Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của sâu đục thân carmenta mimosa eichlin and passoa trên cây mai dương mimosa pigra l trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

QUÁCH THỊ THU

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ
TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA SÂU ĐỤC THÂN
CARMENTA MIMOSA EICHLIN AND PASSOA
TRÊN CÂY MAI DƢƠNG MIMOSA PIGRA L.
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ
TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA SÂU ĐỤC THÂN
CARMENTA MIMOSA EICHLIN AND PASSOA
TRÊN CÂY MAI DƢƠNG MIMOSA PIGRA L.
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Cán bộ hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

Ths. NGUYỄN CHÍ CƢƠNG

QUÁCH THỊ THU
MSSV: 3113497
Lớp: BVTV K37


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Bảo vệ Thực vật với đề tài:

Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của sâu đục
thân Carmenta mimosa Eichlin and Passoa trên cây Mai dƣơng Mimosa
pigra L. trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Do sinh viên Quách Thị Thu thực hiện.
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2015
Cán bộ hƣớng dẫn

Ths. Nguyễn Chí Cƣơng


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành

Bảo vệ Thực vật với đề tài:

Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của sâu đục
thân Carmenta mimosa Eichlin and Passoa trên cây Mai dƣơng Mimosa
pigra L. trong điều kiện phòng thí nghiệm
Do sinh viên Quách Thị Thu thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:.................................................

DUYỆT KHOA
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD

Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2015
Chủ tịch Hội đồng


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Quách Thị Thu
Ngày tháng năm sinh: 03/10/1991
Nơi sinh: ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Họ tên cha: Quách Mích
Họ tên mẹ: Thị Bận
Địa chỉ liên lạc: ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Quá trình học tập:
Năm 1997- 2002: học cấp 1, tại trƣờng tiểu học Xà Phiên II

Năm 2002- 2006: học cấp 2, tại trƣờng trung học cơ sở Xà Phiên II
Năm 2006- 2010: học cấp 3, tại trƣờng PT Dân tộc Nội trú tỉnh Hậu Giang.
Năm 2011- 2015: sinh viên ngành Bảo vệ Thực vật khóa 37, khoa Nông nghiệp và
SHƢD, trƣờng Đại học Cần Thơ.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kì luận văn
nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn
Quách Thị Thu


LỜI CẢM ƠN
Xin kính dâng!
Cha Mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ vì tƣơng lai sự nghiệp của con.
Anh chị em đã động viên trong thời gian qua, để con có đƣợc nhƣ ngày hôm nay.
Thành kính ghi ơn!
Thầy Nguyễn Chí Cƣơng đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kinh
nghiệm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn!
Quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh
học Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.
Bạn Phạm Thanh Tâm, Nguyễn Văn Tèo, Ngô Xà Rƣớc, Lê Quốc
Trung, Neang Kim Ni Tha và tất cả các bạn lớp Bảo vệ Thực vật khóa 37 đã hết
lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thân gởi về!
Các bạn lớp Bảo vệ Thực vật khóa 37 những lời chúc sức khỏe và
thành đạt trong tƣơng lai.

Tác giả
Quách Thị Thu


Quách Thị Thu, 2015. Đề tài “Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và triệu
chứng gây hại của sâu đục thân Carmenta mimosa Eichlin and Passoa trên cây
Mai dƣơng Mimosa pigra L. trong điều kiện phòng thí nghiệm”. Luận văn tốt
nghiệp Đại học, ngành Bảo vệ Thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng,
trƣờng Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hƣớng dẫn: Ths. Nguyễn Chí Cƣơng.

TÓM LƢỢC
Đề tài: “Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của
sâu đục thân Carmenta mimosa Eichlin and Passoa trên cây Mai dƣơng
Mimosa pigra L. trong điều kiện phòng thí nghệm” đƣợc thực hiện từ tháng
4/2014 đến tháng 11/2014 đạt đƣợc kết quả nhƣ sau:
Hình thái của sâu đục thân cây Mai dƣơng (Carmenta mimosa Eichlin and
Passoa) qua 4 giai đoạn: Trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng. Trứng hơi tròn có
kích thƣớc trung bình chiều dài 0,490,03 mm, chiều rộng 0,300,02 mm trứng có
màu nâu nhạt, đƣợc đẻ rải rác từng cụm từ 1-5 quả trên mắt đốt. Thời gian trứng nở
khoảng 8-11 ngày. Sâu non trải qua 4 lần lột xác tƣơng ứng với 5 tuổi: ấu trùng tuổi
1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4, tuổi 5 có trung bình lần lƣợt chiều dài và chiều rộng ấu trùng
tuổi 1 là 0,880,08 mm và 0,020,01 mm, chiều dài và chiều rộng ấu trùng tuổi 2 là
2,600,24 mm và 0,120,17 mm, chiều dài và chiều rộng ấu trùng tuổi 3 là
13,631,10 mm và 2,130,31 mm, chiều dài và chiều rộng ấu trùng tuổi 4 là
16,531,25 mm và 2,860,32 mm, chiều dài và chiều rộng ấu trùng tuổi 5 là
19,132,00 mm và 2,820,50 mm. Hình dạng ấu trùng mới nở có màu trắng hồng,
ấu trùng đục vào các mắt đốt ở phần ngọn của cây hoặc ở nách lá. Sâu đục thành
đƣờng hầm trong thân, sống ở đó và thải phân ra ngoài. Sâu tuổi lớn lƣợng phân
đƣợc thải ra càng nhiều. Một cành có thể có từ 1-3 sâu non. Sâu non đẫy sức kéo tơ

làm thành bao kén mỏng và hóa nhộng trong thân cây. Nhộng màu nâu nhạt, khi
gần vũ hóa nhộng chuyển sang màu nâu đậm. Nhộng có chiều dài trung bình từ
11,980,63 mm, chiều rộng 2,540,30 mm nhộng vũ hóa trong thời gian từ 8-10 giờ
sáng và có thể bắt cặp 0-3 ngày sau khi vũ hóa, thời gian bắt cặp khoảng từ 7-11 giờ
sáng thời gian giao phối kéo dài từ 30-50 phút thông thƣờng là 40- 45 phút. Nhộng
cái và nhộng đực có thể phân biệt đƣợc qua hàng gai ở phần cuối đốt bụng thứ 7 (ở
con cái không có gai phụ, còn con đực có thêm hàng gai phụ). Thành trùng giống
nhƣ ong vò vẽ nhỏ, có 4 cánh trong. Thân hình màu đen có những vệt ngang vàng
trên đốt bụng. Con đực khác con cái là cuối bụng có 2 vệt vòng vàng xít nhau và bộ
phận sinh dục có túm lông. Chiều dài sải cánh con cái là 19,671,59 mm. Con cái
có 1 vệt vòng vàng và bộ phận sinh dục hơi nhọn. Chiều dài sải cánh con đực là
17,801,48 mm. Thời gian sống của thành trùng cái trung bình là 7,970,96 ngày

i


và thành trùng đực sống trung bình khoảng 6,900,80 ngày. Vòng đời sâu đục thân
cây Mai dƣơng Carmenta mimosa Eichlin and Passoa trung bình là 71,43,82 ngày.
Từ khóa: Cây Mai dƣơng, Mimosa pigra L., Carmenta mimosa

ii


MỤC LỤC
NỘI DUNG
Tóm lƣợc

TRANG
i


Danh sách bảng

vi

Danh sách hình

vii

Danh sách từ viết tắt

viii

Mở đầu

1

CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 CÂY MAI DƢƠNG (Mimosa pigra L.)

2

1.1.1 Giới thiệu chung về cây Mai dƣơng

2

1.1.2 Nguồn gốc và phân bố


2

1.2 TÌNH HÌNH GÂY HẠI CỦA CÂY MAI DƢƠNG TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM

2

1.2.1 Tình hình gây hại của cây Mai dƣơng trên thế giới
1.2.2 Tình hình gây hại của cây Mai dƣơng ở Việt Nam

2
3
4

1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦA CÂY MAI
DƢƠNG

4

1.3.1 Đặc điểm sinh học

4

1.3.2 Tiềm năng xâm lấn

4

1.3.3 Cách thức xâm nhiễm

5


1.4 MỘT SỐ TÁC HẠI CỦA CÂY MAI DƢƠNG VÀ CÁC BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ

6

1.4.1 Một số tác hại của cây Mai dƣơng

6

1.4.2 Các biện pháp quản lý cây Mai dƣơng

6

1.5 SÂU ĐỤC THÂN CÂY MAI DƢƠNG (Carmenta mimosa Eichlin
and Passoa)

11
11

1.5.1 Phân loại

11

1.5.2 Phân bố
1.5.3 Đặc điểm hình thái và sinh học Carmenta mimosa Eichlin and
Passoa

iii


11
11


CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

13

2.1 Phƣơng tiện

13

2.1.1 Thời gian và địa điểm

13

2.1.2 Vật liệu và dụng cụ

13

2.1.3 Nguồn cây Mai dƣơng Mimosa pigra L. và nhộng Carmenta
mimosa Eichlin and Passoa

13

2.2 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN

13
13


2.2.1 Khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục thân cây
Mai dƣơng Carmenta mimosa Eichlin and Passoa trong điều kiện
phòng thí nghiệm

13

a) Khảo sát vòng đời sâu đục thân cây Mai dƣơng Carmenta mimosa
Eichlin and Passoa
b) Khảo sát triệu chứng gây hại của sâu đục thân (Carmenta mimosa
Eichlin and Passoa) trên các bộ phận cây Mai dƣơng (Mimosa pigra
L.) trong điều kiện nhà lƣới
2.2.2 Khảo sát tỉ lệ (đực:cái) của sâu đục thân (Carmenta mimosa
Eichlin and Passoa ) gây hại trên cây Mai dƣơng (Mimosa pigra L.)
trong điều kiện phòng thí nghiệm

16

16

2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU

16

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

17

3.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC THÂN
(CARMENTA MIMOSA EICHLIN PASSOA) GÂY HẠI TRÊN CÂY
MAI DƢƠNG (MIMOSA PIGRA L.)


17

3.1.1 Giai đoạn trứng

17

3.1.2 Giai đoạn ấu trùng

18

3.1.3 Giai đoạn nhộng

21

3.1.4 Giai đoạn thành trùng

22

3.2 VÒNG ĐỜI CỦA SÂU ĐỤC THÂN CÂY MAI DƢƠNG CARMENTA

24

MIMOSA EICHLIN AND PASSOA

24

3.2.1 Giai đoạn trứng

24


3.2.2 Giai đoạn ấu trùng

25

3.2.3 Giai đoạn nhộng

26

iv


3.2.4 Giai đoạn thành trùng

26

3.3 KHẢO SÁT TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA SÂU ĐỤC THÂN
(CARMENTA MIMOSA EICHLIN AND PASSOA) TRÊN CÁC BỘ
PHẬN CỦA CÂY MAI DƢƠNG (MIMOSA PIGRA L.) TRONG
ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI

27

3.4 TỶ LỆ (ĐỰC:CÁI) CỦA THÀNH TRÙNG SÂU ĐỤC THÂN
CÂY MAI DƢƠNG CARMENTA MIMOSA EICHLIN AND
PASSOA NGOÀI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

31

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


32

4.1 Kết luận

32

4.2 Đề nghị

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

PHỤ CHƢƠNG

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Kích thƣớc các giai đoạn của sâu đục thân Mai dƣơng (Carmenta

mimosa Eichin and Passoa) trong điều kiện PTN, ĐHCT, từ tháng
4/2014 đến tháng 11/2014.

17

3.2

Thời gian ủ trứng và phát triển của ấu trùng sâu đục thân Mai
dƣơng (Carmenta mimosa Eichlin and Passoa) trong điều kiện
PTN, ĐHCT, từ tháng 4/2014 đến tháng 11/2014

18

3.3

Chiều rộng vỏ đầu của ấu trùng sâu đục thân Mai dƣơng
(Carmenta mimosa Eichlin and Passoa) qua các tuổi trong điều
kiện PTN, ĐHCT, từ tháng 4/2014 đến tháng 11/2014

19

3.4

Thời gian phát triển giai đoạn nhộng của sâu đục thân Mai dƣơng
(Carmenta mimosa Eichlin and Passoa) trong điều kiện PTN,
ĐHCT, tháng 9/2014.

21

3.5


Các giai đoạn phát triển (vòng đời) của sâu đục thân Mai dƣơng
Carmenta mimosa Eichlin and Passoa trong điều kiện phòng thí
nghiệm

24

3.6

Khả năng sinh sản của thành trùng cái sâu đục thân Mai dƣơng
Carmenta mimosa Eichlin and Passoa trong điều kiện phòng thí
nghiệm

27

3.7

Tỷ lệ (đực:cái) của thành trùng sâu đục thân Mai dƣơng
Carmenta mimosa Eichlin and Passoa ngoài điều kiện tự nhiên,
ĐHCT, tháng 10/2014

31

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình


Trang

2.1

Chuẩn bị nhộng trong phòng thí nghiệm

14

3.1

Kích thƣớc và màu sắc trứng của sâu đục thân cây Mai dƣơng
quan sát bằng kính nhìn nổi ở độ phóng đại (4,5).

18

3.2

Trứng và hình dạng ấu trùng sâu đục thân Mai dƣơng Carmenta
mimosa Eichlin and Passoa

20

3.3

Giai đoạn nhộng của ấu trùng sâu đục thân cây Mai dƣơng
Carmenta mimosa Eichlin and Passoa.

22


3.4

Giai đoạn thành trùng Carmenta mimosa Eichlin and Passoa

23

3.5

Triệu chứng gây hại của Carmenta mimosa Eichlin and Passoa
trên cây Mai dƣơng Mimosa pigra L.

29

3.6

Vòng đời sâu đục thân cây Mai dƣơng Carmenta mimosa
Eichlin and Passoa

30

vii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
IUCN

International Union for Conservation of
Nature (Liên minh bảo tồn thiên nhiên
quốc tế)


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

VQGTC

Vƣờn quốc gia Tràm Chim

NSXL

Ngày sau xử lý

ACIAR

The Australian Centre for International
Agricultural Research (Trung tâm nghiên
cứu nông nghiệp Quốc tế ở Úc)

CSIRO

Commonwealth Scientific and Industrial
Research Organisation (Tổ chức khoa học
và nghiên cứu công nghiệp)

ĐHCT

Đại học Cần Thơ

AT


Ấu trùng

TT

Thành trùng

PTN

Phòng thí nghiệm

viii


MỞ ĐẦU
Phòng trừ sinh học cổ điển bằng cách nhập nội những loài thiên địch sẵn có từ
nơi bản xứ để trừ những loài gây hại, nhập nội đã đƣợc sử dụng từ lâu và đạt đƣợc
những thắng lợi ở nhiều nƣớc trên thế giới. Đối với cỏ dại, đến năm 1980 đã có 174
chƣơng trình nhập nội thiên địch để phòng trừ 101 loài cỏ dại nhập nội cho hơn 70
nƣớc nhƣ: Australia, Mỹ, Canada, Nam Phi,..(Nguyễn Văn Cảm và ctv., 2002).
Cây Mai dƣơng (Mimosa pigra L.) còn gọi là cây trinh nữ nhọn, cây xấu hổ,
cây mắt mèo…có nguồn gốc từ các nƣớc Trung và Nam Mỹ, chúng du nhập vào
Việt Nam vào năm 1979. Do khả năng phát tán và cạnh tranh mạnh với cây trồng
nên đến nay nó đã phát triển trên diện tích hàng vạn hecta ở hầu hết các tỉnh trong
cả nƣớc, đặc biệt là ở những vùng trũng, ngập nƣớc, bờ kênh nhƣ các khu vực ngập
lũ ở biên giới Campuchia, vƣờn quốc gia Tràm Chim, Lòng Hồ Trị An, vƣờn Cát
Tiên,… và đã trở thành loài cây dại có gai khó trừ gây nên mối đe dọa trong việc
trồng trọt, đi lại, cảnh quan môi trƣờng cũng nhƣ trong việc bảo tồn sự đa dạng sinh
học ở nƣớc ta (Duong Van Chin, 2008).
Để góp phần hạn chế tác hại của cây Mai dƣơng bên cạnh những biện pháp
nhƣ: thủ công, cơ giới, hóa học,… biện pháp sử dụng tác nhân sinh học nhƣ: Sâu

đục thân cây Mai dƣơng, mọt đục hạt, mọt đục hoa, sâu đục ngọn, nấm hại lá thân
đã đƣợc nhiều nƣớc thực hiện. Tuy nhiên cho đến nay các đặc điểm sinh học của
loài sâu đục thân cây Mai dƣơng vẫn chƣa đƣợc biết nhiều ở Việt Nam. Trƣớc tình
hình đó đề tài “Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại
của sâu đục thân (Carmenta mimosa Eichlin and Passoa) trên cây Mai dƣơng
(Mimosa pigra L.) trong điều kiện phòng thí nghiệm” đƣợc thực hiện nhằm góp
phần bổ sung một số đặc điểm sinh thái, sinh học của sâu đục thân cây Mai dƣơng
(Camenta mimosa Eichlin and Passoa) và việc nhân nuôi loài sâu đục thân cây Mai
dƣơng (Carmenta mimosa Eichlin and Passoa) để ứng dụng trong phòng trừ cây
Mai dƣơng (Mimosa pigra L.) bằng biện pháp sinh học.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 CÂY MAI DƢƠNG (Mimosa pigra L.)
1.1.1 Giới thiệu chung về cây Mai dƣơng
Cây Mai dƣơng còn đƣợc gọi là Trinh nữ thân gỗ, Trinh nữ nâu, cây Ngƣu ma
vƣơng hay cây Vuốt rồng,… có tên khoa học là Mimosa pigra L., thuộc họ
Fabaceae, phân họ: Mimosaceae (Phạm Hoàng Hộ, 1999).
1.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Cây Mai dƣơng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, đƣợc phát hiện ở Ấn
Độ vào năm 1867, ở Châu Phi vào thế kỉ XX. Cây Mai dƣơng có mặt Châu Á từ
cuối thế kỉ XIX. Đầu tiên, cây Mai dƣơng đƣợc nhập vào Thái Lan để làm phân
xanh, cây che phủ đất, chống xói mòn. Tuy nhiên, đến nay cây trở thành loài cỏ dại
phổ biến và nghiêm trọng khó diệt trừ trên khắp nƣớc Thái Lan cũng từ Thái Lan
hạt Mai dƣơng theo dòng Mekong xâm nhập vào các nƣớc Lào, Campuchia và Việt
Nam thuộc hạ lƣu sông Mekong (Londale et al., 1995).
Hiện nay, loài cây này đã trở thành loài nguy hiểm với môi trƣờng và đa dạng

sinh học trên thế giới, chúng đƣợc coi là một trong 100 loài sinh vật ngoại lai xâm
lấn nguy hiểm trên thế giới (IUCN, 2003). Đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn xếp cây Mai dƣơng vào 150 loài thực vật cần tiêu diệt và đƣợc Bộ Tài
Nguyên và Môi trƣờng xếp vào danh mục các loài ngoại lai xâm hại (Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng, 2011).
1.2 TÌNH HÌNH GÂY HẠI CỦA CÂY MAI DƢƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
1.2.1 Tình hình gây hại của cây Mai dƣơng trên thế giới
Theo Miller and Lonsdale (1987) đã ghi nhận từ thế kỉ XIX tại Australia cây
M. pigra đƣợc trồng trong bộ sƣu tập ở vƣờn thực vật Darwin và từ đây đã phát tán
xâm lấn đến các nơi khác trong vùng. Cây Mai dƣơng có khả năng phát tán theo
dòng nƣớc, bám vào da, lông của động vật, quần áo của ngƣời, theo các phƣơng tiện
giao thông vận tải… nên xâm lấn rất nhanh. Ở Oenpelli, năm 1984 có 200 ha bị
nhiễm, sau 5 năm diện tích này tăng lên 5.500 ha. Chỉ riêng vùng Bắc Australia có
khoảng 80.000 ha thảm thực vật bản địa đã bị cây Mai dƣơng cạnh tranh xâm lấn.
Vùng đất ngập nƣớc thƣờng xuyên ở lƣu vực Adelaide (Bắc Australia) vào năm
1990 bị cây Mai dƣơng phát tán xâm lấn trên diện tích hơn 450 km2 và đến năm
1995 tăng lên 700km2 (Forno et al., 1990; Chopping, 2004).
Tại Sri Lanka, cây Mai dƣơng phát tán xâm lấn đƣợc nghi nhận vào đầu năm
1996 trên các dãy đất dọc hai bờ sông Mahaweli dài khoảng 1km liên tục nơi nƣớc
2


ngập theo mùa. Đến năm 2000, vùng đất bị cây Mai dƣơng phát tán xâm lấn đã kéo
dài tới 20-25 km dọc bờ sông Mahaweli tại 46 địa danh thuộc 3 tỉnh (Marambe et
al., 2004).
Tại Zambia, trƣớc năm 1980, diện tích cây Mai dƣơng xâm chiếm chỉ khoảng
2 ha trên thƣợng nguồn của suối Nampongwe. Năm 2003, một cuộc khảo sát cho
thấy diện tích bị xâm chiếm của khu vực này lên đến 2.500 ha (Indira, 2007).
Năm 1947, Thái Lan nhập nội cây Mai dƣơng từ Indonesia để làm cây che phủ

đất trống, đồi trọc chống xói mòn đất tại vùng Bắc Thái Lan. Từ 1982, cây này bắt
đầu phát tán lây lan rộng và đến cuối thế kỉ XX có 23 trong số 74 tỉnh của Thái Lan
bị cây Mai dƣơng xâm lấn gây hại và đặc biệt nghiêm trọng là ở Chiềng Mai,
Pattaya, Hatyai (Napompeth, 1983).
Cây Mai dƣơng ở Malaysia đƣợc ghi nhận lần đầu ở Kelantan vào năm 1980.
Một năm sau cây này đã phát tán lan sang bang Penang, Johore, Selangor. Đã có
360.000 ha đất lúa ở Perlis, Kedah bị cây Mai dƣơng xâm lấn (Sivapragasam et al.,
1995).
Ở Indonesia, có khoảng 3.000 ha đất trồng lúa ở Sumatra, Kalimantan bị cây
Mai dƣơng xâm lấn và còn là mối đe dọa cho vùng đất bờ phía Nam và phía Tây
của hồ Rawa Pening (Weedwatcher, 1988).
Ở Campuchia, cây Mai dƣơng đƣợc phát hiện từ đầu thập niên 1990. Đến
tháng 5 năm 1997, cây này đã lan tràn dọc lƣu vực sông Tonle Sap và vùng phụ cận
Kompong Chnăng, phía Bắc Biển Hồ. Cây Mai dƣơng đã trở thành mối đe dọa lớn
với các hệ sinh thái thuộc vùng Biển Hồ và lƣu vực sông Mekong (Samouth, 2004).
1.2.2 Tình hình gây hại của cây Mai dƣơng ở Việt Nam
Cây Mai dƣơng đƣợc ghi nhận xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1979
tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An (Triet et al., 2004).
Một cuộc điều tra của Viện Bảo vệ Thực vật Quốc gia tại 1.169 xã thuộc 89
huyện của 8 tỉnh vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên đã kết luận rằng có
31,3% số huyện và 18,1% số xã có sự hiện diện của Mai dƣơng và tổng diện tích bị
nhiễm là 680 ha. Cây Mai dƣơng tập trung chủ yếu dọc đƣờng lộ của tỉnh Quảng
Nam và trên vùng cao của tỉnh Gia Lai (Cam et al., 1997).
Thực trạng tƣơng tự đƣợc quan sát ở các tỉnh miền Bắc cho thấy cây Mai
dƣơng tập trung quanh các hồ nhƣ Đồng Mô, Núi Cốc, Ba Bể, Đại Nải và những
nơi khác. Tại vùng ĐBSCL, cây Mai dƣơng đƣợc quan sát thấy mọc thành từng
cụm nhỏ ở huyện Tân Hồng và Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp. Sau đó, cây Mai
dƣơng xâm lấn sang các huyện Thanh Bình, Tam Nông tỉnh Đồng Tháp (Duong
Van Chin, 2008).
3



Năm 1984-1985, cây Mai dƣơng đƣợc ghi nhận xuất hiện đầu tiên tại vƣờn
Quốc gia Tràm Chim (VQGTC) thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Diện
tích cây Mai dƣơng tăng lên từ 150 ha (năm 1999) đến 490 ha (năm 2000), đến
tháng 6 năm 2004 là 1.700 ha chiếm 22,7% tổng diện tích VQGTC và tăng gấp đôi
sau mỗi năm (Triet et al., 2004).
Ngoài ra cây Mai dƣơng đƣợc tìm thấy hầu hết ở các tỉnh của ĐBSCL nhƣng
đặc biệt là các tỉnh đầu nguồn nhƣ An Giang, Long An (Tam, 2008).
Tại miền Đông Nam Bộ, sự xâm chiếm của cây Mai dƣơng đã đƣợc thiết lập
từ sông Đồng Nai đến các nhánh của nó nhƣ sông Sài Gòn, Sông Bé, sông La Ngà
và các đập trữ nƣớc lớn nhƣ Trị An, Dầu Tiến. Ngoài vƣờn Quốc gia Tràm Chim thì
cây Mai dƣơng còn xâm lấn tại vƣờn Quốc gia Cát Tiên… (Dƣơng Van Chin,
2008).
1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦA CÂY MAI DƢƠNG
1.3.1 Đặc điểm sinh học
Theo Walden et al. (1999) cho rằng: Cây Mai dƣơng là một loại cây bụi, mọc
dày đặc và có nhiều gai cứng, mọc nhiều ở nơi ẩm ƣớt. Khi trƣởng thành Mimosa
pigra L. mọc thẳng đứng và có nhiều nhánh chiều cao khoảng 3 – 6 m.
Thân còn xanh lúc còn nhỏ, lá màu xanh láng, lá kép dài 20 – 25 cm, gồm 15
cặp lá đơn mọc đối, dài khoảng 5 cm, với phiến lá không cuống, dạng thon hẹp, lá
xếp lại khi va chạm hoặc vào ban đêm. Hoa nhỏ màu tím hoặc hồng, dạng tia và
chụm lại từng nhóm thành một đầu tròn và đƣờng kính 1 – 2 cm. Phát hoa mọc trên
một trụ dài 2 – 3 cm trong mỗi nách lá, trong đó vành có 4 cành với 8 bao phấn màu
hồng. Trái có lông dày đặc, có từ 20 – 25 hạt, trái mọc thành từng chùm trên nách
lá, trái dài từ 6,5 – 7,5 cm, rộng từ 0,7 – 1 cm. Trái chuyển sang màu nâu khi chín,
gẫy từng phần nhỏ mang một hạt. Hạt có màu nâu hoặc xanh ô liu, dẹp, bầu tròn.
Dài 4 – 6 mm và rộng 2 mm. Cây Mai dƣơng có bộ nhiễm sắc thể lƣỡng bội 2n=26
(Walden et al., 1999).
Cây Mai dƣơng có tiềm năng sinh sản rất lớn: ở Thái Lan cây ra hoa 12

lần/năm sản sinh đƣợc 95.000 hạt/năm và ở Australia con số này lên tới 220.000
hạt/năm (Lonsdale, 1992; Lonsdale et al., 1988; Wanichanantakul. P. and
Chinawong, 1979).
1.3.2 Tiềm năng xâm lấn
Cây Mai dƣơng có khả năng cạnh tranh xâm lấn mãnh liệt với các cây khác, có
khả năng tăng trƣởng nhanh về chiều cao (tốc độ 1 cm/ngày) và thành thục nhanh,
có thể ra hoa đậu quả ngay giai đoạn đầu (Lonsdale et al., 1985;Walden et al., 2004;
Wanichanantakul, P. and Chinawong, 1979).
4


Cây Mai dƣơng đƣợc tổ chức hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN,
2003) xếp vào danh sách 100 loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm trên thế giới.
Hạt của cây Mai dƣơng có lớp lông cứng dày, có thể bám dính vào lông, da
của các loài động vật, quần áo của con ngƣời, trôi nổi theo dòng nƣớc hoặc cùng với
bùn bám vào bánh xe của các phƣơng tiện giao thông và phát tán đi rất xa (Lonsdale
et al., 1985; Miller et al., 1981).
Hạt Mai dƣơng có thể nẩy mầm ngay hoặc sau 1 – 2 năm, hoặc duy trì miên
trạng tới 20 – 23 năm (phụ thuộc vào độ sâu trong đất). Hạt ngủ nghỉ dài là nhờ có
vỏ hạt rất cứng. Trên đất cát, hạt có thể duy trì sự sống cao hơn. Mật độ hạt Mai
dƣơng lƣu giữ ở trong đất rất cao (Lonsdale, 1992; Lonsdale et al., 1988; Walden et
al., 2004; Wanichanantakul and Chinawong.., 1979).
Cây Mai dƣơng là loài rộng sinh thái, có thể chịu đƣợc ngập lụt trong thời gian
dài do có khả năng kỵ khí và mọc rễ phụ ở gần mặt nƣớc để lấy oxy từ nƣớc. Đồng
thời cây Mai dƣơng cũng chịu đƣợc khô hạn (Lonsdale, 1993; Miller et al., 1981;
Miller, 1983).
Khi bị đốn, cây Mai dƣơng rất dễ mọc tái sinh từ phần gốc còn lại. Nếu bị đốt,
bộ lá bị khô và rụng nhƣng sau đó có tới 90% cây thành thục và 50% cây con mọc
tái sinh (Wanichanantakul, P. and Chinawong, 1979; Walden et al., 2004).
Cây Mai dƣơng có thể sinh trƣởng đƣợc trên nhiều loại đất nhƣ : đất hoang,

đồi núi trọc, đất cát, phù sa đỏ, đất vàng, đất nhiều bùn,…(Miller, 1983).
Với những đặc điểm nêu trên cây Mai dƣơng phát triển và lây lan nhanh, hàng
năm diện tích bị xâm lấn cứ tăng lên gấp nhiều lần (Lonsdale, 1988, 1993).
1.3.3 Cách thức xâm nhiễm
Mai dƣơng lây lan bằng hạt giống và phát tán qua các con đƣờng sau:
Phát tán nhờ nƣớc: Khi trái rụng có thể phát tán qua lũ lụt và dòng chảy của
nƣớc trong kênh mƣơng. Dòng nƣớc chảy mạnh là nguyên nhân quan trọng nhất lan
truyền cây Mai dƣơng ở ĐBSCL theo (Robert, 1982).
Qua các con đƣờng khác nhƣ: Hạt giống Mai dƣơng bám trên thân động vật và
trong phân của chúng. Con ngƣời cũng là nguyên nhân làm lan truyền cây Mai
dƣơng do chúng bám trên quần áo, xe cộ, máy nông nghiệp, vải vóc và bao bì. Hạt
còn phát tán qua đất và bùn. Ngoài ra, thông qua các khối lƣợng có đá xây dựng có
lẫn tạp hạt Mai dƣơng cũng góp phần phát tán cây Mai dƣơng (Duong Van Chin,
2008).

5


1.4 MỘT SỐ TÁC HẠI CỦA CÂY MAI DƢƠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ
1.4.1 Một số tác hại của cây Mai dƣơng
Ảnh hƣởng của sinh vật và môi trƣờng: sự hiện diện của cây Mai dƣơng
làm giảm kích thƣớc và số loài trong quần xã thực vật và động vật. Tại VQGTC,
chúng làm giảm mật số các loài cỏ hòa bản, cỏ lác và một số loại cỏ lá rộng. Đặc
biệt là cánh đồng cỏ năng (Eleocharis dulcis) đe dọa đến sự sống các loài chim quý
hiếm điển hình nhƣ Sếu đầu đỏ (Grus Antigone Sharpie) 1 trong 16 loài đƣợc bảo
vệ trên thế giới (Triet and Dung, 2001). Ngoài ra chúng còn làm giảm diện tích canh
tác và chăn thả gia súc, làm ảnh hƣởng giao thông đƣờng thủy, thay đổi cấu trúc đất
các thảm thực vật, giảm tính đa dạng sinh học tại các vƣờn quốc gia (Phạm Văn
Lầm và Phạm Bình Quyền, 2010).

Ảnh hƣởng kinh tế: gây ô nhiễm nguồn nƣớc sinh hoạt và môi trƣờng nuôi
thủy sản do lá Mai dƣơng rụng xuống nƣớc cản trở hoạt động nông nghiệp, gia tăng
chi phí kiểm soát. Ở một số khu bảo tồn đất ngập nƣớc nhƣ VQGTC thì cây Mai
dƣơng cũng gây thiệt hại làm giảm các giá trị du lịch của khu bảo tồn quốc gia
(Duong Van Chin, 2008).
1.4.2 Các biện pháp quản lý cây Mai dƣơng
Phòng ngừa: Nhằm đối phó với sự xâm nhiễm, tỉnh Đồng Nai đã cố gắng du
nhập những cây cạnh tranh nhƣ tràm để trồng xung quanh hồ Trị An nhằm khống
chế sự sinh trƣởng của cây Mai dƣơng (Duong Van Chin, 2008).
Các biện pháp thủ công: Những thí nghiệm tại VQGTC đã chứng minh rằng
nhổ bằng tay có thể kiểm soát hoàn toàn cây Mai dƣơng. Tuy nhiên, biện pháp này
chỉ áp dụng đƣợc khi cây còn nhỏ. Chi phí nhổ cỏ bằng tay tùy thuộc vào chiều cao
và độ tuổi của cây. Cây dƣới 2 tháng tuổi và có chiều cao thấp hơn 100 cm tốn
khoảng 150 USD/ha trong khi cây già hơn thì chi phí lên 200 USD/ha. Tuy nhiên
biện pháp này phải triển khai liên tục hàng năm vì thế hệ mới mọc lên từ hạt
(Duong Van Chin, 2008). Tại Vƣờn Quốc gia U Minh Hạ nhờ phát hiện sớm nên đã
tiêu diệt đƣợc sự xâm lấn của cây Mai dƣơng (Triet et al., 2004).
Biện pháp vật lý và cơ học: Các kết quả nghiên cứu tại vùng đất phù sa dọc
sông La Ngà đã cho thấy biện pháp đốn sát gốc và cho ngập nƣớc chỉ hiệu quả đối
với những cây còn nhỏ nhƣng là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc kiểm soát Mai
dƣơng. Ngoài ra, biện pháp đốt đƣợc tiến hành thử nghiệm cũng cho thấy dễ tiến
hành ở những nơi có nguồn nguyên liệu dễ cháy nhƣ các loài cỏ thân thảo dƣới mặt
đất cung cấp đất khô. Tuy nhiên, biện pháp này không tỏ ra hiệu quả sau cơn mƣa
đầu tiên của mùa mƣa và hay đƣợc dùng ở Australia vào cuối mùa khô (Robert,
1982). Hơn nữa, thí nghiệm đốt còn cho thấy đốt lửa kích thích hạt Mai dƣơng trong
6


đất nẩy mầm. Quá trình kiểm soát cây Mai dƣơng còn non dễ kiểm soát bằng các
biện pháp vật lý và cơ học (Duong Van Chin, 2008).

Biện pháp sinh vật và môi trƣờng: Sự xâm lấn trở lại của cây Mai dƣơng sẽ
bị hạn chế nếu vùng bị xâm lấn có thể khôi phục đƣợc thảm thực vật che phủ. Kết
quả nghiên cứu gần đây ở VQGTC cho thấy sau khi loại bỏ cây Mai dƣơng, có thể
trồng lấp một số loài thực vật che phủ trên bờ đê nhƣ: Phragmites valtatoria,
Saccharum spontaneum và Saccharum arundinaceum. Ở ven bờ nƣớc, có thể trồng
cây họ đậu Sesbania sesban (điêng điển). Trong một nghiên cứu khác, để quản lí
cây Mai dƣơng có 24 loài đƣợc xem xét trồng dọc mép nƣớc ven bờ bao gồm:
Commelina diffusa, Hymenachne acutigluma, Polygonum tomentosum và Coix
aquatic... Những loài thực vật đƣợc khuyến cáo trồng trên thảm thực vật thân thảo
bao gồm: Ischaemum rugosum, Paspalum scrobiculatum, Oryza rufipogon,
Eleocharus dulcis, Eragrostis atrovirens…(Duong Van Chin, 2008). Ngoài ra, có 2
mô hình thành công trong việc kiểm soát Mai dƣơng bằng biện pháp sinh vật và môi
trƣờng đã đƣợc ghi nhận tại rừng tràm Trà Sƣ, thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang vùng ĐBSCL:
Ghi nhận mối đe dọa của Mai dƣơng, trạm kiểm lâm Trà Sƣ đã mở cuộc vận
động diệt trừ Mai dƣơng bằng cách nhổ bỏ cây con, đào gốc cây trƣởng thành và
phơi khô để kiểm soát đƣợc 99% cây Mai dƣơng. Sau khi diệt đƣợc cây Mai dƣơng
đất trống đƣợc trồng bằng cây bạch đàn. Dƣới tán cây bạch đàn, cây Mai dƣơng
không thể phát triển và chết dần. Hạt dƣới tán rừng không thể nẩy mầm. Sau 2 năm,
loài cỏ này đƣợc kiểm soát và 12 km đê dọc kênh Trà Sƣ đƣợc che phủ bởi cây bạch
đàn.
Một cánh đồng rộng 18,4 ha bị xâm nhiễm bởi cây Mai dƣơng cũng tại rừng
tràm Trà Sƣ. Vào đầu mùa mƣa và trƣớc khi lũ tràn về tất cả cỏ kể cả cây Mai
dƣơng đƣợc cắt sát mặt đất. Sau khi cây nẩy chồi, thuốc diệt cỏ đƣợc phun trên thân
non. Thân, cành non nhiễm thuốc và chết dần đồng thời mực nƣớc ngày càng tăng
nên gốc của cỏ dại bị ngập hoàn toàn trong nƣớc. Khi nƣớc bắt đầu rút dần, những
cây tràm non có chiều cao khoảng 1m đƣợc trồng với mật độ dày và hình thành một
rừng tràm mới. Trong trƣờng hợp đó, những cây Mai dƣơng sống soát cũng không
thể cạnh tranh với tràm (Duong Van Chin, 2008).
Biện pháp hóa học:

Tại Australia từ năm 1965 đã bắt đầu thử nghiệm thuốc trừ cỏ diệt cây Mai
dƣơng và từ năm 1984 đã hợp tác với Thái Lan để nghiên cứu mở rộng áp dụng
biện pháp hóa học trừ cây này (Forno et al., 1990).
Biện pháp hóa học hiện nay vẫn đang nghiên cứu sử dụng ở nhiều nƣớc nhƣ
Australia, Pakistan, Sri Lanka, Lào, Campuchia, Indonesia, vv…(Marambe et al.,
7


2004; Miller, 2004; Searle, 2004; Wingrave, 2004;...). Ở Australia, để phun thuốc
diệt cỏ cây Mai dƣơng tại các vƣờn quốc gia, ngƣời ta phải sử dụng máy bay trực
thăng. Thuốc trừ cỏ sử dụng là Metsulfuron methyl (20%) với liều lƣợng 120g/ha.
Hiệu lực diệt cây Mai dƣơng của thuốc trừ cỏ này rất thấp vì thuốc chỉ có tác dụng
diệt phần chồi non mới mọc và hoa của cây mà thôi. Với hiệu lực diệt hoa, thuốc
Metsulfuron methyl đã góp phần hạn chế sự sinh sản của cây Mai dƣơng (Phạm
Văn Lầm và ctv, 2010).
Ngoài ra còn một nghiên cứu khác đƣợc thực hiện với hai loại thuốc diệt cỏ
không chọn lọc là Paraquat và Glyphosate cùng với 2 loại thuốc diệt cỏ lá rộng là
Metsulfurol methyl và Triclopyl butoxyethyl este. Tất cả thí nghiệm đƣợc sử dụng ở
mức 1,5 lần so với khuyến cáo. Kết quả cho thấy ngoại trừ nghiệm thức Paraquat,
các loại thuốc diệt cỏ trên bắt đầu giết chết các nhánh của Mai dƣơng từ 15 đến 30
ngày sau khi xử lý (NSXL). Quan sát lúc 90 NSXL cho thấy Glyphosate có hiệu
quả cao nhất khi diệt đƣợc 90,6%, tiếp theo sau là Troclopyr butoxyethyl este
(68,7%), Metsulfuron methyl giết chết 44,7% số nhánh. Ở một nghiên cứu khác,
Glyphosate giết chết cả cây già và nhánh non, Triclopyl butoxyethyl este và
Metsulfurol methyl chỉ diệt đƣợc nhánh non. Sau khi các nhánh bị chết bởi các hóa
chất (trừ Paraquat) thuốc tiếp tục giết chết các phần khác của cây Mai dƣơng bao
gồm thân chính và hệ thống rễ. Tuy nhiên, Glyphosate giết chết toàn cây ở tất cả
các độ tuổi, kích thƣớc và giết chết 89,3% lúc 90 NSXL. Triclopyl butoxyethyl este
và Mesulfurol methyl không diệt đƣợc gốc thân và cây già, chúng chỉ kiểm soát
đƣợc 48% và 15,3% tƣơng ứng. Có thể kết luận rằng thuốc diệt cỏ triệt sinh

Glyphosate diệt cây Mai dƣơng tốt nhất trong việc áp dụng biện pháp dùng thuốc
hóa học. Thuốc diệt cỏ đặc biệt là thuốc diệt cỏ triệt sinh, không đƣợc khuyến khích
sử dụng trong các khu bảo tồn cũng nhƣ vƣờn quốc gia. Tuy nhiên, đó là biện pháp
kiểm soát hiệu quả khi mà cây Mai dƣơng đã xâm nhiễm trên diện rộng và các biện
pháp khác rất khó áp dụng (Duong Van Chin, 2008).
Kết hợp biện pháp thủ công với sử dụng thuốc hoá học
Thuốc Roundup 480SC (liều lƣợng 2-4 lít/ha) phun vào thời điểm 20 ngày sau
chặt, có thể diệt đƣợc 100% số mầm vào ngày thứ 10-15 sau phun. Khi mầm tái
sinh nhỏ, thuốc này không có khả năng lƣu dẫn để diệt phần gốc cây. Do đó, 30
ngày sau hầu hết các gốc đều có mầm mọc tái sinh. Tỷ lệ mầm chết ở thời điểm 60
ngày sau phun chỉ đạt 12,7%. Phun vào thời điểm 35 ngày sau chặt, thuốc Roundup
480SC cho hiệu lực cao, đạt 50,5 và 85,7% sau phun 30 và 60 ngày (tƣơng ứng).
Khi phun vào thời điểm 60 ngày sau chặt, hiệu lực của thuốc Roundup 480SC đạt
rất cao, ở ngày thứ 7 sau phun hiệu lực đã đạt 42,1% và sau 60 ngày đạt tới 96,9%
( />8


Biện pháp sinh học
Sử dụng vi sinh vật gây bệnh
Nấm Phloeospora mimosaepigrae, Diabole cubensis đƣợc sử dụng gây bệnh
cho Mai dƣơng ở Australia từ 1994-1996. Nấm gây thối mục cây, từ cuốn lá, nhánh
đến thân cây gây ảnh hƣởng tới các chồi non và làm cây suy tàn. Điều kiện tối ƣu
cho loài nấm phát triển là từ 20 đến 25oC và độ ẩm từ 70 dến 100% (Hennecke,
2004).
Vào năm 1989, trong khuôn khổ một dự án hợp tác với Úc (ACIAR), loài nấm
này đƣợc du nhập và đánh giá trong điều kiện Việt Nam (Duong Van Chin, 2008).
Nấm Diabole cubensis gây bệnh rĩ trên Mai dƣơng đƣợc ghi nhận làm lá cây
Mai dƣơng nhiễm bệnh bị vàng và rụng sau đó. Nấm D. cubensis sản sinh một số
lƣợng lớn bào tử và đƣợc phát tán nhờ gió nên đƣợc sử dụng nhƣ là một tác nhân
phòng trừ sinh học độc lập hay kết hợp với nấm Phloeospora mimosa – pigra (hoạt

động tích cực trong mùa mƣa). Nấm Phloeospora mimosa – pigra thể hiện tính độc
và tính chuyên biệt trên cây Mai dƣơng cao, gây ra bệnh vàng lá, ghẻ trên gai,
nhánh và cả trên thân. Trong điều kiện thuận lợi bệnh tiếp tục tiến triển và gây chết
cành, nhánh hàng loạt trên cây Mai dƣơng (Hennecke, 2004).
Không giống nhƣ D. cubenssis (nấm kí sinh bắt buộc), P. mimosae –pigra có
thể nhân nuôi phân lập và nuôi cấy dễ dàng trong các môi trƣờng nuôi cấy nhân tạo
(môi trƣờng nƣớc ép trái cây V-8). Nấm P. mimosa –pigra có khả năng sinh sản
khối lƣợng lớn bào tử nên rất thích hợp để ứng dụng loài nấm này tạo ra thuốc trừ
cỏ vi sinh có hoạt tính cao để phòng trừ cây Mai dƣơng. Bƣớc đầu thuốc trừ cỏ vi
sinh từ nấm P.mimosa- pigra đang đƣợc thử nghiệm tại Úc và mang lại hiệu quả
kiểm soát Mai dƣơng nhất định (,2011).
Nấm Phloeospora mimisae –pigra chứng tỏ rất chuyên biệt đối với Mai dƣơng
và không tấn công bất cứ loài nào trong 25 loài đã đƣợc thử nghiệm thuộc các họ
Mimosaceae, Fabacaea, Graminae, Cruciferaceae, Rosaceae, Solanaceae,
Amanranthaceae, Compositae, Basellaceae, Convolvulaceae, và Rutaceae. Tiềm
năng sử dụng giống nấm này để kiểm soát cây Mai dƣơng đã đƣợc đánh giá trong
nhà kính với ẩm độ cao. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gia tăng với nhiệt độ cao. Kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm Phloeospora mimosa –pigra có thể sử dụng để
kiểm soát cây Mai dƣơng (Duong Van Chin, 2008).
Nấm gây bệnh chết cành Botryodiplodia theobromae hoạt động tích cực và
gây chết cành hàng loạt trên Mai dƣơng tại vùng phía Bắc của Úc vào mùa khô
nhƣng loài này không tự xâm nhiễm và gây bệnh cho Mai dƣơng nếu không có sự
hỗ trợ của một tác nhân phòng trừ sinh học khác là sâu đục thân Neurostrota
9


gunniella. Do đó nấm B. theobromae đƣợc khuyến cáo phóng thích đồng thời với
sâu đục thân N. gunniella để tăng hiệu quả phòng trừ cây Mai dƣơng
(,2011).
Sử dụng côn trùng

Để diệt cây Mai dƣơng bằng biện pháp sinh học, hai loài mọt đục hạt cây Mai
dƣơng: Acanthoscelides puniceus và A. quadridentatus đã đƣợc nhân nuôi, thả ở
Australia năm 1983 và ở Thái Lan năm 1984, 1987. Sâu đục thân Cây Mai dƣơng
Carmenta mimosa đƣợc nhân nuôi thả ở Australia năm 1989, ở Thái Lan năm 1991;
sâu đục ngọn Neurostrota gunniella nhân nuôi, thả ở Australia năm 1989 (Julien,
1992). Bọ ánh kim Malacorhinus irregularis, sâu đo Macaria pallidata gần đây
đƣợc nghiên cứu nhân nuôi, thả để trừ cây Mai dƣơng ở Australia (Flanagan et al.,
2004).
Trong một dự án hợp tác giữa Viện bảo vệ thực vật và CSIRO đƣợc tài trợ bởi
Trung tâm Nghiên cứu Nông nhiệp Quốc tế của Úc (ACIAR) từ 1995- 1997 Việt
Nam đã du nhập 2 tác nhân sinh học để nhân nuôi và phóng thích sâu đục thân cây
Mai dƣơng (Carmenta mimosa) và hai loài mọt đục hạt (Acanthoscelides
quadrudentatus, Acanthoscelides puniceus) đã đƣợc phóng thích và ổn định quần
thể tại Úc. Hai loài côn trùng này đã đƣợc khảo nghiệm tính ký chủ đặc thù để đảm
bảo an toàn cho các loài cây họ đậu, cây lƣơng thực và cây ăn trái trƣớc khi đƣợc
phép phóng thích (Nguyễn Văn Đỉnh, 2004).
Ngoài ra, còn một số tác nhân côn trùng có thể phòng trừ sinh học Mai dƣơng
nhƣ: một số loài thuộc họ vòi voi là Coelocephalapion aculeatum,
Coelocephalapion pigrae Kissinger, Chacodermus serripes Fahraeus, Sibinia
fastigiata; Malacorhinus irregularis thuộc họ ánh kim và cuối cùng là Macaria
pallidata; thuộc họ ngài sâu đo (Heard and Segura, 2004).
Khó khăn khi phòng trừ và tiêu diệt cây Mai dƣơng theo Miller et al., (1981):
+ Cây có khả năng ra hoa và hạt giống quanh năm
+ Số lƣợng hạt giống lớn
+ Tốc độ tăng trƣởng nhanh
+ Hạt giống có khả năng lƣu tồn lâu
+ Cây Mai dƣơng chịu đƣợc những điều kiện khó khăn nhƣ lũ lụt và
hạn hán
+ Có nhiều vùng không thể kiểm soát đƣợc trong mùa mƣa
+ Sự lây lan của hạt giống Mai dƣơng bằng các phƣơng tiện không

kiểm soát đƣợc nhƣ nƣớc lũ, động vật bản địa, hoang dã và con ngƣời
+ Chủ sở hữu những vùng đất không đem lại các giá trị kinh tế thƣờng
không kiểm soát cây Mai dƣơng trên vùng đất đó
10


×