Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 121 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THÙY
THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu trường hợp trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ quận 4 và
trường trung học phổ thông Tạ Quang Bửu quận 8 thành phố Hồ Chí Minh)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 30 31
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRỊNH HÒA BÌNH
Hà Nội, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát
từ thực tế trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ đúng các nguyên tắc nghiên
cứu khoa học.
Các kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên
cứu là trung thực và chưa từng được công bố trước đây.
Hà Nội, tháng 04 năm 2014
Nguyễn Thị Thùy
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ tại Học viện
Khoa học Xã hội thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn Lâm
Khoa học xã hội Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, động viên và giúp đỡ tận tình của quý Thầy Cô, gia đình và bạn đồng học.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng Sau đại học, Khoa Xã hội học và
Quý Thầy Cô tham gia giảng dạy lớp cao học Xã Hội Học niên khóa 2012-2014.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường THCS Nguyễn Huệ và trường THPT Tạ


Quang Bửu cùng Quý Thầy Cô của hai trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi
trong thời gian nghiên cứu.
Đặc biệt, xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn của tôi –
TS. Trịnh Hoà Bình đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Dù đã rất cố gắng, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô, bạn bè đồng nghiệp và các bạn đồng
khóa để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 04 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thùy

MỤC LỤC
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
6
BLHĐ Bạo lực học đường
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
GD-ĐT Giáo dục và đào tạo
VKSNDTC Viện kiểm soát nhân dân tối cao
WHO World Health Orgnization: Tổ chức Y tế thế
giới
UNICEF United Nations Children's Fund: Quỹ nhi đồng
Liên hợp quốc
UNIFEM United Nations Development Fund forWomen:
Qũy phát triển phụ nữ liên hợp quốc
ĐTV Điều tra viên
DANH MỤC CÁC BẢNG
7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế
giới ở tất cả các cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ diễn ra
học sinh nam mà còn ở học sinh nữ, không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn
bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với giáo viên.
Ở Việt Nam trong thời gian qua bạo lực học đường đã và đang lan tỏa một
cách nhanh chóng ở mức báo động. Bạo lực học đường không còn là hiện tượng cá
biệt mà nó trở thành vấn nạn của toàn xã hội, xảy ra hầu hết các trường ở thành thị
cũng như nông thôn, đồng bằng cũng như miền núi bạo lực học đường đều gia tăng.
Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em cho
thấy từ năm 2005-2009 trong số những vụ việc xâm hại, bạo lực gia đình tăng gấp 3
lần, bạo lực cộng đồng tăng 7 lần, bạo lực học đường tăng 13 lần so với những năm
trước đó. Theo thống kê Bộ giáo dục - Đào tạo, trong năm học 2009-2010, cả nước
có 1.548 vụ việc học sinh bị kỷ luật, khiển trách; 5.555 học sinh thì có một học sinh
bị cảnh cáo; 11.111 học sinh thì có một học sinh bị thôi học có thời hạn vì đánh
nhau. Những con số trên phần nào cho ta thấy tình trạng bạo lực học đường tăng đột
biến và cao hơn hẳn so với những trường hợp bạo lực khác.[38]
Lứa tuổi vị thành niên luôn được nhà trường, gia đình và xã hội dành một sự
quan tâm rất lớn bởi các em chính là thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh
xã hội có nhiều thay đổi thì các em có điều kiện học tập vui chơi giải trí tuy nhiên
cũng bị ảnh hướng bởi những luồng văn hóa, tư tưởng lệch lạc dẫn đến có những
hành vi hành động vi phạm đến lối sống đạo đức của con người.
Đi sâu tìm hiểu về thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện
nay là một vấn đề cấp bách cần thiết bởi tầm quan trọng trong việc phát triển con
người của mỗi quốc gia - con người là nguồn lực vô cùng quý giá đối với sự phát
triển kinh tế xã hội. Cũng như trước những thực trạng đáng báo động về tình hình
8
bạo lực học đường và những hậu quả gây ra từ bạo lực học đường đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến định hướng giá trị của học sinh, xói mòn giá trị văn hóa và suy

giảm chất lượng giáo dục của nhà trường. Cho đến nay các công trình nghiên cứu
về bạo lực học đường chủ yếu tập trung nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến
bạo lực học đường, nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường Để giảm thiểu tình
trạng bạo lực học đường hiện nay cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, khởi điểm
bắt đầu là cần có những nghiên cứu cơ bản. Bạo lực học đường đang tồn tại dưới
những hình thức nào? Việc thực hiện hình thức và hành vi nào phổ biến nhất ở các
em học sinh? Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi bạo lực học đường ?
Hàng loạt câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải có những lí giải mang tính khoa học để tìm hiểu
được hiện trạng bạo lực học đường hiện nay.
Với ý nghĩa đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bạo lực học
đường ở lứa tuổi vị thành niên” (Nghiên cứu trường hợp trường THCS Nguyễn
Huệ Quận 4 và THPT Tạ Quang Bửu Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh) làm đề tài
cho luận văn tốt nghiệp, tác giả tập trung đi sâu tìm hiểu thực trạng bạo lực học
đường cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành
niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn phân tích, hệ thống hoá những nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở
trong nước và nước ngoài về vấn đề bạo lực học đường. Trên cơ sở thao tác hóa các
khái niệm và vận dụng một số lý thuyết, phương pháp nghiên cứu liên quan, luận
văn góp phần đưa ra mô hình phân tích bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên.
Từ hướng tiếp cận xã hội học luận văn góp phần làm phong phú thêm mảng lý luận
về lĩnh vực nghiên cứu bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng
cơ bản về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay. Trong giai đoạn đất
9
nước đang có nhiều biến chuyển sâu sắc, kết quả nghiên cứu này bước đầu giúp hiểu
rõ hơn những thay đổi trong hành vi, nhận thức của học sinh, để từ đó đề ra những
biện pháp giáo dục, điều chỉnh, định hướng phù hợp.

Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn sẽ đưa ra được
một số kiến nghị bổ ích, thiết thực nhằm từng bước khắc phục có hiệu quả hiện
tượng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề bạo lực học đường đang là vấn nạn xã hội của toàn thế giới chính vì
vậy đây là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Ở nước ta hiện nay tình
trạng bạo lực học đường được báo chí phản ánh rất nhiều. Sau đây chúng tôi xin liệt
kê một số công trình nghiên cứu liên quan tới bạo lực học đường:
3.1. Các nghiên cứu nước ngoài:
Wang.J trong nghiên cứu: Bulling Among US Adolescent, Mỹ [29],tác giả đã
nêu và phân tích các hình thức bắt nạt học đường: Bắt nạt thể chất, bắt nạt lời nói,
bắt nạt quan hệ và bắt nạt sử dụng công nghệ. Đồng thời trong nghiên cứu này tác
giả tập trung đi vào phân tích những ảnh hưởng tới các hình thức bắt nạt, đi vào tìm
hiểu sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ, đặc điểm của những học sinh bị
bắt nạt và bắt nạt, ảnh hưởng những vấn đề bắt nạt đến hành động, tâm lý của các
em học sinh. Tác giả đề cập đến 3 yếu tố chính có ảnh hưởng đến hành vi của các
em học sinh: cha mẹ, bạn bè và nhà trường.
Clive Harber trong tác phẩm “Schooling as Violence: How school Harm
Pupils and Societies, [23] ông đã xem xét mối quan hệ giữa giáo dục cá nhân và xã
hội, từ đó ông đưa ra các hình thức và nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong trường
học, C.Harber cho rằng giáo dục trong trường học có ảnh hưởng mạnh đối với xã
hội, khi giáo dục trong nhà trường xuống cấp sẽ làm cho xã hội tồi tệ và bạo lực
trong trường học sẽ là mầm mống dẫn đến bạo lực trong xã hội.
10
Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, tác phẩm “Violence in
School: Issues, Consequences, and Expressions” [26] của Kathy Sexton- Radek đã
đưa ra một cái nhìn toàn diện về bạo lực học đường và làm thế nào để ngăn chặn nó.
Phần đầu trong nghiên cứu này, ông cung cấp một nền tảng ý tưởng cho sự hiểu biết
về bạo lực học đường, kiểm tra nó trong một bối cảnh văn hóa xã hội, ông nghiên
cứu tiến trình phát triển hung hăng ở một cá nhân. Phần thứ hai ông mở ra một cuộc

thảo luận về cách thức nuôi dạy con cái và vai trò của cha mẹ trong các hành vi bạo
lực của trẻ. Vì theo ông cha mẹ giữ một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
hành vi có tính bạo lực của con cái nơi trường học. Ông cho rằng để phòng chống
bạo lực trong trường học thì cần phải trang bị cho giáo viên, cha mẹ học sinh, các
nhà tư vấn, quản lý trường học, tâm lý đối phó với trẻ em bạo lực và nạn nhân của
họ.
Tác phẩm “Climinal behavior” hai tác giả Elaine Cassel, Douglas
A.Bernstein [25] đã tiến hành nghiên cứu ở một số phạm vi cụ thể như: xem xét vai
trò của các hệ thống pháp lý đã sử dụng mức độ trừng phạt nào đối với người chưa
thành niên phạm tội và xem xét vai trò của tuổi thơ ảnh hưởng như thế nào đối với
hành vi bạo lực của trẻ sau này. Nhóm tác giả đã đưa ra kết luận hành vi phạm tội
hình sự là một quá trình phát triển từ sơ sinh đến tuổi trưởng thành, nó có tính sinh
học, di truyền từ gia đình, những ảnh hưởng từ xã hội, giáo dục, văn hóa chính trị
và các yếu tố kinh tế đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành trong chủ đề
hành vi bạo lực.
Trong cuốn sách “School Violence in Context: Culture, Neighborhood,
Family, School, and Gender”, hai nhà tâm lý học Rami Benbenishty và Astor Avi
Rong [27] đã tiến hành nghiên cứu một số trường học tại tiểu bang California của
Mỹ, sau đó đem so sánh kết quả của hai nơi nghiên cứu này với nhau và nhóm tác
giả đã đưa ra kết luận rằng nguyên nhân chủ thể gây ra bạo lực học đường là do bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa xã hội, gia đình, nhà trường, ngoài những yếu tố
11
trên hành vi bạo lực cũng còn tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác và dân tộc của chủ
thể thực hiện hành vi đó.
Công trình nghiên cứu: “Bullying at School: What We Know and What We
Can Do (Understanding Children’n World)” của tiến sỹ Dan Olweus [24] đã chỉ ra
đặc điểm của phần lớn những học sinh có hành vi bạo lực. Ông cho rằng học sinh
có hành vi bạo lực thường bộc lộ những đặc điểm như sau:
- Có nhu cầu thống trị mạnh mẽ và khuất phục các học sinh khác
- Dễ dàng bị khiêu khích và tức giận

- Luôn luôn bướng bỉnh và gây hấn đối với bạn khác kể cả bố mẹ và giáo
viên.
- Rất ít có khả năng thông cảm và bộc lộ sự thông cảm đối với những học
sinh là nạn nhân của hành vi bạo lực.
- Ngược lại nhóm nạn nhân của hành vi bạo lực thì thường có những đặc
điểm sau:
+ Thường thận trọng, nhạy cảm, ít nói, trốn tránh và xấu hổ
+ Thường xuyên lo lắng, cảm giác không an toàn, không vui và tự đánh giá
bản thân thấp.
+ Hay chán nản, phiền não và có ý tưởng tự tử nhiều hơn bạn bè cùng trang
lứa.
Từ những đặc điểm này, ông đã đưa ra những nguyên nhân và hệ quả của
hành vi bạo lực. Ông cho rằng những trẻ có hành vi bạo lực thường xuất thân từ
những gia đình có điều kiện vật chất hoặc các gia đình bất ổn, nhiều bạo lực và độc
đoán. Ở đó những người cha, người mẹ thiếu tình yêu thương và luôn sử dụng bạo
lực nên đã tác động mạnh đến suy nghĩ và hành động của con trẻ. Từ đó làm cho trẻ
có khuynh hướng muốn thể hiện mình là người có khả năng thống trị, là đàn anh
trong mắt những đứa trẻ khác và theo ông để khắc phục tình trạng bạo lực học
đường thì nhà trường cần có các cuộc điều tra về tình hình bạo lực tại trường. Bên
cạnh đó cần phải trang bị cho đội ngũ giáo viên cách ngăn ngừa bạo lực giữa các em
12
học sinh và trong lớp học cần đưa ra vấn đề bạo lực để học sinh thảo luận. Nghiên
cứu của Tiến sỹ Olweus đã được xem là cơ sở để triển khai chương trình phòng
chống bạo lực một cách toàn diện trong các trường học nhằm làm giảm thiểu và
ngăn chặn bắt nạt học sinh tiểu học, THCS và THPT.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã phân tích được thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp khắc phục. Trong đó công trình của nhà Tâm lý học Olweus được xem
đã gặt hái được nhiều thành công nhất, khi công trình này được đem áp dụng tại các
trường học của Mỹ nó đã góp phần làm giảm tình trạng bạo lực học đường và tạo
nên một môi trường học đường thân thiện và an toàn. Tuy nhiên việc áp dụng thành

công cho những giải pháp cho vấn đề bạo lực tại Mỹ thì không có nghĩa là cũng áp
dụng thành công tại các nước khác, vì hành vi bạo lực bị chi phối bởi rất nhiều yếu
tố khác nhau. Nên tùy vào thực trạng vấn đề xảy ra ở mỗi nước, với nền văn hóa và
hệ thống chuẩn mực khác nhau mà đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hướng tới
việc đạt hiệu quả tình trạng này. Từ những nghiên cứu trên tác giả dùng để định
hướng và làm cơ sở cho đề tài của luận văn.
3.2. Các nghiên cứu trong nước
“Thực trạng hành vi bạo lực học đường ở Việt Nam trong những năm gần
đây và cơ chế phòng ngừa – can thiệp”, Nguyễn Văn Tường Kỷ yếu Hội thảo khoa
học Cán bộ trẻ các trường đại học sư phạm toàn quốc - Lần thứ III, Đại học sư
phạm Đà Nẵng, 2013, Tr 142 [20]. Trong bài viết này tác giả đã phân tích được
thực trạng bạo lực học đường diễn ra trong 10 năm trở lại đây, đồng thời phân tích
cụ thể về những cơ chế phòng ngừa và can thiệp đối với hành vi bạo lực học đường.
Tuy nhiên ở bài viết này tác giả chỉ tập trung phân tích những cơ chế phòng ngừa và
can thiệp với hành vi bạo lực học đường nhưng chưa đi vào phân tích rõ những yếu
tố tác động đến hành vi bạo lực học đường ở học sinh hiện nay.
Luận văn thạc sĩ “Một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực học đường” (qua
khảo sát ba trường THPT trên địa bàn Hà Nội) do Nguyễn Thị Minh Sao [18] thực
hiện. Trong đề tài này tác giả đã sử dụng các lý thuyết và phương pháp trong nghiên
13
cứu xã hội học để tiến hành nghiên cứu vấn đề. Đề tài đã phân tích những yếu tố
ảnh hưởng đến bạo lực học đường ở học sinh THPT: ở đây tác giả tập trung vào
nghiên cứu 3 nhóm chính gia đình, nhóm bạn bè, phương tiện truyền thông đại
chúng. Đồng thời đưa ra những nhóm giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực
học đường hiện nay trên địa bàn khu vực Hà Nội. Tuy nhiên trong nghiên cứu này,
tác giả chưa đề cập đến bản thân các em học sinh, đây là một trong những yếu tố có
ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện hành vi bạo lực.
Luận văn thạc sĩ “Bạo lực học đường nguyên nhân và giải pháp” (điển cứu
tại trường THCS Ngô Tất Tố Quận Tân Bình –TP.HCM) do Đoàn Lê Tú Uyên [7]
thực hiện. Trong luận văn này tác giả tập trung vào việc phân tích những nguyên

nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường: gia đình (quan hệ giữa bố mẹ và các thành
viên khác trong gia đình, quan hệ anh chị em…), nhà trường (quan hệ giữa thầy cô
và học sinh, quan hệ bạn bè…), xã hội ( các phương tiện truyền thông đại chúng,
môi trường nơi các em ở…) và chính bản thân các em học sinh đó (tâm sinh lý, kiến
thức về bạo lực học đường…). Đồng thời luận văn cũng đưa ra những giải pháp
nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường diễn ra hiện nay. Tuy nhiên nghiên cứu
của tác giả mới chỉ đề cập bạo lực học đường ở hành vi “đánh nhau” không đi vào
việc phân tích các khía cạnh khác liên quan đến bạo lực học đường cũng đang tồn
tại và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các em học sinh.
Đề tài “Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường tại trường trung
học cơ sở Lê lai Quận 8- Thành phố Hồ Chí Minh” do Lê Hồng Thắm, Tô Gia Kiên
thực hiện [14], hai tác giả nghiên cứu về lĩnh vực y tế công cộng. Nghiên cứu này
được thực hiện bằng phương pháp định lượng: điều tra bảng hỏi, áp dụng phương
pháp chọn mẫu đa dạng và đồng nhất với mục đích kiểm tra chéo các thông tin của
các đối tượng cung cấp. Trong đề tài nghiên cứu này các tác giả đã nêu lên được
những mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến vấn đề bạo lực học đường, cũng
như cho ta thấy được mức độ bạo lực học đường diễn ra hiện nay ở học sinh THPT.
Ở đây thì các tác giả đã nêu lên được nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường xét ở
14
nhiều khía cạnh, tuy nhiên các tác giả chưa đi vào phân tích thực trạng bạo lực học
đường ở các em học sinh.
Bài báo “Bạo lực học đường”, Dương Trọng Dật, Báo Doanh nhân và Pháp
luật –số 33, 09/2011tr65 [6]. Mặc dù bài viết của tác giả rất ngắn nhưng đã nói lên
được những nhân tố liên quan đến hành vi bạo lực học đường một cách khái quát và
đầy đủ: có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực học đường: gia đình, nhà trường,
phương tiện truyền thông đại chúng và ngay chính bản thân các em học sinh. Với
bài viết này tác giả giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề bạo lực
học đường. Tuy nhiên bài viết chỉ nêu qua các yếu tố chưa đi sâu vào việc phân tích
các yếu tố đó nó ảnh hưởng như thế nào và đang gây ra những hậu quả gì.
Hay trong báo Sài Gòn giải phóng “Bạo lực học đường ở Mỹ đâu là thủ

phạm”, David Crossman số 7843 Tr6: ngày 11/5/1999 [5]. Đây là bài viết đề cập về
nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường ở Mỹ, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và
đưa ra 2 yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bạo lực học đường: là do hoàn cảnh gia đình
(bố mẹ không quan tâm nhiều đến con cái) và các phương tiện truyền thông đại
chúng (game bạo lực trên internet) nó có ảnh hưởng lớn đến những học sinh có
hành vi bạo lực. Như vậy với bài viết này nó cung cấp nguồn thông tin cho chúng ta
khi nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bạo lực học đường tuy nhiên
ở đây tác giả chỉ dừng lại ở hai yếu tố chưa đưa ra phân tích những yếu tố khác
cũng ảnh hưởng đến vấn đề bạo lực như chính bản thân các em, nhà trường, nhóm
bạn bè nó có ảnh hưởng đến vấn đề bạo lực.
Bài viết “Bước đầu tìm hiểu quá trình biến đổi tâm lý của trẻ em bình
thường đến những vị thành niên phạm pháp”, Mạc Văn Trang [17], trong bài viết
này tác giả đã đi vào tìm hiểu tâm lý của trẻ qua các giai đoạn khác nhau, tìm hiểu
hoàn cảnh gia đình của những trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn và tác giả đưa
ra kết luận những đối tượng này thường rơi vào những gia đình không hoàn thiện,
cha mẹ ly hôn, không sống gần nhau con cái thiếu thốn tình thương sự che chở,
quan tâm của cha mẹ. Như vậy ở đây tác giả đã chỉ ra được một số yếu tố ảnh
15
hưởng đến hành vi bạo lực học đường ở trẻ vị thành niên, tuy nhiên tác giả chỉ dừng
lại ở yếu tố gia đình chưa đi vào nghiên cứu những yếu tố tác động khác có sự ảnh
hưởng rất lớn đến vấn đề bạo lực học đường giữa các em học sinh với nhau như nhà
trường, xã hội, bạn bè…
Bài viết “Thử bàn về hình thức bạo lực học đường” – Thạc sỹ Võ Thị Tường
Vi – Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh [21]. Trong bài viết này tác giả tập
trung nghiên cứu những thái độ, hành vi của thầy cô giáo ảnh hưởng đến vấn đề bạo
lực của học sinh, tác giả đã đưa ra những ví dụ cũng như những lập luận cụ thể để
cho thấy được rằng bạo lực học đường không chỉ diễn ra giữa học sinh với học sinh
mà bạo lực học đường còn diễn ra giữa thầy cô và học sinh, cũng từ những hành vi
của thầy cô mà học sinh bắt chước làm theo và gây ra bạo lực đối với những bạn
khác. Tuy nhiên bài viết chỉ mới tập trung quan tâm đến một yếu tố là thái độ hành

vi của thầy cô ảnh hưởng đến học sinh, chứ chưa đề cập đến các yếu tố khác như
gia đình, bạn bè, các phương tiện truyền thông đại chúng.
Cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SaVy-
Survey Assesment of Vietnammese Youth), [4] đây là cuộc điều tra lớn và toàn
diện nhất về thanh thiếu niên lần đầu tiên ở Việt Nam. Trong nghiên cứu về những
hành vi có hại cho sức khỏe thì cuộc điều tra cũng đề cập đến vấn đề về bạo lực học
đường, cung cấp những thông tin liên quan, những dữ liệu nền về thanh thiếu niên
Việt Nam. Đồng thời cuộc điều tra cũng đưa ra những chiến lược phát triển thanh
thiếu niên trong thời gian tới. Đó là những thông tin hết sức quan trọng cho chúng
ta nghiên cứu về vấn đề bạo lực học đường. Tuy nhiên vấn đề bạo lực học đường ở
lứa tuổi vị thành niên là một mảng nhỏ trong tổng thể các vấn đề giáo dục, sức
khỏe, lối sống, lòng tự trọng hoài bão…Do vậy chủ đề bạo lực được nói một cách
chung chung, chưa làm rõ được những vấn đề bất cập hiện nay ở nước ta.
Những nghiên cứu nói trên cùng với các dữ liệu thứ cấp là cơ sở khoa học
quan trọng hữu ích cho việc triển khai thực hiện nghiên cứu này. Tuy nhiên những
nghiên cứu trên đề cập đến nguyên nhân, biện pháp phòng chống bạo lực học đường
16
nói chung chỉ ra những hậu quả để lại của vấn đề bạo lực học đường, hay việc phân
tích thực trạng bạo lực học đường được nghiên cứu chủ yếu ở hành vi đánh
nhau.Với nghiên cứu này chúng tôi muốn tập trung tìm hiểu thực trạng bạo lực học
đường giữa học sinh với học sinh ở lứa tuổi vị thành niên (thông qua nghiên cứu ở
hai cấp học) với những hành vi được đưa ra nghiên cứu ở các nhóm bạo lực khác
nhau, tìm hiểu việc thực hiện các hành vi bạo lực giữa học sinh nam và học sinh nữ
tại hai trường trung học ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài này là những học sinh đang theo học tại
trường THCS Nguyễn Huệ và Trường THPT Tạ Quang Bửu, không phân biệt giới

tính nam hay nữ. Cùng với thầy cô giáo đang giảng dạy và quản lý tại 02 trường
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Ở đây tác giả tập trung phân tích bạo lực học đường xảy ra giữa các bạn học
sinh trong và ngoài trường với nhau trong vòng 12 tháng trở lại đây.
Không gian khảo sát: chúng tôi thực hiện nghiên cứu thực địa tại địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh trong đó chúng tôi chọn đại diện 2 trường là THCS Nguyễn
Huệ Quận 4 và THPT Tạ Quang Bửu Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian khảo sát: chúng tôi thực hiện khảo sát thực địa trong thời gian hai
tháng, từ tháng 12/2013 tới tháng 1/2014, với mẫu khảo sát là 210 mẫu.
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu “Thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành
niên” nghiên cứu tại trường THCS và THPT, trong khuôn khổ luận văn này chúng
tôi đi vào khảo sát đánh giá thực trạng bạo lực học đường hiện nay giữa các học
17
sinh với nhau trên các nhóm hình thức bạo lực: bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh
thần, bạo lực về kinh tế và bạo lực về tình dục.
Đi vào tìm hiểu sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ trong việc
thực hiện các hành vi bạo lực và đồng thời phản ảnh những yếu tố tác động dẫn đến
tình trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay.
Đưa ra các nhóm giải pháp nhằm khắc phục và ngăn chặn tình trạng bạo lực
học đường.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đề ra, các nhiệm vụ nghiên cứu được xác định
như sau:
- Tiến hành thực hiện một cuộc điều tra Xã hội học bằng phương pháp định
tính và phương pháp định lượng ở trường THCS Nguyễn Huệ Quận 4 và THPT Tạ
Quang Bửu Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích rõ thực trạng vấn đề bạo lực học đường được thể hiện ở các nhóm
hình thức bạo lực: bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế và bạo

lực về tình dục ở lứa tuổi vị thành niên và sự khác biệt giữa học sinh nam và học
sinh nữ trong việc thực hiện các hành vi bạo lực.
- Phân tích rõ những yếu tố tác động đến vấn đề bạo lực như: chính bản thân
các em học sinh; gia đình, nhà trường và xã hội
6. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những mục tiêu muốn hướng đến khi thực hiện nghiên cứu đề tài đưa ra
các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên diễn ra có đa dạng về
loại hình hay không ? Loại hình và hành vi nào được sử dụng phổ biến nhất ở các
em trong độ tuổi vị thành niên ?
Bạo lực học đường ở học sinh nam và học sinh nữ có sự khác biệt hay
không?
18
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi bạo lực giữa các em học sinh ở lứa
tuổi vị thành niên?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Từ các câu hỏi nghiên cứu trên chúng tôi đưa ra giả thuyết cho vấn đề nghiên
cứu như sau:
Thực trạng bạo lực học đường giữa các em học sinh ở lứa tuổi vị thành niên
diễn ra có sự đa dạng về các loại hình, diễn ra trên cả 4 hình thức được đưa ra trong
nghiên cứu: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục.
Bạo lực học đường diễn ra có sự khác biệt ở học sinh nam so với học sinh nữ
ở các nhóm bạo lực được đưa ra trong nghiên cứu.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường ở trẻ vị thành
niên như: bản thân các em học sinh; đời sống gia đình; nhà trường thầy cô giáo;
phương tiện truyền thông đại chúng.
8. Khung phân tích
19
9. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu.
9.1. Phương pháp chọn mẫu

Vì điều kiện hạn chế cả về thời gian và kinh phí, học sinh trung học trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh tương đối rộng không thể nghiên cứu hết toàn bộ học
sinh. Vậy nên, để thuận lợi và mang tính đại diện cho việc nghiên cứu chúng tôi tiến
hành chọn mẫu như sau:
Trước hết xem học sinh THCS và THPT tại TP.HCM là 2 cụm mẫu  Lập
danh sách các trường  Chọn hai trường sử dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên
 Lập danh sách các lớp học ở 2 trường Chọn phương pháp phân bố định ngạch
 Chọn các lớp để điều tra: Trường THCS Nguyễn Huệ với 120 học sinh (lớp 6a7,
7a8, 8a6 và 9a6) và THPT Tạ Quang Bửu với 90 học sinh (lớp 10a10, 11a10 và
12a5). Ở mỗi lớp chọn 30 học sinh (15 nam và 15 nữ) chọn thuận tiện.
Nghiên cứu trường hợp này chúng tôi có nguồn lực là hai cấp học, đồng thời
tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây bạo lực học đường diễn ra hết
sức phức tạp.
9.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Đề tài thực hiện với việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi trực tiếp 210 học sinh
trường THCS Nguyễn Huệ và trường THPT Tạ Quang Bửu nhằm thu thập các
thông tin trên.
Bảng câu hỏi thiết kế chia làm các phần như sau:
Phần I: Thu thập thông tin người trả lời: tuổi, giới tính, xếp loại học lực, xếp
loại hạnh kiểm.
Phần II: Thu thập thông tin liên quan đến hình thức bạo lực học đường
Phần III: Thu thập thông tin bạo lực học đường trong mối tương quan với bản
thân các em học sinh, với gia đình, nhà trường và các yếu tố xã hội.
9.3. Phương pháp nghiên cứu định tính
* Phương pháp phỏng vấn sâu:
20
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 04 học sinh có hành vi
bạo lực và phỏng vấn sâu 04 thầy cô giáo ở 2 trường (mỗi trường 02 thầy cô giáo và
chọn có chủ đích). Và việc thực hiện phỏng vấn sâu dựa trên những câu hỏi mở đã
được chuẩn bị sẵn và được điều chỉnh khi có những thông tin mới xuất hiện trong

quá trình thu thập. Thứ tự và cách đặt câu hỏi được thay đổi tùy theo vào từng
trường hợp, các câu hỏi tập trung vào thực trạng bạo lực học đường hiện nay cụ thể
là bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh. Những thông tin từ câu hỏi phỏng
vấn được ghi âm sau đó gỡ băng, ghi chép, sắp xếp, phân loại và mã hóa để giải
thích và kiểm chứng cho giả thuyết nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn
Các thông tin được thu thập từ một số tài liệu lấy tại trung tâm Khoa học
công nghệ; các công trình nghiên cứu khoa học trước, sách, báo, tạp chí có liên
quan đến đề tài. Từ đó áp dụng vào đề tài này nhằm chứng minh và giải thích cho
những gì mà đề tài cần nghiên cứu và làm rõ.
9.4. Phương pháp xử lý thông tin
Phần mềm SPSS 11.5 (xử lý thống kê cho khoa học xã hội) được sử dụng để
xử lý thông tin thu thập được từ các phiếu thăm dò ý kiến. Các bước xử lý bao gồm
việc nhập dữ liệu, mã hóa, sắp xếp mô tả các dữ kiện, tìm mối tương quan giữa các
biến số và giải thích kết quả đã xử lý đó.
10.Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Mục lục;
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Mức độ thực hiện các hình thức bạo lực học đường
Chương 3. Những yếu tố tác động đến hành vi bạo lực học đường ở lứa tuổi
vị thành niên.
21
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các lý thuyết được sử dụng làm phương pháp luận
1.1.1. Cách tiếp cận theo lý thuyết hành động của Max Weber
Max Weber cho rằng hành động luôn được chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ
quan nào đó, đó là hành động có tính đến hành vi của người khác chính vì vậy được

định hướng đến người khác trong sự tương tác. Theo M.Weber có rất nhiều loại
hành động xã hội, trong đó bao gồm một số loại hành động cụ thể như là hành động
duy lý công cụ, hành động duy lý giá trị, hành động theo cảm tính và hành động
truyền thống [Lê Ngọc Hùng, 2002:tr.179-180]
1
: (1) Hành động duy lý công cụ: là
hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương
tiện, mục đích sao cho hiệu quả cao nhất; (2) Hành động duy lý giá trị: là hành động
được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động
này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những
công cụ, phương tiện duy lý; (3) Hành động cảm tính (xúc cảm) là những hành
động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân
nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành
động; (4) Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen,
nghi lễ, phong tục, tập quán được truyền lại từ đời này qua đời khác.
Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động của cá nhân, các
cá nhân hành động chính là để thực hiện hoạt động sống của mình.
Khi nghiên cứu hành vi bạo lực ở lứa tuổi vị thành niên dựa trên lý thuyết
của Weber với hành động cảm tính, cảm xúc. Trong nghiên cứu về vấn đề bạo lực
học đường ở lứa tuổi vị thành niên, việc thực hiện các hành vi bạo lực ở các em
xuất phát từ những hành động cảm tính, bồng bột ở tuổi mới lớn dẫn đến những
1
Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học
22
hành động thiếu suy nghĩ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó hành
động truyền thống với những thói quen của bố mẹ, anh chị em trong gia đình, hay
của thầy cô, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến các em, nếu những thói quen đó tốt thì
sẽ hình thành ở các em những hành vi tốt ngược lại những thói quen xấu thì dẫn đến
việc thực hiện những hành vi sai lệch ở các em.
1.1.2. Cách tiếp cận theo lý thuyết xung đột

Lý thuyết xung đột được xem là một trong những lý thuyết quan trọng trong
hệ thống lý thuyết xã hội học. Lý thuyết này cho rằng nguyên nhân của các cuộc
xung đột xuất phát từ những mâu thuẫn của con người do sự bất tương đồng về lợi
ích, nhu cầu và giá trị. Từ những mâu thuẫn đó chuyền thành các cuộc đấu tranh
công khai giữa các bên thành những cuộc đối đầu thực sự. Có 3 loại xung đột: xung
đột về trật tự thứ bậc (vị trí, vai trò), xung đột về phân phối và xung đột về quy tắc
giá trị. Theo như nhà Xã hội học George Simmel, ông cho rằng xung đột không chỉ
diễn ra trong đấu tranh giai cấp và những căng thẳng giữa người chủ và công nhân
mà xung đột còn tồn tại ở nhiều nhóm xã hội như xung đột cha mẹ - con cái, xung
đột vợ chồng, xung đột nam - nữ và bất cứ một nhóm xã hội nào. Trong đó các cá
nhân rất dễ xung đột với nhau, các cá nhân sử dụng xung đột với tư cách là phương
tiện hình thức để đạt được mục tiêu chứ không đơn thuần là sự phản ứng chống đối
các tác động bên ngoài.
Vận dụng cách tiếp cận này để phân tích nguyên nhân xảy ra xung đột giữa
các em học sinh với nhau bắt nguồn cơ bản từ sự xung đột về các quy tắc giá trị.
Mỗi một em học sinh được sinh ra, lớn lên trong những môi trường có lối sống xã
hội, văn hóa ứng xử khác nhau, nên việc tiếp thu và lĩnh hội những nội dung giáo
dục trong gia đình và ngoài xã hội cũng không giống nhau. Do đó xung đột giữa các
học sinh dễ xảy ra, từ những mâu thuẫn có khi là rất nhỏ như: do bị khiêu khích, do
hơn kém nhau trong một lĩnh vực nào đó, cũng có thể do hiểu nhầm, nói xấu
nhau…từ những yếu tố này phá vỡ sự gắn kết, tương tác giữa những mối quan hệ
của các em và dẫn tới nguyên nhân hành vi bạo lực.
23
1.1.3. Lý thuyết xã hội hóa
Lý giải cho tiến trình xã hội hóa cá nhân, nhà xã hội học R.Merton cho rằng
người chưa thành niên là những người đang trong lứa tuổi trưởng thành giao thoa
với nhiều môi trường. Họ tiếp xúc với môi trường xung quanh nhằm mục đích thu
nhận tái tạo kinh nghiệm xã hội để tự hình thành bản thân. Quá trình xã hội hóa diễn
ra trong 3 môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội.
Gia đình được xem là nhóm xã hội đầu tiên, môi trường xã hội hóa có ảnh

hưởng quan trọng đến cá nhân. Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn hóa, nó
được xây dựng trên nền tảng của văn hóa nói chung, với đặc trưng riêng của từng
gia đình, cá nhân sẽ tiếp nhận những đặc điểm như kinh nghiệm, quy tắc ứng xử,
giúp cá nhân phân biệt được điều gì đúng điều gì sai, cái gì được phép làm, cái gì
không. Nếu gia đình an toàn vững chắc luôn quan tâm chăm sóc giáo dục con cái…
thì sẽ ngăn chặn, kiểm soát được khi các em có hành vi lệch lạc. Ngược lại gia đình
cha mẹ bất ổn về đạo đức, ly hôn, thiếu trách nhiệm với con cái… thì sẽ làm cho cá
nhân các em dễ bị hư hỏng.
Bên cạnh quá trình xã hội hóa từ gia đình cá nhân còn tiếp nhận quá trình xã
hội hóa từ nhà trường. Môi trường giáo dục nhà trường là nơi trang bị phẩm chất
đạo đức, rèn luyện thể chất, tri thức, kỹ năng sống, định hướng nghề nghiệp cũng
như kiến thức hiểu biết về pháp luật…để giúp trẻ trở thành công dân có ích cho xã
hội. Giáo dục nhà trường sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ, khi công tác giáo dục nhà trường còn nặng nề chỉ quan tâm
giáo dục kiến thức khoa học mà xem nhẹ giáo dục phẩm chất lối sống và tuyên
truyền lồng ghép giảng dạy về kiến thức pháp luật. Những thiếu sót của nhà trường
trong cách giảng dạy, đào tạo sẽ khiến các em xa rời trường học tiếp xúc với những
môi trường xã hội tiêu cực có thể dẫn đến hành vi lệch lạc.
Ngoài việc tiếp nhận xã hội hóa từ gia đình và nhà trường cá nhân còn tiếp
nhận từ xã hội mà ở đây là: nhóm bạn bè và phương tiện truyền thông đại chúng.
Các em chơi theo nhóm thì luôn luôn phải tuân thủ theo nhóm, vì thế nhóm chi phối
24
rất lớn đến hành vi cá nhân, từ đó việc các em chịu ảnh hưởng từ nhóm bạn là điều
rất dễ xảy ra. Đối với phương tiện truyền thông đại chúng nó có hai mặt, một mặt
nó tăng cường ý nghĩa các giá trị chuẩn mực văn hóa cũng như tri thức khoa học đa
dạng và bổ ích thông qua chương trình giáo dục. Mặt khác nó làm méo mó, lệch lạc
hành vi của trẻ do các giá trị thông tin được truyền tải không phù hợp với chuẩn
mực văn hóa.
Việc tiếp cận lý thuyết xã hội hóa trong nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta xác
định được vai trò quan trọng của quá trình xã hội hóa trong giai đoạn lứa tuổi vị

thành niên và giải thích được những hành vi cũng như những yếu tố tác động từ môi
trường bên ngoài đối với vị thành niên trong trường học.
1.2. Các khái niệm làm việc
1.2.1. Bạo lực
Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại
một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người
khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt
được quyền lực trên người khác”.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, định nghĩa bạo lực là việc đe dọa hay dùng
sức mạnh thể chất, quyền lực đối với người khác hoặc một nhóm người, một cộng
đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về mặt tâm
lý, ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát [WHO, 2002]
1.2.2. Bạo lực học đường
Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học
đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm
bạo lực học đường.
Ở nước ngoài, bên cạnh thuật ngữ bạo lực học đường, người ta thường nói tới
thuật ngữ bắt nạt học đường. Bắt nạt học đường cũng là một phần của bạo lực học
25

×