Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

phân tích thực trạng khai thác và sử dụng nước ngầm tại thành phố sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THÚY NGÂN

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ
CHẤP NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ
PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

Tháng 5 - Năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THÚY NGÂN
MSSV: 4115220

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ
CHẤP NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ
PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHẠM LÊ THÔNG

Tháng 5 - Năm 2015


LỜI CẢM TẠ
_______________________________________________________________
Trong khoảng thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, nhận được
sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của quý Thầy Cô, những người đã truyền đạt
cho tôi nhiều kiến thức bổ ích làm hành trang mang theo trong cuộc sống. Tôi
xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh
Doanh nói riêng và quý Thầy Cô của Trường Đại học Cần Thơ nói chung, đã
truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức và kỹ năng để hoàn thành luận văn tốt
nghiệp. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Lê Thông, người đã
nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ và nhân viên của Công Ty Môi
Trường Đô Thị thành phố Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ và cung cấp các số liệu
cần thiết trong bài để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú và các hộ gia đình ở địa bàn quận
Ninh Kiều đã nhiệt tình hợp tác, cung cấp thông tin có liên quan đến đề tài
trong cuộc phỏng vấn thu thập số liệu cho nghiên cứu.
Tuy nhiên, do hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài đề khó
tránh được những sai sót, khuyết điểm. Tôi rất mong sự góp ý kiến của các
thầy cô để kiến thức ngày càng hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin kính chúc thầy hướng dẫn và quý thầy cô khoa Kinh
Tế - Quản trị kinh doanh –Trường Đại Học Cần Thơ dồi dào sức khỏe và luôn

thành công trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày......tháng......năm......
Sinh viên thực hiên

Nguyễn Thị Thúy Ngân


TRANG CAM KẾT
____________________________________________________________
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày......tháng......năm......
Sinh viên thực hiên

Nguyễn Thị Thúy Ngân



MỤC LỤC
Trang

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3.1 Không gian .............................................................................................. 3
1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 4
2.1 Phương pháp luận ............................................................................................ 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 4
2.1.2 Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng ..
................................................................................................................................. 9
2.1.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến chất thải rắn áp dụng ở Việt Nam ............. 12
2.1.4 Thói quen phân loại rác ở hộ gia đình .................................................... 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 14
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 14
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 15
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HIỆN
TRẠNG QUẢN LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................................................. 18


3.1 Tổng quan về quận Ninh Kiều ....................................................................... 18
3.2 Tổng quan về thành phố Cần Thơ ................................................................. 21
3.2.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 21
3.2.2 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 22
3.2.3 Kết cấu hạ tầng ....................................................................................... 22
3.2.4 Tiềm năng du lịch ................................................................................... 25
3.2.5 Nguồn nhân lực ...................................................................................... 25
3.3 Hiện trạng quản lí rác thải sinh hoạt hiện nay tại địa bàn quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ ............................................................................................... 26
3.3.1 Khối lượng rác thải sinh hoạt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ....
.......................................................................................................................... 26

3.3.2 Hiện trạng mạng lưới thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt ở quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ ..................................................................................... 27
CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN CỦA
NGƢỜI DÂN VỀ PHÂN LOẠI RÁC THÀI SINH HOẠT TẠI NGUỒN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............... 29
4.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 29
4.1.1 Giới tính và độ tuổi của người dân ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
............................................................................................................................... 29
4.1.2 Mô tả về số thành viên trong gia đình và thu nhập của hộ ở quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ ..................................................................................... 30
4.1.3 Trình độ học vấn và nghề nghiệp của người dân ở quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ ........................................................................................................ 31
4.2 Hiện trạng rác thải sinh hoạt của hộ gia đình trên địa bàn quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ ............................................................................................... 33
4.2.1 Khối lượng rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ ............................................................................................... 33


4.2.2 Các hoạt động phát sinh rác thải sinh hoạt của hộ gia đình và các hoạt
động phát sinh ra rác thải nhiều nhất ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ........
............................................................................................................................... 34
4.2.3 Sự khác biệt giữa khối lượng rác thải sinh hoạt của hộ gia đình và các
hoạt động phát sinh ra rác thải nhiều nhất ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
............................................................................................................................... 35
4.2.4 Người trực tiếp đổ rác và thải ra rác thải sinh hoạt nhiều nhất trong gia
đình ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ........................................................ 37
4.2.5 Hiện trạng hộ gia đình có thu gom giấy, chai nhựa, chai lọ ,… để bán ve
chai ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ........................................................ 38
4.2.6 Dụng cụ chứa rác và tình trạng sử dụng túi nilon để bọc bên trong thùng
rác của hộ gia đình tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ .............................. 40

4.2.7 Cách xử lí rác sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình trên địa bàn quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ............................................................................ 41
4.3 Nhận thức phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của người dân tại quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ ..................................................................................... 43
4.3.1 Nhận biết về tác hại của rác thải hàng ngày của người dân quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ ..................................................................................... 43
4.3.2 Những hiểu biết về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của người dân
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ................................................................... 44
4.3.3 Nguồn thông tin đáp viên biết được phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ................................................................ 46
4.3.4 Nhận biết về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và thực trạng phân
loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của hộ gia đình trên địa bàn quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ ............................................................................................... 47
4.3.5 Nguyên nhân không phân loại rác tại nguồn của hộ gia đình trên địa bàn
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ................................................................... 49
4.3.6 Kết quả mô hình hồi quy ........................................................................ 50
4.4 Mức độ chấp nhận của người dân về phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ................................................................... 54


4.4.1 Mức độ chấp nhận tham gia phân loại rác thải tại nguồn của người dân
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ khi mức phí thu gom rác không thay đổi .....
............................................................................................................................... 54
4.4.2 Mức độ chấp nhận tham gia phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn khi
mức phí thu gom rác hàng tháng tăng lên theo từng mức giá ở quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ ............................................................................................... 57
4.5 Giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về phân loại rác thải sinh hoạt tại
nguồn trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ .................................... 58
4.5.1 Đánh giá các điểm mạnh ........................................................................ 58
4.5.2 Đánh giá các điểm yếu ........................................................................... 58

4.5.3 Đề xuất các giải pháp ............................................................................. 58
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 60
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 60
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 62
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 65
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 73
MỤC LỤC 3 ....................................................................................................... 78


DANH MỤC HÌNH
Trang
Bảng 2.1: Nguồn gốc các loại chất thải rắn sinh hoạt ........................................... 6
Bảng 2.2: Tên biến sử dụng trong mô hình Logistic .......................................... 17
Bảng 3.1: Khối lượng rác thải sinh hoạt trung bình trên địa bàn quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ ............................................................................................... 26
Bảng 3.2: Tỷ trọng thành phần thông thường của chất thải sinh hoạt tại quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ ..................................................................................... 27
Bảng 4.1: Mô tả đối tượng phỏng vấn ................................................................. 29
Bảng 4.2 Tuổi của đáp viên ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ .................. 30
Bảng 4.3: Số thành viên trong gia đình và thu nhập của hộ gia đình ở quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ ..................................................................................... 30
Bảng 4.4: Khối lượng rác thải hàng ngày của hộ gia đình trên địa bàn quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ ..................................................................................... 33
Bảng 4.5: Khối lượng rác thải sinh hoạt và các hoạt động phát sinh ra rác thải
nhiều nhất ............................................................................................................. 35
Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa khối lượng rác thải sinh hoạt và các hoạt động phát
sinh ra rác thải nhiều nhất .................................................................................... 36
Bảng 4.7: Hoạt động thu gom chai, lọ, nhựa, giấy để bán phế liệu và số tiền thu
được do bán phế liệu ............................................................................................ 39

Bảng 4.8: Dụng cụ chứa rác và tình trạng sử dụng túi nilon để bọc bên trong
thùng chứa rác của hộ gia đình tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ........... 40
Bảng 4.9 : Chi phí thu gom rác hàng tháng trên địa bàn quận Ninh Kiều ........... 42
Bảng 4.10 : Tỷ trọng đáp viên biết tác hại của rác thải đến môi trường trên địa
bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ............................................................ 43
Bảng 4.11: Mối quan hệ giữa nhận biết về phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và
thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của hộ gia đình quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ ............................................................................................... 48
Bảng 4.12: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy Logistic .................. 51

i


Bảng 4.13: Kết quả dự đoán nhận biết về phân loại rác sinh hoạt tại nguồn của mô
hình Logistic ........................................................................................................ 51
Bảng 4.14 : Kết quả hồi quy mô hình Logistic cho nhận thức phân loại rác sinh
hoạt tại nguồn của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ................... 52
Bảng 4.15: Nguyên nhân đồng ý tham gia phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
với mức phí không thay đổi của người dân ......................................................... 55
Bảng 4.16: Nguyên nhân không đồng ý tham gia phân loại rác tại nguồn với mức
phí không thay đổi của người dân quận Ninh Kiều ............................................. 56
Bảng 4.17: Mức sẵn lòng tham gia phân loại rác sinh hoạt tại nguồn của đáp viên
khi mức phí tăng thêm theo từng mức giá ........................................................... 57

ii


DANH SÁCH HÌNH
Trang


Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ...... 18
Hình 4.1: Trình độ học vấn của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
............................................................................................................................... 32
Hình 4.2: Nghề nghiệp của đáp viên ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ..... 33
Hình 4.3: Hoạt động phát sinh rác thải sinh hoạt nhiều nhất của người dân quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ............................................................................ 34
Hình 4.4: Người đổ rác trực tiếp trong gia đình .................................................. 37
Hình 4.5: Người thải ra rác nhiều nhất trong hộ gia đình ở quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ ........................................................................................................ 38
Hình 4.6 : Nguyên nhân không bán phế liệu của đáp viên ở quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ ............................................................................................... 39
Hình 4.7: Cách xử lí rác sinh hoạt hàng ngày của người dân trên địa bàn quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ............................................................................. 42
Hình 4.8: Những hiểu biết về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của người dân
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ................................................................... 45
Hình 4.9: Mục đích phân loại rác tại nguồn theo nhận biết của người dân quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ............................................................................ 46
Hình 4.10: Nguồn thông tin đáp viên biết về phân loại rác thải tại nguồn trên địa
bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ............................................................ 47
Hình 4.11: Cách phân loại rác tại nguồn của người dân quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ ........................................................................................................ 49
Hình 4.12 :Lý do không phân loại rác tại nguồn của người dân quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ ............................................................................................... 50
Hình 4.13: Hộ gia đình tham gia phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận Ninh
Kiều ...................................................................................................................... 54
Hình 4.14: Lý do người dân không tham gia phân loại rác tại nguồn ................. 57

iii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTR:

Chất thải rắn

HGĐ:

Hộ gia đình

BVMT:

Bảo vệ môi trường

CTRTT:

Chất thải rắn thông thường

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt

NĐ-CP:

Nghị định – Chính phủ

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

NXB:


Nhà xuất bản

TT-BXD:

Thông tư – Bộ Xây Dựng

QĐ-TTg:

Quyết định –Thủ tướng

QĐ-BYT:

Quyết định – Bộ Y Tế

TT- BTNMT:

Thông tư – Bộ Tài Nguyên Môi Trường

CTNH:

Chất thải nguy hại

QĐ-UBND:

Quyết định - Ủy Ban Nhân Dân

TP:

Thành phố


CN:

Công nghiệp

ĐBSCL:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

iv


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khi công nghiệp phát triển cùng với quá trình đô thị hóa, con người khai
thác và sử dụng nguồn tài nguyên với quy mô lớn đã thải ra nhiều loại chất thải
với khối lượng lớn vào môi trường tự nhiên. Sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật
hiện đại cũng kéo theo nhiều vấn nạn về rác thải mới, độc hại và khó bị phân hủy.
Việc thải bỏ một cách bừa bãi chất thải không hợp vệ sinh ở các đô thị, khu công
nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ,… là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con
người.
Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, dân số Việt
Nam năm 2012 là 88,78 triệu người, năm 2013 là 89,57 triệu người, dự kiến đến
năm 2015 dân số Việt Nam sẽ đạt mức 91,3 triệu người. Song song với sức ép về
mặt dân số thì lượng rác thải sinh hoạt được cũng đặt ra nhiều vấn đề nghiêm
trọng. Tổng cục Môi trưởng đã ước tính tốc độ phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt
Nam là rất cao, lượng rác thải ra trung bình mỗi năm khoảng 10%. Việc tăng
nhanh lượng rác thải cũng đặt ra nhiều thách thức rất lớn, quan trọng nhất là khâu

quản lý.
Thực tế cho thấy, hầu hết lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày chủ yếu được
chôn lấp tại các bãi với hình thức còn thô sơ và lạc hậu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Theo các chuyên gia về môi trường, nguồn rác thải này theo thời gian sẽ thẩm
thấu xuống đất, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Chất thải cũng có thể được xem là nguồn tài nguyên quý giá nếu chúng
được phân loại và xử lí phù hợp, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn giúp giảm
được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp và giảm thiểu lượng nước rỉ
rác cần xử lí. Quan trọng hơn, việc phân loại rác tại nguồn nhằm nâng cao ý thức
của các cá nhân và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
Thành phố Cần Thơ – một trung tâm kinh tế của đồng bằng Sông Cửu Long,
năm 2004 được công nhận là thành phố trực thuộc trung ương, năm 2009 Cần
Thơ được công nhận là đô thị loại 1. Trong những năm qua chất lượng cuộc sống
của người dân không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người 62,9
triệu đồng/người/năm. Hằng ngày thành phố Cần Thơ thải ra đến 1.030 tấn rác
1


thải, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm đến hơn 64,5%. Mặc dù hiện nay
trong địa bàn thành phố đã có những hệ thống thu gom, vận chuyển xử lý rác thải
của các công ty cùng những hành động tích cực của phía chính quyền thành phố
nhưng tình hình cho thấy chưa thực sự có hiệu quả. Rác thải ùn tắt ở nhiều nơi,
nhiều bãi rác đang trong tình trạng quá tải. Rác thải đã ảnh hưởng rất nhiều đến
đời sống, sức khỏe người dân, mỹ quan đô thị và môi trường.
Vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng tìm ra giải pháp kịp thời để giải quyết
tình trạng rác thải hiện nay trước khi quá muộn màng. Với tất cả những lý do trên,
đề tài “ Đánh giá nhận thức và mức độ chấp nhận của ngƣời dân về phân loại
rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ” được thực hiện để phân tích hiện trạng phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt,
đánh giá nhận thức và mức độ chấp nhận thực hiện việc phân loại rác thải sinh

hoạt tại nguồn của người dân. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tốt hơn và
khắc phục tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt gây ra, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá nhận thức và mức độ chấp nhận của người dân về phân loại rác
thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ nhằm đề
xuất một số giải pháp góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phân loại
rác thải sinh hoạt tại nguồn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích hiện trạng thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt tại
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 2: Đánh giá nhận thức của người dân trên địa bàn quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
- Mục tiêu 3: Phân tích mức độ chấp nhận của người dân về phân loại rác
thải sinh hoạt tại nguồn tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao nhận thức của
người dân về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.

2


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài này được nghiên cứu trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ.
1.3.2 Thời gian
- Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng 03 đến tháng 04 năm
2015.

- Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian năm 2011 – 2014.
- Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2015 đến tháng 5/2015
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu là các hộ gia đình sinh sống trên địa
bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

3


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn (CTR)
Theo Lê Hoàng Việt và Nguyễn Hữu Chiếm (2013): “Rác thải là tất cả các
chất thải ở dạng rắn sản sinh ra do các hoạt động của con người và động vật. Đó
là các vật liệu hay hàng hóa không còn sử dụng được hay không còn hữu dụng
đối với người sử dụng nó nên được bỏ đi.”
Khoản 10 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 cho rằng: “Rác thải là
vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác.” Như vậy, rác thải là tất cả những thứ vật chất từ đồ
ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế,… mà mọi người không dùng
nữa và thải bỏ đi.
Phan Vũ Anh (2006) cũng có nhận định tương tự rằng chất thải rắn hay còn
gọi là rác thải là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động
sản xuất của con người và động vật. Chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình
(HGĐ), khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lí chất
thải,…
Như vậy, có thể hiểu đơn giản rác thải là những vật chất từ đồ ăn, đồ dùng,
chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế,… mà mọi người không dùng nữa mà vứt bỏ

đi. Tuy nhiên, cần chú ý rằng rác thải và chất thải là hai khái niệm khác nhau,
chất thải nêu lên tổng thể, gồm cá các chất thải bị loại bỏ ở dạng rắn, lỏng và khí,
trong khi đó rác thải chỉ đề cập đến phần CTR.
Rác thường được chia thành ba nhóm sau:
1. Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: Gồm các loại phế thải thủy tinh, sành
sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi,…
2. Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: Gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau
quả hư, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.

4


3. Chất thải nguy hại: Là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và
con người như pin, bình ắc quy, hóa chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế,
rác thải điện tử,…
2.1.1.2 Khái niệm chất thải rắn thông thường
Thuật ngữ chất thải rắn thông thường được sử dụng nhiều trên thực tế và tại
một số văn bản quy phạm pháp luật. Chương VII, mục 3 Luật BVMT 2005 và
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản
lí chất thải rắn có nhiều điều khoản đề cập đến thuật ngữ CTRTT nhưng chưa có
văn bản nào trực tiếp định nghĩa CTRTT. Ở Việt Nam thuật ngữ CTRTT được
định nghĩa như sau: Chất thải rắn thông thường là một dạng vật chất ở thể rắn,
không phải là thể lỏng, không phải là chất thải nguy hại và được thải ra từ các
hoạt động khác nhau của con người.
2.1.1.3 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Theo điều 3 của Nghị định 59 do Chính phủ ban hành về quản lí chất thải
rắn (2007) nói lên rằng CTRSH (rác thải sinh hoạt) là thuật ngữ chung dùng để
mô tả các loại CTR sinh ra trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong sinh hoạt
cá nhân, HGĐ, nơi công cộng. Các hoạt động hàng ngày phát sinh rác thải sinh
hoạt như ăn uống, dọn dẹp sau bữa ăn, quét dọn nhà cửa, sân vườn, thu dọn

những thứ không còn giá trị sử dụng.
Rác thải sinh hoạt có thành phần chủ yếu bao gồm: kim loại, sành sứ, thủy
tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử
dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, vịt, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau
quả,…
2.1.1.4 Phân loại chất thải rắn
Rác được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau nên có nhiều cách phân loại
khác nhau, sau đây là một số các phân loại cơ bản:


Theo thành phần hóa học, vật lí có thể phân rác thải thành 2 loại:
+ Rác hữu cơ: thức ăn thừa, lá, bánh, rau quả, rơm rạ, giấy, xác súc vật,…
+ Rác vô cơ: bao bì bằng nhựa, nilon, mảnh sành, thủy tinh, kim loại, vỏ đồ

hộp.

Theo bản chất nguồn tạo thành: Chất thải thực phẩm bao gồm các thức
ăn thừa, rau, quả,… Loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học,
quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời
5


tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ
các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, kí túc xá, chợ,… Chất thải trực tiếp
của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân các động vật khác.
Chất lỏng chủ yếu là bùn ga, cống rãnh và các chất thải ra từ các khu vực sinh
hoạt của dân cư. Các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: Các loại vật liệu sau đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than củi và các chất thải dễ cháy khác
trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.
Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi,

nilon, vỏ bao gói,…
2.1.1.5 Nguồn gốc phát thải chất thải rắn sinh hoạt
Bảng 2.1: Nguồn gốc các loại chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn phát thải

Xây dựng

Loại chất thải
Rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa,
túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy
tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá
cây, chất thải đặc biệt như: pin, dầu
nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa,…
Rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa,
túi nilon, vải, da, gỗ, thủy tinh, kim
loại; chất thải đặc biệt như vật dụng
gia đình hư hỏng (kệ sách, đèn,
tivi….), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin,
dầu nhớt xe, sơn thừa…
Rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa,
túi nilon, vải, da, gỗ, thủy tinh, kim
loại; chất thải đặc biệt như kệ sách,
đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, sơn
thừa,…
Gỗ, thép, bê tông, đất, cát,…

Khu công cộng

Giấy, túi nilon, lá cây,…


Trạm xử lí nước thải

Bùn hóa lý, bùn sinh học

Hộ gia đình

Khu thương mại

Công sở

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Tp.HCM, 2006

6


Chất thải sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay
nơi khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian. Rác
thải sinh hoạt có thể phát sinh trong các hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt
động xã hội từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, công ty, văn phòng và các nhà máy
công nghiệp.
2.1.1.6 Khái niệm phân loại chất thải rắn tại nguồn
Theo Sở Tài nguyên & Môi Trường TP.HCM (2006) phân loại rác tại nguồn
là quá trình tách riêng chất thải rác sinh hoạt ra thành một số hoặc tất cả các thành
phần của nó ngay tại nơi phát sinh và lưu trữ chung một cách riêng biệt trước khi
thu gom, vận chuyển chất thải đến nơi xử lý.
Theo định nghĩa của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ & Quản
lý Môi trường-Centema, phân loại rác tại nguồn là hoạt động thực tế tức thời
nhằm tách các thành phần chất thải khác nhau trước khi thu gom, vận chuyển và
xử lý.
Trong “Quy định về tổ chức và thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn

sinh hoạt tại nguồn” của Sở Tài Nguyên & Môi Trường TP.HCM, việc phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là chia chất thải rắn sinh hoạt ra thành 2 loại:
 Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy: Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy bao
gồm: các thành phần chất thải có nguồn gốc thực vật (rau, đậu, hoa quả, củ, hạt,
cơm thừa,…); các thành phần chất thải có nguồn gốc động vật (tôm, cá, thịt, vỏ
trứng, xác động vật, phân gia súc, côn trùng,…), không bao gồm các loại vỏ
nghêu, vỏ sò, các thành phần đã qua chế biến không sử dụng được.
 Chất thải rắn còn lại: Bao gồm các loại chất thải rắn sinh hoạt không thuộc
nhóm chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy. Ví dụ: xương động vật lớn, các loại rắn
vô cơ như: chai lọ, nilon, túi xốp, sành sứ, các loại nhựa, quần áo, bàn ghế cũ.
2.1.1.7 Các khái niệm nhận thức, thái độ, ý thức
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc của con người trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những
tri thức về thế giới khách quan.
-Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nhận thức là quá trình biện chứng
của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư
duy và không ngừng tiến đến gần khách thể” (Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học
xã hội, 1988).

7


-Theo từ điển triết học: “Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong
tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền
cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn,
phải hướng tới chân lý khách quan”.
-Nguồn gốc và bản chất của nhận thức:
Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý của các học thuyết đã có, khái quát các
thành tựu khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện
chứng duy vật về nhận thức. Học thuyết này ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng

trong lý luận nhận thức vì đã xây dựng được những quan điểm khoa học đúng đắn
về bản chất của nhận thức. Học thuyết này dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức
của con người.
Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người, coi nhận
thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hoạt động
tìm hiểu khách thể của chủ thể. Không có cái gì là không thể nhận thức được mà
chỉ có cái con người chưa nhận thức được mà thôi.
Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự
giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết,
từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất.
Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là
động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Dựa trên nguyên tắc đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: nhận
thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách
quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn.
-Quá trình nhận thức chia làm hai giai đoạn:
+ Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn
mở đầu của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác
quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Trực quan sinh động
bao gồm các hình thức sau: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
*Cảm giác là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính
riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác
quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả
của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý
thức. Lênin viết: “Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.

8



*Tri giác là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự
vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là
sự tổng hợp các cảm giác.
*Biểu tượng là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh
sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp
vào các giác quan.
+ Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) là giai đoạn cao hơn của quá trình
nhận thức. Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính,
những đặc điểm bản chất của sự vật khách quan. Nhận thức lý tính được thực
hiện thông qua ba hình thức cơ bản là khái niệm, phán đoán và suy lý.
*Khái niệm là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc
tính bản chất của sự vật.
*Phán đoán là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau
để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.
*Suy luận là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau
để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.
 Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính với lý tính
Nhận thức cảm tính và lý tính có cùng chung đối tượng phản ánh, đó là các
sự vật; cùng chung chủ thể phản ánh đó là con người và cùng do thực tiễn quy
định. Đây là hai giai đoạn hợp thành quá trình nhận thức. Do vậy, chúng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, biểu hiện: Nhận thức cảm tính là cơ sở cung cấp tài
liệu cho nhận thức lý tính; nhận thức lý tính nhờ có tính khái quát cao hiểu được
bản chất nên đóng vai trò định hướng cho nhận thức cảm tính để có thể phản ánh
được sâu sắc hơn.
Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét
mặt, cử chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩa, tình cảm của người nói đối với người
hoặc việc. Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước
một vấn đề, một tình hình (Theo Từ điển Tiếng Việt Phổ thông, viện Ngôn ngữ
học, NXB TP.HCM).
2.1.2 Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe cộng

đồng
Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Ngoài ra, rác
thải còn gây ảnh hưởng đến vệ sinh công cộng, mất vẻ mỹ quan môi trường. Rác
thải còn là nơi trú ngụ và là nguồn gây ra nhiều bệnh hại cho con người và gia
súc.

9


Mức độ ảnh hưởng của rác thải đến môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc
vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác, mức độ hiểu
biết và trình độ giác ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển ngày càng cao,
rác thải không những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được
hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại, sử
dụng theo từng loại.
2.1.2.1 Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường đất
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, do đó khi rác thải được
đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh
vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống,
ếch nhái,… làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh
nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay việc sử dụng tràn lan các loại
túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 – 60 năm
mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong đất
hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất
giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các
tác nhân gây ô nhiễm.
Dựa theo nguồn gốc phát sinh có:

Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt.


Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.

Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Dựa theo các tác nhân gây ô nhiễm có:

Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng
phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lin dan, aldrin, photpho hữu
cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit,
v.v...).

Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại
ký sinh trùng (giun, sán v.v…).

Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân
hủy chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (Uran, Thori, Sr90, Il3l, Cs137).
Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu vào
có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con
người trực tiếp thải vào trong đất. Đầu ra của chất ô nhiễm trong đất rất ít vì có
10


nhiều chất độc sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng này khác với
hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì
khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô
nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm
quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn
nhiều công sức.
2.1.2.2 Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường nước
Rác sinh hoạt không được thu gom, thải vào kênh, rạch, sông, hồ,… gây ô

nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng đọng làm nghẽn
đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc với
không khí, giảm DO trong nước, làm mất vẻ mỹ quan, gây tác động cảm quan
xấu đối với người sử dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi thối,
gây phú dưỡng hóa nguồn nước.
Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, phosphor cao, chảy vào
sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
2.1.2.3 Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường không khí
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ
cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều
ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy
nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các
chất thải khí phát ra từ quá trình này thường là S, N , C , S C .
2.1.2.4 Ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe con người
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm
tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối. rác thải
không được thu gom, tồn đọng trong không khí lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe con người sống xung quanh.
Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người
làm công việc thu nhặt phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét,
các bệnh về mắt, tai, mũi họng, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa. Hàng năm, theo tổ
chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em
mắc các bệnh có liên quan đến rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho
thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn
xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân hủy rác thải kích thích sự hô hấp của con
người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người
mắc các bệnh tim mạch.
11



Các bãi rác công cộng là những nguồn mang nhiều dịch bệnh. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng trong các bãi rác vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại
trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi
trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh
cho người và gia súc. Một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như:
chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi; gián truyền
bệnh đường tiêu hóa; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…
2.1.2.5 Ảnh hưởng theo thói quen
Nhiều người thường có thói quen đổ rác tại các bờ sông, hồ, ao, cống
rãnh,… Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến
chất lượng nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo
nước mưa xuống ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch, … sẽ làm nguồn nước mặt ở đây
bị nhiễm bẩn.
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ,
giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh
thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị
hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên
nhân gây ra các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn,… ảnh hưởng tiêu
cực đến sức khỏe cộng đồng.
2.1.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến chất thải rắn áp dụng ở Việt Nam
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể về Quản lý
chất thải rắn, điều tra nguồn thải đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy
chất thải rắn.
- Thông tư số 31, 32/2009/TT-BXD của Bộ Xây Dựng ban hành về tiêu
chuẩn và quy chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn mới, sử dụng tham khảo cho
các nghiên cứu thiết kế xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn của tỉnh Đồng
Tháp nói chung.
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về Phê duyệt chiến lược quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm

2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2005, các dạng vật chất thải ra từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt thì được xem là chất thải. Chất thải
có thể ở dạng rắn, lỏng, khí. Luật Bảo vệ môi trường phân loại chất thải rắn thông
thường thành hai nhóm chính: nhóm chất thải có thể tái chế, tái sử dụng; nhóm
chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải,

12


×