Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

powerpoint Phân tích thực trạng thực hiện chính sách xuất khẩu lao động tại huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2002 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 30 trang )

Đề tài: Phân tích thực trạng thực hiện chính sách
xuất khẩu lao động tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2002-2007
Giáo viên hướng dẫn:


Thành viên nhóm
Họ và tên

Mã Sinh viên

Lớp


Cấu trúc đề tài


I. Mở đầu:
1.1 Sự cần thiết của đề tài:
1.1.1: Vấn đề chung:
Việc mở rộng thị trường XKLĐ là hướng phát triển kinh tế phù hợp với lộ trình hội nhập mở cửa, góp
phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nước. XKLĐ đã góp phần xóa đói giảm nghèo và thu
thêm ngoại tệ (xấp xỉ gần 2 tỷ USD/năm) cho gần nửa triệu lao động, bao gồm cả lao động kỹ thuật và lao
động giản đơn hiện đang ở 40 nước và vùng lãnh thổ. Trong những năm qua XKLĐ đã gia tăng mạnh và
đã góp phần tích cực vào chiến lược giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát triển đất
nước.


1.1.2: Khó khăn của vấn đề nghiên cứu ở Lập Thạch:

Đa số là nông dân:


 Tiếp thu ngoại ngữ chậm.
 Thiếu nghề nghiệp chuyên môn.
 Không có tác phong công nghiệp.
Công tác XKLĐ còn hạn chế:
 Chi phí đưa người đi lao động còn quá lớn.
 Người lao động vẫn phải bỏ vốn chi phí ban đầu cho công việc mới.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Trong giai đoạn 2004-2006 phải xuất khẩu được 6000- 8000 lao động tập trung vào lao động
ở khu vực nông thôn và những người có khó khăn về kinh tế, thiếu việc làm để góp phần giải
quyết việc làm cho lao động nước nhà.
1.2.2 Mục tiêu cụ thế:
Mục tiêu cụ thể cho năm 2004 là XKLĐ được 3000- 3500 người lao động. Các năm tiếp theo,
mỗi năm xuất khẩu 3500- 4000 người.

Về việc thành lập ban chỉ đạo ở các huyện, phấn đấu đến năm 2005 cả tỉnh sẽ có 100%
các huyện đều có ban chỉ đạo XKLĐ của riêng tỉnh mình.


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Toàn bộ người lao động của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi: Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.


II. Tổng quan nghiên cứu
2. Cơ sở lý luận của đề tài:
2.1 Một số khái niệm:


 Nguồn lao động: Là bộ phận dân cư gồm những người trong độ tuổi lao động (không kể những

nguời mất khả năng lao động) và những ngưòi ngoài tuổi lao động nhưng thực tế có tham gia lao
động.

 Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù
hợp với nhu cầu của con người.

 Hiện tại chưa có một khái niệm cụ thể, thống nhất nào về xuất khẩu lao động, tuỳ theo hướng tiếp

cận, nghiên cứu mà người ta đưa ra những khái niệm khác nhau. Theo thuật ngữ Lao động thương
binh xã hội tập I – H1999 của Bộ Lao động- TB&XH thì: “xuất khẩu lao động là việc đưa người lao
động đi làm việc thuê có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật”


2.2 Vai trò và đặc điểm:




XKLĐ làm tăng thu nhâp tăng thu nhập quốc dân.




Góp phần giải quyết việc làm cho xã hội.



Người lao động nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công

nghệ, tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến. Do đó đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH của đất
nước.

Cơ hội tốt để người lao động tích lũy vốn, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của bản thân
và gia đình họ.
Giúp Nhà nước giảm được khoản chi phí đầu tư đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho
người lao động.


2.3 Các hình thức xuất khẩu lao động:

 Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với
bên nước ngoài.

 Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước
ngoài.

 Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao
động ở nước ngoài.


2.4 Nội dung phân tích:
2.4.1 Quan điểm XKLĐ:



Quan điểm về XKLĐ cũng đã được thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định trong một hội nghị
về XKLĐ quy tụ hơn 350 đại biểu của các bộ, các ngành trên cả nước và 5 đại sứ tại các nước có
người Việt Nam ,rằng “XKLĐ là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài”.




Qua những quan điểm như trên cho thấy rằng, mặc dù đây là một hoạt động còn rất non trẻ,
nhưng trong tương lai với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng các cấp chính quyền ,hoạt
động này sẽ mang lại nhiều thành tựu to lớn, góp phần đáng kể trong công cuộc công nghiệp
hóa của đất nước.


2.4.2 Chính sách XKLĐ:


Thông qua nghị định 81/2003/NĐ-CP, Chính phủ đã có quyết định về việc thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ, theo đó
quỹ này sẽ hỗ trợ chi phí cho việc phát triển thị trường lao động mới, cho việc đào tạo người lao động , việc hỗ
trợ người lao động và doanh nghiệp giải quyết rủi ro cũng như việc thưởng cho các cơ quan, đơn vị có thành
tích trong hoạt động XKLĐ.



Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ cho vay đối với người lao động đi xuất khẩu, theo đó người lao
động đi XKLĐ không thuộc diện chính sách được vay tối đa là 20 triệu đồng mà không yêu cầu thế chấp tài sản,
điều này đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho người lao động, nhất là đối với những lao động nghèo ở nông thôn
– lực lượng chính của XKLĐ, mà trước đây không có tiền để đóng góp chi phí XKLĐ hoặc không có tài sản để
thế chấp. Đồng thời với chính sách này, hồ sơ thủ tục xin đi XKLĐ cũng đó được giảm bớt và trở nên đơn giản
thuận lợi hơn.


2.4.3 Quản lý hoạt động XKLĐ




Bộ lao động – thương binh và xã hội là cơ quan trực tiếp giúp Chính phủ quản lý hoạt động
XKLĐ. Tùy từng trường hợp mà một số cơ quan khác như Bộ tài chính, Bộ công an, Bộ kế
hoạch đầu tư, Bộ thương mại, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài cũng như các đoàn thể liên quan đều chịu trách nhiệm liên đới trong việc quản lý hoạt
động này.


2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến XKLĐ:
2.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến bên cung ứng lao động:

 Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách.
 Yếu tố thuộc về tổ chức xuất khẩu lao động.
 Yếu tố thuộc về bản thân người lao động.
+Thể lực.
+ Trí lực.
+ sự am hiểu luật pháp.


2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng của bên tiếp nhận lao động:

 Yếu tố thuộc về kinh tế, chính trị và xã hội.
 Yếu tố thuộc về địa lý.
 Yếu tố liên quan đến công việc.
 Yếu tố thuộc về người sử dụng lao động.
 Các yếu tố khác.


III. Giới thiệu chung về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc.
3.1 Đặc điểm tự nhiên:

Là một huyện miền núi, dân số đông tiềm năng đất đai và lao động rất dồi dào, tuy
nhiên do bất lợi về vị trí địa lý lại nằm giữa 2 dòng sông Lô và sông Phó đáy Lập Thạch
luôn phải chịu ảnh hưởng của thiên tai hàng năm như lũ lụt, hạn hán… gây nhiều khó
khăn cho việc giao lưu và phát triển kinh tế, đặc biệt là thông tin liên lạc và giao thông
do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của huyện.


3.2 Đặc điểm về kinh tế:
Dân số chủ yếu sống ở nông thôn chiếm trên 95%, tốc độ tăng trưởng kinh
tế hàng năm cao 13,92% nhưng giá trị mang lại không lớn, thu nhập bình quân
đầu người thấp năm 2007 mới đạt 4,71 triệu đồng, đời sống dân cư còn gặp rất
nhiều khó khăn. Lao động thiếu và không có việc làm tính bình quân mỗi năm
dư thừa 12000 lao động (chiếm tỷ lệ 9,6%) trong khi đó số lao động gia tăng
hàng năm từ 3000 – 5000 lao động chủ yếu là học sinh PTTH vì vậy giải quyết
việc làm là hết sức khó khăn hiện nay và phải đặt vào mục tiêu chiến lược lâu
dài bằng nhiều chương trình trong đó có xuất khẩu lao động.


3.3 Đặc điểm về xã hội:
Lập Thạch là địa phương có truyền thống lịch sử, văn hoá cách mạng. Nhân dân Lập Thạch
dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong chiến đấu, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động
sản xuất, hơn nữa đây là nơi sinh sống của hơn 10 dân tộc anh em chủ yếu là Kinh, Cao lan, Sán
dìu, Dao… do đó mà phong tục, tập quán và đời sống văn hoá rất đa dạng, phong phú…chính

những đặc điểm này góp phần giúp cho lao động của huyện Lập Thạch đi xuất khẩu lao
động nhanh chóng hoà nhập với môi trường làm việc, dễ thích nghi.


3.4 Hệ thống hóa chỉ tiêu nghiên cứu:


Thông qua chỉ tiêu về số người tham gia xuất khẩu lao động.
Thông qua chỉ tiêu tổng thu nhập/thu nhập theo thị trường.
Thông qua chỉ tiêu về giới tính và độ tuổi.
Thông qua chỉ tiêu về trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa.
Thông qua chỉ tiêu về số lượng người đi xuất khẩu lao động chia theo tình trạng hôn nhân qua
các năm.

Thông qua chỉ tiêu về khu vực và tình trạng kinh tế.


3.5 Quy trình tổ chức XKLĐ:
1


IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
4.1 Đánh giá thực trạng:
4.1.1 Kết quả XKLĐ:

Theo báo cáo của UBND huyện Lập Thạch tổng kết 5 năm công tác xuất khẩu lao
động giai đoạn 2002-2007 thì hiện nay công tác xuất khẩu lao động đã trở thành phong
trào ở địa phương, 100% số xã/thị trấn đã có người tham gia xuất khẩu lao động, đặc
biệt có xã số người tham gia xuất khẩu lao động lên tới vài trăm người như: xã Quang
Yên là 300 lao động, Hải Lựu trên 100 lao động,Đình Chu 130 lao động, Sơn Đông 195
lao động…


Bảng tổng số người đi xuất khẩu lao động của huyện qua các năm từ 2002-2007.
STT

NĂM


Số người đi xuất khẩu lao động

Tổng số

Trong đó % nữ

1

2002

199

48,6

2

2003

308

41,0

3

2004

386

46,6


4

2005

172

18,6

5

2006

285

39,3

6

2007

210

36,2

TỔNG

1560

( nguồn: Báo cáo của UBND huyện Lập Thạch tổng kết 5 năm công tác xklđ giai đoạn 2002-2007)





Từ năm 2002 đến năm 2007 huyện Lập Thạch đã đưa tổng số 1560 người đi xuất khẩu lao
động, hiện nay huyện đang có trên 700 lao động đang làm việc ở nước ngoài, trong đó có 38%
là lao động nữ, hàng năm gửi về huyện trên 10 tỷ đồng. Thị tường lao động chủ yếu là: Malaisia
chiếm 67,92%, Đài Loan 26,60% (đây là những thị trường có yêu cầu không cao, chi phí xuất
khẩu lao động thấp nên rất phù hợp với lao động của huyện Lập Thạch), Hàn Quốc 3,03%,
Nhật Bản 2,30% còn lại là thị trường Singapore, Trung quốc, Quatar, Arap xê út…




Trong 3 năm sau ( 2005-2007) số lượng nười đi xuất khẩu lao động giảm mạnh, đặc biệt là
năm 2005 nguyên nhân chủ yếu là do đầu năm 2005 thị trường Malaysia thông báo ngưng tiếp
nhận lao động nước ngoài trong đó có Việt Nam, thị trường Đài Loan ngưng tiếp nhận lao
động giúp việc gia đình dẫn đến lao động không đăng ký tham gia xuất khẩu lao động hoặc đã
dăng ký nhưng không thể xuất cảnh được. Ngoài ra còn có nguyên nhân nữa là một số gia đình
vay vốn đi xuất khẩu lao động không chịu trả nợ hoặc trả không đúng kỳ hạn nên ngân hàng
không muốn cho vay, vì vậy chỉ những gia đình có điều kiện kinh tế mới có thể tham gia xuất
khẩu lao động.


4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến XKLĐ ở địa phương.



Các yếu tố khách quan:
- Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại đặc thù, mới chỉ bắt đầu được 5 năm nên

huyện chưa có nhiều kinh nghiệm trong khi đó lại phải cạnh tranh với nhiều lao động trong cũng
như ngoài tỉnh vốn có nhiều kinh nghiệm hơn và đã có các thị trường tiếp nhận lao động .
- Xu hướng và chính sách tiếp nhận lao động của các nước có sự thay đổi nhanh chóng, trong khi đó
chính sách của nhà nước và hoạt động nghiệp vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như
khả năng của huyện không theo kịp, còn bị động phụ thuộc.
- Các điều kiện tự nhiên không thuận lợi, kinh tế- xã hội còn chậm phát triển.


×