Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

đánh giá hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật canh tác và phương pháp xử lý thuốc hóa học đối với nhện lông nhung (eriophyes sp ) gây hiện tượng chổi rồng trên nhãn tiêu da bò tại tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ NGỌC TRIỆU

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI
NHỆN LÔNG NHUNG (ERIOPHYES SP.) GÂY HIỆN
TƯỢNG CHỔI RỒNG TRÊN NHÃN TIÊU DA BÒ TẠI TỈNH
HẬU GIANG.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ NGỌC TRIỆU

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI
NHỆN LÔNG NHUNG (ERIOPHYES SP.) GÂY HIỆN
TƯỢNG CHỔI RỒNG TRÊN NHÃN TIÊU DA BÒ TẠI TỈNH
HẬU GIANG.



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. Lăng Cảnh Phú

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Họ và tên: Ngô Ngọc Triệu
MSSV: 3113506
Lớp: Bảo Vệ Thực Vật K37

2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn đại học với đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ
THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI NHỆN LÔNG NHUNG (ERIOPHYES SP.)
GÂY HIỆN TƢỢNG CHỔI RỒNG TRÊN NHÃN TIÊU DA BÕ TẠI
TỈNH HẬU GIANG”

Do sinh viên NGÔ NGỌC TRIỆU thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấp nhận luận văn tốt nghiệp


Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015
Cán bộ hƣớng dẫn

ThS. Lăng Cảnh Phú

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn đại học đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ
THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI NHỆN LÔNG NHUNG (ERIOPHYES SP.)
GÂY HIỆN TƢỢNG CHỔI RỒNG TRÊN NHÃN TIÊU DA BÕ TẠI
TỈNH HẬU GIANG”
Do sinh viên NGÔ NGỌC TRIỆU thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng ngày
……………………………………………………………………………
Luận văn đã đƣợc hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức
……………………….…………………………………………………………
…………………………...
Ý kiến hội đồng:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ
SINH HỌC ỨNG DỤNG


Cần Thơ, ngày…tháng…năm…

CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

ii


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: NGÔ NGỌC TRIỆU
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Họ tên cha: Ngô Văn Trí
Họ tên mẹ: Đào Thị Thu
Địa chỉ: ấp Phú Trung, xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 2004, tốt nghiệp tiểu học tại trƣờng tiểu học “A” Phú Thọ, huyện
Phú Tân, tỉnh An Giang.
Năm 2008, tốt nghiệp trung học cơ sở tại trƣờng trung học cơ sở Phú
Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Năm 2011, tốt nghiệp trung học phổ thông tại trƣờng trung học phổ
thông Chu Văn An, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Thi đậu vào trƣờng Đại học Cần Thơ năm 2011, Ngành Bảo vệ Thực vật,
Khóa 37, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015
Ngƣời khai

NGÔ NGỌC TRIỆU


iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận
văn nào cùng cấp khác.
Ngày…….tháng……năm……
(Ký tên)

NGÔ NGỌC TRIỆU

iv


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin chân thành biết ơn công lao sinh thành, nuôi dƣỡng
của Cha Mẹ. Ngƣời đã luôn chia sẻ, quan tâm và yêu thƣơng con bằng tất cả
tấm lòng.
Kính gửi thầy Lăng Cảnh Phú, giáo viên hƣớng dẫn lòng biết ơn sâu sắc.
Cám ơn thầy đã tận tình chỉ bảo và cho những lời khuyên bổ ích trong việc
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong Bộ môn Bảo vệ Thực
vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, đã
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tại
Bộ môn.
Xin tỏ lòng biết ơn thầy cố vấn học tập Ths. Nguyễn Chí Cƣơng đã luôn
chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn anh Đỗ Thành Đạt, đã nhiệt tình hƣớng dẫn,

đóng góp ý kiến và cho những lời khuyên giúp em vƣợt qua khó khăn trong
quá trình hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn các bạn trong lớp Bảo vệ Thực vật K37 đã giúp đỡ
rất nhiệt tình trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng!

v


Ngô Ngọc Triệu, 2015. “Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật
canh tác và phƣơng pháp xử lý thuốc hóa học đối với nhện lông nhung
Eriophyes sp. gây hiện tƣợng chổi rồng trên nhãn tiêu da bò tại tỉnh
Hậu Giang”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo vệ thực vật, Khoa
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng
dẫn: Thạc sĩ Lăng Cảnh Phú.
TÓM LƢỢC
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 2/2015 với mục đích
đánh giá hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật canh tác và phƣơng pháp xử
lý thuốc hóa học đối với nhện lông nhung Eriophyes sp. gây hiện tƣợng chổi
rồng trên nhãn tiêu da bò tại tỉnh Hậu Giang.
Khảo sát đánh giá với vƣờn nhãn ngoài thực tế đã ghi nhận đƣợc một
số đánh giá về biện pháp canh tác và phƣơng pháp xử lí thuốc hóa học đối
với nhện lông nhung Eriophyes sp.nhƣ sau:
Các biện pháp cắt hoặc tỉa kết hợp phun thuốc trừ nhện đều mang lại hiệu
quả làm giảm mật số nhện và tỉ lệ chổi rồng. Phun thuốc 2 lần mang lại hiệu
quả cao nhất. Khi kết hợp cả biện pháp canh tác và phƣơng pháp xử lí thì mật
số nhện sẽ giảm mạnh và không tăng lên nhanh chóng, dễ dàng quản lí mật số
nhện trên cơi và hạn chế đƣợc hiện tƣợng chổi rồng.
Biện pháp tỉa sẽ mang lại sức sống cao hơn. Cây sẽ phát triển đúng thời
vụ hơn. Do biện pháp tỉa vẫn còn giữ đƣợc nhiều chồi non gần đọt nơi bị chổi

rồng ở cơi đọt trƣớc nên phát triển nhanh hơn.
Biện pháp cắt có nhiều chồi hơn. Có thể làm tăng sản lƣợng khi xử lý
biện pháp này ở cơi 1 hoặc 2. Đối với biện pháp này cây sẽ chậm sinh trƣởng
vì vậy nên bón phân và phun thuốc dinh dƣỡng hợp lí để cây phát triển đúng
thời vụ nhƣ mong muốn.

vi


MỤC LỤC

TÓM LƢỢC

vi

DANH SÁCH BẢNG

ix

DANH SÁCH HÌNH

x

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

xi

MỞ ĐẦU

1


CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1. Sơ lƣợc về nguồn gốc, phân bố nhãn trong nƣớc và trên thế giới

2

1.2. Sơ lƣợc về nhãn tiêu da bò và hội chứng chổi rồng

2

1.2.1 Nhãn tiêu da bò

2

1.2.2 Đặc điểm nông học giống nhãn tiêu da bò

3

1.2.3 Kĩ thuật chăm sóc cây nhãn

3

1.2.3.1 Tưới nước

3

1.2.3.2 Cắt tỉa cành


3

1.2.3.3 Bón phân

3

1.2.3.4 Phương pháp bón phân

4

1.2.4 Hội chứng chổi rồng

4

1.2.4.1 Tình hình dịch hại

4

1.2.4.2 Triệu chứng

5

1.2.4.3 Tác nhân

6

1.3. Đặc điểm hình thái sinh học của nhện lông nhung Eriophyes sp.

6


1.3.1 Đặc điểm hình thái

6

1.3.1.1 Trứng

6

1.3.1.2 Ấu trùng

7

1.3.1.3 Thành trùng

8

1.3.2 Đặc điểm sinh học

8

1.3.3 Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh

9

1.3.4 Triệu chứng và mức độ gây hại

10
vii



1.4 Đặc tính một số loại nông dƣợc và phân bón

10

1.4.1 Thuốc trừ sâu ACTIMAX 50WG

10

1.4.2 Thuốc trừ nhện MAP GREEN 6AS

11

1.4.3 Phân bón NPK đầu trâu 20 -20 -15

11

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

12

2.1 Phƣơng tiện

12

2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

12

2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm


12

2.2 Phƣơng pháp

12

2.3 Xử lý số liệu

15

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

16

3.1 Mật số nhện lông nhung (Eriophyes sp.) trên cây nhãn tại vƣờn
nông dân ở xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

16

3.2 Tỉ lệ (%) hiện tƣợng chổi rồng trên nhãn tiêu da bò tại vƣờn
nông dân ở xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

20

3.3 Sức sinh trƣởng của cây nhãn tại vƣờn nông dân ở xã Phú An,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

22


CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

23

4.1 Kết luận

23

4.2 Đề nghị

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

24

viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Độ hữu hiệu của phun thuốc trừ nhện lông nhung kết hợp biện

pháp cắt tỉa cơi đọt 1 tại vƣờn nhãn ở huyện Châu Thành, tỉnh
Hậu Giang

17

ix


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1

Hiện tƣợng chổi rồng

5

1.2

Trứng nhện lông nhung

6

1.3


Nhện lông nhung tuổi 1

7

1.4

Nhện lông nhung tuổi 2

8

2.1

Sơ đồ thí nghiệm tại vƣờn

14

3.1

Diễn biến mật số nhện trên đọt và tỉ lệ hiện tƣợng chổi rồng
trên nhãn đƣợc thí nghiệm tại vƣờn nông dân ở xã Phú An,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

21

3.2

Sự tƣơng quan giữa số chồi non trên đọt và sức sinh trƣởng
của cây nhãn đƣợc thí nghiệm tại vƣờn nông dân ở xã Phú An,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.


22

x


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NSXL: Ngày sau xử lí
ĐHH: Độ hữu hiệu
KXL: Không xử lí

xi


MỞ ĐẦU
Theo Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2006), đến năm 2004 diện tích
trồng cây ăn trái ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 273.226 ha, chiếm
36,54% diện tích cây ăn trái cả nước, theo thống kê của các Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đến năm 2005, diện tích cây ăn trái của vùng này đã lên đến gần
300.000 ha, trong đó cây ăn trái đặc sản đến năm 2004 là 54.654 ha với 7 chủng loại
được đề nghị như: Bưởi (năm roi, da xanh), cam sành, xoài (xoài cát Hòa Lộc), sầu
riêng (ri-6, cơm vàng sữa hạt lép), măng cụt, vú sữa Lò Rèn và thanh long; nếu
khóm cũng được xếp vào nhóm này thì diện tích cây ăn trái đặc sản của vùng sẽ
vượt hơn 75.000 ha. Riêng cây nhãn (tiêu da bò, nhãn xuồng cơm vàng) nhất là
nhãn tiêu da bò được thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh vào những năm 1997 2001, có diện tích hơn 40.000 ha cao nhất so với các chủng loại cây ăn trái khác.
Nhãn (Dimocarpus longan Lour) là cây ăn trái có giá trị cao, một loại giống
cây quý trong tập đoàn cây ăn trái nước ta. Trong những năm gần đây, nhãn là cây
ăn trái được nhiều địa phương quan tâm mở rộng diện tích và tập trung trồng sản
xuất. Nhãn được coi là cây ăn trái quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng ở các tỉnh đồng bằng cũng như trung du và miền núi của Việt Nam (Trần Thế

Tục, 2004).
Trong thời gian gần đây, nguy cơ phát thành dịch bệnh "chổi rồng" (hay hội
chứng "chổi rồng") trên cây nhãn là rất cao, nhất là trên nhãn tiêu da bò ở vùng từ
miền Đông Nam Bộ đến ĐBSCL. Biện pháp quản lý và điều trị loại bệnh này vẫn
còn trong thời gian nghiên cứu và kiểm chứng trước khi đưa ra biện pháp phòng trị
hiệu quả nhất.
Do đó đề tài: “Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật canh tác
và phƣơng pháp xử lý thuốc hóa học đối với nhện lông nhung Eriophyes sp.
gây hiện tƣợng chổi rồng trên nhãn tiêu da bò tại tỉnh Hậu Giang” được thực
hiện nhằm đánh giá hiệu quả phòng trừ nhện lông nhung và các biện pháp canh tác
liên quan đến bệnh chổi rồng tại tỉnh Hậu Giang để tìm ra biện pháp quản lí bệnh
chổi rồng có hiệu quả nhất.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 SƠ LƢỢC VỀ NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ NHÃN TRONG NƢỚC VÀ
TRÊN THẾ GIỚI
Nhãn tên khoa học là Dimocarpus longana, thuộc họ Sapindaceae, có nguồn
gốc ở miền Nam Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc vẫn là nước có diện tích nhãn
lớn nhất và sản lượng vào loại hàng đầu trong các nước trồng nhãn. Diện tích trồng
nhãn của Trung Quốc 1995 là hơn 80.000 ha, tập trung nhiều ở Quảng Đông, Quảng
Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Vân Nam …(Trần Thế Tục, 2000).
Ngoài Trung Quốc, nhãn còn được trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ,
Philippines…. Đến cuối thế kỷ 19 nhãn mới được trồng ở một số nước Châu Mỹ,
Châu Phi, Châu Đại Dương trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở Thái Lan, diện
tích trồng nhãn là 31.855 ha với sản lượng hằng năm là 87.000 tấn, trồng chủ yếu ở

các tỉnh phía Bắc: Chiang Mai, Lam Phun, Phrae (Trần Thế Tục, 2000).
Hiện nay, nhãn được trồng nhiều ở khắp cả nước. Ở miền Bắc, trồng nhiều ở
đồng bằng Bắc Bộ. Ở miền Nam tập trung ở ĐBSCL như các tỉnh Đồng Tháp, Sóc
Trăng, Long An… Đặc biệt, 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre diện tích trồng nhãn tăng
nhanh và quy mô lớn (Trần Thế Tục, 2000).
Theo Trần Thế Tục (2000) thì diện tích trồng nhãn ở nước ta hiện nay khoảng
60.000 ha. Nếu áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật về giống và thâm canh thì vườn nhãn có
thể đạt bình quân 5 tấn/ha.
1.2 SƠ LƢỢC VỀ NHÃN TIÊU DA BÒ VÀ HỘI CHỨNG CHỔI RỒNG
1.2.1 Nhãn tiêu da bò
Nhãn tiêu da bò là loại nhãn được phát triển tại miền Nam nước ta trên 20
năm, có nguồn gốc từ Huế, do vậy còn được gọi là nhãn Tiêu Huế (Rau Hoa Quả
Việt Nam, 2007).
Từ khi nhãn ra hoa cho đến khi trái chín trung bình khoảng 3-4 tháng (tùy
giống), giống nhãn tiêu da bò thời gian chín lâu hơn. Chỉ thu hoạch quả khi vỏ
chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng vàng, vỏ trái từ xù xì hơi dày
chuyển sang mỏng và nhẵn, trái mềm hơn, cùi có vị thơm, hột chuyển sang màu đen
hoàn toàn (Trần Thế Tục, 2000).

2


Nhãn có đặc điểm khi chín quả có màu vàng da bò hay vàng sáng. Trọng
lượng quả trung bình 10 g/quả. Thịt quả dày, dai, tỷ lệ thịt 60%. Hạt tương đối to,
không nứt vỏ hạt. Nhãn có độ ngọt vừa phải, ít thơm (Trần Thế Tục, 2000).
1.2.2 Đặc điểm nông học giống nhãn tiêu da bò
Giống tiêu da bò có một đặc tính nông học tốt như là cây phát triển nhanh có 5
- 6 cặp lá chét, lá dạng thon nhỏ, trái say, số trái trên chùm có thể lên đến 50 trái,
khi chín vỏ trái có màu vàng như da bò, thịt trái hơi dai, lượng nước trong vừa phải,
tỷ lệ thịt quả cao, năng suất cao. Ở một số nơi, nhãn tiêu da bò còn cho năng suất

gấp đôi nhãn long. Đa số giống nhãn này còn được trồng bằng cách chiết. Trong
thời gian gần đây, diện tích nhãn tiêu da bò tăng lên rất nhanh. Đây là giống có
nhiều triển vọng. Nhược điểm của giống này là khi ra hoa đòi hỏi phải xử lí bằng
cách khoanh vỏ, nhưng có thể lợi dụng nhược điểm này để chủ động xử lí cây ra
hoa theo ý muốn (Nguyễn Minh Châu và ctv., 1997).
1.2.3 Kĩ thuật chăm sóc cây nhãn
1.2.3.1 Tưới nước
Theo Phan Kim Hồng Phúc (2002), tưới cây nhãn trong tháng đầu tiên cực kỳ
quan trọng. Tuần đầu tưới mỗi ngày 2 lần sáng và chiều, tuần sau cách ngày tưới
một lần. Theo Trần Thể Tục (2000), tưới từ từ, từ ngoài vào trong gốc cây, chống
đóng ván mặt.
Làm cỏ, xới đất, phủ líp: làm thường xuyên khi cây còn nhỏ tránh cạnh tranh
chất đinh dưỡng. Khi cây bắt đầu cho trái mỗi năm xới đất một lần để đất líp được
tơi xốp. Dùng rơm rạ, cây rẫy đã thu hoạch, hoặc cỏ khô đậy líp trong mùa nắng đế
giữ ẩm (Nguyễn Phước Tuyên và ctv., 2001). Đắp mô, bồi líp: trong 2 năm đầu
hàng năm cần đắp thêm đất khô vào chân mô. Đen năm thứ 3 trở đi, hàng năm nên
vét bùn non ở đáy mương, bồi thêm líp một lớp khoáng 2-3 cm ngay sau khi làm
gốc, bón phân (Kỹ thuật trồng nhãn, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang).
1.2.3.2 Cắt tỉa cành
Theo Trần Thế Tục (1999), việc cắt tỉa đế tạo cho cây nhãn có khung tán cân
đối, tạo điểu kiện cho cây quang hợp tốt, tích lũy vật chất cần thiết cho sự sinh
trưởng và phát triển, đế cây sớm ra hoa có quả đạt năng suất cao. Một thân chính có
3-4 cành chính, mỗi cành cách nhau ít nhất 20 cm. Tỉa bỏ những cành không cần
thiết, tiêu hao dinh dưỡng vô ích, cành vượt, cành sâu bệnh, cành trong tán che
khuất lẫn nhau, cành sau khi thu hoạch quả, vào trời nắng.
1.2.3.3 Bón phân
Việc bón phân cho cây nhãn căn cứ vào độ lớn của cây, giống và độ màu mỡ
của đất. Theo Vũ Công Hậu (2000), cây chưa ra quả từ năm 1 đến năm 3, năm 4:
3



bón mỗi cây 200-800 g urê, 300-800 g supe lân, 150-400 g KCL năm đầu bón ít
mỗi năm cây lớn thêm thì tăng lượng phân theo tuổi, mỗi năm bón 3-4 lần. Theo
Trần Thế Tục (2000), phân tích trong 1000 kg quả tươi cây lấy đi của đất 4,01-4,8
kg N, 1,48-1,56 kg P2O5 và 7,54-8,96 kg K2O. Từ những kết quả trên đưa ra đề nghị
bón cho vườn nhãn là 1,2 kg N, 0,6 kg P2O5 và l,2 kg K20.
Tỷ lệ các loại phân N, P, K sử dụng cho hiệu quả tốt nhất đối với nhãn là
1:0,5:1 hoặc 1 : 1 : 2 .
Lần 1: Bón sau khi thu hoạch quả. Lần bón này nhằm phục hồi cho cây sau
thu hoạch, thúc đẩy cành mùa thu và coi đây là lần bón cơ bản trong năm. Ở lần
này, bón toàn bộ phân chuồng, 80% lượng phân lân, 30% lượng phân đạm và 30%
lượng phân kali.
Lần 2: Bón khi cây phân hoá mầm hoa. Lần bón này nhằm thúc hoa và nuôi
lộc Xuân. Sử dụng 30% lượng phân đạm, 20% lượng phân lân và 30% lượng phân
kali.
Lần 3: Bón để làm cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả và thúc
đẩy cành hè phát triển. Lần bón này chỉ sử dụng 10-20% lượng phân đạm.
Lần 4: Bón bổ sung dinh dưỡng cho quả phát triển. Ở lần bón này, sử dụng
toàn bộ lượng phân đạm và phần kali còn lại (20% lượng phân đạm + 40% lượng
phân kali.
1.2.3.4 Phương pháp bón phân
Các vùng ở Miền Nam: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây,
sâu 10-20 cm, các vùng ở Miền Bắc đào rãnh rộng 30-40 cm, sâu 25-30 cm. Lượng
phân bón hữu cơ, vô cơ được bón vào rãnh sau đó lấp đất lại và tưới nước.
1.2.4 Hội chứng chổi rồng
1.2.4.1 Tình hình dịch hại
Theo Thanh Hiền (2009) cho biết trong những năm gần đây, hội chứng chổi
rồng trên nhãn đã xuất hiện rải rác từ Miền Đông Nam Bộ đến ĐBSCL và hiện tại
đã thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng, có nguy cơ bộc phát thành dịch bệnh, gây thiệt
hại không nhỏ đến sản xuất của người dân.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL, hiện hội chứng chổi
rồng (còn có tên gọi khác tùy địa phương như: đầu lân, tổ rồng, cùi nhãn, hoa tre,
chổi xể, chổi ma, chùn ngọn, đọt chổi...) đang gây hại 5.000 ha nhãn trong vùng
(2010), chiếm khoảng 12% diện tích nhãn tại đây. Trong đó, riêng 4 tỉnh: Vĩnh
Long, Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh có tới 3.900 ha nhãn bị
bệnh.( />4


Theo Thanh Hiền (2009) cho biết, hội chứng chổi rồng đang được xem là đối
tượng gây hại quan trọng nhất trên cây nhãn ở nước ta cũng như trên Thế giới. Ở
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long vào năm 2007 chỉ thấy xuất hiện hội chứng chổi rồng rải
rác trên vài cây nhãn tiêu da bò ở 4 xã cù lao nhưng đến nay đã có trên 189 ha vườn
đã nhiễm hội chứng chổi rồng, có nhiều cây tỷ lệ bệnh lên đến 100% và bệnh ngày
càng có chiều hướng phát mạnh, lây lan rộng.
Theo Phạm Thị Bình (2010) cho biết chi cục Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Vĩnh Long
ghi nhận toàn tỉnh có gần 3.000/7.000 ha nhãn đang bị nhiễm hội chứng chổi rồng
với tỷ lệ gây hại từ 9-40%.
1.2.4.2 Triệu chứng
Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre ghi nhận, khi
nhện xâm nhập đẻ trứng vào mặt dưới lá búp, chúng tiết ra chất có tác dụng làm
biểu bì lá phát triển thành nhiều lông nhỏ mịn như nhung, nên gọi là “nhện lông
nhung”. Mặc dù nhện lông nhung xâm nhập, gây hại ngay từ khi lộc non mới nhú ở
các đầu cành, nhưng dấu vết bị hại chỉ lộ rõ để mắt thường có thể nhận biết lúc lá
non hình thành. Khi lông nhung khô cứng dần, thì lúc này nhện cũng bắt đầu di
chuyển đi nơi khác.
Cũng theo Thanh Hiền (2009) cho biết bệnh gây hại trên các chồi lá non và
ngay cả trên hoa, làm cho chồi lá, hoa không phát triển được mà bị biến dạng, mọc
thành chùm và co cụm lại như bó chổi. Các phân đoạn trên chồi lá, chùm hoa đều
ngắn và nhỏ lại. Nhìn từ xa như dạng một tổ chim, hoặc dạng hoa tre hay dạng cây
chổi. Trên hoa thì làm cho hoa kém phát triển và khả năng đậu trái rất kém, trái kém

phát triển.

Hình 1.1: Hiện tƣợng chổi rồng

5


1.2.4.3 Tác nhân
Về nguyên nhân gây bệnh, Viện Nghiên Cứu Cây ăn trái Miền Nam cho bệnh
chổi rồng do vi khuẩn nhưng các nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy bệnh chồi rồng
do virus hình que dài 700-1.300 nm (Ye et al., 1990) trong khi Thái Lan lại cho là
do phytoplasma (Chantrasri et al., 1999; Visitpanich et al., 1999). Cả 3 đối tượng
này đều rất khó trị. Tại Thái Lan cho thấy tiêm thuốc kháng sinh Pyrrodinimethyl
tetracycline (PMT) gần chồi bệnh, bệnh biến mất sau 1-2 tháng (Ungasit et al.,
1999). Một cách trị bệnh khác ở Thái Lan là hong nóng cành bệnh ban ngày 40°C
ban đêm 30°C trong 40-90 ngày giảm bệnh 10-20%, áp dụng trong sản xuất giống
sạch bệnh.
Về môi giới truyền bệnh, Viện Nghiên cứu cây ăn trái miền Nam đã xác định
là nhện lông nhung (Eriophyes dimocarpi). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên
cứu của Oirui và ctv. (2003) người Trung Quốc nhưng các thử nghiệm tại Trung
Quốc cho thấy có thêm bọ xít nhãn (Tessaratoma papillosa) và sâu đục gân lá
(Cornegenapsylla
sinica)

môi
giới
truyền
bệnh.
( />%C3%A2y%20nh%C3%A3n)
1.3 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA NHỆN LÔNG NHUNG

ERIOPHYES SP.
1.3.1 Đặc điểm hình thái
1.3.1.1 Trứng
Theo Nguyễn Thị Kim Thoa (2007), trứng nhện trông như một chấm nhỏ, có
đường kính 0,032mm, rất khó nhìn thấy bằng mắt thường.
Theo Phạm Minh Sang (2010) thì trứng nhện có kích thước rất nhỏ đường kính
từ là 31,42±1,79 µm (biến động trong khoảng 30-35 µm), rất khó nhìn thấy bằng
mắt thường. Trứng mới đẻ có dạng hình cầu, màu trắng, trong suốt, rất dễ vỡ, sau
đó trứng sẽ chuyển dần sang màu trắng đục, trứng sắp nở có màu trắng đục.

Hình 1.2: Trứng nhện lông nhung

6


(Nguồn: Phạm Minh Sang, 2010)

1.3.1.2 Ấu trùng
Theo Phạm Minh Sang (2010), ấu trùng nhện lông nhung (Eriophyes sp.) có 2
tuổi.
- Tuổi 1: Nhện non mới nở có màu trắng trong, có 2 cặp chân hướng về phía
trước, do có kích thước rất nhỏ nên khó nhìn thấy bằng mắt thường. Cơ thể có dạng
hình củ cà rốt, thon nhọn dần về phía đuôi, có nhiều ngấn trên lưng, thân nhện sần
sùi do trên cơ thể có lớp lông tơ ngắn còn co lại chưa duỗi thẳng ra. Theo kết quả
cho thấy, chiều dài trung bình cơ thể là 72,60±4,59 µm (biến động trong khoảng 6280 µm). Chiều rộng trung bình cơ thể là 29,98±0,46 µm (biến động trong khoảng
29-32 µm). Sau đó, nhện non chuyển dần dần sang màu trắng hơi đục, trước khi lột
xác chuyển sang tuổi 2 các đôi chân thu vào bên dưới cơ thể, trên cơ thể nhện các
lông dựng lên.

A


B

Hình 1.3: Nhện lông nhung tuổi 1
(Nguồn: Phạm Minh Sang, 2010)

B

- Tuổi 2: Có hình dạng và đặc điểm giống như nhện non tuổi 1. Nhện non tuổi
2 có chiều dài trung bình cơ thể là 96,64±6,09 µm (biến động trong khoảng 81-109
µm). Chiều rộng trung bình cơ thể là 34,72±3,05 µm (biến động trong khoảng 3040 µm). Nhện tuổi 2 mới lột xác có cơ thể trơn láng do lớp lông còn chưa mọc lại
(hình A). Khi chuẩn bị lột xác sang thành trùng, nhện tuổi 2 cũng có giai đoạn bất
động, ở giai đoạn này các đôi chân thu vào bên dưới cơ thể, trên cơ thể nhện các
lông dựng lên như ở tuổi 1.

7


A

B

Hình 1.4: Nhện lông nhung tuổi 2
(Nguồn: Phạm Minh Sang, 2010)

1.3.1.3 Thành trùng
Theo Nguyễn Thị Kim Thoa (2007), nhện trưởng thành có hình dạng như một
chấm nhỏ màu trắng hồng. Khi quan sát trên kính có độ phóng đại hơn 20 lần thì
nhện lông nhung có dạng hình trụ dài 0,13-0,17 mm, rộng 0,035-0,04 mm. Thân
nhện hình ống, thu nhỏ và thon dần về phía đuôi, phần ngực có 2 đôi chân và có 7072 đốt bụng.

Theo Phạm Minh Sang (2010), thành trùng có kích thước rất nhỏ, mắt thường
rất khó nhìn thấy, hình dạng và đặc điểm cũng giống như ấu trùng nhưng có kích
thước lớn hơn. Chiều dài cơ thể là 105-120 µm. Chiều rộng cơ thể là 35-40 µm.
Thành trùng lúc mới lột xác cũng có màu trắng trong, sau đó chuyển dần sang
màu trắng vàng. Trên mặt lưng có nhiều hang gờ nhỏ nằm cắt ngang, có 2 lông
lưng, 2 lông dài ở cuối than và nhiều hang long trên cơ thể (Phạm Minh Sang, 2010)
Theo Viện Nghiên cứu cây ăn trái miền Nam cũng cho rằng nhện có kích
thước rất nhỏ, cơ thể có chiều dài từ 0,12-0,17 mm, than màu trắng vàng.
Cũng theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005), nhện có kích thước nhỏ, hình củ cà rốt
màu trắng ngà, chiều dài 0,12-0,17 mm, cơ thể thon dần về phía cuối. Phía trước cơ
thể có 2 đôi chân, vuốt cân long 5 hàng. Trên mặt lưng có 70-72 ngấn cắt ngang.
1.3.2 Đặc điểm sinh học
Theo Phạm Minh Sang (2010), nhện đẻ từng trứng riêng lẻ ở mặt dưới lá, chủ
yếu tập trung ở gần hay trên gân chính, nơi phía dưới các lông của lá. Thời gian
phát triển trung bình của trứng là 3,3±0,6 ngày (biến động trong khoảng 2-4 ngày).
Nhện non tuổi 1, khi mới nở cơ thể còn yếu nên ít di chuyển, nhưng sau
khoảng vài giờ nhện di chuyển quanh chỗ mới nở để tìm nơi thích hợp chích hút và
gây hại. Khi chuẩn bị lột xác nhện non ít di chuyển, tìm chỗ an toàn gần gân lá hoặc
các lông của lá. Nhện non lột xác rất nhanh, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn
8


(khoảng trong vòng một phút), lớp vỏ tách ra từ vị trí ở đỉnh đầu và lột về phía cuối
đuôi để cơ thể thoát ra khỏi lớp vỏ cũ và để lại lớp vỏ trên mặt lá. Thời gian phát
triển trung bình của nhện non tuổi 1 là 1,8±0,6 ngày (biến động trong khoảng 1-3
ngày) (Phạm Minh Sang, 2010).
Cũng theo Phạm Minh Sang (2010), nhện non tuổi 2 có đặc điểm sinh học
tương tự nhện non tuổi 1. Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 2 trung bình là
2,0±0,6 ngày (biến động trong khoảng 1-3,5 ngày). Thành trùng mới lột xác từ tuổi
2 di chuyển nhanh ra khỏi nơi lột xác để chích hút và gây hại. Khi đã phát triển đầy

đủ và thành thục, nhện sẽ tìm nơi đẻ trứng.
Theo Nguyễn Thị Kim Thoa (2007), thời gian phát dục của trứng từ 3-4 ngày.
Ấu trùng phát triển từ 4-6 ngày. Thời gian sống của nhện trưởng thành (kể cả giai
đoạn trước trưởng thành) khoảng 13 ngày. Vòng đời của nhện lông nhung khoảng
8-10 ngày. Trong một năm, nhện có thể hoàn thành 13-15 thế hệ.
Theo Phạm Minh Sang (2010), thời gian phát dục trung bình của thành trùng
(tiền đẻ trứng) là 1,8±0,7 ngày (biến động trong khoảng 1-3 ngày). Thời gian đẻ
trứng trung bình của nhện là 5,4±1,3 ngày (biến động trong khoảng 3-7,3 ngày).
Theo Charlotte Hardy (2007) tại Phúc Châu, Trung Quốc ghi nhận đây là loài
có khả năng phát triển quần thể rất nhanh, khoảng 15-16 thế hệ/năm (Zhou and Li,
2002). Ở Ấn Độ ghi nhận vòng đời của nhện này là 15-20 ngày với khoảng 10-12
thế hệ/năm (Prasad and Singh, 1981). Trứng được đẻ đơn lẻ nơi có các long lá, thời
gian ủ trứng trung bình là 2 ngày (Alam and Wadud, 1963). Ấu trùng tuổi 1 kéo dài
khoảng 2 ngày và ấu trùng tuổi 2 là 6 ngày.
Thời gian phát dục của trứng 2,5 ngày, nhện non tuổi 1 là 2-3 ngày, nhện non
tuổi 2 là 6 ngày, thời gian trưởng thành trước đẻ trứng là 1,5 ngày. Vòng đời 13-19
ngày (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
1.3.3 Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005), nhện lông nhung gây hại trên nhãn cũng
tương tự như trên cây vải. Nhện gây hại quanh năm nhưng mạnh nhất vào vụ xuân
khi có các đợt lộc xuân. Tuy nhiên nhiệt độ cao kèm theo ẩm độ cao và mưa lớn là
những điều kiện không thuận lợi đối vói sự phát triển của quần thể nhện. Nhện
trưởng thành di chuyển đến các chồi non nhờ gió, bám vào côn trùng hoặc tự di
chuyển đến lộc non. Nhện đẻ trứng từng quả rải rác trên các lá non, quả non và nụ
hoa. Mật số nhện cao thường trùng với đợt ra rộ đọt non của nhãn.
Theo Nguyễn Thị Kim Thoa (2007), khi nhện xâm nhập đẻ trứng vào mặt
dưới lá búp, chúng tiết ra chất có tác dụng làm biểu bì lá phát triển thành nhiều lông
nhỏ mịn như nhung nên gọi là “nhện lông nhung”. Mặc dù, nhện xâm nhập và gây
9



hại ngay từ khi lộc non mới nhú ở các đầu cành, nhưng dấu vết bị hại chỉ lộ rõ để
mắt có thể nhận biết được là lúc lá non hình thành, có độ lớn trên dưới khoảng 1
cm, có màu vàng xanh và bắt đầu cong úp xuống, mặt dưới phiến lá xuất hiện các
lông nhung màu xanh nhạt, mềm, sau đó chuyển sang vàng rồi nâu cứng. Khi lông
nhung khô cứng dần, lúc này nhện cũng bắt đầu di chuyển sang nơi khác.
1.3.4 Triệu chứng và mức độ gây hại
Theo MAF Biosecurity New Zealand (2007), đây là loài được ghi nhận là một
dịch hại quan trọng ảnh hưởng khoảng 71% trên cây vải ở Ấn Độ (Singh et al.,
2002). Nó gây hại làm cho lông lá phát triển, bề mặt lá nhăn nheo, dày lên và xuất
hiện những nốt sần (Morton, 1987). Sự gây hại này làm cho lá bị héo, rụng sớm,
khả năng đậu trái ít và trái kém phát triển (Kumer, 1992).
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005) ghi nhận nhện gây hại làm mặt dưới lá và trên
quả tạo nên một lớp lông nhung màu vàng nâu đến nâu thẵm, lá dầy lên và nhăn
nhúm.
Khi mới bị hại, vết hại có màu xanh hơn bình thường, đồng thời xuất hiện các
lông dài và mãnh có màu trắng bạc, sau 3-4 ngày lớp lông này sẽ chuyển từ màu
nâu nhạt sang nâu đậm, lúc này lá cũng bị nhăn nhúm. Khi lá già hoặc lớp lông
nhung chuyển sang màu nâu thẫm thì nhện cũng chuyển sang các lá non khác để
sinh sống. Vết hại trên quả cũng tương tự như trên lá. Khi nhện gây hại nặng sẽ làm
cho cây không phát triển được, có thể không có quả hoặc có quả rất ít, nếu có thì nụ
và quả cũng không lớn lện được và bị rụng sớm (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
1.4 ĐẶC TÍNH MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƢỢC VÀ PHÂN BÓN
1.4.1 Thuốc trừ sâu ACTIMAX 50WG
Tên thương mại: ACTIMAX 50WG
Thành phần: Emamectin benzoate 50 g/kg, phụ gia vừa đủ 1 kg.
Tác dụng: Actimax 50WG là thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới với hoạt chất
Emamectin benzoate trích ly trong quá trình lên men nấm Streptomyces avermitilis.
Hoạt chất Emamectin benzoate tấn công cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh làm
cho sâu hại bị tê liệt và chết. Sau khi phun Actimax 50WG sẽ thấm vào bên trong

mô lá, khi sâu hại chích hút hay ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn, tê liệt và chết sau 2-4
ngày.
Thời gian cách ly: 7 ngày
Đóng gói và phân phối: Công Ty TNHH HỢP TRÍ Lô B14 KCN Hiệp Phước,
Nhà Bè, TP.HCM.

10


1.4.2 Thuốc trừ nhện MAP GREEN 6AS
Tên thương mại: MAP GREEN 6AS
Thành phần: Citrus oil 6%, chất phụ gia 94%.
Công dụng: Là thuốc bảo vệ thực vật mới, nguồn gốc thực vật, an toàn cho
người và môi trường. Phòng trừ nhiều loại sâu hại và bệnh hại cây trồng. Giúp cây
tốt hơn, trái to, màu sắc đẹp.
Thời gian cách ly: 0 ngày.
Nhà sản xuất: Sản phẩm của Monte Chemicals Pte. , Ltd . Singapore.
Sang chai và phân phối: Công Ty TNHH Map Pacific VN, 101/6 KCN Amata,
Biên Hòa, Đồng Nai.
1.4.3 Phân bón NPK đầu trâu 20 -20 -15
Tên thương mại: PHÂN BÓN ĐẦU TRÂU NPK 20-20-15
Thành phần: - Đạm (N): 20%
- Lân hữu hiệu (P2O5): 20%
- Kali (K2O): 15%
Nhà sản xuất: Nhà máy Bình Điền Long An tại KCN Long Định, Ấp 4 xã
Long Định, Cần Đước, tỉnh Long An.

11



CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phƣơng tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 1/2015
Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang và
phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
Vật liệu thí nghiệm
- Vườn nhãn tiêu da bò với diện tích 5000 m2. Vườn có độ tuổi trên 10 năm.
- Các loại thuốc trừ nhện: Actimax 50WG, Map Green 6AS.
- Phân bón NPK 20-20-15.
Dụng cụ thí nghiệm
- Kính hiển vi, kính nhìn nổi, máy phun thuốc, máy ảnh, bao nilong, giấy, viết,
máy tính,…
2.2 Phƣơng pháp
Đề tài được thực hiện tại vườn nhãn của nông dân ở xã Phú An, huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang với mục tiêu đánh giá hiệu quả của biện pháp cắt tỉa cơi đọt:
cắt, tỉa, không xử lí. Kết hợp với đánh giá hiệu quả của các loại thuốc đối với nhện
lông nhung sau một lần phun, hai lần phun, không phun thuốc (Actimax 50WG
phun lần 1 và Map Green 6AS phun lần 2).
Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí trên vườn chuyên canh nhãn tiêu da bò ở giai đoạn kết
thúc cơi đọt 1, chuẩn bị cơi đọt 2, với tỷ lệ chổi rồng trên vườn từ 20-30%. Vườn
nhãn chia làm 9 lô với 3 nhóm tương ứng là 3 biện pháp xử lý thuốc trừ nhện gồm
có: phun thuốc 1 lần, phun thuốc 2 lần và không phun thuốc và 3 biện pháp cắt tỉa
cơi đọt khác nhau:

- Biện pháp cắt: Các đọt bị chổi rồng được cắt sâu vào khoảng 20 cm tính từ
chóp đầu đọt.
12


×