Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.98 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Họ và tên sinh viên
Lớp
Giảng viên hướng dẫn
Cơ quan công tác

: Nguyễn Thị Huyền Trang
: ĐH2QM3
: TS.Hoàng Anh Huy
: Trường đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội.

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG,


TỈNH TUYÊN QUANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS. Hoàng Anh Huy

Nguyễn Thị Huyền Trang

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2016
2
2


MỤC LỤC

I.

Đặt vấn đề.
Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao. Quá trình công nghiệp
hoá hiện đang diễn ra rất khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều tiến triển tích cực.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển ấy thì tình trạng xuống cấp của môi trường đang ngày
càng trầm trọng. Rác thải đang là một trong những vấn đề môi trường bức xúc ở Việt
Nam. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn rác thải phát sinh trong cả nước và
theo dự báo thì số lượng rác thải sẽ tăng cao trong thập kỷ tới đây. So với các nước
khác trên thế giới thì lượng rác thải Việt Nam không lớn, nhưng điều đáng quan tâm ở
đây là tình trạng thu gom thấp và không phân loại trước khi mang rác thải ra ngoài môi
trường

Hiện nay, cùng với sự công nghiệp hoá hiện đại hoá thì cuộc sống của người
dân nông thôn đang ngày càng được cải thiện. Người dân nông thôn đã biết chăm lo
cuộc sống hàng ngày của mình tốt hơn. Cùng với đó chất thải rắn từ cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày của người dân sẽ tăng lên. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của khu
vực nông thôn cũng đa dạng hơn.
Huyện Sơn Dương là một huyện miền núi thuộc tỉnh Tuyên Quang, là một
huyện có diện tích đất tự nhiên lớn. Mật độ dân cư của huyện còn thưa, toàn huyện bao
gồm 32 xã và 1 thị trấn. Điều kiện cơ sở vật chất của huyện còn nhiều hạn chế bởi vậy
công tác quản lý môi trường tại huyện còn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chất thải rắn sinh
hoạt với điều kiện của Huyện Sơn Dương là vấn đề cấp bách và cần sự quan tâm của
các cấp chính quyền và cả cộng đồng. Với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý chất
thải rắn nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng, đồng thời tăng cường ý thức bảo vệ
môi trường cho người dân, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và đề xuất giải
pháp quản lý phù hợp”

3
3


II.
-

-

III.

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị Huyện Sơn

Dương.
Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất
thải rắn gây ra
Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Sơn Dương đến năm 2025
Nội dung nghiên cứu.

-

Điều tra tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Sơn Dương
+ Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
+ Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
+ Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

-

Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Sơn Dương
+ Tìm hiểu về hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Huyện Sơn Dương
+ Về phương tiện thu gom, vận chuyển, nhân lực duy trì: Số lượng, chủng loại
phương tiện thu gom, vận chuyển; Số lượng nhân công thu gom, vận chuyển.
+ Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Phương pháp thu gom; Tần suất,
thời gian thu gom; các điểm tập kết, hiệu suất thu gom; Vạch tuyến thu gom sơ cấp và
thứ cấp.
+ Tình hình phân loại; phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
+ Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025.

-

Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên

địa bàn Huyện Sơn Dương
+ Nhận thức, đánh giá của cán bộ xã, huyện.
+ Nhận thức, đánh giá của người dân.
4
4


-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn Huyện Sơn Dương:
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển:

• Đề xuất phương án giảm thiểu phát thải trên địa bàn Huyện Sơn Dương.
• Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên địa bàn Huyện Sơn
Dương.
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thể chế, chính sách vào thực tiễn:
• Giải pháp về tổ chức, quản lý.
• Các thể chế, chính sách hỗ trợ xã hội
+ Đề xuất các giải pháp hỗ trợ khác.

IV. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu.
1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt.
1.1 Một số khái niệm
1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
1.3 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt.
1.4 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt.
1.5 Các văn bản pháp lý liên quan:
+ Luật bảo vệ môi trường 2014.
+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất thải
và phế liệu.
+ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy định về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
+ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng chính phủ về phê
duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướng chính
phủ ban hành.
+ Một số văn bản pháp luật liên quan khác.
2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
2.1 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới
2.2 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiện Huyện Sơn Dương
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Huyện Sơn Dương.

5
5


V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: : Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi địa bàn Huyện Sơn Dương và riêng về chất
thải rắn sinh hoạt
+ Quá trình thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp để làm rõ
vấn đề quan tâm.
VI. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp thu thập như: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của Huyện Sơn Dương … Các số liệu thứ cấp thu thập từ Phòng Tài Nguyên và môi
trường huyện Sơn Dương và các tài liệu liên quan
2. Phương pháp điều tra khảo sát
a. Điều tra, khảo sát thực tế về hiện trạng công tác thu gom xử lý chất thải rắn
sinh hoạt
Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn các xã, thị trấn; điều tra hiện trạng thu gom
sơ cấp, thứ cấp (phương tiện thu gom, tuyến thu gom, điểm cẩu rác..); hiện trạng xử lý
(phương pháp xử lý hiện hành, những khó khăn trong công tác xử lý) giúp bài báo cáo
có những nhận xét, đánh giá khách quan, chính xác.
b. Điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra
Đây là phương pháp sử dụng phiếu tham vấn cộng đồng để khảo sát nhận thức,
đánh giá về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình và các cán bộ
quản lý tại khu vực nghiên cứu. Số phiếu dự kiến là 60 phiếu (15 phiếu/xã) với 2 mẫu
phiếu điều tra cho 2 nhóm đối tượng cụ thể là cộng đồng dân cư và cán bộ quản lý
(cán bộ môi trường của địa phương).
c. Điều tra xác định hệ số phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
-

Xác định hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Tại mỗi phường tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 04 hộ, phát túi cho các hộ đựng
rác và đến cân vào giờ đó ngày hôm sau. Sử dụng cân để xác định khối lượng rác bằng
6
6


phương pháp khối lượng. Ghi lại trọng lượng rác và số nhân khẩu của từng hộ và tính
hệ số phát sinh rác thải.
Hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt = (trọng lượng rác của hộ)/(số nhân
khẩu)

-

Xác định thành phần chất thải rắn thải sinh hoạt
Các mẫu rác thải lấy từ các hộ đã lựa chọn tại 10 xã sau khi được cân để xác
định tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thì sẽ đem thu gom lại một chỗ riêng. Tại
mỗi điểm tập trung chất thải, tiến hành trộn đều thành đống hình côn nhiều lần. Chia
hình côn đã trộn đều làm 4 phần bằng nhau. Lấy 2 phần chéo nhau và tiếp tục trộn
thành đống hình côn mới. Tiếp tục thực hiện các thao tác trên cho đến khi đống rác
còn lại khoảng 10 kg thì tiến hành phân loại thủ công thành các loại: hữu cơ; giấy bìa;
nilong, nhựa; vải, da, cao su; gạch đá, thủy tinh; kim loại; các loại khác.
Sau đó, sử dụng cân xác định và ghi lại trọng lượng của từng loại và tính tỷ lệ
% thành phần từng loại.
% Chất hữu cơ = x 100%
Trong đó: 10: khối lượng mẫu lấy.
Thành phần khác của chất thải rắn sinh hoạt được tính tương tự như chất hữu
cơ.
Tại mỗi phường tiến hành lấy rác và phân loại rác vào 3 ngày và tiến hành trong
1 tuần. Giữa các ngày cân rác trong tuần có sự luân chuyển để cân được vào các ngày
đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần.
3. Phương pháp dự báo
Phương pháp này sử dụng để dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của
Huyện Sơn Dương đến năm 2025.
- Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh được dự báo theo công thức sau:
WSH = Pn x wSH
Trong đó:
Pn: Quy mô dân số thời điểm dự báo (người) và được lấy theo quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội.
wSH: chỉ tiêu phát sinh chất thải (kg/người/ngày). Chỉ tiêu phát sinh CTR sinh
hoạt được ước tính từ số liệu điều tra thực tế.
7

7


- Để dự báo được dân số của Huyện Sơn Dương đến năm 2025 ta áp dụng công
thức tính (theo mô hình Euler cải tiến ) :
N*i+1 = Ni + r . Ni. ∆t = Ni (1 + r . ∆t)
Trong đó :
N*i+1 : dân số sau 1 năm ( người );
Ni : dân số hiện tại (người);
r : tốc độ tăng dân số (%);
∆t : thời gian (năm).
4. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu
Sử dụng các phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word để tổng hợp, phân
tích các số liệu đã thu thập được.
5. Phương pháp chuyên gia
Thăm dò, tham khảo ý kiến hướng dẫn của các thầy cô trường Đại học Tài
nguyên môi trường Hà Nội, cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường, những người trực
tiếp làm việc trong công tác vệ sinh môi trường của Huyện Sơn Dương.
VII. Dự kiến kết quả và sản phẩm
1. Điều tra, đánh giá được hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt và hiện trạng công tác quản
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
2. Đánh giá được nhận thức, ý thức người dân và các nhà quản lý trong vấn đề bảo vệ
môi trường nói chung và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt nói
riêng.
3. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025
4. Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn Huyện Sơn Dương.

VIII. Kế hoạch thực hiện
S

T
T
1

Thời gian
nghiên cứu
Tuần 1 ( Ngày
29/2 đến ngày

Nội dung thực
hiện

Dự kiến kết quả

- Tìm hiểu và lựa chọn đề tài đồ án.
8
8

Địa điểm thực
hiện

Đề cương đồ án tốt
Trường Đại
nghiệp.
học Tài nguyên


6/3)

- Xây dựng đề

cương đồ án.
-

Tuần 2 ( Ngày
7/3 đến ngày
12/3)

3

Tuần 3 ( Ngày
13/3 đến ngày
20/3)

Ngày 13/03/2016:
Bảo vệ đề cương
đồ án tốt nghiệp

4

Tuần 4( ngày
21/3 đến ngày
27/3)

Nghiên cứu, thu
thập tài liệu liên
quan đến đồ án

5

Tuần 5 ( Ngày

27/3 đến ngày
2/4)

Tổ chức điều tra,
khảo sát về khu
vực nghiên cứu.

Tuần 6( Ngày
3/ 4 đến ngày
9/4)

Phỏng vấn, xin
thông tin vào phiếu
Điều tra các hộ gia
đình và các cán bộ
phòng Tài nguyên
và môi trường của
Huyện Sơn Dương

7
8

Tuần 7 ( ngày
10/4 đến ngày
23/4)
Tuần 9 ( Ngày
24/4 đến ngày

-


Hoàn thiện đề cương
Trường Đại
đồ án.
học Tài nguyên
- In đề cương và nộp
và Môi trường
bài tại văn phòng
Hà Nội.
Khoa Môi trường
Chỉnh sửa đề cương đồ
án theo ý kiến góp ý của
Trường Đại
giáo viên hướng dẫn và
học Tài nguyên
bộ môn.
và Môi trường
In và nộp đề cương
Hà Nội.
hoàn chỉnh tại VPK Môi
trường
Lựa chọn ra những số
liệu mới nhất, tài liệu
- Huyện Sơn
liên quan, cần sử dụng
Dương
cho đồ án.
- Nguồn sách,
- Tổng hợp điều kiện tự
báo, internet...
nhiên, kinh tế - xã hội

của Huyện Sơn Dương
- Xác định được các
nguồn phát sinh, khối
lượng, thành phần chất
thải rắn sinh hoạt của
- Huyện Sơn
Huyện.
Dương
- Hiện trạng công tác
thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn sinh
hoạt của Huyện Sơn
Dương

Xây dựng đề
cương đồ án,

2

6

và Môi trường
Hà Nội.

Đánh giá hiệu quả thu
gom, vận chuyển, quản
lý chất thải rắn sinh
hoạt tại khu vực nghiên
cứu qua kết quả tổng
hợp phiếu điều tra


Hoàn thành phần Mở
- Tổng hợp, xử lý
đầu; Chương 1: Tổng
thông tin và số liệu
quan; Chương 2: Đối
- Viết đồ án tốt
tượng, phạm vi và
nghiệp
phương pháp thực hiện
-Tổng hợp tài liệu -Hoàn thành chương 3:
viết đồ án tốt Kết quả nghiên cứu và
9
9

Huyện Sơn
Dương

Huyện Sơn
Dương
Huyện Sơn
Dương


14/5)

9

nghiệp
-Đọc và chỉnh sửa

phần Kết luận - Kiến - Trường Đại
đồ án theo góp ý
nghị của đồ án
học Tài nguyên
của
giáo
viên
và Môi trường
hướng dẫn.
Hà Nội.

Trường Đại
Tuần 12
Xem lại đồ án,
Đồ án hoàn chỉnh để in học Tài nguyên
( Ngày 15/5
chỉnh
sửa
nội
ra.
và Môi trường
đến ngày 31/5) dung.
Hà Nội.

10
10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và môi trường, 2010, Báo cáo môi trường quốc gia 2010- Tổng

quan môi trường Việt Nam.
2. Bộ Tài nguyên và môi trường, 2011, Báo cáo môi trường quốc gia 2011- Chất thải
rắn.
3. Chính phủnước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2015, Nghị định về quản lý
chất thải và phế liệu (Nghịđịnh 38/2015/NĐ-CP).
4. Chính phủnước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2013, Nghị định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường(Nghị định số 179/2013/NĐCP).
5. Chính phủnước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2007, Nghị định về phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn(Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ).
6. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam,2014, Luật bảo vệ môi
trường (Luật số 55/2014/QH13).
7. Th.S Lê Thị Trinh, Th.S Vũ Thị Mai, 2010, Giáo trình quản lý và xử lý chất thải
rắn, chất thải nguy hại.
8. Đồ án “Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn quận 1 – thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp cải thiện”
9. Website />:2222/HUYENSONDUONG

11
11



×