Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

tình hình nhiễm sán lá gan lớn ký sinh trên bò tại tỉnh trà vinh, phân loại ốc thuộc họ lymnaeidae và theo dõi sự phát triển của trứng sán lá gan lớn ngoài môi trường tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y

TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN LỚN
KÝ SINH TRÊN BÒ TẠI TỈNH TRÀ VINH,
PHÂN LOẠI ỐC THUỘC HỌ LYMNAEIDAE
VÀ THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
TRỨNG SÁN LÁ GAN LỚN NGOÀI
MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN
Giáo viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiên:

PGs.Ts Nguyễn Hữu Hƣng

Nguyễn Thị Hồng Đào
MSSV: 3112741
Lớp: Dược Thú Y
Cần Thơ, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: “Tình hình nhiễmsán lá gan lớn ở bò tại tỉnh Trà Vinh, phân loại ốc
thuộc họ Lymnaeidae và theo dõi sự phát triển của trứng sán lá gan lớn ở bên


ngoài môi trường tự nhiên”.do sinh viên Nguyễn Thị Hồng Đào thực hiện tại
phòng thí nghiệm Ký sinh trùng thuộc bộ môn Thú Y khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng – Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015.

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2015

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2015
Duyệt của Giáo viên hướng dẫn

Duyệt của Bộ Môn

Nguyễn Hữu Hƣng

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2015
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan quá trình thu thập mẫu đã được thực hiện chính xác tại tỉnh Trà
Vinh và trong khoảng thời gian từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015.
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm tôi xin cam đoan các số liệu thu thập đươc
hoàn toàn trung thực.

Cần Thơ, ngày…. tháng….năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Đào


ii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, quý thầy
Cô Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học
Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Mãi luôn ghi nhớ công ơn Thầy Nguyễn Hữu Hưng đã tận tình hướng dẫn,
động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, Cô Bùi Thị
Lê Minh cố vẫn học tập đã nhắc nhở, động viên, truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm quý báu cho em trong quãng thời gian ở giảng đường đại học này.
Xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Hồ Bảo Trân đã tận tình hướng dẫn,
động viên, nhắc nhở, truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế đáng quý trong quá
trìnhthực hiện luận văn tốt nghiệp, Thạc sĩ Hà Huỳnh Hồng Vũ đã giúp đỡ em
trong quá trình lấy mẫu để thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các bạn trong phòng ký sinh trùng và bạn học cùng lớp Dược
Thú Y K37 đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Mãi mãi khắc ghi công ơn nuôi dưỡng, sự động viên, tạo điều kiện thuận lợi
nhất về vật chất cũng như tinh thần của Cha Mẹ. Từ đó giúp con có nhiều nghị
lực học tập, vượt qua khó khăn, và hoàn thành luận văn này.

Cần Thơ, ngày…. tháng….năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Đào

iii



MỤC LỤC
Trang duyệt ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii
Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 3
2. 1 Tình hình nghiên cứu sán lá gan trong nước và ngoài nước ........................ 3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu sán lá gan ngoài nước .......................................... 3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu sán lá gan trong nước.......................................... 4
2. 2 Tình hình nghiên cứu về họ ốc Lymnaeidae ................................................ 6
2.2.1 Tình hình nghiên cứu về họ ốc Lymnaeidae ở nước ngoài ..................... 6
2.2.2 Tình hình nghiên cứu về họ ốc Lymnaeidae ở trong nước ..................... 7
2.2.3 Sơ lược về động vật thân mềm (Ngành Mollusca) ................................. 9
2.3 Bệnh sán lá gan trên trâu bò ........................................................................ 15
2.3.1Căn bệnh ................................................................................................ 15
2.3.2 Phân loại và hình thái ............................................................................ 15
2.3.3 Vòng đờivà sự phát triển của sán lá gan ............................................... 19
2.3.4 Tác động qua lại của sán lá gan và ký chủ............................................ 21
2.3.5 Tác hại bệnh sán lá gan ......................................................................... 23
2.3.6 Cơ chế sinh bệnh ................................................................................... 24
2.3.7 Triệu chứng và bệnh tích ...................................................................... 24
2.3.8 Dịch tễ học, chẩn đoán và phòng trị bệnh............................................. 26
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................................. 31
3.1 Nội dung ...................................................................................................... 31
iv



3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ........................................................ 31
3.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 31
3.4 Phương tiện nghiên cứu............................................................................... 31
3.4.1 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 31
3.4.2

Dụng cụ và hóa chất ......................................................................... 32

3.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 32
3.5.1 Phương pháp thu thập mẫu ................................................................... 32
3.5.2 Phương pháp định danh phân loại......................................................... 33
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 40
4.1 Kết quả tình hình nhiễm sán lá gan lớn trên bò theo thể trạng tại tỉnh Trà
Vinh ................................................................................................................... 40
4.2 Đặc điểm hình thái của sán lá gan ký sinh trên bò tại Trà Vinh ................. 41
4.3 Biểu hiện bệnh tích trên ở gan nhiễm sán lá gan lớn .................................. 46
4.4 Thành phần loài ốc nước ngọt thuộc họ thuộc họ Lymnaeidae tại tỉnh Trà
Vinh ................................................................................................................... 47
4.5 Theo dõi thời gian phát triển của trứng thành Micracidium ....................... 49
4.5.1 Đặc điểm hình thái của trứng sán lá gan ký sinh trên bò tại Trà Vinh . 49
4.5.2 Thời gian phát triển của trứng thành Micracidium. .............................. 49
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 51
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 51
5.2 Đề nghị ........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 53

v



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ctv.: cộng tác viên

cs: cộng sự
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
TSXH: Tần số xuất hiện
SL: Số lượng
WTO: World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới).

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân biệt hình thái F.hepatica và F.gigantica. .................................... 17
Bảng 2.2: So sánh để phân biệt hai loài ốc ........................................................... 19
Bảng 2.3: Một số loại thuốc tẩy trừ sán lá gan trên bò đang sử dụng trên thị
trường .................................................................................................................... 28
Bảng 4.1:Tỉ lệ nhiễm sán lá gan lớn trên bò tại tỉnh Trà Vinh qua phương pháp
mổ khám. .............................................................................................................. 40
Bảng 4.2: Cường độ nhiễm sán lá gan lớn trên bò tại tỉnh Trà Vinh ................... 40
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái sán lá gan lớn tại tỉnh Trà Vinh ............................ 41
Bảng 4.4: Kết quả các chỉ số của ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae tại các điểm
khảo sát ................................................................................................................. 48
Bảng 4.5: Thành phần và tỷ lệ các loài ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae tại các
địa điểm khảo sát .................................................................................................. 48
Bảng 4.6: Kích thước của trứng Fasciola spp ...................................................... 49
Bảng 4.7: Khảo sát tỷ lệ nở, thời gian trứng phát triển thành Micracidium ......... 49

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: A. Ốc Lymnaea , B. Trứng ốc Lymnaea ............................................... 13
Hình 2.2: Ốc Lymnaea swinhoei. .......................................................................... 14
Hình 2.3:Ốc Lymnaea viridis ................................................................................ 14
Hình 2.4: Fasciola gigantic .................................................................................. 16
Hình 2.5: Trứng Fasciola gigantic ....................................................................... 16
Hình 2.6: Fasciola hepatica ................................................................................. 17
Hình 2.7:TrứngFasciola hepatica ........................................................................ 17
Hình 2.8: Sán lá gan Fasciola gigantica và Fasciola hepatica ............................ 18
Hình 2.9 : Vòng đời của Fasciola spp ................................................................. 21
Hình 3.1: Ốc Lymnaea ngoài môi trường tự nhiên ............................................... 33
Hình 3.2: Mẫu được cố định và tiến hành đo ....................................................... 33
Hình 3.3: Thước đo trắc vi .................................................................................... 34
Hình 3.4: Thước đo thị kính (trên) và vật kính (dưới) nhìn dưới kính hiển vi
quang học .............................................................................................................. 35
Hình 3.5: Dùng thước trắc vi đo đường kính giác bụng, giác miệng của sán lá gan
............................................................................................................................... 36
Hình 3.6:Giác bụng, giác miệng sán lá gan dưới kính hiển vi ở X10 .................... 36
Hình 3.7:Cách đo chiều cao lỗ miệng, tháp ốc ..................................................... 37
Hình 3.8: Quan sát bò trước khi giết mổ .............................................................. 38
Hình 3.9: Trứng sán Fasciola spp đo bằng kính trắc vi ở vật kính X4 ................. 38
Hình 4.1: Các kiểu hình F1, F2, F3, F4, F5 .......................................................... 43
Hình 4.2: Kiểu hình sán lá dang 1 (F1) ................................................................ 43
Hình 4.3: Kiểu hình sán lá dạng 2 (F2) ................................................................ 44
Hình 4.4: Kiểu hình sán lá dạng 3 (F3) ................................................................ 44
Hình 4.5: Kiểu hình sán lá dạng 4 (F4) ................................................................ 45
Hình 4.6: Kiểu hình sán lá dạng 5 (F5) ................................................................ 45
Hình 4.7: Bề mặt gan có màu xám nhợt nhạt, gan bị xơ hóa và có ổ viêm.......... 47

Hình 4.8: Gan có mủ............................................................................................. 47
Hình 4.9: Sán chui ra từ tĩnh mạch gan ................................................................ 47
Hình 4.10: Micracidium ở vật kính X10 ------------------------------------------------------------------------- 50

viii


TÓM LƢỢC
Đề tài: “Tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở bò tại tỉnh Trà Vinh, phân loại ốc
thuộc họ Lymnaeidae và theo dõi sự phát triển của trứng sán lá gan lớn ở bên
ngoài môi trường tự nhiên”được tiến hành từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 6
năm 2015.Qua mổ khám 80 con bò tại lò mổ các địa bàn khảo sát tỉnh Trà Vinh,
cho thấy bò tại tỉnh Trà Vinh nhiễm sán lá gan lớn qua mổ khảo sát với tỉ lệ
nhiễm 8,75%. Trong đó bò có thể trạng trung bình nhiễm 17,5%, bò nhiễm mức
độ + chiếm 28,57% với cường độ nhiễm 5,5 0,5 (sán/cá thể bò), mức độ ++
chiếm 71,43% với cường độ nhiễm 10,5 0,5 (sán/cá thể bò).
Qua phân loại 68 mẫu sán lá gan lớn chúng tôi định dạng được 5 kiểu hình sán lá
gan lớn bao gồm F1, F2, F3, F4 và F5 với các dạng kiểu hình và kích thước khác
nhau, cho thấy sán lá gan lớn ký sinh trên bò tại tỉnh Trà Vinh có 5 kiểu hình,
trong 5 kiểu hình thì kiểu hình F1 có tần số xuất hiện cao nhất 26,47%, kế đến là
kiểu hình F2(23,53%), F3 và F5 có cùng tần số xuất hiện (19,12%) riêng kiểu
hình có tần số xuất hiện thấp nhất là F4(11,76%). Kích thước các chiều đo biến
động từ 27,675 0,425 (mm) đến 30,116 0,728 (mm) đối với chiều dài và từ
7,929 0,493 (mm) đến8,744 0,459(mm) đối với chiều rộng, tỷ lệ dài/rộng dao
động từ 3,280 0,162 đến 3,728 0,358.
Qua theo dõi thời gian trứng Fasciola gigantica phát triển thành ấu trùng
Micracidium chúng tôi có nhận xét: Trứng có màu vàng nhạt hay vàng chanh,
hình bầu dục, trứng to, có nắp, vỏ mỏng, 2 đầu tương đối gần bằng nhau. Bên
trong tế bào phôi phân bố đều, kín vỏ trứng, kích thước 0,156 0,013
(mm)x0.076 0,008 (mm).Sau 19,65

1,985 (ngày) theo dõi trứng Fasciola
gigantica phát triển thành ấu trùng Micracidium,trong điều kiện tự nhiên có nước
và được chiếu sáng trực tiếp từ ánh sáng tự nhiên 2 giờ/ngày.
Qua thu thập 200 ốc nước thuộc họ Lymnaeidae tại các huyện tại tỉnh Trà Vinh.
Kết quả định danh phân loại các loại ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaeidae thấy có 2
loài được tìm thấy là ký chủ trung gian của sán là tại các địa điểm khảo sát là:
Lymnaea swinhoei vàLymnaea viridisvới tỷ lệ lần lượt là 77% và 23%.

ix


Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình hội nhập, chính sách mở cửa với nước ngoài đã có nhiều ảnh hưởng và
tác động đến ngành nông nghiệp nói chung và tình hình chăn nuôi nói riêng.
Nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước được triển khai nhằm khuyến khích nông
dân hăng say lao động, điển hình trong phong trào nuôi bò lấy sữa, thịt. Nhu cầu
tiêu thụ thịt và sữa trâu, bò ngày càng tăng cao là nguyên nhân cho sự gia tăng số
lượng đàn trâu, bò. Theo báo cáo tình hình chăn nuôi bò thịt các tỉnh phía Nam và
định hướng phát triển giai đoạn 2005-2010: năm 2004 có 4.812.116 con tăng
124,7% so với năm 2001, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long số lượng bò tăng cũng
đáng kể năm 2001 có 217.559 con đến năm 2004 có 412.924 con tăng 189,8%.
Được thiên nhiên ưu đãi với nền khí hậu nhiệt đới, thảm thực vật phong phú
và đa dạng Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng là nơi
có điều kiện thuận lợi cho nhiều loài ký sinh trùng phát triển, ký sinh và gây
bệnh. Đặc biệt bệnh sán lá gan được biết đến là một bệnh ký sinh trùng phổ biến
trên loài động vật ăn cỏ và động vật nhai lại. Chúng làm con vật trở nên gầy yếu,
còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng tạo điều kiện kế phát một số bệnh khác làm
giảm hiệu quả chăn nuôi, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Theo số liệu của FAO, hàng
năm sán lá gan làm thất thu cho ngàng chăn nuôi trâu bò khoảng hơn 3 tỷ USD
(FAO, 1989). Ở Hà Lan hàng năm bệnh sán lá gây thiệt hại cho ngành kinh doanh

sữa 135 triệu phơ răng. Ở lò sát sinh Anh hàng năm loại thải hơn 120 tấn gan tươi
trị giá 2,8 triệu phơ răng.
Nguy hiểm hơn nữa là sán lá gan có thể lây sang người nếu người ăn phải
kén sán metacercaria, theo ghi nhận của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng
Trung ương đã có trường hợp sán khoét ngực người chui ra.Tuy nhiên, những tác
hại do bệnh giun sán gây ra chưa được người chăn nuôi chú ý phòng trừ, bởi
phương thức chăn nuôi lạc hậu nên bệnh thường xảy ra rải rác, mầm bệnh có
nhiều cơ hội cảm nhiễm và lây lan.Vì vậy việc hiểu biết về ký chủ trung gian của
loài sán lá gan Fasciola spp, thời gian trứng phát triển thành mao ấu micracidium
là rất cần thiết để áp dụng trong chăn thả cũng nhưng phòng chống bệnh sán lá
gan.
Tuy khá nhiều loài Fasciola spp khác nhau, song hai loài Fasciola quan
trọng nhất được biết gây bệnh cho người là Fasciola hepatica (Linnaeus, 1758)
và Fasciola gigantica(Cobbold, 1855).Hai loài này giống nhau ở nhiều đặc điểm
hình thái, sinh thái, sinh học nên khó phân biệt khi so sánh riêng lẻ.Tuy nhiên,
1


chúng ta vẫn có thể chẩn đoán, giám định và phân loại giữa Fasciola hepatica và
Fasciola gigantica dựa vào phương pháp hình thái học (kiểu hình).Các kỹ thuật
và phương pháp này đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu về phân loại sinh vật và
cho kết quả tốt.
Để tìm hiểu kỹ hơn về ký chủ trung gian,đặc điểm hình thái, cách phân loại sán lá
gan ký sinh trên bò và theo dõi thời gian trứng phát triển thành micracidium và
được sự chấp thuận của Bộ môn Thú y – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng – Trường Đại học Cần Thơ chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tình hình
nhiễm sán lá gan lớn ở bò tại tỉnh Trà Vinh, phân loại ốc thuộc họ Lymnaeidae
và theo dõi sự phát triển của trứng sán lá gan lớn ở bên ngoài môi trường tự
nhiên”.
Với mục tiêu:

Xác định thành phần loài sán lá gan lớn ký sinh trên bò tại tỉnh Trà Vinh.
Định danh phân loại ốc thuộc họ Lymnaeidae tại tỉnh Trà Vinh.
Theo dõi thời gian trứng sán lá gan lớn phát triển thành ấu trùng Micracidium.
Khảo sát đặc điểm bệnh tích sán lá gan.

2


Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2. 1 Tình hình nghiên cứu sán lá gan trong nƣớc và ngoài nƣớc
2.1.1 Tình hình nghiên cứu sán lá gan ngoài nƣớc
Sán lá gan được biết đến từ năm 1370. Năm 1379, lần đầu tiên Jehan De Brie mô
tả toàn bộ sán lá gan trên cừu. Năm 1752, Swammerdam phát hiện những vĩ ấu
(cercariae) của sán Fasciola hepatica ởmột con ốc Gasteropoda. Đến năm 1758
Fasciola hepatica được Linnaeus mô tả. Năm 1845, Rudolphi phát hiện
Dicrocoelium dendriticum, 1847 Creplin phát hiện ra Paramphistomum
explanatum, 1885 Cobbold phát hiện ra Fasciola gigantica (Công trình nghiên
cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, Đỗ Dương Thái - Trịnh Văn Thịnh, 1978).
Thomas và Leuckart (1882), tạo nghiên cứu chu kỳ sinh học hoàn chỉnh của sán
lá gan (Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1978).
Stemphenol (1947) và Urquhart (1956) đã khẳng định tác hại của sán lá gan đối
với toàn bộ cơ thể trâu bò là gây thiếu máu và dị ứng khi cảm nhiễm nặng (Phan
Địch Lân, 2000).
Jenings (1956) qua khảo sát cho thấy một sán hút tới 0.2 ml máu trong một ngày,
theo ông chỉ sán lớn ăn máu còn sán nhỏ ăn tổ chức.
Locryt (1958) mô tả bệnh tích của sán lá gan với túi mật sưng to, ống mật bị tắc,
phình to, lớp thượng bì dày lên, có nhiều ổ áp xe ở gan. Gan sưng to, chai cứng
và nặng, tích nước xoang bụng, bạch cầu ái toan tăng 81%. Gia súc thiếu máu,
nhiễm độc, viêm khớp nặng. Tích nước xoang bụng, bạch cầu ái toan tăng 81%.
Gia súc thiếu máu, nhiễm độc viêm khớp nặng. Yasin (1958), cho rằng ở Pakistan

sự cảm nhiễm Fasciola gigantica xảy ra nhiều nhất sau đợt gió mùa, khi nước lụt
làm cho vĩ ấu ra khỏi cơ thể ốc hàng loạt. Vào tháng giêng, tháng hai, khi thiếu
chỗ thả chăn, gia súc phải ăn ở những nơi ẩm ướt có nang ấu sống được nhiều
tháng (Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thái, 1978).
Ueno et al (1960) sử dụng Biotin điều trị sán lá gan với liều 30-35 mg/kg thể
trọng, hiệu lực 66-88%.
Davtjan (1962) chứng minh quá trình dị ứng là do kết quả tác động của nhiều
kháng nguyên sinh từ sán và những kháng thể xuất hiện trong gan, quá trình dị
ứng dẫn đến những rối loạn đầu tiên bằng suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin A làm
cơ thể gầy yếu, tạo điều kiện cho các bệnh do vi khuẩn dễ phát sinh, thể hiện
bằng sự tăng quá nhiều bạch cầu ái toan trong cơ thể ( Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn
Thịnh, 1978).

3


Dawes (1962), gia súc bị suy nhược và thiếu máu là do độc tố của Fasciola
giantica tác động gây hiện tượng đạm trong máu thiếu, lượng albumin giảm và
globulin tăng.
Theo Horcher (1969) số metacercariae của lần gây nhiễm đầu ảnh hưởng đến đáp
ứng của ký chủ, càng có nhiều Fasciola trưởng thành sau lần gây nhiễm đầu tiên
thì sức đề kháng của trâu bò sau đó càng mạnh. Fasciola hepatica sống từ 9 đến
12 tháng trong ống dẫn mật của bò và sau 3 năm chỉ tìm thấy được vài con
Fasciola. Alicata và Swanson (1941) cũng xác nhận hiện tượng tương tự với
Fasciola gigantica (trích dẫn Chann Bory 2003).
Black and Froyd (1972) bò nhiễm Fasciola sẽ làm giảm chất lượng sữa và năng
suất sữa giảm từ 15-30% , thậm chí có thể giảm đến 50% (Đỗ Dương Thái, Trịnh
Văn Thịnh, 1978).
Sinclair (1972) trâu bò cái rất dễ nhiễm Fasciola hepatica và kết quả là sẩy thai,
sinh non hoặc con sinh ra yếu ớt.

Hope, Cawdery và ctv. (1977) cho thấy bò bị nhiễm từ 40-140 con sán lá gan thì
tăng trọng giảm từ 8-28%.
Enzeby (1984) cho rằng sán lá gan trưởng thành lấy chất dinh dưỡng và ăn hồng
cầu từ gan và mật để sống làm cho bò gầy còm và thiếu máu (Đỗ Trọng Minh,
1999).
Cho đến nay WHO ước tính rằng có ít nhất 2,4 triệu người bị nhiễm ở hơn 70
quốc gia trên toàn thế giới, với vài triệu rủi ro.
(www.who.int/foodborne_trematode_infections/fascioliasis/en/)
2.1.2 Tình hình nghiên cứu sán lá gan trong nƣớc
Houdemer (1938) phát hiện hai trường hợp nhiễm sán lá gan trên người Việt
Nam. Ông tiến hành điều tra trên gia súc thấy có cả hai loài Fasciola hepatica và
Fasciola gigantic. Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm trên trâu là 64,7%, trên bò là
23,5%, dê là 37,5% và thỏ là 14%.
Drozdz (1967) khi khảo sát tình hình nhiễm sán lá gan tại các lò mổ vùng núi
Tuyên Quang thấy 76,9% gan trâu có sán, 36% gan bò có sán, 20% gan dê nhiễm
Fasciola gigantica. Chỉ có một trường hợp duy nhất trên gan trâu có loài Fasciola
hepatica.
Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978)) thấy thời gian ngắn nhất từ trứng cho
tới lúc thành kén của Fasciola gigantica là khoảng 70 ngày.

4


Hồ Thị Thuận, Nguyễn Ngọc Phương (1986) cho biết qua kiểm tra phân tỉ lệ
nhiễm sán lá gan trâu bò ở Lâm Đồng là 34,55%, khu vực Sài Gòn, Cần Thơ tỉ lệ
nhiễm 33,66%, Minh Hải nhiễm 2,42-7%. Khi mổ khám thì tỉ lệ nhiễm ở bò
21,93% ở trâu là 91,66%.
Lương Tố Thu et al. (1996) cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan qua kiểm tra lò mổ lên
tới 76%, đại đa số gan bị xơ hóa, hoại tử, canxi hóa và phải hủy bỏ từ 80-100%
(Phạm Sĩ Lăng và ctv, 2001).

Nguyễn Trọng Kim (1996) kiểm tra trên 4962 mẫu ốc ở Hà Nam Ninh, Hải
Phòng thấy có 52,74% ốc có nhiễm ấu trùng sán lá.
Phan Lục (1996) qua mổ khám 34 trâu tại một số tỉnh phía Bắc cho biết tỷ lệ
nhiễm Fasciola gigantica là 47%.
Lương Văn Huấn và ctv. (1997) điều tra trên 11 tỉnh phía Nam thì tỷ lệ nhiễm sán
lá gan ở bò qua kiểm tra phân từ 28,1-45,2% tùy theo lứa tuổi và qua mổ khám
từ 20-32,2% tùy theo địa phương.
Lương Tố Thu (1997) qua điều tra 4 tỉnh phía Bắc có tỷ lệ nhiễm sán lá gan như
sau: đồng bằng là 55,5%, trung du là 31,5% và miền núi là 23%.
Tô Du (1999) bệnh sán lá gan thường xảy ra ở trâu nhiều hơn bò, do trâu thích ăn
cỏ dưới nước, bệnh thường rất nặng với trâu bò nhập nội. Thời gian phát triển
của bệnh sán lá gan thường dưới 6 tháng, con vật chết vì kiệt sức không đau đớn,
không co giật.
Phan Địch Lân (2000) cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở đồng bằng từ 19,6-61,3%;
ở trung du từ 16,4-50,2%; ở vùng núi từ 14,7-44% và ở vùng ven biển là 13,739,6%.
Phạm Sỹ Lăng (2001) sán trưởng thành gây tổn thương cho gan và mật, đồng thời
tiết độc tố gây rối lọan tiêu hóa, viêm ruột cấp và mãn tính.
Phan Địch Lân (2000) tổng kết Việt Nam là một trong 5 nước Châu Á trồng lúa
nước có tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở mức cao nhất, trâu bò càng lớn tuổi thì tỷ lệ
nhiễm càng cao.
Trong thời gian từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 2 năm 2006 phòng khám chuyên
khoa cua Viện Sốt Rét – Côn Trùng Quy Nhơn đã điều trị khoản 1500 bệnh nhân
nhiễm sán lá gan Fasciola từ 15 tỉnh miền Trung Tây Nguyên (www.impeqn.org.vn).
Tình hình nghiên cứu ở Đông Bằng Sông Cửu Long
5


Nguyễn Hữu Hưng và ctv. (1993) qua mổ khám trên 130 trâu bò (86 trâu, 44 bò)
và qua kiểm tra phân 82 trâu bò (49 trâu, 33 bò) tại Thốt Nốt cho biết trâu bò
huyện Thốt Nốt nhiễm sán lá với tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là 51,2% và ở bò là

33,3%. Sử dụng Han-Dertil, uống trực tiếp, không gây phản ứng phụ, hiệu lực đạt
100%.
Nguyễn Hữu Hưng (1996) bằng phương pháp mổ khám trên 150 trâu bò (64 trâu,
86 bò) cho biết đàn trâu bò tỉnh An Giang nhiễm sán lá gan chiếm tỷ lệ tương đối
cao, ở trâu là 85,93% và ở bò là 83,72%. Qua kiểm tra phân trên 130 bò ở 2
huyện Tri Tôn và Tịnh Biên cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 46,15%.
Nguyễn Thị Hưng Hải và ctv. (2004) qua kiểm tra 250 bò ở Cần Thơ phát hiện
122 con nhiễm với tỷ lệ nhiễm là 48,85% và 250 bò ở An Giang phát hiện 169
con nhiễm với tỷ lệ là 67,6%. Sử dụng Dovenix với liều 1,3 ml/kg thể trọng cho
hiệu quả 100%.
Thạch Thanh Thuý (2006) kiểm tra bệnh sán lá gan ở Sóc Trăng cho biết tỷ lệ
nhiễm là 49,45% và còn cho biết tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi. Tỷ lệ nhiễm
ở bò ta cao nhất, kế đến là bò lai Sind, và cuối cùng là bò sữa.
Nguyễn Hữu Hưng và ctv. (2009), qua kiểm tra 981 mẫu phân bò tại 4 huyện
trong tỉnh Đồng Tháp ở các lứa tuổi khác nhau thuộc 3 giống bò (bò sữa, bò lai
Sind, bò địa phương), kết hợp mổ khám 309 bò cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan
53,31%; bò địa phương nhiễm 59,80%, bò lai Sind nhiễm 53,48% và bò sữa
nhiễm 33,08%. Bò bị nhiễm sán lá gan tăng dần theo lứa tuổi.
Trần Thanh Lộc (2010), qua kiểm tra 525 mẫu phân bò ở tỉnh Trà Vinh cho biết
tỷ lệ nhiễm là 37,33%. Bò nhiễm sán lá gan có khuynh hướng tăng dần theo tuổi.
Bằng phương pháp mổ khám và định danh phân loài sán lá gan, thấy rằng bò
nhiễm 2 loài Fasciola spp và loài Paramphistomum explanatum với tỷ lệ nhiễm
lần lượt là 31,11%, 18,89%.
2. 2 Tình hình nghiên cứu về họ ốc Lymnaeidae
2.2.1 Tình hình nghiên cứu về họ ốc Lymnaeidae ở nƣớc ngoài
Kendall (1949), ở mỗi khu vực khác nhau thì ký chủ trung gian của loài Fasciola
sp cũng khác nhau và thay đổi theo từng bước. Ở Australia ký chủ trung gian với
của sán lá gan là loài Lymnaea tomentoxa, Bắc Mỹ là Lymnaea bulimoides
techella.
Taylor (1949) làm thí nghiệm và thấy rằng trong 10 ốc thí nghiệm thì có 3 ốc vẫn

tồn tại sau mùa hè khô hạn “ ngủ hè” với điều kiện khô nhân tạo trong 12 tháng,
6


giai đoạn phát triển đơn tính của sán lá gan tồn tại tối thiểu 10 tháng trong ốc ngủ
hè.
Gordon et al (1959) sử dụng đồng pentachlorphenate để diệt ký chủ trung gian
với liều 11kg/ha với thể tích 4500 lít/ha sẽ làm bất hoạt ký chủ trung gian
Lymnaeao tomentosa.
Kendall và Ollerenshaw (1963) chứng minh mật độ phát triển của ốc trong quần
thể cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm sự ký sinh trùng.
Soubly (1965) cho rằng Dicrocoelium dendriticum có 2 ký chủ trung gian đó là
ốc và kiến, micracidium không nở từ trứng mà nở từ ký chủ trung gian, ở trong
ruột ốc.
Taylor (1965) công bố Fasciola gigantica là loài phổ biến ở các nước nhiệt đới.
Ông còn cho biết từng loài ốc ký chủ trung gian được phân bố theo vùng khác
nhau:
Lymnaea natalensis: Trung Phi
Lymnaea persica: Pakistan
Lymnaea lutoole: Afganistan
Lymnaea limoso: Nga
Lymnaea swinhoei: Trung Quốc
Lymnaea viridis: Indonexia
(trích dẫn Đỗ Trọng Minh, 1999).
Kaufmann (1996), vật chủ trung gian của sán lá Fasciola là các ốc nước ngọt họ
Lymnaea: Lymnaea auricularia, Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis, Galba
truncatula, Radix ovate … Tác giả cho biết vùng đồng bằng có nhiều hồ, ao,
kênh, rạch, có điều kiện cho ốc – vật chủ trung gian sống và sinh sản. Các kiểu
địa hình khác thì vấn đề này hạn chế hơn so với đồng bằng.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu về họ ốc Lymnaeidae ở trong nƣớc

Phan Địch Lân, Lê Hồng Căn (1972) xác định ốc ký chủ trung gian chủ yếu tại
Việt Nam là Lymnaea swinhoei (H. Adams, 1866) và Lymnaea viridis (Quoy &
Gaimard, 1833). Tỷ lệ ốc mang ấu trùng đến 90%. Điều tra mật độ ốc Lymnaea
viridis ở chân ruộng mạthấy trung bình là 126 con/m2, mật độ ốc Lymnaea
swinhoei trôi nổi là 25 con/m2.
7


Thái Trần Bái (1977), ở ruộng rau muống có mức nước nông, ốc thường tập trung
ở cọng, lá rau đang thối rữa. Ở các ruộng muống đang trong thời kỳ khô hạn, đất
đá nứt nẻ, ốc thường tập trung ở gốc muống, tỷ lệ ốc sống là 90,3%. Trong ruộng
rau lấp mật độ ốc thấp hơn. Ở ruộng lúa, ruộng mới cấy, ốc tập trung ở gốc lúa
hay treo mình trên mặt nước.
Phan Địch Lân (1985) khi điều tra các loài ốc ký chủ trung gian của sán lá gan
trên 15 tỉnh phía Bắc nhận thấy có sự hiện diện của 2 loài ốc Lymnaea viridis và
Lymnaea swinhoei. Loài Lymnaea swinhoei (ốc vành tai) có vỏ mỏng, dễ vỡ
không có nắp miệng, kích thước 20 mm, vòng xoắn cuối cùng rất lớn, chiếm gần
hết phần thân, vỏ toe ra như vành tai. Loài Lymnaea viridis (ốc chanh) cũng có vỏ
mỏng, không có nắp miệng, kích thước 10 mm, vỏ dễ vỡ, có 4-5 vòng xoắn, vòng
xoắn cuối cùng lớn. Tác giả còn cho biết mật độ của ốc theo mùa khác nhau: mật
độ vụ đông xuân lớn hơn vụ hè thu:
Vụ đông xuân: Lymnaea viridis

123±54 con/m2

Lymnaea swinhoei

146±49 con/m2
64±17 con/m2


Vụ hè thu: Lymnaea viridis

59±33 con/m2

Lymnaea swinhoei

Phan Địch Lân (2000), cho biết Việt Nam loài Lymnaea viridis thích sống ở cạn
hơn (nơi có nước xâm xấp), còn loài Lymnaea swinhoei thích sống ở nơi có nước
hơn (sống trôi nổi ở cống, rãnh, ao, hồ).
Lê Hồng Mận và Lê Văn Thông (2001) dùng Sulfat đồng (CuSO4 ) để tiêu diệt
ốc-ký chủ trung gian cho kết quả tốt.
Lê Quang Hùng (2002), ở Bình Định có 2 loài ốc Lymnaea viridis và Lymnaea
kswinhoei là vật chủ trung gian của Fasciola gigantica. Tỷ lệ phát triển của trứng
Fasciola gigantica nuôi trong nước cất và nước ao hồ là khá cao từ 80-96%,
trong điều kiện nhiệt độ từ 27-350C thời gian phát triển từ trứng sán đến nang sán
là 42-58 ngày. Trong đó thời gian phát triển trong ốc vật chủ trung gian từ 31-40
ngày.
Phan Địch Lân (2004) cho biết: Lymnaea swinhoei phân bố nhiều hơn ở vùng
đồng bằng, trong khi ốc Lymnaea viridis phân bố nhiều hơn ở vùng núi, trung du
và ven biển.

8


Phạm Ngọc Doanh và cs (2005) , cho thấy chỉ 0.06% ốc Lymnaea swinhoei và
1% ốc Lymnaea viridis ở Đông Anh và Phú Xuyên, Hà Nội bị nhiễm ấu trùng sán
lá gan.
Đỗ Đức Ngái và cs (2006), thông báo 0,45% ốc Lymnaea swinhoei ở Đắk Lắk bị
nhiễm ấu trùng sán lá gan.
Lê Hoàng Nam (2007) nghiên cứu tại tỉnh Hậu Giang cho biết 2 giống Bulinidae

và Lymnaea là ký chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan cho gia súc nhai lại và kể
cả con người, tỷ lệ loài ốc Lymnaea tại điểm nghiên cứu là 35,39%.
Nguyễn Đức Tân và cs (2010), xác định ốc Lymnaea viridis nhiễm ấu trùng ở
Bình Định là 1,8%, Khánh Hòa là 0,92%, Phú Yên là 0,5%. Ốc Lymnaea
swinhoei nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn ở Bình Định là 1,21%, Khánh Hòa là
0,37%, Phú Yên là 0,68%.
Đồng Thị Thanh Dung (2011), nghiên cứu tại huyện Thăn Bình, tỉnh Quảng Nam
có 5 loài ốc nước ngọt Viviparus aceracus. Pila polita, Pomacea canaliculata,
Melanoides tuberculata, Lymnaea viridis. Trong đó có Lymnaea viridis là vật chủ
trung gian của sán lá gan được tìm thấy ở nơi nước đọng và nơi nước chảy chậm.
2.2.3 Sơ lƣợc về động vật thân mềm (Ngành Mollusca)
Ngành Mollusca đã có rất nhiều hệ thống phân loại khác nhau, tùy theo từng giai
đoạn phát triển của phân loại học và tùy theo tác giả. Có các hệ thống phân loại
của Pensenner (1892), Parke (1987), Cooke (1917), trong hệ thống phân loại này
tiêu biểu là hệ thống phân loại của Pensenner và Thiel.
Hệ thống phân loại của Pensenner và Thiel chia ngành Mollusca thành 5 lớp:
Amphineura, Gastropoda, Scaphopoda, Bivalvia, Cephalopoda.Nguyễn Chính
(1996), dựa trên hệ thần kinh song song mà tác giả xếp 4 nhóm:
Chaetodermomorpha, Neomenimorpha, Monoplacophora và Polyplacophora vào
một lớp đó là Amphineura.
Hiện nay, hệ thống phân loại Mollusca được xây dựng dựa trên cơ sở sau:
9


 Cấu tạo, hình dáng và số lượng vỏ.
 Sự phát triển của phần đầu (đầu phát triển hay thoái hóa).
 Hình dạng chân.
 Cấu tạo của hệ thần kinh.
 Vị trí, số lượng và cấu tạo cơ quan hô hấp (mang, phổi).
 Cấu tạo của phiến hàm, lưỡi sừng và răng sừng.

 Đơn tính hay lưỡng tính…
Gần đây, một số nhà phân loại học dựa vào hình dáng cấu tạo của vỏ đã chia
ngành Mollusca thành 7 hoặc 8 lớp khác nhau. Tiêu biểu có hệ thống phân loại
theo Ruppert và Barnes (1994) chia lớp Amphineura thành 3 lớp mới đó là
Aplacophora (không vỏ), Monoplacophora (một vỏ) và Polyplacophora (nhiều
vỏ) còn các lớp khác thì vẫn giữ nguyên. Theo Barnes et al (2000) thì lớp
Aplacophora được tách thành 2 lớp mới đó là Chaedermomorpha và
Neomeniomorpha. Các lớp còn lại tương tự như phân loại của Pechenik (2000) và
Ruppert & Barnes (1994). Như vậy, theo Barnes et al (2000) thì ngành động vật
thân mềm được chia thành 8 lớp.
2.2.3.1 Khái quát về lớp chân bụng (Gastropoda)
Hình thái bên ngoài
Đầu: phần đầu bao gồm: mắt, xúc tu, miệng và cơ quan cảm giác.
Chân: có dạng diện rộng (mặt phẳng) thích nghi với lối sống bò lê.
Màng áo: là lớp da nhăn nheo bao bọc lấy phần cơ thể bên trong và có khả năng
sinh ra vỏ để bảo vệ cơ thể. Giữa nội tạng và màng áo có một xoang trống có
chứa mang gọi là xoang màng áo hay xoang mang (mantle cavity), lỗ sinh dục và
hậu môn cũng đổ ra xoang màng áo.
Vỏ: được màng áo tiết ra, cấu tạo gồm 3 lớp: tầng sừng (pereiostracum), tầng đá
vôi (ostracum) và tầng xà cừ (hypostracum).

10


 Tầng sừng: do các tế bào mép màng áo (các tế bào ở nếp sinh vỏ) sinh ra,
tầng này chỉ tăng diện tích rất ít tăng độ dày. Thành phần chủ yếu là chất
sừng.
 Tầng đá vôi: do các tế bào biểu bì mặt ngoài phần tiếp theo của mép màng
áo sinh ra, tầng này tăng diện tích và ít tăng độ dày. Thành phần chính là
CaCO3.

 Tầng xà cừ: do phần trên cùng của các tế bào biểu bì mặt ngoài tiết ra, tầng
này cấu tạo gồm CaCO3, các muối kim loại, protein và polysaccarid. Tầng
xà cừ tăng cả diện tích và độ dày theo thời gian.
Cấu tạo bên trong
Hệ thần kinh: Gastropoda có 4 đôi, bao gồm vòng thần kinh hầu (nửa trên là
cung não, nửa dưới là cung miệng), hạch chân, hạch bên và hạch tạng.
Hạch não: điều khiển hoạt động của các cơ quan như mắt, xúc tu, đầu, các cơ
quan cảm giác.
Hạch chân: điều khiển hoạt động của chân.
Hạch bên: điều khiểu hoạt động của màng áo.
Hạch tạng: điều khiển cơ quan nội tạng và hệ tuần hoàn.

11


Cơ quan cảm giác
Xúc giác: toàn bộ bề mặt cơ thể đều có chức năng xúc giác, đặc biệt là phần đầu,
xung quanh chân, mép màng áo, xúc tu là những nơi rất nhạy cảm với môi trường
xung quanh.
Vị giác: có khả năng chọn lọc thức ăn nhờ có tế bào vị giác nằm ở mặt bụng và
hai bên thành ống tiêu hóa.
Thính giác (cơ quan thăng bằng): do các tế bào biểu bì hình thành, có thể có một
hoặc nhiều màng nhĩ thạch và xung quanh có các tế bào tuyến tiết dịch thể làm
cho hạt nhĩ thạch ở trạng thái lơ lửng.
Thị giác: nằm ở gốc hoặc đầu xúc tu, có tác dụng cảm quang.
Cơ quan kiểm tra chất nước (Osphradium): là cơ quan cảm giác nằm trong xoang
mafg áo (thường nằm trong gốc mang). Nhiệm vụ là kiểm tra chất lượng nước khi
đi vào xoang màng áo.
2.2.3.2 Một số thành phần loài của lớp chân bụng (Gastropoda)
Họ Lymnaeidae

Là ốc nước ngọt, không có nắp đậy, một mảnh vỏ, vỏ có hình vành tai, dễ vỡ,
tháp ốc nhọn, lưỡng tính.
Trong quá trình phát triển có sự quay quanh và uốn vặn nên cơ thể không đối
xứng hai bên, chân có đối xứng, mặt chân rất rộng, có hình trái xoan, nằm ở mặt
bụng.
Cơ thể xoắn về bên phải nếu nhìn từ đỉnh tháp, thở bằng phổi.
Kích thước 1 – 7cm, có 5 – 7 vòng xoắn.
Ăn các loại tảo sống trong nước, các loại cây thủy sinh, chất thải hữu cơ.
Di chuyển chậm trong nước, sống ở ao, đầm lầy. Mỗi con ốc đẻ khoảng 50 trứng,
được kết dính vào nhau bằng chất keo trong suốt gọi là ổ trứng, mỗi ở dài từ 3 – 5

12


cm. Qua 10 ngày trứng nở, những con ốc này sẽ phân tán khắp nơi và phát triển
nhanh chóng.
Vỏ phát triển mỗi tháng một vòng xoắn cho tới khi đạt được kích thước trưởng
thành. Nếu trong nước thiếu thức ăn, nó cũng trở thành mồi cho những động vật
sống trong nước khác.

A

B

Hình 2.1: A. Ốc Lymnaea , B. Trứng ốc Lymnaea
(wikipedia.com)
Giống Lymnaea
Lymnaea swinhoei (H.Adams, 1886).
Đồng tên : L.annamitica, Radix swinhoei.
Loài Lymnaea swinhoei có chiều dài trưởng thành bằng hoặc lớn hơn 15 mm. Vỏ

ốc hình con quay. Đỉnh vỏ nhọn. Vỏ ốc cuộn xoắn phải, có 3 – 4 vòng xoắn, các
vòng xoắn đầu thót nhỏ, trông như cái núm trên vòng xoắn cuối, Vòng xoắn cuối
phình rộng, góc trên trái lồi nên vỏ có dạng vuông góc. Vỏ mỏng, nhẵn bong màu
đất, mặt vỏ có khía mờ. Ốc không có nắp miệng, lỗ miệng vỏ loe rộng, hình vành
tai, tỷ lệ giữa chiều dài lỗ miệng và chiều cao tháp ốc là 2 – 3 lần, vành miệng
ngoài sắc, gần thẳng. Bờ trụ ốc tạo thành nếp uốn ở giữa khoảng. Phía dưới vành
miệng tròn. Lỗ rốn hẹp, dài.

13


Hình 2.2: Ốc Lymnaea swinhoei.
(wikipedia.com)
Giống Austropeplea
Loài Lymnaea viridis có chiều dài ốc trưởng thành nhỏ hơn 15mm. Đỉnh vỏ nhọn,
vỏ ốc hình con quay. Vỏ ốc cuộn xoắn phải, có 4 – 5 vòng xoắn, các vòng xoắn
đầu nhỏ vừa so với vòng xoắn cuối, vòng xoắn cuối phình rộng nhưng góc bên
trái vát nên có dạng tròn. Tháp ốc cân đối hình nón, không lõm tại đường biên.
Ốc không có nắp miệng. Vỏ mỏng nhẵn, màu nâu đất, có khía mờ. Lỗ miệng vỏ
hình bầu dục đều, tỷ lệ giữa chiều dài lỗ miệng và chiều cao tháp ốc là 1,5 lần,
vành miệng ngoài sắc, cong đều. Bờ trụ ốc tạo thành nếp uốn ở khoảng giữa. Phía
dưới vành miệng tròn. Lỗ rốn rất hẹp.

Hình 2.3:Ốc Lymnaea viridis
(wikipedia.com)
14


2.3 Bệnh sán lá gan trên trâu bò
2.3.1Căn bệnh

Bệnh do Fasciola Hepatica và Fasciola Gigantica gây ra,ngoài ra còn
doParamphistomum explanatum, Dicrocoelium dendriticum gây nên. Đây là các
loại ký sinh trùng gây bệnh chung cho động vật nhai lại và đôi khi thấy ở người kí
sinh ở ống dẫn mật, gan gây hiện tượng gan hoại tử, thời kỳ di hành còn thấy ở
phổi, tim, hạch lamba, tuyến tụy .Ở Việt Nam cũng như ở Châu Á trâu bò bị
nhiễm chủ yếu là loài Fasciola gigantica.
2.3.2 Phân loại và hình thái
2.3.2.1 Phân loại
Ngành:
Lớp:
Bộ:
Họ:
1901.

Platyhelminths Slathelminthes Schneide , 1873.
Trematoda Pudolphi, 1808.
Fasciolida Skrjabin et Schulz, 1937.
Fasciolidae Railliet, 1895 và Paramphistomatidae Fischoeder,

Giống:
Fasciolavà Gigantocotylg (Paramphistomum), Fischoeder. 1901.
2.3.2.2 Hình thái
Fasciola gigantica
Được Colbbold phát hiện năm 1885.
Ký chủ cuối cùng:trâu, bò, dê, cừu, lạc đà và cả con người.
Ký chủ trung gian: các loài ốc thuộc họ Lymnaeidae. Ở Việt Nam là L.viridis và
L.swinhoei.
Nơi ký sinh: ống dẫn mật, gan.
Phân bố địa lý: Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Châu Âu, Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản, Pakistan, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam).

Hình thái: sán có hình dạng giống như chiếc lá, thường có màu xám nâu, dài 2575mm, rộng 5-12mm, thường chiều dài gấp ba lần chiều rộng. Đầu sán có chóp,
không có vai, phần đầu phình ra. Hai rìa bên thân sán đi song song nhau, phần
cuối của thân tù kín lại. Giác bụng tròn lớn lồi ra, giác miệng nhỏ ở ngay đỉnh
đầu, túi sinh dục lớn nằm gần giác bụng. Hầu dài hơn thực quản, ruột phân thành
nhiều nhánh nhỏ, buồng trứng phân thành nhiều nhánh nằm gần giữa trước thân.
Hai tinh hoàn phân nhánh chồng lên nhau, tuyến noãn hoàng xếp dọc 2 bên thân.
15


×