Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Khảo sát và đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại thành phố vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 114 trang )

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Tác giả

NGUYỄN THỊ KIM ANH

Khoá luận đƣợc trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sƣ
Ngành quản lý môi trƣờng và du lịch sinh thái

Giáo viên hƣớng dẫn:
TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
Viện phó Viện Môi Trƣờng & Tài Nguyên Thành Phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh nói chung và Thầy Cô Khoa Môi Trƣờng & Tài Nguyên nói riêng đã
truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Chế Đình Lý – ngƣời Thầy đã tận tình hƣớng dẫn,
hỗ trợ và truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp. Những kiến thức và kinh nghiệm thực tế may mắn đƣợc học hỏi từ thầy không
những giúp tôi hoàn thành đề tài mà sẽ là nguồn tri thức quý báu cho tôi trong nghề
nghiệp đã chọn.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn đến Anh Nguyễn Hiền Thân – cán bộ Viện Môi
trƣờng & Tài nguyên TP. Hồ Chí Minh đã luôn giúp đỡ, ủng hộ và đóng góp những
nhận xét quý báu giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.


Xin chân thành cảm ơn các cán bộ viên chức Sở Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, các cán bộ phòng ban trực thuộc Sở, Ban Quản Lý ở các khu
du lịch tại TP Vũng Tàu đã nhiệt tình hổ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành nhiệm vụ học tập của mình.
Cuối cùng xin cảm ơn cha mẹ đã dạy dỗ, chia sẽ và đồng hành cùng con trên
mọi bƣớc đƣờng. Đồng cảm ơn tất cả bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Anh

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát và đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại Thành phố
Vũng Tàu” trong thời gian từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011. Đề tài đã thực hiện
nghiên cứu các nội dung sau:
-

Hiện trạng hoạt động du lịch tại Thành phố Vũng Tàu.

-

Mức độ bền vững của hoạt động du lịch tại Thành phố Vũng Tàu.

-

Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động du lịch tại TP

Vũng Tàu

-

Giải pháp phát triển du lịch Thành phố Vũng Tàu bền vững hơn.

Với các phƣơng pháp sử dụng bao gồm : nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học, đánh
giá đa tiêu chí, phân tích SWOT, khảo sát ý kiến chuyên gia, đề tài đạt các kết quả nhƣ
sau:
-

Hiện trạng hoạt động du lịch của TP Vũng Tàu, các yếu tố cản trở việc phát
triển du lịch TP Vũng Tàu. Tiềm năng du lịch tại TP Vũng Tàu rất lớn, hoạt
động du lịch tại thành phố diễn ra sầm uất, nhộn nhịp, các yếu tố cản trở chủ yếu
là môi trƣờng, nguồn nhân lực, chất lƣợng sản phẩm.

-

Lựa chọn các chỉ thị phát triển du lịch phù hợp với điều kiện thực tế của thành
phố Vũng Tàu, xác định và đánh giá mức độ bền vững của hoạt động du lịch
dựa trên các chỉ thị phát triển du lịch bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới.
Điểm số phát triển du lịch bền vững cả ba mặt KT – XH – MT hiện tại ở mức
trung bình. Để du lịch TP Vũng Tàu phát triển bền vững hơn cần khắc phục hạn
chế về chất lƣợng môi trƣờng, chất lƣợng sản phẩm du lịch; thu hút sự tham gia
của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của du khách.

-

Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động du lịch tại TP
Vũng Tàu đƣợc phân tích cụ thể với mục tiêu phát triển du lịch bền vững.


-

Giải pháp phát triển du lịch TP Vũng Tàu bền vững hơn gồm các giải pháp: đào
tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trƣờng du lịch, tuyên truyền - xúc tiến - quảng
bá hình ảnh du lịch TP Vũng Tàu, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, phát triển
loại hình du lịch đặc thù.
iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... ix
Chƣơng 1 : MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 3
1.5 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 3
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................ 3
Chƣơng 2: TỔNG QUAN .............................................................................................. 4
2.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN ............................................. 4
2.1.1 Trên thế giới .................................................................................................. 4
2.1.2 Tại Việt Nam .................................................................................................. 5

2.2 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ........................................ 7
2.2.1 Các khái niệm liên quan .................................................................................. 7
2.2.2 Mục tiêu của Du lịch bền vững ....................................................................... 8
2.2.3 Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa trên các chỉ thị của Tổ
chức Du lịch Thế giới (UNWTO) ............................................................................ 9
2.3 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ....................................................... 11
2.3.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 11
2.3.1.1 Vị trí địa lý kinh tế ................................................................................. 11
2.3.1.2 Các yếu tố khí hậu thời tiết..................................................................... 12
2.3.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội tác động đến du lịch................................ 12
iv


2.3.2.1 Tình hình tăng trƣởng và phát triển kinh tế............................................. 12
2.3.2.2 Tình hình văn hóa – xã hội ..................................................................... 12
2.3.3 Các nguồn tài nguyên:................................................................................... 13
2.3.2.1 Tài nguyên đất đai .................................................................................. 13
2.3.2.2 Tài nguyên nƣớc .................................................................................... 13
2.3.2.3 Tài nguyên rừng ..................................................................................... 13
2.3.2.4 Tài nguyên biển ..................................................................................... 13
2.3.2.5 Tài nguyên văn hóa nhân văn ................................................................ 14
2.3.4 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: ....................................... 15
2.3.4.1 Cơ sở vật chất ........................................................................................ 15
2.3.4.2 Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 16
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 18
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 18
3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 19
3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu .................................................................. 19
3.2.2 Phƣơng pháp khảo sát thực địa ..................................................................... 19
3.2.3 Phƣơng pháp điều tra xã hội học .................................................................. 20

3.2.4 Phƣơng pháp đánh giá đa tiêu chí ................................................................. 21
3.2.5 Phƣơng pháp phân tích SWOT ..................................................................... 22
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 24
4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TP VŨNG TÀU .................................. 24
4.1.1 Các loại hình và sản phẩm du lịch tại TP Vũng Tàu ...................................... 24
4.1.2 Hiện trạng khai thác các tour tuyến du lịch tại TP Vũng Tàu ....................... 25
4.1.2.1 Các tour du lịch nội thành ...................................................................... 25
4.1.2.2 Các tour du lịch TP Vũng Tàu và phụ cận .............................................. 26
4.1.3 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch: .................................................................. 27
4.1.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch giai đoạn 2006-2010 ...................... 28
4.1.5 Đối tƣợng khách và khả năng chi tiêu ........................................................... 30
4.1.6 Các vấn đề môi trƣờng tác động đến phát triển du lịch .................................. 34
4.1.6.1 Môi trƣờng tự nhiên ............................................................................... 34
4.1.6.2 Môi trƣờng xã hội .................................................................................. 36
v


4.2 ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH
PHỐ VŨNG TÀU ......................................................................................................... 37
4.2.1 Các chỉ thị phát triển du lịch bền vững .......................................................... 37
4.2.2 Đánh giá tính bền vững du lịch TP Vũng Tàu ............................................... 45
4.3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TP VŨNG TÀU BỀN VỮNG ............. 49
4.3.1 Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của du lịch TP Vũng
Tàu ( Phân tích SWOT) ......................................................................................... 49
4.3.2 Kết quả phân tích SWOT .............................................................................. 51
4.3.3 Giải pháp phát triển du lịch Vũng Tàu bền vững: .......................................... 53
4.3.3.1 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực .......................................................... 56
4.3.3.2 Giải pháp bảo vệ môi trƣờng du lịch: ..................................................... 57
4.3.3.3 Giải pháp tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch TP Vũng Tàu: ...... 59
4.3.3.4 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển loại hình du lịch đặc

thù ..................................................................................................................... 60
Chƣơng 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ....................................................................... 61
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 61
5.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 63
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 65

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BRVT

: Bà Rịa Vũng Tàu

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

DLBV

: Du lịch bền vững

IUCN

:Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới

Khu DL/KDL

: Khu du lịch


KT – XH – MT

: Kinh tế - Xã hội – Môi trƣờng

TNMT

: Tài nguyên môi trƣờng

TP Vũng Tàu/ TPVT

: Thành phố Vũng Tàu

UBND TPVT

: Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu

UNWTO

: Tổ chức Du lịch Thế giới

VH TTDL/VH-TT&DL

: Văn Hóa Thể Thao Du Lịch

WTTC

: Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ Thành phố Vũng Tàu ........................................................................... 11
Hình 2.2: Biển Thành phố Vũng Tàu ............................................................................. 13
Hình 4.1: Thực trạng các tuyến điểm và loại hình du lịch tại TP Vũng Tàu 2009 ........... 24
Biểu đồ 4.1: Lƣợng khách – Doanh thu du lịch TP Vũng Tàu giai đoạn 2006 -2010 ...... 29
Biểu đồ 4.2: Mục đích chuyến đi du lịch của du khách .................................................. 30
Biểu đồ 4.3: Thời lƣợng chuyến đi du lịch của du khách ................................................ 31
Biểu đồ 4.4: Mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế ................................................ 32
Biểu đồ 4.5: Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa ................................................. 32
Biểu đồ 4.6: Nhận xét của du khách về mức độ rác thải tại điểm đến ............................. 33
Biểu đồ 4.7 : Điểm số bền vững của ngành du lịch TP Vũng Tàu .................................. 45
Biểu đồ 4.8 : Điểm số bền vững về MT – KT – XH của ngành du lịch TP Vũng Tàu..... 45
Biểu đồ 4.9 : Điểm số từng chỉ thị phát triển du lịch bền vững về mặt môi trƣờng ......... 46
Biểu đồ 4.10 : Điểm số từng chỉ thị phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế .............. 47
Biểu đồ 4.11 : Điểm số từng chỉ thị phát triển du lịch bền vững về mặt an sinh xã hội ... 48
Biểu đồ 4.12: Đánh giá của du khách về các biểu mẫu quảng bá du lịch TP Vũng Tàu .. 54
Biểu đồ 4.13: Kênh thông tin cung cấp cho du khách ..................................................... 55
Biểu đồ 4.14:Tỷ lệ du khách đồng tình về các khía cạnh bổ trợ phát triển du lịch .......... 55

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ thị phát triển du lịch bền vững của UNWTO ....................................... 9
Bảng 4.1: Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại TP Vũng Tàu.......................................... 27
Bảng 4.2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch giai đoạn 2006-2010 ....................... 28
Bảng 4.3: Thị trƣờng Khách du lịch đến TP Vũng Tàu .................................................. 30
Bảng 4.4: Cơ cấu chi tiêu trung bình một ngày của khách du lịch đến TP Vũng Tàu ...... 31

Bảng 4.5: Kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc biển ven bờ ........................... 35
Bảng 4.6: Lựa chọn các chỉ thị đánh giá tính bền vững .................................................. 38
Bảng 4.7: Các chỉ thị đánh giá du lịch bền vững tại TP Vũng Tàu ................................. 42
Bảng 4.8: Phân tích SWOT ............................................................................................ 49
Bảng 4.9: Tích hợp các giải pháp ................................................................................... 51

ix


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nhân loại đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động
du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc
gia trong đó có Việt Nam.
Suốt 20 năm hình thành và phát triển, du lịch Bà Rịa Vũng Tàu đã có những
bƣớc tiến đáng khích lệ, đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trƣởng của ngành
du lịch Việt Nam. Trong đó, du lịch Thành phố Vũng Tàu đã không ngừng phát triển,
và hiện đã trở thành một ngành kinh tế có thế đứng vững mạnh trong nền kinh tế của
Tỉnh, cùng góp phần vào sự phát triển của đất nƣớc. Theo thống kê của Sở Văn hóa
Thể thao Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu, năm 2010, ngành du lịch TP Vũng Tàu đã hoàn
thành mục tiêu đón hơn 3,2 triệu lƣợt khách với tổng doanh thu 1.560 tỷ đồng.
Nhờ lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú cùng với điều kiện
giao thông thuận lợi, TP Vũng Tàu đƣợc đánh giá là một trong những điểm du lịch
trọng tâm của đất nƣớc. TP Vũng Tàu vừa sở hữu một quần thể thiên nhiên hài hòa với
các cảnh quan núi rừng và bờ biển đẹp, vừa là một đô thị cửa ngõ, một trung tâm du
lịch hạt nhân của Tỉnh với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. TP đã và đang là điểm đến
nổi bật, thu hút lƣợng lớn khách du lịch trong nƣớc và quốc tế.
Với mục tiêu đến năm 2015, Bà Rịa Vũng Tàu sẽ trở thành một trong những
trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng và giải trí lớn của cả nƣớc, Thành phố Vũng Tàu sẽ là

trung tâm du lịch hội nghị và giải trí. Thành phố đã tập trung mọi nguồn lực để phát
triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút du khách. Hàng loạt các dự án với
quy mô hàng nghìn tỷ đô la vào các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách.
Tuy nhiên, lƣợng khách đến Thành phố Vũng Tàu ngày càng gia tăng đặt ra cho
thành phố những cơ hội đan xen với những thách thức lớn trong việc duy trì, phát triển
bền vững trong du lịch.
1


Hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực, sự phát triển nhanh chóng của hoạt
động du lịch cũng kèm theo những ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng nhƣ: tăng áp lực
về chất thải sinh hoạt, tăng lƣợng nƣớc thải gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, gia tăng
mức độ ô nhiễm nguồn nƣớc, suy thoái chất lƣợng nƣớc, đặc biệt ở khu vực ven biển…
Trong khi đó, vấn đề môi trƣờng lại đƣợc xem là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp
đến chất lƣợng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, ảnh hƣởng đến khả năng thu hút
khách và sự tồn tại của hoạt động du lịch.
Phát triển du lịch bền vững chính là giải pháp duy nhất khắc phục đƣợc tình
trạng ô nhiễm môi trƣờng, hạn chế khả năng làm suy thoái tài nguyên, duy trì những
nét đặc trƣng của TP Vũng Tàu và góp phần tạo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã
hội và môi trƣờng. Nhƣng đến nay, TP Vũng Tàu chƣa có nghiên cứu nào đánh giá tính
bền vững của hoạt động du lịch bằng một thƣớc đo cụ thể. Vì vậy, việc đánh giá tính
bền vững của các hoạt động du lịch tại TP Vũng Tàu là việc làm cần thiết để xác định
và đánh giá đƣợc mức độ bền vững của các hoạt động du lịch, từ đó đề ra những biện
pháp phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên du lịch hƣớng tới
mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Xuất phát từ cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của việc phát triển du lịch bền vững
cũng nhƣ tính cấp thiết của vấn đề, đƣợc sự cho phép của Trƣờng Đại học Nông Lâm
TP Hồ Chí Minh - Khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài
“Khảo sát và đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch tại Thành phố

Vũng Tàu” với mong muốn đóng góp vào sự phát triển du lịch TP Vũng Tàu đƣợc bền
vững.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu hiện trạng phát triển du lịch tại TP Vũng Tàu và đánh giá tính bền
vững của các hoạt động du lịch dựa trên các chỉ thị phát triển du lịch bền vững của Tổ
chức Du lịch Thế giới.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra, cần tìm hiểu những nội dung sau:
- Hiện trạng phát triển du lịch của TP Vũng Tàu .
- Mức độ bền vững của du lịch TP Vũng Tàu, thực hiện đánh giá tính bền vững
của hoạt động du lịch tại TP Vũng Tàu.
2


- Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động du lịch tại TP
Vũng Tàu.
- Các giải pháp phù hợp đảm bảo phát triển du lịch Vũng Tàu hài hòa các lợi ích
kinh tế - xã hội và môi trƣờng.
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về các hoạt động du lịch đang diễn ra tại Thành phố Vũng
Tàu. Khảo sát chủ yếu thực hiện ở các điểm du lịch và khu vực ven biển TP Vũng Tàu.
Tác giả thực hiện đánh giá tính bền vững dựa trên các chỉ thị phát triển du lịch
bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới.
Đối tƣợng nghiên cứu chính: ngƣời dân, khách du lịch, khu & điểm du lịch.
Số liệu thu thập năm 2009 và 2010.
Thời gian thực hiện: từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2011
1.5 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài “Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại TP Vũng Tàu dựa trên
các chỉ thị phát triển du lịch bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới” là một khía cạnh
hoàn toàn mới đối với ngành du lịch Thành phố Vũng Tàu cũng nhƣ Tỉnh Bà Rịa Vũng

Tàu.
Phƣơng pháp thực hiện không đánh giá một cách khái quát trừu tƣợng mang tính
lý thuyết chung chung. Đề tài thực hiện nghiên cứu và đánh giá thông qua từng chỉ thị
cụ thể, rõ ràng và tích hợp các chỉ thị để đƣa ra kết quả cuối cùng.
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài cung cấp cơ sở nền tảng về hiện trạng phát triển du lịch của TP Vũng
Tàu, những khía cạnh môi trƣờng – xã hội liên quan đến hoạt động du lịch, xác định
đƣợc mức độ bền vững của du lịch TP Vũng Tàu và những giải pháp vừa phát triển du
lịch vừa có sự đóng góp cho công tác BVMT. Đồng thời, tạo điều kiện cho các ý tƣởng
về sau tiếp tục nghiên cứu lập kế hoạch phát triển du lịch TP Vũng Tàu bền vững hơn.

3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
Nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch
tại TP Vũng Tàu, Chƣơng 2 giải quyết các vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận phát triển du lịch bền vững
- Khát quát về Thành phố Vũng Tàu
2.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN
2.1.1 Trên thế giới
Từ đầu những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm
hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một
số loại hình du lịch quan tâm đến môi trƣờng đã bắt đầu xuất hiện nhƣ: du lịch sinh
thái, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch cộng đồng… đã góp phần nâng cao hình ảnh
về một loại hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Năm 1996, hƣởng ứng chƣơng trình Nghị sự Trái đất, ngành du lịch toàn cầu đại
diện bởi ba tổ chức quốc tế gồm: Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới (WTTC), Tổ
chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hội đồng Trái đất (Earth council) đã ứng dụng

những nguyên tắc của Chƣơng trình Nghị sự 21 (Agenda 21) vào du lịch, phối hợp xây
dựng một chƣơng trình hành động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về du lịch:
Hướng tới sự phát triển về môi trường”.
Chƣơng trình nghị sự 21 về du lịch đã đƣa ra các lĩnh vực ƣu tiên hành động với
mục đích xác định và dự kiến các bƣớc tiến hành. Chƣơng trình này nhấn mạnh sự cần
thiết phối hợp hành động giữa các chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lƣợc
và kinh tế của ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển
du lịch theo hƣớng bền vững.
Ngày 21-24 tháng 03 năm 2007, để tăng cƣờng năng lực của chính quyền tỉnh
và địa phƣơng để hỗ trợ các địa điểm quy hoạch và quản lý quy trình, Bộ Văn hóa và
Du lịch, Cộng hòa Indonesia, hợp tác với UNWTO, đã tổ chức “Hội thảo quốc gia về
các chỉ thị phát triển bền vững cho các điểm du lịch” diễn ra tại Mataram, Lombok,
4


Indonesia.
Hội thảo này xác định các chỉ thị quan trọng trong chính sách làm cho các điểm
đến phát triển theo nguyên tắc bền vững. Một số vấn đề và các chỉ thị đã đƣợc thảo
luận và phân tích cụ thể để chứng minh vấn đề kỹ thuật và thủ tục trong việc xác định
và sử dụng các chỉ thị.
Năm 2007, tại thành phố Bohol Philippines đã có báo cáo quốc gia về “ Chỉ thị
DLBV và quản lý khu du lịch”. Trong báo cáo đã nêu rõ các chỉ thị đánh giá tính bền
vững phát triển DLBV tại thành phố.
“Hướng dẫn UNWTO về chỉ thị phát triển du lịch bền vững 2007” (Nations,
October 2007) đƣợc thiết kế để giúp xác định các vấn đề chính, các chỉ số lƣu ý có thể
giúp các nhà quản lý đáp ứng có hiệu quả, và duy trì một điểm đến hấp dẫn. Sách
hƣớng dẫn này đƣợc phát triển dựa trên việc xem xét nhiều kinh nghiệm quốc tế, và
một loạt các hội thảo UNWTO thí điểm thực hiện tại các vùng khác nhau trên thế giới.
2.1.2 Tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, các tác động của du lịch đối với môi trƣờng tự nhiên

và xã hội đã ngày càng trở nên nghiêm trọng và thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Điều đó cũng cho thấy yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng và phát triển du
lịch bền vững.
Năm 2000, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch bắt đầu nghiên cứu về phát triển
du lịch bền vững ở Việt Nam. Một số tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam
cũng đã đề cập đến các vấn đề về bảo tồn, phát triển cộng đồng, phát triển bền vững...
ở những vùng sâu vùng xa. Việc nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở những địa
bàn cụ thể còn hạn chế và chỉ mới bắt đầu ở một số nơi. Một số nghiên cứu góp phần
phát triển du lịch bền vững nhƣ:
Năm 1998, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã giúp Lào Cai xây
dựng “dự án phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng”.
Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trƣờng du lịch với sự tham gia của
cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng (TS.
Phạm Trung Lƣơng)
Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trƣờng cho hoạt động du lịch
biển Việt Nam (TS. Đỗ Thị Thanh Hoa )
5


Những nghiên cứu trên giúp cho các nhà đầu tƣ, nhà quản lý…thấy rõ đƣợc tiềm
năng du lịch cụ thể của từng vùng, vai trò của môi trƣờng trong du lịch, tầm quan trọng
của việc phát triển du lịch bền vững và những giải pháp áp dụng phù hợp với thực tế
của khu vực khảo sát, góp phần giúp ích cho công tác bảo tồn tài nguyên và phát triển
bền vững. Các kết quả đó đƣợc coi nhƣ các kinh nghiệm tham khảo quan trọng cho các
hoạt động du lịch và phát triển bền vững trong tƣơng lai.
Tại Bà Rịa Vũng Tàu có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các định hƣớng phát
triển du lịch Bà Rịa Vũng Tàu, chiến lƣợc phát triển sản phẩm, quy hoạch cụm - tuyến
du lịch.. nhƣng về lĩnh vực phát triển du lịch bền vững chỉ đƣợc nghiên cứu tại khu DL
suối khoáng Bình Châu, và chƣa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực đánh giá tính bền
vững. Các đề tài trƣớc đây hầu nhƣ tập trung nghiên cứu về vấn đề “Làm sao để phát

triển du lịch mang lại lợi nhuận cao nhất, thu hút du khách và giới thiệu hình ảnh du
lịch của khu DL, điểm du lịch, của địa phƣơng hoặc Tỉnh BRVT đến với khách du
lịch”
Hiện nay, tại các trƣờng đại học nhƣ: Đại học Khoa học Xã Hội & Nhân văn,
Đại học Văn Hiến, Đại học Văn Lang... có rất nhiều đề tài do sinh viên nghiên cứu về
lĩnh vực du lịch, bao gồm cả loại hình du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Trƣờng Đại
học Nông Lâm cũng có khá nhiều đề tài về du lịch theo các hƣớng khác nhau nhƣ:
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái trên địa bàn Tỉnh BRVT
- Tác động của phát triển du lịch sinh thái đến quản lý và đời sống của ngƣời
dân trong vùng đệm ở khu bảo tồn Bình Châu - Phƣớc Bửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển bền
vững DLST tỉnh Phú Yên
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Biên
Hòa- Đồng Nai
Các đề tài trên đã góp phần làm phong phú thêm các khía cạnh cần quan tâm
trong lĩnh vực du lịch và giải quyết các vấn đề phát sinh từ yêu cầu của thực tiễn. Tuy
nhiên, đa số các đề tài do sinh viên thực hiện không đủ thời gian nghiên cứu nên còn
hạn chế ở việc đánh giá các kết quả từ thực trạng phát triển cũng nhƣ đánh giá tính bền
vững, chƣa làm rõ các khía cạnh môi trƣờng cần quan tâm trong du lịch. Đã có nhiều
giải pháp đƣợc đƣa ra hƣớng đến phát triển du lịch bền vững nhƣng hầu nhƣ chƣa có sự
6


gắn kết chặt chẽ giữa các giải pháp trong khi yêu cầu đặt ra là các giải pháp phải cụ
thể, thiết thực, kết quả này phải bổ trợ cho kết quả khác.
Nhƣ vậy, đến nay Việt Nam chƣa có khung chỉ thị đánh giá du lịch bền vững và
các nghiên cứu trƣớc đó chỉ mang tính lý thuyết chung chung, chƣa đƣa ra đƣợc một số
đo cụ thể về mức độ phát triển bền vững của hoạt động du lịch.
Nhằm hạn chế những vấn đề còn thiếu sót trên, đề tài sẽ thực hiện để trả lời cho
câu hỏi chính: “Làm thế nào để đánh giá đƣợc mức độ bền vững của du lịch TP Vũng

Tàu?” Và để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đó, đề tài thực hiện giải quyết các vấn đề
sau đây:
- Hiện trạng phát triển du lịch ở TP Vũng Tàu nhƣ thế nào?
- Dựa trên các chỉ thị nào để đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch
tại TP? Và dựa trên các chỉ thị đó, du lịch TP Vũng Tàu bền vững ở mức độ nào?
- Những điểm mạnh, điểu yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch TP Vũng
Tàu nhƣ thế nào?
- Làm thế nào để hoạt động du lịch TP Vũng Tàu phát triển bền vững?
2.2 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
2.2.1 Các khái niệm liên quan
 Hoạt động du lịch:
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh
du lịch, cộng đồng dân cƣ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch ( Luật
Du Lịch Việt Nam, 2005).
 Phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con
ngƣời nhƣng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tƣơng lai. (Uỷ ban
Môi trƣờng và Phát triển của Liên Hợp Quốc,1987)
 Du lịch bền vững
Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một
cách có trách nhiệm với môi trƣờng để tận hƣởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả
những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách
khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự
tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phƣơng. (Hiệp hội bảo tồn thế
7


giới,1996)
 Phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các

giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan
tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn
tạo các nguồn tài nguyên, duy trì đƣợc sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du
lịch trong tƣơng lai; cho công tác bảo vệ môi trƣờng và góp phần nâng cao mức sống
của cộng đồng địa phƣơng. (PGS.TS Phạm Trung Lƣơng, tài liệu Nhân học du lịch,
2007)
2.2.2 Mục tiêu của Du lịch bền vững
Phát triển bền vững

Kinh tế

Xã hội

Môi trƣờng

Hình 2.1 : Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững
Mục tiêu kinh tế (đời sống kinh tế của cộng đồng và doanh nghiệp): phải đạt sự
tăng trƣởng của ngành, có lợi nhuận trong kinh doanh, gia tăng cơ hội việc làm, và tạo
các lợi ích tại các điểm đến.
Mục tiêu xã hội (có xét về tác động đến nền văn hóa bản địa & du khách và lợi
ích mà ngƣời lao động trong ngành du lịch đƣợc hƣởng): hệ thống di sản văn hóa đƣợc
gìn giữ; có sự tham gia của cộng đồng; dịch vụ và cơ sở hạ tầng nâng cấp; Chất lƣợng
cuộc sống đƣợc cải thiện.
Mục tiêu môi trƣờng (kể cả môi trƣờng tự nhiên và nhân tạo): đảm bảo tài
8


nguyên tự nhiên đƣợc bảo vệ, quản lý sử dụng và kiểm soát đƣợc các tác động đến môi
trƣờng, truyền thông và giáo dục, xây dựng các mối quan hệ đối tác vững bền.
Tóm lại, để phát triển du lịch bền vững, bất cứ một quốc gia, một địa phƣơng

hay một nhà kinh doanh du lịch đều phải duy trì sự cân bằng lợi ích của ba yếu tố: kinh
tế, xã hội và môi trƣờng.
2.2.3 Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa trên các chỉ thị của Tổ
chức Du lịch Thế giới (UNWTO)
Hệ thống các thƣớc đo phát triển du lịch bền vững rất phức tạp, mỗi địa phƣơng
có những yếu tố chỉ thị riêng biệt phù hợp với điều kiện thực tế của vùng. Các thƣớc đo
đặc trƣng bắt buộc không tách rời nhau mà phải kết hợp lại với nhau thành một khối
thống nhất tạo nên sức mạnh cho việc phát triển du lịch thành công, giảm thiểu rủi ro
cho ngành công nghiệp du lịch và quan tâm đến lợi ích của dân địa phƣơng. Nhiều
thƣớc đo vì phải thực hiện đánh giá trên cả ba phƣơng diện: kinh tế - xã hội và môi
trƣờng nên rất khó xác định.
Dựa trên kinh nghiệm chuyên gia, kết quả nghiên cứu, hội thảo diễn ra ở nhiều
quốc gia và nhiều vùng miền khác nhau, Tổ chức Du lịch Thế giới đã thiết lập bộ chỉ
thị phát triển du lịch bền vững để thuận tiện cho nghiên cứu đánh giá tính bền vững của
hoạt động du lịch áp dụng cho tất cả các vùng du lịch trên thế giới.
Những chỉ thị đã đƣợc lựa chọn từ khoảng 50 vấn đề bền vững và hơn 500 chỉ
thị mô tả trong sách hƣớng dẫn của UNWTO. Đây là một danh sách ngắn của các chỉ
thị hữu ích đƣợc khuyến khích sử dụng để thích ứng với điều kiện cụ thể và nhu cầu
của các điểm du lịch, quy hoạch du lịch, quản lý và nghiên cứu phát triển du lịch.
Bảng 2.1: Các chỉ thị phát triển du lịch bền vững của UNWTO
STT
1

Các vấn đề cơ bản
Sự hài lòng của địa

Chỉ thị cơ bản
Mức độ hài lòng của địa phƣơng với du lịch

phƣơng với du lịch

2

Ảnh hƣởng của du lịch đến Tỉ lệ khách du lịch đến
cộng đồng

% hộ gia đình có thu nhập từ du lịch
% ngƣời dân tin rằng du lịch có thể mang lại các
dịch vụ hay cơ sở hạ tầng mới

3

Sự hài lòng của du khách

Mức độ hài lòng của du khách
9


% du khách chấp nhận với số tiền họ bỏ ra
% du khách quay trở lại
4

Mùa du lịch

Lƣợng khách đến hàng quý, hàng tháng
Tỷ lệ các cơ sở đƣợc cấp phép kinh doanh
% số cơ sở kinh doanh thành lập trong năm
Số lƣợng và % việc làm cố định, việc làm thời vụ
trong ngành du lịch

5


Lợi ích kinh tế của ngành

Số lƣợng lao động địa phƣơng làm việc trong

du lịch

ngành du lịch
GDP của du lịch/GDP tổng

6

Quản lý năng lƣợng

Bình quân tiêu thụ năng lƣợng trên đầu ngƣời từ tất
cả các nguồn
Tỷ lệ % doanh nghiệp tham gia chƣơng trình bảo
tồn năng lƣợng, hoặc áp dụng chính sách tiết kiệm
năng lƣợng và kỹ thuật
% năng lƣợng tiêu thụ từ các nguồn tài nguyên tái
tạo (tại các điểm đến, cơ sở)

7

Bảo vệ tài nguyên nƣớc

Lƣợng nƣớc sử dụng ( tổng lƣợng nƣớc tiêu thụ và
nhu cầu 1 khách/ngày)
Lƣợng nƣớc tiết kiệm ( tái sử dụng, sử dụng lại sau
xử lý)


8

Chất lƣợng nƣớc uống

% các cơ sở du lịch mà nƣớc uống đƣợc xử lý theo
tiêu chuẩn quốc tế
Tần số của bệnh lây lan bằng nguồn nƣớc: số
ngƣời hoặc % du khách thông báo đã nhiễm bệnh
từ nguồn nƣớc trong suốt kỳ nghỉ

9

Xử lý nƣớc thải

Lƣợng nƣớc thải vào bể xử lý ( cấp 1, cấp 2, cấp 3)
% các cơ sở du lịch có hệ thống xử lý nƣớc thải
Lƣợng nƣớc xả thải ra ngoài môi trƣờng

10


10

Quản lý chất thải rắn

Khối lƣợng chất thải rắn tại các cơ sở/ ngày (tháng)
Khối lƣợng chất thải đƣợc tái chế/ tổng khối lƣợng
chất thải rắn
Lƣợng rác chôn lấp ngoài môi trƣờng


11

Kiểm soát sự phát triển

% khu DL có kế hoạch quản lý và giám sát chất
lƣợng môi trƣờng, giám sát các tác động của du
khách
% diện tích khu vực đƣợc kiểm soát

12

Kiểm soát mức độ sử dụng Lƣợt khách đến/ năm( tháng, mùa)
% cơ sở có tính sức chứa

Nguồn: White V., M. G., Blackstock K.L., and Scott A. (April 2006). "Indicators of
Sustainability & Sustainable Tourism: some example sets.".
2.3 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý kinh tế

Hình 2.1: Sơ đồ Thành phố Vũng Tàu
TP Vũng Tàu là một trong những thành phố lớn ven biển của cả nƣớc; thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phiá Nam. TP có 17 đơn vị hành chính ( bao gồm 16 Phƣờng
và Xã đảo Long Sơn); có mạng lƣới đƣờng giao thông phát triển toàn diện cả đƣờng
bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không, thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến du lịch từ
TP Vũng Tàu đi các trung tâm kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam
11



nói riêng và cả nƣớc nói chung.
Tiềm năng phát triển du lịch ở TP Vũng Tàu đã đƣợc phát hiện và khai thác từ
thời Pháp thuộc đến nay. TP Vũng Tàu có ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển là
48,1km (chiếm 72,7% so chiều dài bờ biển toàn tỉnh), bờ biển thoai thoải, có nhiều bãi
cát trắng, thuận lợi cho việc xây dựng các bãi tắm, cảnh quan thiên nhiên thích hợp cho
phát triển các khu du lịch.
2.3.1.2 Các yếu tố khí hậu thời tiết
TP Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu
chia 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau. Khí hậu TP Vũng Tàu quanh năm dễ chịu, ấm áp, ít có thiên tai và thời tiết
bất thƣờng, không khí trong lành, thoáng mát, lƣợng mƣa vừa phải. Những yếu tố đó là
điều kiện thuận lợi để tổ chức các loại hình du lịch quanh năm.
2.3.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội tác động đến du lịch
2.3.2.1 Tình hình tăng trƣởng và phát triển kinh tế
Kinh tế tăng trƣởng cao và ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hƣớng công
nghiệp hóa-hiện đại hóa. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 (không tính dầu khí) là
5.580 USD/ngƣời năm. Cơ cấu kinh tế năm 2010 chuyển dịch theo đúng hƣớng: dịch
vụ - hải sản - công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
2.3.2.2 Tình hình văn hóa – xã hội
 Hiện trạng dân số - lao động
Dân số trung bình của TP Vũng Tàu năm 2010 là 295.205 ngƣời. Lao động làm
việc trong các ngành kinh tế- xã hội tăng từ 129.222 ngƣời năm 2005 lên 151.605
ngƣời năm 2010. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng lao động trong
các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Lao động có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và tay nghề cao còn rất thiếu.
 Công tác văn hóa - xã hội, giáo dục-đào tạo
Năm 2010, TP có 79,13% khu phố đạt danh hiệu khu phố văn hóa, 94,12% số
hộ dân đạt gia đình văn hóa. Trong giai đoạn từ 2005 đến nay, chất lƣợng giáo dục luôn
đứng đầu toàn tỉnh, bƣớc đầu vƣơn ra trong phạm vi khu vực và toàn quốc.


12


2.3.3 Các nguồn tài nguyên:
2.3.2.1 Tài nguyên đất đai
TP Vũng Tàu có tổng diện tích tự nhiên là 14.964,63 ha, chia thành 16 phƣờng
chiếm diện tích 8.684,68 ha và 01 xã đảo Long Sơn là 6.279,95 ha.
2.3.2.2 Tài nguyên nƣớc
a/ Nguồn nƣớc mặt: Sông Dinh là sông lớn nhất có diện tích lƣu vực 306km2.
Sông Dinh và các sông suối nhỏ thuộc hệ thống sông Dinh cung cấp nguồn nƣớc chủ
yếu cho sản xuất và sinh hoạt, khối lƣợng nƣớc có khả năng cung cấp đạt khoảng
20000-24000m3/ngày đêm.
b/ Nƣớc ngầm: Năm 2010, Bộ Công Nghiệp cho khai thác 13000m3/ngày đêm,
khả năng có thể tăng thêm 7000m3/ ngày đêm. Chất lƣợng nƣớc ngầm khá, nhƣng ở
một số nơi bị nhiễm phèn và có dấu hiệu vi khuẩn E.coli, các chất hữu cơ.
2.3.2.3 Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của TP là 1.968,3ha, chiếm 13,6% diện tích tự nhiên
(trong đó, đất rừng tự nhiên 1.101,6 ha, rừng trồng 866,7 ha). Hầu hết diện tích đất
rừng trên địa bàn TP đều thuộc loại rừng phòng hộ, tập trung chủ yếu ở khu vực Xã
Long Sơn, ven sông Cỏ May, rạch Cửa Lấp và ven biển.
Tài nguyên rừng của TP Vũng Tàu có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trƣờng
sinh thái, nguồn lợi thủy sản, điều hòa khí hậu và tạo cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn
đối với khách du lịch, góp phần quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm du lịch. Tuy
nhiên, số lƣợng và chất lƣợng rừng của TP vẫn tiếp tục bị suy giảm do tác động của
con ngƣời. Nhiều diện tích rừng phòng hộ và động vật quý hiếm suy giảm, nhất là do
ảnh hƣởng nặng nề của cơn bão số 5 ( năm 1997) và cơn bão số 9 (năm 2006).
2.3.2.4 Tài nguyên biển

Hình 2.2: Biển Thành phố Vũng Tàu
13



Tài nguyên biển và ven biển TP Vũng Tàu có lợi thế đặc biệt đối với phát triển
du lịch, nƣớc biển ấm áp, ít sóng to gió lớn. Vùng biển và ven biển Vũng Tàu còn có
trữ lƣợng lớn về thủy hải sản. Đồng thời, là địa bàn thuận lợi cho xây dựng cảng biển.
Chiều dài bờ biển 48,1km, phần lớn đƣợc khai thác sử dụng làm bãi tắm. Hiện
tại, TP Vũng Tàu có 5 bãi tắm lớn và đẹp, bao gồm:
- Bãi Sau ( Bãi Thùy Vân): Nằm ở phía Đông Nam TP, từ chân Núi Nhỏ đến
rạch Cửa Lấp.
- Bãi Trƣớc ( Bãi Tầm Dƣơng): Nằm ở giữa Núi Lớn và Núi Nhỏ.
- Bãi Dứa: Cách Bãi Trƣớc khoảng 2km về phía Nam.
- Bãi Dâu (Bãi Phƣơng Thảo – Bãi Mơ): Nằm trên đƣờng Trần Phú, cách Bãi
Trƣớc khoảng 3km.
2.3.2.5 Tài nguyên văn hóa nhân văn [ Kèm phụ lục 2]
(1) Các di tích lịch sử văn hóa: TP Vũng Tàu có khá nhiều di tích lịch sử văn
hóa cách mạng và di tích lịch sử kiến trúc tôn giáo gắn liền với các lễ hội. Trên địa bàn
TP có 5 công trình quan trọng: Khu di tích Thích Ca Phật Đài; Di tích Bạch Dinh; Tháp
đèn Hải Đăng; Đình thần Thắng Tam và Tƣợng chúa Jesu.
- Thích Ca Phật Đài là công trình kiến trúc điêu khắc độc đáo, quần thể bao gồm
Thiền Lang Tự, Bào tháp hình bát giát cao 18m, Vƣờn Lộc Giã có ngôi nhà bát giác
cao 15m và Thích Ca Phật đài - pho tƣợng Kim Thần Phật Tử ngồi trên tòa sen, cao
12,2m.
- Bạch Dinh: xây năm 1898 cho viên toàn quyền Đông Dƣơng ngƣời Pháp đầu
tiên là Paul Doumer, mang nét kiến trúc cổ Châu Âu và Việt Nam. Sau này Bạch Dinh
từng đƣợc sử dụng làm nơi an trí của vua Thành Thái, một vị vua yêu nƣớc.
- Tháp đèn Hải Đăng: xây từ năm 1907, nằm trên đỉnh Núi Nhỏ. Đèn tháp chiếu
xa 35 hải lý, phía dƣới chân tháp có 4 cỗ đại bác cổ của Pháp dài trên 10m. Từ tháp
Đèn hải đăng có thể nhìn bao quát toàn bộ TP Vũng Tàu, thấy đƣợc các vùng Cần Giờ,
Bà Rịa.
- Tƣợng chúa Jesu là một công trình kiến trúc tôn giáo quy mô lớn ở Việt Nam,

xây dựng trên Núi Nhỏ, cao 32m, bệ tƣợng cao 10m gồm 3 tầng, sải tay dài 18,4m.
Thân tƣợng rỗng có cầu thang xoáy trôn ốc, hai bên bệ tƣợng đặt 2 khẩu đại bác cổ
(chế tạo năm 1902 của Pháp) dài 12m. Tác phẩm Tƣợng chúa Jesu là một tác phẩm
14


nghệ thuật lớn, mang tính dân tộc và tôn giáo. Về kích thƣớc, tƣợng đƣợc xem là bức
tƣợng chúa cao nhất thế giới, lớn hơn cả bức tƣợng chúa ở Brazil.
(2) Các lễ hội văn hóa:
Các lễ hội trong năm gồm có 4 lễ hội lớn: Lễ hội Miếu Bà, Lễ hội Nghênh rƣớc
Cá Ông; Lễ hội Trùng Cửu và Lễ hội hành hƣơng của Phật Tử.
- Lễ hội Miếu Bà: diễn ra hàng năm vào các ngày 16,17,18 tháng 10 âm lịch,
khá sôi động và linh đình. Ngoài việc cúng tế thần linh còn tổ chức múa lân, các trò
vui, hát tuồng.
- Lễ hội Nghênh rƣớc Cá Ông tại Lăng Cá Ông trong 4 ngày 16-18 tháng 8 âm
lịch hàng năm, gồm: Lễ cúng Ông, Lễ Nghinh Ông, nhiều ghe thuyền thắp đèn chạy
vòng ngoài biển. Các hình thức tế lễ Cá Ông mang đậm màu sắc của cƣ dân miền biển.
- Lễ hội Cầu an tại Đình thần Thắng Tam trong 4 ngày từ ngày 17-20 tháng 2
âm lịch hàng năm. Trong lễ hội có tổ chức nhiều trò vui giải trí nhƣ múa lân, hát
bội…Lễ hội Đình thần Thắng Tam là một hoạt động văn hóa đặc sắc của ngƣ dân miền
biển Vũng Tàu.
- Lễ hội đền thờ Tiên Sƣ tại số 66 Cô Giang, P4, TP Vũng Tàu, là nơi thờ vị sƣ
tổ đầu tiên đã có công truyền dạy nghề nghiệp cho dân gian. Hàng năm, vào ngày 17,18
tháng 2 âm lịch nhân dân thƣờng đến làm lễ cúng vía Ngài để tƣởng nhớ công ơn của
vị tiền bối. Lễ hội Tiên Sƣ là một tập quán tốt đẹp nói lên khía cạnh đạo đức “Uống
nƣớc nhớ nguồn” của nhân dân ta.
Ngoài ra còn có các lễ hội khác nhƣ:
- Lễ hội bắn súng thần công: diễn ra vào đầu năm nhân dịp Khai Hội Văn Hóa
Thể Thao Du Lịch Tỉnh mừng xuân mới.
- Lễ hội Diều quốc tế: diễn ra hàng năm vào khoảng cuối Tháng 3 đầu Tháng 4,

thu hút hàng trăm nghệ nhân diều trong và ngoài nƣớc tham gia. Liên hoan Diều quốc
tế cũng mang đến cho ngƣời xem những màn trình diễn độc đáo, đặc sắc và đầy ngẫu
hứng của những cánh diều các nƣớc.
2.3.4 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:
2.3.4.1 Cơ sở vật chất
Tính đến năm 2010, TP Vũng Tàu có 110 khách sạn và resort (Toàn tỉnh có 136
khách sạn và resort, chiếm 80% so với tỉnh) Trong đó bao gồm: 85 khách sạn thuộc
15


doanh nghiệp và 20 khách sạn thuộc hộ kinh doanh cá thể. Hệ thống khách sạn nhà
nghỉ cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách, số lƣợng và chất lƣợng nhà nghỉ tăng qua
các năm. Nhiều nhà nghỉ, nhà trọ kém chất lƣợng đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp thành khách
sạn đạt tiêu chuẩn.
Tổng số phòng nghỉ của 110 khách sạn và resort là 4690 phòng, trong đó có trên
2900 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1-4 sao, số còn lại đạt chuẩn tối thiểu. Ngoài ra còn có
240 nhà nghỉ và nhà trọ thuộc các hộ kinh doanh cá thể với tổng số phòng là 1760
phòng.
Tổng số Resort tại TP là 12 Khu với tổng số phòng nghỉ là 502 phòng, bao gồm:
1. Khu Biển Đông: 27 phòng
2. Khu Bimexco: 58 phòng
3. Khu DIC lotus: 131 phòng
4. Khu Vũng Tàu Paradise: 96 phòng
5. Khu Vũng Tàu Intourco: 58 phòng
6. Khu Tháng Mƣời: 44 phòng
7. Khu Chí Linh: 18 phòng
8. Khu Lan rừng Resort: 31 phòng
9. Làng Bình An: 9 phòng
10. Khu Việt Đức: 12 phòng
11. Khu Thủy Tiên: 11 phòng

12. Khu Nghinh Phong: 7 phòng
Tổng số cơ sở kinh doanh ăn uống, giải khát có 568 cơ sở, trong đó có 32 doanh
nghiệp, còn lại là hộ kinh doanh cá thể.
2.3.4.2 Cơ sở hạ tầng
a/ Giao thông
Giao thông đƣờng bộ: giao thông đƣờng bộ của Thành phố Vũng Tàu phát triển
khá, đảm bảo lƣu thông rất thuận lợi, tổng chiều dài hệ thống đƣờng bộ là 391,942 km.
Giao thông đƣờng thủy: Thành phố Vũng Tàu có 7 bến cảng và 3 bến tàu, đảm
bảo nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách phục vụ cho phát triển KT-XH.
Giao thông đƣờng hàng không: TP có 1 sân bay cấp 3 tại phƣờng 9 chủ yếu
phục vụ trực thăng đƣa chuyên gia ra giàn khoan dầu khí và một số hành khách đi Côn
16


×