Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ MỨC
SẴN LÒNG CHI TRẢ TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG

Hà Nội ,tháng 06 năm 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI


KHOA MÔI TRƯỜNG


ĐOÀN THỊ HỒNG NHUNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ MỨC
SẴN LÒNG CHI TRẢ TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG

Chuyên ngành :Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành

:D850101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:THS. HOÀNG THỊ HUÊ

Hà Nội,tháng 06 năm 2016
LỜI CAM ĐOAN




2


Nhằm thực hiện đúng theo quy định chung của Khoa Môi trường - Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc thực hiện đồ án tốt nghiệp. Tôi
xin cam đoan đề tài “Đánh giá nhu cầu sử dụng nước sạch và mức sẵn lòng chi
trả tại Thành phố Hạ Long” do chính tôi thực hiện. Những phần sử dụng tài liệu
trong đồ án là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Đoàn Thị Hồng Nhung

3


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, các thầy, cô khoa Môi
Trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm
đồ án tốt nghiệp này.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
cô giáo Ths. Hoàng Thị Huê. Người đã trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn tôi rất tận tình
trong thời gian tôi thực hiện và hoàn thành đồ án này.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này tôi cũng xin cảm cơ sở thực địa Xí nghiệp
nước Bãi Cháy, các anh chị làm việc tại xí nghiệp nước Bãi Cháy và các hộ dân sử
dụng nước sạch ở phường Bãi Cháy, phường Trần Hưng Đạo, phường Tuần Châu.

Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, thông tin để thực
hiện đồ án tốt nghiệp này.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến bố mẹ
và người thân trong gia đình đã luôn động viên chia sẻ, giúp đỡ tôi vượt qua khó
khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án này. Nhân dịp này tôi xin được
bày tỏ lòng biết ơn tới những người bạn, đã luôn sát cánh động viên tôi trong quá
trình học tập cũng như thực hiện đồ án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Đoàn Thị Hồng Nhung
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTP - willingness to pay
CV - Contingent Valuation
CVM - Contingent Valuation
Method
GDP

4

Sẵn lòng chi trả
Đánh giá ngẫu nhiên
Phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên
Gross Domestic Product- giá trị


TP
UBND

XNN
TNHH

5

thị trường
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Xí nghiệp nước
Trách nhiệm hữu hạn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

6


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước là loại tài nguyên quý giá, là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự
sống trên hành tinh chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân
sinh kinh tế của con người. Trữ lượng nước trên thế giới rất lớn nhưng không phải

là vô tận, bởi sức tái tạo của dòng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đó, với áp
lực của sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế của xã hội đã ảnh hưởng tiêu
cực đến tài nguyên nước như tăng dòng chảy, lũ quét, cạn kiệt nguồn nước mùa cạn,
hạ thấp nước ngầm, suy thoái chất lượng nước…. Chính vì vậy mà hiện nay trên thế
giới có rất nhiều nơi thiếu nước nghiêm trọng, khan hiếm cạn kiệt nguồn nước. Do
đó giữ gìn và bảo vệ tài nguyên nước đủ dùng cho hôm nay, giữ gìn cho ngày mai là
trách nhiệm của toàn xã hội, toàn thể người dân của mọi quốc gia trên toàn thế giới.
Nhận thấy được vai trò vô cùng quan trọng của các nguồn nước, cùng với nhu
cầu sử dụng nguồn nước sạch của người dân ngày càng tăng cao. Vì vậy, hiện nay ở
Việt Nam vấn đề nước sạch cho sinh hoạt của người dân đang được nhà nước chú
trọng quan tâm.
Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Quảng
Ninh đồng thời là đô thị loại I của nước ta. Trong 20 năm đổi mới, nhất là từ những
năm đầu của thế kỷ XXI, sự phát triển với tốc độ cao của kinh tế xã hội, đã làm cho
thành phố thay đổi nhanh chóng, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Sự hình
thành các khu công nghiệp mới, những tăng trưởng trong sản xuất đã làm cho đời
sống xã hội sôi động, mức sống của nhân dân, kể cả vật chất lẫn tinh thần, đều được
nâng cao.Với sự phát triển mạnh mẽ đó thì vấn đề về nước sạch sinh hoạt của người
dân ở TP. Hạ Long đang là vấn đề được các cấp chính quyền địa phương và người
dân hết sức quan tâm, lo lắng.
Với thực tiễn như trên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nhu
cầu sử dụng nước sạch và mức sẵn lòng chi trả tại thành phố Hạ Long”qua đó
nắm bắt đượchiện trạng cấp nước, nhu cầu sử dụng nước sạch và mức giá sẵn lòng
chi trả của người dân cho việc bảo tồn nguồn nước sạch trong tương lai.

7


-


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình

-

tại thành phố Hạ Long.
Ước tính mức giá sẵn lòng chi trả của người dân thành phố Hạ Long nhằm bảo tồn
nguồn nước sạch trong tương lai.

-

3. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng nguồn cấp nước và hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của các

-

hộ dân trên địa bàn TP Hạ Long.
Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của các hộ dân ở TP Hạ Long.
Đề xuất giải pháp kinh tế: Giải pháp ước tính mức giá sẵn lòng chi trả của người
dân nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo tồn nguồn nước sạch trong tương
lai.

8


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1.

Tổng quan điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội thành phố Hạ Long


1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý[6]
Thành phố Hạ Long là Trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Tỉnh
Quảng Ninh đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam với điểm nhấn
Vịnh Hạ Long nổi tiếng hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới. Thành phố gồm 2 phần là Bãi Cháy và Hòn Gai cách nhau qua eo biển Cửa
Lục và nối với nhau bằng cầu Bãi Cháy. Hạ Long có tọa độ từ 20055’ đến 21005’ vĩ
độ bắc, 106050’ đến 107030’ kinh độ đông.
+ Phía bắc- tây bắc giáp huyện Hoành Bồ
+ Phía nam thông ra biển qua vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng
+ Phía đông- đông bắc giáp thành phố Cẩm Phả
+ Phía tây- tây nam giáp thị xã Quảng Yên.
Thành phố Hạ Long có vị trí địa lý khá thuận lợi về giao thông thủy, bộ, giao
lưu thuận tiện với các huyện trong và ngoài tỉnh. Diện tích đất toàn thành phố là
22.250 ha.

9


Hình 1.1: Vị trí địa lý thành phố Hạ Long
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu
vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng,
vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm
70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài
từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m.
- Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5m
- Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo
đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài

khoảng 2km.

b. Khí hậu
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt,
mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt
độ trung bình hằng năm là 23.70C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34.9 oC,
nóng nhất đến 38oC. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13.7 oC rét nhất là
5oC.
Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa.
Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm.
Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Lượng mưa ít nhất là
tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm.
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới
90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại
hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về
mùa hè.
Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức
gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh
cấp 11.

c. Sông ngòi

10


Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng,
Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ
Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập. Các con suối chảy dọc sườn núi phía
nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ

Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa
to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.
Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế
độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m.
Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 18 oC đến 30.8oC, độ mặn nước
biển trung bình là 21.6% (vào tháng7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng
năm).

1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
a. Diện tích, dân số [8]
Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2012 dân số thành phố Hạ
Long đạt 225825 người, năm 2015 dân số thành phố Hạ Long đạt 233.200 người
tăng 7.375 người so với năm 2012.

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17

Bảng 1.1. Thống kê dân số trên địa bàn thành phố Hạ Long năm 2015
Diện tích
Dân số
Tên phường/xã
Số hộ gia đình
(ha)
(người)
Phường Hồng Gai
167,2
9072
2293
2
Phường Bạch Đằng
1,68 km
10.406
2981
Phường Trần Hưng Đạo
62
11.345
2643
Phường Yết Kiêu
153,5
10.196
2178
Phường Cao Xanh
679
16.656

3737
Phường Cao Thắng
238
17.120
4292
Phường Hà Khánh
3.153,5
7.506
1658
Phường Hà Lầm
400
10.177
2507
Phường Hà Trung
5.193
8.968
1871
Phường Hồng Hà
350
16.130
3841
Phường Hà Tu
1.700
13.306
3222
Phường Hà Phong
2.400
10.292
2449
Phường Bãi Cháy

2.100
18.890
4794
2
Phường Giếng Đáy
56 km
15.894
3222
Phường Hà Khẩu
828
12.660
3001
Phường Hồng Hải
2.600
18.788
4386
Phường Hùng Thắng
389
6122
1007

11


TT

Tên phường/xã

Diện tích


Dân số

Số hộ gia đình
(ha)
(người)
Phường Tuần Châu
710
2.049
495
2
Phường Đại Yên
44,75 km
8975
1968
Phường Việt Hưng
3.400
8648
2344
(Nguồn: Theo báo cáo thống kê dân số tỉnh Quảng Ninh năm 2015)

18
19
20

b. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, TP.Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung
luôn là một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong
nước (GDP) cao nhất trong cả nước.
Về phát triển Công nghiệp:

Hạ Long là một đỉnh của tam giác công nghiệp miền Bắc Hà Nội-Hải PhòngQuảng Ninh. Ở Hạ Long việc khai thác than đã hình thành từ lâu và trở thành một
thế mạnh của thành phố với nhiều mỏ than lớn nhỏ, gắn liền với các mỏ là các nhà
máy sàng tuyển, cơ khí, các xí nghiệp vận tải và bến cảng.
Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng,
chế biến thực phẩm hải sản, một phần xuất khẩu..
Các doanh nghiệp ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng đã đầu tư dây
chuyền công nghệ hiện đại, sản phẩm đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị
trường.
Nông nghiệp- thuỷ sản
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 ước đạt 55 tỷ đồng, tăng 7,1% so với
cùng kỳ năm 2014.
Diện tích đất lâm nghiệp hiện có 2.982 ha, độ che phủ rừng trên địa bàn thành
phố đạt 25,1 % so với năm 2014.
Thành phố hiện có hơn 1.500 lồng bè nuôi cá. Một số diện tích trồng lúa hiệu
quả thấp đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản với diện tích 1.320 ha, bước đầu
đạt hiệu quả tốt. giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng 7% so với cùng kỳ.
Thương mại dịch vụ

12


Hạ Long có rất nhiều chợ lớn và trung tâm thương mại đã và đang được xây
dựng như:chợ Hạ Long, chợ Hồng Hà, Trung tâm thương mại Hồng Gai, Trung tâm
thương mại Vườn Đào…
Hạ Long có hơn 1900 hòn đảo đá, hang động nhũ thạch, đặc biệt có kì quan
thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long thu hút được rất nhiều khách thăm quan trong và
ngoài nước.
Y tế, văn hóa, giáo dục
Y tế của Hạ Long đã dành được nhiều quan tâm của chính quyền địa phương
và các cấp các ngành. Trong những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh

viện Bãi Cháy được đầu tư xây dựng hiện đại, trang thiết bị y tế tân tiến hệ thống
các trạm y tế xã, phường cũng được quan tâm, chất lượng phục vụ ngày càng được
cải thiện.
Văn hóa luôn được giữ gìn, kế thừa và phát huy. Các lễ hội truyền thống
được sử dụng như một lợi thế để phát triển du lịch, ngược lại du lịch là ngành tạo
điều kiện để bảo tồn và phát huy vốn truyền thống văn hóa dân tộc.
Giáo dục là một trong những động lực và đòn bẩy quan trọng nhất thúc đẩy
sự phát triển của xã hội vì vậy ngành giáo dục của thành phố luôn dành được sự
quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

1.1.3. Hiện trạng kết cấu hạ tầng
a. Cấp điện
Thành phố được cấp điện quốc gia từ đường dây 110KV Uông Bí- Mông
Dương I và II ; Một số trạm giảm áp như trạm Cẩm Phả, Giếng Đáy, Giáp Khẩu và
Mông Dương; Bình quân 500 KWh/người/năm. Mạng điện chiếu sáng dài 280 km .

b. Cấp nước
Thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm phả có hệ thống nước máy được Công
ty cấp nước Quảng Ninh vận hành và bảo dưỡng. Việc cấp nước được cung cấp
thông qua hai hệ thống hoàn toàn tách rời nhau bởi eo biển Cửa Lục.
Nước cho khu vực Bãi Cháy đủ cung cấp cho nhu cầu hiện nay, nước cấp cho
khu vực Hòn Gai thiếu trầm trọng do nguồn nước chính từ sông Diễn Vọng không
đủ khả năng cung cấp nước về mùa khô. Nước cấp được lấy từ 2 nhà máy nước
chính:

13


Nhà máy nước Đồng Ho (Phục vụ cho khu vực Bãi Cháy)
Nhà máy nước Diễn Vọng (Phục vụ cho khu vực Hồng Gai Đông và Cẩm Phả)


c. Giao thông
TP Hạ Long nằm trên quốc lộ 18 nối từ Bắc Ninh tới cửa khẩu Móng Cái.
Các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hải Phòng - Hạ Long, Móng Cái - Hạ
Long đang được xây dưng và hoàn thiện.TP Hạ Long còn có những bãi đỗ cho sân
bay trực thăng và thuỷ phi cơ. Thành phố còn có tiềm năng lớn phát triển giao thông
thuỷ như Cảng Cái Lân có khả năng tiếp nhận 1 triệu tấn hàng hoá mỗi năm; cảng
xăng dầu B12 có thể tiếp nhận 30.000 tấn, mỗi năm nhập rồi xuất trên dưới 1 triệu
tấn xăng dầu.

1.2.

Tổng quan về tài nguyên nước và công ty cấp nước

1.2.1. Tổng quan về tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các khu vực hồ Yên
Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng, Hoành Bồ
khoảng 107.200.000 m3 (thời điểm đo trong tháng 8/2013)), hồ Khe Cá tại phường
Hà Tu, đập Thác Nhoòng, đập hồ Cao Văn … đây là nguồn cung cấp lớn nước cho
sinh hoạt và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra là các hồ điều hòa tạo
cảnh quan cho thành phố: Yết Kiêu, Ao Cá-Kênh Đồng …
Nguồn nước mặt ở TP Hạ Long có nhiều hạn chế, đặc biệt khó khăn về mùa
khô. Do phân bố mưa không đồng đều lại bị địa hình đồi núi chia cắt nhiều nên
nguồn nước có sự thay đổi lớn về lưu lượng theo không gian và thời gian. Mùa mưa
dòng chảy chiếm 75-85% tổng lượng dòng chảy năm, mùa khô lượng dòng chảy chỉ
bằng khoảng 5-6%.
Nguồn nước ngầm ở TP Hạ Long có trữ lượng không lớn. Hiện nguồn nước
ngầm được khai thác bằng cách khoan giếng ở độ sâu từ 100 đến 130m, lượng nước
khai thác cao nhất 20.626m3 /ngày đêm. Hồng Gai có 5 giếng, trữ lượng khai thác
2000- 3000m3, Bãi Cháy có 1 giếng, trữ lượng khai thác 300- 400m3/ ngày đêm.


1.2.2. Tổng quan về công ty cấp nước
Lĩnh vực cấp nước đô thị tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây đã có
bước phát triển rõ rệt, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hạ Long, Cẩm Phả, Móng
Cái…tỷ lệ dân cư đô thị được tiếp cận với hệ thống cung cấp nước sạch tăng nhanh,

14


phạm vi cấp nước được mở rộng, chất lượng nước được nâng cao, điều kiện vệ sinh
nhờ đó cũng được cải thiện.
Hiện nay công tác quản lý vận hành hệ thống cấp nước đô thị của tỉnh Quảng
Ninh được UBND tỉnh giao cho Công ty THHH MTV Kinh doanh nước sạch
Quảng Ninh toàn quyền quản lý. Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch
Quảng Ninh là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 484TC/UB ngày 03/08/1976 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Trước năm 2010 công ty có
tên là Công ty Thi công và Cấp nước Quảng Ninh, năm 2010 công ty được đổi tên
là Công ty TNHH MTV Kinh doanh Nước sạch Quảng Ninh.
Từ khi Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Quảng Ninh được giao
thống nhất quản lý các hệ thống cấp nước đô thị trên phạm vi toàn tỉnh, trình độ
quản lý vận hành, khả năng tổ chức sản xuất của từng hệ thống cấp nước cũng đã
được cải thiện, hiệu quả sản xuất tăng, từng bước giảm được gánh nặng cho ngân
sách nhà nước. Hiện nay Công ty đã quản lý 11 hệ thống cấp nước, mạng lưới cấp
nước doCông ty đang quản lý vận hành gồm các loại đường ống có tổng độ dài là
1160km. Trong đó:

- Đường ống cấp 1 (Có đường kính D > 200mm) độ dài L = 196 km
- Đường ống cấp 2 (Có đường kính 110mm < D < 200mm) độ dài L=296km
- Đường ống cấp 3, mạng lưới đường ống phân phối ( Có đường kính 50mm < D <
110mm) độ dài L=668km.
Xí nghiệp nước Bãi Cháy và Xí nghiệp nước Hòn Gai là hai XNN trực thuộc

Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Quảng Ninh. Việc quản lý hệ thống và
kinh doanh nước sạch trên địa bàn TP Hạ Long, công ty TNHH MTV Kinh doanh
nước sạch Quảng Ninh giao cho do hai XNN này phụ trách quản lý.
Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Quảng Ninh có hai hệ thống cấp
nước cho TP Hạ Long: Hệ thống cấp nước Tây Hạ Long và hệ thống cấp nước
Đông Hạ Long.
Sơ đồ hệ thống cấp nước Tây Hạ Long được trình bày trong hình 1.2 sau:

15


Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống cấp nước khu vực Tây Hạ Long ( NMN Đồng Ho)
Hệ thống cấp nước khu vực Tây Hạ Long lấy nước từ nhà máy nước Đồng Ho
có công suất 20.000 m3 /ngđ cung cấp nước cho khu vực Bãi Cháy, Cái Dăm, Hùng
Thắng, Tuần Châu của thành phố. Ngoài ra một trạm bơm giếng tại khu vực Vườn
Đào- Bãi Cháy công suất khai thác 400m 3/ngđ cũng đang được sử dụng dự phòng
cục bộ cho khu vực.
Nguồn nước cấp cho nhà máy nước Đồng Ho lấy từ đập Thác Nhoòng cách
trạm xử lý 700m, dẫn tự chảy về công trình thu và trạm bơm I bằng nương bê tông
tiết diện 1x1,5m, lưu lượng chuyền tài 0,6 m 3/s ( đạt 50.000 m3/ngđ). Từ công trình
thu nước được bơm lên nhà máy nước Đồng Ho.
Nhà máy nước Đồng Ho sử dụng công nghệ xử lý gồm bể phản ứng, bể lắng
ngang, bể lọc nhanh, hệ thống pha phèn và hệ thông khử trùng. Hệ thống cấp nước
Tây Hạ Long có tổng chiều dài khoảng 72 km gồm ống gang dẻo, ống nhựa PVC
đường kính từ D500-D100 và 53km đường ống cấp 3 D90-D63.
Để duy trì áp lực cần thiết, hệ thống cấp nước Tây Hạ Long sử dụng bốn trạm
bơm tăng áp:

- Trạm bơm tăng áp Đồng Đăng: Công suất trạm bơm 20.000m 3 /ngđ, áp lực bơm
6kg/cm2. Trạm bơm có thể tăng áp trực tiếp từ đường ống dẫn trong các giờ thấp


16


điểm khi lượng nước tiêu thụ trong mạng lưới nhỏ hơn lượng nước sản xuất ra.
Trong thời gian đó một phần lưu lượng dẫn về trạm tăng áp sẽ được dự trữ trong bể
chứa dung tích 1000m3 đặt trong trạm tăng áp. Trong những giờ cao điểm trạm tăng
áp sẽ lấy nước trong bể chứa 1000m3.

- Trạm tăng áp Cái Lân: Công suất 1.500m3/ngđ được sử dụng để tăng áp cho khu
vực Vườn Đào- Bãi Cháy có địa hình cao. Để duy trì áp lực tại khu vực này nước
được dẫn lên các bể chứa trên đồi có cao độ tự nhiên lớn, từ đây nước tự chảy đến
nơi sử dụng. Hiện có 3 bể chứa ở khu vực Bãi Cháy- Vườn Đào là bể chứa Bãi
Cháy dung tích 1.000m3 và 2 bể trên đồi Hải Quân dung tích 200 m3 và 450 m3.

- Trạm tăng áp Lâm Sinh: Công suất 2000- 2500 m 3/ngày cấp nước cho khu vực đảo
Tuần Châu. Trạm bơm tăng áp bao gồm bể chứa 1000m 3/h và trạm bơm có thông số
Q= 900-2600 l/phút, H=54m, N=37kw.

- Ngoài ra còn một trạm bơm tăng áp du lịch công suất 1000m3/ngđ.
Tại thời điểm hiện tại, nhà máy nước Đồng Ho đã khai thác hết công suất và
đang cấp nước cho 17.162 khách hàng trong tổng số 14.863 hộ dân, đạt độ phủ
100%.
Hiện tại, nhà máy nước Đồng Ho đã khai thác hết công suất thiết kế. Theo
như đăng kí của một số đơn vị công nghiệp cũng như việc hình thành các khu đô thị
mới, các khu công nghiệp mới thì nhu cầu dùng nước của khu vực Bãi Cháy – Tây
Hạ Long sẽ tăng lên trong thời gian tới. Vậy nên, để đáp ứng nhu cầu của khu vực,
Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Quảng Ninh cùng Công ty cổ phần
Nước và Môi trường Việt Nam đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Yên Lập, công
suất hệ thống 80.000 m3/ ngày đêm; giai đoạn I là 20.000 m3/ ngày đêm.


17


Sơ đồ hệ thống cấp nước của nhà máy nước Yên Lập được trình bày trong
hình 1.3 sau:

Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống cấp nước của nhà máy nước Yên Lập
cho khu vực Tây Hạ Long
Nguồn cung cấp nước cho nhà máy nước Yên Lập lấy từ hồ Yên Lập cách
trạm xử lý 500m, dẫn tự chảy về ống thu bằng nương bê tông tiết diện 1x1.5m. Từ
ống thu được bơm lên nhà máy nước Yên Lâp.
Nhà máy nước Yên Lập sử dụng công nghệ xử lý gồm bể trộn, bể lắng
ngang, bể lọc nhanh, hệ thống pha phèn, hệ thống khử trùng.
Nhà máy nước Yên Lập sử dụng trạm bơm cấp 2 để đưa nước về khu vực Bãi
Cháy và Uông Bí.

18


Sơ đồ hệ thống cấp nước Đông Hạ Long được trình bày trong hình 1.4 sau:

Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống cấp nước khu vực Đông Hạ Long
Khu vực Đông Hạ Long sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước Diễn Vọng
đồng thời tại mỗi khu vực còn sử dụng một số trạm bơm giếng khai thác nước ngầm
bơm trực tiếp vào mạng lưới.
Nhà máy nước Diễn Vọng có công suất 60.000m 3/ngđ, trước đây lấy nước từ
sông Diễn Vọng. Tuy nhiên do sông Diễn Vọng bị cạn kiệt, chất lượng nguồn nước
sông giảm mạnh, từ năm 2002 hồ Cao Văn được sử dụng thay thế sông Diễn Vọng
trở thành nguồn cấp nước cho nhà máy nước Diễn Vọng. Từ hồ Cao Văn nước được

dẫn về công trình thu và trạm bơm nước thô bằng ống thép D900 dài 6.100m.
Dây truyền công nghệ xử lý của nhà máy nước Diễn Vọng gồm bể trộn, bể
phản ứng kết hợp bể lắng ngang, bể lọc, bể chứa, trạm bơm cấp II, hệ thống pha
phèn và hệ thống khử trùng.

19


Mạng ống truyền dẫn, phân phối của hệ thống cấp nước khu vực Đông Hạ
Long có tổng chiều dài 209,4km gồm các loại ống gang, uPVC có đường kính
D1250- D100 và 85,39km đường ống D90-D63.

1.3.

Các nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trảtrên Thế giới và ở Việt Nam

1.3.1. Các nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả trên Thế giới
Trong khu vực liên quan đến các quy tắc môi trường, phân tích chi phí -lợi ích
của USEPA liên quan đến hoạt động làm sạch không khí, 1970-1990 (USEPA
1997) sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để định giá của sự giảm đi
trong các bệnh nghiêm trọng, kinh niên và sự giảm đi tình trạng chết yểu liên quan
tới việc cải thiện chất lượng môi trường không khí. Cụ thể, các nghiên cứu CV cung
cấp ước lượng về mức sẵn lòng chi trả (WTP) để tránh thời kì triệu chứng
(Lochman et al 1979; Tolley et al.1986), cũng như mức WTP để giảm những rủi ro
về triệu chứng của việc nhiễm bệnh viêm phế quản kinh niên (Krupnick and
Corpper 1992). Nghiên cứu CV cho mức WTP cho việc giảm rủi ro tình trạng chết
yểu được sử dụng liên quan tới nghiên cứu bồi thường tiền công để định giá một
trường hợp chết yểu (Jones –Lee et al.1985).
Nghiên cứu CV sử dụng để tính toán chi phí - lợi ích của việc đầu tư cơ sở hạ
tầng. World Bank sử dụng các nghiên cứu CV để ước lượng WTP của các dịch vụ

liên quan hệ thống ống dẫn nước và hệ thống cống rãnh ở các nước đang phát triển
(Griffin et al . 1995) và trên những kết quả này để đưa ra kết luận đầu tư. Việc so
sánh mức WTP thực tế và lý thuyết liên quan đến hệ thống ống dẫn nước ở Kerala,
Ấn độ cho thấy rằng nghiên cứu CV dự đoán một cách chính xác tới 91% quyết
định thực tế liên quan tới hệ thống ống dẫn nước.
Trong ước lượng mức lãi từ việc phát điện ở Mỹ, nghiên cứu CV được sử
dụng để tính toán chi phí xã hội của hệ thống phát điện để đưa ra những quyết định
đầu tư nhà máy điện.
Hay như, nghiên cứu chi phí xã hội (Krupnick and Burtraw 1997) đã dựa trên
phương pháp CV để định giá những hư hại có thể xảy ra (Chestnut and Rowe .
1990) cũng như những thiệt hại về sức khoẻ.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là một kỹ thuật quan trọng sử dụng để định
giá thiệt hại tài sản và nguồn tài nguyên. Khi một sự cố tràn dầu xảy ra làm tổn

20


thương đến tài nguyên tự nhiên, như làm ô nhiễm nước ngầm, làm chết các loài
động thực vật thuỷ sinh,…Sự bồi thường cho những thiệt hại này thường dựa vào
việc nghiên cứu CV, như trong trường hợp Nestucca and Exxon Valdez oil spills
(Rowe, Shaw and Schulze 1992; Carson et al . 1994).

1.3.2. Các nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả tại Việt Nam
Tại Việt Nam, phương pháp định giá ngẫu nhiên phụ thuộc (CMV) vẫn được
dùng trong các nghiên cứu về kinh tế và kinh tế môi trường. CVM đã được áp dụng
ở một vài nghiên cứu trong việc xác định mức sẵn sàng chi trả cho bảo vệ giá trị
kinh tế của môi trường, xác định mức sẵn sàng chi trả cho việc sử dụng nước sạch,
xác định mức sẵn lòng chi trả cho việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Phan Thị Chúc Ly (2010) nghiên cứu đề tài: “Phân tích nhận thức và ước
muốn sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch của người dân Huyện Châu

Thành Tỉnh Hậu Giang”. Đề tài đi sâu vào phân tích được hiện trạng chất lượng
nước mặt toàn huyện nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước, và nêu lên được
nhận thức cũng như nhu cầu về việc sử dụng nước máy. Hơn thế nữa, đề tài đã đi
sâu vào phân tích được ước muốn sẵn lòng chi trả bao nhiêu tiền khi người dân
được cung cấp nước máy, đại diện của 60 hộ được phỏng vấn. Với mục tiêu mong
muốn là đề xuất ra được những giải pháp góp phần đưa nước sạch đến người dân
nhiều hơn và giải quyết khó khăn trong công tác bảo vệ và sử dụng bền vững tài
nguyên nước mặt. Đề tài sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) và sự
sẵn lòng chi trả cho nước sạch (WTP), còn sử dụng Logistic trong Stata để phân
tích mức sẵn lòng chi trả cho nước sạch trong sinh hoạt.
Phạm Trị Kim Anh (2010) nghiên cứu đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân nông thôn tại huyện Cai Lậytỉnh Tiền Giang”. Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu
sử dụng nước sạch của các hộ gia đình. Cụ thể, đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến mức cầu nước sạch của các hộ gia đình đang sử dụng nước sạch. Bên
cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
nước sạch trong thời gian tới của các hộ gia đình đã từng sử dụng nước sạch trước
đây (nhưng hiện nay không còn sử dụng) và các hộ gia đình chưa sử dụng nước
sạch từ trước đến nay.

21


Bùi Đức Kính và cộng sự thuộc Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ
(2009) đã áp dụng phương pháp CVM để định giá cấp nước nông thôn cho người
dân tại Xã Phướng Vĩnh Đông một xã vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Kết quả
nghiên cứu cho thấy 95%các hộ gia đình sẵn sàng chi trả để có thể được cung cấp
nước sạch. Mức giá trung bình các hộ gia đình sẵn sàng chi trả để có nước sạch là
99.596 đồng chiếm khoảng 5.8% tổng thu nhập hộ gia đình. Nghiên cứu cũng tìm ra
mặc dù mức giá là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới WTP của người dân; nhưng kết
quả còn cho thấy thu nhập, chất lượng nguồn nước, giới tính chủ hộ, số người già

trong gia đình, tình hình sức khỏe tự khai báo của hộ gia đình cũng là nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng sẵn sàng chi trả của các hộ gia đình.
Nguyễn Văn Song và cộng sự thuộc trường Trường Đại Học Nông Nghiệp
(2011) đã áp dụng phương pháp CVM, để xác định mức sẵn lòng chi trả cho việc
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại huyện Gia Lâm. Kết
nghiên cứu đã tìm ra mức chi trả bình quân của các hộ dân cho việc thu gom rác
thải sinh hoạt là 6000 đồng/người/tháng. Nghiên cứu cho thấy mức WTP phụ thuộc
vào giới tính, trình độ học vấn, thu nhập ,nghề nghiệp, tuổi và số khẩu/hộ.

1.4.

Tổng quan về phương pháp CVM

1.4.1. Khái niệm và mục đích của phương pháp CVM
♦ Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Đánh giá ngẫu nhiên ( tên gốc là Contingent Valuation – CV) hay phương
pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp được dùng để đánh giá chất
lượng môi trường không dựa trên thị trường. Bằng cách xây dựng một thị trường ảo,
người ta phải xác định được hàm cầu về hàng hóa môi trường thông qua sự sẵn lòng
chi trả của người dân (WTP) hoặc sự sẵn lòng chấp nhận khi họ mất đi hàng hóa đó
( WTA), đặt trong tình huống giả định. Thị trường không có thực, WTP thì không
thể biết trước, ta gọi đây là phương pháp ngẫu nhiên. Một tình huống giả thuyết đưa
ra đủ tính khách quan, người trả đúng với hành động thực của họ thì phương pháp là
khá chính xác. Các nhà phân tích sau đó có tính toán mức sẵn lòng chi trả trung
bình của những người được hỏi, nhân với tổng số người hưởng thụ giá trị hay tài
sản môi trường thì thu được ước lượng giá trị mà tổng thể dân chi cho tài sản đó.

22



Phương pháp định giá ngẫu nhiên bỏ qua nhu cầu tham khảo giá thị trường
của loại hàng hóa, dịch vụ môi trường bằng cách hỏi thẳng từng cá nhân để giả định
giá của một hàng hóa hay giá trị của môi trường. Phương pháp thường được áp
dụng nhất là phỏng vấn các cá nhân tại hộ gia đình, sử dụng các câu hỏi về sự sẵn
sàng chi trả (Willingness to pay-WTP) của họ cho việc bảo vệ môi trường hay cho
một loại hàng hóa nào đó. Sau đó các nhà phân tích có thể tính giá trị WTP trung
bình của những người trả lời phỏng vấn nhân với tổng số người được hưởng thụ
hàng hóa, lợi ích của việc bảo vệ môi trường, để có tổng giá trị ước tính của loại
hàng hóa hay môi trường đang được xem xét.

♦ Mức sẵn lòng chi trả ( Wiliingness To Pay – WTP)
Mức sẵn lòng chi trả là một khái niệm cơ bản trong kinh tế học. Mức sẵn lòng
chi trả được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, có nhiều cách định nghĩa khác
nhau về mức sẵn lòng chi trả.
Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP: “ WTP được định
nghĩa như là một khoản tiền mà một cá nhân sẵn lòng chi trả để có được hàng hóa
hay dịch vụ nào đó”.
“WTP là số tiền tối đa mà một cá nhân tuyên bố họ sẵn sàng trả cho một hàng
hóa hoặc dịch vụ”. (DFID 1997)
Có hai cách tiếp cận với WTP: thứ nhất là dùng giá trị thị trường để phản ánh
WTP. Cách này đo lường thiệt hại dưới dạng mất mát thu nhập hay sản lượng, hay
tiêu dùng để bù đắp thiệt hại. Cách này được gọi là đo lường WTP trực tiếp. Thứ
hai, WTP được tiếp cận thông qua hành vi tiêu dùng của họ hoặc hỏi trực tiếp. Cách
này được thực hiện khi không có thị trường thực. Cách này thường được gọi là đo
lường WTP gián tiếp.
1.4.2. Các bước tiến hành CVM
- Bước 1: Xây dựng các công cụ cho điều tra để tìm ra mức WTP của cá nhân.
Cần lưu ý thiết kế một kịch bản phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo người
được hỏi hiểu rõ kịch bản được hỏi.
- Bước 2: Tiến hành điều tra, cần lưu ý tiến hành điều tra như thế nào? Phỏng

vấn trực tiếp hay gửi thư, lấy ý kiến... Tuy nhiên phải đảm bảo tính chính xác và
tính hiệu quả.

23


- Bước 3: Xử lý số liệu
Bước này là bước tiến hành tổng hợp những thông tin thu được và xử lý số
liệu. Những phiếu điều tra không hợp lệ sẽ bị loại bỏ, những thông tin thu thập hợp
lệ sẽ được tổng hợp trên cơ sở đó xây dựng các biến để phân tích.
- Bước 4:Phân tích câu trả lời từ kết quả điều tra.
- Bước 5: Ước lượng mức WTP
Dữ liệu được phân tích bằng các phần mềm thống kê để xác định các thông số
cần thiết cho báo cáo như trung bình của mẫu,WTP trung bình, sau đó phân tích các
nhân tố ảnh hưởng.

1.4.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp CVM
♦ Ưu điểm
Một ưu điểm nổi trội của phương pháp này là, trên lý thuyết phương pháp có
thể được sử dụng để đánh giá các nguồn tài nguyên mà sự tồn tại tiếp tục của nó
được người ta đánh giá cao, nhưng bản thân họ không bao giờ đến thăm quan. Ví
dụ: Nam cực là nơi mà người ta sẵn sàng trả cho việc bảo vệ, nhưng nói chung thì
họ không bao giờ đến thăm quan. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi đánh giá
chất lượng môi trường của một vùng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Kết quả này
cho kết quả đánh giá cao khi người dân hiểu được tính chất các tính chất nghiêm
trọng của việc ô nhiễm môi trường mà phải chịu đựng trong giả định.
♦ Nhược điểm
Thực hiện CVM tưởng chừng dễ, nhưng có hai vấn đề sau đây rất dễ mắc
phải, gây cản trở cho việc làm một nghiên cứu thành công:
• Về phía người trả lời: khi thực hiện mua bán một món hàng trên thị trường,

người mua sẽ đưa giá thực dựa trên chi phí và lợi nhuận, người mua sẽ trả tiền thật
dựa trên nhu cầu và ngân sách. Hàng hóa môi trường vốn đã không hiện hữu trên thị
trường, nay lại được đặt trong một tình huốn giả định, do người nghiên cứu nghĩ ra,
buộc người trả lời phải suy nghĩ và tưởng tượng. Sẽ có hai trường hợp xảy ra:
1. Họ không tưởng tượng hết được những điều gì sẽ xảy ra trên thị trường
thật.
2. Họ hiểu được vấn đề và có ý định trả lời sai lệch.

24


• Về phía người hỏi: Từ những khâu như thiết kế bảng hỏi, chọn phương
pháp chi trả, đặt kịch bản giả định, chọn kích thước mẫu đến cách tiếp cận với
người trả lời đều có thể gây ra sai số. Nếu đánh giá quy mô nhỏ, người nghiên cứu
có thể tự tin lấy thông tin, tuy nhiên trường hợp này là hiếm vì thường hàng hóa
môi trường có quy mô khá lớn và liên quan đến nhiều người. Khi đó phải đào tạo
người điều tra, điều tra thử, chỉnh sửa bảng hỏi, lưu trữ khối lượng văn bản lớn...
những điều này đều tiêu tốn khá nhiều nguồn lực. Nhiều khi xong hết các khâu thu
thập dữ liệu, tính được WTP trung bình, tổng WTP, nhưng tổng này lại không phù
hợp với thực tế thì ta lại phải xem mẫu đã chọn ban đầu.
Tiểu kết chương 1:
Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Tỉnh Quảng
Ninh; có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của vùng đặc
biệt là phát triển ngành du lịch.
Lĩnh vực cấp nước tỉnh Quảng Ninh có sự phát triển rõ rệt trong những năm gần
đây. Hiện nay công tác vận hành và quản lý hệ thống cấp nước đô thị tại Quảng
Ninh nói chung và TP Hạ Long nói riêng do Công Ty TNHH MTV Kinh doanh
nước sạch Quảng Ninh quản lý.
Suy thoái môi trường gây ra những thiệt hại như đối với hệ sinh thái, ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác. Để đánh giá

những thiệt hại này thì chúng ta có nhiều cách nhưng nói tóm lại các phương pháp
này chủ yếu dựa vào giá thị trường để ước lượng mức thiệt hại cho một tình trạng
suy thoái môi trường xảy ra. Nhưng cũng có những hàng hoá môi trường khác
không thể định giá bằng giá thị trường ví dụ như việc cải thiện chất lượng môi
trường, việc bảo tồn một loại động thực vật nào đó. Kinh nghiệm của nhiều nước
phát triển đã nghiên cứu giá trị của những hàng hoá này bằng cách đánh giá ngẫu
nhiên. CVM là phương pháp tiến hành hỏi trực tiếp đối tượng phỏng vấn mức sẵn
lòng chi trả (WTP) hoặc mức sẵn lòng chấp nhận (WTA) của họ cho việc cải thiện
tình trạng môi trường hay duy trì, bảo tồn một loài động thực vật. Tuy CVM là
phương pháp còn có nhiều hạn chế nhưng nó vẫn là phương pháp thuận tiện và
được nhiều nước phát triển áp dụng để tính toán.

25


×