Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thực trạng bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.98 KB, 8 trang )

Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết
quả để làm rõ thực trạng bạo lực học đường
Theo phép biện chứng duy vật bất kỳ một sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều
tồn tại trong mối liên hệ nhân quả, vì thế giới là một chuỗi liên hệ nhân quả trong
thời gian dài vô tận. Các sự vật, hiện tượng luôn nằm trong quá trình vận động, phát
triển không ngừng. Sự tác động qua lại, tương tác giữa các mặt, các yếu tố bên
trong sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự ra đời
của sự vật, hiện tượng mới. Từ đó làm xuất hiện mối liên hệ nhân quả.
Trong một vài thập kỷ gần đây bạo lực học đường là một hiện tượng đang trở thành
vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt
Nam ta. Bạo lực học đường đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ
học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học
sinh và việc giảng dạy của các thầy giáo, cô giáo. Bạo lực học đường ở Việt Nam
diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, không chỉ
xảy ra ở học sinh nam mà còn cả học sinh nữ và dường như xảy ra ở các cấp học.
Câu hỏi được đặt ra là: Nguyên nhân từ đâu lại có bạo lực học đường, hậu quả của
bạo lực học đường là như thế nào?
Vì vậy, em đã quyết định vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp
phạm trù nguyên nhân và kết quả để làm rõ thực trạng bạo lực học đường hiện nay.
B. Nội dung
I. Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả


Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến
đổi nhất định.
Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với kết quả, người ta chia nguyên
nhân ra làm nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn như nguyên nhân chủ yếu và không
chủ yếu; nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan..v..v…


Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các
mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật hiện tượng.
Ví dụ như sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố trong hạt ngô là nguyên nhân làm
cho từ hạt ngô nảy mầm lên cây ngô. Hay sự tác động giữa xăng, không khí, áp suất
v..v.. là nguyên nhân gây ra tiếng nổ cho động cơ – kết quả.
2. Tính chất của mối liên hệ nhân quả
Phép biện chứng duy vật đã khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan,
tính phổ biến và tính tất yếu.
Tính khách quan được thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân quả là vốn có của sự vật,
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chúng ta biết rằng, mọi sự
vật trong thế giới là luôn luôn vận động, tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu
sẽ dẫn đến một sự biến đổi nhất định. Do đó có thể nói mối liên hệ nhân quả luôn có
tính khác quan.
Còn tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả được thể hiện ở chỗ, mọi sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy đều có mối liên hệ này. Không có hiện tượng
nào không có nguyên nhân, nhưng vấn đề là ở chỗ nguyên nhân đó được nhận thức
hay chưa mà thôi.


Ví dụ mối liên hệ nhân quả trong xã hội, nếu như pháp luật càng lỏng lẻo thì an
ninh trật tự của xã hội đấy sẽ càng bất ổn. Hay như trong tự nhiên, khi mùa đông
đến thời tiết lạnh, khô hanh lá cây rụng hết, cây sẽ giữ được nước và có thể sống an
toàn qua mùa đông.
Tính tất yếu thể hiện ở một điểm, cùng một nguyên nhân như nhau, trong những
điều kiện giống nhau sẽ nảy sinh những kết quả như nhau. Nghĩa là nguyên nhân tác
động trong những điều kiện càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra
càng giống nhau bấy nhiêu.
3. Quan hệ biện chúng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối quan hệ giữa nguyên nhân kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất
yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không

có kết quả nào không có nguyên nhân.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả,
còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ
thể. Ví dụ, gạo và nước đun sôi có thể thành cơm, thành cháo v..v.. phụ thuộc vào
lượng nước và mức nhiệt độ v..v..
Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ví dụ, sức khỏe của
chúng ta tốt do luyện tập thể dục, ăn uống điều độ, chăm sóc y tế tốt v..v.. chứ
không chỉ do một nguyên nhân nào đó.
Trong những điều kiện nhất đinh, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn
nhau. Ví dụ, chăm chỉ làm việc thì sẽ có thu nhập cao, mà thu nhập cao thì đời sống
vật chất, tình thần lại được nâng cao – kết quả. Kết quả, sau khi xuất hiện lại tác


động trở lại nguyên nhân, thúc đẩy nguyên nhân theo hướng tích cực hoặc ngược
lại. Ví dụ, nghèo đói, thất học làm gia tăng dân số, và gia tăng dân số lại làm tăng
nghèo đói, thất học,…
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy cặp phạm trù nguyên nhân kết quả như
sau: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mối
liên hệ nhân quả.
Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo nguyên nhân cùng những điều kiện
cho nguyên nhân phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn cho hiện tượng nào đó mất đi
thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó.
Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên
nhân có vai trò không giống nhau.
Nguyên nhân có thể tác động trở lại kết quả do đó, trong hoạt động thực tiễn cần
khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác động
theo hướng tích cực.
II. Thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam dưới góc nhìn phân tích cặp phạm trù

nguyên nhân và kết quả
Trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành một vấn đề nhức nhối đối
với nền giáo dục Việt Nam. Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng
không mới, nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số địa phương
trong thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Điển
hình là các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng
trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và
bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt, còn có các trường hợp giáo viên sử dụng các


biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh,
ngoài ra còn có hiện tượng học sinh hành hung thầy giáo, cô giáo. Và ngược lại
cũng có các hiện tượng thầy giáo, cô giáo dùng lời nói xúc phạm học trò, dùng vũ
lực để “giáo dục” học sinh, …
Tuy nhiên, vì vấn đề bạo lực học đường khá rộng nên em lựa chọn một khía cạnh
nhỏ trong bạo lực học đường và dựa vào cặp phạm trù nguyên nhân kết quả để
phân tích.
1. Nguyên nhân của hiện tượng bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay
1.1.Nguyên nhân xuất phát từ cá nhân học sinh:
Bạo lực học đường đa phần xảy ra với các em còn đang trong độ tuổi vị thành niên,
cơ thể phát triển mạnh, độ hưng phấn tăng cao và khả năng kiềm chế thì kém. Hơn
nữa, các em đang muốn chứng tỏ bản thân, khẳng định cái TÔI cá nhân cao, nhưng
lại không biết thể hiện bằng cách nào, do đó muốn dùng vũ lực như một cách thể
hiện sự vượt trội của mình so với bạn bè.
1.2. Nguyên nhân xuất phát từ gia đình:
Gia đình là nơi hình thành cho các em nhân cách sống, cách ứng xử văn minh trong
xã hội, ..v..v.. Nhưng khi gia đình không ổn định: cha mẹ ly hôn, ly thân; hoặc cha
mẹ có tiền án,tiền sự, đang ngồi tù; đặc biệt là cha mẹ không quan tâm con cái, bạo
lực gia đình xảy ra thường xuyên…
1.3. Nguyên nhân xuất phát từ nhà trường:

Học sinh bị bạn bè hắt hủi hay bắt nạt, thầy cô và nhà trường không quan tâm đến
đời sống tâm lý, tình cảm của học sinh.


Nhà trường, lớp học thiếu các tấm gương tích cực trong đời sống, thiếu các chương
trình lành mạnh .v..v..
1.4. Nguyên nhân xuất phát từ cộng đồng, xã hội:
Bạo lực ngoài cộng đồng xã hội cũng là “đường link” dẫn tới các hành vi bạo lực
của trẻ em Việt Nam. Với công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, trẻ em được
tiếp cận với các trò chơi điện tử và mạng Internet từ khi còn rất nhỏ, từ đó dẫn đến
các hiện tượng nghiện game online, nghiện internet cũng như các trang mạng xã
hội, ảnh hưởng từ các trò chơi mang tính bạo lực cao, các em bất chấp pháp luật,
chuẩn mực đạo đức để được thỏa mãn “nhu cầu bạo lực” thông qua các trò chơi
online, rời xa cuộc sống thực tìm đến thế ảo của internet.
2. Hậu quả của hành vi bạo lực học đường
2.1. Hậu quả đối với học sinh:
Về mặt thể xác: Các em có thể gặp các chấn thương trên cơ thể, nhiều hành vi bạo
lực đã gây ra án mạng, làm mất đi vĩnh viễn cơ hội được sống, được học tập của
chính mình và bạn bè mình.
Về mặt tinh thần: Các em tham gia vào các hành vi bạo lực học đường, dần dần mất
tự tin khi đến trường, trở nên lầm lì, ít nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, việc ăn
ngủ cũng gặp khó khăn, cơ thể suy nhược. Có em trở nên trầm cảm, tự ti, lo sợ và
có những trường hợp đã tìm đến cái chết để giải thoát chính mình.
Về học tập: Lơ là học tập, kết quả học tập sa sút, có những trường học bỏ học
thường xuyên hoặc bỏ học vĩnh viễn.
2.2.Hậu quả đến với gia đình – nhà trường – xã hội


Với gia đình: Cha mẹ, người thân gặp khó khăn trong việc hiểu con em mình,
không biết nguyên nhân vì sao mà con em mình khác bình thường. Từ đó thường

đưa ra những cách thức tìm hiểu làm tổn thương các em, tình cảm, hòa khí trong gia
đình bị rạn nứt.
Với nhà trường – xã hội: Hành vi bạo lực học đường làm cho hoạt động giáo dục
của nhà trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thay vì tổ chức các hoạt động giáo dục
đầy ý nghĩa thì nhà trường phải tổ chức các Hội đồng kỷ luật, các cuộc họp phụ
huynh và học sinh để giải quyết các hệ quả của các em. Thầy cô, bạn bè lo lắng, mất
tinh thần học tập, tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bị rạn nứt. Bạo lực học đường
giống như những hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội về một bộ phận thế hệ trẻ
đang “lệch lạc” giữa ngã ba đường của tuổi mới lớn, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới
trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là với thanh thiếu niên – lực lượng nòng cốt và thiết
yếu của tương lai quốc gia.
KẾT LUẬN
Thực trạng hiện tượng bạo lực học đường ở Việt Nam những năm gần gây diễn ra
phức tạp với đối tượng tham gia trực tiếp vào các vụ việc chủ yếu là học sinh với
học sinh, bao gồm cả học sinh nữ và học sinh nam, tập trung ở cấp học THCS và
THPT, diễn ra cả ở các thành phố lớn và các khu vực nông thôn. Nguyên nhân của
hiện tượng này xuất từ bản thân học sinh, từ nhà trường, gia đình và cộng đồng xã
hội, hậu quả để lại nặng nề nhất là đối với những học sinh trưc tiếp tham gia vào
hành vi bạo lực học đường, bên cạnh đó nó cũng tác động tiêu cực đến gia đình, nhà
trường và xã hội.
Trên cơ sở của mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, rút kinh
nghiệm từ những sai lầm đã mắc phải, đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục,
nhằm từng bước sửa chữa những sai lầm trong việc giáo dục thế hệ trẻ của nước ta
hiện nay. Việc nhận thức đúng về mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết
quả, xác định được mức độ vai trò của những nguyên nhân ấy đối với những hậu


quả mà nền giáo dục của Việt Nam ta còn mắc phải, để có biện pháp khắc phục,
những tác động thích hợp nhằm đạt được mục tiêu mong muốn là xóa bỏ bạo lực
học đường và có một nền giáo dục tốt nhất.




×