Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

khảo sát sự hiện diện của nhện lông nhung (eriophyes sp ) trên một số giống chôm chôm trồng phổ biến tại huyện long hồ, tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHAN MINH KHOA
NGUYỄN XUÂN THẢO

KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA
NHỆN LÔNG NHUNG (ERIOPHYES SP.) TRÊN
MỘT SỐ GIỐNG CHÔM CHÔM TRỒNG PHỔ
BIẾN TẠI HUYỆN LONG HỒ,
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHAN MINH KHOA
NGUYỄN XUÂN THẢO

KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA
NHỆN LÔNG NHUNG (ERIOPHYES SP.) TRÊN
MỘT SỐ GIỐNG CHÔM CHÔM TRỒNG PHỔ
BIẾN TẠI HUYỆN LONG HỒ,
TỈNH VĨNH LONG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. Lăng Cảnh Phú

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Họ và tên: Phan Minh Khoa
MSSV: 3113446
Lớp: Bảo Vệ Thực Vật K37
Họ và tên: Nguyễn Xuân Thảo
MSSV: 3113491
Lớp: Bảo Vệ Thực Vật K37
2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn đại học với đề tài:

“KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA NHỆN LÔNG NHUNG
(ERIOPHYES SP.) TRÊN MỘT SỐ GIỐNG CHÔM CHÔM TRỒNG
PHỔ BIẾN TẠI HUYỆN LONG HỒ,TỈNH VĨNH LONG”
Do sinh viên PHAN MINH KHOA và NGUYỄN XUÂN THẢO thực hiện.
Kính trình Hội đồng chấp nhận luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015

Cán bộ hướng dẫn

ThS. Lăng Cảnh Phú

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn đại học đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA NHỆN LÔNG NHUNG
(ERIOPHYES SP.) TRÊN MỘT SỐ GIỐNG CHÔM CHÔM TRỒNG
PHỔ BIẾN TẠI HUYỆN LONG HỒ,TỈNH VĨNH LONG”
Do sinh viên PHAN MINH KHOA và NGUYỄN XUÂN THẢO thực hiện
và bảo vệ trước hội đồng ngày
……………………………………………………………………………
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức
……………………….…………………………………………………………
…………………………...
Ý kiến hội đồng:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ
SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…


CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Phan Minh Khoa
Ngày, tháng, năm sinh: 12/03/1993
Nơi sinh: Long Xuyên – An Giang
Họ và tên cha: Phan Minh Hà

Họ và tên mẹ: Mai Thị Thu Lan

Địa chỉ liên lạc: 11C6, đường Nguyễn Khuyến, khóm Bình thới 2,
phường Bình Khánh, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Quá trình học tập:
Năm 2004, tốt nghiệp tiểu học tại trường tiểu học Nguyễn Du, TP Long
Xuyên, tỉnh An Giang.
Năm 2008, tốt nghiệp trung học cơ sở tại trường trung học cơ sở Bình
Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Năm 2011, tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường trung học phổ
thông Bình Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Thi đậu vào trường Đại học Cần Thơ năm 2011, Ngành Bảo vệ Thực vật,
Khóa 37, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.
----------------------------------------------Họ và tên: Nguyễn Xuân Thảo
Ngày, tháng, năm sinh: 25/07/1992
Nơi sinh: H.Tân Hiệp – tỉnh Kiên Giang
Họ và tên cha: Nguyễn Minh Sơn


Họ và tên mẹ: Lý Thị Huốc

Địa chỉ liên lạc: ấp Thạnh Đông, xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp,
tỉnh Kiên Giang
Quá trình học tập:
Năm 2003, tốt nghiệp tiểu học tại trường Tiểu học Thạnh Phú, xã
Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, tỉnh Cần Thơ.
Năm 2007, tốt nghiệp trung học cơ sở tại trường Trung học cơ sở Thạnh
Đông B, xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Năm 2010, tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường Trung học phổ
thông Thạnh Tây, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Thi đậu vào trường Đại học Cần Thơ năm 2011, Ngành Bảo vệ Thực vật,
Khóa 37, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận
văn nào cùng cấp khác.
Ngày…….tháng……năm……
(Ký tên)

PHAN MINH KHOA

iv

NGUYỄN XUÂN THẢO



LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin chân thành biết ơn công lao sinh thành, nuôi dưỡng
của Cha Mẹ. Người đã luôn chia sẻ, quan tâm và yêu thương con bằng tất cả
tấm lòng.
Kính gửi thầy Lăng Cảnh Phú, giáo viên hướng dẫn lòng biết ơn sâu sắc.
Cám ơn thầy đã tận tình chỉ bảo và cho những lời khuyên bổ ích trong việc
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong Bộ môn Bảo vệ Thực
vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, đã
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tại
Bộ môn.
Xin tỏ lòng biết ơn thầy cố vấn học tập Ths. Nguyễn Chí Cương đã luôn
chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn anh Đỗ Thành Đạt đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng
góp ý kiến và cho những lời khuyên giúp em vượt qua khó khăn trong quá
trình hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn các bạn trong lớp Bảo vệ Thực vật K37 đã giúp đỡ
rất nhiệt tình trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng!

v


Phan Minh Khoa và Nguyễn Xuân Thảo, 2015. “Khảo sát sự hiện diện của
nhện lông nhung (eriophyes sp.) trên một số giống chôm chôm trồng phổ
biến tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp Đại học,
ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại
học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Thạc sĩ Lăng Cảnh Phú.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện từ tháng 7/2014 đến tháng 4/2015 với mục đích
khảo sát mật số nhện long nhung (eriophyes sp.) trên một số giống chôm chôm
tại huyện Long Hồ, tỉnh Vỉnh Long.
Quá trình điều tra được thực hiện ngẫu nhiên tại 30 vườn trồng chôm
chôm trên địa bàn huyện Long Hồ gồm 4 xã cù lao: An Bình, Đồng Phú, Hòa
Ninh, Bình Hòa Phước. Phần lớn nông dân vẫn chưa biết tác nhân và nguyên
nhân gây bệnh. Nông dân có độ tuổi đa phần từ 40 – 50 tuổi (47%). Trong đó
100% vườn không có nuôi ong. Việc khảo sát được thực hiện bằng cách thu
mẫu lá và đọt tại vườn mang về phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của
nhện, đồng thời tiến hành điều tra trực tiếp về kỹ thuật canh tác với nông dân.
Qua khảo sát ghi nhận được sự xuất hiện của nhện long nhung Eriophyes
sp. với 76,7% vườn có nhện. Triệu chứng của bệnh có nhiều điểm giống bệnh
chổi rồng chôm chôm. Qua quan sát dưới kính lúp nhện trên chôm chôm và
trên nhãn có nhiều điểm giống và khác nhau. Do bệnh mới phát triển trên
chôm chôm nên tỷ lệ bệnh còn nhỏ (4,5%)

vi


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC

vi

DANH SÁCH BẢNG

x

DANH SÁCH HÌNH


xi

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ CHÔM CHÔM
TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

2

1.2 MỘT SỐ GIỐNG CHÔM CHÔM

2

1.2.1 Chôm chôm Java

2

1.2.2 Chôm chôm Nhãn (Đường)

2

1.2.3 Chôm chôm Thái


3

1.2.4 Chôm chôm ta

3

1.3 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ NHU CẦU SINH THÁI

3

1.3.1 Đặc tính thực vật

3

a. Thân

3

b. Lá

3

c. Hoa

3

d. Trái

4


e. Hạt

4

1.3.2 Nhu cầu sinh thái

4

1.4 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

6

1.4.1 Chuẩn bị đất trồng

6

1.4.2 Thời vụ trồng

6

1.4.3 Cách trồng

6

1.4.4 Khoảng cách trồng

6

1.4.5 Chăm sóc


6

1.4.6 Bón phân

6

1.5 CÁC SÂU BỆNH GÂY HẠI CHÍNH TRÊN CHÔM CHÔM

7

vii


1.5.1 Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

7

1.5.2 Sâu đục trái (Acrocercops cramerella)

8

1.5.3 Rệp sáp (Planococcus sp.)

9

1.5.4 Sâu ăn bông (Thalasodes sp.)

10

1.5.5 Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.)


10

1.5.6 Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum gloeosporioides)

11

1.5.7 Bệnh cháy lá (do nhiều loại nấm Pestalotia, Phomopsis... )

11

1.5.8 Bệnh thối trái ( do nấm Phomopsis sp., Dothiorella spp. )

12

1.6 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH CHỔI RỒNG VÀ NHỆN
LÔNG NHUNG (ERIOPHYES SP.) GÂY BỆNH CHỔI RỒNG

13

1.6.1 Giới thiệu chung về bệnh chổi rồng trên chôm chôm

13

1.6.2 Nhện lông nhung (Eriophyes sp.)

15

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP


17

2.1 PHƯƠNG TIỆN

17

2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

17

2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm

17

2.2 PHƯƠNG PHÁP

17

2.2.1 Điều tra nông dân trực tiếp theo phiếu điều tra soạn sẵn

17

2.2.2 Khảo sát mật số nhện lông nhung (Eriophyes sp.)

17

2.2.3 Triệu chứng gây hại ngoài đồng

18


2.2.4 Mô tả hình thái nhện trên chôm chôm

18

2.2.5 Biến động mật số

18

2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU

19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

20

3.1 ĐIỀU TRA NÔNG DÂN

20

3.1.1 Ghi nhận tổng quát

20

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội

20

3.1.1.2 Thông tin về nông hộ


20

3.1.1.3 Các giống chôm chôm

21
viii


3.1.2 Những điều kiện canh tác ảnh hưởng đến quản lý chổi rồng

21

3.1.2.1 Bề rộng líp và mật độ cây trồng

21

a. Bề rộng líp

21

b. Mật độ cây trồng

22

c. Kiểu trồng

23

3.1.2.2 Nuôi ong tại vườn


23

3.1.2.3 Mô hình canh tác

23

3.1.2.4 Cách tưới nước

24

3.1.2.5 Tạo thông thoáng và xử lý mầm bệnh

25

3.1.2.6 Các loại sâu bệnh và cách quản lý

25

3.2 MẬT SỐ NHỆN TRÊN CÁC GIỐNG CHÔM CHÔM

26

3.2.1 Mật số nhện lông nhung trên đọt non đầu cành

27

3.2.2 Mật số nhện lông nhung trên lá kép

27


3.3 TRIỆU CHỨNG CHỔI RỒNG TRÊN CHÔM CHÔM

28

3.3.1 Triệu chứng bệnh chổi rồng trên lá

28

3.3.2 Triệu chứng bệnh chổi rồng trên phát hoa

29

3.3.3 Triệu chứng bệnh chổi rồng trên chồi non

30

3.4 HÌNH THÁI NHỆN LÔNG NHUNG (ERIOPHYES SP.)
TRÊN CHÔM CHÔM

31

3.5 BIẾN ĐỘNG MẬT SỐ NHỆN LÔNG NHUNG TRÊN
VƯỜN CHÔM CHÔM Ở GIAI ĐOẠN XIẾT NƯỚC RA HOA

32

3.5.1 Mật số nhện lông nhung (Eriophyes sp.) trên vườn chôm chôm
tại Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

32


3.5.2 Tỷ lệ (%) phát hoa bị chổi rồng trên vườn chôm chôm
tại Bình Hòa Phước

33

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

35

4.1 KẾT LUẬN

35

4.2 ĐỀ NGHỊ

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

36
ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng


Trang

3.1

Tỷ lệ (%) tuổi nông dân, tuổi cây, diện tích canh tác của nông
dân tại huvện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, 2015

20

3.2

Tỷ lệ (%) giống cây trồng tại các xã qua điều tra của 30 hộ
nông dân tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, 2015

21

3.3

Tỷ lệ số hộ về các kiểu trồng được nông dân huyện Long Hồ,
tỉnh Vĩnh Long áp dụng

23

3.4

Tỷ lệ số hộ về các mô hình canh tác của nông dân tại huyện
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

24


3.5

Tỷ lệ số hộ về các loại hình xen canh trong vườn chôm chôm
của nông dân huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

24

3.6

Tỷ lệ số hộ về việc quản lý nước tưới tại huyện Long Hồ, tỉnh
Vĩnh Long

25

3.7

Tỷ lệ số hộ về việc tạo tán và xử lý mầm bệnh tại huyện Long
Hồ, tỉnh Vĩnh Long

25

3.8

Tỷ lệ số hộ về đánh giá về các loại sâu bệnh phổ biến xuất hiện
trên các vườn chôm chôm của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

26

3.9


Mật số nhện trung bình quan sát trên đọt

27

3.10

Mật số nhện trung bình quan sát trên lá

27

x


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1

Hoa chôm chôm

4

1.2

Thành trùng sâu đục trái


7

1.3

Thành trùng sâu đục trái Conopomorpha cramerella

8

1.4

Rệp sáp trên trái chôm chôm

9

1.5

Triệu chứng bệnh phấn trắng trên bông và trái chôm chôm

10

1.6

Triệu chứng bệnh thán thư trên lá chôm chôm

11

1.7

Triệu chứng bệnh cháy lá chôm chôm


12

1.8

Triệu chứng bệnh thối trái chôm chôm

12

1.9

Bệnh chổi rồng trên chôm chôm

14

3.1

Tỷ lệ (%) bề rộng líp trồng của nông hộ tại huyện Long Hồ,
tỉnh Vĩnh Long

22

3.2

Tỷ lệ (%) mật độ cây trồng của nông hộ tại huyện Long Hồ,
tỉnh Vĩnh Long

22

3.3


Tỷ lệ (%) Sự xuất hiện nhện của 30 hộ nông dân tại huyện
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

26

3.4

Triệu chứng chổi rồng trên lá chôm chôm mặt trên và dưới lá

28

3.5

Mặt dưới lá chôm chôm quan sát dưới kính lúp

28

3.6

Hoa bị nhiễm bệnh và hoa bình thường

29

3.7

Triệu chứng chổi rồng trên hoa chôm chôm và hoa nhãn

30


3.8

Đọt chôm chôm và đọt nhãn Tiêu da bò bị chổi rồng

30

3.9

Nhện lông nhung trên chôm chôm

31

3.10

Nhện Eriophyes sp. trên chôm chôm và trên nhãn (phóng đại
100 lần)

31

3.11

Vườn chôm chôm tại Bình Hòa Phước

32

3.12

Mật số nhện trên vườn Bình Hòa Phước

33


3.13

Tỷ lệ (%) bệnh chổi rồng trên chôm chôm tại Bình Hòa Phước

34

3.14

Hoa bị bệnh chổi rồng

34

xi


MỞ ĐẦU
Đồng bằng bông Cửu Long (ĐBSCL) có điều kiện đất đai khí hậu thuận lợi
cho cây ăn trái phát triển và sinh trưởng, diện tích cây ăn trái ngày càng được mở
rộng. Năm 1995 diện tích cây ăn trái đạt 175.700 ha, sau đó tăng lên 204.000 ha vào
năm 2000 và theo dự kiến đến năm 2010 diện tích cây ăn trái sẽ đạt tới mức
220.000 ha ().
Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và hiệu
quả kinh tế cao với diện tích trồng chỉ tính riêng 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre là
5.000 ha (Vũ Công Hậu,2000). Quả chín ăn ngọt, thơm nhất là các giống có thịt
tróc. Quả chôm chôm thường được dùng để ăn tươi, chế biến thành xirô hoặc đóng
hộp. Ở Malaysia, rễ cây chôm chôm được nấu để uống trị sốt, dùng để đắp lên chỗ
sưng và vỏ cây dùng trị bệnh sung lưỡi (Trần Thế Tục, 1998). Tuy nhiên, nông dân
phải đối mặt với vấn đề rất nan giải là hội chứng chổi rồng đang phát triển thành
dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất trên cây chôm chôm. Mặc dù không

phải là đối tượng dịch hại mới, bệnh chổi rồng gây hại trên cây nhãn đã xuất hiện
rất lâu, song đến nay công tác nghiên cứu về bệnh chổi rồng vẫn chưa đạt kết quả
khả quan. Qua thời gian tích cực thực hiện, đến nay tình hình nhiễm bệnh chổi rồng
gây hại trên cây nhãn ở một số tỉnh tạm thời lắng dịu nhưng một số vùng vẫn chưa
đạt hiệu quả cao do cắt tỉa không đồng loạt so với yêu cầu vì thiếu lao động, một số
diện tích nhỏ lẻ nên không được chủ vườn quan tâm phòng trừ, ngoài ra một số
nông dân không cắt tỉa, không chăm sóc, bón phân mà chỉ chú trọng phun thuốc
hoặc chưa áp dụng đúng quy trình phòng trừ bệnh chổi rồng mà ngành bảo vệ thực
vật đã khuyến cáo. Do đó, bệnh chổi rồng đã bắt đầu tái nhiễm trở lại và điều đáng
lo ngại là hiện nay bệnh chổi rồng đang có khuynh hướng phát triển trên cây chôm
chôm (Vĩnh Long , Bến Tre,…). Trước kia, đã phát hiện bệnh chổi rồng gây hại trên
chôm chôm ở giai đoạn bông nhưng thời gian gần đây xuất hiện triệu chứng bệnh
thể hiện trên đọt non và trên cả cây con làm gốc ghép (mặc dù mức độ bệnh không
cao, chỉ mới vài chùm nhiễm bệnh/ cây và rãi rác vài cây/ vườn). Đây là mối nguy
cơ báo trước bệnh chổi rồng hoàn toàn có khả năng phát tán và gây hại cây chôm
chôm trên diện rộng nếu không có biện pháp tích cực ngăn chặn.
Vì những lý do đó, đề tài: “Khảo sát sự hiện diện của nhện lông nhung
Eriophyes sp. trên một số giống chôm chôm trồng phổ biến tại huyện Long Hồ,
tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm khảo sát sự hiện diện của nhện lông nhung
để tìm ra các biện pháp khắc phục hợp lý tránh bùng phát thành dịch.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ CHÔM CHÔM TRONG
NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Chôm chôm là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ bồ hòn
(Sapindaceae). Có tên khoa học là Nephelium lappaceum, ngoài ra chôm chôm còn

có hai tên khác: Euphoria nephelium và Dimocarpus crinita (Morton, 1987a). Họ
bồ hòn (Sapindaceae) bao gồm rất nhiều loại quả nhưng chỉ có chôm chôm, vãi
(Litchi chinensis) và nhãn (Euphoria longana) được xem là có giá trị kinh tế quan
trọng (Rehm và Espig, 1984)
Nhiều tác giả cho rằng khởi nguyên của chôm chôm là từ bán đảo Malaysia, từ
đó phía tây lan sang Thái Lan, Myanma, phía đông lan sang Việt Nam, Philippines.
Tuy nhiên trong loài chôm chôm (Nephelium lappaceum) người ta phân biệt ba loài
phụ: var. lappaceum đặc điểm chủ yếu là lá phình ra ở phía trên, gân chính có lông
thưa, dài, gân phũ rất cong, var. pallens lá phình ra ở giữa và ở dưới gân chính nhẵn
không có lông, gân phụ chỉ hơi cong và var. xanthioides gân chính chỉ có lông ngắn
(Vũ Công Hậu, 2000)
Theo Trần Thế Tục (1998) Chôm chôm có nguồn gốc từ Malaysia và Sumatra.
Hiện nay chôm chôm được trồng ở nhiều nước nhiệt đới Châu Á như Malaysia,
Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngoài ra còn trồng ở
Ấn Độ, Srilanca, Australia, Puectôrocô và một số nước nhiệt đới khác. Ở nước ta
được trồng nhiều ở Nam Bộ: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Nai
(huyện Long Khánh)…Hiện nay chỉ có Malaysia và Thái Lan xuất khẩu chôm chôm
dưới dạng quả tươi và chế biến, còn các nước khác chỉ tiêu thụ nội địa.
1.2 MỘT SỐ GIỐNG CHÔM CHÔM
1.2.1 Chôm chôm Java:
Có nguồn gốc từ Indonesia, gồm có loại gai ngắn và gai dài. Loại gai ngắn
được trồng phổ biến hơn vì khi vận chuyển chậm héo, quả màu đỏ, ngọt, thơm,
mọng nước, thịt quả tróc. Loại gai dài có màu đỏ nhạt, quả hơi dẹp, phẩm chất kém
hơn.
1.2.2 Chôm chôm Nhãn (Đường):
Nguồn gốc ở Indonesia, quả thơm mùi nhãn, quả tròn, kích thước nhỏ hơn các
giống khác, hai bên hông có rãnh dọc kéo dài từ đỉnh quả đến đáy quả giống như
hai phần úp lại. Vỏ quả dày, cứng, gai ngắn khi chín có màu xanh vàng hay đỏ. Thịt
dày nhiều nước rất ngọt, tróc vỏ.
2



1.2.3 Chôm chôm Thái:
Quả rất to, khi chín màu đỏ sẫm, ăn rất ngọt, thịt dòn, tróc, nhưng quả dễ bị
lép.
1.2.4 Chôm chôm ta:
Quả tròn, nhỏ, khi chín có màu vàng đến đò nhạt, thịt quả mỏng, không tróc,
ngọt có vị chua.
1.3 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ NHU CẦU SINH THÁI
1.3.1 Đặc tính thực vật
a. Thân
Trong điều kiện bình thường cây cao khoảng 12 – 25 m. Tán rộng khoảng 2/3
chiều cao, hình dạng tán thay đổi tùy theo giống trồng, từ thẳng đến rủ xuống. Cây
con mọc từ hột thường có thân thẳng và nhánh mọc dày (Trần Thượng Tuấn, 1994).
b. Lá
Lá chôm chôm thuộc dạng lá kép có 2 – 4 cặp lá xếp xen kẽ hay hơi đối nhau,
hình bầu dục, dài 5 – 20 cm, rộng 3 – 10 cm (Trần Thế Tục, 1998). Không có lá
chét tận cùng giống như tất cả các loài khác của chi Nephelium (Vũ Công Hậu,
2000).
c. Hoa
Hoa thường có 2 loại: hoa đực được tạo trên những cây đực (thường chiếm 40
– 60% ở những cây trồng bằng hột) và hoa lưỡng tính được tạo ra trên những cây
cái. Hoa đực phân biệt dễ dàng với hoa lưỡng tính vì nó không có nhụy cái. Hoa
lưỡng tính có 2 loại, một số có chức năng như hoa đực và một số có tính năng như
hoa cái (Trần Thượng Tuấn, 1994).
Theo Trần Văn Hâu (2005) hoa nở vào lúc sáng sớm sẽ hoàn tất sau 3 giờ
trong điều kiện có nắng tốt. Hoa nở vào buổi chiều sẽ chấm dứt vào sáng hôm sau.
Trung bình có 3.000 hoa đực trên một phát hoa. Mỗi hoa có trung bình 5.400 hạt
phấn. Do đó, có khoảng 16 triệu hạt phấn trong một phát hoa. Hoa lưỡng tính có hai
loại, hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa đực và hoa lưỡng tính nhưng làm

chức năng của hoa cái. Ở hoa lưỡng tính-đực, chỉ nhị phát triển mạnh trong khi ở
hoa lưỡng tính cái thì bầu noãn phát triển nhưng bao phấn không mở. Trung bình có
khoảng 500 hoa lưỡng tính trên một phát hoa. Hoa lưỡng tính-cái nhận phấn trong
ngày và trở thành màu nâu trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, cũng giống như hoa
đực, hoa lưỡng tính cái nhận phấn chủ yếu vào buổi sáng sớm.

3


Hình 1.1 Hoa chôm chôm

d. Trái
Khoảng 3 ngày sau khi hoa nở hoàn toàn thì trái phát triển. Giống chôm chôm
được phân biệt chủ yếu bằng màu sắc trái. Phần cơm có độ dày thay đổi từ 8 – 15
mm, hương vị thay đổi từ ngọt đến chua đậm. Trọng lượng trái chín thay đổi từ 20 –
60 g, trong đó phần thịt trái chiếm 30 – 58%, vỏ 40 – 60% và hạt 4 – 9% (Trần
Thượng Tuấn, 1994).
Sự thay đổi màu sắc của trái và gai trái đầu tiên được quan sát ở tuần lễ thứ 12
tại phần rộng nhất của trái. Ở thời điểm này có khoảng 10% gai chuyển màu từ xanh
sang hồng vàng lợt, đáy của gai bắt đầu phồng lên và các mấu ở vỏ dễ nhìn hơn.
Trong tuần lễ thứ 14, vỏ có màu vàng suốt toàn bộ trái trong khi gai trái có màu
hồng, hồng đỏ lợt hoặc đỏ tại đáy và giữa gai. Sang tuần thứ 15, hầu hết các gai
chuyển sang màu hồng đỏ lợt hoặc đỏ trừ những gai ở cưới trái thì có màu xanh lợt
hay hơi vàng, lúc này vỏ trái có màu vàng đậm hay màu vàng đỏ lợt (Trần Thượng
Tuấn, 1994).
e. Hạt
Có hình bầu dục hoặc hình trứng, hơi hẹp, dài khoảng 2,5 – 3,5 cm, rộng 1,5
cm, có chứa ít dầu. Ở tuần lễ thứ 2 sau khi đậu trái hạt có màu trắng, dẹp, mềm và
nhớt. Hạt dài ra nhanh trong 9 tuần lễ đầu sau khi đậu trái, sau đó ổn định dần đến
khi trái chín. Chiều rộng và chiều dày thường tăng chậm hơn chiều dài. Trọng

lượng hạt tăng nhanh thừ tuần lễ thứ 7 – 13. Hạt có khả năng nảy mầm sớm bên
trong trái làm thịt trái trở nên mềm, mất hương vị (Trần Thượng Tuấn, 1994).
1.3.2 Nhu cầu sinh thái
Chôm chôm có thể mọc được từ xích đạo cho tới vĩ tuyến 180 nhưng bình
thường trồng kinh doanh thì chỉ lên tới vĩ tuyến 120. Ở tất cả các nước trồng chôm
chôm Châu Á, nhiệt độ thường khoảng 22 – 300C và trong những điều kiện thuận
tiện, có thể trồng lên độ cao 600 – 700 m. Lượng mưa từ 2000 – 5000 mm được coi
4


là thích hợp nhưng phải phân phối đều trong năm. Phải tưới bổ sung trong thời gian
3 – 4 tháng từ khi ra hoa đến khi chín nếu gặp hạn trong thời gian này (Vũ Công
Hậu, 2000).
Theo Vũ Công Hậu (2000) ảnh hưởng của từng yếu tố khí hậu như sau:
Nhiệt độ
Chôm chôm không chịu được rét, dưới 100C sinh trưởng chậm lại, 400C được
coi là giới hạn hoạt động cao nhất. Nhiệt độ thấp tác động ít tới sự ra hoa của chôm
chôm.
Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm và sự phân phối mưa ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng và hình thành mầm hoa, phát triển của quả. Ở Nam Thái Lan, chôm chôm
được trồng ở những vùng có lượng mưa là 2500 – 3000 mm/năm và không cao hơn
300 m. Ở Chantaburi, Đông Thái Lan lượng mưa tới 3000 – 4000 mm nhưng mùa
hạ tháng 4 – 5 khi quả đang lớn vẫn phải tưới bổ sung.
Mưa có ảnh hưởng tới sự ra hoa. Sáu năm theo dõi ở Trung Malaysia cho thấy
có sự tương quan tuy không lớn nhưng đủ tin cậy giữa thời gian khô (không mưa)
và ra hoa. Cụ thể cần có thời gian khô ít nhất một tháng để hình thành mầm hoa
(Shari, 1983).
Mưa nhiều trước thời gian chôm chôm thường ra hoa có hại vì kích thích ra lá.
Một dẫn chứng nữa về ảnh hưởng của thời gian khô hạn đến ra hoa là: Ở Bắc

Malaysia, nơi chỉ có một mùa khô thì chôm chôm ra hoa quả một năm một vụ, còn
ở Nam Malaysia nơi nào có 2 mùa khô thì chôm chôm có thể ra hoa quả 2 vụ, một
vụ nhiều quả thì vụ theo sau ít.
Hạn được coi là hạn chế ra cành lá vì chôm chôm phải thủy phân tinh bột và
protetin dẫn tới lượng carbohydrat và amino axit có thể hòa tan tăng lên. Thời gian
hạn, đạm dưới đất có thể sử dụng giảm đi. Do đó tỉ lệ C/N tăng lên khi nhiều
carbohydrat, đạm vừa phải thì dễ hình thành mầm hoa.
Hạn khi quả bắt đầu lớn thì quả sẽ nhỏ và cần tưới nếu bị hạn lúc này. Mưa
nhiều khi quả sắp chín quả sẽ bị nứt, đôi khi giảm sản lượng đến 50%. Giống Thái
Rongrien đặc biệt hay bị nứt quả.
Ánh sáng
Sự hình thành mầm hoa không bị ảnh hưởng bởi ngày dài nhưng thiếu ánh
sáng làm cho quả không có màu đỏ tươi.
Gió và đất đai
5


Có hại đặc biệt khi gió mạnh. Gió khô làm cho rìa lá bị cháy, khi có quả thì gai
quả nhanh chuyển màu nâu và khô đi cho nên dù trồng vườn gia đình hay trồng tập
trung kinh doanh đều nên tìm chỗ kín gió hoặc có biện pháp che chắn.
Có thể trồng chôm chôm trên nhiều loại đất. Đất nhiều mùn thoát nước tốt như
đất phù sa ven sông, suối, đất đỏ bazan không có tầng đá hay sét phía dưới là những
đất thích hợp nhất nhưng đất đỏ laterit trồng vẫn tốt nếu bón phối hợp phân vô cơ và
hữu cơ đầy đủ. Độ pH từ 4,5 – 6,5 là thích hợp, pH cao hơn sẽ dẫn tới thiếu Fe và
Zn làm cho lá vàng, cây còi cọc.
1.4 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1.4.1 Chuẩn bị đất trồng
Ở Đồng bằng sông Cửu Long chôm chôm được trồng trên líp. Líp rộng 8 – 10
m, mương rộng 3 – 4 m, sâu 1 – 2 m. Sau khi lên líp dùng đất vườn cũ, đất bãi sông,
đất ruộng phơi khô làm thành các mô rộng 0,6 – 0,8 m, cao 0,3 – 0,5 m. Bón lót

phân chuồng hoai.
1.4.2 Thời vụ trồng
Vào đầu mùa mưa là tốt nhất.
1.4.3 Cách trồng
Đào hố giữa mô vừa đủ kích thước bầu cây con, đặt cây vào lấp đất, cắm cọc
buộc cho cây không bị gió lay, sau đó tưới nước. Cần có cây che bóng cho cây con
năm đầu (chuối, đu đủ, v.v…)
1.4.4 Khoảng cách trồng
Khoảng cách 8 x 8 m hoặc có thể trồng thưa hơn (10 x 10 m) tùy loại đất và
mục đích khai thác vườn.
1.4.5 Chăm sóc
Trồng xen các cây họ đậu, rau, hoa màu ngắn ngày khi vườn chôm chôm còn
nhỏ để tăng thu hoạch.
Tưới nước, làm cỏ bảo đảm cho cây sinh trưởng khỏe mạnh. Không bị hạn và
không bị ngập úng.
Cắt tỉa tạo hình làm cho cây có khung tán cân đối, bộ tán lá dày, phân bố đều,
thông thoáng. Cắt bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh, cành khô, cành mọc lộn xộn
trong tán.
1.4.6 Bón phân
Cây chôm chôm cần nhiều chất đạm và kali. Lượng bón cho 1 gốc như sau:
6


- Năm thứ 1: Urê 100 – 200 g, lân Lâm Thao 500 – 1.000 g, sulfat kali 100 –
200 g. Chia thành 2 lần bón: Tháng thứ 1 và tháng thứ 6 sau trồng.
- Năm thứ 2,3: Urê 200 – 300 g, lân Lâm Thao 1.000 g, sulfat kali 200 – 300 g.
Chia thành 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa.
- Năm thứ 4 trở đi bón theo sản lượng bình quân mỗi gốc 1 kg phân mỗi loại (1
kg Urê, 1 kg lân, 1 kg K2SO4). Lượng phân bón vô cơ được chia bón từ 2 – 3
lần/năm. Lần bón cơ bản là sau thu hoạch cần tăng cường phân chuồng 20 – 30

kg/gốc, vôi bột 1 – 2 kg/gốc nếu đất bị nhiễm phèn. Ở cây lớn bón tổng lượng phân
NPK khoảng 4,5 kg/gốc. Cần theo dõi cây, thời tiết, sản lượng quả trên cây để them
bớt sao cho cân đối.
Ở cây trưởng thành có thể phân bố lượng phân như sau:
- Lần 1. Phục hồi cây sau khi hái quả và tỉa cành. Bón 100% lân, 1/3 đạm, 1/3
kali. Bón thêm bùn, phân chuồng ủ hoai, phân rác, vôi bột.
- Lần 2. Bón đón hoa trước khi trổ 1/3 đạm, 1/3 kali.
- Lần 3. Bón nuôi quả khi quả đậu có đường kính khoảng 1 – 2 cm: 1/3 đạm +
1/3 kali.
Khi trổ hoa có thể phun bổ sung vi lượng và chất tăng đậu quả lên hoa.
1.5 CÁC SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CHÔM CHÔM
1.5.1 Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

Hình 1.2 Thành trùng sâu đục trái

Hình thái và cách gây hại:
Thành trùng là một loại bướm có chiều dài sải cánh 20 -23mm, toàn thân màu
vàng, trên cánh có nhiều chấm nhỏ màu đen.
Trứng có hình elip dài khoảng 2- 2,5mm, trứng lúc mới đẻ có màu trắng sữa,
khi sắp nở có màu vàng nhạt.
Ấu trùng mới nở có màu trắng sữa, đầu màu nâu, về sau chuyển thành màu
trắng hơi ửng hồng, trên lưng mỗi đốt cơ thể có 4 chấm màu nâu nhạt, trên
các đốm có mang 1 sợi lông cứng nhỏ. Ấu trùng phát triển đầy đủ dài 17- 20 mm.

7


Nhộng dài khoảng 12 – 13 mm nằm trong một cái kén bằng tơ, ban
đầu có màu nâu nhạt khi sắp vũ hóa có màu nâu đậm và có thể thấy rõ các
chấm đen trên cánh. Cả thành trùng đực và cái đều ăn mật hoa. Trưởng thành

cái đẻ trứng trên trái, đặc biệt là nơi tiếp giáp giữa các trái. Sâu có thể gây hại từ khi
trái còn nhỏ đến sắp thu hoạch, nặng nhất là khi trái bắt đầu có cơm. Trái non bị
sâu đục thường biến dạng, khô và rụng, trái lớn nếu bị hại sẽ ảnh hưởng đến phẩm
chất. sâu thường hóa nhộng ở nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc trên bề mặt trái. (Hình
1.2).
Phòng trị
- Vệ sinh vườn bằng cách thu gom những trái bị nhiễm đem tiêu hủy.
- Cắt tỉa cành sau khi thu hoạch cho vườn thông thoáng.
- Dùng bẩy đèn với ánh sáng đen (Black light) để bẩy trưởng thành.
- Có thể sử dụng bao trái để giảm thiệt hại.
- Phun thuốc nếu có 1% số trái trong vườn bị tấn công, có thể dùng các loại
thuốc gốc cúc tổng hợp như: Malate 73 EC 25-30cc/8lít, Vovinam 2,5EC 2530cc/8lít, Karate, Polytrin, Cymbush...Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại
thuốc để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
1.5.2 Sâu đục trái (Acrocercops cramerella)

Hình 1.3 Thành trùng sâu đục trái Conopomorpha cramerella

Hình thái và cách gây hại:
Thành trùng là một loại ngài nhỏ có chiều dài sãi cánh 12 mm, toàn thân màu
nâu nhạt, râu và chân rất dài, cánh trước có hình lá liễu thon dài có những vân trắng,
cánh sau hình dùi rìa cánh mang nhiều lông tơ. Thời gian sống của trưởng thành
khoảng 7 ngày.
Thành trùng cái đẻ từng trứng trên cuống trái, trứng có hình bầu dục dẹp kích
thước 0,5 mm, thời gian trứng 6 - 7 ngày. ấu trùng có 4 - 6 tuổi, khi mới nở ấu trùng
có màu trắng sữa, đầu màu vàng và không chân, khi phát triển đầy đủ ấu trùng
chuyển sang màu vàng nhạt kích thước 12 mm, giai đoạn ấu trùng kéo dài 14 - 18

8



ngày. Sâu thường hóa nhộng ở kẻ trái, nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc trên lá khô,
thời gian nhộng khoảng 6 - 8 ngày.
Thành trùng hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng nấp dưới lá hoặc cành
cây. Trên chôm chôm loài này gây hại vào giai đoạn trái trưởng thành và chín.
Trưởng thành đẻ trứng trên cuống trái, ấu trùng sau khi nở đục vào và ăn phần thịt
trái hoặc vỏ hạt tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, đôi khi chúng có
thể đục cả vào hạt (Hình 1.3).
Phòng trị
- Thu hoạch trái sớm khi trái vừa chín, tránh giữ trái chín quá lâu trên cây.
- Có thể sử dụng bao trái để giảm thiệt hại.
- Trong tự nhiên trứng sâu đục trái Conomorpha cramerella bị ký sinh bỡi ong
ký sinh họ Trichogrammatidae và kiến, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loài
này phát triển cũng giảm được thiệt hại do sâu gây ra.
- Có thể phun thuốc để phòng trị bằng các loại thuốc như Fenbis 25EC 3035cc/8lít, Sago super 10EC 25-30cc/8lít, Karate, Polytrin, Cymbush...
1.5.3 Rệp sáp (Planococcus sp.)

Hình 1.4 Rệp sáp trên trái chôm chôm

Hình thái và cách gây hại
Đây là loại côn trùng đa ký chủ. Trên chôm chôm loài này không gây thiệt hại
nhiều đến năng suất trái, tuy nhiên rệp sáp gây hại cũng làm cây phát triển kém, râu
trái ngắn và chúng còn tiết ra chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát
triển làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái.
Ấu trùng màu hồng, cơ thể rất nhỏ khoảng 1mm có chân và có thể di chuyển
nhưng khi trưởng thành rệp sáp không di chuyển, bên ngoài cơ thể có một lớp sáp
trắng bao bọc. Rệp thường sống cộng sinh với kiến, kiến giúp rệp phát tán ra các
nơi khác trên cây và vườn.(Hình 1.4).
9



Phòng trị:
- Vệ sinh vườn: Cắt tĩa cành cho thông thoáng, thu hái những trái bị hại
nặng đem tiêu hủy.
- Diệt kiến hôi để hạn chế sự lây lan của rệp.
- Nếu bị rệp gây hại nặng dùng các loại thuốc như: Pyrinex 20EC 30 - 35
cc/8lít, Fenbis 25EC 30 – 35 cc/8lít, Suppracide, Dầu DC-Tron plus 98,8EC,...
1.5.4 Sâu ăn bông (Thalasodes sp.)
Hình thái và cách gây hại:
Sâu gây hại phổ biến trên chôm chôm, ấu trùng ăn phá trên bông và trái non.
Thành trùng là loại bướm có màu xanh, chiều dài sải cánh 24- 25mm, mép cánh
trước và cánh sau có đường viền nhỏ màu nâu. ấu trùng có dạng sâu đo màu xanh
hoặc nâu nhạt, thân mình mảnh khảnh, sâu phát triển đầy đủ dài 27- 28 mm, ấu
trùng thường có tập quán bám sát trên các nhánh bông khi bị động nên rất khó phát
hiện. Nhộng màu xanh nhạt khi sắp vũ hóa chuyển sang màu vàng nâu. Chôm chôm
ra bông muộn bị nhiễm nặng hơn các đợt ra bông sớm.
Phòng trị:
Khi thấy sâu xuất hiện, phun các loại thuốc như: Fenbis 25EC 30-35cc/ 8lít,
Secsaigon 50EC 25-30ml/8lít, Karate, Decis, Fastac,…

1.5.5 Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.)

Hình 1.5 Triệu chứng bệnh phấn trắng trên bông và trái chôm chôm

Triệu chứng:
Đây là bệnh gây hại nặng và rất phổ biến trên cây chôm chôm. Bệnh thường
xuất hiện ở giai đoạn hoa và trái non. Đôi khi cũng thấy bệnh tấn công ở mặt dưới lá
giai đoạn cây ra lá non. Hoa và trái bị phủ bởi một lớp phấn màu trắng xám làm cho
10



hoa trái non bị khô, đen. Giai đoạn trái hơi lớn cũng có thể bị phấn trắng tấn công
làm cho gai trái bị khô, héo phần chóp gai rồi ăn lan vào làm cho cả trái bị khô đen.
Trái bệnh bị nhiễm trễ hay nhiễm nhẹ sẽ kém phát triển, cơm nhỏ hoặc lép.(Hình
1.5).
Phòng trị:
Giai đọan cây ra hoa đậu trái non phải thường xuyên theo dõi để phát hiện
sớm được bệnh. Khi phát hiện bệnh phải cắt bỏ và thiêu huỷ ngay chùm hoa, trái
non nhiễm bệnh và phun ngay thuốc hoá học để phòng trị kịp thời, bảo vệ hoa và
trái non bằng các loại thuốc có lưu huỳnh như: Kumulus, OK Sulfurlac, hay các loại
thuốc như Sulox 80WP, Carbenzim 500 FL, Nustar, Anvil hoặc Tilt ... theo các liều
lượng khuyến cáo của từng loại thuốc.
1.5.6 Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum gloeosporioides)

Hình 1.6 Triệu chứng bệnh thán thư trên lá chôm chôm

Triệu chứng:
Bệnh có thể tấn công trên lá và trên trái. Ở trên các lá trưởng thành các đốm
bệnh không có hình dạng nhất định màu nâu và sau đó lan rộng ra đường kính
khoảng 1cm. Trên bề mặt vết bệnh có thể thấy những ổ nấm nhỏ màu nâu nhạt đến
đen. Trên trái, nấm bệnh có thể tấn công vào giai đoạn trái sắp chín. Tuy nhiên bệnh
này không phổ biến trên chôm chôm. (Hình 1.6).
Phòng trị:
Khi phát hiện bệnh có thể xử lý các loại thuốc hoá học để phòng trị bệnh như
Bendazol 50WP 25-35g/ 8lít, Thio-M 500SC 10-15cc/ 8lít, theo các liều lượng
khuyến cáo.
1.5.7 Bệnh cháy lá (do nhiều loại nấm Pestalotia, Phomopsis... )
11


Hình 1.7 Triệu chứng bệnh cháy lá chôm chôm


Triệu chứng:
Bệnh thường xuất hiện trên các lá trưởng thành, bệnh làm cho các lá già bị
cháy, khô từ chóp lá lan dần vào trong, đôi khi cũng thấy vết bệnh bắt đầu từ hai
bên mép lá lan dần vào trong. Ở mặt dưới của vết bệnh có thể nhìn thấy những ổ
nấm màu đen.(Hình 1.7).
Bệnh cháy lá xuất hiện phổ biến vào mùa nắng, những vườn cây ít
được chăm sóc thì thường bệnh nhiều hơn. Bệnh không làm rụng lá nên không gây
thiệt hại nghiêm trọng cho cây.
Phòng trị:
Nên tăng cường bón phân hữu hoai mục cho vườn cây giúp cây phát triển
tốt đồng thời tạo ẩm độ đất thích hợp cho cây phát triển khoẻ nên hạn chế được sự
phát triển của bệnh. Trong mùa nắng nóng nên tưới nước và tủ rơm rạ quanh gốc
cây cũng hạn chế được bệnh cháy lá cho cây.
1.5.8 Bệnh thối trái ( do nấm Phomopsis sp., Dothiorella spp. )

Hình 1.8 Triệu chứng bệnh thối trái chôm chôm

Triệu chứng:

12


×