Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Pháp luật về đảm bảo an toàn, chất lượng cho sản phẩm, hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.75 KB, 7 trang )

Pháp luật về đảm bảo an toàn, chất lượng cho sản phẩm, hàng hóa
Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng đối
với người tiêu dùng, người sản xuất và nhà nước. Nhà nước có vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa. Nhà nước thông qua ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các công cụ
quản lý khac và kiểm tra việc thực hiện các quy định này để đảm bảo an toàn, chất
lượng cho sản phẩm, hàng hóa được đưa ra thị trường tiêu thụ.
1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm hàng hóa
Theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì chất lượng sản phẩm, hàng hóa
là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu
chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Qua định nghĩa này chúng ta hiểu một cách đơn thuần, chất lượng sản phẩm, hàng
hóa chỉ là các yêu cầu về an toàn mà sản phẩm hàng hóa phải đáp ứng.
2. Các văn bản pháp quy về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Trước đây, chúng ta mới chỉ có Pháp lệnh Chât lượng hàng hóa năm 1990( sửa đổi
năm 1999) và cùng nhiều các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Đến năm
2007, Quốc hội đã thông qua đạo luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01/07/2008. Cùng với đạo luật này là
hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành để áp dụng luật này vào thực tế: Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 67/2009/NĐ-CP của Chính phủ
Sửa đổi một số của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP và Nghị định số 132/2008/NĐCP, và nhiều thông tư của các Bộ hướng dẫn về những vấn đề cụ thể khác.


Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là văn bản pháp quy chủ đạo, điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong lĩnh vực liên quan tới chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đây là
đạo luật đầu tiên quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất
lượng sản phẩm, hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa. Luật này áp
dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hay có
hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam( Điều 2, Luật


Chất lượng sản phẩm, hàng hóa).
3. Quản lý nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo pháp luật
hiện hành
Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về chất
lượng sản phẩm, hàng hóa. Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa phải đảm bảo minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử xuất xứ
hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng
hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
a, Chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng
hóa
Nhà nước có chính sách:
- khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến cho
sản phẩm, hàng hóa và công tác xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến cho sản
phẩm, hàng hóa và công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh;
- xây dựng chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm, hàng hóa;


- đầu tư, phát triển hệ thống thử nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và
quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý chất
lượng sản phẩm, hàng hóa;
- tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
b, Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Bộ Khoa học và Công nghệ với vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Ngoài ra,
theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa còn quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm
quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các Bộ khác. Các Bộ có trách nhiệm

xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng
sản phẩm trong sản xuất,,,Cụ thể là:
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm đối với thực phẩm, dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế,
mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc và thuốc cho người, hóa chất gia dụng, chế
phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, trang thiết bị y tế;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đối với cây trồng vật
nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm
sinh học dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công trình, đê điều;
- Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm đối với phương tiện giao thông vận tải,
phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công vận tải chuyên dùng, phương tiện, thiết bị
thăm dò, khai thác trên biển, công trình hạ tầng giao thông;


- Bộ Công thương chịu trách nhiệm đối với thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù
chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai
thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị phương tiện thăm dò, khai thác trên biển;
- Bộ xây dung chịu trách nhiệm các công trình dân dụng, công trình công nghiệp,
công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm đối với phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ
khí đạn dược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng;
- Bộ Công an chịu trách nhiệm đối với thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị
kỹ thuật, đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ, trừ phương tiện, trang thiết bị quân sự,
vũ khí đan dược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng.
c, Thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
c1, Thanh tra
Thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là thanh tra chuyên ngành, có nhiệm
vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân, kinh doanh sản phẩm,
hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng
hóa. Đối tượng của thanh tra chuyên ngành về chất lượng, sản phẩm, hàng hóa là tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, tổ chức đánh giá sự phù hợp,

tổ chức nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan kiểm tra
chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
c2, Kiểm tra
Cơ quan kiểm tra chất lượng, sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc phạm vi được


phân công và hàng hóa trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong
quá trình sử dụng thuộc phạm vi được phân công.
Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
trong phạm vi của địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc Bộ quản lý, lĩnh vực có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác có liên quan
trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa,
4. Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm hàng hóa
a, Thực trạng quản lý nhà nước
Hiện nay trên thị trường, xuất hiện nhiều mặt hàng, sản phẩm không rõ nguồn gốc,
chất lượng kém những vẫn được lưu hành trên thị trường.Đó là do còn nhiều tồn tại
trong quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Cụ thể là:
- Thứ nhất, sự quản lí tắc trách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh
vực về tiêu chuẩn chất lượng, sản phẩm hàng hóa;
- Thứ hai, tồn tại sự chồng chéo, khó quy trách nhiệm, giữa các cơ quan quản lý nhà
nước trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, Hiện nay, hoạt động kiểm tra, quản lý
chất lượng, thực thi chính sách pháp luật nhằm thiết lập, trật tự kỷ cương, bảo vệ lợi
ích người tiêu dùng do nhiều cơ quan đảm nhận. Một chế tài xử lý vi phạm có thể
lại do nhiều cơ quan cùng đảm nhiệm, nhiều khi dẫn đến tình trạng chồng chéo về
trách nhiệm mà khi xảy ra vi phạm thì người tiêu dùng vẫn không được bảo vệ một

cách an toàn.


- Thứ ba, các quy định về kiểm tra, quản lý chất lượng hàng hóa còn nhiều thiếu sót
và buông lỏng trách nhiệm quản lý từ phía các cơ quan chức năng, cụ thể như: thiếu
trách liện trong quản lý cấp phép lại bỏ lỏng khâu thanh tra, kiểm tra.
- Thứ tư, lực lượng thực thi công vụ còn thiếu các phương tiện và công cụ kiểm tra,
quản lý do nguồn kinh phí còn hạn hẹp.
- Thứ năm, chế tài xử phạt còn quá yếu và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng
còn quá lỏng lẻo. Số tiền xử phạt quá ít, và không có sức răn đe.
b,Biện pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước
Nhằm khắc phục tình trạng trên cần phải:
- Tổ chức lại phương thức quản lý, tránh sự chồng chéo;
- Tăng cường quyền hạn cho các cơ quan chuyên ngành để có thể chủ động trong
hoạt động của mình;
- Tăng cường sự giám sát chặt chẽ, chế tài đủ mạnh để có sức răn đe;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chất lượng sản
phẩm, hàng hóa đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để họ hiểu và thực hiện đúng
theo luật.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên đây, chúng ta thấy được còn nhiều hạn chế trong quản lí
nhà nước về vấn đề tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Nhà nước cần phải
tăng cường công tác quản lí của mình để sao cho giảm bớt được những vấn nạn về


hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, không có nguồn gốc… để đảm bảo được
quyền cũng như lợi ích của người tiêu dùng.




×