Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA việt nam giai đoạn 2014 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 87 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình. Những kết quả
và số liệu trong Luận văn này trung thực, những lý thuyết được đúc kết từ những
gì tôi học được trên lớp thông qua các bài giảng của các thầy cô và trong cuộc
sống lao động hàng ngày. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng,
cũng như kết quả Luận văn của mình.

Học viên

Hoàng Hải


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Trương Đoàn Thể đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Khoa sau đại học Viện đại học Mở
Hà Nội đã cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý giá làm nền tảng cho
việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin gửi tới Công ty Tránh nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt
Nam lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số
liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới luận văn.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, do còn hạn
chế về mặt thời gian và kiến thức, chắc chắn luận văn không tránh khỏi sai sót và
khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, đồng
nghiệp và bạn bè cả về mặt lý luận và thực tiễn để tôi có thể rút thêm cho bản
thân nhiều kỹ năng cũng như cách thức nghiên cứu và đánh giá vấn đề; đưa ra
hướng giải quyết, hướng khắc phục để vận dụng vào thực tiễn có hiệu quả nhất.


Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2014

Hoàng Hải


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài: ..................................................................... 1

2.

Tổng quan nghiên cứu ......................................................................... 2

3.

Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 3

4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 4

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 4

6.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 5


7.

Kết cấu của luận văn ........................................................................... 5

CHƯƠNG 1
NHữNG VấN Đề CƠ BảN Về BảO HIểM NHÂN THỌ
VÀ KHả NĂNG CạNH TRANH ......................................................................... 6
1.1.

Tổng quan về Bảo hiểm Nhân thọ ............................................................ 6

1.1.1

Khái niệm Bảo hiểm Nhân thọ:............................................................ 6

1.1.2

Bảo hiểm Nhân thọ để phòng tránh rủi ro ........................................... 7

1.1.3

Quỹ dự phòng nghiệp vụ trong doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ ..... 11

1.1.4

Lịch sử ra đời Bảo hiểm Nhân thọ trên thế giới và Sự hình thành, phát

triển Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam .................................................................... 12
1.1.4.1


Lịch sử ra đời Bảo hiểm Nhân thọ trên thế giới ................................. 12

1.1.4.2

Sự hình thành, phát triển Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam ..................... 17

1.1.5

Triển vọng của thị trường Bảo hiểm Nhân thọ tại Việt Nam .............. 19

1.1.6

Các doanh nghiệp Bảo hiển nhân thọ tại Việt Nam ........................... 20

1.2.

Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ......................................... 22

1.2.1.

Khái niệm về cạnh tranh: ................................................................... 22

1.2.2.

Năng lực cạnh tranh ........................................................................... 24

1.2.3.

Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh ...................... 26


1.2.4.

Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh........................................... 28

1.3.
1.3.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực canh tranh của doanh nghiệp .......... 31
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. ........................................... 34

1.4.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..................................... 36

1.5.

Các chiến lược cạnh tranh cơ bản ........................................................... 38


1.5.1.

Chiến lược chi phí thấp nhất............................................................... 38

1.5.2.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm .................................................... 38

1.5.3.


Chiến lược tập trung với chi phí thấp ................................................. 39

1.5.4.

Chiến lược tập trung với khác biệt...................................................... 39

CHƯƠNG 2
THựC TRạNG NĂNG LựC NĂNG LựC CạNH TRANH CủA
AIA VIệT NAM ................................................................................................ 41
2.1.

Tổng quan về AIA Việt Nam ................................................................. 41

2.1.1.

Các thông tin cơ bản .......................................................................... 41

2.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển của AIA Việt Nam ....................... 41

2.1.3.

Chức năng hoạt động ......................................................................... 42

2.1.4.

Cơ cấu tổ chức quản lý của AIA Việt Nam ........................................ 42

2.2.


Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của AIA Việt Nam ................. 43

2.2.1.

Phân tích môi trường bên ngoài.......................................................... 43

2.2.1.1.

Tình hình chung ................................................................................. 43

2.2.1.2.

Cạnh tranh của thị trường Bảo hiểm Nhân thọ tại Việt Nam ............... 45

2.2.1.3.

Số lượng hợp đồng bảo hiểm:............................................................. 47

2.2.1.4.

Số tiền bảo hiểm: ............................................................................... 49

2.2.1.5.

Số lượng đại lý bảo hiểm.................................................................... 50

2.2.2.

Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp .................................... 50


2.2.2.1.

Kết quả hoạt động kinh doanh của AIA Việt Nam.............................. 50

2.2.2.2.

Trình độ năng lực tổ chức hoạt động kinh doanh của AIA Việt Nam . 51

2.2.2.3.

Tổ chức và nhân sự ............................................................................ 53

2.2.2.4.

Phân tích khái quát tình hình tài chính................................................ 54

2.2.2.5.

Phân tích về thị phần năm 2013 của AIA Việt Nam ........................... 58

2.2.2.6.

Phân tích về tuyển dụng đại lý năm 2013 của AIA Việt Nam ............. 59

2.2.2.7.

Phân tích khái quát về dịch vụ của AIA Việt Nam ............................. 59

2.2.2.8.


Phân tích khái quát về công nghệ thông tin của AIA Việt Nam .......... 60

2.2.2.9.

Phân tích về sản phẩm của AIA Việt Nam ......................................... 61

2.2.2.10.

Phân tích về mạng lưới vp. Tổng đại lý của AIA Việt Nam ............ 61

2.2.2.11.

Các hoạt động xã hội và thành quả ghi nhận của AIA Việt Nam ... 62


2.3.

Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của AIA Việt Nam.................... 62

2.3.1.

Những mặt tích cực ............................................................................ 62

2.3.2.

Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 63

2.3.2.1.


Hạn chế: ............................................................................................. 63

2.3.2.2.

Nguyên nhân: ..................................................................................... 63

CHƯƠNG 3
ĐịNH HƯớNG GIảI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
AIA VIỆT NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2020
VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 67
3.1.

Một số giải pháp .................................................................................... 67
Đa dạng hoá sản phẩm AIA Việt Nam đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị

3.1.1.

trường ................................................................................................ 67
Ứng dụng công nghệ thương mại điện tử trong giao dịch với khách

3.1.2.

hàng ................................................................................................... 68
Tập trung xây dựng Chế độ đãi ngộ đội ngũ đại lý và quản lý đại lý giỏi

3.1.3.

........................................................................................................... 68
Tập trung Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ


3.1.4.

cho đội ngũ nhân viên, đại lý và quản lý ............................................ 69
3.1.5.

Đa dạng hoá kênh phân phối .............................................................. 70

3.1.6.

Đặc biệt quan tâm duy trì và phát triển thương hiệu AIA Việt Nam ... 71

3.1.7.

Nâng cao năng lực tài chính của AIA Việt Nam ................................. 71

3.1.7.1.

Điều chỉnh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn .................................. 71

3.1.7.2.

Quản lý tài sản ngắn hạn và dài hạn ................................................... 72

3.1.7.3.

Quản lý hoạt động thanh toán các khoản phải thu, phải trả ................. 72

3.1.7.4.

Nâng cao khả năng sinh lời ................................................................ 73


3.1.7.5.

Hoạt động đầu tư tài chính từ các khoản thu của khách hàng:............. 74

3.2.
3.2.1.

KIẾN NGHỊ........................................................................................... 74
Kiến nghị cơ quan chức năng về chính sách đầu tư với công ty bảo
hiểm có vốn nước ngoài ..................................................................... 75

3.2.2.

Với Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam..................................................... 75

KẾT LUẬN....................................................................................................... 77


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
WTO

World Trade Organisation (Tổ chức Thương mại Thế giới )

BHNT

Bảo hiểm Nhân thọ

HHBH


Hiệp hội Bảo hiểm

TNHH

Trách nhiệm Hữu hạn

LOMA

Life Office Management Association là Tổ chức Quốc tế cấp chứng
chỉ chứng nhận kiến thức trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ

GDP

Gross Domestic Product là Tổng Sản phẩm Quốc nội

AFTA

ASEAN Free Trade Area là một hiệp định thương mại tự do

IMF

International Monetary Fund là Quỹ tiền tệ quốc tế

ADB

Asian Development Bank là ngân hàng phát triển Châu Á

WB

World Bank là ngân hàng Thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

Hình 1.1: Rủi ro tạo nhu cầu Bảo hiểm
Hình 1.2: Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro
Hình 1.3: Bảo hiểm Nhân thọ là Bảo vệ và Tiết kiệm

Biểu đồ 1.1: Thị phần của các công ty Bảo hiểm Nhân thọ
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng thị trường Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam (1996 –
2013)

Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Sơ đồ 1.2: Chiến lược cạnh tranh cơ bản
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Sơ đồ 1.4: Các nhân tố tác động đến cuộc cạnh tranh trong ngành [M.Porter]
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của AIA Việt Nam

Bảng 1.1: Danh sách các doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ
Bảng 2.1: Doanh thu Bảo hiểm Nhân thọ toàn thị trường năm (1996 – 2013)
Bảng 2.2: Tổng số hợp đồng khai thác mới năm 2013
Bảng 2.3: Biến động về tài sản AIA Việt Nam
Bảng 2.4: Biến động công nợ và vốn chủ sở hữu AIA Việt Nam 2012-2013
Bảng 2.5: Một số về kết quả kinh doanh của AIA Việt Nam


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Bảo hiểm là một nhu cầu tất yếu khách quan của con người và ra đời từ

rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm
Nhân thọ nói riêng ra đời tương đối muộn. Sự ra đời và phát triển của ngành bảo
hiểm gắn liền với những sự kiện lịch sử của đất nước từ năm 1970.
Sau thời kỳ đổi mới kinh tế được 10 năm, nền kinh tế Việt Nam đã có
những bước phát triển vượt bậc, lạm phát đã được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng
kinh tế luôn đạt mức cao từ 6 - 9 %/ năm, môi trường kinh tế - xã hội và môi
trường pháp lý có nhiều thuận lợi hơn. Đời sống người dân ngày càng được nâng
cao và ở một bộ phần quần chúng dân cư đã bắt đầu có tích luỹ. Đây là những
nhân tố rất thuận lợi cho Bảo hiểm Nhân thọ ra đời và phát triển ở Việt Nam.
Ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc Hội đã thông qua Luật kinh doanh bảo
hiểm, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nhờ
có Luật kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh bình đẳng
hơn và đang thực sự là động lực thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt
là thị trường Bảo hiểm Nhân thọ phát triển.
Thị trường Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam được mở cửa từ tháng 6/1999,
công ty Bảo hiểm Nhân thọ nước ngoài đầu tiên gia nhập thị trường là ChinfonManulife, liên doanh giữa Tập đoàn Taiwanese Chinfon và công ty Bảo hiểm
Nhân thọ Canadian Manulife. Sau đó có nhiều công ty Bảo hiểm Nhân thọ lớn
trên thế giới tham gia vào thị trường. Tính đến hết năm 2013, thị trường Bảo
hiểm Nhân thọ Việt Nam có 16 công ty Bảo hiểm Nhân thọ.
Sự góp mặt của rất nhiều các công ty Bảo hiểm Nhân thọ nước ngoài tại
Việt Nam đang góp phần làm cho thị trường Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam trở
nên sôi động hơn, đó là dấu hiệu cho thấy một làn sóng đầu tư của nước ngoài
mạnh mẽ trong lĩnh vực Bảo hiểm Nhân thọ trong những năm gần đây và trong

1


thời gian tới. Để chiến thắng trong cạnh tranh thị trường, mỗi công ty Bảo hiểm

Nhân thọ phải hoạch định cho mình một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả nhất.
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam (AIA
Việt Nam), là một trong những công ty của tập đoàn tài chính AIA Châu Á- Thái
Bình Dương được thành lập và đi vào hoạt động tại Vệt Nam năm 2000, đến nay
AIA Việt Nam đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, cung cấp đa dạng các
sản phẩm Bảo hiểm Nhân thọ cho từng lớp nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên AIA
Việt Nam thời gian vừa qua đã có nhiều cố gắng trong nâng cao năng lực cạnh
tranh nhưng vẫn còn những bất cập so với yêu cầu của thị trường và cũng đồng
thời gặp phải những vấn đề cạnh tranh khốc liệt từ các Công ty Bảo hiểm Nhân
thọ khác.
Nhận thức được vấn đề trên sau một thời gian làm việc tại AIA Việt Nam
em xin chọn đề tài: “Nâng cao năng lực Cạnh tranh Công ty Trách nhiệm
Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam 2014-2020” để thực hiện Luận
văn Thạc sỹ của mình và để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
2.

Tổng quan nghiên cứu
Trong hoạt động Bảo hiểm Nhân thọ, ngoài những hoạt động nâng cao

chất lượng phục vụ khách hàng, việc tăng cường hoạt động đầu tư tài chính; đổi
mới công nghệ thông tin, thì việc cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm; đa dạng hóa
kênh phân phối; tăng cường hoạt động Marketing và bài toán nhân sự của doanh
nghiệp bảo hiểm và là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong
kinh doanh, trong cạnh tranh. Khi hiệu quả của hoạt động đầu tư tài chính mang
lại hiệu quả cao, doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện chia lãi cao cho khách
hàng, có điều kiện giảm phí cho khách hàng và đảm bảo nguồn tài chính cho đầu
tư phát triển về mọi mặt chiến lược của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.
Việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của các tầng lớp
dân cư, đổi mới công nghệ thông tin và vấn đề nhân sự nhằm mục đích thu hút
được nhiều khách hàng về cho doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ của mình, đó

chính là lợi thế của doanh nghiệp bảo hiểm về dịch vụ cung cấp cho khách hàng,
2


về phí bảo hiểm và chất lượng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm để đối phó với cạnh
tranh.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Bảo hiểm Nhân thọ trong
thời gian tới, vượt qua được thách thức, tận dụng được cơ hội trong quá trình hậu
hội nhập Kinh tế Thế giới (WTO). Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của
AIA Việt Nam là một yếu tố quan trọng bậc nhất để quyết định sự sống còn của
doanh nghiệp và cuộc sống ổn định của hơn 500 nhân viên và 18.000 đại lý của
Công ty. Tuy rằng AIA Việt Nam đã sớm tiến hành cải cách hành chính, phát
triển sản phẩm và thuê cơ sở vật chất được đầu tư như văn phòng làm việc tại tòa
nhà IPH, toà nhà Royal Centre với dịch vụ và chất lượng cao để đảm bảo mang
lại sự tín nhiệm và uy tín trong khách hàng từ lâu, tuy nhiên để AIA Việt Nam
có thể tồn tại lâu dài và phát triển thì nâng cao năng lực cạnh tranh là bài toán tất
yếu nhất của doanh nghiệp. Hiện tại có rất nhiều những vấn đề nội tại cũng như
tác động bên ngoài ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của AIA Việt Nam về dịch vụ,
sản phẩm, công nghệ và cũng như sức ì của Cán bộ nhân viên, cạnh tranh nhân
sự các cấp của ngành Bảo Hiểm, cạnh tranh đại lý bảo hiểm là khá khốc liệt...
Nếu phân tích rõ được nguyên nhân những bất cập về năng lực cạnh tranh
của Công ty thì có thể đề ra được các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty phù hợp với yêu cầu của thị trường và việc đưa ra gải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của AIA Việt Nam hậu hội nhập WTO là cần thiết.
3.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là giới thiệu bức tranh tổng quan của thị trường Bảo

hiểm Nhân thọ Việt Nam hiện nay về tình hình cung cầu, sản phẩm, giá cả và

cạnh tranh trên thị trường. Làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, hệ thống
hóa các lý thuyết, quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của
AIA Việt Nam.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát triển kinh doanh và xây
dựng thương hiệu của AIA Việt Nam. Qua phân tích này có thể xác định được
thế mạnh và điểm yếu, các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của AIA Việt
3


Nam so với một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường để làm cơ sở định hướng
nâng cao năng lực cạnh tranh của AIA Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của
AIA Việt Nam trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2020 một cách
phù hợp và đạt hiệu quả.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn
đề:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của AIA Việt Nam
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của AIA Việt Nam
4.

Câu hỏi nghiên cứu

- Cạnh tranh là gì? Năng lực cạnh tranh của AIA Việt Nam là gì?
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của AIA Việt Nam như thế nào?
- Tại sao phải nâng cao năng lực cạnh tranh của AIA Việt Nam?
- Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của AIA Việt Nam?
5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh
của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam .
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các vần đề liên quan đến lý luận
và thực tế khả năng cạnh tranh của AIA Việt Nam và các giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường nội địa trong thời gian tới.
Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại AIA Việt Nam kết hợp
nghiên cứu đối sánh với một số đối thủ cạnh tranh chính (tại Việt Nam là chủ
yếu) của Công ty.

4


Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu nghiên cứu từ năm 2012 đến tháng 4 năm
2014, đề xuất giải pháp quản lý đến năm 2020.
6.

Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích thị trường Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam,

thu thập các dữ liệu như tài liệu giới thiệu công ty, kết quả hoạt động kinh doanh,
các kế hoạch, chính sách từ tháng 12 năm từ 2011 đến tháng 11 năm 2013, các
hoạt động và các phương án đã triển khai những năm trước và chiến lược của
công ty trong những năm tới. Bên cạnh những tài liệu thu thập thực tế tại công ty
còn sử dụng, tham khảo những tài liệu về chiến lược cạnh tranh để làm căn cứ
cho việc nghiên cứu đề tài.
Luận văn này sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp, hệ
thống, so sánh, phân tích, suy luận logic và dự báo trên nền tảng các lý thuyết về
cạnh tranh, lý thuyết quản trị chiến lược,... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của công ty.
Số liệu sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo thống kê của
ngành và các bộ liên quan. Một số số liệu sơ cấp từ phương pháp điều tra trực
tiếp một nhóm các đối tượng có chọn lọc (phương pháp chuyên gia).
7.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm Nhân thọ và Khả năng cạnh tranh.
Chương 2: Thực trạng năng lực năng lực cạnh tranh của AIA Việt Nam.
Chương 3: Định hướng giải pháp nâng cao năng lực canh tranh và kiến nghị.

5


CHƯƠNG 1
NHữNG VấN Đề CƠ BảN Về BảO HIểM NHÂN THỌ
VÀ KHả NĂNG CạNH TRANH

1.1.

Tổng quan về Bảo hiểm Nhân thọ

1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm Nhân thọ:
Có nhiều khái niệm khác nhau về Bảo hiểm Nhân thọ được thu thập trên
các tài liệu huấn luyện của các Công ty Bảo hiểm Nhân thọ và dựa vào Luật kinh
doanh bảo hiểm của nước Việt Nam năm 2000 và Luật sửa đổi bổ sung năm
2010. Thực tế Bảo hiểm Nhân thọ cần được xem xét trên góc độ pháp lý, xã hộikỹ thuật, có những khái niệm về Bảo hiểm Nhân thọ khác. Đó là:

Khái niệm Bảo hiểm Nhân thọ trên cơ sở pháp lý: Bảo hiểm Nhân thọ
là bản hợp đồng trong đó để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo
hiểm (người ký kết hợp đồng) thì người bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một người
hay nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất định (đó là số tiền bảo
hiểm hay một khoản trợ cấp định kỳ) trong trường hợp người được bảo hiểm bị
tử vong hay người được bảo hiểm sống đến một thời điểm ghi rõ trên hợp đồng.
Khái niệm Bảo hiểm Nhân thọ trên cơ sở kỹ thuật: Bảo hiểm Nhân thọ
là nghiệp vụ bao hàm những cam kết mà sự thi hành những cam kết này thuộc
chủ yếu vào tuổi thọ của con người.
Dù định nghĩa bảo hiểm nhận thọ trên góc độ nào thì nó cũng thể hiện rõ
nét là loại bảo hiểm phụ thuộc vào tuổi thọ con người. Khái niệm thứ nhất cho
thấy trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, số lượng người mà có thể gắn với các
nghĩa vụ hoặc quyền lợi và bốn loại người: người bảo hiểm, người ký kết (người
tham gia bảo hiểm), người được bảo hiểm và người thụ hưởng bảo hiểm. Thực tế
người ta nhận thấy rằng, khi người bảo hiểm cam kết, có nghĩa là người đó dứt
khoát phải gắn bó với hợp đồng mà không từ bỏ trước ngày kết thúc hợp đồng.
Còn người tham gia bảo hiểm không nhất thiết phải trả phí liên tục cho đến trọn
6


nghĩa vụ, người đó có thể ngừng trả phí nếu người đó muốn. Sự mềm dẻo này là
việc dựa trên pháp luật cho phép, để bảo vệ khách hàng và có căn cứ vào các
nguồn thu nhập và hoàn cảnh gia đình của người được bảo hiểm có thể thay đổi,
trong khi thời hạn của hợp đồng lại rất dài. Đây là một ưu điểm của loại hình
hoạt động bảo hiểm.
Như vậy thì, Bảo hiểm Nhân thọ giải quyết nỗi lo âu về mặt an toàn trong
đời sống nhưng nó chỉ gắn với các biến cố liên quan đến bản thân con người
như: tử vong, sống sót, tai nạn và bệnh tật kéo theo sự mất khả năng lao động,
thương tật và các chi phí y tế.... Đôi khi các sự cố không phải luôn tương ứng
với các thiệt hại và các rủi ro.

1.1.2 Bảo hiểm Nhân thọ để phòng tránh rủi ro
Hình 1.1: Rủi ro tạo nhu cầu Bảo hiểm

Nguồn: Trích tài liệu huấn luyện của AIA Việt Nam
Rủi ro chính là nguồn gốc phát sinh nhu cầu về Bảo Hiểm. Trong cuộc
sống, lao động cũng như trong sản xuất kinh doanh, con người mặc dù đã chú ý
ngăn ngừa và đề phòng, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Chẳng hạn, do thiên tai
7


đã gây ra bão, lũ lụt, động đất,... làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản và làm sản
xuất kinh doanh bị đình trệ. Hơn nữa, chính sự phát triển của lực lượng sản xuất,
một mặt đã thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao năng suất lao
động cho con người, giúp con người kiểm soát, hạn chế được phần nào một số
rủi ro; nhưng mặt khác cũng làm xuất hiện thêm nhiều rủi ro, tai nạn với mức độ
đe dọa, nguy hiểm hơn nhiều như tai nạn ô tô, máy bay,...
Môi trường xã hội cũng là một trong những nguyên nhân của các loại rủi
ro. Nếu xã hội được tổ chức và quản lý chặt chẽ, mọi người sống và làm việc
theo hiến pháp và pháp luật, việc chăm sóc sức khoẻ được thực hiện tốt,... thì sẽ
không xảy ra hoặc hạn chế hiện tượng trộm cắp, thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật,
mất khả năng lao động, thu nhập giảm sút,...
Có nhiều quan niệm về rủi ro, tuy nhiên các quan niệm về rủi ro đều có
những điểm tương đồng khi gán cho rủi ro hai đặc điểm cơ bản là: tính bất
thường trong khả năng xảy ra và dẫn đến hậu quả xấu.
Hiểu một cách chung nhất thì: Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất
thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.
Khi rủi ro xảy ra, thường dẫn đến hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức
khoẻ, hư hại tài sản, gián đoạn sản xuất kinh doanh,... gây ảnh hưởng đến tài
chính và cuộc sống của mỗi chúng ta. Từ xa xưa con người đã có nhiều biện
pháp để hạn chế (hay kiểm soát) hậu quả của rủi ro. Tuy nhiên, có 4 phương

pháp cơ bản thường được sử dụng như sau:
Né tránh rủi ro: Đây là biện pháp thông thường và được sử dụng tương
đối thường xuyên trong đời sống, đặc biệt là trong các xã hội và nền kinh tế chưa
hoặc đang phát triển. Mỗi cá nhân, tổ chức đều có biện pháp riêng để né tránh rủi
ro có thể xảy ra đối với mình, tức là loại trừ hoặc hạn chế tối đa khả năng xảy ra
rủi ro (ví dụ để tránh tai nạn giao thông thì có người sẽ không chọn nghề lái xe
hoặc hạn chế đi lại, hoặc để tránh tai nạn lao động thì có người không chọn các
nghề nguy hiểm…..).

8


Kiểm soát rủi ro: Là các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tổn thất có
thể xảy ra (ví dụ như hạn chế tổn thất hoả hoạn bằng cách mua bình cứu hỏa, hạn
chế tổn thất do tai nạn lao động bằng cách trang bị thiết bị và đào tạo kỹ năng về
an toàn lao động…).
Chấp nhận rủi ro: Đây là hình thức mà người gặp phải tổn thất tự chấp
nhận khoản tổn thất đó. Một trường hợp điển hình của chấp nhận rủi ro là tự Bảo
Hiểm. Có nhiều hình thức chấp nhận rủi ro nhưng được chia làm 2 nhóm chính
là chấp nhận rủi ro thụ động và chủ động. Chấp nhận thụ động là việc không có
sự chuẩn bị trước mà chỉ khi rủi ro xảy ra thì mới tìm kiếm các nguồn tài chính
(hoặc vay mượn) để khắc phục, bù đắp. Còn chấp nhận chủ động là việc lập ra
quỹ dự trữ, quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất (ví dụ các nhà sản xuất gạo, xăng
dầu xuất khẩu sẽ luôn tính đến một tỷ lệ % nhất định về hao hụt vận chuyển, bốc
xếp). Hình thức chấp nhận rủi ro sẽ không sử dụng vốn được một cách tối ưu,
thậm chí rất bị động vì mức độ tổn thất là không hoàn toàn giống nhau và không
lường trước được).
Chuyển giao rủi ro: Chuyển giao rủi ro là mô hình lý tưởng nhất, từ hình
thức chuyển giao rủi ro thô sơ đến hình thức tham gia Bảo Hiểm. Đây là công cụ
đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra và có hiệu quả nhất. (ví dụ điển

hình của hình thức phân tán rủi ro hay chuyển giao rủi ro thô sơ là ngay từ thời
trung cổ, các chủ thuyền vận tải hàng hóa đường biển đã biết cách không tập
trung vận chuyển tất cả hàng hóa của mình vào một thuyền mà phân tán sang các
thuyền khác nhau hoặc sang thuyền của các chủ khác để hạn chế khả năng xảy ra
tổn thất lớn. Sau này, khi nền kinh tế đạt đến một trình độ phát triển nhất định thì
hoạt động kinh doanh bảo hiểm như ngày nay mới thực sự xuất hiện).

9


Hình 1.2: Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro

Nguồn: Trích tài liệu huấn luyện của AIA Việt Nam

Một công cụ bảo vệ tài chính gia đình: Bảo hiểm Nhân thọ cung cấp các
quyền lợi bằng tiền để bù đắp những rủi ro tài chính xảy ra khi người trụ cột bị
tử vong, thương tật, bệnh tật hay tai nạn. Bảo hiểm Nhân thọ giúp khách hàng:


Đảm bảo tài chính trong trường hợp rủi ro xảy ra;



Tiếp tục thực hiện được những dự định trong tương lai;



Duy trì mức sống cho gia đình.

Một công cụ tiết kiệm hiệu quả: Khách hàng chắc chắn sẽ có một số tiền

như hoạch định bằng việc ký hợp đồng và thanh toán phí Bảo hiểm đầy đủ trong
suốt thời hạn hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ giúp khách hàng:


Lập quỹ giáo dục dành cho con trẻ;



Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh trong tương lai;



Chuẩn bị tài chính cho một cuộc sống an nhàn khi về hưu.

10


Hình 1.3: Bảo hiểm Nhân thọ là Bảo vệ và Tiết kiệm

Nguồn: Trích tài liệu huấn luyện của AIA Việt Nam
Tóm lại, Bảo hiểm Nhân thọ thay thế bảo trợ xã hội cơ bản nơi mà bảo trợ
xã hội không tồn tại, bổ sung cho bảo trợ xã hội khi bảo trợ xã hội còn thiếu sót.
1.1.3 Quỹ dự phòng nghiệp vụ trong doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ
Đối với tất cả các thuật ngữ sử dụng trong bảo hiểm. “dự phòng” là một
trong những thuật ngữ quan trọng nhất và cũng dễ bị hiểu sai nhất. Trong cuộc
sống hằng ngày, chúng ta sử dụng thuật ngữ “dự phòng” để nói đến thứ gì đó
thêm vào, phụ vào nguồn dự trữ hàng ngày của chúng ta. Ví dụ, trong lĩnh vực
tài chính nói chung, người ta thường sử dụng thuật ngữ này để nói đến một quỹ
phụ thêm được sử dụng đến trong những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, trong
lĩnh vực bảo hiểm, “dự phòng” không phải điển hình là một nguồn tiền, mà

chính xác hơn là các trách nhiệm về tổng số tiền mà nhà bảo hiểm ước tính cần
phải thành toán trong tương lai để thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Luật bảo hiểm quy định nhiều điều bắt buộc về Quỹ dự phòng đối với các
công ty bảo hiểm. Chúng ta sẽ không bàn luận về điều này ở đây. Tuy nhiên,
chúng ta cũng cần biết rằng các công ty bảo hiểm thiết lập nhiều loại dự phòng
11


khác nhau, có quỹ do các công ty tự đặt ra. Khoản 2, điều 9, nghị định 43 quy
định các loại dự phòng trong Bảo hiểm Nhân thọ như nhau:
a.

Dự phòng toán học: Là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của

số tiền bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lại,
được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xẩy
ra sự kiện bảo hiểm;
b.

Dự phòng phí: Chưa được hưởng áp dụng đối với các hợp đồng

Bảo hiểm Nhân thọ có thời hạn dưới một năm, được sử dụng để trả tiền bảo
hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm
tiếp theo;
c.

Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xẩy

ra sự kiện bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính được giải quyết;
d.


Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo

hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
e.

Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm

khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ
thuật.
1.1.4 Lịch sử ra đời Bảo hiểm Nhân thọ trên thế giới và Sự hình thành, phát
triển Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam
1.1.4.1

Lịch sử ra đời Bảo hiểm Nhân thọ trên thế giới

Dựa vào các tài liệu hiện hành về Bảo hiểm nhân thọ của các Công ty bảo
hiểm, Công ty AIA Việt Nam và thu thập từ các trang mạng chính thống của Cục
giám sát Bảo hiểm bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và tài liệu 280
“Mô hình cơ bản của hệ thống quản trị & cơ cấu tổ chức bảo hiểm nhân thọ” của
Hiệp hội Quản lý Bảo hiểm Quốc tế “LOMA”. Tôi xin tóm lược lại lịch sử ra
đời của Bảo hiểm Nhân thọ trên thế giới như sau:

12


Con người cùng các thể chế chính trị từng tồn tại trong lịch sử luôn đặt
nhiệm vụ hạn chế rủi ro lên hàng đầu. Dịch vụ bảo hiểm ra đời chẳng qua chỉ để
làm nhiệm vụ hạn chế rủi ro ấy.
Ở Trung Hoa cách đây hơn 5.000 năm, bảo hiểm được xem là biện pháp

ngăn ngừa nạn cướp biển. Lúc bấy giờ bọn cướp biển hoành hành khắp nơi; do
vậy để hạn chế rủi ro, khi ra khơi người ta thường bố trí cho nhiều tàu chia nhau
chở kèm một phần hàng hóa của một chiếc tàu khác, phòng khi có một chiếc tàu
bị bọn cướp biển tấn công thì phần hàng còn lại chở trên những chiếc tàu kia
không bị cướp.
Cách nay gần 4,500 năm, ở một nơi khác là đế quốc Babylon cổ, các
thương nhân thường phải du thương (buôn bán ở những nơi xa) khá nhiều, và họ
đã đối phó với các rủi ro bằng cách đem tiền cho người khác vay. Khi việc vận
chuyển hàng hóa đã hoàn tất một cách an toàn, các thương nhân này sẽ bắt người
vay tiền hoàn trả khoản vay, kèm theo đó là tiền lời. Vào năm 2100 trước Công
Nguyên, đạo luật Hammurabi ra đời đã đặt hoạt động cho vay của các doanh
nhân vào khuôn khổ pháp luật. Đạo luật này đã chính thể hóa các khái niệm
“bottomry” (chỉ việc mượn tiền trên cơ sở lấy tàu làm bảo đảm) và
“respondentia” (chỉ hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy). Các khái niệm này
đã đặt nền móng cho thực hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Các hợp đồng
loại này gồm 3 yếu tố: khoản vay căn cứ vào giá trị tàu, hàng hóa hay cước vận
chuyển; lãi suất; khoản phụ thu cho các trường hợp mất mát có thể xảy ra. Trên
thực tế, khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, chủ tàu là người được bảo hiểm còn
chủ cho vay là người đánh giá rủi ro.
Bảo hiểm Nhân thọ xuất hiện ở đế quốc La Mã cổ đại không lâu sau đó.
Tại đây người ta đã lập nên các hội mai táng để lo chi phí tang ma cho các thành
viên, ngoài ra hội cũng hỗ trợ tài chính cho thân nhân người chết. Khoảng năm
450 sau Công Nguyên, đế quốc La Mã sụp đổ dẫn đến việc hầu hết các khái
niệm của Bảo hiểm Nhân thọ bị lãng quên. Tuy nhiên các mặt, tính chất của nó
thì vẫn không hề thay đổi trong suốt thời Trung Cổ, nhất là đối với các phường

13


hội thủ công và thương nghiệp. Các phường hội này đã lập nên nhiều hình thức

bảo hiểm thành viên để bù đắp thiệt hại các vụ hỏa hoạn, lũ lụt, trộm cướp; ngoài
ra còn có bảo hiểm thương tật, tử vong và thậm chí là bảo hiểm tù ngục (bảo
hiểm cho trường hợp người mua bảo hiểm phải vào tù).
Trong suốt thời phong kiến, các ngành du lịch và mậu dịch ngày càng suy
yếu và không còn thịnh đạt như trước, do vậy các hình thức bảo hiểm sơ khai
cũng bị mai một. Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16
các ngành giao thông, thương nghiệp và cả dịch vụ bảo hiểm đã phát triển trở lại.
Dịch vụ bảo hiểm ở Ấn Độ bắt nguồn từ bộ kinh Veda của nước này. Đơn
cử là trường hợp của tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ Yogakshema, một Công ty
trực thuộc tổng hội liên hiệp bảo hiểm Ấn Độ. Tên của Công ty này được lấy từ
trong kinh Rig Veda. Cụm từ Yogakshema cho thấy ở Ấn Độ vào khoảng năm
1000 trước Công Nguyên, hình thức “bảo hiểm cộng đồng” đã phát triển rất
thịnh hành và người Aryan khi đó cũng đã tham gia rất nhiều vào hình thức bảo
hiểm này.
Tương tự với đế quốc La Mã cổ đại, trong giai đoạn truyền bá đạo Phật
người Ấn Độ đã lập nên nhiều hội mai táng để hỗ trợ cho các gia đình xây cất
nhà cửa đồng thời che chở, đùm bọc các góa phụ và trẻ nhỏ.
Dịch vụ bảo hiểm ngày nay, sau Cách Mạng ánh sáng (Glorious
Revolution) năm 1688, ở Châu Âu chỉ có Vương Quốc Anh công nhận tính pháp
lý của Bảo hiểm Nhân thọ. Nhờ vậy mà trong suốt 3 thập kỷ sau Cách Mạng ánh
sáng, ở Anh dịch vụ này đã phát triển rất mạnh mẽ. Hình thức bảo hiểm mà
chúng ta thấy ngày nay có nguồn gốc từ thế kỷ 17. Khi đó ở Anh từng có một
nơi gọi là Lloyd’s of London, nơi mà về sau người ta biết tới với cái tên Nhà
hàng Cà phê Lloyd’s (Lloyd’s Coffee House). Các thương nhân, chủ tàu và các
nhà thầu bảo hiểm khi đó hay tụ tập ở nhà hàng này để bàn công chuyện làm ăn
và tiến hành các hợp đồng buôn bán.
Mặc dù được sử dụng như một công cụ hạn chế rủi ro, dịch vụ Bảo hiểm
Nhân thọ vẫn bị cuốn vào trò đỏ đen vốn được xem là bản năng của tầng lớp tiểu
14



tư sản Anh đang phát triển rất mạnh mẽ lúc bấy giờ. Khi đó nạn cá cược lan tràn
khắp nơi. Thậm chí nếu đọc báo thấy tin có một nhân vật tiếng tăm nào đấy đang
bị bệnh nặng sắp chết, người ta liền phỏng đoán ngày chết của nhân vật này, sau
đó đổ về Nhà hàng Cà phê Lloyd’s để đặt cược cho ngày chết ấy. Để thể hiện sự
phản đối đối với trò cá cược này, vào năm 1679 đã có 79 nhà thầu bảo hiểm
quyết định ly khai ra khỏi Nhà hàng Cà phê Lloyd’s. Hai năm sau họ chung tay
lập nên “Nhà hàng Cà phê Lloyd’s mới”, nơi được công chúng biết đến với cái
tên “Lloyd’s chân chính”. Đến năm 1774, Quốc hội Anh ra sắc lệnh cấm tổ
chức, tham gia cá cược trên ngày chết của con người, từ đó vấn nạn này mới
chấm dứt.
Bảo hiểm có mặt ở Mỹ. Ngành công nghiệp bảo hiểm của Hoa Kỳ được
xây dựng trên mô hình bảo hiểm Anh. Vào năm 1735, Công ty bảo hiểm đầu tiên
của Hoa Kỳ đã ra đời ở Charleston, thủ phủ bang South Carolina. Vào năm
1759, Hội nghị Giáo hội Trưởng lão Philadelphia đã quyết định bảo trợ cho tập
đoàn Bảo hiểm Nhân thọ đầu tiên của Hoa Kỳ. Tập đoàn này hoạt động vì lợi ích
của các mục sư và tín đồ. Ngày 22/5/1761, tập đoàn này đã ký kết được hợp
đồng Bảo hiểm Nhân thọ đầu tiên với công chúng Mỹ.
Mặc dầu vậy, mãi đến 80 năm sau (tức là sau năm 1840) dịch vụ Bảo
hiểm Nhân thọ Mỹ mới thật sự cất cánh. Chìa khóa dẫn đến thành công chính là
nhờ các Công ty bảo hiểm đã hạn chế được những sự chống đối từ các nhóm tôn
giáo.
Năm 1835, ở New York đã xảy ra một vụ hỏa hoạn đầy tai tiếng. Vụ hỏa
hoạn này khiến người dân ở đây lưu tâm nhiều hơn đến nhu cầu phải có nguồn
dự trữ để bù đắp cho những thiệt hại nghiêm trọng không thể lường trước. Hai
năm sau, Massachusetts trở thành bang đầu tiên ở Mỹ sử dụng luật pháp buộc
các Công ty phải tự tích lũy nguồn dự trữ này. Vụ cháy lớn ở Chicago vào năm
1871 càng nhấn mạnh sâu sắc một thực tế: nếu hỏa hoạn bùng lên ở những thành
phố đông dân, mức độ thiệt hại sẽ vô cùng to lớn.


15


Hình thức bảo hiểm trách nhiệm công cộng xuất hiện trong những năm
1880 và cùng với phát minh ra xe ô tô, hình thức bảo hiểm này đã được công
chúng đón nhận và ngày càng thể hiện được tầm quan trọng.
Trong suốt quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ bảo hiểm đã có rất nhiều
bước phát triển. Năm 1897, chính phủ Anh thông qua “Đạo luật bồi thường cho
người lao động” (Workmen’s Compensation Act). Đạo luật này buộc các Công
ty phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho nhân viên.
Trong thế kỷ 19, người ta đã lập ra rất nhiều hội đoàn có trách nhiệm bảo
hiểm nhân mạng và sức khỏe cho hội viên. Bên cạnh đó cũng có một số hội kín
chỉ cung cấp dịch vụ bảo hiểm lệ phí thấp cho những ai là hội viên của họ. Ngày
nay các hội kín này vẫn cứ tiếp tục bảo hiểm cho hội viên; điều này diễn ra
tương tự ở hầu hết các tổ chức của người lao động. Có nhiều chủ sử dụng lao
động còn lo luôn một lúc nhiều hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ và sức khỏe cho
nhân viên. Các hợp đồng này không chỉ đơn thuần Bảo hiểm Nhân thọ mà còn
đảm bảo quyền lợi cho nhân viên khi họ bị bệnh, bị tai nạn hay về hưu. Trong
các hợp đồng này thường nhân viên chỉ phải trả một phần phí bảo hiểm.
Mặc dù ngành công nghiệp bảo hiểm của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng sâu sắc
bởi Vương Quốc Anh, thị trường bảo hiểm của nước này lại phát triển theo chiều
hướng có phần khác với Anh. Lãnh thổ đất nước rộng lớn, sự phân bố đa dạng
về mặt địa lý cùng khát vọng độc lập mãnh liệt của người Mỹ chính là những
nguyên nhân góp phần tạo nên sự khác biệt này. Khi Mỹ chuyển mình từ một
thuộc địa xa bờ của Anh trở thành một thế lực độc lập và từ một nước nông
nghiệp thành nước công nghiệp phát triển, ngành kinh doanh bảo hiểm của nước
này cũng phát triển mạnh theo hướng từ một vài Công ty ban đầu trở thành một
ngành công nghiệp quy mô lớn.
Tóm lại có thể nói ngành bảo hiểm Mỹ đã phát triển rất tinh vi, sản sinh ra
nhiều loại mạng lưới phục vụ và đa dạng hóa dịch vụ để phát triển hài hòa với

một quốc gia đang ngày càng phức tạp

16


1.1.4.2

Sự hình thành, phát triển Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam

Bắt đầu từ năm 1986 Việt Nam đã chính thức thực hiện chính sách “Đổi
mới”, với trọng tâm là chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chính sách đổi mới đã thực
sự có tác động tích cực đối với toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của đất nước,
đem lại sự ổn định và tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân được cải
thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong 10 năm qua đạt trên
7% và trong năm 2013, tăng trưởng GDP đạt khoảng 5,4%, bình quân 3 năm
2011-2013 đã tăng 5,6%/năm, tuy còn thấp hơn mức khoảng 7,2% giai đoạn
2000-2010; đưa quy mô nền kinh tế đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu
người khoảng 1.960 USD. Dự kiến, GDP năm 2014 tăng khoảng 5,8% và năm
2015 tăng 6%.
Việt Nam đã kiên trì thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, giảm
từ mức 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 6% năm 2013, thấp nhất trong 10
năm qua. Đây là một trong những thành tựu nổi bật trong điều hành giữ vững ổn
định kinh tế vĩ mô.
Bên canh đó giá tỷ giá cơ bản đã ổn định. Dự trữ ngoại hối nhà nước đã
tăng từ 6 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2010 lên 6,5 tuần vào cuối năm 2011 và
khoảng 12 tuần vào cuối năm 2012 và 2013.
Trong năm 2014-2015, Việt Nam kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ
mô, kiểm soát lạm phát. Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài
khóa chặt chẽ, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.

Tăng trưởng kinh tế cùng với việc xóa bỏ dần cơ chế bao cấp đã thúc đẩy
nhu cầu và sự ra đời của thị trưởng Bảo hiểm Nhân thọ của người dân Việt Nam.
Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành Bảo hiểm Nhân thọ của Việt
Nam bằng việc Bộ Tài chính cho phép Cty Bảo hiểm Bảo Việt triển khai thí
điểm Bảo hiểm Nhân thọ. Đáp lại yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập
cũng như yêu cầu phát triển của bản thân ngành Bảo hiểm Nhân thọ. Sau thời
gian thí điểm, Bộ Tài chính đã lần lượt cấp giấy phép hoạt động cho các doanh
17


nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ nước ngoài (trong năm 1999 cấp giấy phép cho 3
doanh nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh – CMG – nay là Daiichi Life)
sau đó là AIA (năm 2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern Life và Cathay
Life. Đến nay trên thị trường đã có 16 doanh nghiệp hoạt động và theo dự báo sẽ
có thêm nhiều doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ được cấp giấy phép hoạt động
trong thời gian tới.
Với sự gia nhập của các doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ nước ngoài, thị
trường Bảo hiểm Nhân thọ Việt nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô,
sản phẩm, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp. Có thể kể ra những con số
và thông tin đáng chú ý sau:
Về khai thác mới: nếu như năm 1996 doanh thu phí khai thác mới của
toàn thị trường chưa đầy 1 tỷ đồng thì đến năm 2003 con số này là 2.050 tỷ đồng
(bẳng 0,61% GDP) và năm 2103 đạt 7.711tỷ tăng 44% so với cùng kỳ năm
trước.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm: năm 2003 tổng doanh thu phí của toàn thị
trường đạt 6.442 tỷ đồng (bằng 1,92% GDP) và năm 2013 đạt 23,254 tỷ đồng
tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Chính từ nguồn phí bảo hiểm này, ngành
Bảo hiểm Nhân thọ đã cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế.
Tổng số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực đến cuối năm 2013: 5.133.771
hợp đồng chính (bằng khoảng 6% dân số).

Về kênh phân phối đại lý: thị trường đã cung cấp cho công chúng hầu hết
các dòng sản phẩm từ sản phẩm truyền thống đến bảo hiểm liên kết chung và
gần đây là bảo hiểm liên kết đơn vị.
Sự phát triển của thị trường Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam cũng là một
nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của khung pháp lý cho thị trường
bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm Nhân thọ nói riêng, đánh dấu bằng sự ra đời
của Luật kinh doanh bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000 và luật sửa
đổi bổ sung năm 2010.

18


×