Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Tăng cường hoạt động quản lý chi phí tại công ty TNHH sẩn xuất và tư vấn giấy hoàng hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.41 KB, 90 trang )

Lời nói đầu
Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa của Nhà nước
, một mặt đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát huy hết
khả năng, tiềm lực của mình, mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước
một thử thách lớn lao, đó là sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị
trường . Để đứng vững được trên thị trường và kinh doanh có hiệu
quả, các doanh nghiệp cần có một hệ thống tài chính, chi phí cung
cấp thông tin chính xác, giúp đỡ lãnh đạo đưa ra những quyết định
đúng đắn trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở công ty TNHH sản xuất và tư
vấn Hoàng Hà, với nhận thức việc quản lý chi phí ảnh hưởng rất lớn
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty, em đã chọn vấn đề này
cho bản chuyên đề của mình.
Đề tài: Tăng cường hoạt động quản lý chi phí nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH sẩn xuất và tư
vấn giấy Hoàng Hà .
Đề tài gồm có các nội dung chủ yếu sau:
Chương I; Khái quát chung về doanh nghiệp
Chương II; Thực trạng về quản lý chi phí tại doanh nghiệp
hương III; Giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí


Đề tài có phạm vi tương đối hẹp trong khi vấn đề quản lý chi phí. Do
vậy đề tài này chắc chắn còn nhiều điểm thiếu sót, với mong
muốn qua đề tài này để tìm hiểu để góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh ở công ty TNHH Giấy Hoàng Hà.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng trình độ lý luận và thực tế
còn nhiều hạn chế nên đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi
những khiếm khuyết, sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô và các cán bộ nhân viên trong công ty để đề tài của em được


hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths- Vũ Anh Trọng và các
thầy cô giáo trong khoa quản trị kinh doanh đã giúp đỡ em hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
I, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.Thông tin chung về doanh nghiệp
-Tên tiếng Việt : Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn sản xuất
giấy Hoàng Hà
-Tên tiếng Anh: Hoang Ha paper consultanting company
limited
-Công ty TNHH tư vấn và sản xuất giấy Hoàng Hà là một
doanh nghiệp tư nhân
-Giấy phép thành lập : số 012002805 do UBND thành phố Hà
Nội cấp ngày 14/06/2001
-Địa chỉ : P101-số 5-Vọng Đức-Hoàn Kiếm-Hà Nội
-ĐIện thoại: (04)8265175
-Fax: 8776496
-Nghành nghề kinh doanh : Tư vấn thiết kế công nghệ hỗ trợ
các doanh nghiệp vưà và nhỏ tìm ra các phương án sản xuất hợp lý
nhất và sản xuất giấy bao bì Carton (Crap)
+Giảm tối đa các chi phí đầu vào như: nước, năng lượng than,
điện, hoá chất, nguyên liệu đầu vào .


+Hợp lý hoá các lưu trình công nghệ và thiết bị làm tăng hiệu
quả thiết bị, tăng sản phẩm, tăng tỷ lệ thành phẩm và từng bước
làm tăng chất lượng , ổn định sản phẩm.

+Trên các cơ sở đó làm giảm các chi phí đầu vào giảm lượng
chất thải ra môi trường dẫn đến giảm tối đa giá thành sản phẩm, tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.Quá trình ra đời và phát triển doanh nghiệp .
Công nghệ sản xuất giấy trong những năm qua đã có những
bước tiến đáng kể . Việc áp dụng khoa hoc kĩ thuật hiện đại vào trong
công nghệ giấy trở thành phổ biến. Phù hợp với chủ trương công
nghiệp hoá hiên đại hoá của đất nước.
Các loại giấy và sản phẩm tiếp theo của nó ngày càng được sử
dụng nhiều . Một số loại giấy như giấy Carton, giấy sóng, giấy bao bì
đang được tiêu thụ rất mạnh trên thị trường do các nghành công
nghiệp khác phát triển mạnh. Nguồn giấy vệ sinh, giấy gia đình ngày
càng được sử dụng rộng rãI .
Căn cứ vào Nghi Định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Thủ
Tướng chính phủ về quy định chi tiết thi Hành luật khuyến khích đầu
tư trong nước
Căn cứ vào Nghị Định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/06/1999 của
Chính phủ về tín dụng đầu tư và phát triển nhà nước
Xét thấy nhu cầu của thị trường về giấy bao giói , giấy sóng và
giây Crapt còn khá mở rộng . Nên ông Trần Kim Gia quyết định
thành lập công ty TNHH tư vấn và sản xuất giấy Hoàng Hà năm 2001


Trong năm 2001công ty chỉ tập trung vào lĩnh vực tư vấn thiết kế
công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm ra các phương án
sản xuất hợp lý nhất
Sang năm 2002 công ty đã cho đầu tư xưởng sản xuất giấy tại
Cầu Đuống – Gia Lâm . Việc đầu tư này là phù hợp với tình hình
hiện có , nó góp phần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty đồng thời giảI quyết việc làm cho một số bộ phận lao động ở

địa phương .
Công nghệ sản xuất giấy bao bì chất lượng cao của xưởng sản
xuất giấy Hoàng Hà sẽ cho ra đời những sản phẩm đủ sức cạnh tranh
với thị trường hiện tại và tương lai . Với việc sử dụng công nghệ xử
lý và cấp bột hoàn chỉnh trên dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn của
Trung Quốc , đồng thời tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu nội tại sẽ
góp phần đáng kể vào viêc giảm giá thành để cạnh tranh .
So với sản phẩm khác đầu tư vào sản xuất giấy lợi nhuận không
cao nhưng rủi ro thấp và các sản phẩm giấy ngày càng được sử dụng
nhiều trong tất cả các lĩnh vực của các nghành kinh tế quốc dân . Mặt
khác do nhu cầu sử dụng giấy khá ổn định và tăng trưởng không
ngừng nên trong một giới hạn nào đó đầu tư sản xuất giấy có hệ số
rủi ro rất thấp .
Đầu tư trong nghành giấy với quy mô vừa và nhỏ khả năng thu
hồi vốn từ 2-5 năm . đầu tư quy mô lớn , khả năng thu hồi vốn từ 520 năm.
3, Chức năng và nhiệm vụ .


Công ty TNHH tư vấn và sản xuất giấy Hoàng Hà là một doanh
nghiệp tư nhân được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng: Tức là
giám đốc có quyền ra quyết định trực tiếp xuống các nhân viên dưới
quyền, hoàn thành theo nhiệm vụ được giao.
- Cán bộ kĩ thuật: Điều Hành mọi công việc trong xưởng sản xuất
của công ty
- Nhân viên kế toán và văn thư : Có nhiệm vụ quản lý các tài liệu
sổ sách về kế toán và tiền lương
- Nhân viên bán Hàng và tiếp thị: Có nhiệm vụ lo công việc bán
Hàng, đi giới thiệu sản phẩm tới các bạn Hàng của công ty.
- Còn các bộ phận khác thì chịu trách nhiệm theo từng nhiệm vụ
được giám đốc giao cho.

II, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA DOANH
NGHIỆP.
1, Sản phẩm và dịch vụ.
Ngoài việc tư vấn , thiết kế công nghệ hỗ trợ cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tìm ra các phương án sản xuất hợp lỳ nhất . Công
ty Hoàng Hà còn đầu tư xây dựng Công ty sản xuất giấy bao bì chất
lượng cao như :
+Giấy bao bì Carton ( Crapt ) DL : 100-250/m2
+Giấy bao gói DL 50g/m2
+Giấy bao gói DL 75g/m2
+Giấy bìa DL 100-120/m2


Nhưng hiện nay chỉ đang sản xuất loại giấy bao bì Carton
( Crapt ) DL : 100-250g/m2 , với công suất thiết kế là 1500 tấn / năm.
2,Thị trường.
Tình hình thị trường giấy ở nước ta từ năm 1990 đến nay tăng
mạnh mỗi năm từ 12%-15% trong khi đó sản xuất chỉ tăng thêm dưới
10% và chỉ tăng chủ yếu các sản phẩm giấy cấp thấp , tạo nên hiện
tượng thừa giả tạo . Trong khi Hàng năm phải nhập Hàng ngàn tấn
.Nguyên nhân là do trong nước chưa có đủ khả năng đầu tư lớn.
Những năm vừa qua nhiều Công ty sản xuất giấy với quy mô
vừa và nhỏ của tư nhân và địa phương , thiết bị thô sơ tự phát , mới
chỉ đáp ứng được nhu cầu trước mắt một mảng của thị trường .
Tiềm năng thị trường giấy của Việt Nam là rất lớn do nền kinh
tế nước ta hiện đang trong giai đoạn phát triển mạnh với xuất phát
điểm là nền kinh tế thấp kém , nhu cầu sinh hoạt và đời sống văn hoá
tinh thần ở mức tối thiểu.
Nếu lấy năm 1990 làm thời điểm xuất phát với nhu cầu tiêu
dùng 3,5 kg giấy/ngươì/năm . Đến năm 1995 là 4,4 kg và năm 2000

là 7,5 kg.
Như vậy thị trường giấy ở nước ta tăng theo cấp số nhân sau 10 năm
tăng 214% . Tuy vậy tính đến năm 2000 nhu cầu sử dụng giấy bình
quân mỗi người trong năm bằng 1/4 mức tiêu dùng bình quân của
Châu á , bằng 1/7 mức tiêu dùng trên thế giới . Tuy vậy sản lượng sản
xuất từ năm 1995 đến năm 2000 tăng 165%, nhưng mới chỉ đáp ứng
được 59% nhu cầu trong nước.


Bảng dự báo nhu cầu sử dụng giấy từ năm 1995-2010 của tổng
công ty giấy Việt Nam
ST

Các mục

T

tiêu

1

Giấy

đơn vị

Năm

Năm

Năm


Năm

1995

2000

2005

2010

Tấn/năm 220.000 450.000 800.000 1.200.0
00

2

Giấy

in, Tấn/năm 78.000

125.000 185.000 250.000

Giấy bao Tấn/năm 95.000

235.000 480.000 750.000

viết

3




4

Giấy báo

5

Giấy khác Tấn/năm 120.000 15.000
(vệ

Tấn/năm 35.000

75.000

115.000 155.000

20.000

45.000

sinh,

pholuya,
vàng mã)
6

Dân số

Triệu


74

80,2

86,1

91,6

3,0

5,7

9,2

13,0

ngưòi
7

Tiêu thụ

Tiêu thụ


Bảng kế hoạch sản lượng giấy từ năm 1996-2010
Đơn vị: Tấn
STT

N 2000


2010

ăm
Mục tiêu
1

Kế hoạch sản xuất

400.000

1.150.000

2

Giấy in, giấy viết

120.000

240.000

3

Giấy báo gói

215.000

760.000

4


Giấy báo

55.000

130.000

5

Giấy khác

10.000

20.000

Bảng mức tăng trưởng

Tăng trưởng

1995-2000

2001-2005

2006-2010

11%

12%

9%


tiêu thụ giấy

Từ những phân tích về thi trường trên, công ty quyết định chỉ
hoạt động ở thị trường trong nước. Với các đối tượng khách Hàng là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu cần tư vấn hoặc tiêu thụ sản
phẩm của công ty.
3. Cơ sở vật chất.
3.1. Hiện trạng sử dụng đất.


Toàn bộ nhà xưởng thuê của công ty Diêm Thống Nhất có tổng
diên tích là: 1323 m2
- Diện tích nhà xưởng:

619 m2

- Diện tích đường nội bộ:
- Đất vườn cây cỏ:

68 m2
358 m2

- Sân bê tông, bể nước:

278 m2

3. 2. Nguồn điện năng.
Hiện tại trong khuôn viên của công ty cổ phần Diêm Thống
Nhất có hệ thống lưới điện 110 KVà.

Khoảng cách từ hệ thống lưới điện đến địa điểm lắp đặt xưởng
giấy là khoảng 400 m.
3. 3, Nguồn nước.
Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất hiện có hệ thống cấp nước
với công suất 100 m3/ ngày, có khả năng đáp ứng đủ cho Công ty
giấy.
Ngoài ra theo điều kiện địa chất tại khu vức cho phép xây dựng các
going khoan để lấy nước sạch.
Hiện trạng trong khuôn viên đất xây dựng đã có hệ thống đường
cống, rãnh thoát nước thải đủ phục vụ cho xưởng với công suất 1500
tấn/ năm. 3.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động.


4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động.
4.1. Cơ cấu tổ chức.
Giám đốc
điều hành

Kỹ thuật

Hành chính

An toàn lao
động

T.C Kế toán

Khách hàng

4.2. Bộ máy hoạt động

Cơ cấu

số lượng người

4.2.1. Bộ phận quản lý( 7 người)
- Giám đốc điều Hành
- Cán bộ quản lý kỹ thuật

01
02

- Kế toán tài chính, văn thư
- Bán Hàng, tiếp thị

02
02

4.2.2. Bộ phận kỹ thuật sản xuất chính( 18 người)
-Công nhân chạy máy XEO ( 02người * 03 ca +
0,1 người thay ca)
- Công nhân nồi hơi ( 01 người * 03 ca + 01

07


người thay ca)

04

- Bộ phận nghiền bột ( 02 người * 03 ca + 01

người thay ca)

07

4.2.3. Bộ phận tác nghiệp và dịch vụ ( 05 người)
- Thủ kho giao nhận

01

- Điện cơ

02

- Bảo vệ, vệ sinh

02

Tổng nhân sự của doanh nghiệp

30

5. Phân bổ lao động và tiền lương ( bao gồm cả bảo hiểm xã hội)
5.1. Bộ phận gián tiếp
Bảng phân bổ lao động bộ phận gián tiếp
đơn vị: VNĐ
ST Chức danh

Nhiệm vụ

Số


Mức

người lương

Tổnglươn
g

(năm)

(tháng)
1

2

điều

Giám đốc

Cán

bộ

chung
kỹ

thuật
3

Văn thư


5

Bán
tiếp thị

Quản lý kỹ
thuật
Kế toán tiền

Kế toán

4

Hành

lương
Văn

Hàng,

02

01

1.200.00

14.400.00

0


0

1.000.00

24.000.00

0

0

850.000

10.000.00
0

thư,

giao dịch
Bán Hàng,
tiếp thị

01

01

600.000

7.200.000


02

900.000

21.600.00
0


6

7

Kiểm

Thủ kho

Bảo

vệ,

giao

vệ

sinh
8

Bộ phận điện

kê,

nhận

Hàng
Trông

coi,

dọn dẹp
Trực

01

600.000

7.200.000

02

500.000

12.000.00
0

điện,

sửa chửa

Tổng cộng

02


750.000

18.000.00
0

12

114.600.0
00

5.2.Bộ phận trực tiếp sản xuất
Bảng phân bổ lao động bộ phận trực tiếp sản xuất
đơn vị: VNĐ


STT

1
2
3

Công

Ca/

Người Tổng

TB


Tổng
lương năm

đoạn sản ngày /ca

số

lương

xuất
Nghiền

người

tháng

06

750.000 54.000.000

01

750.000 9.000.000

06

750.000 54.000.000

01


750.000 9.000.000

03

750.000 27.000.000

01

750.000 9.000.000

bột
Dự

03

02

trữ

thay ca
Chạy

03

02

máyXE

4
5


6

O
Dự

trữ

thay ca
Vận
Hành

03

01

nồi hơi
Dự trữ
thay ca
Tổng
cộng

18

162.000.00
0

Tổng số lương phải trả trong năm là: 14,6 triệu + 162 triệu=
276, 6 triệu VNĐ.
6. Hệ thống MMTB và năng lực sản xuất

6.1. Hoạt động của xưởng sản xuất.
Xưởng hoạt động 3 ca trong suốt 24/24 h
- Ca 1: từ 6h 30’ – 14h 30’
- Ca 2: từ 14h 30’ - 22h 30’


- Ca 3: từ 22h 30’ – 6h 30’ ngày hôm sau
6.2. Hệ thống dây chuyền thiết bị.
- Hệ thống nồi hơi, phụ kiện kèm theo:
+ 01 Nồi hơi 800kg/h
+ 01 ống khói Φ 40 mm x 12 m, chân đế
+ 01 bơm piston 5m3/ h
+ 01 các phụ kiện khác
- Hệ thống máy XEO:
+ 02 lô xấy Φ 1500 x 1450
+ 03 lô lưới Φ 800 x 1450
+ 01 hệ thống truyền lực
- Các thiết bị phụ trợ máy XEO:
+ 02 Quạt công nghiệp 1,1 kw
+ 01 bơm lọc cát 5,5 kw
+ 01 bơm pha 4,5 kw
+ 02 bơm thu hồi 2,2 kw
+ 01 bơm rửa lưới 4,5 kw
+ 01 máy hút chân không 5,5 kw
+ 01 lọc cát , thing cao vị inox
+ 02 lô cuộn giấy
+ 02 bơm bột 5,5kw
+ 01 nồi nấu keo
- Máy cắt cuộn , máy xa tờ :
+01 máy cắt cuộn

+01 máy xa tờ


-Hệ thống cấp bột.
+01 giầu guồng , môtơ , hộp số
7. Quy trình công nghệ .
Dây chuyền sản xuât của công ty giấy Hoàng Hà với công suất
1500 tấn/năm là dây chuyền bán tự động cỡ nhỏ phù hợp với việc đầu
tư mới của Công ty hoặc công ty có quy mô vừa và nhỏ vốn ít
Nguồn nguyên liệu đầu vào gồm các vật liệu trên thị trường
trong nước chủ yếu là nguồn nguyên liệu tái sinh . Riêng một số các
phụ gia đảm bảo một số tiêu chuẩn của sản phẩm phải nhập ngoại.


7.1. Sơ đồ quy trình công nghệ :


7.2.Nguồn đầu vào và dây chuyền công nghệ.
7.2.1.Nguyên liệu.
-Nguồn nguyên liệu chủ yếu dùng là loại táI sinh được thu gom
trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bao gồm :
+Lề mét xi măng được nhặt sặch sẽ
+Lề tổng hợp đã qua sơ tuyển
+Hoá chất
-Bột giấy nhập ( được nhập từ Trung Quốc , Thuỵ Điển thông
qua các công ty môi giới trên thi trường )
-Bột tre nứa từ các cơ sở sản xuất khác như : khu công nghiệp
Đống Cao , Công ty giấy Vạn ĐIển Công ty giấy BãI Bằng…
7.2.2.Phương án cung cấp nước và thoát nước cho sản xuất .
Trong quá trình sản xuất sử dụng lượng nước khá lớn:

-Nước dùng để ngâm giấy
-Nước dùng để pha bột
-Nước dùng cho việc cung cấp hơi
-Nước dùng cho vệ sinh như : giặt chăn , làm sạch lô lưới…
Nguồn nước được cung cấp từ công ty cổ phần Diêm Thống
Nhất . Lượng nước thải khá lớn cần xây dựng hệ thống thoát nước và
hệ thống xử lý sơ bộ nguồn nước thải .
7.2.3.Hệ thống cấp hơi nóng.
Cả dây chuyền cần một nôI hơi 800 kg/h hoạt động 24/24. áp
lực tôI đa là 12kg/cm2.


7.3. Quy trình công nghệ .
-Bước 1: Chế biến sơ bộ nguyên liệu rồi đưa qua máy ngiền
thuỷ lực
-Bước 2: Máy ngiền thuỷ lực thực hiện 3 chức năng chính :
+Quay trong nước gây áp lực đánh tan giấy
+Được câp nhiệt làm tan các băng keo
+Sàng tuyển các hợp chất không tan (Ly lông , giấy bóng
…)
Quay máy nghiền thuỷ lực giấy phế liệu trở thành bột giấy được
chuyển qua bể chứa trung gian và máy cô đặc.
-Bước 3: máy cô đặc thực hiện 3 chức năng chính:
+ Pha lọc bột để tách riêng các tạp chất nặng như; sắt, đá,
cát sỏi…
+ Tuyển tách các tạp chất nổi
+ Cô đặc nồng độ thích hợp và ổn định cấp cho máy nghiền
Bột từ máy cô đặc được chuyển qua bể khuấy và qua bơm thuỷ lực
chuyển sang máy nghiền Hà Lan.
- Bước 4: Tại máy nghiền Hà Lan, bột giấy được nghiền đến độ

cho phép để đáp ứng yêu cầu của sản phẩm. Bột tiếp tục được chuyển
qua bể khuấy pha phối liệu.
- Bước 5: Tại bể khuấy bột được pha trộn đều kết hợp cùng các
hoá chất cần thiết như bột màu, nhựa thông, phèn… sau khi đã pha
phôí đạt yêu cầu bột giấy được tháo qua bể gầu guồng.
- Bước 6: Tại bể gầu guồng bột tiếp tục được khuấy đều liên tuc
cho hệ thông điều tiết và lọc cát.


- Bước 7: Hệ thống điều tiết, lọc cát: thực hiện các chức năng
sau:
+ Ổn định lưu lượng bột theo yêu cầu
+ Lọc các tạp chất nặng ( với kích thước nhỏ như hạt cát)
bột được tiếp tục cấp cho hệ thống may XEO
-Bước 8: Máy XEO là một hệ thống liên hoàn, liên tục có
nhiều thiết bị hỗ trợ kèm theo. Bột giấy được lô dưới vớt lên chăn
qua các hệ thống suet, đàn giấy, hệ thống ép sấy khô và cuộn thành
quả giấy tròn rồi chuyển qua máy cắt cuộn loại.
- Bước 9: Máy cuộn thực hiện 3 chức năng:
+ Cắt loại khổ giấy đúng kích thước yêu cầu
+ Kiểm soát loại bỏ phần sản phẩm không đạt yêu cầu
+ Cuộn loại thành những quả giấy thành phẩm
* Các bước song song kèm theo:
- Hệ thống nồi hơi: thực hiện nhiệm vụ cấp hơi nước bão hoà ở
áp lực 3,5- 4 atm và nhiệt độ vào khoảng 135-140° C cho các lô sấy
- Hệ thống thu hồi tái sử dụng nước: sản xuất giấy là ngành cần
sử dụng nước rất lớn khoảng 200-400 m3/ 1 tấn sản phẩm, nhưng với
hệ thống thu hồi táI sử dụng nước nhiều lần, nhiều cấp, hợp lý sẽ tiết
kiệm được tối đa nguồn nước và định mức tiêu hao nước chỉ còn
khoảng 3m3/ 1 tấn sản phẩm. Với hệ thống dây chuyền như đã chọn

trên nhu cầu vào nước vào khoảng 15 m3 / ngày( công suất 4,8 tấn/
ngày) vì vậy việc thiết kế hệ thống tái sử dụng nguồn nước là hết sức
cần thiết và đem loại nhiều lợi ích về kinh tế kỹ thuật. Hệ thống tái sử
dụng nước nhiều lần, nhiều cấp sẽ hạn chế tối thiểu lượng nước thải


ra môi trường mang một ý nghĩa quan trọng với 2 mục tiêu chiến
lược:
+ Giảm các định mức tiêu hao
+ Giảm tối thiểu lượng nước thải dẫn đến giảm chi phí sử dụng
nước thải. Đặc biệt là trực tiếp góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
8. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty.
Phòng kế toán đạt dưới sự quản lý, lãnh đạo của giám đốc công
ty, các nhân viên kế toán tiêu thụ sự điều Hành của kế toán trưởng.
Nhiệm vụ của phòng kế toán là quản lý tình hình tài hcính,
hướng dẫn kiểm tra, đôn đocó, việc ghi chép đầy đủ chính xác, thống
nhất trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm sản xuất của công ty, nhằm phục vụ cho việc điều Hành công
ty,d quản lý các nguồn vốn,tài sản của công ty một cách chặt chẽ và
sử dụng có hiệu quả, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kịp thời và
bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo đúng quy định NHà nước
.
8.1. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán tại công ty
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng
12 Hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)
Hình thức kế toán: chứng từ ghi sổ.
Phương pháp hạch toán Hàng tồn kho: theo phương pháp kê
khai thường xuyên.



Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu xuất kho: theo giá trị
thực tế xuất kho của nguyên vật liêu.
Phương pháp tính thuếu GTGT: theo đăng ký mức khấu hao 4
năm (theo thông tư 166)
Kỳ tính giá thành và kỳ báo cáo : theo tháng.
8.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán.
Có nhiều hình thức tổ chức công tác kế toán khác nhau. Công ty
đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán thích hợp, để tổ chức
bộ máy kế toán ở công ty xác định rõ được chức trách, nhiệm vụ kế
toán trưởng, của từng bộ phận kế toán và từng cán bộ kế toán nhằm
thu thập xử lý hệ thống hoá và cung cấp đầy đủ, kịp thời toàn bộ
thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính phát sinh ở công ty.
Điều đó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và chất lượng của công
tác kế toán, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế
toán và phát huy được vài trò của hạch toán trong quản lý kinh tế, tài
chính của công ty.
8.1.2. Mô hình tỏ chức bộ máy kế toán.
Để phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh
nghiệp phải tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp với quy mô sản xuất
kinh doanh và tình hình thực tế tại đơn vị mình. Xuất phát từ cơ cấu
tổ chức quản lý và việc sắp xếp các Công ty trực thuộc, Công ty
TNHH tư vấn và sản xuất giấy Hoàng Hà áp dụng hình thức kế toán
tập trung. Nghĩa là toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện ở


phòng kế toán tài chính . từ khâu thu nhập chứng từ, ghi sổ đến khâu
xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo, phân tích tổng hợp,
Đứng đầu bộ máy kế toán là trưởng phòng kế toán tài chính là
người điều Hành giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán,

chịu trách nhiệm và nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của
công ty. Trưởng phòng kế toán thay mặt thực hiện chế độ, thể lệ quy
định của NHà nước về lĩnh vực kế toán, tài chính của công ty.
Phòng phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: có trách nhiệm trợ
giúp kế toán trưởng phụ trách các hoạt động của phòng, đồng thời có
trách nhiệm tổng hợp các chứng từ, bảng kê chứng từ do các kế toán
viên cung cấp vào cuối ngày, tháng, quỹ, năm. Sau đó tổng hợp vào
sổ cái theo từng tài khoản rồi lập báo cáo theo nội dung yêu cầu của
công ty.
Thủ quỹ chịu trách nhiệm về tiền mặt của công ty. Hàng ngày
căn cứ vào phiếu thu, chi qua các chứng từ gốc, theo dõi sử dụng vốn
theo đúng mục đích, ghi sổ quỹ, cuối ngày đối chiếu với kế toán quỹ,
nếu có sai sót phải sửa kịp thời, khi có yêu cầu của cấp trên thủ quỹ
và các bộ phận có liên quan kiểm kê quỹ tiền mặt hiệnc so. Nếu thiếu
hụt sẽ phải tìm nguyên nhân và đề ra phương án xử lý.
Kế toán quỹ: giám sát việc thu chi qua các chứng từ gốc, theo dõi
và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời theo dõi tình
hình thanh toán với khách Hàng, thanh toán tạm ứng.. lập chứng từ
ghi sổ, đăng ký chứng từ ghi sổ theo thời gian 3 ngày một lần ghi sổ
tài khoản 111,112,113,331,141..


Kế toán vật liệu công cụ, dụng cụ: hạch toán chi tiết vật liệu theo
phương pháp sổ số dư. Cuói tháng tổng cộng số liệu, lập báo cáo vật
liệu cùng với các bộ phận chức năng khác tiến Hành kiểm kê tại kho
vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán. Nếu thiếu hụt thì phải tìm
nguyên nhân và có biện pháp xử lý ghi trong biên bản kiểm kê, ghi
vào bảng kê mua Hàng, sổ chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ ghi vào
sổ chi tiết TK 152, 153, 151, 155…
Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ theo dõi việc chấm công, phiếu

nghiệm thu sản phẩm, để làm căn cứ tính lương, thanh toán tiền
lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Cuối tháng lập bảng thanh toán tiền lương, tập hợp chi phí tiền
lương, bảng phân bổ tiền lương để kế toán giá thành lấy số liệu để
tính giá thành sản phẩm. Ghi vào TK 334,138,338
Kế toán TSCĐ và nguồn vốn: phân loại tài sản cố định hiện có
của công ty và tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Cuối
tháng lập bảng phân bổ khấu hao, lập chứng từ ghi sổ, đăng ký chứng
từ ghi sổ vào sổ vào sổ cái TK 211,214,213.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: căn cứ và các phiếu
xuất kho vật tư, bảng thanh toán lương, hợp đồng sản xuất, phiếu
xuất kho thành phẩm. Kế toán tiến Hành tính toán, tập hợp chi phí và
kiểm tra số liệu do nhân viên hạch toán kinh tế ở các Công ty thành
viên gửi lên. thực hiện tính giá thành, kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm, ghi vào thẻ tính giá thành, bảng phân bổ, sổ chi tiết
TK 621, 622, 627.


Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm: có nhiệm vụ theo dõi
quá trình xuất, nhập thành phẩm và xác định chính xác kết quả kinh
doanh của công ty.
Các nhân viên hạch toán kinh tế: có nhiệm vụ theo dõi từ khi đưa
nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi sản xuất ra thành phẩm nhập
kho, tổ hcức tập hợp số liệu chứng từ gửi về phòng kế toán của công
ty. Để kế toán tổng hợp tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả
kinh doanh, ghi vào sổ chi tiết các TK 155, 641, 642, 821, 721, 911,
421.



×