm 27.8% tổng diện tích đất tự nhiên) mật độ
dân số 204 người/1km2. Những năm qua thực hiện chủ trương đường lối đổi
mới, nền kinh tế Lục Ngạn đã có những bước khởi sắc và đang trên đà phát
triển. Đặc biệt là phát triển kinh tế trang trại, gia trại, cây ăn quả, đã đem lại

thu nhập đáng kể cho nhân dân trong huyện. Trong các trang trại cây ăn quả
ngoài cây Vải thiều là cây chủ lực (hàng năm cho thu nhập từ 800 - 1250 tỷ


2

đồng) còn có các loại cây ăn quả khác như: Cam Đường, Cam Canh, Cam
Vinh, Táo Đài Loan.... cho thu nhập hàng năm từ 120-150 tỷ đồng. Cây vải là
cây ăn quả đặc sản, trồng thâm canh trên đồng đất Lục Ngạn; là cây ăn quả
chủ lực xóa đói giảm nghèo đồng thời làm thay đổi bộ mặt của huyện. Năm
2011, diện tích trên 18.000 ha, năng suất 65 tạ/ha, sản lượng 120.000 tấn.
Năm 2012, diện tích 18.000 ha, năng xuất 46,3 tạ/ha, sản lượng 83.500 tấn,
giá trị sản phẩm cao. Tuy nhiên những năm được mùa thì thường rớt giá,
mất mùa thì được giá nên việc tiêu thụ rất bấp bênh không ổn định.
Cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn. Thuộc họ Bồ hòn
(Sapindaceae) có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Sau đó được du nhập
vào Việt Nam và được trồng đầu tiên ở huyện Thanh Hà - Hải Dương cách
đây khoảng 1500 năm trước và được nhân giống sang một số nơi khác. Việc
đưa cây vải thiều từ huyện Thanh Hà - Hải Dương lên Lục Ngạn – Bắc Giang
đã xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Nhưng việc trồng phụ thuộc
vào từng chủ hộ gia đình vì thế có rất nhiều mô hình trồng vải thiều đã xuất
hiện. Tuy vậy để xác định xem mô hình nào cho hiệu quả kinh tế cao nhất thì
chưa có công trình nghiên cứu nào. Hoặc nếu có thì các công trình đó cũng
chưa đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ. Với lý do này chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng vải
thiều tại huyện Lục Ngạn - Bắc Giang, Một số giải pháp.”
2. Mục đích nghiên cứu
- Điều tra và tìm hiểu các mô hình trồng vải thiều hiện đã có tại
huyện Lục Ngạn
- Đánh giá hiệu quả của các mô hình

- Kết luận và đề xuất mô hình hiệu quả nhất


3

3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các mô hình đã được trồng tại các hộ gia đình trong
huyện Lục Ngạn
4. Phương Pháp nghiên cứu
+ Phỏng vấn các hộ gia đình trồng vải thiều ở địa phương.
+ Điều tra các mô hình trồng vải thiều hiện có ở địa phương.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến đề tài
+ Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học thông thường

5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
5.1 Địa điểm
Tại huyện Lục Ngạn
5.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài
và các tài liệu được công bố liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa của đề tài
 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Trong doanh nghiệp hoặc nền sản xuất xã hội nói chung, người ta hay nhắc
đến “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không hiệu quả” hay “sản xuất kém hiệu
quả”. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau,
các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp , có thể khái quát như sau:
- Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một
cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó
cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động “ hay tăng hiệu quả.



4

"Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của
người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội". [17]
- Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng
“hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã
hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội ”. [17]
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A.
Samuelson và Wiliam. D. Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới
hạn khả năng sản xuất của nó và “ hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí ”. Nghiên
cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã
hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng
một loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả
năng sản xuất của nó ” [42]
- Khi bàn về khái niệm hiệu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm
Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà thống nhất là cần phân biệt rõ ba
khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các
nguồn lực và hiệu quả kinh tế [21]
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu
vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình
hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào
sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một
đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.



5

+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều
tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
- Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ
tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra
là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xem xét về cả
hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất
nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu
giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
- Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến
động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm
này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của
việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm.
- Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên
chưa toàn diện, vì mới nhìn thấy ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp. Vì
vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội,
nghĩa là phải quan tâm tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng
cao mức sống, cải thiện môi trường…
Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình
thái kinh tế - xã hội. ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu
quả sản xuất kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và
mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, mọi quan niệm về hiệu quả
sản xuất kinh doanh đều thể hiện một điểm chung nhất. Đó là tiết kiệm nguồn lực



6

để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa. Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong
sản xuất kinh doanh một cách bao quát như sau:
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện
tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các
nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực
hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Vì vậy để đạt được hiệu suất kinh tế cao nhất đối với việc trồng vải thiều
ta cũng cần tìm ra mô hình phù hợp nhất đặc biệt đối với địa hình đồi núi bán
sơn địa của huyện Lục Ngạn, từ đó giúp nhân dân có thể tăng năng suất để
xóa đói giảm nghèo.
7. Tính cấp thiết của đề tài
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vải thiều Lục Ngạn nhưng nghiên cứu
đánh giá các mô hình trồng vải thì hiện nay chưa có.


7

NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguồn gốc cây vải
Cây vải (Litchi Chinensis, Sonn) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceac). Theo
nhiều tài liệu trên thế giới cây vải được trồng cách đây 3000 năm và có nguồn
gốc từ phía Nam Trung Quốc. Cụ thể là các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông,
Vân Nam, đảo Hải Nam, ở những vùng này cây vải mọc dại ở núi Hoàng Sơn
(Quảng Đông ), núi Lô Hổ Lĩnh, Kim Cổ Lĩnh (đảo Hải Nam), Thạch Phượng
Sơn (Vân Nam). Cây vải mọc thành rừng, có cây già nhất ở đây chu vi ngang

7,5m. Ở trung Quốc đời Hán Vũ Đế Nguyên Đỉnh năm thứ 16 (trước công
nguyên 111 năm) đã cho lập vườn vải trong cung vua lấy từ Lĩnh Nam. Đời
nhà Tông vào năm 1059 Thái Tương viết quyển Lệ Chi Phổ mô tả lịch sử
trông, kĩ thuật trồng trọt, chăm sóc chế biến và đặc điểm giống được coi là
xuất bản đầu tiên trên thế giới về cây vải (Tôn Thất Trình, 1995) [18]
Mặc dù lịch sử trồng vải lâu đời như vậy, nhưng cây vải và quả vải suốt
thời gian dài chỉ bó hẹp duy nhất ở vùng nguyên sản. Mãi đến cuối thế kỷ
XVII cây vải mới được đưa từ Trung quốc sang Myanma và đến Ấn Độ cuối
thế lỷ XVIII. Vải được đưa sang Châu Mỹ và Jamaica năm 1775, đến
Australia vào 1854, Nam Châu phi 1869 và vào Hawai năm 1897 và đến Iran
năm 1930 – 1940 (Trần Thế Tục) [19]
Ở Việt Nam, theo các tài liệu cũ cây vải được trồng cách đây 2000
năm. 1959 sách Trung Quốc, sử chép rằng: Cách đây 10 thế kỷ, Lệ Chi
(vải) là một trong những cống vật của Việt Nam phải nộp cho Trung Quốc
(Vũ Công Hậu, 1999) [8]


8

Theo Vũ Công Hậu, khi điều tra cây ăn quả ở một số tỉnh miền núi phía
Bắc và ở miền Trung có gặp nhiều cây vải rừng, vải dại. Ở vùng chân núi tam
Đảo có bán nhiều quả rất giống vải nhà, vỏ ngoài cũng màu hồng đỏ nhưng
quả bé hơn, hương vị kém vải nhà. Theo Copetelot người Pháp năm 1952 có
nói tới vải mọc ở sườn núi Ba Vì. Điều đó khẳng định rằng Việt Nam là nơi
thuần hóa và là một trong những nước trồng vải sớm nhất và có điều kiện tự
nhiên thích hợp để phát triển cây ăn quả này.
1.2. Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 quốc gia trồng vải, nhưng tập
chung chủ yếu ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương như: Trung Quốc,
Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malayxia, Philippin,

Indonexia và Nhật Bản. Châu Phi có: Mali, Madagaxca và Nam Phi. Châu
Mỹ có: Mỹ, Braxin, Jamaica. Châu Đại Dương có: Úc, Niudilan.
* Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ vải trên thế giới
- Năm 1999 Trung Quốc có khoảng 580.000 ha vải, sản lượng trên 1,26
triệu tấn. Các vùng sản xuất chính như Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam…
với hơn 60% vải sản xuất được tiêu thụ tươi ngay ở thị trường địa phương,
30% cho sấy khô, phần còn lại là làm kẹo hoặc đông lạnh. Thời vụ thu hoạch
từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8.
Vải thường được đóng gói bằng thùng tre hoặc bìa cứng khi tiêu thụ ở thị
trường gần, dùng túi nhựa và bảo quản lạnh đối với thị trường xa. Công nghệ
bảo quản vải cũng được sử dụng trong quá trình vận chuyển như bảo quản
bằng SO2, bảo quản bằng đá. Giá bán vải tuỳ thuộc vào từng giống và thời
điểm thu hoạch, ví dụ như giống vải thu hoạch sớm nhất có giá khoảng 2
USD/kg, trong khi đó giá vải bán chính vụ có 0,5 USD/kg năm 1999. Tuy
nhiên, trong quá trình sản xuất cũng có những khó khăn như thời vụ thu hoạch


9

ngắn và năng lực bảo quản kém, khâu tổ chức sản xuất chưa được tốt. Chưa
có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, các nhà nghiên cứu, dịch vụ khuyến
nông và người sản xuất [51].
- Vải được trồng ở Úc hơn 60 năm trước đây, nhưng nó trở thành cây
hàng hoá chính trong những năm 70, hiện có khoảng 1.500 ha, sản lượng
trên 3.500 tấn, Vùng sản xuất chính ở miền Bắc Queensland chiếm 50%,
miền Nam Queensland chiếm 40%, phần còn lại là miền Bắc New south
Wales. Thời vụ sản xuất kéo dài từ tháng 10 ở các tỉnh miền Bắc tới tháng
3 ở các vùng miền Nam. Đã có tiêu chuẩn phân loại, đảm bảo chất lượng
sản phẩm để cung cấp cho từng thị trường trên thế giới. Sản phẩm sản xuất
ra bán ngay tại cổng trại và được mang đến các chợ bán buôn ở Brisbane,

Sydney, Melbourne hoặc cho xuất khẩu. Với 30% sản phẩm được xuất
khẩu thông qua các nhóm hợp tác tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu chính như
Hồng Kông, Singapore, Pháp, các tiểu vương quốc Ả Rập và Anh. Giá bán
bình quân khoảng 5,50 USD/kg. Các nhóm thu được lợi nhuận từ 1-2
USD/kg [44].
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới
Các Nước

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1. Trung Quốc

580.000

1.266.900

2. Ấn Độ

56.200

429.000

3. Đài Loan

11.169

108.668


4. Thái Lan

22.973

81.388

5. Băng-La- Đét

4.800

12.800

6. Nepal

2.830

13.875

7. Úc

1.500

3.500

8. Mỹ

100

40


Nguồn [47]


10

- Vải được sản xuất ở Thái Lan cách đây 150 năm, hiện nay có khoảng
22.937 ha, sản lượng khoảng 81.388 tấn. Sản xuất vải ở Thái Lan có lợi thế là
thời vụ thu hoạch trên 3 tháng. Thu hoạch sớm nhất có thể giữa tháng 3 và
đến cuối tháng 6 hàng năm. Vải được trồng từ một vài cây đến vài ha ở các hộ
gia đình. Ở vùng cao có hộ gia đình trồng đến vài nghìn cây, tuy nhiên số
lượng này còn ít. Hầu hết vải được trồng tập trung ở miền Bắc Thái Lan như
Chang Mai 8.322 ha và Chang Rai 5.763 ha, diện tích vải ở hai tỉnh này
chiếm 60% diện tích trồng vải cả nước.
Về thị trường tiêu thụ vải: Hàng năm có khoảng 20.000 tấn quả vải tươi
được lưu thông và tiêu thụ trên thị trường Châu Âu, trong số đó có khoảng
50% được nhập khẩu vào nước Pháp, còn lại Đức, Anh…Năm 1999 giá vải ở
Đức là 6,2 USD/1kg, Singapore 6 USD/1kg, Anh 6,4 USD/kg, Mỹ và Pháp
8,4 USD/1kg, Canada 10,8 USD/1kg [49].
Các nước vùng Đông Nam Á như Singapore nhập khá nhiều vải, số
lượng vải quả tham gia vào thị trường này ước khoảng 10.000 tấn/năm. [8]
Năm 1999 giữa các thị trường chính trên thế giới, Hồng Kông và
Singapore đã nhập xấp xỉ 12.000 – 15.000 tấn vải từ Trung Quốc và tỉnh
Taiwan Trung Quốc. Tỉnh Taiwan Trung Quốc xuất khẩu sang Philippines
1.735 tấn, Mỹ 1.191 tấn, Nhật Bản 933 tấn, Canada 930 tấn, Thái Lan 489 tấn
và Singapore 408 tấn [49].
Thái Lan xuất khẩu vải tươi đến thị trường Singapore, Malaysia, Hồng
Kông, Châu Âu và Mỹ. Năm 1999 Thái Lan đã xuất khẩu lượng vải tươi sang
Hồng Kông nhiều nhất 8.644 tấn. Malaysia và Mỹ là nước nhập khẩu chính
sản phẩm vải đóng hộp của Thái Lan với (3.767 tấn và 2.049 tấn) [45,49].



11

1.3. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây vải được nhà nước cũng như người sản xuất rất quan
tâm, cây vải đã và đang được phát triển mạnh thành vùng tập trung như: Thanh
Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Đông Triều, Tiên Yên
(Quảng Ninh), Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, Lục Ngạn (Bắc Giang).
Vùng phân bố tự nhiên của vải ở Việt Nam từ 18 – 190 vĩ độ bắc trở ra.
Vải trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Trung du, miền núi Bắc bộ
và một phần khu 4 cũ.
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Tổng DT

DT thu hoạch

Sản lượng

(ha)

(ha)

(tấn)

1. Bắc Giang

40.629

33.401


68.907

2. Hải Dương

14.245

12.400

19.964

3. Quảng Ninh

5.200

3.900

6.500

4. Thái Nguyên

6.900

4.900

7.600

5. Lạng Sơn

7.520


5.620

8.900

6. Phú Thọ

1.603,7

1.280,5

7.374,7

8. Hà Tây

1.501

833

4.906

9. Hoà Bình

1.420

795

1.946

Địa phương


Nguồn [26]
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm quả vải: Trước những năm 1990, vải
được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước, và thị trường tiêu thụ vải lớn
đó là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thành phố Hồ Chí Minh... Trong những
năm gần đây quả vải cũng đã được tiêu thụ ra nước ngoài như Trung Quốc,


12

Hồng Kông, Thái Lan, Lào, Campuchia và một số nước ở Châu Âu như Đức,
Pháp, Nga...tuy nhiên số lượng chưa nhiều, chiếm khoảng 30-35% tổng sản
lượng. Còn lại từ 65 -70% được tiêu thụ ở thị trường trong nước [32].
Việc tiêu thụ quả vải tươi ra thị trường nước ngoài còn gặp rất nhiều khó
khăn trong bảo quản, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng.
Lượng tiêu thụ quả vải trong nhân dân hiện nay ở Việt Nam mới đạt từ
0,1-0,8 kg/người/năm, rất thấp so với các nơi khác như Thuỵ Điển, Mỹ, Úc.
Tiềm năng thị trường vải ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành
phố Hồ Chí Minh… là rất cao. Nếu các điều kiện cơ sở hạ tầng cho bảo quản,
chế biến được cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm thì có thể đáp ứng
được nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, Việt Nam có nhiều lợi thế cho việc
xuất khẩu vải sang Châu Âu, do đó kỹ thuật canh tác, chất lượng quả, tiêu
chuẩn đóng gói…, cần phải được nâng cấp để đáp ứng các đòi hỏi của thị
trường Châu Âu.
Việt Nam nói chung và phía Bắc của Việt Nam nói riêng có tiềm năng
cao về sự phát triển của cây vải. Trong thực tế loại hoa quả này đóng một vai
trò quan trọng trong việc nâng cao nền kinh tế của quốc gia và cuộc sống của
những người dân địa phương.
1.4. Lịch sử phát triển cây vải thiều ở Lục Ngạn
- Giai đoạn 1960 -1982: Từ đầu năm 60 của thế kỷ XX có một số hộ gia

đình như cụ Trịnh, cụ Chiểu (thị trấn Chũ) trồng từ 30 - 60 cây vải, sau 10 - 15
năm đã cho năng suất ổn định. Người ta nhận thấy cây vải thiều trồng tại Lục
Ngạn phát triển tốt, chất lượng cao không kém vải Thanh Hà, sản phẩm sản
xuất ra được thị trường chấp nhận. Từ những năm 1980 các nhà máy đồ hộp ở
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn Tây đã đến Lục Ngạn mua vải thiều để đóng hộp


13

xuất khẩu. Ngoài ra vải thiều tươi còn được tiêu thụ tại các thành phố lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Qua đó người dân
nhận thấy trồng cây vải thiều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng khác,
từ đó phong trào trồng vải thiều trong nhân dân bắt đầu một cách tự phát. Đến
năm 1982 toàn huyện đã trồng được 42 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch ước
đạt 100 tấn. Như vậy có thể coi đây là một giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm,
bước đầu xác định được cây vải thiều là cây trồng phù hợp với điều kiện tự
nhiên, khí hậu và đất đai của huyện Lục Ngạn.
- Giai đoạn 1982 - 1998: Là thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng tăng nhanh diện tích cây vải thiều, giảm dần diện tích cây màu lương
thực, cây lâm nghiệp. Để làm được điều đó UBND huyện đã thực hiện tốt chính
sách giao quyền sử dụng đất lâu dài đến hộ nông dân, trong thời gian này đã giao
được 23.000 ha đất trống đồi núi trọc cho các hộ. Đồng thời chính sách tín dụng
cũng được hướng mạnh vào việc đầu tư cho các hộ vay vốn để phát triển sản xuất
nông nghiệp. Vì vậy đến cuối năm 1998 toàn huyện đã trồng được 10.800 ha cây
ăn quả, trong đó có 8.000 ha cây vải thiều, sản lượng đạt hơn 10 nghìn tấn.
- Giai đoạn từ 1998 đến 2006: Là giai đoạn phát triển cây vải theo hướng
thâm canh, diện tích, sản lượng vải tăng nhanh trong giai đoạn này. Cây vải
được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển ngành nông nghiệp ở
huyện Lục Ngạn. Đồng thời tích cực đưa các giống vải chín sớm vào trồng
nhằm mục đích dải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch. Vì vậy đến năm 2006 toàn

huyện đã trồng được 19.212 ha vải, sản lượng quả tươi đạt 52.500 tấn.
- Giai đoạn 2006 - 2010: Là giai đoạn phát triển cây vải theo hướng vừa
thâm canh và vừa xen canh nhưng cây vải vẫn được xác định là cây trồng mũi
nhọn phát triển ngành nông nghiệp ở huyện Lục Ngạn. Diện tích trồng vải ở
giai đoạn này không thay đổi nhưng hiệu suất kinh tế lại có sự thay đổi đáng
kể so với các giai đoạn trước, do có hướng trồng xen canh nên các hộ gia đình
có thể tăng thêm thu nhập và ổn định về kinh tế hơn.


14

1.5. Vị trí của cây vải thiều trong ngành trồng trọt ở huyện Lục Ngạn
Trong những năm qua, cơ cấu cây trồng của huyện Lục Ngạn đã có sự
thay đổi to lớn và toàn diện, trong đó phải kể đến cây vải thiều. Cây vải có vị
trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế huyện Lục Ngạn. Cây
vải đã góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu…,
đặc biệt là đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất
ngành trồng trọt trên địa bàn huyện.
+ Chuyển dịch giá trị sản xuất ngành nông nghiệp:
Bảng 1.3: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Lục Ngạn giai đoạn
2010 - 2012
ĐV: triệu đồng
Các Năm

So sánh ( % )

Chỉ tiêu
2010
Tổng giá trị SX
ngành trồng trọt

1. Cây lương thực
2. Cây công nghiệp
hàng năm

2011

2012

2011/

2012/

Bình

2010

2011

quân

376.514 406.925 548.800 108,08 134,87 120,73
87.632

99.563

6.697

6.000

113.971 113,62 114,47 114,04

7.565

89,59

126,08 106.28

3. Cây ăn quả

243.969 265.566 388.333 108,85 146,23 126.16

Trong đó: Vải

187.770 223.040 367.500 118,78 164,77 139.90

4. Rau, đậu và gia vị

16.046

18.616

21.736

116,02 116,76 116.39

5. Cây khác

22.170

17.180


17.195

77,49

Nguồn: Phòng thống kê huyện Lục Ngạn

100,09 88.07


15

1.6. Cơ cấu giống vải trồng ở Lục Ngạn
Hiện nay trên địa bàn Huyện có gần 30 giống vải thiều các loại bao gồm
tập đoàn vải của Úc, Thái Lan,Trung Quốc và Việt Nam. Trong sản xuất có 4
giống vải thiều chính đó là:
- Lai Chua: Có thời gian thu hoạch sớm từ 6/5 đến 16/5 hàng năm. Đặc
điểm của giống này là quả và hạt to, khoảng 35-40 quả/kg, quả ăn chua, năng
suất đạt 39 tạ/ha.
- U Hồng: Có thời gian thu hoạch từ 10/5 đến 25/. Đặc điểm của giống
này là quả to, khoảng 30 - 35 quả/kg, quả tròn, gai nhẵn, ngọt, dễ tiêu thụ,
hiện đang được mở rộng sản xuất thay một phần diện tích vải chính vụ.
- Lai Thanh Hà: Có thời gian thu hoạch từ 25/5 đến 5/6, hiện nay giống
vải không phát triển do hiệu quả kinh tế không cao.
- Giống vải Thanh Hà (chính vụ): Có thời gian thu hoạch từ 28/5
đến 10/7 hàng năm. Đặc điểm của giống này là chùm sai, khoảng 40 - 50
quả/kg, chất lượng thơm ngon, mẫu mã đẹp, hạt nhỏ, cùi dầy, là giống
chiếm tỷ trọng lớn > 81% diện tích và sản lượng lớn.
Bảng 1.4: Cơ cấu diện tích các giống vải ở huyện Lục Ngạn giai đoạn
2010- 2012
ĐVT: ha

Các giống
vải

Các năm

So sánh ( % )

2010

2011

2012 2011/2010 2012/2011 Bình quân

Lai Chua

145

145

140

100,00

96,55

98,26

U Hồng

810


2.072

3.198

255.80

154,34

198,70

Lai Thanh Hà

300

300

290

100,00

96,67

98,32

Thanh Hà

12.307 16.675 15.584

135,49


93,5

112,53

Tổng

13.562 19.192 19.212

141,51

100,1

119,02

Nguồn: Báo cáo phòng kinh tế huyện Lục Ngạn


16

Qua bảng cho thấy bình quân qua 3 năm tổng diện tích cây vải tăng
18, 96 % tương ứng với mức tăng 5.630 ha. Năm 2011 so với năm 2010
tăng 35,49 % tương ứng với mức tăng 5.630 ha. Năm 2012 so với năm
2011 đạt 100%.
- Giống vải Lai Chua: Bình quân qua 3 năm giảm 1,74 tương ứng với
mức giảm 5 ha. Năm 2011 so với năm 2010 diện tích không thay đổi, đạt 100
%. Năm 2012 so với năm 2011 giảm 3,45 % tương ứng với mức giảm 5 ha.
- Giống vải U Hồng: Bình quân qua 3 năm tăng 98,70%, tương ứng
với mức tăng 2.388 ha. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 155,8 %, tương
ứng với mức tăng 1.262 ha. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 54,34 %

tương ứng với mức tăng 1.126 ha.
- Giống vải Lai Thanh Hà: Bình quân qua 3 năm giảm 1,68 %, tương
ứng với mức giảm 10 ha.
- Giống vải Thanh Hà: Bình quân qua 3 năm tăng 12,53 %. Trong đó năm
2011 so với năm 2010 tăng 35,49 %, năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,1%.

Biểu đồ 1.1. Cơ cấu các giống vải ở huyện Lục Ngạn năm 2012


17

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phỏng vấn
* Chọn hộ điểm: Chọn những hộ điểm tiêu biểu ở một số xã có trồng
vải thiều theo mô hình thâm canh hoặc xen canh đã đạt được hiệu quả
kinh tế cao.
* Phỏng vấn bán định hướng: Phỏng vấn người dân và cán bộ xã cán
bộ khuyến nông, chủ tịch hội nông dân, về các mô hình hiện có trong
địa bàn huyện.
* Phỏng vấn hộ gia đình: Phỏng vấn các hộ gia đình có các mô hình
trồng khác nhau.
2.1.2 Điều tra thực địa
- Tiến hành khảo sát mô hình trồng từ nơi có vị trí địa hình thấp đến
nơi có vị trí địa hình cao.
- Khảo sát tất cả các loại hình đất được sử dụng trên địa bàn đã được
trồng vải thiều.
2.1.3 Sưu tầm tài liệu liên quan đến đề tài

- Sưu tầm tài liệu ở trên thư viện, các trang sách báo có liên quan,
sưu tầm qua các trang wed...
2.1.4 Xử lý số liệu
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học thông thường.


×