Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

truyền hình thực tế Nhập môn truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.36 KB, 29 trang )

Nhập môn truyền hình

Lời mở đầu
Realityshow – truyền hình thực tế đã trở thành xu hướng mới của truyền
hình hiện đại. Ra đời khá sớm và phát triển mạnh mẽ ở các nước phương
tây, chương trình truyền hình thực tế không chỉ thu hút khán giả trong nước
mà còn hấp dẫn công chúng quốc tế. Và ngày nay, trong xu thế xã hội hóa
truyền hình thì truyền hình thực tế ở Việt Nam cũng không còn quá mới mẻ
với công chúng. Nắm bắt được nhu cầu của khán giả trẻ hiện nay ở Việt
Nam đã bội thực gameshow – những trò chơi truyền hình diễn ra trong
trường quay với những hình ảnh, gần như giống hệt nhau từ số này sang số
khác, nơi có người chơi cũng như MC buộc phải đi theo kịch bản đã có sẵn
nên dễ gây nhàm chán. Truyền hình Việt Nam đã nhanh chóng cho ra đời
các chương trình truyền hình thực tế mang tính tương tác cao.

Chương I: Sơ lược về truyền hình thực tế
1.1. Sơ lược về truyền hình thực tế:
1.1.1. Khái niêm về truyền hình thực tế:
1.1.1.1. Một số quan niệm khác nhau về truyền hình thực tế:
Hiện nay, người ta nhắc nhiều đến khái niệm Reality show và tạm dịch đó là
truyền hình thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế, Reality show chỉ là một bộ phận
của Reality televison (Reality TV), Reality TV mới là tên gọi được sử dụng
phổ biến trên thế giới để nói về lĩnh vực truyền hình thực tế. Reality TV bao
gồm đầy đủ các thể loại chương trình truyền hình thông thường như: Tài
liệu(Doccumentary stye), chương trình trò chơi (game show), chương trình
giao lưu tọa đàm (talk show)… có thể nói Reality TV, Reality show vừa là

1


Nhập môn truyền hình



một chương trình truyền hình kiểu mới, vừa là một phương pháp, một hình
thức thể hiện mới của các chương trình truyền hình.
Justin Lewis, giáo sư khoa truyền thông và văn hóa của đại học Cardiff( Anh
quốc) cho rằng:
Ý niệm ban đầu về truyền hình thực tế hay giải trí thực không cho phép việc
bác bỏ các đặc điểm cơ bản mang tính nhận thức luận. Cho dù các chương
trình mang tính chuẩn bị trước (có các nhà phục trang làm thay đổi diện mạo
phòng khách, thay đổi tính cách con người , đời sống tình cảm, biến nó
thành thế giới sống động hơn…) thì ý tưởng chúng ta đang xem những con
người thật trong tình thế không kịch bản lời thoại chính là trọng tâm cho tiền
đề ra đời truyền hình thực tế.
Có khá nhiều quan niệm khác nhau được đề cập khi bàn về Reality TV.
Chẳng hạn như quan niệm của Annette Hill là giáo sư đồng thời là giám đốc
trung tâm nghiên cứu của trường đại học Truyền thông – nghệ thuật – thiế
kế Westminster. (Anh quốc):
Truyền hình thực tế bao gồm tất cả các chương trình giải trí trên truyền hình
về người thật. Nhiều khi thể loại này còn được gọi là truyền hình dựa trên sự
thực tế (popular facual television). Truyền hình thực tế đang nằm trên ranh
giới lãnh thổ của thông tin và giải trí, tài liệu và kịch.
Một số nhà phê bình thế gới lại quan niệm “truyền hình thực tế” có phần là
dùng thuật ngữ sai. Theo họ những chương trình kiểu này chỉ thường xuyên
miêu tả một cách sinh động hiện thực được biến đổi. Trong đó, những người
tham gia được đặt trong những vị trí, hoặc những tình huống khác thường.
Đôi khi, người chơi của những chương trình này còn được hướng dẫn cách
2


Nhập môn truyền hình


diễn xuất bởi những nhà huấn luyện sau màn hình. Mỗi sự kiện trong từng
cảnh được điều khiển 1 cách khéo léo bới sự biên tập vầ các hiệu ứng kĩ xảo
chuyên ngiệp.
Một số khác thì nói rằng tên gọi “truyền hình thực tế” là một cách định danh
sai cho một số loại chương trình có tính sắp đặt. Trong đó một chương trình
như Big brother, Survior hay the Real world, nhà sản xuất thiết kế một
khuôn (format) riêng cho nó. Hàng ngày họ kiểm soát những hoạt động của
các nhân vật và bối cảnh xung quanh, tạo ra một thế giới tưởng tượng trong
đó có sự cạnh tranh sẽ diễn ra. Nhà sản xuất sẽ sắp đặt những nhân vật, bối
cảnh đó để kích thích những hành vi và mâu thuận đặc biệt, Mark Burnett,
nhà viết kịch bản cho Survior và nhiều chương trình thực tế khác cũng đồng
ý kiến với những nhận định trên. Theo Mark Burnett, những chương trình đó
không phải là những chương trình truyền hình thực tế mà nó là những vở
kịch không kịch bản.
Truyền hình thực tế do đó chỉ là sự phản ánh đa nghĩa của truyền hình: nó
là một sản phẩm vừa có tính hướng nội, vừa có tính hướng ngoại.
1.1.1.2. Khái niệm:
Mỗi quan điểm trên xuất phát từ những góc độ nhận thức khác nhau về
truyền hình thực tế. Nhưng nhìn chung, các quan điểm đều thống nhất ở khía
cạnh: tình thuống, lời thoại trong các chương trình truyền hình thực tế không
có sự sắp xếp hay đạo diễn trước. Người tham gia chương trình là những con
người bình thường, thể hiện vai trò thật của họ trong đời sống xã hội bình
thường họ đang sống.
Đây là một khái niệm khá đầy đủ về Reality TV mà chúng ta có thể tham
khảo: “Truyền hình thực tế là một thể loại chương trình truyền hình giới
3


Nhập môn truyền hình


thiệu những tình huống không có đạo diễn trước, những sự kiện hành động
nhân vật, và được thể hiện bởi những con người bình thường thay vì những
diễn viên chuyên nghiệp”.
1.1.2. Vị trí của truyền hình thực tế trong lĩnh vực truyền hình:
Mỗi phương pháp thê hiện chương trình truyền hình, mỗi thể loại chương
trình truyền hình đều có thế mạnh riêng. Và ùy từng thời điểm, từng gia
đoạn mà loại hình đó được công chúng đón nhận nhiều hay its nồng nhiệt.
Truyền hình thực tế ra đời không hỉ nhằm đáp ứng nhu cầu củ khán giả
xem truyền hình mà còn do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hang truyền
hình, các tập đoàn truyền thông trên thế giới. Điều nàu cũng cho thấy vai trò
quann trọng của thể loại chuong trình truyền hình thực mới này trong lĩnh
vực truyền hình nói riêng và trong lĩnh vực medi – truyền thông đại chúng
nói chung. Tuy ra đời muộn hơn và đi theo hướng khác, nhưng truyền hình
thực tế dã nhanh chóng nắm bắt được thị trường truyền thông, trở thành một
trong những thể loại chương trình ăn khách nhất hiện nay.
Sự xuất hiện của các chương trình truyền hình thực tế là một trong những
chiến lược để cắt giảm chi phí và độ rủi ro khi sản xuất chuong trình truyền
hình. Ngày này việc sử dụng chương trình truyên hình chủ yếu là mua bản
quyền nước ngoài đang rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Khối lượng
chương trình khổng lỗ đã khẳng định chỗ đứng cảu thể loại chương trình
truyền hình trong thời gian gần đây. Hiện trên thế giới có đầy đủ các chương
trình truyền hình thực tế về bất cứ chủ đề gì. Các khung chương trình truyền
hình thực tế được mua và bán tại khắp các châu lục, từ châu Âu, châu Mĩ
cho đến châu Á. Và dù còn nhiều đánh giá khen chê khác nhau xoay quanh
các chương trình truyền hình thự tế trên thế giới như Pop Idol,
BigBrother,Survivor hay the Aprrentice….thì các chương trình truyền hình
thực tế vẫn lên tiếp ra đời và tòn tại như nó đang có.
4



Nhập môn truyền hình

Endemol – công ty sản xuất nhiều chương trình truyền hình nhất Châu Âu
đã tăng cường sự thống lĩnh với thế mạnh về chương trình truyền hình mưa
bản quyền. Cho tới năm 2001, công ty đã sở hữu hơn 500 chương trình
truyền hình mưa bản quyền mà chủ yếu là các trò chơi và các chương trình
truyền hình thực tế. Với hơn 300 chương trình có sẵn luôn được sản xuất
trên toàn thể giới, với các tên gọi như: Star Academy (Học viện ngôi sao),
Big Diet (Bữa ăn kiêng), All you need is love (tình yêu là tất cả),…Trong đó
thành công lớn nhất phải kể đến chương trình Big Brother (Người anh bí
ẩn). Chương trình này được mua brn quyền tại 70 quốc gia trong năm 2002.
Và khi đến Việt Nam, các chưng trình truyền hình thực tế cũng được công
chúng đón nhận nồng nhiệt, ví dụ như một số chương trình: American idol
(thuộc hệ thống chương trình Pop idol) đã đến Việt Nam với tên gọi là
“Vietnam idol”. Đây là một trong những chương trình được mua bản quyền
nhiều nhât trên thế giới.
Những số liệu thông tin trên đã cho thấy sức lôi cuốn của chương trình
truyền hình thực tế vơi khán giả truyền hình. Ra đời sau nhưng truyền hình
thực tế đã và đang tạo được sức hút và vị trí của nó trên thị trường giải trí
truyền hình.
1.1.3. Xu hướng truyền hình thực tế ở Việt Nam:
Truyền hình thực tế là một thể loại chương trình truyền hình được xây dựng,
sản xuất không dựa theo kịch bản có sẵn, trong đó miêu tả chân thực những
tình huống, sự kiện sống động chân thực của cuộc sống. Đây là chương trình
có tính thực tế và tương tác cao, hấp dẫn và thu hút người xem không chỉ ở
quy mô sản xuất hoành tráng, cách dẫn dắt nội dung thú vị mà còn khiến
khán giả thực sự được tiếp cận một cách gần nhất phong các làm truyền hình
hiện đại, nơi mà họ có thể trải nghiệm những cảm xúc chân thực của chính
mình. Thể loại truyền hình thực tế bắt đầu manh nha từ làn sóng phát thanh
5



Nhập môn truyền hình

ở Châu Âu từ khoảng giữa những năm 50 của thể kỷ trước. Đến nay, truyền
hình thực tế đã trở thành món ăn quen thuộc của khán giả màn ảnh nhỏ
nhiều nước trên thế giới. Không nói đâu xa, khán giả Việt hiện đang mê mẩn
nhiều realityshow của Hàn Quốc như we got married, family outing, hello
baby,… nhưng ở Việt Nam, truyền hình thực tế vẫn là “ món ăn” mới trên
các kênh sóng truyền hình. Nói một cách chính xác truyền hình thực tế chỉ
mới du nhập vào đời sống truyền hình tại Việt Nam khoảng chừng 5 năm trở
lại đây. Cột mốc đầu tiên có thể kể đến chương trình khởi nghiệp ( VTV3)
như một chương trình làm theo phong cách truyền hình thực tế đầu tiên của
Việt Nam. Ngay từ khi phát sóng những chương trình đầu tiên, khởi nghiệp
đã thu hút đông đảo người xem truyền hình bởi lối sản xuất chương trình
mới lạ. Sau Khởi nghiệp với sự hào hứng của những người làm truyền hình
và sự đầu tư mạnh dạn của các nhà sản xuất, các chương trình truyền hihf
thực tế lần lượt kế tiếp ra đời và nở rộ trên sóng truyền hình như: phụ nữ thế
kỷ 21, chinh phục đỉnh everest, hành trình kết nối trái tim, như chưa hề cosd
cuộc chia ly,… (VTV3), vượt lên chính mình, ngôi nhà ước mơ,… ( HTV)
hay gần đây là một số chương trình truyền hình thực tế rất “ ăn khách” là
Việt Nam idol, bước nhảy hoàn vũ, Việt Nam next top model.
Có thể nói rằng chương trình truyền hình thục tế từ khi được khởi xướng cho
đến nay đã có một bước đi đầu tiên nhờ sự mạnh dạn của các công ty sản
xuất và đài truyền hình. Đặc biêt gần đây, kênh truyền hình thực tế đầu tiên
của Việt Nam, RealTV ra đời càng chứng to sức hấp dẫn mạnh mẽ của
truyền hình thực tế. Nhưng với nhiều tở ngại trước mắt, khó có thể nói
truyền hình thực tế tại Việt Nam sẽ có những bước đi đột phá trong tương lai
gần. Bởi, trở ngại đầu tiên mà hà san xuất nào cũng nhắc đến là vấn đề kinh
phí sản xuất. một chương trình truyền hình thực tế đòi hỏi mức đầu tư gấp 5

6


Nhập môn truyền hình

lần một chương trình bình thường. Và khi có format mới, nhà sản xuất lại
phải nỗ lực tìm kiếm tài trợ. Song song với knh phí sả xuất là khó khăn về
điều kiện kĩ thuật và thiết bị. Vì hầu hết các chương trình truyền hình thực tế
đòi hởi sản xuất linh động, thậm chí di chuyển nhiều như Hành trình
2468km, hành trình kết nối những trái tim,…nên việc chuẩn bị thiết bị luôn
là vấn đề đau đầu cho các nhà san xuất. Bởi hầu hết các công ty sản xuất
chương trình truyền hình tại Việt Nam đều không dám đầu tư vào sản xuất
các chương trình nhỏ lẻ. Chính vì thế, mỗi khi thực hiện chương trình thực
tế, mọi thiết bị kĩ thuật thường được huy động tối đa, thậm chí là đi thuê và
tận dụng mọi nguồn. Hơn nữa, với cách sản xuất chương trình hiện chưa có
một quy định chuẩn nào về mặt kĩ thuật như hiện nay, hầu hết các chương
trình đều mắc phải lỗi kĩ thuật như âm thanh, ánh sáng,…Những lỗi kĩ thuật
không tránh khỏi không chỉ vì sự thiếu thốn thiết bị mà còn vì nguồ nhân lực
truyền hình hiện tại vẫn quá ít và kém chất lượng. Đây là tình hình chung
của tất cả các công ty sản xuất chương trình truyền hình vì nhân lực có năng
lực tốt khá hiếm hoi.
Hầu hết các chương trình truyền hình hiện nay được thực hiện theo mô hình
xã hội hóa. Nghĩa là các công ty tư nhân sản xuất chương trình và đài phát
sóng. Đài có thể trả cho các công ty theo kiểu mua bán trọn gói, công ty sản
xuất chương trình và đài trả tiền theo từng tập hoặc nhà đài sẽ dành cho công
ty một thời lượng quảng cáo nhất định và công ty sẽ tự bán gói quảng cáo
đó. Chính với kiểu sản xuất như vậy mà các công ty và đài truyền hình đang
gặp rất nhiều vấn đề trong việc thống nhất về mặt nội dung chương trình.
Đây cũng là một cản trở lớn nhất cho truyền hình thực tế phát triển tại Việt
Nam. Bởi hầu hết các công ty sản xuất và nhà đài khó lòng có cùng quan

điểm đánh giá chất lượng chương trình. Mặc dù, công ty sản xuất là bên
7


Nhập môn truyền hình

kiểm soát chính về mặt nội dung nhưng nhà đài mới là bên kiểm duyệt nên
đa số các chương trình đến phút chót đều bị sửa hoặc cắt không thương tiếc.
Khó khăn cho những người sản xuất là tiêu chí kiểm duyệt của mỗi đài rất
khác nhau. Vì vậy nên các nhà sản xuất khi đưa chương trình sang đài duyệt
chỉ còn cách kêu trời. Đặc biệt với thể loại truyền hình thực tế, một thể loại
tương đối mới ở Việt Nam thì lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Xu hướng truyền hình trên thế giới đã chứng minh truyền hình thực tế là một
thể loại thực sự hấp dẫn. Các kênh truyền hình và các nhà sản xuất lớn trên
thế giới đang đầu tư mạnh mẽ cho thể loại truyền hình này và truyền hình
thực tế vẫn tiếp tục là lĩnh vực có sự cạnh tranh sôi nổi nhất hiện nay. Và tại
Việt Nam, hành trình phát triển của truyền hình thực tế vẫn tiếp tục khẳng
định vị thế trên sóng truyền hình mặc dù còn nhiều bấp bênh. Vì vậy, các
nhà sản xuất và các đài truyền hình hiện nay đang cần một sự đầu tư mạnh
mẽ và thay đổi về tư duy truyền hình để thúc đẩy truyền hình thực tế có
những bước đột phá trên sóng truyền hình Việt Nam.

Chương II: Tính tương tác trong truyền hình thực tế
2.1. Khái niệm tương tác:
Theo “từ điển Tiếng Việt và từ ngữ Tiếng Việt” của giáo sư, nhà giáo nhân
dân Nguyễn Lân do nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm
2000 thì “tương tác” được định nghĩa như sau:
“Tương tác là sự tác động qua lại, có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các đối
tượng, người hoặc vật”.
Còn theo định nghĩa của từ điển Anh Việt trường đại học Oxford xuất bản

năm 2002 thì tương tác là sự tương tác giữa hai hay nhiều đối tượng. Tuy
8


Nhập môn truyền hình

nhiên, nếu chỉ như thế thì chưa thể thấy hết được tầm quan trọng của tính
tương tác trong cuộc song nói chung và trong hoạt đọng truyền thông nói
riêng. Tính tương tác trong truyền hình chính là sự tác động qua lại hay còn
gọi là sự liên hệ giữa nhà sản xuất chương trình với khán giả, giữa MC và
Ban giám khảo với khán giả, giữa khán giả với khán giả… Chính điều này
quyết định tới hiệu quả mà truyền hình tương tác mang lại.
2.2. Tính tương tác trong truyền hình, truyền hình thực tế:
Với sự tích hợp công nghệ truyền hình và công nghệ tin nhắn (sms), trong
lịch sử truyền hình Việt Nam, chưa bao giờ được chứng kiến sự “mở” đến
thế về nội dung cũng như những ý kiến đánh giá bình chon của khán giả.
“Ai sẽ là quán quân của Vietnam Idol 2011, mời các bạn nhắn tin về số…”,
Khán giả vừa xem truyền hình vừa được tham gia đóng góp ý kiến, bình
chọn,…đang là xu hướng bùng nổ hiện nay. Đó là xu hướng mở.
Tính tương tác trong truyền hình thực tế chính là sự liên kết giữa các yếu tố
trong chương trình. Nhờ đó, nó có thể tạo ra nhiều chiều hướng khác nhau
về một vấn đề: Đó có thể là chiều hướng tích cực và cũng có thể là hướng
tiêu cực đối với chương trình, với người tham gia chương trình đó.
2.3. Vai trò của tính tương tác trong hoat động truyền thông:
Mô hình truyền thông của Claude Shannon đề ra lí thuyết tryền thông và
điều khiển học:
Theo Claude Shannon thì một quá trình truyền thông hiệu quả phải bao gồm
đây đủ các yếu tố trên và chia làm các quá trình sau:
Quá trình đầu tiên bao gồm:
9



Nhập môn truyền hình

Nguồn: Theo C thì nguồn có thể là mọt người, một tổ chức, một cơ quan
chuyển một thogn điệp cho đối tượng tiếp nhận. Thoogn ddiepj đó được gửi
đi dưới dạng mã hóa (mã hóa bới chữ viết, hình ảnh âm thanh…)
Thông điệp: là những thông tin thực sự được chuyển theo một kênh đến đối
tượng
Quá trình thứ hai là quá trình giải mã. Nó là quá trình từng cá nhân những
đối tượng tiếp nhận bằng những con đường khác nhau làm cho thông điệp
chuyển đến một cách rành mạch và rõ ràng. Chính vì được tiêp nhận bằng
những cách khác nhau và phụ thuộc vào kiến thức, thái độ của người tiếp
nhận, thái độ của người cung cấp thông tin mà thông điệp được chuyển đến
có thể được chấp nhận và hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Nơi nhận là nơi mà thông điệp gửi đến được giải mã, ví dụ như thông điệp
được phát từ truyền hình thì sẽ được mã hóa bởi hình ảnh, âm thanh. Hình
ảnh, âm thanh tiếp tục được mã hóa dưới dạng sóng và được gửi đi trong
không gian.
Phản hồi là quá trình quan trọng nhất của quá trình truyền thông . Nó chính
là công cụ hữu hiệu để nối nguồn thông tin và nơi tiếp nhận với nhau. Khi
nơi tiếp nhận phản hồi lại thông tin của nguồn thì nơi tiếp nhận trở thành
nguồn tin và nguồn tin trở thành nơi tiếp nhận.
Chính vì thế, phản hồi sẽ khôn tồn tại hoặc bị cản trở nếu như 1 trong 2 bộ
phận truyền thông (nguồn tin và nơi tiếp nhận) bị cản trở. Do đó dẫn đến
một trong những hạn chế của truyền thông: sự phant hồi có thể k được thực
hiện (đôi khi vì lí do chủ quan hoặc khách quan) mà sự phản hổi trong quá
trình truyền thông chính là một yếu tố quan trọng của tính tương tác. Nó
chính là một khâu quan trọng trong mối quan hệ mật thiết giữu đối tượng
cung cấp thông tin và đối tượng tiếp nhận thông tin : đông đảo công chúng.


10


Nhập môn truyền hình

Rõ ràng phải có phản hồi thì mới có thể đánh giá được khả năng và hiệu quả
tương tác của bất kì một loại truyền thông nào. Vì nếu như thông điệp được
chuyển đi song không có phản hồi (dưới dạng thông tin hay hành động) thì
có thể khẳng định hiệu quả mà loại hình truyền thông đó mang lại không
lớn.
Kênh thông tin phản hồi là yếu tố hàng đầu mà bất kì lĩnh vực truyền thông
nào cũng cần đến nếu muốn tiếp tục tồn tại, phát triển. Vì thế muốn nâng cao
chất lượng phục vụ công chúng thì cần quan tâm đến việc phát huy tính
tương tác đối với công chúng.
Mặt khác, ngày nay công chúng không còn bị động trong việc tiêp nhận
thông tin nữa. Sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã giúp họ trực tiếp tham
gia vào quá trình truyền thông. Vì thế họ cũng là động lực thúc đẩy sự phát
triển của truyền thông. Do đó muốn nầng cao và phát triển hiệu quả của tính
tương tác thì việc thắt chặt mối quan hệ giữa nhà sản xuất chương trình với
công chúng cũng như nâng cao khả năng tham gia vào quá trình truyền
thông của họ. Và đó là sự sống còn đối với một chương trình truyền hình nói
chung và truyền hình thực tế nói riêng.
2.3. Các hình thức tương tác trong chương trình truyền hình thực tế:
2.3.1. Những yếu tố tác động tới tính tương tác trong truyền hình thực tế:
2.3.1.1.Tính chủ động của khán giả truyền hình:
Rõ ràng trong phần lớn trường hợp để xuất hiện tính tương tác trên các
chương trình truyền hình thực tế, khán giả truyền hình phải chủ động: chủ
động trong tiếp cận chương trình và cả chủ động bình luận. đóng góp ý kiến
đối với mỗi chương trình được công chiếu.


11


Nhập môn truyền hình

Dù các nhà sản xuất chương trình có tạo diều kiện để tương tác xảy ra đến
mấy đi chăng nữa( trong thiết kế nội dung và hình thức chương trình, hiệu
ứng chương trình….) nhưng nếu độc giả không quan tâm, hoặc quan tâm
nhưng không có ý kiến phản hồi thì ngay cả sự tướng tác giữa khán giả và
vô tuyến cũng không tồn tại, chứ chưa nói đến sự tương tác khác.
2.3.1.2.Sự phản hồi từ chương trình:
Đây cũng là một bộ phận khá quan trọng của tính tương tác trong truyền
hình. Nó giúp cho tính tương tác trên chương trình truyền hình thực tế ngày
càng được tăng cường và khiến cho công chúng chủ động hơn trong viêc
thực hiện sự tương tác.
Sự phản hồi từ chương trình tới công chúng đã thể hiện sự quan tâm của
chương trình với thông tin mà khán giả mang lại, cũng như thể hiện sự quan
tâm tới những ý kiến, yêu cầu, thắc mắc của họ. Để thực hiện sự phản hồi
này, chương trình có 2 phương thức chủ yếu để thực hiện, đó là:
- Hòm thư góp ý:
Đây là phương thức mà hầu hết các chương trình truyền hình, đặc biệt là
truyền hình thưc tế hiện nay cung cấp cho khán giả truyền hình. Nhằm tạo
điều kiện cho khán giả có thể phản hồi ý kiến, đóng góp, phê bình về những
vấn đề xung quanh chương trình: người chơi, MC, Ban giám khảo, Nội dung
chương trình, Thể lệ tham gia…
- Giao lưu trực tiếp:
Tại chương trình, khán giả truyền hình có thể được phỏng vấn về cảm xúc
của mình ngay lúc đó
2.3.1.3. yếu tố công nghệ:

Công nghệ, phương tiện kĩ thuật luôn là nền tảng vật chất của mỗi chương
trình truyền hình. Đặc biệt đối với các chương trình truyền hình thực tế thì
12


Nhập môn truyền hình

yêu cầu đòi hỏi về thiết bị công nghệ hiện đại là một điều tất yếu. Bởi nhờ
có những thiết bị đó mới có thể tạo ra được sự tương tác cao trong chương
trình. Nó có thể là: máy quay, thiết bị bình chọn trực tiếp từ khán giả với
người chơi,…
Yếu tố công nghệ hiện đại, đầy đủ sẽ tạo tuân lợi cho chương trình diễn ra
suôn sẻ và có những hiệu ứng như mong muốn của nhà sản xuất.
2.3.2. Các hình thức tương tác chính của truyền hình thực tế:
2.3.2.1. Tương tác giữa khán giả với chương trình:
Tính tương tác trong các chương trình truyền hình thực tế không chỉ biểu
hiện theo chiều chương trình tác động đến khán giả truyền hình, mà nó còn
thể hiện theo chiều ngược lại. Chính vì thế, truyền hình thực tế có khả năng
tạo ra tương tác đa chiều tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi chương trình.
Nếu như sự tương tác theo chiều từ nhà đài đến khán giả thông qua những
cải biến trong nội dung sản xuất chương trình truyền hình thực tế, thì sự
tương tác ngược lại sẽ tác động đến hiệu quả, hiệu ứng của chương trình
truyền hình đó. Điều này cũng không có gì khó hiểu khi xã hội thay đổi với
những tiến bộ và đòi hỏi cao hơn. Đặc biệt, ngày nay một khi truyền thông
đang hướng đến đối tượng công chúng thì truyền hình – truyền hình thực tế
cũng không tránh khỏi. Công chúng trở thành các khách hàng “ thượng đế”
buộc nhà đài phải tìm mọi cách để tiếp cận nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.
Nhờ đó, khán giả và nhà đài có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Nó
có thể là tác động, tương tác theo hướng tich cực hoặc có thể theo hướng
tiêu cực.

- Thông tin ngược từ khán giả tới chương trình truyền hình thực tế có
thể làm thay đổi diễn biến hay kết quả chương trình. Từ đó các đạo

13


Nhập môn truyền hình

diễn và biên kịch sẽ căn cứ vào ý kiến đóng góp của khán giả để xây
dựng những chương trình tiếp theo hấp dẫn hơn
- Trong các chương trình truyền hình thực tế, khán giả chính là người
đóng vai trò quan trọng quyết định đến việc tồn tại của chính chương
trình truyền hình đó. Sự tác động này từ phía khán giả xem truyền
hình được thể hiện qua những đáng giá, ủng hộ, phê bình,…
- Một số chương trình giúp khán giả gửi thông điệp, giao lưu trực tiếp
trong chương trình.
Điển hình như sự kiện nhạc sĩ Trần Tiến từ bỏ vai trò giám khảo cuộc thi
Bước nhảy hoàn vũ 2011 giữa chừng cho thấy áp lực rất lớn từ công chúng
đối với các chương trình giải trí truyền hình thực tế mang tính tương tác cao.
Khán giả ngày nay là một khách hàng mà khách hàng thì luôn được coi là
“thượng đế”.
“Thượng đế” – thước đo thành công:
Đó là đích hướng đến của các nhà sản xuất chương trình truyền hình đang cố
gắng đạt được. Bởi truyền hình luôn gắn với công chúng và truyền hình thực
tế cũng không nằm ngoại lệ đó. Điều mà chúng ta không thể phủ nhận, thời
gian gần đây, những phiên bản chương trình truyền hình nước ngoài đổ bộ
vào truyền hình Việt Nam một cách chóng mặt. Ước tính có đến gần 50
Gameshow (chương trình trò chơi), chương trình truyền hình thực tế được
mua bản quyền từ nước ngoài được việt hóa trên các kênh truyền hình Việt
Nam để phục vụ nhiều đối tượng truyền hình. Với những hiệu ứng đã có từ

nhiều quốc gia, các chương trình này khi về Việt Nam đã nhận được sự
hưởng ứng nhiệt tình của khans giả. Tuy nhiên, sự hưởng ứng này sẽ có mức
độ khác nhau,tùy thuộc vào chất lượng chương trình được sản xuất có hấp
dẫn hay không và đối tượng tham gia chương trình có gây được sức hút với
14


Nhập môn truyền hình

công chúng hay không. Chính vì thế, những chương trình như VietNam idol,
Bước nhảy hoàn vũ hay Vietnam’s Next Top Model những năm đầu tiên
luôn diễn ra với sự hào hứng chờ đợi của khan giả và giới truyền thông. Bới,
bản gốc của những chương trình này đã là những chương trình quá xuất sắc
nên khi sản xuất tại Việt Nam, dù có được Việt hóa thì nguyên tắc “tuân thủ
và bám sát bản gốc”, đã được quy định trong các hợp đồng chuyển nhượng
bản quyền, cũng giúp cho các chương trình Việt hóa này có sức hút. Rõ rang
những chương trình truyền hình này đã trở thành những chương trình truyền
hình thực tế “ăn khách” ở Việt Nam thời gian gần đây. Và không chỉ có
những chương trình mua bản quyền nước ngoài, ngay chính những chương
trình do các nhà tổ chức của Việt Nam sang tạo cũng chịu áp lực của
“thượng đế”. Minh chứng là các chương trình như: Sao mai điểm hẹn, Tiếng
ca học đường,…cũng luôn phải giải bài toán tương tác với khan giả. Chỉ số
người xem chương trình sẽ nói lên mức độ thành công của chương trình. Vì
thế mà một trong những lựa chọn của nhà đầu tư, nhà sản xuất chương trình
là luôn chọn những người nổi tiếng, có sức hút khan giả cao vào vai trò giám
khảo cuộc thi. Điển hình là ca sĩ Mỹ Tâm trong Sao mai điểm hẹn, trong vai
trò thành viên ban giám khảo của cuộc thi. Chỉ tính riêng lượng người hâm
mộ của ca sĩ Mỹ Tâm theo dõi cuộc thi cũng đủ để làm tăng “ratting” –
lượng khan giả theo dõi chương trình này.
Sống hay chết: khán giả quyết định

Những chương trình truyền hình thực tế có tính tương tác cao này, ngoài yếu
tố chất lượng chuyên môn mà chương trình mang lại, lượng khán giả quan
tâm theo dõi chương trình lại là thước đo sự thành công hay thất bại của
chương trình. Thực tế, việc mua các phiên bản chương trình “công nghệ tạo
sao” của nước ngoài về Việt Nam hay chương trình truyền hình “made in
15


Nhập môn truyền hình

Việt Nam” chỉ để phục vụ mục tiêu “hớt ngọn”: Thu hút thí sinh dự thi, phát
sóng trên truyền hình, thu hút sự chú ý của khán giả, mang về quảng cáo tức đem lại tiền cho nhà đầu tư.
Khán giả là áp lực
Đối với một chương trình thực tế, được truyền hình trực tiếp, chuyện khán
giả bàn ra tán vào, khen chê là điều đương nhiên. Điều đáng nói là với
những chương trình truyền hình thực tế sợ nhất là làm ra mà không ai nói gì,
không có sự tương tác. Chính vì thế mà, các nhà sản xuất chương trình luôn
tính toán để tạo cho khán giả có cảm giác “mạnh”. Nhưng điều quan trọng
nhất là vẫn cán đích an toàn.

2.3.2.2. Tương tác giữa khán giả với người tham gia chương trình:
Người tham gia chương trình là người diễn còn khán giả là những người
thưởng thức. Vì thế mà phản ứng của người xem là yếu tố ản hưởng không
chỉ đến chương trình mà còn tác động mạnh đến những người tham gia
chương trình. Gần đây, các chương trình truyền hình thực tế đang cho ra đời
những chương trình trong đó ứng dụng cách chấm điểm thí sinh tham gia ở
hai góc độ: 50% do Ban giám khảo đánh giá và 50% do khán giả bình chọn
tại trường quay hoặc qua hệ thống bình chọn. Việc khán giả được đóng vai
trò thẩm định sẽ quyết định một nửa thành công của những người tham gia
chương trình. Thông qua đó, khán giả sẽ bày tỏ phản ứng khen hay chê đối

với mỗi người chơi tạo ra áp lực mà người tham gia phải chịu. Ngược lại,
tính tương tác này cũng bộc lộ ở hai chiều, khi người tham gia thể hiện cảm
xúc, phản ứng của mình đối với những lời bình luận, đánh giá của công
chúng khán giả “dành” cho mình.

16


Nhập môn truyền hình

Tuy nhiên, người tham gia chương trình ở các chương trình truyền hình thực
tế không chỉ có những thí sinh dự thi mà còn có thành phần Ban giám khảo
cũng chịu tác động từ khán giả rất lớn. Ban giám khảo của các chương trình
truyền hình thực tế phải là những người đạt được những tiêu chuẩn cao về
kiến thức chuyên môn để có nhận định đúng trong việc lựa chọn thí sinh
nhằm phát hiện ra những tài năng vốn dĩ chưa từng được biết đến trước giờ.
Những vị giám khảo này cũng phải hoàn thành được nhiệm vụ khác quan
trọng không kém: khơi gợi và kích hoạt chương trình thật sự “tưng bừng” về
tính giải trí nhằm phục vụ tốt cho “mặt trân” truyền hình vốn luôn đòi hỏi
phổ cập cao. Chính vì thế, ban giám khảo là những người chịu áp lực từ rất
nhiều phía. Khác với các chương trình truyền hình thông thường thì ban
giám khảo có quyền quyết định hoàn toàn kết quả của những thí sinh và chỉ
chịu áp lực từ vai trò ban giám khảo thông thường. Thì chính tính tương tác
cao trong truyền hình thực tế lại đặt ra nhiều áp lực cho họ. Điển hình như
sự kiện nhạc sĩ Trần Tiến từ bỏ vai trò giám khảo cuộc thi Bước nhảy hoàn
vũ 2011 giữa chừng. Điều này cũng chứng tỏ được tính tương tác cao giữa
khán giả với người tham gia
2.3.2.3. Tương tác giữa khán giả với khán giả:
Sự tương tác giữa khán giả với khán giả sẽ tạo ra luồng dư luận trong xã hội
theo nhiều chiều hướng khác nhau. Điều đáng nói là sự tương tác này không

bị giới hạn mà có xu hướng lan rộng theo trào lưu sau mỗi chương trình
truyền hình thực tế. Mỗi ý kiến khen, chê…đều tạo ra nhiều luồng dư luận
khác nhau với nhiều nhóm người đồng thuận với họ. Từ đó, Những forum,
Club do những người hâm mô lập ra sau mỗi chương trình truyền hình thực
tế diễn ra. Ở đó, họ cùng tham gia bình luận về chương trình, thần tượng của
mình. Và sự tương tác giữa khán giả với khán giả trở thành diễn đàn phổ
biến rộng trong công chúng.
17


Nhập môn truyền hình

Chương III: Khảo sát chương trình Vietnam Idol
Chương trình “Thần tượng Âm nhạc Vietnam Idol” là một chương trình
Truyền hình Thực tế sinh động, được “Việt hóa” từ chương trình giải trí
truyền hình nổi tiếng thế giới Pop Idol. Ra mắt khán giả Việt Nam lần đầu
tiên năm 2007, chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” đã
nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của khán giả màn ảnh nhỏ. Cũng như
các phiên bản của chương trình Pop Idol trên thế giới – tiêu biểu là
American Idol, “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” luôn tạo cho người
xem một cảm giác mới mẻ, sôi động của một chương trình giải trí chuyên
nghiệp. Cuốn hút bởi ý tưởng thực hiện “Hành trình trở thành Ngôi sao” cho
các bạn trẻ có niềm đam mê ca hát, những vòng thi tài của “Thần tượng Âm
nhạc - Vietnam Idol” thực sự là cuộc bứt phá đầy ấn tượng của những thí
sinh từ không chuyên trở nên chuyên nghiệp, cả về giọng hát lẫn phong cách
biểu diễn. Tính chất của Truyền hình Thực tế - đưa khán giả vào vai trò
người quyết định trực tiếp người chiến thắng của cuộc thi - một lần nữa góp
phần quyết định tới độ cuốn hút của chương trình.
Những năm gần đây, dù các kênh truyền hình ngày càng xuất hiện nhiều
chương trình giải trí chuyên về âm nhạc cũng như các chương trình truyền

hình thực tế khác nhưng sức hấp dẫn của chương trình truyền hình thực tế
“Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” không vì thế mà giảm đi.
3.1. Thông điệp của chương trình:


Chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” là một chương
trình truyền hình thực tế sôi động; một chương trình giải trí mang ý
nghĩa giáo dục cao, phù hợp với giới trẻ Việt Nam. Đây không hẳn là
một cuộc thi mà là một sân chơi mơ ước – nơi các bạn trẻ có thể bộc
18


Nhập môn truyền hình

bạch những ước mơ âm nhạc của mình. Qua các vòng thi, các bạn trẻ
học hỏi được nhiều hơn về cách sống tập thể, tinh thần đồng đội, khả
năng chinh phục khó khăn…để có thể thực hiện được ước mơ của
mình… Đó cũng là một sự trải nghiệm thú vị mà chỉ có ở các chương
trình truyền hình thực tế.


Chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” không chỉ là cơ
hội chắp cánh cho những giọng ca xuất sắc mà còn là sân chơi bình
đẳng cho tất cả các bạn trẻ có niềm đam mê ca hát trên khắp mọi miền
đất nước, từ thành thị cho đến nông thôn. Dù ở đâu đi nữa thì chỉ cần
có niềm đam mê ca hát, các bạn trẻ đều có cơ hội thể hiện và chinh
phục đam mê, ước mơ âm nhạc của mình. Sự tự tin lôi cuốn thế giới!
Sự tự tin có thể giúp các bạn thành công! Đó cũng là sự khẳng định
khả năng của các thí sinh đối với Cha mẹ, Thầy cô và bạn bè. Đó cũng
là phương châm của dòng sản phẩm Clear – một thương hiệu chăm

sóc tóc nổi tiếng của Unilever – đơn vị tài trợ cho chương trình “Thần
tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” - (Clear – Tự tin lôi cuốn thế giới)



Chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” là một hành
trình tìm kiếm “thần tượng âm nhạc” cho giới trẻ - một thần tượng
không chỉ có giọng hát hay, hoặc có vẻ ngoài xinh đẹp, hào nhoáng
mà còn phải là một tấm gương cho giới trẻ noi theo về tài năng và bản
lĩnh chinh phục khó khăn…



Chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” là một quá trình
xây dựng hình tượng mới cho “Thần tượng âm nhạc” của Việt Nam,
thông qua cuộc hành trình nhiều thử thách, đi từ “số 0” đến “Người
hùng” của giới trẻ (“From zero to hero”). Xuyên suốt chặng đường
chiến thắng của thí sinh, khán giả sẽ là người đồng hành, lắng nghe và
chia sẻ từng khoảnh khắc vui buồn, thành công và thất bại… Cho nên
19


Nhập môn truyền hình

chiến thắng của thí sinh sẽ thật sự tạo được sự đồng cảm lẫn thán phục
của khán giả.


Chiến thắng của thí sinh “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol”
không chỉ là chiến thắng của những giọng ca “thiên phú” mà còn là

thành quả vinh quang của những thí sinh có quá trình rèn luyện, học
tập cật lực. Sự trưởng thành của các thí sinh qua quá trình lao động
nghệ thuật nghiêm túc sẽ thể hiện trách nhiệm của các thí sinh đối với
bản thân cũng như cộng đồng. Đó cũng là mục tiêu của Ban Tổ Chức
chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol”.



Với mong muốn tạo dựng một sân chơi giải trí lành mạnh, bổ ích cho
thanh niên và các bạn trẻ Việt Nam, Ban Tổ Chức chương trình “Thần
tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” phấn đấu để xây dựng Vietnam Idol
thành một chương trình sinh động, hấp dẫn, cuốn hút và phù hợp với
thuần phong mỹ tục, phản ánh được tâm tư, đời sống, ước mơ của giới
trẻ Việt Nam hiện nay…

3.2. Quy trình sản xuất Vietnam Idol:
3.2.1.Vòng thử giọng:
Với VietNam Idol, sau khi thí sinh đăng ký xong, thí sinh có thể chọn 1
trong 4 thành phố sau để tham gia vòng thử giọng:
o

Đà Nẵng

o

Hà Nội

o

Cần Thơ


o

Hồ Chí Minh

20


Nhập môn truyền hình

Tất cả thí sinh của từng thành phố/ khu vực dự tuyển phải có mặt tại nơi thử
giọng đúng ngày được ghi trên mẫu đăng ký trong thời hạn đăng ký, hoặc là
nếu chưa đăng ký qua mạng thí sinh phải có mặt đúng ngày đầu tiên của
những ngày thử giọng tại nơi thử giọng theo từng thành phố/ khu vực dự
tuyển để làm thủ tục đăng ký tại chỗ.
Sau vòng thử giọng ở 4 thành phố, 100 thí sinh sẽ được nhận “Vé Vàng”. Vé
Vàng này do Ban giám khảo phát cho những thí sinh có tiềm năng trở thành
ca sĩ giỏi. Những thí sinh này sẽ tiếp tục bước vào những vòng kế tiếp.
3.2.2. Vòng loại:
100 thí sinh sẽ thi đấu với nhau và đến cuối vòng này, Ban giám khảo sẽ
chọn ra 16 thí sinh để vào vòng Bán kết.
3.2.3. Vòng bán kết:
Đây là vòng đầu tiên mà khán giả truyền hình có thể tham gia vào cuộc thi.
Các thí sinh sẽ được chia thành 3 nhóm và sẽ biểu diễn solo (khán giả xem
thí sinh biểu diễn qua ti vi). Khán giả sẽ bình chọn thí sinh nào họ yêu thích
nhất. 10 trong số 16 thí sinh này sẽ được vào vòng Chung kết (hay còn gọi là
GALA).
3.2.4. GALA - Vòng Chung Kết của chương trình:
Tất cả 10 thí sinh sẽ học cách để trở thành một ca sĩ thực sự, với cách thức
hướng dẫn hết sức cụ thể từ những chuyên gia âm nhạc và thí sinh sẽ cảm

nhận được những áp lực cũng như niềm vui, niềm tự hào khi biểu diễn ở một
sân khấu lớn. Như ở đời thực, thí sinh cảm nhận được rằng để lọt vào vòng
cuối cùng thì đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn, bởi vì họ phải cố gắng hết mình
21


Nhập môn truyền hình

trong những đêm biểu diễn trực tiếp trước khán giả (được truyền hình trực
tiếp trên VTV6). Do vậy mọi người có thể bình chọn cho thí sinh yêu thích
của mình. Thí sinh nào nhận được ít lượt bình chọn nhất sẽ bị loại sau mỗi
tập.
Những tập sẽ phát sóng:
Phần thi

Tập Vòng
Thi thử giọng ở Đà Nẵng
1
Thi thử giọng ở Cần Thơ
Thử giọng
2 Thử giọng ở Hà Nội
3 Thử giọng ở Hồ Chí Minh
4 Vòng loại 1
Vòng loại
5 Vòng loại 2
6 Bán kết 1
6A Bán kết 1 - Công bố kết quả
7 Bán kết 2
Bán kết
7A Bán kết 2 - Công bố kết quả

8 Bán kết 3
8A Bán kết 3 - Công bố kết quả
8B Đêm tổng kết của 10 thí sinh sẽ vào vòng Chung kết
Vòng chung kết 9 Vòng chung kết 1
9A Vòng chung kết 1 - Công bố kết quả
10 Vòng chung kết 2
10A Vòng chung kết 2 - Công bố kết quả
11 Vòng chung kết 3
11A Vòng chung kết 3 - Công bố kết quả
12 Vòng chung kết 4
12A Vòng chung kết 4 - Công bố kết quả
13 Vòng chung kết 5
13A Vòng chung kết 5 - Công bố kết quả
14 Vòng chung kết 6
14A Vòng chung kết 6 - Công bố kết quả
15 Vòng chung kết 7
15A Vòng chung kết 7 - Công bố kết quả
22


Nhập môn truyền hình

Phần thi

Tập Vòng
16 Vòng chung kết 8
16A Vòng chung kết 8 - Công bố kết quả
16B Hành trình đến vòng cuối
17 Vòng chung kết 9
17A Công bố kết quả và trao giải


3.3. Những điểm mới trong việc đẩy mạnh tính tương tác chương trình:


Chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” sẽ được phát
sóng với tần số phủ sống rộng khắp cả nước. Đặc biệt sẽ được phát
trên kênh VTV6. Ðây là một kênh truyền hình dành cho giới trẻ, với
nhiều chương trình phản ánh cuộc sống, ước mơ, hoài bão dành cho
thanh niên và giới trẻ.



Chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” sẽ được “Việt
hóa” nhiều hơn để có thể gần gũi với khán giả. Đây không chỉ là một
chương trình dành riêng cho những bạn trẻ yêu âm nhạc mà còn dành
cho tất cả các khán giả Việt Nam, những người luôn ấp ủ trong mình
những ước mơ đẹp và cố gắng biến ước mơ thành sự thật bằng sự tự
tin và những nỗ lực không mệt mỏi của mình.



Chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol” đề cao sự chia sẻ
và đồng cảm khi dành nhiều thời lượng để lắng nghe và chuyển tải
những câu chuyện cuộc sống, nỗi niềm, mơ ước hay những khó
khăn… của các thí sinh đến với tất cả khán giả. Vì vậy, mỗi ngày trên
sóng VTV3, khán giả có thể lắng nghe những câu chuyện của thí sinh,
những hình ảnh độc đáo từ hậu trường trong quá trình tập luyện và thi
đấu… thông qua các video clip dài 5 phút của chương trình.

3.4. Nhận xét:


23


Nhập môn truyền hình

Có thể nói Vietnam idol đã rất thành công trong khả năng tương tác giữa
chương trình, người chơi với khán giả. Qua đó tính thực tế của chương trình
được bộc lộ một cách rõ nét mà không có sự dàn dựng. Những tình huống
bât ngờ, kết quả bất ngờ của cuộc thi luôn tạo cho khán giả sự cuốn hút đối
với mỗi tập phát sóng. Giờ đây, nhờ tính tương tác cao khán giả truyền hình
không chỉ là những người xem mà còn có thêm vai trò là ban giám khảo,
quyết định một nửa thành công của chương trình cũng như thí sinh tham gia.
Chương trình VietnamIdol thực sự trở thành cú hích của thể loại truyền hình
thực tế ỏ Việt Nam hiện nay. Thành công qua 5 lần tổ chức, “Thần tượng âm
nhạc – Vietnam Idol” sẽ vẫn còn “nóng” với khán giả truyền hình bởi những
yếu tố bất ngờ không thể đoán trước được. Tuy nhiên, cũng chính sự tương
tác cao của chương trình mà đã tạo ra những hiệu ững không tốt. Nó có thể
là làn sóng dư luận về những vụ “rùm beng” của các thí sinh sau chương
trình; là sức ép lớn đối với ban giám khảo cuộc thi trong vai trò của
mình....Việc nâng cao vai trò của khán giả đã tác động đến hai chiều đối với
chương trình. Ai đi, ai ở, điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào khán giả. Khán
giả đã và đang nắm trong tay quyền quyết định cao nhất. Chỉ có điều “trong
con mắt của nhiều bạn trẻ, chữ thần tượng và chữ âm nhạc đang tách làm
đôi”.

Chương IV: Ưu, nhược điểm của tính tương tác trong chương trình
truyền hình thực tế ở Việt Nam.
3.1.Ưu điểm:
Như bất cứ chương trình truyền hình nào khác, chương trình truyền hình

thực tế có những mặt mạnh và mặt hạn chế về tính tương tác. Bên cạnh
những ưu điểm thường thấy của tính tương tác như:

24


Nhập môn truyền hình

- Thông tin qua tính tương tác sẽ được xem xét đánh giá dưới nhiều góc
độ, giúp cho công chúng có được cái nhìn tổng quan hơn, sâu sắc hơn.
- Thu hút và kích thích công chúng đến với chương trình qua việc nâng
cao vai trò của khán giả xem truyền hình.
- Tác động tích cực đến khán giả trong việc tiếp cận thông tin chương
trình. Tính tương tác trên truyền hình thực tế còn có những ưu điểm
sau:
3.1.1 Tính hấp dẫn:
Tính năng tuowg tác trong các chương trình truyền hình thực tế hấp dẫn
trước hết bởi sự sống động về mặt hình ảnh, bất ngờ về tình huống nội dung
chương trình. Máy quay được chạy liên tục tạo ra những khuôn hình không
xếp đặt tạo nên một cảm giác chân thực, mới mẻ cho những khán giả tham
gia chương trình.
Chương trình truyền hình thực tế không cắt dựng trong lúc ghi hình đã tạo
nên những tình huống, bối cảnh ứng xử tự nhiên, không ngụy tạo, đề phòng.
Chính độ chân thực cao của chương trình đã lôi cuốn người xem. Bởi bạn
sẽ rất thú vị khi được thấy một con người với cách hành xử, nói năng, cảm
xúc mang đầy tính cá nhân, riêng biệt. Khán giả dễ dàng hòa chung cảm xúc
với nhân vật trong chương trình.
Mặt khác, truyền hình thực tế hấp dẫn bởi sự thay đổi: người xem được
chứng kiến theo dõi xuyên suốt quá trình thay đổi của các nhân vật, diễn
biến tình huống, điều mà không một thể loại nào khác có thể cung cấp cho

khán giả.
Một điểm hấp dẫn khác của tính tương tác trong chương trình truyền hình
thực tế chính là sự nổi tiếng nhanh chóng của những người tham gia chương
trình. (thu hút người tham gia và hấp dẫn khán giả mong muốn được như
nhân vật trong chương trình) . Với hình thức theo chân nhân vật và tryền
25


×