Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích những thách thức của các nước đang phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.97 KB, 3 trang )

Phân tích những thách thức của các nước đang phát triển trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Bài làm
Các nước đang phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra
trong điều kiện tình hình thế giới có nhiều thay đổi: Chiến tranh lạnh kết thúc
(1989); Liên xô-Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn; trật tự
đa cực đa trung tâm hình thành, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ,
Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Trung Quốc; Xu hướng khu
vực hóa – toàn cầu hóa phát triển; cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát
triển như vũ bão; ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bệnh tật, khủng
bố….đặt các nước đang phát triển trước những khó khăn như mất vị trí vùng
đệm, vùng tranh giành của hai phe; Lợi thế lao động giá rẽ không còn; tài
nguyên không còn quan trọng trong thời đại kinh tế tri thức; cạnh tranh trở
nên quyết liệt hơn; vừa xây dựng phát triển vừa đối phó với biến đổi khí hậu,
ô nhiễm, khủng bố, dễ trở thành bãi rác cho thế giới phát triển.
Vì vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển
đang đứng trước những thách thức sau.
Một là, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Cạnh tranh không chỉ giữa
doanh nghiệp các nước đang phát triển với doanh nghiệp các nước trên thị
trường nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mà cạnh tranh ngay trên
thị trường trong nước của các nước đang phát triển. Lấy một thí dụ thực tế ở
Việt Nam như: Nhiều siêu thị lớn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư đã
mọc lên. Các siêu thị này, với tiềm lực tài chính mạnh, mạng lưới cung cấp
hàng liên kết toàn cầu, kinh nghiệm kinh doanh cả trăm năm... sẵn sàng đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và phong phú của người tiêu dùng. Do
đó Những cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ hoặc những siêu thị nội phải cạnh tranh
khốc liệt để tồn tại, thậm chí bị phá sản vì không thể cạnh tranh với siêu thị
ngoại. Sau khi gia nhập WTO Việt Nam có thị trường rộng hơn, cơ hội rộng
hơn nhưng thách thức cũng nhiều hơn. Rất nhiều doanh nghiệp đã gặp phải
nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình. Bởi để có thể xuất
khẩu sản phẩm sang các thị trường khó tình như Nhật Bản , EU… thì yêu cầu


được đặt ra rất cao như về chất lượng sản phẩm, giá cả…
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế với sự chuyển dịch tự do qua biên giới
các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro,
trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Thách thức ở đây là đề ra được
những chính sách đúng đắn nhằm tăng cường khả năng kiểm soát vĩ mô, nâng
cao tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế, củng
cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khắc phục những khó khăn

1


ngắn hạn. Tóm lại, phải tạo dựng được môi trường để quá trình chuyển dịch
cơ cấu và bố trí lại nguồn lực diễn ra một cách suôn sẻ, với chi phí thấp.
Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp
bách cho việc bổ sung và hoàn thiện thể chế. Lấy một thí dụ thực tế ở Việt
Nam như: Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện
khuôn khổ pháp luật có liên quan đến kinh tế và thương mại nhưng chúng ta
vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Trước hết, phải liên tục hoàn thiện môi
trường kinh doanh để thu hút đầu tư và phát huy mọi tiềm lực của tất cả các
thành phần kinh tế. Đồng thời không ngừng hoàn thiện các quy định về cạnh
tranh để bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hộp
nhập.
Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã làm bộc lộ nhiều bất cập của
nền hành chính quốc gia. Do một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO
là minh bạch hóa nên khi gia nhập WTO, nền hành chính quốc gia chắc chắn
sẽ phải có sự thay đổi theo hướng công khai hơn, minh bạch hơn và hiệu quả
hơn. Đó phải là nền hành chính vì quyền lợi chính đáng của mọi người dân,
trong đó có doanh nghiệp và doanh nhân, lấy người dân, doanh nghiệp, doanh
nhân làm trọng tâm phục vụ, khăc phục mọi biểu hiện trì trệ, thờ ơ và vô trách
nhiệm. Nếu không tạo ra được một nền hành chính như vậy thì chẳng những

không tận dụng được các cơ hội do hội nhập kinh tế nói chung và việc gia
nhập WTO nói riêng đem lại mà cũng không chống được tham nhũng, lãng
phí nguồn lực.
Năm là, để bảo đảm tiến trình hội nhập đạt hiệu quả, bên cạnh quyết
tâm về chủ trương, cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội
ngũ doanh nhân đủ mạnh. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với các nước
đang phát triển do phần đông cán bộ của các nước đang phát triển còn bị hạn
chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước
ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị phù hợp, thách thức này sẽ chuyển thành
những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.
Sáu là, hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự hợp tác về an ninh và văn
hóa. Đồng thời, việc mở cửa thị trường, mở rộng giao lưu trong điều kiện
bùng nổ thông tin hiện nay, bên cạnh nhiều mặt tốt, những cái xấu cũng du
nhập vào, đòi hỏi các cấp lãnh đạo, quản lý và mọi người dân phải nâng cao
bản lĩnh chính trị, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao sức đề
kháng, chống lại sự tha hóa, biến chất, chống lại lối sống hưởng thụ, tự do quá
mức …
2


Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng đến quyền độc lập tự
chủ của một quốc gia. Các cường quốc tư bản phát triển có lợi thế hơn hẳn về
nhiều mặt. Do đó nếu các nước đang phát triển mở rộng quan hệ với các nước
đó thì khó tránh khỏi sẽ bị lệ thuộc về kinh tế, và từ chỗ lệ thuộc về mặt kinh
tế có thể đi đến không giữ vững được quyền độc lập tự chủ. Ví dụ quốc gia
nào chỉ buôn bán với một nước thôi thì khó tránh khỏi bị phụ thuộc vào nước
duy nhất ấy.
Tóm lại, những thách thức của các nước đang phát triển trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn, lớn nhất là cạnh tranh với các nước phát
triển, đòi hỏi các nước đang phát cần nghiên cứu đưa ra các biện pháp để điều

chỉnh sao cho phù hợp, tận dụng những thuận lợi mà hội nhập kinh tế quốc tế
tạo ra, đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức mà hội nhập kinh tế
quốc tế mang lại.

3



×