Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đề tài Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 132 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới
người thầy, người hướng dẫn khoa học TS. Phạm Ngọc Anh - Giảng viên
Khoa Lịch sử Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Trong suốt thời gian thực
hiện luận văn, mặc dù rất bận rộn trong công việc nhưng thầy vẫn giành thời
gian và tâm huyết trong việc hướng dẫn tác giả. Thầy đã cung cấp cho tác giả
rất nhiều hiểu biết về một lĩnh vực mới khi tác giả mới bắt đầu bước vào thực
hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn thầy luôn định hướng quan
trọng để tác giả nhìn nhận vấn đề sâu sắc, góp ý và sửa chữa những chỗ sai
giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Cho đến hôm nay, luận văn của tác giả
đã được hoàn thành, cũng chính là nhờ sự nhắc nhở, đôn đốc, sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch sử
đặc biệt là Tổ bộ môn Lịch Sử Việt Nam, Phòng sau đại học trường Đại học
Sư Phạm Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá
trình lựa chọn và hoàn thiện đề tài luận văn
Tác giả cảm ơn các sở ban ngành: Thư viện tỉnh Bắc Giang, Tổng cục
thống kê tỉnh Bắc Giang, Chi cục thuế tỉnh Bắc Giang, Sở công thương tỉnh
Bắc Giang... đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình sưu tập tư liệu để tác
giả hoàn thành cuốn luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Tác giả


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ch.b

Chủ biên.


CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

CN

Công nghiệp

CCN

Cụm công nghiệp.

CNQDTW

Công nghiệp Quốc doanh Trung ương

CNQDĐP

Công nghiệp Quốc doanh địa phương

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân.

KHXH

Khoa học xã hội.

KNXK


Kim ngạch xuất khẩu.

KTTN

Kinh tế tư nhân

KCN

Khu công nghiệp.

LPG

khí dầu mỏ hóa lỏng

HTX

Hợp tác xã.

HĐND - UBND

Hội đồng Nhân dân - Uỷ ban Nhân dân.

Nxb

Nhà xuất bản.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn.


TMLCHH

Tổng m c lưu chuyển hàng hóa.

VLXD

Vật liệu xây dựng.

XHCN

Xã hội chủ nghĩa.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên c u vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên c u .................................................................... 7
3.1. Mục đích nghiên c u ............................................................................... 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên c u............................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên c u ..................................................................... 7
4.1. Đối tượng nghiên c u .............................................................................. 7
4.2. Phạm vi nghiên c u ................................................................................. 7
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên c u ....................................................... 8
5.1. Nguồn tư liệu ........................................................................................... 8
5.2. Phương pháp nghiên c u ......................................................................... 8

6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 9
7. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. NHỮNG NH N T

T C Đ NG T I SỰ PH T TRIỂN CỦA

KINH TẾ TƢ NH N T NH BẮC GIANG ..................................................... 10
Gi i thi u ............................................................................................................ 10
1.1. Xu thế tất yếu của phát triển Kinh tế tư nhân .............................................. 10
1.1.1. Quan niệm về Kinh tế tư nhân ............................................................ 10
1.1.2. Sự cần thiết phát triển thành phần Kinh tế tư nhân ............................ 12
1.2. Các nguồn lực phát triển Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang ........................... 17
1.2.1. Nguồn lực tự nhiên ............................................................................. 17
1.2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................. 17


1.2.1.2. Địa hình, đất đai, khí hậu ........................................................... 18
1.2.1.3. Thủy văn ..................................................................................... 20
1.2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................... 21
1.2.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội ................................................................. 23
1.2.2.1. Dân số, lao động, việc làm ......................................................... 23
1.2.2.2. Cơ cấu lao động ......................................................................... 24
1.2.2.3. Thu nhập và đời sống dân cư ..................................................... 25
1.3. Chủ trương, chính sách phát triển Kinh tế tư nhân ...................................... 26
1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Kinh tế tư nhân ...... 26
1.3.2. Chỉ đạo của tỉnh Bắc Giang về phát triển Kinh tế tư nhân ................ 29
1.4. Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang trước năm 1997 ......................................... 31
Tiểu

t ............................................................................................................... 32


CHƢƠNG 2 QU TRÌNH PH T TRIỂN CỦA KINH TẾ TƢ NH N
T NH BẮC GIANG THỜI KỲ 1997 - 2013.................................................... 34
Gi i thi u ............................................................................................................ 34
2.1. Kinh tế tư nhân phân theo quy mô và số lượng ........................................... 34
2.1.1. Sự gia tăng về số lượng của Kinh tế tư nhân ...................................... 36
2.1.2. Sự thay đổi về quy mô hoạt động của kinh tế tư nhân ....................... 42
2.1.2.1. Quy mô vốn ................................................................................. 42
2.1.2.2. Quy mô lao động ........................................................................ 47
2.2. Kinh tế tư nhân phân theo ngành kinh tế ..................................................... 49
2.2.1. Hoạt động của Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp và
Thủy sản ...................................................................................................... 50
2.2.1.1. Nông nghiệp................................................................................ 51
2.2.1.2. Lâm nghiệp ................................................................................ 55
2.2.1.3. Thủy sản...................................................................................... 56
2.2.2. Kinh tế tư nhân Bắc Giang hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp
và Xây dựng ................................................................................................ 59


2.2.2.1. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ........................................... 59
2.2.2.2. Xây dựng ..................................................................................... 69
2.2.3. Kinh tế tư nhân Bắc Giang hoạt động trong lĩnh vực Thương mại,
Dịch vụ và Giao thông vận tải .................................................................... 69
2.2.3.1. Thương m i................................................................................. 71
2.2.3.2. Giao thông vận tải ...................................................................... 79
2.2.3.3. Dịch v ........................................................................................ 80
2.3. Một số doanh nghiệp tư nhân tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang những năm
gần đây ................................................................................................................ 82
2.3.1. Công ty TNHH một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc ......... 82
2.3.2. Công ty Cổ phần Thuốc lá và thực phẩm Bắc Giang ......................... 90

2.3.3. Công ty Cổ phần Thương mại Tuấn Mai ........................................... 91
2.3.4. Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang ........................... 91
2.3.5. Công ty TNHH Việt Thắng ................................................................ 85
2.3.6. Công ty Cổ phần May Bắc Giang....................................................... 87
Tiểu

t ............................................................................................................... 92

CHƢƠNG 3. T C Đ NG CỦA KINH TẾ TƢ NH N Đ I V I SỰ
PH T TRIỂN KINH TẾ - XÃ H I T NH BẮC GIANG............................. 95
Gi i thi u ............................................................................................................ 95
3.1. Những tác động tích cực của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế
tỉnh Bắc Giang ..................................................................................................... 95
3.1.1. Đóng góp nguồn vốn đầu tư và huy động nguồn vốn trong xã hội .... 95
3.1.2. Góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu tỉnh Bắc
Giang ........................................................................................................... 97
3.1.3. Đẩy mạnh giá trị mặt hàng xuất khẩu ............................................... 101
3.1.4. Thúc đẩy quá trình ng dụng khoa học k thuật, và đô thị hóa ....... 102
3.2. Những tác động tích cực của kinh tế tư nhân đối với phát triển xã hội tỉnh Bắc
Giang.................................................................................................................. 103


3.2.1. Giải quyết việc làm, xóa đói giảm ngh o, cải thiện đời sống dân cư103
3.2.2.Thay đổi cơ cấu lao động................................................................... 105
3.2.3. Phân hóa xã hội ................................................................................. 106
3.2.4. Tạo cơ sở vật chất, nguồn lực củng cố quốc phòng - an ninh .......... 107
3.3. Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang .. 108
3.3.1. Tác động tiêu cực tới nền kinh tế ..................................................... 108
3.3.2. Tác động tiêu cực tới chính trị - xã hội ............................................ 108
3.4. Một vài nhận x t về kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang t 1997 đến 2013 .... 109

Tiểu

t ............................................................................................................. 112

KẾT LU N ...................................................................................................... 114
T I LI U THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. Dân số, lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008- 2013..................... 24
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động thao ngành nghề tỉnh Bắc Giang năm 2011 ............ 25
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh tế hộ gia đình Bắc Giang giai đoạn 2003 2013 ........................................................................................................... 36
Bảng 2.2. Giá trị và cơ cấu của ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh
tế theo giá thực tế giai đoạn 2000 - 2013 .................................................. 37
Bảng 2.3. Số cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 ....................... 38
Bảng 2.4. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo loại hình giai đoạn
2005- 2013 ................................................................................................. 39
Bảng 2.5. Số doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động phân theo huyện/quận/ ..... 40
thị xã/thành phố của tỉnh Bắc Giang ................................................................... 40
Bảng 2.6. Vốn đầu tư cho phát triển xã hội tỉnh Bắc Giang 2006 - 2010........... 42
Bảng 2.7. Vốn đầu tư trên địa bàn theo giá hiện hành giai đoạn 2005 - 2013 ... 43
Bảng 2.8. Số doanh nghiệp tư nhân phân theo quy mô vốn giai đoạn 2005 –
2013 ........................................................................................................... 44
Bảng 2.9. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế năm 2005 và 2013 ........ .46
Bảng 2.10. Lao động phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2013 ....... 47
Bảng 2.11. Số lượng doanh nghiệp tư nhân tỉnh Bắc Giang chia theo quy mô
lao động giai đoạn 2005 - 2013 ................................................................. 48
Bảng 2.12. Chuyển dịch kinh tế theo thành phần kinh tế ................................... 49
Bảng 2.13. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành của kinh tế tư nhân theo khu

vực kinh tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2013 ................................... 50
Bảng 2.14. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1997 – 2013 ........................ 51
Bảng 2.15. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá
thực tế (2000- 2013) .................................................................................. 51
Bảng 2.16. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo giá thực tế phân theo
nhóm cây trồng giai đoạn 2000- 2013....................................................... 53


Bảng 2.17. Số lượng gia súc gia cầm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000- 2013 ..... 54
Bảng 2.18. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp theo thực tế giai đoạn
2000- 2013 ................................................................................................. 55
Bảng 2.19. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân
theo ngành hoạt động giai đoạn 2000- 2013 ............................................. 57
Bảng 2.20. Số lượng cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản
phân theo huyện/quận/thị xã giai đoạn 2005 – 2013 ................................ 58
Bảng 2.21. Giá trị và cơ cấu công nghiệp phân theo giá thực tế giai đoạn
2000- 2013 ................................................................................................. 60
Biểu 2.22. Số lao động trong ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2013 ............. 62
Bảng 2.23. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành công
nghiệp chính ngoài nhà nước của Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2013 ....... 66
Bảng 2.24. Giá trị sản xuất công nghiệp và m c tăng trưởng, phân chia theo
thành phần kinh tế ..................................................................................... 67
Bảng 2.25. Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành phân theo loại
hình kinh tế ................................................................................................ 69
Bảng 2.26. Tổng m c bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành phân theo loại hình
kinh tế giai đoạn 2005 -2013 ..................................................................... 78
Biểu 2.27. Cơ cấu tổng m c bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành giai đoạn
2005 – 2013 ............................................................................................... 78
Bảng 2.28. Doanh thu và cơ cấu doanh thu vận tải, bốc xếp của Bắc Giang
phân theo thành phần kinh tế và ngành hoạt động .................................... 79

Bảng 2.29. Số lượt hành khách vận chuyển trên địa bàn .................................... 81
giai đoạn 2005-2013 ............................................................................................ 81
Bảng 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, giá hiện hành .................... 101
Bảng 3.2. Lao động đang làm việc phân theo loại hình kinh tế........................ 103
Biểu 3.3. GDP bình quân đầu người ................................................................. 104
Bảng 3.4. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế .................. 105


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, là cơ sở
vật chất giúp cho cuộc sống tiến bộ và phát triển. Kinh tế cũng tạo điều kiện
cho chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh ổn định. Một quốc gia được đảm
bảo sự an toàn cũng chính nhờ tiềm lực kinh tế vững mạnh.
Kinh tế tư nhân là một bộ phận hợp thành của cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần trong suốt thời gian quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của nước ta. Phát triển
kinh tế tư nhân được xác định là một trong những nội dung trọng tâm của
Đảng, nhà nước Việt Nam trong kinh tế thị trường định hướng XHCN. Công
cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo đã trải qua
gần ba thập kỷ, trong đó, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng ch ng tỏ được
vai trò là động lực của nền kinh tế và được xem như một s c sống mới của
tiến trình đổi mới.
Để đáp ng đòi hỏi của thực tiễn, ngày 18/3/2002, Hội nghị lần th 5
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết: "Về tiếp tục đổi
mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư
nhân". Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam có Nghị quyết riêng để
chỉ đạo và có các giải pháp tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh
và đúng hướng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

Trong công cuộc đổi mới, Bắc Giang là một trong những tỉnh được coi
là điển hình của việc xây dựng và phát triển kinh tế tư nhân. Bắc Giang có vị
trí chiến lược trong phát tiển kinh tế và bảo vệ tổ quốc, cũng là nơi nằm trong
vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc, mặt khác Bắc Giang cũng có điều
kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế, vị trí cách thủ đô Hà Nội 50km, thêm vào
đó với hệ thống giao thông phát triển đường bộ, đường sắt và đường sông,
đây được xem là yếu tố để tạo đà phát triển kinh tế liên vùng, giao lưu kinh tế
với các tỉnh vùng Đồng Bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc Việt Nam, và một

1


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

số tỉnh của Trung Quốc. Hiện nay Bắc Giang đang ngày càng cố gắng nỗ lực
phấn đấu phát triển kinh tế tư nhân năng động và phù hợp với điều kiện địa
phương để nâng cao vị thế của tỉnh cũng như góp phần vào tăng trưởng chung
của nền kinh tế.
Tuy vậy trên thực tế, cách nhìn nhận và đánh giá vai trò của kinh tế tư
nhân trong phát triển kinh tế và tác động của nó tới toàn xã hội hiện nay vẫn
chưa được thấu đáo. Cũng còn không ít những rào cản cho sự phát triển kinh
tế tư nhân trong tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung trên cả
phương diện nhận th c và thực tiễn. Trong gần ba thập kỷ đổi mới, kinh tế tư
nhân ở Bắc Giang tuy có phát triển nhưng vẫn gặp nhiều hạn chế nhất định
như quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, mặt bằng sản xuất h p, ô nhiễm
môi trường, nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tư nhân còn vi
phạm pháp luật. Do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ để khuyến khích
kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Với tư cách là một cá nhân nghiên c u mong muốn tìm hiểu về sự phát
triển của kinh tế tư nhân, là một phần của b c tranh đổi mới, tác giả quyết

định chọn đề tài: “Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013” làm
luận văn thạc s của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, nghiên c u về kinh tế tư nhân ở Việt nam và
các địa phương với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần đã thu hút rất nhiều học giả tham gia nghiên c u, tìm hiểu ở nhiều
khía cạnh khác nhau. Do giới hạn về tư liệu và khả năng, người viết chỉ xem
x t lịch sử vấn đề qua nguồn tài liệu trong nước.
Trước hết là những nghiên c u dưới dạng chuyên khảo và sách liên quan
đến vấn đề này, có thể thống kê sơ bộ như sau:
Trần Ngọc Bút (2002), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng XHCN,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã nêu lên sự phát triển của kinh

2


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

tế tư nhân và những định hướng phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá
độ lên Chủ nghĩa xã hội. Tác giả đã trình bày lý luận một cách chặt ch sự ra
đời thành phần kinh tế này và đưa ra những thành tựu thực tiễn ch ng minh
vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Nguyễn Minh Phong (ch.b) (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã khai thác được quá trình phát
triển của kinh tế tư nhân Việt Nam, thực trạng, bài học kinh nghiệm và những
giải pháp chủ yếu cho sự phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội.
Lê Hữu Nghĩa và Đinh Văn Ân (ch.b) (2004), Phát triển kinh tế nhiều
thành phần ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia.
Nghiên c u này đã cho chúng ta thấy được tính cấp thiết phải phát triển kinh
tế nhiều thành phần trong đó có kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay cũng

như các giải pháp để thành phần kinh tế này phát triển đúng hướng XHCN.
Dương Trọng Tài (ch.b); Lê Văn Phượng; Lại Thanh Sơn; Nguyễn
Công; Nguyễn Khải (2005), Công nghiệp Bắc Giang - Tiềm năng và triển
vọng phát triển, Nxb. Lao động Xã hội. Về cơ bản, cuốn sách đã giới thiệu
khái quát những thành tựu và sự chuyển biến tích cực về kinh tế công nghiệp
tỉnh Bắc Giang trong những năm qua, đề cập tới sự hình thành, phát triển các
khu công nghiệp trên địa bàn, t đó đưa ra những triển vọng và định hướng
phát triển cho công nghiệp tỉnh Bắc Giang.
Trịnh Thị Mai Hoa (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội
nhập, Nxb. Thế giới, Hà Nội, chỉ ra những vấn đề chung về kinh tế tư nhân và
sự phát triển kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Nguyễn Khải (ch.b), Phạm Văn Thường, Phạm Văn Lợi (2007), Ngành
công nghiệp Bắc Giang - 62 năm xây dựng và trưởng thành, Sở Công nghiệp
Bắc Giang phối hợp ấn hành, nêu lên sự phát triển theo chiều hướng tích cực của
công nghiệp Bắc Giang, trong đó có cả thành phần tư nhân và đưa ra những
thông số về sự phát triển của một số ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh

3


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

TS Phạm Văn Sơn (2011), Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội Chủ nghĩa và tác động đến củng cố quốc phòng ở nước
ta hiện nay. Cuốn sách đã nêu lên sự tác động mạnh m của kinh tế tư nhân trong
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quốc phòng an ninh trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn chung mỗi cuốn sách đều khai thác một khía cạnh của kinh tế tư
nhân. Các tác giả đã cho chúng ta thấy một cách hệ thống về sự phát triển và
vai trò của kinh tế tư nhân qua t ng giai đoạn. Qua đó cũng đề ra một số giải
pháp cụ thể cho kinh tế tư nhân trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, một số luận văn, luận án cũng chỉ ra sự quan tâm,
nghiên c u về vấn đề này, có thể điểm qua như sau:
Trần Văn Năm (2000), Kinh tế tư nhân Đà Nẵng, thực tr ng và giải
pháp. Luận văn thạc s , Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn
chỉ rõ sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân và vai trò của thành phần kinh
tế này trong đời sống kinh tế - xã hội thành phố Đà N ng. Đồng thời, tác giả đưa
ra một số giải pháp cụ thể cho sự phát triển kinh tế tư nhân ở địa phương.
Trương Tuấn Biểu (2000), Sự tác động của nền kinh tế nhiều thành phần
thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam đối với sự nghiệp quốc phòng của đất
nước, Luận án Tiến s Kinh tế, Học viện Chính trị Quân sự. Trong nghiên
c u này, tác giả đã đi đến kết luận kinh tế tư nhân giữ một vai trò to lớn trong
sự nghiệp an ninh, quốc phòng. Sự tác động của quá trình phát triển kinh tế tư
nhân là trên cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Qua đó, tác giả nêu ra một số
giải pháp để thành phần kinh tế này phát huy s c mạnh với sự nghiệp quốc
phòng hiện nay.
Phương Hữu Việt (2002), Phát triển kinh tế thành phần ngoài kinh tế nhà
nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, Luận
án Tiến s Kinh tế, phân tích về sự phát triển, quy mô, số lượng của thành phần
kinh tế ngoài nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân là cốt yếu, đồng thời nêu lên
một số định hướng phát triển tiếp theo của thành phần kinh tế này.

4


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

Lương Xuân Quỳnh (2009), Cơ cấu các thành phần kinh tế nước ta, Đề
tài KHXH cấp nhà nước. Với nghiên c u này, việc nhận th c đúng đắn về các
thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân được đẩy mạnh thêm một bước
và nhấn mạnh sự cần thiết của nó trong cơ cấu nền kinh tế. Sự tham gia của

thành phần kinh tế tư nhân ngày càng làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Việt
Nam ngày nay và đóng góp rất lớn vào quá trình tự do hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế.
Nguyễn Thị M Hạnh (2011), Kinh tế tư nhân huyện Đông Anh từ 1986
– 2011, Luận văn Thạc sĩ Khoa lịch sử, Đại học sư phạm Hà Nội. Trong luận
văn tác giả đã cho thấy b c tranh toàn cảnh về kinh tế tư nhân ở huyện Đông
Anh - Hà Nội, t đó cũng rút ra những mặt tích cực và hạn chế để đưa ra
hướng phát triển cho kinh tế tư nhân ở địa phương này.
Trong khi đó cũng có nhiều nghiên c u khác được công bố trên các tạp
chí chuyên ngành về chủ đề kinh tế tư nhân ở các góc độ khác nhau, như sau:
Nguyễn Đình Kháng, “Kinh tế tư nhân và xu hướng phát triển của nó
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, (đăng trên Tạp
chí Lý luận số 4/2002); Phạm Ngọc Kiểm, “Vai trò của kinh tế tư nhân đối với
quá trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay”, (Tạp chí Nghiên c u kinh tế
số 292, tháng 9/2002); Vũ Đình Ánh “Vai trò tích cực của khu vực kinh tế tư
nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, (Tạp chí Lý luận chính
trị; số 5/2004); Tô Đ c Hạnh, “Đổi mới chính sách tài chính để phát triển kinh
tế tư nhân”, (Tạp chí Thương mại số 18/ 2005); Về cơ bản, qua các nghiên c u
này, các tác giả đã chỉ rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của phát triển kinh tế
tư nhân trong bối cảnh tư nhân hóa và tự do hóa nền kinh tế, xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Trần Đ c Lộc, “Giải pháp nào để huy động có hiệu quả vốn của các
doanh nghiệp tư nhân và dân cư” (Tạp chí Tài chính, tháng 02/2004). Bằng
việc phân tích, đánh giá những chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến

5


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013


khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển như chính sách thuế;
chính sách tài chính; chính sách đối với kinh tế trang trại, các doanh nghiệp
v a và nhỏ; chính sách về đất đai, tác giả nêu ra được những hạn chế trong
việc huy động vốn của bộ phận doanh nghiệp tư nhân, t đó đưa ra giải pháp
khắc phục sự phát triển thành phần kinh tế này.
Lê Hương, “Nhìn nhận của người dân về một số vấn đề liên quan đến
doanh nghiệp tư nhân và ảnh hưởng của nó đến đánh giá kết quả của họ về
các chủ doanh nghiệp tư nhân”, (Tạp chí Tâm lý học, số 4/2005). Bài viết đưa
ra nhiều ý kiến khác nhau về một số vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp tư
nhân và những bài học kinh nghiệm cho các chủ doanh nghiệp tư nhân.
Nguyễn Trí Tuệ, “Giải thể, phá sản và t m ngừng ho t động của doanh
nghiệp tư nhân” (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2002). Nghiên c u đã
đưa ra những kinh nghiệm quản trị các doanh nghiệp tư nhân dựa trên sự phát
triển của loại hình doanh nghiệp này trong những năm qua. Những doanh
nghiệp này đã phải giải thể, phá sản, hay tạm ng ng hoạt động do những vi
phạm theo quy định của pháp luật.
Ngoai ra, có thể kể đến các nghiên c u khác như Vũ Trọng Khải, “Về
phát triển kinh tế dân doanh trong nông nghiệp” (Tạp chí Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, số 6/2002); Lê Tâm Minh, “Về đổi mới cơ chế, chính
sách h tr doanh nghiệp vừa và nh ngoài quốc doanh trong giai đo n ngày
nay” (Tạp chí Thanh tra số 8/2003); Dương Trọng Tài, “Bắc Giang trước
thềm hội nhập”, (Tạp chí Thương mại số 34/2006); Nguyễn Công Bộ, “Bắc
Giang - Cơ hội và tiềm năng”, (Tạp chí Thương mại số 45/2004)...
Như vậy, kinh tế tư nhân ngày càng được sự chú ý quan tâm của nhiều
nhà nghiên c u. Các tác giả đều đã tìm tòi, phân tích t ng khía cạnh của kinh
tế tư nhân, và cũng đã đưa ra những giải pháp hợp lý cho t ng giai đoạn cụ
thể, cũng đã có những nghiên c u tìm hiểu về những vấn đề liên quan tới kinh
tế tư nhân của t ng địa phương hoặc phân tích về kinh tế và công cuộc đổi

6



Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

mới nói chung của tỉnh Bắc Giang, song chưa có công trình nghiên c u cụ thể
nào về kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang. Chính vì thế, đây là hướng nghiên c u
mới với cá nhân tác giả v a là thuận lợi nhưng cũng v a là thách th c trong
quá trình tác giả nghiên c u và hoàn thiện luận văn s này.
3. Mục đ ch và nhi m vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên c
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của kinh tế tư nhân ở Bắc
Giang thuộc phạm vi một địa phương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, nhằm góp phần tìm hiểu công cuộc đổi mới của Việt Nam.
3.2. Nhi

ụ nghiên c

Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Phân tích các nhân tố tác động tới sự phát triển của kinh tế tư nhân
tỉnh Bắc Giang.
- Khảo sát quá trình phát triển của kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang thời
kỳ 1997 - 2013.
- Trên cơ sở đó, làm rõ những tác động của kinh tế tư nhân đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên c
Luận văn tập trung nghiên c u về sự phát triển của kinh tế tư nhân trên
các lĩnh vực chủ yếu (công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
vận tải, thương mại và dịch vụ) của tỉnh Bắc Giang t 1997 đến 2013, để thấy
được vai trò của bộ phận kinh tế này đối với sự phát triển kinh tế, xã hội toàn

tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
4.2. Phạ

i nghiên c

Về không gian: Hoạt động kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Về ph m vi thời gian: Khảo sát đối tượng nghiên c u t 1997 đến 2013.

7


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

5. Nguồn tƣ li u và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Ng ồn tư li u
Luận văn khai thác 4 nhóm nguồn tư liệu sau:
Thứ nhất: Các văn kiện nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ thành
phố, Đảng bộ huyện t 1997 đến 2013 về chủ trương, đường lối phát triển
kinh tế tư nhân. Đây là nguồn tư liệu giúp tôi có những quan điểm đúng đắn.
Qua đó cũng thấy được các nhân tố tác động mạnh m tới sự phát triển của
kinh tế tư nhân, sự khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân của Đảng, Nhà
nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng.
Thứ hai: báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang. Các số liệu
thống kê t 1997 đến 2013. Đây là nguồn tư liệu gốc, là cơ sở khoa học để
xây dựng luận văn. Các số liệu trong luận văn liên quan đến kinh tế tư nhân
hầu hết được tham khảo t các nguồn lưu trữ này thuộc các Sở, ban, ngành
tỉnh Bắc Giang.
Thứ a: Các công trình, bài viết có liên quan đến đề tài. Đây là nguồn tư
liệu tham khảo quan trọng, cung cấp cho tác giả nội dung tư liệu nghiên c u
lịch sử vấn đề.

Thứ tư: Các tài liệu, số liệu điều tra thực địa nhằm bổ sung tư liệu thành
văn, đảm bảo tính chính xác cho nội dung của đề tài nghiên c u.
5.2. Phương pháp nghiên c
Luận văn sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Phương pháp lịch sử nhằm đảm bảo tính khách quan
trung thực trong việc tái hiện sự phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang t
1997 đến 2013, phương pháp logic s giúp cho việc nhận định đánh giá Sự
phát triển kinh tế tư nhân chính xác hơn. Tác giả cũng sử dụng phương pháp
nghiên c u chọn mẫu (Case studies) để chỉ ra những n t điển hình nhất của
phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, phương pháp
so sánh, phân tích tổng hợp, thống kê xã hội học, khảo sát thực tiễn cũng

8


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

được vận dụng để t đó rút ra những nhận x t khách quan, đầy đủ nhất về sự
phát triển của kinh tế tư nhân, cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang một cách toàn diện hơn.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn lần đầu tiên dựng lại một cách có hệ thống sự phát triển của
kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang t năm 1997 đến 2013, trên cả hai mặt phát
triển và hạn chế, với quan điểm nhìn nhận đúng đắn, khách quan về vai trò
của thành phần kinh tế này với đời sống kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Trên
cơ sở đó, góp phần soi rọi quan điểm lý thuyết của Đảng và Nhà nước trong
xây dựng, quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, và ch ng minh
tính đúng đắn của nó t khía cạnh thực tiễn.
Do đó, luận văn có thể ở một m c độ nào đó là sự đóng góp đối với thực
tiễn lý luận, là sự bổ sung và là tài liệu tham khảo cho các nhà quy hoạch, xây

dựng chính sách phát triển kinh tế-xã hội.
Luận văn cung cấp tài liệu cho việc nghiên c u, biên soạn và giảng dạy
lịch sử địa phương, là tài liệu giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc
đặc biệt thế hệ trẻ về vai trò lãnh đạo tiên phong của Đảng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, luận văn có kết cấu 3 chương:
Chƣơng 1: Những nhân tố tác động tới phát triển kinh tế tư nhân tỉnh
Bắc Giang.
Chƣơng 2: Quá trình phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997
đến 2013.
Chƣơng 3: Tác động của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tếxã hội tỉnh Bắc Giang.

9


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

CHƢƠNG 1
NHỮNG NH N T

T C Đ NG T I SỰ PH T TRIỂN CỦA

KINH TẾ TƢ NH N T NH BẮC GIANG
Gi i thi
Trong chương 1, tác giả cố gắng phân tích những nhân tố chính tác động
đến sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Những nhân
tố ở đây là xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế tư nhân, nguồn lực phát
triển, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương đối với
thành phần kinh tế này. Tác giả cũng giới thiệu những n t tổng quan nhất về
các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Bắc Giang và hoạt động kinh

tế tư nhân ở địa phương trước năm 1997, t đó tạo cơ sở và việc phân tích
vững chắc cho những nghiên c u ở các chương tiếp theo.
1.1. Xu th tất
1.1.1.

an ni

u của phát triển Kinh t tƣ nh n
ề Kinh tế tư nhân

Trước khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần th X, khái niệm về kinh tế tư nhân chưa có nội hàm
chính xác. Đại hội lần th VI của Đảng nêu ra sáu thành phần kinh tế, trong
đó có hai thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (bao
gồm thợ thủ công, nông dân cá thể, những ngưới buôn bán kinh doanh cá thể)
và thành phần kinh tế tư bản tư nhân được hiểu là những thành phần kinh tế tư
nhân. [15]
Trong tập số liệu thống kê “Kinh tế ngoài quốc doanh thời kỳ mở cửa
1991 - 1995” của Tổng Cục Thống kê chia kinh tế ngoài quốc doanh thành:
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty Cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác
xã (ở đây không kể kinh tế cá thể, tiểu chủ, và không tách riêng kinh tế tư bản
tư nhân) Trong Niên giám Thống kê năm 1999 tách riêng thành phần kinh tế
tư nhân và thành phần kinh tế cá thể. Trong giới nghiên c u kinh tế có ý kiến
lại cho rằng kinh tế tư bản tư nhân chỉ là một bộ phận của kinh tế tư nhân,

10


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013


trong khi một bộ phận xem kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư nhân là một.
Đồng thời, có người lại gần như đồng nhất kinh tế tư nhân với khu vực doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.
Trong bài “Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 1989 - 1995”
(phân tích dựa trên các thành phần kinh tế), Tiến sĩ Vũ Quang Việt - Cục
Thống kê Liên Hợp Quốc - ghi chú “theo định nghĩa một doanh nghiệp (hay
công ty) s được coi là ngoài quốc doanh nếu như tư nhân làm chủ hơn 50%
cổ phiếu. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều thuộc khu
vực ngoài quốc doanh”
Theo cách phân chia các thành phần kinh tế trong Văn kiện Đại hội IX
của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2001, nền kinh tế của Việt Nam bao gồm
6 thành phần là: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh
tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài [16]
Năm 2006, Văn kiện Đại hội X xác định có 5 thành phần kinh tế là: kinh
tế nhà nước; kinh tế hợp tác xã; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân;
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2011, trong Văn kiện Đại hội XI,
Đảng xác định lại nền kinh tế quốc gia được xây dựng với bốn thành phần
kinh tế là kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài. [18]
Thực tế cho thấy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế tư nhân.
Thuật ngữ kinh tế tư nhân được chính th c sử dụng t Hội nghị Trung ương 6
khóa VI (3- 1989). Song, đến Hội nghị lần th 5 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa IX), trong Nghị quyết số 14/NQ/TW về tiếp tực đổi mới cơ chế,
chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, quan
niệm về kinh tế tư nhân được xác định gồm “kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư
bản tư nhân hoạt động dưới dạng kinh doanh cá thể và các loại hình của
doanh nghiệp tư nhân .

11



Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

Dựa vào tất cả những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm về
kinh tế tư nhân như sau: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế
độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh
doanh như doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu h n, công
ty h p doanh và các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ.
1.1.2.

c n thiết phát t i n thành ph n inh tế tư nhân

Đến đây, một câu hỏi lớn cần lời đáp, đó là : “Tại sao phải phát triển
kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”?
Để lý giải cho câu hỏi này, chúng ta bắt đầu bằng việc xem x t lại những
quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen như sau: “cái xã hội mà chúng ta nói ở
đây không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ
sở của nó, mà trái lại là xã hội cộng sản chủ nghĩa v a mới thoát thai t xã hội
tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương diện - kinh tế, đạo đ c,
tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra” [38;
33]. Như vậy, về lý luận, trong trường hợp của Việt Nam, việc phát triển kinh
tế tư nhân là một tất yếu cần thiết để bước vào xây dựng xã hội mới. Thậm
chí, việc xây dựng kinh tế tư nhân còn là cách th c giúp chính phủ cân bằng
và định lượng đối với thành phần kinh tế công, qua đó giải quyết việc quản trị
nền kinh tế tốt hơn. [68], [55]
Lênin cũng t ng nói: “thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc
điểm hoặc những đặc trưng của cả hai kết cấu xã hội ấy. Thời kỳ quá độ ấy
không thể nào lại không phải là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang
giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói cách khác, giữa chủ

nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa tiêu diệt hẳn và chủ nghĩa cộng sản mới
phát sinh nhưng vẫn còn non yếu”. Hoặc “… chủ nghĩa xã hội t quá độ có
nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay
có những thành phần, có những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa xã hội không? Bất c ai cũng đều th a nhận là có” [32; 309 - 310].

12


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

Thứ hai, do yêu cầu của quy luật về sự thích ng của quan hệ sản xuất
với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nói về mối quan hệ
biện ch ng này Đại hội VI của Đảng đã nêu một luận điểm sau: “ Lực lượng
sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà
cả khi quan hệ sản xuất không đồng bộ có những yếu tố đi quá xa so với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất [15; 57].
Chúng ta không thể xóa bỏ một hình th c quan hệ sản xuất nào đó khi
lực lượng sản xuất của nó đang còn s c sống, đang còn là một tất yếu đối với
xã hội. Chính Lê Nin khi nói về sở hữu tư nhân đã khẳng định: “ không đập
tan cái cơ cấu xã hội cũ, thương nghiệp, tiểu nông, công nghiệp nhỏ, chủ
nghĩa tư bản, bằng cách cố gắng nắm vững những cái đó một cách thận trọng
và t ng bước, hoặc bằng mọi cách nhà nước điều tiết những cái đó” [32; 275].
Thứ a, xuất phát t yêu cầu nội tại của phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa .
Về lý luận, một thực tế là hàng hóa, thị trường và gắn bó với chúng là
các phạm trù cung - cầu, giá cả, giá trị, lợi nhuận, cạnh tranh… phản ánh các
mối quan hệ chung của kinh tế thị trường, phản ánh tổng thể mối quan hệ giữa
người với người phát sinh trong quá trình sản xuất - phân phối - trao đổi và
tiêu dùng. Mặt khác, các quan niệm phạm trù trên lại luôn tồn tại và gắn liền

với mỗi một nền kinh tế hiện thực của mỗi quốc gia. Qua đó, nó v a phản ánh
các mối quan hệ chung bản chất của kinh tế thị trường, v a phản ánh quan hệ
đặc thù trong t ng phương th c sản xuất và sự phát triển của các quan hệ
quốc tế. Điều đó cho thấy, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa v a mang những n t phổ biến của mô hình kinh tế thị trường nói chung
và những đặc thù của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
nói riêng. Ngoài những đặc thù bị chi phối bởi các nguyên tắc, bản chất của
chủ nghĩa xã hội, thì cái phổ biến (những thuộc tính, những quy luật chung)
của kinh tế thị trường mà kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng
nhất thiết phải có là:

13


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

Một là, cơ sở kinh tế mang tính đa d ng về sở hữu và thành phần kinh tế
để đảm ảo tính tự chủ, tự do sản xuất, kinh doanh… của các chủ thể kinh tế,
trong đó kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong việc làm sống động thị
trường.
Hai là, các ph m trù kinh tế vốn có của kinh tế thị trường như hàng hóa,
tiền tệ, thị trường, c nh tranh, cung cầu, giá cả thị trường và l i nhuận đư c
phát huy đầy đủ chức năng của mình.
Ba là, nền kinh tế chịu sự tác động hàng ngày, hàng giờ của các quy luật
khách quan của kinh tế thị trường
Cơ chế thị trường là cơ chế tất yếu vì chỉ thông qua nó mới liên kết các
nhà sản xuất riêng lẻ vào hoạt động kinh tế của quốc gia. Đồng thời, cạnh
tranh là tất yếu để tồn tại của các đơn vị kinh tế.
Nhà nước quản lý nền kinh tế theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế
hoạch, phát huy những mặt tích cực và kìm hãm những mặt hạn chế của cơ

chế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích của những người lao động và toàn thể
nhân dân.
Những thuộc tính chung của nền kinh tế thị trường cho thấy sự tồn tại sở
hữu tư nhân và kinh tế tư nhân là một yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN. Kinh tế tư nhân có quy luật phát sinh, phát
triển, và tiêu vong của nó. Phân công lao động xã hội và sở hữu tư nhân chính
là tiền đề ra đời sản xuất hàng hóa. Mỗi bước phát triển sản xuất hàng hóa lại
thúc đẩy phân công lao động xã hội đạt tới một trình độ cao hơn và sở hữu tư
nhân, kinh tế tư nhân cũng đạt tới bước phát triển tương ng. Trong thực tiễn,
sở hữu tư nhân là yếu tố “cốt lõi” của nền kinh tế hàng hóa và là nhân tố rất
quan trọng trong quan hệ sản xuất. Kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao,
hình thành nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường cao hơn kinh tế hàng hóa
truyền thống về trình độ công nghệ, cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý và tính
chất xã hội của nó. Ở nước ta, thực hiện phát triển kinh tế thị trường định

14


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

hướng XHCN, mà đặc trưng vốn là kinh tế thị trường vẫn là đa sở hữu và
nhiều thành phần kinh tế. Bởi vậy, sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân vẫn có
vị thế và vai trò quan trọng. Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển hai
yếu tố quan trọng cùng tồn tại là kinh tế hàng hóa là sở hữu tư nhân và phân
công lao động xã hội đang có xu hướng phát triển mạnh m , vượt qua biên
giới quốc gia, tiến tới xã hội mang tính quốc tế. Điều đó cho thấy, sở hữu tư
nhân và kinh tế tư nhân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN vẫn còn lý do tồn tại lâu dài.
Khi nghiên c u về kinh tế thị trường, các nhà nghiên c u cũng cho rằng,
một nền kinh tế hoạt động tốt cần có năm đặc điểm: “một là phân phối các

nguồn lực một cách hiệu quả; hai là tạo ra nguồn lực mới thông qua việc đổi
mới sản phẩm và đổi mới quá trình xử lý; ba là thích nghi nhanh chóng và có
hiệu quả trước sự thay đổi của hoàn cảnh; bốn là duy trì sự ổn định về kinh tế,
tránh được hiện tượng thất nghiệp và lạm phát cao; năm là tạo hiệu quả xã hội
như mong muốn, tránh phân hóa xã hội giàu ngh o một cách quá m c [1; 54].
Nếu hai đặc điểm bốn và năm thể hiện rõ vai trò của nhà nước thì các
đặc điểm một, hai, ba thể hiện rất rõ vai trò của kinh tế tư nhân. Như vậy kinh
tế tư nhân hội đủ tất cả các điều kiện đặc trưng đối với sự phát triển của kinh
tế thị trường nói chung, phát triển kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu của nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Theo các nhà kinh tế học, trong đó có
Kornai Janos, thì kinh tế tư nhân có vai trò quyết định trong việc hình thành
và thực thi cơ chế điều tiết tự nhiên của nền kinh tế thị trường. Ông cho rằng,
không thể có một nền kinh tế thị trường thực sự với một khu vực tư nhân ốm
yếu. Hay như theo Joseph Stigliz (chủ nhân của giải Nobel kinh tế năm 2011),
khi nói về kinh tế Việt Nam đã khẳng định: “một nền kinh tế phát triển mạnh
không thể không tính tới khu vực tư nhân. Chính phủ Việt Nam cần tạo một
nền kinh tế mà trong đó coi trọng đầu tư cả khu vực nhà nước và khu vực tư
nhân, bởi chính sự tham gia của tư nhân là động lực tạo ra sự cạnh tranh, phát

15


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

huy sáng tạo và đem lợi ích thiết thực cho người dân’’. Tuy nhiên, nước ta
phát triển kinh tế tư nhân nhằm mục đích thực hiện mục tiêu XHCN, do đó,
kinh tế tư nhân phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với
sự tham gia của nhiều thành phẩn kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai
trò chủ đạo, dưới sự quản lý, điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN.
Thứ tư, Tầm quan trọng của kinh tế tư nhân.

Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới và nước ta cho thấy, sự thành
công về kinh tế - xã hội của một quốc gia có sự đóng góp tích cực của phát
triển kinh tế tư nhân, nhất là giai đoạn đầu của quá trình chuyển sang nền kinh
tế thị trường.
Nói về vai trò của kinh tế tư nhân, nghị quyết Đảng X đã nhận định: kinh
tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của
nền kinh tế. Theo Chủ tịch, Tổng giám đốc Invest Consult Group Nguyễn
Trần Bạt : “kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến s c mạnh
kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng có ý nghĩa
chính trị toàn cầu. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa bảo tồn
tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của
mọi sự phát triển’’.
Có thể thấy vai trò của kinh tế tư nhân với nền kinh tế nước ta thể hiện ở
những mặt sau:
- Phát triển kinh tế tư nhân - nhân tố chủ yếu thúc đẩy s c cạnh tranh của
nền kinh tế.
- Phát triển kinh tế tư nhân góp phần khai thác và tận dụng có hiệu quả
các nguồn lực xã hội, tạo sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Phát triển kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ
chế quản lý kinh tế - xã hội hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam.

16


Đề tài: Kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Giang từ 1997 đến 2013

- Phát triển kinh tế tư nhân góp phần làm cho quan hệ sản xuất phù hợp
với tính chất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển.

Đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện lực lượng sản xuất còn thấp,
việc phát triển kinh tế tư nhân có ý nghĩa quan trọng là đảm bảo thực hiện dân
chủ trong lĩnh vực kinh tế.
Ngoài ra, phát triển kinh tế tư nhân còn góp phần nâng cao chất lượng
lao động, giải quyết vấn đề việc làm, xóa đói giảm ngh o, nuôi dưỡng tiềm
năng, trí tuệ kinh doanh; tạo cân đối về sự phát triển giữa các vùng miền; hình
thành đội ngũ doanh nhân - một lực lượng quan trọng trong công cuộc đổi
mới, phát triển đất nước trong điều kiện ngày nay. Đáng chú ý nữa là việc
phát triển kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong việc duy trì các làng
nghề truyển thống; kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh; kinh nghiệm quản lý
được tích lũy qua nhiều thế hệ của t ng gia đình, t ng dòng họ; phát huy
được cả yếu tố truyền thống và hiện đại trong t ng sản phẩm.
Như vậy, kinh tế tư nhân còn tồn tại và phát triển trong thời kỳ quá độ
lên XHCN ở nước ta là một đòi hỏi khách quan phù hợp với quy luật và thực
tiễn của Việt Nam. Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế quốc dân - nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nó
tồn tại đan xen với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, bổ sung cho sự phát triển
của các thành phần kinh tế này và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
1.2. Các nguồn lực phát triển KTTN t nh Bắc Giang
1.2.1. Ng ồn l c t nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Giang được tái lập ngày 01/01/1997, thuộc vùng trung du miền
núi phía Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây
Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh,

17



×