Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CACBON TRONG SINH KHỐI DƯỚI MẶT ĐẤT CỦA RỪNG NGẬP MẶN 16, 14, 13 TUỔI TRỒNG TẠI XÃ NAM PHÚ, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

LÊ ANH PHƯƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CACBON TRONG
SINH KHỐI DƯỚI MẶT ĐẤT CỦA RỪNG NGẬP
MẶN 16, 14, 13 TUỔI TRỒNG TẠI XÃ NAM PHÚ,
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2016
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

LÊ ANH PHƯƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CACBON TRONG
SINH KHỐI DƯỚI MẶT ĐẤT CỦA RỪNG NGẬP
MẶN 16, 14, 13 TUỔI TRỒNG TẠI XÃ NAM PHÚ,
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành: D850101

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH


HÀ NỘI, 2016


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BDKH

Biến đổi khí hậu

IPCC

Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

REDD

Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng tại các
nước đang phát triển

REDD +

Giai đoạn sau của REDD, các nước phát triển giảm tỷ lệ mất rừng và
suy thoái rừng so với một giai đoạn tham khảo để nhận được thù lao
về mặt tài chính từ phía các nước phát triển.

RNM

Rừng ngập mặn


R16T

Rừng 16 tuổi

R14T

Rừng 14 tuổi

R13T

Rừng 13 tuổi


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng cao của con người thì nhu
cầu phát triển kinh tế – xã hội là mục tiêu chung hàng đầu lớn nhất của hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, song song với hoạt động phát triển kinh tế –
xã hội với số lượng các nhà máy, khu công nghiệp ngày càng tăng ở mỗi quốc gia
thì môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Các
hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã và đang đưa vào môi trường
một lượng lớn khí nhà kính, khí nhà kính trong khí quyển gia tăng làm mất cân
bằng bức xạ nhiệt trên Trái đất, là một trong những nguyên nhân chính gây nên
biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong các khí nhà kính, CO 2 được coi là khí chính gây

nên hiệu ứng nhà kính vì có nồng độ lớn trong khí quyển. Câu hỏi được đặt ra là:
“làm thế nào để giảm phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí
hậu?”.
Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên rừng vô cùng phong phú, trong
đó nổi bật nhất là rừng ngập mặn. Với bờ biển dài 3260 km tính trên lãnh thổ đất
liền, Việt Nam có diện tích rừng ngập mặn lớn thứ hai thế giới, sau rừng ngập
mặn ở cửa sông Amazon (Nam Mỹ). Rừng ngập mặn có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường các vùng cửa sông, ven biển,
ngăn chặn gió bão, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích đất liền và điều hòa khí hậu.
Biến đổi khí hậu và mối quan hệ của nó với phát thải CO 2 từ suy thoái và
mất rừng đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới. Hội
đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC: The Intergovermental Panel on
Climate Change) đã đưa ra chương trình giảm phát thải khí nhà kình từ mất rừng
và suy thoái rừng tại các nước đang phát triển (REDD: Reducing Emission from
Deforestation and Degradation in developing countries). Hội nghị cũng đã chính
thức công bố các dự án thử nghiệm cho phép các nước đang phát triển có thể
tham gia chương trình REDD + (chính là giai đoạn sau của REDD, các nước đang
phát triển giảm tỷ lệ mất rừng và suy thoái rừng so với một giai đoạn tham khảo
để nhận được thù lao về mặt tài chính từ phía các nước phát triển). Như vậy,
REDD và REDD+ là cơ hội, tạo ra thu nhập mới cho cộng đồng sống gần rừng và
tạo điều kiện cho người dân tham gia vào chiến dịch chống lại biến đổi khí hậu
toàn cầu, là động lực thúc đẩy các nước đang phát triển giảm trình trạng mất rừng
7


và suy thoái rừng, từ đó giảm phát thải khí nhà kính và tăng lượng tích lũy
cacbon được hấp thụ trong hệ sinh thái rừng.
Việt Nam đã và đang là nước chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu,
vì vậy REDD+ là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết tình
trạng này. Chương trình hành động quốc gia về REDD + đã được phê duyệt vào

tháng 6/2012. Như vậy, để tham gia vào chương trình REDD và REDD +, Việt
Nam cần phải tính toán được trữ lượng cacbon của rừng, hay ước tính được sinh
khối, trữ lượng cacbon rừng lưu trữ và lượng CO 2 hấp thụ hoặc phát thải trong
quá trình quản lý rừng. Từ đó, có thể xác định tín chỉ cacbon rừng trong giảm
phát thải và thu được nguồn tài chính từ dịch vụ mua bán tín chỉ cacbon. Theo
IPCC (2006) và CIFOR để định lượng cacbon rừng tham gia vào chương trình
REDD và REDD+ thì có 5 bể chứa cacbon trong rừng được xác định là:
(1) Bể chứa cacbon trong thực vật ở trên mặt đất (Above Ground Biomass –
AGB)
(2) Bể chứa cacbon trong thực vật dưới mặt đất (Below Ground Biomass –
BGB), chủ yếu có trong rễ cây rừng
(3) Bể chứa cacbon trong thảm mục hay lượng rơi (litter)
(4) Bể chứa cacbon trong cây gỗ chết (chết đứng hoặc ngã đổ) (dead wood)
(5) Bể chưa cacbon trong đất, dưới dạng cacbon hữu cơ (Soil Organic Carbon –
SOC)
Theo khuôn khổ của một đồ án tốt nghiệp, tôi đã lựa chọn bể chứa thứ hai
với tên đồ án: “Nghiên cứu định lượng cacbon trong sinh khối dưới mặt đất
của rừng ngập mặn 16, 14, 13 tuổi trồng tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Định lượng được lượng cacbon trong sinh khối dưới mặt đất của rừng
trang (Kandelia obovata).
- Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon trong sinh khối của cây rừng ngập
mặn trồng tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình góp phần làm giảm
phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.

8


- Cung cấp thông tin và số liệu khoa học cho việc triển khai chương trình

REDD, REDD+ tại Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm của rừng trang (Kandelia obovata) vào các
năm 2000, 2002, 2003 tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình: mật độ,
đường kính, chiều cao cây – cơ sở xác định sinh khối của quần thể rừng (rừng 16
tuổi, rừng 14 tuổi, rừng 13 tuổi).
- Nghiên cứu sinh khối dưới mặt đất (rễ) của rừng trang (Kandelia obovata)
rừng 16 tuổi, rừng 14 tuổi, rừng 13 tuổi tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình.
- Nghiên cứu hàm lượng cacbon tích lũy trong sinh khối dưới mặt đất (rễ)
của rừng trang (Kandelia obovata) rừng 16 tuổi, rừng 14 tuổi, rừng 13 tuổi tại xã
Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
- Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon trong sinh khối dưới mặt đất (rễ)
của rừng trang (Kandelia obovata) rừng 16 tuổi, rừng 14 tuổi, rừng 13 tuổi tại xã
Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cacbon điôxit (CO2) chiếm tới 55% khối lượng các khí gây hiệu ứng nhà
kính và nó được coi là khí chính của khí nhà kính (Houhgton J.T và cộng sự,
2001), (dẫn Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [2]. Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ
khí CO2 trong khí quyển là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí
hậu làm cho Trái đất nóng dần lên. Nhằm hạn chế sự gia tăng khí CO 2, các nhà
khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu chu trình cacbon trong hệ sinh thái rừng, trong
đó có hệ sinh thái RNM , tìm ra cơ sở khoa học để đánh giá chính xác khả năng
hấp thụ và tích lũy cacbon của cây và đất rừng. Theo Ayukai T. (1998), (dẫn
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [2], hệ sinh thái RNM là một trong các hệ sinh
thái có năng suất sinh học cao nhất trong hệ sinh thái nên việc quản lý, bảo tồn và

duy trì khả năng lưu giữ cacbon trong cây cần được nghiên cứu và làm rõ.
1.1 Nghiên cứu sinh khối rừng ngập mặn – cơ sở để xác định hàm lượng
cacbon tích lũy trong sinh khối rừng ngập mặn
Sinh khối thực vật là tổng lượng chất hữu cơ mà cây tích lũy được trong
các mô cơ thể: thân, cành, lá, rễ, hoa, quả. Sinh khối được đánh giá bằng tỉ lệ
trọng lượng khô trên một đơn vị diện tích tại một thời điểm và được tính bằng
tấn/ha hoặc kg/ha. Phần sinh khối bao gồm tổng sinh khối của thân, cành, lá, hoa,
quả được gọi là sinh khối trên mặt đất còn sinh khối của rễ được gọi là sinh khối
dưới mặt đất. Việc đánh giá sinh khối của cây RNM là cơ sở để đánh giá hàm
lượng cacbon tích lũy của cây rừng và có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý
và sử dụng hiệu quả rừng ngập mặn.
Việc nghiên cứu sinh khối có ý nghĩa rất lớn: dựa vào ước lượng sinh khối
và tỉ lệ phát triển của chúng là cơ sở cho việc ước lượng tổng năng suất sơ cấp
thuần trong những nghiên cứu về sinh thái, cho việc đánh giá sinh lợi từ những
sản phẩm kinh tế của rừng và xây dựng phương pháp lâm sinh hoàn hảo hơn.
Việc đánh giá sinh khối rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và sử dụng
rừng [2]. Việc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng đòi hỏi phải sử dụng đầy đủ sinh
khối của cây rừng. Việc mở rộng quy mô sử dụng rừng cũng đòi hỏi phải hoàn
thiện các phương pháp tính sinh khối các bộ phận của cây rừng.
Phương pháp nghiên cứu sinh khối rừng vẫn còn là một trong những nhiệm
vụ mới của điều tra rừng (theo Anuchin, 1978 – dẫn theo Phạm Văn Ngọt, 1999)
10


[7]. Nhiều nhà lâm học cũng đã nhấn mạnh rằng: cần phải xây dựng biểu sinh
khối (tươi và khô) của cây cá thể và toàn bộ quần thể tùy theo tuổi và lập địa.
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Đối với rừng ngập mặn tự nhiên, công trình đầu tiên nghiên cứu đánh giá
sinh khối và tăng trưởng của rừng có tính chất hệ thống và tương đối hoàn chỉnh
là Golley F.B., Odum và Wilson (1958 – 1962) trên đối tượng rừng đước đỏ

(Rhizophora mangle) ở Puerto Rico (dẫn theo Nguyễn Hoàng Trí, 1986) [11].
Năm 1975, ông cùng với cộng sự tiếp tục nghiên cứu sinh khối của rừng đước ở
Panama và cho thấy sinh khối tổng số là 62,7 tần/ha của rừng đước đỏ (R.
mangle) và 278,9 tấn/ha của rừng đước (R. brevistyla) (dẫn theo Vũ Đoàn Thái,
2003) [9].
Tại Thái Lan theo Aksornkoae và cộng sự (1982) đã nghiên cứu sinh khối
rừng ngập mặn tự nhiên gồm các loài trong các chi Rhizophora, Xylocarpus,
Bruguiera, Sonneratia trong đó sinh khối rừng đước đôi (Rhizophora apiculata)
cao nhất là 710,90 tấn/ha, tiếp đến là rừng vẹt (Bruguiera) là 243,75 tấn/ha và
thấp nhất là rừng xu (Xylocarpus) chỉ đạt 20,10 tấn/ha.
Hầu hết các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu sinh khối trên mặt đất,
bên cạnh đó có Akira K và cộng sự (2000) (dẫn Mỵ Thị Hồng, 2006) [5] đã
nghiên cứu sinh khối và kích thước rễ dưới mặt đất với tổng sinh khối của cây dà
vôi (Ceriops tagal) là 437,5 tần/ha.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về rừng
ngập mặn. Có thể kể tới các nghiên cứu tiêu biểu sau:
Công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về sinh trưởng và sinh khối
rừng ngập mặn là luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Hoàng Trí (1986) [11]. Tác giả
nghiên cứu về sinh khối và năng suất quần xã rừng đước đôi (R. apiculata) ở
rừng già, rừng tái sinh tự nhiên và rừng trồng 7 năm tuổi ở Cà Mau. Tác giả cho
biết sinh khối tổng số của ba loại rừng tương ứng là 119,335 tấn khô/ha; 33,159
tấn khô/ha; 34,853 tấn khô/ha, trong đó sinh khối dưới mặt đất rễ (tính theo trọng
lượng khô) chiếm tỉ lệ khá lớn 21,225 tấn/ha; 3,817 tấn/ha; 3,378 tấn/ha.
Vũ Đoàn Thái (2003) [9] nghiên cứu về cấu trúc sinh khối của rừng trang
trồng tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ở tuổi 4, 5, 6, 9. Tác giả
11


đã xác định được sinh khối của cá thể và quần thể cây trang tăng dần theo tuổi

rừng. Sinh khối tổng số của rừng 4, 5, 6, 9 tuổi lần lượt là 24,449 tấn khô/ha; 36,4
tấn khô/ha; 45,709 tấn khô/ha; 127,533 tấn khô/ha. Trong đó rừng 9 tuổi có tỉ lệ
sinh khối thân là lớn nhất chiếm 57,3% tổng lượng sinh khối. Rừng 4, 5, 6 tuổi có
tỉ lệ sinh khối cành lần lượt là 32,8%; 30,8% và 25,2%.
Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009) [2], về nghiên cứu khả năng tích lũy
cacbon của rừng trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Young) trồng ven biển
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ở các độ tuổi 1, 5, 6, 8, 9 cho kết quả sinh khối
tổng số tương ứng là: 2,15 tấn/ha; 51,21 tấn/ha; 57,78 tấn/ha; 72,32 tấn/ha; 82,26
tấn/ha. Trong đó sinh khối rễ của rừng 9 tuổi là cao nhất (22,57%), tuy nhiên sinh
khối lá của rừng 8 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (8,17%) là do rừng 8 tuổi đang ở giai
đoạn khép tán 100%, còn rừng 9 tuổi cây đã khép tán hoàn toàn, cây chủ yếu phát
triển về chiều cao.
Năm 2012, Nguyễn Thị Hồng Hạnh [3] nghiên cứu sự tích lũy sinh khối
của cây bần chua (Sonneratia caseoolaris (L). Engler) trồng ở huyện Tiền Hải,
Thái Bình ở các độ tuổi 2; 3; 4 tuổi cho các kết quả sau:
Bảng 1.1: Sinh khối khô theo quần thể ở các tuổi rừng bần chua (tấn/ha)
Tuổi
rừng

Mật độ
(cây/ha)

Thân
(tấn/ha)

Cành
(tấn/ha)

Lá
(tấn/ha)



(tấn/ha)

2
3
4

7600
8400
6200

2,090
6,124
10,194

1,254
3,545
4,522

0,745
2,033
0,732

1,725
5,326
7,695

Sinh
khối

Tổng số
5,815
17,058
27,457

(Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2012) [3]
Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012) [7],
sinh khối bộ phận sắp xếp theo thứ tự Thân > Rễ > Cành > Lá, sinh khối cá thể và
sinh khối quần thể tăng theo tuổi rừng, thấp nhất là rừng 2 tuổi với 5,815 tấn/ha,
kế tiếp là rừng 3 tuổi với 17,058 tấn/ha, rừng 4 tuổi có sinh khối cao nhất là
27,457 tấn/ha.
Lê Thị Hoài Thương (2006) [10] cũng nghiên cứu về sinh khối của rừng
trang mới trồng, rừng 7, 8 và 9 tuổi trồng tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định. Theo đó, tác giả đã xác định được sinh khối tổng số của rừng 7, 8 và
9 tuổi lần lượt là 57,6; 70,53 và 77,71 tấn/ha.
12


Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009) [2] cũng đã nghiên cứu sinh khối rừng
trang (Kandelia obovata) trồng tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định ở các tuổi 1, 5, 6, 8 và 9 với sinh khối lần lượt đạt 2,15 tấn/ha; 51,21 tấn/
ha; 57,58 tấn/ha; 72,32 tấn/ha và 82,26 tấn/ha.

13


1.2 Nghiên cứu sự tích lũy cacbon trong cây rừng ngập mặn
Sự tích lũy cacbon trong cây rừng ngập mặn cao hay thấp phụ thuộc vào loại
rừng, cấu trúc rừng và thành phần tuổi cây. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Hà và cộng sự (2002) (dẫn theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [2] về hàm lượng

cacbon tích lũy trong cây (rễ và sinh khối trên mặt đất) ở các loại rừng có thành
phần, mật độ khác nhau tại một số rừng ngập mặn tại miền Nam Thái Lan và
Indonesia cho biết, tùy vào loại rừng và đặc điểm cấu trúc, tuổi cây mà hàm lượng
cacbon tích lũy là khác nhau.
Bảng 1.2. Tích lũy cacbon trong cây rừng ngập mặn
Địa điểm
nghiên
cứu

Loại cây chính

Sosobokm,
Indonesia

Mật độ cây
(cây/ha)

C trong
cây
(tấn/ha)

Bần chua ( Sonneratia caseolaris (L.)
Engler)

478

117,400

Đước đôi ( Rhizophora apiculata
Blume)


761

254,300

Vẹt dù ( Bruguiera gymnorrhiza (L.)
Savigny)

400

313,500

Ranong,
Thái Lan

Đước đôi (Rhizophora apiculata
Blume)

1467

555,800

(Rừng tự
nhiên)

Đưng (Rhirophora mucronata Poir)
Vẹt dù ( Bruguiera gymnorrhiza)

280,000


Cui biển (Heritira littoralis aiton ex
Dryander/Dry)

Nakorn, Sri
Thmarat
(rừng
trồng)

Đước đôi (Rhizophora apiculata
Blume)

1489

531,700

Rừng đước đôi (Rhizophora apiculata
Blume) 3 tuổi

6900

51,400

Rừng đước đôi (Rhizophora apiculata
Blume) 7 tuổi

2300

163,600

(Nguồn: Nguyễn Thanh Hà và cộng sự, dẫn theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009)

[2]
14


Năm 2009, khi so sánh sinh khối của cây trang (K. obovata) trồng tại xã
Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định với cây bần (S. caseolaris) trồng ở
xã Nam Hưng huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã chỉ ra
rằng sinh khối của cây trang thấp hơn sinh khối cây bần, sự thấp hơn này là do
đặc điểm sinh học của cây trang có kích thước nhỏ hơn so với cây bần. Kết quả
nghiên cứu cho thấy sự tích lũy cacbon của cây tăng theo tuổi rừng. Hàm lượng
cacbon tích lũy trong RNM phụ thuộc vào tuổi và mật độ của cây.
Bảng 1.3. Hàm lượng cacbon tích lũy trong cây và quần thể rừng trang trồng
tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Tuổi
rừng

Năm trồng

Mật độ
(số cây/ha)

1
5
6
8
9

2005
2001
2000

1998
1997

15400
17300
17500
17900
18200

Cacbon tích lũy
trong cây
(kg/cây)
0,066
1,574
1,662
2,235
2,639

Cacbon tích lũy
trong rừng (tấn/ha)
1,015
27,234
29,077
40,005
48,028

(Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Hạnh,2009) [2]
Mật độ cây và loài cây là một trong các yếu tố chi phối đến khả năng, tích
lũy cacbon trong rừng ngập mặn. Kết quả nghiên cứu của Sathirathai S.., 2003
(dẫn Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [2] về khả năng tích lũy cacbon hàng năm

của rừng ngập mặn tại làng Tha Po, Thái Lan ở các loài cây cho thấy, hàm lượng
cacbon tích lũy trong cây rừng ngập mặn tương đối cao. Cây đước đôi
(Rhizophora apiculata) tích lũy cacbon cao nhất.

15


Bảng 1.4. Tích lũy cacbon hàng năm của RNM làng Tha Po, Thái Lan
Loài cây chính

Mắm biển (Avicennia marina (Forsk)
Vierh )
Giá (Excoecaria agallocha L.)
Đước đôi đôi (Rhizophora apiculata
Blume)
Tra lâm vồ (Thespesia populnea)

Mật độ
cây
(cây/ha)

Sinh
khối
(tấn/ha)

2337,50

29,06

Tổng

cacbon tích
lũy
(tấn/ha/nă
m)
8,19

1462,50
306,25

7,69
4,31

4,94
1,19

406,25

4,13

0,81

(Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [2]
Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn
nhưng công trình nghiên cứu về sự tích lũy cacbon trong cây rừng ngập mặt còn
chưa nhiều. Các công trình thường tập trung nghiên cứu về đặc điểm, sinh
trưởng, sinh khối, sinh thái, diễn biến… Các công trình nghiên cứu về sinh khối
rừng ngập mặn của Trần Văn Ba (1984) [1], Nguyễn Hoàng Trí (1986) [11], Viên
Ngọc Nam (2003) [6], Phạm Văn Ngọt (2003) [8]…, chủ yếu đánh giá năng suất
sinh học của rừng. Năm 1996, Mai Sỹ Tuấn và cộng sự đã nghiên cứu mức độ
khác nhau của độ mặn bên ngoài ảnh hưởng tới sự nảy mầm, sinh trưởng và

quang hợp của cây mắm biển (A. marina) trong rừng ngập mặn. Đặc biệt, đóng
góp lớn nhất cho các công trình khoa học về hệ sinh thái rừng ngập mặn, trồng và
phục hồi rừng ngập mặn, đánh giá vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ
các vùng ven biển là của Phan Nguyên Hồng. Từ năm 1961 đến nay, Phan
Nguyên Hồng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến rừng ngập mặn
như: thực vật rừng ngập mặn, sinh thái rừng ngập mặn, quá trình diễn thế và sinh
thái giữa rừng ngập mặn với thủy sản. Trong luận án Tiến sĩ Khoa học sinh học
“Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam” (1991), tác giả đã đề cập
tương đối đầy đủ nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến rừng ngập mặn tại
Việt Nam [4].
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa ly

16


Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình. Huyện
Tiền Hải có thị trấn Tiền Hải và 34 xã. Xã Nam Phú nằm ở phía Nam huyện Tiền
Hải, tỉnh Thái Bình, với diện tích tự nhiên là 9,85 km2.
Tọa độ địa lý từ 20017’ đến 20028’ vĩ độ Bắc, từ 1060 27’ đến 106035’ kinh
Đông.

Hình 1.1: Vị trí khu vực nghiên cứu

Phía Đông giáp biển Đông.
Phía Tây giáp xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Phía Nam giáp sông Hồng.
Phía Bắc giáp xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Nam Phú là xã ven biển mang đậm nét đặc trưng của vùng đồng bằng Châu

thổ sông Hồng, có địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình biến đổi từ 0,5m –
0,75m so với mực nước biển.
17


Đây là một trong những địa phương có điều kiện địa lý, địa hình thuận lợi
cho sự phát triển của cây rừng ngập mặn.
Đặc điểm khí tượng
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng lịa nằm ở ven biển nên khí
hậu Nam Phú ngoài khí hậu lục địa, còn mang đặc trưng của khí hậu vùng duyên
hải rất rõ rệt, mùa đông ấm hơn, mùa hè mát hơn so với khí hậu khu vực ở sâu
trong nội địa
Vào mùa cạn/mùa khô kéo dài 7 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm
sau.
Vào mùa mưa hay mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10.
- Nhiệt độ
Tiền Hải nằm ở vĩ độ thấp, chịu sự chi phối của chế độ mặt trời nội chí
tuyến nên nhiệt độ vùng này khá cao. Nhiệt độ thấp nhất thường là tháng 1, tháng
12 và tháng 2, nhiệt độ cao nhất vào tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8.
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình các tháng tại khu vực nghiên cứu
Tháng
Đặc
trưng
Ttb (độ)

Năm
2016

Năm 2015
3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

2

20,9

23,9

29,3

30,3


29,1

29,3

28,2

26,3

24,6

18,5

16,9

15,9

Bình
quân

24,4

(Nguồn: Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy Văn 2015-2016)
Kí hiệu trong bảng: Ttb là nhiệt độ không khí trung bình tháng (oC)
Nhiệt độ hàng năm của vùng ven biển Thái Bình trung bình từ 23 oC –
24oC. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè từ 29 oC – 30oC. Nhiệt độ trung bình vào
mùa đông từ 16oC – 17oC.
- Lượng mưa
Vào mùa mưa, số giờ nắng cao hơn so với mùa khô. Nắng nóng và mưa
nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.


18


Bảng 1.2. Lượng mưa các tháng tại khu vực nghiên cứu
T
h

n
g
R
(mm)
Rx
(mm)
N
(ngày)

Năm 2015

Năm 2016

TB

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

1

2

22,4

14,8

107,2

128,9

129,1

353,6

428,2


214,1

387,4

72,3

119,3

11,6

165,7

6,4

7,6

113,5

107,3

22,9

116,0

110,3

175,2

116,4


15,3

47,8

3,0

70,1

7

10

12

24

18

5

22

9

5

16

14


23

14

(Nguồn: Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy Văn 2015-2016)

Các kí hiệu trong bảng:
R

: Tổng lượng mưa tháng (mm)

Rx

: Cường độ mưa ngày cao nhất trong tháng (mm)

N

: Số ngày có mưa trong tháng (ngày)

Chế độ mưa ở xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cũng có đặc
tính chung của các tỉnh Bắc Bộ. Đó là lượng mưa không đều giữa hai mùa, lượng
mưa tập trung nhiều vào mùa hè (chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm). Lượng
mưa cực đại thường vào tháng 8, tháng 9 (trung bình khoảng 390 mm/tháng).
Lượng mưa cực tiểu vào tháng 2 (khoảng 11,6 mm). Tổng số ngày mưa trong
năm có thể đạt 165 ngày, tập trung chủ yếu vào các tháng chuyển từ hạ sang thu
(khoảng tháng 8, tháng 9). Cường độ mưa ngày dao động từ 3,0 đến 175,2 mm,
phân bố theo mùa mưa và mùa khô.

19



Bảng 1.3. Lượng bốc hơi và số giờ nắng vùng nghiên cứu
Thán
g

Năm
2016

Năm 2015

TB
Đặc
trưng
e
(mm)
S
(giờ)

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

1

2

22,1

120,7

235,5

246,4

129,5

221,3

144,
8

174,5


96,8

56,8

37,8

74,6

130,0

22,6

60,2

63,1

77,8

83,6

72,0

55,5

92,3

68,7

58,1


49,4

97,8

66,7

(Nguồn: Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy Văn 2015-2016)

Các kí hiệu trong bảng:
e : Tổng lượng bốc hơi tháng (mm)
S : Tổng số giờ nắng tháng (giờ)
- Lượng bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi trung bình khoảng 130,0 mm. Lượng bốc hơi cao nhất vào
mùa khô hanh, và nắng nhiều, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng
nước bốc hơi thấp nhất vào tháng 3, chỉ 22,1 mm.
- Số giờ nắng
Khu vực Nam Phú, Tiền Hải, Thái Bình có số giờ nắng trong tháng trung
bình là 66,7 giờ. Số giờ nắng trong tháng phụ thuộc theo mùa, đặc trưng của khu
vực: mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa, số giờ nắng trong tháng khá lớn
(khoảng 72,0 đến 83,6 giờ). Nhưng trong thời gian gần đây, có sự thay đổi số giờ
nắng khá cao vào tháng 10/2015 và tháng 2/2015 (lần lượt là 92,3 giờ và 97,8
giờ).
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình các tháng/năm ở xã Nam Phú, huyện Tiền
Hải, tỉnh Thái Bình là khá cao (khoảng 82%) và cao vào mùa hè, thấp vào mùa
đông, độ ẩm trung bình theo các mùa như sau: mùa xuân (tháng 2,3,4) là khoảng
88%; mùa hè (tháng 5,6,7) khoảng 80%, mùa thu (tháng 8,9,10) khoảng 84% và
mùa đông (tháng 11,12,1) khoảng 78%.

20



- Chế độ gió bão
Xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình chịu tác động của hai hệ
thống gió mùa chính: Gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm, tốc độ gió
trung bình 2 – 5 m/s, hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10. Gió mùa Đông Bắc hoạt
động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường lạnh, khô, với tốc độ gió cấp 3, 4
ven biển và cấp 5, 6 ngoài khơi, làm biển động. Trung bình mỗi năm, huyện Tiền
Hải đón nhận 20 – 30 đợt rét do gió mùa Đông Bắc mang lại, tập trung vào các
tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Xã Nam Phú nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng
trực tiếp của bão. Hàng năm có từ 5 – 6 cơn bão, thường xuất hiện vào mùa hè (từ
tháng 6 đến tháng 10), đổ vào địa phận xã với cấp gió trung bình từ 8 – 11, kèm
theo mưa lớn và gió mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và tích lũy
cacbon của cây trang.
Đặc điểm thủy văn
- Hệ thống sông ngòi: Tiền Hải là huyện ven biển thuộc châu thổ sông hồng, hệ
thống sông ngòi vừa nhiều, vừa chằng chịt; với hai hệ thống sông tự nhiên và
sông đào.
Sông Hồng chảy qua phía Nam huyện rồi đổ ra cửa Ba Lạt; là ranh giới
giữa huyện Tiền Hải và huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
Sông Trà Lý (còn có tên là sông Côn), là chi lưu của sông Hồng, chảy qua
phía Bắc huyện rồi đổ ra biển ở cửa Trà Lý; là ranh giới giữa hai huyện Tiền Hải
và Thái Thụy.
Sông Lân nằm ở phía Nam huyện, sông Lân chảy qua khu vực trung tâm
huyện, phân chia huyện thành hai phần Bắc và Nam.
- Thuỷ triều: xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là xã nằm giáp biển
Đông, có đường bờ biển kéo dài khoảng 10km. Vùng biển này chịu ảnh hưởng
của chế độ thủy triều nhật triều thuần nhất, chu kỳ khoảng 25 giờ nên cây rừng
thường bị ngập nước kéo dài (Trung tâm khí tượng thủy văn, 2009). Dòng triều
chịu tác động của gió, nhất là gió mùa và lưu lượng nước sông vào mùa mưa,

biên độ dao động trung bình từ 1,5 – 1,8m, cao nhất từ 3,4 đến 3,9m, thấp nhất là
1,25. Dòng triều mạnh gây xói lở các bãi lầy ven biển và ngăn cản sự định cư của
cây con, quả, hạt của cây ngập mặn.

21


Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng
- Địa hình: Nam Phú là vùng đất được hình thành do sự bồi đắp của phù sa nên
địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình biến đổi từ 0,5 m đến 0,75 m so với
mực nước biển, độ nghiêng về phía biển rõ rệt, có thể phân biệt vùng cao triều và
vùng thấp triều. Đây là một trong những địa phương có điều kiện địa lý, địa hình
thuận lợi cho cây ngập mặn, cây nông nghiệp sinh trưởng và phát triển. Tuy
nhiên, Nam Phú lại là một xã ven biển có địa hình thấp, do đó nước biển dâng
cao thì sẽ có các tác động không nhỏ đến xã Nam Phú.
- Thổ nhưỡng: Tiền Hải là vùng mang đậm nét đặc trưng của vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng nên đất chưa phân hóa rõ rệt mà còn giữ nguyên tính chất
của lớp đất mới bồi tụ, thường có nhiều lớp xen kẽ nhau càng xuống sâu thì thành
phần cơ giới càng nhẹ. Nền đáy bao gồm bùn lẫn sét và cát mịn. Phía trong rừng
nền đáy còn được phủ một lớp xác thực vật tạo nên một lớp mùn hữu cơ, cung
cấp một phần dinh dưỡng cho cây rừng phát triển (Vũ Văn Hiển và Phạm Thanh
Lâm, 2005) [5].
Lớp phù sa được dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành lớp thổ
nhưỡng cửa sông, ven biển. Những nhóm đất chưa ổn định, còn bị ảnh hưởng
mạnh mẽ của thủy triều, sóng, dòng lũ chảy ven bờ chưa cố kết mà ở dạng bùn
lỏng. Tầng dưới sâu đã dần dần ổn định, tầng trên không dày quá 20cm. Quần xã
cây RNM có vai trò tích cực trong việc bồi tụ phù sa cho đất.
Độ pH của lớp đất ổn định, dao động từ 7,2 – 7,6. Đất bùn lỏng hay đất đã
cố định giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều cây ngập mặn thể hiện rõ mối quan
hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tương tác theo chiều hướng có lợi giữa thổ nhưỡng và

quần xã cây ngập mặn (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2005) [10].

22


1.3.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
Dân cư
Khu vực nghiên cứu thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Xã có diện tích 9,85 km 2, dân số năm 1999 là 4.161 người, mật độ dân số đạt 422
người/km2.
Tình hình phát triển kinh tế
-

Sản xuất nông nghiệp

Vụ lúa xuân năm 2015 xã Nam Phú ổn định diện tích 250 ha, thời tiết ấm
khá thuận lợi cho việc gieo cây, sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Trong vụ
các cấp đã có chủ trương hỗ trợ thuốc trừ rây cho mạ, thuốc diệt chuột trên phạm
vi toàn xã giúp các hộ giảm chi phí cho đầu tư sản xuất.
-

Cây màu

Người dân đã tập trung chuyển đổi các diện tích cây màu kém hiệu quả
sang trồng cây hoa cho thu nhập khá cao về kinh tế. Ngoài ra đối với một số diện
tích không thuận lợi trong chuyển đổi, người dân đã tập trung trồng những cây
ngắn ngày như rau các loại, bầu bí v.v đáp ứng tiêu dùng hàng ngày cho gia đình.
-

Phát triển chăn nuôi


Trong những tháng qua giá cả vật tư tăng cao, giá đầu ra thấp tuy nhiên
lĩnh vực chăn nuôi vẫn phát triển đa dạng.
Đàn gia súc gia cầm tiếp tục phát triển tốt nâng cao chất lượng đem lại hiệu
quả kinh tế. Tổng đàn trâu, bò có 420 con tăng 25 con so với 6 tháng đầu năm
2014 .trong đó đàn trâu có 306 con, đàn bò có 114 con. Tổng đàn lợn có 5.540
con. Giảm 290 con so với 6 tháng dầu năm 2014. Đàn gia cầm có 25.800 con,
tăng 800 con so với 6 tháng đầu năm 2014 trong đó: gà có 7.800 con, vịt ngan,
ngỗng 18.000 con.
Công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi được chú trọng, UBND xã
cùng các cơ sở thôn đã tổ chức kiểm tra và nhắc nhở tại các hộ gia đình chăn nuôi
xả thải gây ô nhiễm môi trường khu dân cư, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc,
gia cầm được đầu tư đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra, 6 tháng đầu năm do làm

23


tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm nên xã không có dịch bệnh lớn
xảy ra.
-

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và phát triển kinh tế biển

Ngay từ đầu năm xã đã xây dựng đề án với chủ trương, giải pháp đa dạng
hóa con nuôi như ngao, tôm, cua, cá các loại. Tập trung chỉ đạo làm thủy lợi hệ
thống mương tiêu, vận động nhân dân cải tạo ao đầm, các hộ đã đầu tư kinh phí
lớn cho công tác cải tạo ao dầm vùng chủ động cho công tác nuôi thả.
Kết quả thống kê vụ xuân hè 2015 toàn xã đã thả 35 triệu con tôm sú, 1
triệu con tôm he chân trắng ; 1,5 tỷ con ngao giống, cua,…
Toàn xã có 60 tàu thuyền, trong đó có 55 tàu thuyền khai thác thuỷ sản còn

lại là thuyền dịch vụ. Sản lượng đánh bắt 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt khoảng
2.650 tấn thuỷ sản các loại.
Vùng NTTS nước ngọt với diện tích 140ha/115 hộ, được các hộ quan tâm
đầu tư và duy trì các loại giống cá truyền thống, như cá vược, cá trăm đen, chép
lai v.v, nhiều hộ đã cải tạo ao đầu tư thả tôm cho kết quả tốt.
-

Ngành nghề dịch vụ tiểu thủ công nghiệp

Ngành nghề dịch vụ phát triển dã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cùa
nhân dân, một bộ phận tham gia lao động xuất khẩu, lao động phô thông tự do,
nhiêu lao động tham gia đánh bắt hải sản biển, số hộ buôn bán, vận tài, hàn xì,
may mặc, sứa chữạ xe máy, xe đạp, cày bừa, say xát, làm mộc, thợ xây.
Văn hóa, giáo dục, y tế và môi trường
-

Công tác tài nguyên môi trường

Công tác vệ sinh môi trường được nhân dân trong xã hưởng ứng tích cực
2/4 thôn có tổ thu gom rác thải vệ sinh môi trường.
UBND xã đã xây dựng dự thảo quy chế công tác vệ sinh môi trường đê các
chi bộ thảo luận tham gia ý kiến và họp thôn để nhân dân bàn bạc thảo luận để
thực hiện vào 6 tháng cuối năm 2015.
-

Văn hoá

Đài truyền thanh xã hàng ngày phát thanh, truyền thanh đã bám sát các
nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đài truyền thanh xã duy trì tốt chế độ tiếp âm,
24



tiếp sóng, đưa tin phản ánh và biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong lao
động sản xuất, tập trung tuyên truyền, cổ động và tổ chức các hoạt động kỳ niệm
các ngày lễ lớn của đất nước, tiếp tục đấy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh xây dựng nông thôn mới, thực hiện tuyên truyền đề
án sản xuất, phòng trừ sâu bệnh tuyên truyền tốt công tác thu thuế quỹ và các
khâu dịch vụ...
-

Giáo dục

Ba trường là mầm non, tiểu học và trung học cơ sở tổng kết năm học
2014-2015 kết quả trong năm học của 3 nhà trường đạt được kết quả cao, công
tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, chất lượng giáo dục được nâng lên.
-

Y tế

Trong nửa năm gần đây đã khám cho 1.522 lượt người khám tại trạm
1.492 lượt, khám bảo hiểm 27 lượt người khám tại gia đình 370 lượt người, và
điều trị cho 1.104 lượt người, chuyển viện tuyến trên là 294 người. Ngành y tế
chuẩn bị đẩy đù số thuốc trong điều trị và phục vụ nhân dân, công tác vệ sinh
an toàn thực phẩm được chú trọng. Đến nay toàn xã có 79,4% hộ sử dụng công
trình vệ sinh hợp tiêu chuẩn. Do làm tốt công tác phòng dịch xã không có dịch
bệnh lớn xảy ra, các chương trình y tế phòng chống dịch bệnh được quan tâm
thường xuyên.
Công tác bảo vệ rừng
Hiện nay, chính quyền (cơ quan quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn) tại xã
Nam Phú đã có biện pháp giải quyết những khó khăn trong công tác bảo vệ rừng

ngập mặn.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Bình kết hợp với UBND 3 xã (Nam Thịnh,
Nam Hưng, Nam Phú) đã thành lập tổ trông coi, bảo vệ rừng ở tất cả các xã có
rừng ngập mặn và trong đó có xã Nam Phú. Hằng năm tổ bảo vệ này sẽ làm báo
cáo hằng năm về vấn đế trông coi bảo vệ rừng ven biển xã Nam Phú. Tổ trông
coi, bảo vệ ở xã Nam Phú gồm 7 thành viên do ông Phạm Văn Tuyển làm tổ
trưởng. Tổ bảo vệ có chức năng chủ động lập kế hoạch hàng tháng, hàng quý và
phân công các thành viên đi tuần tra bảo vệ; Kết hợp với UBND xã thường xuyên
phối hợp với cán bộ Chi cục Kiêm lâm (Trạm Kiểm lâm Tiền Hải) đi kiểm tra
đánh giá, xác định những diện tích rừng trồng mới, hiện có, mất đi. Trên cơ sở đó
25


×