Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Các giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng ở công ty khai thác khoáng sản hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.89 KB, 79 trang )

MỞ ĐẦU
3.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế theo định
hướng Xã hội Chủ nghĩa với chủ trương mở cửa nền kinh tế
Đảng và Nhà nước ta khuyến khích các doanh nghiệp nỗ lực
phấn đấu để có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền
vững. Các doanh nghiệp sản xuất bên cạnh các hoạt động khai
thác, sản xuất cũng từng bước tiến hành các hoạt động kinh
doanh, buôn bán ở cả hai thị trường trong nước và nước ngoài.
Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường nước ta hiện nay,
các doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng một cách khó khăn.
Thực tế cho thấy muốn đạt được sự tăng trưởng ổn định và bền
vững, một mặt các doanh nghiệp phải huy động các nguồn lực
mới, mặt khác phải sử dụng chúng một cách tiết kiệm, theo một
quy hoạch cơ cấu mang tính dài hạn, tổng thể và có chiến lược.
Công việc kinh doanh ngày nay không chỉ giới hạn phạm vi trong
nước, mà ngày càng có quan hệ mật thiết với thị trường khu vực
và quốc tế. Do vậy, câu hỏi đặt ra đối với các doanh nghiệp là
làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên cả thị
trường nội địa và thị trường quốc tế.
Với trình độ còn thấp, tiềm lực của các doanh nghiệp hầu
như còn yếu trên tất cả các mặt thì việc nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả

1


các doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp hoạt động


chủ yếu trong lĩnh vực khai thác, chế biến luôn phải quan tâm
đến vấn đề “nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng” ngay tại
doanh nghiệp mình. Làm thế nào để các doanh nghiệp có thể thực
hiện tốt công tác này, từ đó giành chiến thắng trên thị trường
cạnh tranh gay gắt như hiện nay? Đây cũng đang là một bài toán
khó đối với tất cả các doanh nghiệp.
Nhận thức vấn đề này như một tất yếu khách quan cần được
quan tâm, nghiên cứu, Công ty khai thác khoáng sản Hoà Bình đã
và đang thực hiện rất tốt việc giải quyết vấn đề cung ứng cho
công ty. Do mới thành lập vào năm 2001 nên công ty luôn phải
tìm hướng đi cho mình, và bước đầu đã có những thành công
đáng kể.
Quá trình thực tập tại Công ty khai thác khoáng sản Hoà
Bình đã giúp em bổ sung thêm kiến thức về công tác quản lý,
đồng thời giúp cho em tiếp cận với những vấn đề thực tiễn,
những hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn ra tại Công ty,
thu hẹp dần khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế. Qua đó em đã
phần nào hiểu được cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh, bộ máy điều hành sản xuất, mối liên hệ gắn kết giữa
các phòng ban, giữa các bộ phận sản xuất cùng những công việc
đang diễn ra từng ngày ở Công ty. Và em đã lựa chọn đề tài “Các

2


giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng ở Công ty khai thác
khoáng sản Hoà Bình”.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích về mặt lý luận và đánh giá thực trạng từ đó
có 1 số giải pháp hoàn thiện.

Bố cục của chuyên đề
Bài viết gồm 3 chương
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động cung ứng khoáng
sản.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cung ứng ở Công ty khai
thác khoáng sản Hoà Bình.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng ở
Công ty khai thác khoáng sản Hoà Bình.
Do thời gian và trình độ nhận thức có hạn nên trong bài viết
của mình, em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong
thầy và các bác, các cô chú, các anh chị trong công ty giúp đỡ để
em có được nhận thức đúng đắn, và hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2005
Sinh viên: Bùi Tiến Dũng

3


4


CHƯƠNG 1:SỰ CẦN THIẾT, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG KHOÁNG SẢN TRONG NỀN
KINH TẾ
.1.

VÀI NÉT VỀ KHOÁNG SẢN.
- Khoáng sản được tồn tại dưới các dạng quặng ở lẫn trong


đất, đá như quặng sắt, quặng chì, quặng vàng, quặng titan, đá tự
nhiên…
- Trong một khối tạp chất, không chỉ tồn tại một loại khoáng
sản, mà có nhiều loại khoáng sản khác nhau cùng tồn tại.
- Khoáng sản được coi là một nguồn tài nguyên thiên nhiên
không chỉ của địa phương mà là cả một quốc gia, do đó phải có
những biện pháp giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
- Khoáng sản là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm phục
vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng (như các loại quặng), hơn
nữa nó cũng được coi là một hàng hoá để các doanh nghiệp tiến
hành hoạt động kinh doanh.
- Khoáng sản còn được coi là những thành phẩm ở một số
trường hợp sau khi khai thác tỷ lệ chế biến, sản xuất bằng không
hoặc rất ít ( như các loại đá tự nhiên). Lúc này các khoáng sản chỉ
mang ý nghĩa về thẩm mỹ, vẻ đẹp tự nhiên. Hiện nay có rất nhiều
các doanh nghiệp đang tiến hành khai thác, chế biến và kinh
doanh loại khoáng sản này, và nó cũng đã đem lại nhiều lợi nhuận

5


cho các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh
vực xây dựng.
- Đối với các quốc gia đang và chậm phát triển, thì coi
khoáng sản là một trong những mặt hàng đem lại lợi thế so sánh,
góp phần gia tăng giá trị trong kim ngạch xuất, nhập khẩu.
.2.

SỰ CẦN THIẾT, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ


CỦA HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG KHOÁNG SẢN
.2.1. Sự cần thiết
- Hoạt động cung ứng khoáng sản bao gồm các hoạt động
sản xuất (khai thác, chế biến) và kinh doanh (mua, bán, xuất, nhập
khẩu) các loại khoáng sản và các sản phẩm từ khoáng sản như các
loại quăng, sắt, thép, chì thành phẩm…
- Để có được khoáng sản chúng ta phải thăm dò, khai thác
và chế biến từ các tạp chất để có được những sản phẩm cung cấp
cho thị trường. Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến nhìn
chung đều có ảnh hưởng đến môi trường như việc sử dụng thuốc
nổ, chất thải từ quá trình đãi, lọc làm ô nhiễm môi trường không
khí và môi trường nước ở các khu vực xung quanh.
- Sau khi có được khoáng sản và các sản phẩm từ khoáng
sản các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động bán và xuất khẩu
phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

6


- Các doanh nghiệp cũng tiến hành các hoạt động mua và
nhập khẩu các yếu tố đầu vào có liên quan và cả những loại
khoáng sản mà doanh nghiệp không có nhưng doanh nghiệp cần
để phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm của mình.
- Để tiến hành các hoạt động khai thác, chế biến, xuất, nhập
khẩu khoáng sản các doanh nghiệp luôn phải chú ý đến vấn đề mở
rộng thị trường, cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh.
Tổng hợp tất cả các hoạt động trên tạo ra hoạt động cung ứng
khoáng sản cho một doanh nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh

nghiệp luôn phải tìm các phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh
của mình, đồng thời khắc phục những mặt yếu kém đang tồn tại.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh khoáng sản cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Nhờ có
những biện pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng khoáng sản, các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khoáng sản tong bước nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn
lực của doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh…Cụ thể:
* Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực:
- Xét về hiệu quả kinh tế: thông qua việc hoàn thiện hoạt
động cung, các nguồn lực của Công ty được sử dụng một các có
hiệu quả hơn, điều đó được chứng minh khi so sánh kết quả Công

7


ty đạt được và chi phí mà Công ty đã bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Và nhờ hoàn thiện hoạt động cung ứng, lợi nhuận mà Công ty
đạt được tăng lên theo từng năm.
- Xét về hiệu quả xã hội: Công ty đã góp phần giải quyết
việc làm, thu hút lao động, tăng thu nhập cho người lao động,
nâng cao năng suất lao động xã hội kết tinh trong từng sản phẩm
của mình, thoả mãn nhu cầu xã hội, thực hiện các chính sách của
Đảng và Nhà nước trong từ thời kỳ.
* Giảm chi phí:
Đó là nhờ những giải pháp mang tính khoa học trong công
tác cung ứng của Công ty, qua đó những chi phí liên quan đến
hoạt động quản lý thu mua, tiêu thụ đã giảm rõ rệt. Nếu không có
hoạt động cung ứng phù hợp, mọi hoạt động sẽ có thể tiêu tốn
một khoản chi phí tương đối lớn mà chưa chắc điều đó đã đem lại

hiệu quả kinh tế như mong đợi.
* Nâng cao năng lực cạnh tranh:
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, không chỉ có các giải pháp
hoàn thiện về giá mà cần có những giải pháp khác liên quan như:
chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì, chất lượng công tác phục
vụ sau bán... Và khi có hoạt động cung ứng phù hợp thì sức cạnh
tranh sẽ được nâng cao. Từ đó mang lại những hiệu quả cho Công
ty và cho cả xã hội.
* Nâng cao năng suất lao động :

8


Đây là kết quả của việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,
nhất là việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp phù hợp với đòi hỏi về trình độ khi các doanh
nghiệp sử dụng máy móc, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ
ngày càng phát triển. Bởi vì, muốn có được hiệu quả kinh doanh
cao, các doanh nghiệp phải có các biện pháp nâng cao chất lượng
của hoạt động cung ứng, do đó tất cả các yếu tố trong và ngoài
doanh nghiệp cần phải thay đổi để có sự thích ứng phù hợp.
* Tăng chất lượng sản phẩm:
Khi trình độ của người lao động tăng cộng với sự phát triển
của công nghệ thì cùng với sự hoàn thiện trong công tác quản lý
chất lượng sẽ dẫn đến kết quả tất yếu là chất lượng sản phẩm
ngày một nâng cao. Điều này là rất quan trọng đối với chính sách
về cạnh tranh và mở rộng thị trường.
* Hạ giá thành sản phẩm:
Một trong những chính sách cạnh tranh và mở rộng thị
trường là chính sách về giá, nhờ việc hoàn thiện hoạt động cung

ứng mà các doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm để đẩy
mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, từ đó thu được lợi nhuận cao hơn do
có thêm nhiều thị phần hơn.
Ngoài ra, việc thực hiện tốt hoạt động cung ứng còn giúp
doanh nghiệp có những bước phát triển hơn trong việc thay đổi
phương thức kinh doanh, hoàn thiện mạng lưới phân phối, tìm

9


được những nguồn hàng tốt hơn, có nhiều khách hàng hơn…từ đó
dẫn đến hiệu quả kinh doanh cao hơn.
.2.2. Vai trò và ý nghĩa kinh tế của hoạt động cung ứng
khoáng sản:
- Hoạt động cung ứng khoáng sản trước hết đem lại lợi
nhuận cho ngành khai thác, chế biến, xuất, nhập khẩu khoáng sản.
- Hoạt động cung ứng khoáng sản tạo công ăn việc làm và
mang lại thu nhập cho người lao động.
- Nhờ có hoạt động cung ứng khoáng sản các ngành, các
doanh nghiệp sản xuất, chế biến khác có được nguyên, vật liệu
đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh tiếp theo.
- Hoạt động cung ứng khoáng sản là một phần của quá trình
tái sản xuất mở rộng.
- Hoạt động cung ứng khoáng sản còn góp phần phục vụ cả
nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
- Từ đó đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc
dân.
- Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản lại gây nên tình trạng
ngày càng cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, hoạt
động cung ứng khoáng sản cần phải có kế hoạch, chiến lược hợp

lý và có hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại tối đa đối với nguồn
tài nguyên của đất nước.

10


.3.

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT

ĐỘNG CUNG ỨNG KHOÁNG SẢN
.3.1. Các nhân tố mang tính vĩ mô
.3.1.1. Điều kiên tự nhiên
Chủ yếu liên quan đến hoạt động khai thác và chế biến như:
- Vị thế của các mỏ quặng (lộ thiên, hay nằm sâu trong lòng
đất, núi, ở mặt đất hay trên núi cao) ảnh hưởng đến việc khai thác
vì nó sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và cho cả người
lao động.
- Tỷ lệ các quặng trong các tạp chất ảnh hưởng đến chi phí
và kết quả đạt được, do dó ảnh hưởng đến vấn đề hiệu quả của
doanh nghiệp.
- Các chất có liên quan, tồn tại trong các tạp chất tạo thuận
lợi hay gây khó khăn trong việc khai thác và chế biến, doanh
nghiệp luôn phải có những cải tiến về máy móc, công nghệ.
.3.1.2. Chính sách của Nhà nước:
Tác động đến toàn bộ hoạt động cung ứng khoáng sản của
một công ty, tạo điều kiện thuận lợi nếu hoạt động cung ứng
khoáng sản đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, địa phương và cho
ngành hơn những thiêt hại mà hoạt động này đem lại hay có tác
động hạn chế nếu hoạt động này gây ra nhiều thiệt hại hơn là lợi

ích đạt được thông qua việc hoạch định các chính sách. Cụ thể:

11


- Định hướng cho việc hình thành phương án chiến lược, kế
hoạch đầt tư, sản xuất, kinh doanh trong đó có hoạt động cung
ứng của doanh nghiệp trên cả thị trường nội địa và nước ngoài
theo sự phát triển chung của ngành, của địa phương và của quốc
gia thông qua việc hoạch định các chính sách, xây dựng hệ thống
luật pháp.
- Tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt
động của cơ quan quản lý Nhà nước.
- Giúp cho lưu thông hàng hoá được thông suốt trong phạm
vi thị trường nội địa, mở rộng trao đổi hàng hoá giữa các địa
phương và cả thị trường khu vực và toàn thế giới, thông qua việc
điều tiết, kích thích kinh tế, mở rộng giao lưu hàng hoá và cạnh
tranh trên thị trường.
- Giúp cho việc khai thác thế mạnh của doanh nghiệp, vùng,
ngành, vừa phát huy lợi thế so sánh của quốc gia.
- Nhờ các chính sách của Nhà nước, các doanh nghiệp có
thể nắm bắt các thông tin chính xác, từ đó có những bước đi phù
hợp hơn cho mình, thông qua viêc hỗ trợ cho các doanh nghiệp về
thông tin, tài chính, kết cấu hạ tầng của thị trường.
- Các chính sách của Nhà nước sẽ tạo ra hành lang pháp lý,
giúp cho các doanh nghiệp có được sự cạnh tranh công bằng, điều
chỉnh các quan hệ trao đổi giữa các chủ thể kinh doanh trên thị
trường.

12



.3.1.3. Những nhân tố về thị trường.
- Chủ thể của thị trường: bao gồm doanh nghiệp, đối tác và cả
đối thủ cạnh tranh. Các chủ thể thị trường thường xuyên tự điều
chỉnh các hành vi kinh tế của mình dựa vào tình hình và tín hiệu
thị trường vì lợi ích của chủ thể thị trường có liên quan ràng buộc
với trách nhiệm, quyền hạn nhằm thoả mãn lợi ích giành được.
Do đó, mỗi một chủ thể khi có thay đổi thì sẽ kéo theo sự điều
chỉnh của các chủ thể liên quan.
- Tác nhân của thị trường như: các Chính phủ, các tổ chức
kinh tế (ngân hàng, bảo hiểm...), các tổ chức xã hội. Các tác nhân
này tuy không tham gia trực tiếp vào các hoạt động mua bán, trao
đổi nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn tới các quan hệ thị trường,
trong đó có vấn đề cung ứng, trong đó Nhà nước là tác nhân lớn
và quan trọng nhất.
- Đối tượng của hoạt động mua bán trên thị trường: Trong
quá trình mua bán giữa người mua và người bán sẽ phát sinh sự
chuyển quyền sử dụng và quyền sở hữu và hàng hoá có thể ra
khỏi thị trường và đi vào tiêu dùng cá nhân hoặc sản xuất. Do
vậy, hoạt động cung ứng sẽ bị ảnh hưởng.
- Các yếu tố trung gian của thị trường như các hình thức và
phương tiện môi giới để liên kết giữa các chủ thể hành vi kinh tế
là các chủ thể thị trường. Trong nền kinh tế thị trường thông qua
các yếu tố môi giới trung gian hữu hình và vô hình mà liên kết

13


giữa người mua và người bán, làm cho các chủ thể hành vi kinh tế

độc lập, phân tán được tập hợp lại thành một hệ thống kinh tế xã
hội hữu cơ và có ảnh hưởng đến cả hoạt động cung ứng.
Tất cả các nhân tố thuộc về vĩ mô trên luôn được giám sát bởi
Nhà nước, để xem xét những lợi ích và bất lợi trong hoạt động
cung ứng, xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp và tiêu dùng. Từ đó
xem xét lợi ích đối với địa phương, Nhà nước để đưa ra các biện
pháp điều chỉnh, khắc phục hợp lý hơn, kể cả việc cấm, dừng hoạt
động khai thác.
.3.1.4. Các yếu tố về môi trường:
* Môi trường kinh tế: Mỗi một quốc gia, mỗi một địa phương
có những chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế riêng. Những
quy định ở những nơi này, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến
tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khi Thương mại
gia hoạt động tại đó, do đó có tác động tích cực hay tiêu cực đến
hoạt động cung ứng của doanh nghiệp.
Trong đó, môi trường kinh tế quốc tế là vấn đề đáng quan
tâm mà doanh nghiệp phải tập trung vào. Trong những năm gần
đây, môi trờng kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi do xu hớng nhất
thể hoá nền kinh tế có nhiều mức độ khác nhau như khu vực mậu
dịch tự do, khu vực thống nhất thuế quan, khu vực thị trờng
chung…Những xu hớng này có tác động đến hoạt động xuất khẩu

14


của các quốc gia theo hai hướng: tạo ra sự u tiên cho nhau và kích
thích tăng trưởng của các thành viên.
* Môi trường văn hóa, xã hội: Những phong tục, tập quán
tiêu dùng, bản sắc văn hóa ở mỗi nơi một khác, mặc dù hiện nay
xu hướng hội nhập là phổ biến song những yếu tố văn hoá truyền

thống vẫn còn rất bền vững có ảnh hởng rất mạnh đến thói quen
và tâm lý tiêu dùng. Đặc biệt chúng thể hiện rất rõ trong sự khác
biệt giữa truyền thống phương Đông và phương Tây, giữa các tôn
giáo và giữa các chủng tộc. Do đó, để hoạt động có hiệu quả, các
doanh nghiệp phải có những chính sách nghiên cứu và có biện
pháp hoàn thiện tất cả các hoạt động của mình cho phù hợp.
.3.1.5. Hệ thống giao thông vận tải , thông tin liên lạc
Việc thực hiện hoạt động cung không thể tách rời công việc
vận chuyển và thông tin liên lạc. Nhờ có thông tin mà các bên có
thể cách nhau tới nửa vòng trái đất vẫn thông tin được với nhau
để thoả thuận tiến hành hoạt động kịp thời. Việc vận chuyển
hàng hoá từ nước này sang nước khác là công việc nặng nề tốn
nhiều chi phí của hoạt động xuất, nhập khẩu . Do đó, nếu hệ
thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc của một nước thuận
tiện sẽ giúp cho việc thực hiện hoạt động cung ứng được tiến
hành dễ dàng, nhanh chóng và ngược lại.
.3.1.6. Hệ thống tài chính ngân hàng:

15


Hiện nay hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức
lớn mạnh, can
thiệp tới tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế dù lớn hay nhỏ,
dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào. Hoạt động cung ứng sẽ khó
thể thực hiện được nếu không có sự phát triển của hệ thống ngân
hàng. Dựa trên các quan hệ, uy tín, nghiệp vụ thanh toán liên
ngân hàng rất thuận lợi mà các doanh nghiệp tham gia hoạt đông
kinh doanh sẽ đợc đảm bảo về mặt lợi ích.
.3.2. Những nhân tố vi mô

Là những nhân tố thuộc về doanh nghiệp hay doanh nghiệp có
thể kiểm soát được, nó bao gồm nhiều lĩnh vực như:
- Điều kiện sản xuất, kinh doanh: được quy định trong bản
đăng ký kinh doanh, quy định các lĩnh vực mà doanh nghiệp được
tham gia hoạt động. Nó ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các
chính sách về mở rộng thị trường và chính sách về mặt hàng trong
doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải rất cẩn thận trong việc
quyết định sản xuất, kinh doanh những mặt hàng gì và thuộc lĩnh
vực nào.
- Tiềm lực của các doanh nghiệp: tức là nói đến các nguồn
lực mà doanh nghiệp có như nguồn nhân lực, vật lực, tài chính,
công nghệ, thông tin…Các doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển
và phát huy tối đa những nguồn lực sẵn có, bởi nó ảnh hưởng đến
nhiều vấn đề đặc biệt là giá cả, cạnh tranh, chất lượng sản phẩm.

16


Một doanh nghiệp có tiềm lực mạnh sẽ có nhiều cơ hội hơn, có
sức cạnh tranh và uy tín cao hơn, có thể có sự thay đổi và điều
chỉnh nhanh và phù hợp hơn.
- Nguồn hàng: Nguồn hàng của doanh nghiệp là toàn bộ và cơ
cấu hàng hoá thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã và đang có
khả năng huy động trong kỳ kế hoạch. Khi doanh nghiệp có được
nguồn hàng ổn định thì doanh nghiệp có thể giảm chi phí cho việc
tìm kiếm nguồn cung cấp sản phẩm và sử dụng chi phí này cho
những yêu cầu cần thiết hơn.
- Các yếu tố về cạnh tranh: như giá cả, chất lượng sản phẩm,
phương thức thanh toán, mạng lưới mua bán…,trong nền kinh tế
thị trường, những đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng khắt khe

thì bên cạnh việc phải có những hàng hoá chất lượng cao, giá cả
hấp dẫn và các dịch vụ liên quan đến hoạt động cung ứng cũng
phải ngày càng tăng lên. Các yếu tố cạnh tranh sẽ liên quan đến
chi phí và kết quả trong hoạt động cung ứng của công ty.
- Các yếu tố về sản phẩm: Bản chất của sản phẩm (dung lượng, tính thờng xuyên và tính đa dạng), mức độ chuyên môn hoá,
tiêu chuẩn hoá sản phẩm, nội dung hàng hoá tính mua đi bán lại
và vòng đời sản phẩm là những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
cung ứng đặc biệt là việc lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường.
- Các quyết định của doanh nghiệp, liên quan đến các vấn đề:
Mặt hàng và chính sách mặt hàng, giá cả, chất lượng hàng hoá và

17


bao gói, mạng lưới phân phối, quảng cáo, lựa chọn người và
nguồn cung ứng, các hình thức cung ứng…
.4.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG

Cách tính lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh XNK
Để biết được chính xác lợi nhuận mà công ty đạt được ta phải
có đầy đủ các thông tin về doanh thu và chi phí được cho là hợp
lý hợp lệ.
Ta có:
Lợi Nhuận Trớc Thuế = Σ DT - Σ CF
a) ΣDT: Tổng doanh thu từ hoạt động XNK với:
Xuất khẩu: Là toàn bộ giá trị hợp đồng đã ký.
Nhập khẩu: Là doanh thu từ việc bán hàng NK.
b) ΣCF: Tổng chi phí bao gồm

Gía vốn hàng hoá
Khấu hao tài sản cố định
Thuế XK hoặc NK, thuế VAT, thuế môn bài, thuế khác.
Lệ phí hải quan, bảo hiểm, cảng bốc, cảng dỡ.
Chi phí quản lý bán hàng, tiền lơng tiền công.
Chi phí bốc xếp, vận chuyển, lu kho, bảo quản, đóng gói.
Cớc thuê tàu
Một số chi phí hợp lý hợp lệ khác.
Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) (LNR)

18


LNR = (1 - Thuế suất) x LNTT
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Dc
Chỉ tiêu này đợc tính bằng công thức sau :
Dc =

Lợi nhuận

x 100

Tổng chi phí
Chỉ tiêu này đợc phản ánh như sau: nếu bỏ ra 100 đồng chi
phí thì thu được Dc đồng lợi nhuận. Trong đó lợi nhận được tính
là lợi nhuận trước thuế tức là phần còn lại của doanh thu khi đã
trừ đi các khoản chi phì hợp lý hợp lệ phát sinh trong quá trình
hoạt động kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. (Dr)

Khác với tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, chỉ tiêu tỷ xuất lợi
nhuận theo doanh thu cho biết: cứ 100 đồng doanh thu thu được
thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận, và chỉ tiêu này đợc tính như sau:
Dr =

Lợi nhuận x 100%
Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh:
H=

Lợi nhuận x 100%
Tổng vốn KD

Tỷ tiêu này cho biết: cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì sinh lời
được bao nhiêu đồng lợi nhuận

19


20


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG Ở
CÔNG TY KHAI THÁC KHOÁNG SẢN HOÀ BÌNH
2.1. VÀI NÉT VỀ TÀI NGUYÊN, KHOÁNG SẢN CỦA
TỈNH HÒA BÌNH
Hòa Bình là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, tài
nguyên thiên nhiên và khoáng sản tập trung tương đối lớn có thể
đem lại cho Tỉnh nguồn thu nhập ổn định. Trong những năm gần

đây, Tỉnh luôn có những chính sách, chủ trương khuyến khích các
đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia hoạt động kinh doanh, khai
thác, phù hợp với chủ trương về phát triển kinh tế của Nhà nước.
Cùng với sự đầu tư của Nhà nước về phát triển một số lĩnh
vực chính là phát triển nông nghiệp, thủy điện, nước khoáng…
Tỉnh Hòa Bình cũng từng bước tiến hành các hoạt động tự khai
thác tài nguyên, khoáng sản theo định hướng phát triển chung của
đất nước, không đi ngược lại những quy định của Nhà nước về
các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Tình hình xuất khẩu của Tỉnh Hoà Bình được thể hiện qua
bảng sau:
BẢNG 1: CƠ CẤU HÀNG HOÁ XK CỦA TỈNH HÒA
BÌNH GIAI ĐOẠN 2001 – 2005.
Đơn vị: tỷ đồng

21


2001

2002

2003

2004

Chỉ tiêu
KN

T


KN

TT

KN

TT

KN

2005

(DK)
TT KN TT

T

(%

(%

(%

(%

(

)


)

)

)

%
Về xuất
khẩu
1.HàngC

)
11.54 10 14.48 100 15.02 100 16.10 100 17.3 100
1,4

0

2,7

7,0

0

00

NN và KS 6.609 57 9.382 64. 7.600 50. 7.750 48. 7.95
.
2.Hàng
CN
nhẹ.

3. Nông,

,5

.3

,1

8

6

1

0

1.243 10 1.903 0.6 2.400 15. 3.350 20. 4.05

4

lâm , thủy 3.688 31 4.197 29, 5.027 33, 5.000 31, 5.30

30,

,7

.8

,9


,1

2

,5

0

9

5

8

23.

0

sản,

,2

46

1

khoáng
sản
Nguồn: Niêm giám thống kê Tỉnh Hòa Bình
Nói riêng về hoạt động khai thác, xuất khẩu các loại khoáng

sản ở Tỉnh Hoà Bình:

22

0

6


Thiếc thỏi : có hàm lợng 99,75% Sn và 99,95% Sn mỗi năm
xuất khẩu hàng ngàn tấn chủ yếu sang thị trờng Malayxia ngoài ra
còn sang cả liên hiệp vương quốc Anh. Đây đợc coi là mặt hàng
chủ lực của Tỉnh, mỗi năm doanh thu khoảng trên 50% tổng kim
ngạch xuất khẩu, mỗi năm khai thác từ 400 - 700 tấn.
Angtimôn thỏi 99,6% Sb trớc đây xuất khẩu mỗi năm đạt
200 tấn, đến nay do trữ lượng giảm còn lại ít và một phần còn
phải để phục vụ trong nước nên mỗi năm chỉ xuất khẩu đợc 100
tấn.
Chì thỏi 99,9% và 99,96%: Loại khoáng sản sử dụng trong
nước là chính phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm nh: ắc quy,
chế tạo máy. . . và sản suất kim loại dạng thô vì số lợng không đủ.
Do đó đối với mặt hàng chì thỏi Tỉnh không còn tham gia xuất
khẩu nh trước nữa.
Quặng kẽm được tồn tại dưới hai dạng: Oxit (ZnO) 60% mỗi
năm xuất khẩu từ 40 – 50 ngàn tấn nhng ngày càng giảm đi. Loại
hai là ZnS 52% chủ yếu đợc qua chế biến rồi xuất khẩu mỗi năm
đợc 1000 tấn.
Quặng Vonamit : có quy mô nhỏ hơn, vào năm 2001, 2002
mới tham gia xuất khẩu mỗi năm đạt từ 40 - 60 tấn một năm.
Quặng sắt: đây là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực

của Tỉnh kể từ năm 2001 trở lại đây, mỗi năm đạt từ 180 – 200
ngàn tấn. Mặt hàng này chủ yếu được sang Trung Quốc.

23


Quặng Cromit 42 - 46 % Cr2O3 tồn tại dưới dạng cát, mỗi
năm xuất khẩu được 100 tấn, chiếm một tỷ trọng tổng kim ngạch
xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc để sử dụng trong
công nghiệp hoá.
Ngoài ra, Tỉnh còn tham ra xuất khẩu một số mặt hàng khác
như : quặng Mangan, quặng fluospar . . . nhưng chiếm một tỷ
trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu.
Các mặt hàng này đem lại doanh thu và lợi nhuận rất lớn cho
các đơn vị khai thác, kinh doanh của Tỉnh, đồng thời tạo ra công
ăn việc làm cho ngời lao động. Tuy nhiên một số mặt hàng mới
chỉ dừng lại ở dạng xuất khẩu thô cha qua chế biến nên hiệu quả
chưa cao.

2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN HOÀ BÌNH
2.2.1. Quá trình hình thành
Sơ lược về công ty:
• Tên công ty: Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Hoà
Bình
• Tên giao dịch: Công ty Khai thác khoáng sản Hoà Bình.
• Tên quốc tế: Hoà Bình Minerals Exploitation Company.

24



• Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 54A, đường Cù Chính Lan, tổ
1, Phường

Đồng Tiến, Thị xã Hoà Bình,

tỉnh Hoà Bình.
• Đăng ký thành lập: ngày 08 tháng 08 năm 2001
• Đăng ký thay đổi lần thứ 4: ngày 20 tháng 04 năm 2001.
• Điện thoại: 081.853398
• Là một công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
• Vốn điều lệ: 3.500.000.000 VNĐ (Ba tỷ năm trăm triệu
đồng )
• Người đại diện theo pháp luật của công ty là: Giám đốc
công ty.
2.2.2. Mục đích và phạm vi kinh doanh của công ty:
Mục đích hoạt động của Công ty là thông qua hoạt động xuất
nhập khẩu trực tiếp đẩy mạnh sản xuất hay nhập khẩu đáp ứng
yêu cầu nâng cao số lượng, chủng loại và chất lượng các mặt
hàng do Công ty liên doanh liên kết phù hợp vơi thị trường trong
nước và quốc tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất
nước.
Phạm vi kinh doanh của công ty:
• Về kinh doanh trong nước: Liên doanh liên kết đầu tư cho
sản xuất hàng khoáng sản , nông lâm sản trao đổi hang hoá với
các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.

25



×