Tải bản đầy đủ (.doc) (285 trang)

Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 285 trang )

BỘ Y TẾ

DỰ ÁN HỖ TRỢ XỬ LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN
CẬP NHẬT NGÀY

THÁNG NĂM 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-BYT ngày tháng
201 của……………………………………..)

năm


MỤC LỤC
PHẦN
I
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ THỰC HIỆNDỰ ÁN............................................................8
CHƯƠNG
I
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN...........................................................................9
1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN...........................................................................9
1.2. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN...................................................................10
CHƯƠNG
II
TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................................................18
2.1.TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN............................................................................18
2.2. PHÂN CẤP CỤ THỂ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................20


2.3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ NGHIỆP VỤ TRONG CPMU...21
2.4. QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ.................25
2.5. HƯỚNG DẪN VỀ PHỤ CẤP QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CHẾ ĐỘ LƯƠNG
CHO CÁN BỘ TUYỂN CHỌN THEO HỢP ĐỒNG..............................................28
CHƯƠNG
III
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ........................................................30
3.1. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO...........................................................................................30
3.2. KIỂM TRA, GIÁM SÁT....................................................................................30
3.3. HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ.................................................................................31
PHẦN II......................................................................................................................33

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN.............................................33
CHƯƠNG
I
LẬP KẾ HOẠCH VỐN DỰ ÁN...............................................................................34
1.1. QUY ĐỊNH VỀ LẬP KẾ HOẠCH VỐN DỰ ÁN.............................................34
1.2. QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH VỐN..............................................................35
CHƯƠNG
II
NGÂN HÀNG PHỤC VỤ .........................................................................................37
VÀ CÁC VẤN ĐỀ MỞ TÀI KHOẢN......................................................................37


2.1. NGÂN HÀNG PHỤC VỤ ..................................................................................37
2.2. ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ CỦA CHỦ DỰ ÁN, KẾ TOÁN TRƯỞNG ĐƯỢC ỦY
QUYỀN KÝ ĐƠN RÚT VỐN (CHỈ ÁP DỤNG Ở CPMU)....................................37
2.3. MỞ TÀI KHOẢN CHO DỰ ÁN........................................................................37
CHƯƠNG
III

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC GIẢI NGÂN, THANH TOÁN............................................39
3.1. CHUYỂN TIỀN TỪ NHTG CHO CPMU........................................................39
3.2. CHU TRÌNH CHUYỂN VỐN ĐỐI VỚI HỢP PHẦN 2..................................42
CHƯƠNG
IV
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DỰ ÁN....................................................46
4.1. QUY ĐỊNH CHUNG KẾ TOÁN CỦA DỰ ÁN................................................46
4.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, BỘ MÁY KẾ TOÁN.............................46
4.3. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN.....................................................................................47
4.4. HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN..............................................................................47
4.5. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN..............................................................47
4.6. QUẢN LÝ TÀI SẢN...........................................................................................48
CHƯƠNG
V
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA, KIỂM TOÁN ..................................................49
VÀ QUYẾT TOÁN DỰ ÁN......................................................................................49
5.1. CÁC QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO TÀI CHÍNH........................49
5.2. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ.......................................49
5.3. KIỂM TOÁN.......................................................................................................51
5.4. LƯU TRỮ HỒ SƠ...............................................................................................52
5.5. QUYẾT TOÁN....................................................................................................52
CHƯƠNG
VI
CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN KHI KẾT THÚC DỰ ÁN..........................54
6.1. KIỂM KÊ VẬT TƯ, TÀI SẢN, TIỀN VỐN.....................................................54
6.2. XỬ LÝ CÔNG NỢ..............................................................................................54
6.3. LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN HOÀN THÀNH...........................................54
6.4. BÀN GIAO TÀI SẢN DỰ ÁN HOÀN THÀNH................................................54
6.5. BÀN GIAO CHỨNG TỪ, TÀI LIỆU KẾ TOÁN CỦA DỰ ÁN CHO BỘ
PHẬN LƯU TRỮ.......................................................................................................55



6.6. ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN..........................................................55
6.7. XỬ LÝ KẾT DƯ.................................................................................................55
CHƯƠNG
I
GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................................57
1.1.THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN QLDA CÁC CẤP TRONG
CÔNG TÁC ĐẤU THẦU, MUA SẮM.....................................................................57
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CƠ BẢN...............................................................57
1.3. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG....................................................................................58
CHƯƠNG
II
HƯỚNG
DẪN
CÁCH
THỨC
NGHIÊN
CỨU
TÀI
LIỆU
VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM......................................................................................59
CHƯƠNG
III
KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU...................................................................61
3.1. CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU.......................................61
3.2. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI LẬP, PHÊ DUYỆT KHLCNT............................61
CHƯƠNG
IV
ĐẤU THẦU TUYỂN CHỌN TƯ VẤN....................................................................63

4.1. TUYỂN CHỌN DỰA TRÊN CHẤT LƯỢNG VÀ CHI PHÍ (QCBS)............63
4.2. TUYỂN CHỌN DỰA TRÊN CHI PHÍ THẤP NHẤT (LCS)..........................72
4.3. TUYỂN CHỌN DỰA TRÊN NĂNG LỰC CỦA TƯ VẤN (CQS)..................73
4.4. TUYỂN CHỌN TƯ VẤN CÁ NHÂN................................................................74
4.5. TUYỂN CHỌN TƯ VẤN TỪ MỘT NGUỒN DUY NHẤT (SSS)..................74
4.6.SAO KÊ CHI PHÍ (SOE)....................................................................................75
CHƯƠNG
V
ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA VÀ XÂY LẮP............................................76
5.1. ĐẤU THẦU CẠNH TRANH QUỐC TẾ (ICB)................................................76
5.2. ĐẤU THẦU CẠNH TRANH TRONG NƯỚC (NCB).....................................81
5.3. CHÀO HÀNG CẠNH TRANH (Shopping)......................................................86
5.4. CHỈ ĐỊNH THẦU (DC)......................................................................................88
5.5. LOẠI HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP VÀ LẮP ĐẶT (DESIGN,
SUPPLY AND INSTALATION -DSI) CHO CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI........................................................................................................................... 88


CHƯƠNG
VI
KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI..........................................................91
6.1. THỦ TỤC KIỂM TRA TRƯỚC........................................................................91
6.2. THỦ TỤC KIỂM TRA SAU..............................................................................92

PHẦN IV HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỢP PHẦN 1..........................................93
4.1. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG................................................94
4.2. QUẢN LÝ THỰC HIỆN HỢP PHẦN 1............................................................97
PHẦN V HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỢP PHẦN 2............................................98
CHƯƠNG
I

THÔNG TIN CHUNG...............................................................................................99
1.1.THÔNG TIN CHUNG.........................................................................................99
1.2 CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN BỆNH VIỆN ĐẦU TƯ......................................99
1.3. ĐỊNH MỨC ĐẦU TƯ.......................................................................................100
1.4 QUY TRÌNH ĐẦU TƯ......................................................................................101
1.5. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CHO CÁC BỆNH VIỆN TW..........103
1.6. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CHO CÁC TỈNH.............................104
CHƯƠNG
II
GIỚI THIỆU THỎA THUẬN TÀI TRỢ...............................................................108
2.1. MỤC ĐÍCH CỦA THỎA THUẬN TÀI TRỢ.................................................108
2.2. CÁC NỘI DUNG CỦA THỎA THUẬN TÀI TRỢ........................................108
2.3. SỬA ĐỔI THỎA THỎA THUẬN TÀI TRỢ..................................................109
CHƯƠNG
III
THỰC ĐƠN GIẢI PHÁP VÀ CÁC HƯỚNG DẪN..............................................110
3.1. THỰC ĐƠN GIẢI PHÁP.................................................................................110
3.2. HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ....................................................111
3.3. BỔ SUNG VÀ ĐIỀU CHỈNH DANH MỤC....................................................111
3.4. CÔNG TÁC TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN.............................................................111
3.5. CÔNG TÁC ĐẤU THẦU, MUA SẮM............................................................111
3.6. BÁO CÁO TIẾN ĐỘ........................................................................................111
3.7. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO
NHẬN THỨC...........................................................................................................111


CHƯƠNG
IV
CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN................................................................................112
4.1. VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG........................................................................112

4.2. VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, THANH TOÁN VỐN VÀ ĐẤU THẦU
................................................................................................................................... 118
CHƯƠNG
V
KIỂM ĐỊNH ĐỘC LẬP..........................................................................................120
5.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ KIỂM ĐỊNH ĐỘC LẬP......................................120
5.2.CÁC CƠ QUAN KIỂM ĐỊNH ĐỘC LẬP.......................................................120
5. 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH...................121
5.4. THỜI ĐIỂM TIẾN HÀNH...............................................................................123
5.5. NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH..............................................................................124
PHẦN VI QUẢN LÝ NGUY CƠ MÔI TRƯỜNG...............................................125
6.1. Cơ sở để thực hiện.............................................................................................126
6.2 Các thủ tục và quy trình....................................................................................134
PHỤ LỤC.................................................................................................................137
PHỤ
LỤC
I
MÔ TẢ THỰC ĐƠN GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ............................138
PHỤ
LỤC
II
HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ...........................................................164
PHỤ
LỤC
III
MẪU KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA TỈNH..........................177
PHỤ
LỤC
IV
MẪU KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI CỦA BỆNH VIỆN........................179

PHỤ
LỤC
V
BỘ BẢNG KIỂM CỦA DỰ ÁN (SCORECARD)................................................181
PHỤ
LỤC
VI
MẪU THỎA THUẬN TÀI TRỢ............................................................................249
PHỤ
LỤC
VII
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CHO CƠ QUAN KIỂM ĐỊNH ĐỘC LẬP
KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ ĐẦU TƯ CHO CÁC ĐƠN VỊ THỤ HƯỞNG.............270


PHỤ
LỤC
VIII
HƯỚNG DẪN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ / BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT HỆ
THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI...............................................................................272
PHỤ
LỤC
IXIX:
HƯỚNG DẪN LẬP SỔ TAY QUẢN LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN................276
PHỤ LỤC X: MẪU BÁO CÁO TIẾN ĐỘ DỰ ÁN...............................................280
Phụ lục 1: Bảng mô tả tiến độ mua sắm đấu thầu ................................................282
Phụ lục 2: Bảng mô tả tiến độ thực hiện hợp đồng ...............................................283
Phụ lục 3: Tiến độ thực hiện đào tạo, truyền thông, nâng cao năng lực .............284
Phụ lục 4: Tiến độ giải ngân....................................................................................285


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP
BTC
BKHĐT
CĐT
CQLN&TCĐN
KCB
BS
BV
BVĐK
BYT
CĐT
CSSK
CSSKBĐ
CSYT
ĐBSCL
HCSN
HMIS
KTV
KT-XH
LĐTBXH
NHTG

An toàn vệ sinh thực phẩm
Bộ Tài chính
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ đầu tư
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (BTC)
Khám chữa bệnh
Bác sỹ

Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa
Bộ Y tế
Chủ đầu tư
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Cơ sở y tế
Đồng bằng Sông Cửu long
Hành chính sự nghiệp
Hệ thống thông tin quản lý y tế
Kỹ thuật viên
Kinh tế - Xã hội
Lao động – thương binh – xã hội
Ngân hàng Thế giới


NVYT
CPMU
PMU
QLDA
SYT
TTB
TTGDSK
TTYTDP
TYTX
UBND
VSDT
VSMT
XDCB
XLCT

XN
NHTG
WHO
VIHEMA

Nhân viên y tế
Ban Quản lý dự án Trung ương
Ban Quản lý dự án tỉnh/Bệnh viện trung ương
Quản lý dự án
Sở Y tế
Trang thiết bị
Truyền thông giáo dục sức khỏe
Trung tâm y tế dự phòng
Trạm y tế xã
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh dịch tễ
Vệ sinh môi trường
Xây dựng cơ bản
Xử lý chất thải
Xét nghiệm
Ngân hàng thế giới
Tổ chức Y tế thế giới
Cục Quản lý Môi trường Y tế

PHẦN I
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ THỰC HIỆNDỰ ÁN


Chương I
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN


1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
+ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ qui định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
+ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ về quản lý,sử
dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà
tài trợ;
+ Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính Quy định
về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ;
+ Văn bản số 1367/TTg-QHQT ngày 9/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt danh mục Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện, vay vốn của Ngân hàng thế
giới;


+ Quyết định số 147/QĐ-BYT ngày 21/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
phê duyệt nội dung văn kiện Dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” sử dụng vốn
vay Ngân hàng Thế giới;
+ Quyết định số 2297/QĐ-BYT ngày 01/07/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
điều chỉnh nguồn vốn đối ứng Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện, sử dụng vốn vay
Ngân hàng Thế giới;
+ Hiệp định Tín dụng Phát triển số 4899-VN ký ngày 31/5/2011giữa đại diện
nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới;
+ Quyết định số 4708/QĐ-BYT ngày 6/12/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạovà
Ban Quản lý Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện vay vốn Ngân hàng Thế giới
(NHTG);
+ Quyết định số 4988/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc điều chỉnh, bổ sung Bản chỉ đạo Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện vay
vốn Ngân hàng Thế giới;
+ Quyết định số 848/QĐ-BYT ngày 19/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban

hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải
bệnh viện.
1.2. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1.2.1.Tên Dự án
Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện (Tên tiếng Anh: Hospital Waste Management
Support Project)
1.2.2. Cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Y tế
1.2.3. Cơ quan chủ dự án
Bộ Y tế và các Sở Y tế được hỗ trợ đầu tư từ Dự án, trong đó chức năng chủ đầu
tư các tiểu dự án xử lý chất thải được Dự án tài trợ thực hiện như sau:
+ Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Trung ương (thực hiện hợp phần 1 và 3);
+ Các bệnh viện tuyến Trung ương (thực hiện hợp phần 2 tuyến trung ương);
+ Các Sở Y tế theo quyết định của cấp có thẩm quyền (thực hiện hợp phần 2
tuyến địa phương).
1.2.4. Địa bàn thực hiện Dự án
Cả nước (các bệnh viện tuyến Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tuyến
tỉnh và huyện thỏa mãn các tiêu chí đầu tư) và Bộ Y tế.
1.2.5. Thời gian thực hiện
Sáu (6) năm, kể từ ngày Dự án có hiệu lực (1/9/2011) đến 31/8/2017.
1.2.6. Mục tiêu của Dự án
a) Mục tiêu chung


Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường
do chất thải y tế phát sinh từ các bệnh viện tại Việt Nam, góp phần nâng cao sức khoẻ
của nhân dân.
b) Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu chung nêu trên, Dự án sẽ đầu tư, hỗ trợ cho hệ thống xử lý chất thải
của các bệnh viện được hưởng lợi, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực và kinh phí vận
hành, lập chính sách với 3 mục tiêu trước mắt như sau:

+ Cải thiện hệ thống chính sách liên quan đến quản lý chất thải y tế ở Việt Nam;
+ Hỗ trợ đầu tư xây lắp, trang bị hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng
cho khoảng 200 – 250 các bệnh viện tại Việt Nam (ít nhất 150 bệnh viện), ưu tiên cho
các bệnh viện công có nhu cầu cấp thiết về xử lý chất thải thuộc tuyến trung ương,
tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, một số bệnh viện huyện quy mô lớn
thuộc các tỉnh khó khăn thuộc miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long,
Tây Nguyên và một số địa phương khác;
+ Nâng cao năng lực quản lý, vận hành, quan trắc, kiểm định hệ thống xử lý chất
thải rắn và nước thải y tế.
1.2.7. Nội dung đầu tư của Dự án
Nội dung đầu tư của Dự án bao gồm 3 Hợp phần:
Hợp phần 1: Tăng cường cơ sở chính sách và năng lực thể chế cho quản lý
chất thải y tế (9 triệu USD)
Tăng cường môi trường chính sách để quản lý hiệu quả chất thải y tế, và năng lực
thể chế của các Bộ và cơ quan liên quan để thực hiện, giám sát và thực thi các tiêu
chuẩn về ô nhiễm chất thải y tế và các biện pháp quản lý liên quan, cụ thể:
(a) Tăng cường chính sách và khung pháp lý về quản lý chất thải y tế, bao gồm:
(i) Xây dựng và tăng cường các chính sách, tiêu chuẩn môi trường, và các công cụ
pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế; (ii) Xây dựng và phổ biến thông tin,
hướng dẫn và các tài liệu tham khảo về quản lý chất thải y tế; (iii) Kiện toàn Ban Chỉ
đạo liên ngành về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế;
(b) Nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý chất thải y tế, bao gồm: (i) Xây
dựng chương trình và tài liệu đào tạo; (ii) Đào tạo giảng viên về quản lý chất thải y tế;
(iii) Đào tạo quản lý chất thải y tế cho cán bộ quản lý; (iv) Đào tạo quản lý chất thải y
tế cho cán bộ chuyên trách quản lý chất thải y tế; (v) Đào tạo quản lý chất thải y tế cho
nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế; (vi) Đào tạo quản lý chất thải y tế
cho cán bộ quan trắc môi trường y tế;
(c) Tăng cường năng lực quan trắc môi trường y tế và giám sát công tác quản lý
chất thải y tế, bao gồm: (i) Cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và phương tiện; (ii)
Phát triển ứng dụng cơ sở dữ liệu trực tuyến để cung cấp thông tin về thực tiễn quản lý

chất thải y tế.
Hợp phần 2: Nâng cao năng lực quản lý chất thải bệnh viện (134 triệu USD)
Mục tiêu của hợp phần này là nâng cao năng lực của các cơ sở y tế trong hoạt
động quản lý chất thải y tế và các thực hành an toàn nghề nghiệp. Hợp phần sẽ cung


cấp vốn tài trợ cho các tiểu dự án tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh đạt
tiêu chí của Dự án, ưu tiên cho các bệnh viện có quy mô lớn hơn (những bệnh viện này
sẽ phát sinh nhiều chất thải hơn) tại các khu vực đông dân cư. Cơ sở để xác định các
bệnh viện đạt tiêu chí tiếp nhận vốn tài trợ là Kế hoạch Quản lý chất thải y tế tỉnh, Kế
hoạch Quản lý chất thải y tế tỉnh là kế hoạch chiến lược cho toàn tỉnh (bao gồm danh
sách các cơ sở y tế, loại, số lượng và tình trạng phát sinh rác thải và tổ chức hoạt động
quản lý chất thải theo hình thức xử lý tập trung, theo cụm hoặc tại chỗ). Hợp phần này
bao gồm hai tiểu hợp phần: Tiểu hợp phần 2.A. Các bệnh viện Trung ương; và tiểu
hợp phần 2.B. Các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện.
Khoản tài trợ từ Dự án cho các bệnh viện sử dụng để:
(i) Nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho quản lý, xử lý chất thải rắn và lỏng;
(ii) Nâng cao năng lực nội bộ đối với quản lý chất thải trong bệnh viện (bao gồm
cả Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và các nhân viên khoa phòng có liên quan, cải
thiện các quy chế/hướng dẫn của bệnh viện đối với việc giảm phát thải, phân loại, thu
gom và lưu giữ chất thải nguy hại;
(iii) Xây dựng năng lực và đào tạo nhân viên về thực hành an toàn nghề nghiệp;
(iv) Cung cấp các vật tư, vật liệu tiêu hao phục vụ hệ thống hậu cần nội bộ.
Dự án xây dựng một hướng dẫn lựa chọn công nghệ và ước tính chi phí tài trợ
gọi tắt là “Giải pháp công nghệ” để tính toán các khoản tài trợ dựa trên kết quả cho
từng loại hình, quy mô bệnh viện, phân loại bệnh viện theo nguy cơ (mức độ ảnh
hưởng tới sức khoẻ, môi trường của chất thải mà cơ sở đó thải ra môi trường) cũng
như cho các công nghệ hiện có. Thực đơn này sẽ bao gồm các lựa chọn cho nâng cấp
hệ thống xử lý chất thải rắn, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải lỏng, hỗ trợ quản lý ở
cấp độ cơ sở y tế và hỗ trợ kinh phí vận hành trong một khoảng thời gian nhất định sau

khi việc nâng cấp hoàn tất. Dự án sẽ tổ chức nghiên cứu, xem xét và áp dụng các giải
pháp xây dựng và công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phù hợp với thực tế của Việt
Nam và có chi phí phù hợp. Các hướng dẫn lựa chọn công nghệ và và ước tính chi phí
tài trợ được trình bày trong Phụ lục I.
Các khoản tài trợ cũng có thể được cấp để trả cho toàn bộ hoặc một phần chi phí
vận hành sau khi hệ thống xử lý được nâng cấp và đầu tư. Đầu ra/kết quả mong đợi
của những khoản tài trợ là bệnh viện thụ hưởng đáp ứng được các tiêu chuẩn về quản
lý chất thải y tế.
Dự án sẽ hỗ trợ đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải của các bệnh viện
phù hợp với công suất xả thải và đạt tiêu chuẩn xả thải cũng như các tiêu chuẩn môi
trường hiện hành với mức hỗ trợ được NHTG và Bộ Y tế phê duyệt cho vòng cấp vốn
ban đầu (trung bình 1.200 USD (tương đương) trên 1 m 3 cho hệ thống xử lý nước
thải).
Về cơ chế quản lý, sẽ áp dụng hệ thống quản lý hiện hành của Chính phủ Việt
Nam về quản lý đầu tư xây dựng.
Hợp phần 3: Điều phối và hỗ trợ triển khai dự án (7 triệu USD)
Hợp phần 3 được xây dựng để hỗ trợ công tác điều phối, quản lý, triển khai thực
hiện hoạt động của các hợp phần 1, 2, nhằm đạt được các mục tiêu của Dự án, thông


qua tổ chức hoạt động của các cơ cấu Quản lý dự án trung ương và địa phương. Chi
tiết về tổ chức và các hoạt động của Hợp phần 3 được nêu cụ thể trong chương II Tổ
chức thực hiện Dự án.
Tại tuyến Trung ương, Ban quản lý dự án Trung ương (CPMU) được Bộ trưởng
Bộ Y tế thành lập có nhiệm vụ điều phối toàn bộ hoạt động của Dự án từ lập kế hoạch,
triển khai các hoạt động, giám sát, đánh giá và các hoạt động của Dự án và phối hợp
giữa Bộ Y tế và các Bộ liên quan trong quá trình thực hiện Dự án.
CPMU hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo do Bộ trưởng Y tế thành lập
bao gồm Bộ trưởng, một thứ trưởng và đại diện lãnh đạo, chuyên gia các cơ quan liên
quan. Bên cạnh đó, một Nhóm tư vấn kỹ thuật bao gồm các chuyên gia được đề cử và

Bộ Y tế phê chuẩn sẽ tham gia đánh giá trong các vòng xét danh mục và mức cấp vốn.
Chi phí chuyên gia sẽ tính trên số ngày thực tế được huy động.
1.2.8. Vốn đầu tư và cơ cấu sử dụng vốn
a) Tổng vốn đầu tư: 155 triệu đô la Mỹ, tương đương3.022,5tỷ VNĐ1, từ các
nguồn vốn sau:
Vốn ODA: 150 triệu đô la Mỹ, tương đương 2.925 tỷ đồng; trong đó:
Ngân sách cấp phát: 100 % tổng vốn ODA. Trong đó:
+ Cơ chế cấp phát trực tiếp cho các Bộ, cơ quan Trung ương: Áp dụng đối với
các bệnh viện do trung ương quản lý.
+ Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương: Áp dụng đối với
các bệnh viện do địa phương quản lý.
Cho vay lại: 0% tổng vốn ODA
Vốn đối ứng: 5 triệu đô la Mỹ, tương đương 97,5 tỷ đồng Việt Nam1
b) Vốn đầu tư phân theo các năm và nguồn vốn
Bảng 1. Cơ cấu tài chính của Dự án từ IDA (triệu USD)
Kinh phí

IDA Tài
chính

1. Cải thiện môi trường chính sách và thể chế đối với
quản lý chất thải y tế

9.0

9.0

1.A Cải thiện chính sách và khung pháp lý liên quan
đến quản lý chất thải y tế
1.B Tăng cường năng lực triển khai công tác quản lý

chất thải y tế
1.C Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát quản lý chất
thải y tế
2. Hỗ trợ cải thiện xử lý chất thải bệnh viện

2.0

2.0

1.7

1.7

5.3

5.3

134.0

134.0

2.A Bệnh viện Trung ương

40.0

40.0

2.B Bệnh viện thuộc tỉnh

94.0


94.0

Hợp phần

Tỷ giá quy đổi tạm tính: 1 USD = 19.500 VND

1

% Tài
chính
100

100


3. Quản lý, điều phối dự án

7.0

7.0

100

150.0

150.0

150.0


Tổng số chi phí ban đầu
Dự phòng vật chất
Dự phòng trượt giá
Tổng kinh phí dự án
Lãi suất trong quá trình thực hiện
Tổng các loại phí
Tổng số kinh phí yêu cầu tài chính

c) Cơ cấu phân bổ vốn đối ứng
Theo Quyết định số 2297/QĐ-BYT ngày 01/07/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc điều chỉnh nguồn vốn đối ứng Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện, sử dụng
vốn vay NHTG nguồn vốn đối ứng của Dự án như sau:
Vốn đối ứng: 95,5 tỷ đồng Việt Nam bao gồm:
-Vốn ngân sách trung ương cấp phát 38,2 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 2 triệu
USD), trong đó:
+ Vốn chi HCSN cấp phát cho CPMU là 19,1 tỷ đồng (tương đương 1 triệu
USD) do Bộ Y tế cấp phát từ ngân sách chi HCSN.
+ Vốn chi đầu tư cấp phát cho các bệnh viện TW được thụ hưởng Dự án là
19,1 tỷ đồng (tương đương 1 triệu USD) do Bộ Y tế cấp phát từ ngân sách chi đầu tư.
- Vốn địa phương: 57,3 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 3 triệu USD).
Chi đầu tư cấp phát cho các bệnh viện thụ hưởng Dự án thuộc các tỉnh/thành phố
do các địa phương tự bố trí; trừ các địa phương ngân sách khó khăn được Ngân sách
Trung ương hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006
của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương có trách nhiệm bố trí vốn bổ sung trong
trường hợp tổng mức đầu tư của từng dự án cao hơn mức hỗ trợ của Dự án đã được Bộ
Y tế và Ngân hàng thế giới phê duyệt.
1.2.9. Cơ chế quản lý nguồn vốn
a) Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện được quản lý và thực hiện theo các quy
định hiện hành của Chính phủ về quản lý dự án ODA, đồng thời phù hợp với các điều
khoản trong Hiệp định vay vốn ký với NHTG.

b) Vốn vay của NHTG được quản lý qua một tài khoản đặc biệt do CPMU chịu
trách nhiệm. Các khoản tài trợ được cấp phát cho CMPU (đối với các hoạt động do
CPMU thực hiện) và cấp phát các Chủ đầu tư thực hiện Dự án (theo mô tả cụ thể tại
Phần II. Hướng dẫn công tác Tài chính-kế toán). Về quản lý nguồn vốn tài trợ tại địa
phương, Dự án sẽ ưu tiên lựa chọn Sở Y tế là các Chủ đầu tư tại tuyến tỉnh và các bệnh
viện Trung ương là chủ đầu tư tại tuyến trung ương (theo quy định cụ thể tại Thỏa
thuận tài trợ ký giữa Bộ Y tế và địa phương/bệnh viện Trung ương-Xem phụ lục VI).
c) Vốn đối ứng do ngân sách trung ương và ngân sách địa phương bố trí trong kế
hoạch ngân sách hàng năm đảm bảo phù hợp với tiến độ của Dự án.
d) Vốn của Dự án để thực hiện các hoạt động thuộc Hợp phần 2 được quản lý, sử
dụng theo quy định đối với nguồn vốn đầu XDCB.


e) Vốn của Dự án để thực hiện các hoạt động thuộc Hợp phần 1 và Hợp phần 3
được quản lý, sử dụng theo quy định đối với nguồn vốn HCSN.
1.2.10. Kế hoạch thực hiện và quy trình cơ bản lựa chọn địa bàn, địa chỉ đầu tư
Dự án sẽ được thực hiện trong vòng 06 năm kể từ ngày Dự án có hiệu lực và kết
thúc vào ngày 31/8/2017. Việc lựa chọn địa bàn cho các vòng cấp vốn sẽ do CPMU đề
xuất với NHTG và Bộ Y tế xem xét quyết định.


Bảng 2: Danh mục đầu tư các bệnh viện trung ương và dự kiến mức cấp vốn vòng 1 (USD)

1

Hà Nội

Bệnh viện Tai Mũi
Họng TW


300

6,900

0

0

300,000

6,600

2,100

33,600

349,200

2

Hà Nội

Bệnh viện Mắt Trung
ương

400

7,700

0


0

400,000

7,600

26,800

44,500

486,600

3

Hà Nội

Bệnh viện Phổi TW

500

8,600

0

0

500,000

8,300


32,800

55,400

605,100

4

Hà Nội

Bệnh viện Y học cổ
truyền TW

500

8,600

0

0

500,000

8,000

32,800

55,400


604,800

5

Đồng
Nai

Bệnh viện Tâm thần
TƯ 2

1,300

14,900

0

0 1,053,000

11,400

38,600

116,400

1,234,300

Tổng số cho bệnh
viện Trung ương

3,000


46,700

0

0 2,753,000

41,900 133,100

305,300

3,280,000

* Hậu cần nội bộ gồm các dụng cụ lưu giữ, vận chuyển rác thải bệnh viện (như túi nilon, thùng đựng vật sắc nhọn, thùng rác, xe
vận chuyên chở nội bộ, khu lưu giữ rác thải…)

Bảng 3: Danh mục bệnh viện tuyến tỉnh và dự kiến mức hỗ trợ cho cấp vốn 1 (USD)


1

Long An

BVĐK tỉnh Long An

800

21,180

0


371,400

424,630

11,500

45,880

88,307

962,897

2

Tiền Giang

Bệnh viện đa khoa tỉnh TG

1,000

24,430

24,000

0

530,980

11,400


45,530

63,270

699,610

3

Tiền Giang

BVĐK khu vực Cai Lậy

500

9,140

24,000

199,900

265,090

9,500

35,390

54,430

597,450


4

Tiền Giang

BV khu vực Gò Công, TG

400

12,680

24,000

199,900

212,310

8,800

31,810

49,060

538,560

5

Tiền Giang

BV huyện Cái Bè, TG


200

7,430

0

0

107,390

6,600

10,130

12,970

144,520

6

Đồng Tháp

BV khu vực Sa Đéc, ĐT

500

14,390

24,000


199,900

265,090

9,500

35,870

54,970

603,720

7

Đồng Tháp

BV khu vực Hồng Ngự, ĐT

250

8,390

0

199,700

0

7,500


14,320

23,080

252,990

8

Đồng Tháp

BV khu vực Tháp Mười

250

8,390

0

199,700

0

7,500

14,320

23,080

252,990


9

Đồng Tháp

BVĐK tỉnh Đồng Tháp

900

22,890

24,000

371,400

476,770

12,200

46,920

96,520

1,050,700

10

Đồng Tháp

BV YHCT Đồng Tháp


400

6,220

0

0

107,390

6,000

9,990

12,790

142,390

11

Bến Tre

BVĐK tỉnh Bến Tre

900

22,890

24,000


371,400

476,770

12,200

46,920

96,520

1,050,700

12

Bến Tre

BV khu vực Cù Lao Minh

400

12,680

24,000

199,900

212,310

8,200


31,800

49,000

537,890

13

Bến Tre

Bệnh viện huyện Ba Tri

250

8,400

24,000

199,700

134,240

7,500

25,630

40,080

439,550


14

Bến Tre

Bệnh viện YHCT Bến Tre

500

8,550

0

0

265,090

8,900

22,860

30,280

335,680

15

Kiên Giang

BVĐK Kiên Giang


1,300

33,570

0

370,800

668,620

14,900

51,660

115,420

1,254,970

16

Kiên Giang

BV YHCT Kiên Giang

400

7,710

0


0

212,310

7,600

18,820

24,370

270,810

8,950

228,940

192,000

2,883,700

4,358,990

149,800

487,850

834,147

9,135,427


Tồng số cho các bệnh viện
tỉnh


Chương II
TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1.TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.1.1. Các vấn đề chung
Tổ chức quản lý Dự án được mô tả theo sơ đồ sau :
Các cơ quan
quản lý ODA

Ngân hàng thế
giới

Bộ Y tế

Ban chỉ đạo

Ban QLDA TW
CQ kiểm định
độc lập

Ban QLDA tỉnh

Sở Y tế
Sở Y tế

BV TW


Ban QLDA
BVTW

()

a) Ban chỉ đạo Dự án
Sở được
Y tế Bộ Y tế thành lập do Bộ trưởng làm Trưởng Ban và
01 Lãnh đạo Bộ phụ trách hệ Bệnh viện làm Phó trưởng Ban. Ban chỉ đạo có trách
nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động của Dự án về vấn đề chính sách, phối kết
hợp với các cơ quan, Bộ, ngành khác như Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
nguyên và Môi trường cũng như điều hòa sự phối hợp các Vụ, Cục liên quan của Bộ Y
tế.
b) Ban Quản lý Dự án Trung ương (viết tắt là CPMU) do Bộ Y tế thành lập
chịu trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý, điều hành các hoạt động của Dự án. CPMU
chịu sự hướng dẫn và giám sát về quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các Bộ, ngành
chức năng liên quan và là đầu mối làm việc với NHTG.
c) Nhóm tư vấn kỹ thuật (Technical Advisory Group-TAG) do Bộ Y tế thành lập
bao gồm các chuyên gia về xử lý chất thải rắn và lỏng. Các chuyên gia này được các
Trường đại học, các bệnh viện, các Viện chuyên ngành đề cử. Vụ KH-TC sẽ phối hợp
với Cục QLMT y tế, Vụ TTB-CTYT, Cục QLKCB thống nhất trình Bộ trưởng phê
duyệt. Mỗi đợt xét chọn các bệnh viện, 3-4 chuyên gia thích hợp sẽ được Giám đốc dự
án mời tham dự thẩm định cùng với các thành viên đại diện các tổ thuộc CPMU. Tổ
XDCB và công nghệ sẽ làm đầu mối để triển khai việc thẩm định.
d) Đối với các đơn vị thụ hưởng (các tỉnh và bệnh viện trung ương) : Bộ Y tế sẽ
ký Thỏa thuận tài trợ với UBND các tỉnh và ủy quyền cho Giám đốc Dự án ký với các
bệnh viện trung ương được lựa chọn (Phụ lục VI).

18



Tại các tỉnh tham gia Dự án, việc lựa chọn Chủ đầu tư do UBND tỉnh quyết định
(ưu tiên giao cho Sở Y tế là Chủ đầu tư). Tại các bệnh viện trung ương, các bệnh viện
là Chủ đầu tư.
Các UBND tỉnh, bệnh viện trung ương, chủ đầu tư có thể thành lập Ban QLDA
để thực hiện các nội dung đầu tư theo Thỏa thuận tài trợ đã ký.
Các Chủ đầu tư/Ban QLDA chịu sự hướng dẫn, giám sát của CPMU về quản lý
thực hiện Dự án và của các cơ quan chức năng tại địa phương về quản lý nhà nước
trong triển khai thực hiện Dự án.
e) Cơ quan kiểm định độc lập bao gồm 4 Viện (Viện Sức khỏe nghề nghiệp và
môi trường, Viện Y tế công cộng TP HCM, Viện Pasteur Nha Trang và Viện VSDT
Tây Nguyên) sẽ kiểm định kết quả theo Biên bản ghi nhớ được ký giữa CPMU và các
Viện. Kết quả kiểm định sẽ được sử dụng làm căn cứ để xác định sự tuân thủ các tiêu
chuẩn môi trường và/hoặc hoàn trả vốn.
2.1.2. Ban Quản lý dự án Trung ương (CPMU)
CPMU được thành lập theo Quyết định số 4708/QĐ-BYT ngày 6/12/2010 của
Bộ trưởng Bộ Y tế. Có 5 vị trí chủ chốt: Giám đốc, 2 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng,
Cán bộ phụ trách đấu thầu mua sắm. Các chức danh Điều phối viên dự án và các cán
bộ khác được Bộ Y tế giao cho Giám đốc CPMU đề xuất tuyển chọn.
Căn cứ Quyết định số 848/QĐ-BYT ngày 19/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của CPMU có 6 Tổ nghiệp vụ (chi tiết về
chức năng nhiệm vụ nêu tại phần 2.3) gồm:
- Tổ Chính sách;
- Tổ Kế hoạch, giám sát, Đào tạo, Điều phối
- Tổ Hành chính;
- Tổ Mua sắm, đấu thầu;
- Tổ Xây dựng cơ bản và công nghệ;
- Tổ Tài chính kế toán và Giải ngân;
Các chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài, sẽ tuyển chọn tuỳ theo từng

thời điểm, theo yêu cầu và nhu cầu của dự án.
Số lượng cán bộ, tư vấn của các Tổ nghiệp vụ sẽ do Giám đốc dự án tuyển chọn
theo quy định chung và ký hợp đồng làm việc cho Dự án. Căn cứ điều kiện thực tế
Giám đốc có thể điều chỉnh cơ cấu, tổ chức của CPMU.
CPMU có tư cách pháp nhân, được đăng ký sử dụng con dấu riêng theo quy định
của pháp luật để phục vụ cho việc thực hiện dự án. CPMU được mở tài khoản tại Kho
bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại phù hợp với các quy định của pháp luật và
điều ước quốc tế về ODA ký kết với nhà tài trợ.
2.1.3. Ban QLDA tỉnh, ban QLDA bệnh viện TW (PMU)
PMU đại diện cho cơ quan quản lý thực hiện kế hoạch hoạt động của Dự án tại
tỉnh, bệnh viện Trung ương đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và làm đầu mối
các việc liên quan tới Dự án, chịu trách nhiệm việc thực hiện các công việc được giao.
Kinh phí hoạt động của PMU nằm trong kinh phí quản lý của từng dự án XLCT
được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.
Để hỗ trợ triển khai các hoạt động, PMU sẽ được thuê cán bộ hợp đồng và tuyển
chọn tư vấn chuyên trách cho các thành phần. Thời gian và số lượng tư vấn sẽ do PMU

19


tuyển chọn và ký hợp đồng đảm bảo đúng quy định tuyển chọn tư vấn của NHTG (nếu
sử dụng nguồn vốn tài trợ của NHTG) và Việt Nam (đối với nguồn vốn đối ứng).
Về mô hình quản lý tiểu dự của Chủ đầu tư: Tuỳ theo đặc thù riêng của từng địa
phương và các bệnh viện tuyến Trung ương mà Chủ đầu tư có thể thành lập Ban quản
lý dự án (gồm các tổ nghiệp vụ phù hợp) hoặc Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên
môn của mình đề quản lý thực hiện dự án. Các PMU hoạt động tuân thủ Nghị định số
38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và T hông tư
số 01/2014/TT-BKHĐTngày 09 tháng 01 năm 2014 của Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm

2013 của Chính phủ.
Cơ cấu quản lý dự án hoặc của Ban quản lý dự án của chủ đầu tư áp dụng theo
điều 11-Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi
tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và thông tư số 03/2007/TT-BKH
ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu
tổ chức của Ban quản lý chương trình dự án ODA. Các bộ phận của Ban quản lý dự án
của Chủ đầu tư có thể gồm: 1 Giám đốc PMU (sẽ là 01 lãnh đạo Sở Y tế hoặc là 1 lãnh
đạo bệnh viện đối với bệnh viện Trung ương), 1 Phó Giám đốc PMU, 1 Kế toán
trưởng và một số cán bộ chuyên môn chia thành các bộ phận: Kế hoạch; XDCB, Mua
sắm - đấu thầu; Tài chính giải ngân, Hành chính. Ngoài ra cần có sự tham gia của lãnh
đạo và các viên chức phụ trách công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý chất thải của
các bệnh viện được đầu tư. Các thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc
kiêm nhiệm và được hưởng lương, phụ cấp theo các quy định hiện hành của Chính
phủ.
2.2. PHÂN CẤP CỤ THỂ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.2.1. Bộ Y tế
Bộ Y tế là cơ quan Chủ quản dự án, chịu trách nhiệm điều phối chung và phối
hợp với UBND các tỉnh, thành phố thụ hưởng Dự án, các Bộ, Ngành liên quan để tổ
chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Dự án theo quy định. Bộ trưởng Bộ
Y tế chịu trách nhiệm phê duyệt Văn kiện Dự án, kế hoạch hoạt động,kế hoạch vốn
năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Dự án và chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện về
quản lý thực hiện Dự án, đảm bảo đạt mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
Bộ Y tế sẽ ký với UBND các tỉnh và ủy quyền cho Giám đốc Dự án ký với lãnh
đạo các bệnh viện Trung ương bản “Thỏa thuận tài trợ”, trong đó nêu rõ trách nhiệm
và quyền hạn của mỗi bên (Bộ Y tế, UBND các tỉnh, các bệnh viện Trung ương). Các
nội dung cơ bản của Thỏa thuận được nêu trong Phụ lục VI.
2.2.2. Ban Quản lý Dự án trung ương (CPMU)
- Là đại diện cho Chủ quản đầu tư tham gia các quan hệ pháp luật và trong
quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân trong và

ngoài nước về các công việc liên quan tới Dự án theo uỷ quyền của Chủ quản dự án;
chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế về các công việc được giao;
- Làm nhiệm vụ của Chủ đầu tư cho các công việc, hạng mục thuộc hợp phần 1
và hợp phần 3 của Dự án.

20


- Chịu trách nhiệm phối hợp với các Sở Y tế, bệnh viện Trung ương xây dựng kế
hoạch tổng thể hàng năm của Dự án, gồm kế hoạch hoạt động, kế hoạch lựa chọn nhà
thầu, kế hoạch vốn để trình cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát các PMU xây dựng và triển khai chương trình hoạt
động của Dự án tại địa phương, đơn vị, theo hướng tăng cường phân cấp trách nhiệm
quản lý thực hiện cho các PMU;
- Quản lý tài khoản đặc biệt của Dự án và thực hiện việc rút vốn ODA trên cơ
sở thẩm định và tổng hợp báo cáo thanh, quyết toán của các PMU theo quy định;
- Thực hiện đấu thầu các gói thầu thuộc hợp phần 1 và hợp phần 3 của Dự án
và các gói thầu khác do NHTG và Bộ Y tế thỏa thuận thực hiện;
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng để tổ chức thực hiện kế hoạch đào
tạo, các nghiên cứu hỗ trợ triển khai xây dựng khung chính sách liên quan tới lĩnh vực
xử lý chất thải y tế; Chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng để tổ chức thực hiện kế
hoạch đào tạo dài hạn có bằng cấp, các nghiên cứu hỗ trợ triển khai xây dựng khung
chính sách liên quan tới lĩnh vực xử lý chất thải y tế;
- Chủ trì tổ chức các cuộc đánh giá khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án, đánh
giá giữa kỳ, cuối kỳ, các cuộc họp sơ kết, tổng kết; chuẩn bị các báo cáo tổng hợp về
Dự án và đề xuất điều chỉnh cần thiết trong quá trình thực hiện để đảm bảo mục tiêu và
hiệu quả đầu ra của Dự án;
- Thực hiện bàn giao kết quả của Dự án và kết toán trị giá vốn đầu tư cho các
đơn vị thụ hưởng để làm cơ sở quyết toán khi kết thúc Dự án với Bộ Tài chính.
Cơ cấu cơ bản của BQLDATW như sau:


2.3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ NGHIỆP VỤ TRONG
CPMU
2.3.1. Điều phối viên Dự án

21


Điều phối viên dự án giúp Giám đốc, Phó giám đốc dự án điều hành dự án.
Điều phối viên được tuyển chọn dưới hình thức tư vấn quản lý dự án có năng lực và
kinh nghiệm theo Điều khoản tham chiếu được duyệt, với các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Hỗ trợ quản lý và điều phối hoạt động của dự án
a) Đảm bảo kế hoạch hoạt động hàng năm của dự án được xây dựng và phê duyệt
đúng thời gian.
b) Đảm bảo các hoạt động của Ban QLDA trung ương được thực hiện theo kế
hoạch đã phê duyệt.
c) Phối hợp với các nhà tài trợ và các cơ quan hữu quan trong việc chỉ đạo, quản
lý, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá dự án.
d) Đảm bảo các báo cáo của dự án được hoàn thành, phê duyệt và nộp nhà tài trợ
theo quy định.
e) Điều phối các công việc hành chính hỗ trợ quản lý dự án, bao gồm lưu trữ các
tài liệu liên quan đến dự án, cung cấp chức năng thư ký và phiên dịch khi cần thiết.
Nhiệm vụ 2: Hỗ trợ giám sát đánh giá dự án
a) Đảm bảo các hoạt động của dự án được theo dõi, giám sát thường xuyên. Báo
cáo kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để xin ý kiến chỉ đạo
giải quyết của Ban Giám đốc.
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan, đảm bảo đánh giá dự án được thực hiện
theo các bước yêu cầu trong Văn kiện Dự án.
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan, đảm bảo các chuyến giám sát của NHTG
và các cơ quan Chính phủ (Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Y tế...) được thực hiện theo

kế hoạch.
Nhiệm vụ 3: Hỗ trợ quản lý Văn phòng Ban QLDA trung ương
a) Hỗ trợ Giám đốc và Phó Giám đốc dự án thành lập và đưa vào hoạt động Văn
phòng Ban QLDA trung ương, đặc biệt là tuyển nhân sự (chuẩn bị điều khoản tham
chiếu công việc; tiến hành tuyển dụng; thương thảo hợp đồng...).
b) Quản lý, điều hành Tổ Kế hoạch, Theo dõi, giám sát, Hành chính, Điều phối
thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao theo Văn kiện Dự án.
2.3.2. Tổ chính sách
a) Xây dựng kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của Hợp phần 1 để hỗ trợ công tác quản lý nhà
nước của Cục Quản lý môi trường y tế.
b) Tổ chức thực hiện
- Tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc Hợp phần 1 gồm: (i) Khảo sát xác định
nhu cầu xây dựng văn bản chính sách, tài liệu về quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi
trường y tế; (ii) Xây dựng các dự thảo văn bản chính sách, tài liệu; (iii) Tổ chức hội
thảo xin ý kiến vào dự thảo văn bản chính sách, tài liệu; (iv) Tổ chức các hoạt động
nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường y tế (hoạt
động đào tạo, truyền thông); và (v) Thực hiện các hoạt động khác thuộc HP1.
- Hướng dẫn, theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động của Hợp phần 1;
c) Phối hợp và hỗ trợ
- Phối hợp với Tổ Mua sắm, đấu thầu xây dựng và triển khai thực hiện Kế
hoạch lựa chọn nhà thầu của Hợp phần 1

22


- Phối hợp với Tổ Tài chính kế toán - Giải ngân xây dựng Kế hoạch vốn hàng
năm và thanh quyết toán các hoạt động của Hợp phần 1 theo Kế hoạch đã phê duyệt;
- Phối hợp với các tổ khác trong việc tổ chức thực hiện những hoạt động của
Hợp phần 1;

- Hỗ trợ hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng những nội dung liên quan do Hợp
phần 1 thực hiện;
d) Báo cáo, thông tin
- Chuẩn bị các báo cáo về tiến độ thực hiện Hợp phần 1 theo yêu cầu.
2.3.3. Tổ Kế hoạch, giám sát
a) Xây dựng kế hoạch
Hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị tham gia dự án xây dựng kế hoạch hoạt động
ngắn hạn và dài hạn.
Xây dựng và tổng hợp kế hoạch chung của toàn dự án, các phương án điều
chỉnh kế hoạch và điều chỉnh các nguồn lực của dự án.
Chuẩn bị các báo cáo bảo vệ kế hoạch.
b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát việc thực hiện dự án.
Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, giám sát các đơn vị tham gia dự án thực hiện
các hoạt động theo kế hoạch.
Tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án ở tuyến trung ương và các hoạt
động liên tỉnh.
c) Phối hợp và hỗ trợ
Phối hợp với các tổ khác trong việc tổ chức thực hiện những hoạt động có
tính chất chuyên môn của Dự án.
Hỗ trợ các đơn vị tham gia thực hiện dự án giải quyết, tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án trên cơ sở các điều khoản của Hiệp
định vay và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Phối hợp với các nhà tài trợ và các cơ quan hữu quan trong việc chỉ đạo,
quản lý, tổ chức và thực hiện Dự án.
d) Thông tin, báo cáo
Thiết lập hệ thống thông tin quản lý của Dự án và tổ chức, hướng dẫn, theo
dõi, giám sát việc thực hiện của các đơn vị tham gia Dự án.
Cung cấp những thông tin cần thiết cho các đơn vị tham gia Dự án, các nhà
tài trợ và các cơ quan cấp trên, theo quy định.
2.3.4. Tổ Hành chính, tổ chức

Tổ chức chuyển giao chính xác, kịp thời các loại công văn, giấy tờ liên quan
đến dự án.
Thực hiện chức năng thư ký cho các cuộc họp của CPMU.
Cung cấp và thực hiện chức năng phiên dịch cho CPMU.
Theo dõi và đảm bảo lưu trữ công văn, giấy tờ liên quan của Dự án.
Đảm bảo nhiệm vụ có tính chất lễ tân của Dự án, cung cấp các phương tiện
làm việc, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện đi lại cho cán bộ của CPMU và
các chuyên gia (trong trường hợp đi công tác).

23


Đảm bảo bí mật của Dự án và bí mật quốc gia.
2.3.5. Tổ tài chính kế toán, giải ngân
Tổ Tài chính kế toán, giải ngân do Kế toán trưởng Dự án làm tổ trưởng
a)
Chịu trách nhiệm quản lý tài chính Dự án bao gồm các nguồn vốn vay,
vốn đối ứng, trên cơ sở các kế hoạch đã được phê duyệt hàng năm theo các quy định
của Luật Ngân sách và phù hợp với các điều khoản của Hiệp định tín dụng.
b)

Thực hiện nhiệm vụ kế toán tài chính của Dự án bao gồm các công việc:

Lập dự toán kinh phí hàng năm (Kế hoạch vốn) trên cơ sở kế hoạch thực
hiện và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Thiết lập và duy trì hệ thống kế toán bao gồm hệ thống sổ sách, chứng từ kế
toán, hệ thống tài khoản kế toán, phần mềm kế toán để kịp thời ghi nhận và quản lý
các nghiệp vụ tài chính, kế toán phát sinh.
Tổng hợp các báo cáo tài chính từ các Chủ đầu tư để lập báo cáo hợp nhất

cho toàn Dự án theo yêu cầu của Chính phủ và nhà tài trợ.
Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ cho Dự án bao gồm cả chức
năng kiểm soát nội bộ tại CPMU và các chủ đầu tư.
c)
Tập hợp chứng từ của các chủ đầu từ và CPMU, thực hiện việc rút vốn,
thanh toán, quyết toán đảm bảo kinh phí hoạt động và tiến độ của Dự án.
d)
Hàng năm, tổ chức kiểm toán nội bộ bao gồm: Thông báo, hướng dẫn,
theo dõi, giám sát đơn vị thuộc quyền thực hiện công tác tài chính kế toán đối với các
nguồn vốn của Dự án, theo các điều khoản trong Hiệp định tín dụng và các quy định
hiện hành của Nhà nước.
e)
Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị thuộc quyền giải quyết và đề xuất giải quyết
đối với những khó khăn vướng mắc liên quan về công tác tài chính kế toán của dự án,
bao gồm cả công việc liên quan tới điều chỉnh dự toán, kế hoạch vốn.
f)
Là đầu mối tổ chức công tác kiểm toán độc lập cho toàn bộ Dự án bao
gồm cả việc kiểm toán độc lập tại các PMU.
g)
Là đầu mối tổng hợp và cung cấp thông tin báo cáo tài chính định kỳ,
đột xuất về tình hình rút vốn, giải ngân, thanh toán, quyết toán của Dự án theo yêu cầu
của cơ quan quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước và theo yêu cầu của nhà tài
trợ, điều khoản của Hiệp định tín dụng, quản lý phần mềm quản lý tài chính, biểu mẫu
thống kê báo cáo về tài chính kế toán của Dự án, lưu giữ các tài liệu liên quan đến
công tác tài chính kế toán của Dự án tại đơn vị.
2.3.4. Tổ Xây dựng cơ bản và công nghệ
Hướng dẫn thực hiện các hoạt động XDCB tại các tỉnh, bệnh viện tuyến TW
Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác XDCB và Công nghệ
Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị thụ hưởng về công tác XDCB và Công nghệ
Rà soát về mặt XDCB và công nghệ các đề xuất đầu tư của các đơn vị thụ hưởng.

Giám sát tiến độ thực hiện tại các đơn vị thụ hưởng, kịp thời đề xuất với Ban
Giám đốc các giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ

24


Hướng dẫn, theo dõi, giám sát các hoạt động XDCB do Chủ đầu tư thực hiện,
bao gồm giám sát chuyên môn kỹ thuật.
2.3.5. Tổ Mua sắm, đấu thầu
Tổ trưởng do Bộ Y tế chỉ định
a) Xây dựng kế hoạch
Xây dựng và trình duyệtkế hoạch lựa chọn nhà thầucủaCPMU.
Hướng dẫn, giúp đỡ các Chủ đầu tư và đơn vị tham gia dự án xây dựng kế
hoạch lựa chọn nhà thầu.
Tổng hợp kế hoạch lựa chọn nhà thầu của toàn Dự án.
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động mua sắm.
-

Tổ chức thực hiện các hoạt động mua sắm đấu thầu hợp phần 1 và 3 của Dự

án.
Hướng dẫn, theo dõi, giám sát các hoạt động mua sắm đấu thầu do các đơn
vị tham gia Dự án thực hiện.
c) Phối hợp và hỗ trợ
Phối hợp với các tổ khác trong việc tổ chức thực hiện những hoạt động có
tính chất chuyên môn, kỹ thuật của Dự án.
Hỗ trợ các đơn vị tham gia các đơn vị thực hiện Dự án giải quyết, tháo gỡ
những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án trên cơ sở các điều khoản
của Hiệp định vay và các quy định hiện hành của Nhà nước.
d) Báo cáo, thông tin

Hướng dẫn, hỗ trợ và đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án báo cáo tình hình
đấu thầu mua sắm hàng hoá.
Chuẩn bị các báo cáo về mua sắm theo chế độ quy định.
Đảm bảo bí mật của dự án và bí mật quốc gia.
2.3.6. Chuyên gia tư vấn
Căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn của từng giai đoạn thực hiện dự án, Dự án sẽ
tuyển chọn các chuyên gia tư vấn ngắn hạn và dài hạn để hỗ trợ cho Ban quản lý theo
từng lĩnh vực chuyên môn được tuyển chọn.
Số lượng và thời gian làm việc của chuyên gia sẽ thực hiện trên nhu cầu công
việc. Chức năng, nhiệm vụ của từng tư vấn được thể hiện rõ trong Điều khoản tham
chiếu (TOR) và trong hợp đồng đã được ký với CPMU.
2.4. QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
2.4.1. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh thực hiện Dự án
UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ của Chủ quản dự án đối với các tiểu dự án.
Quyền hạn và trách nhiệm của UBND tỉnh được nêu cụ thể tại Thoả thuận tài trợ ký
giữa Bộ Y tế và UBND tỉnh về việc quản lý và tổ chức thực hiện dự án (Phụ lục V).
UBND tỉnh đảm bảo vốn đối ứng, trong đó:
- Kinh phí tư vấn lập Kế hoạch quản lý chất thải của tỉnh, bệnh viện;
- Tư vấn lập báo cáo Kinh tế Kỹ thuật/ Dự án đầu tư tiểu dự án; thiết kế kỹ
thuật, thi công, lập và thẩm tra dự toán ;

25


×