ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
DẠY HỌC BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG"
CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN THEO HƯỚNG KHAI THÁC
THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2015
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
DẠY HỌC BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG"
CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN THEO HƯỚNG KHAI THÁC
THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng
HÀ NỘI - 2015
ii
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu miệt mài, nghiêm túc, cuốn luận văn của tôi
đã hoàn thành. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
đến GS.TS Nguyễn Thanh Hùng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ
bảo, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo của trường Đại
học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
X i n g ử i l ờ i c ả m ơ n t ới c á c t hầ y c ô , b ạ n bè , đồn g ng hi ệ p đ a n g g i ả ng
dạy tại trường THCS Tô Hiệu- Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình triển khai đề tài. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đ ì nh , ngư
ờ i t hân v à b ạn bè đ ã d àn h cho t ôi sự qu an t â m k hí ch l ệ v à chi a s ẻ t r o n g s u ố t t h
ờ i g i a n h ọ c t ậ p v à n g h i ê n cứ u .
Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân có hạn nên
luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Thảo
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
LVB
Liên văn bản
Nxb
Nhà xuất bản
PGS
Phó giáo sư
SGK
Sách giáo khoa
SGV
Sách giáo viên
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thong
TN
Thực nghiệm
STT
Số thứ tự
Tr.
Trang
TS
Tiến sĩ
iv
MỤC LỤC
Lời cảm ơn………………………………………………………………..
i
Danh mục viết tắt…………………………………………………………. ii Danh
mục các bảng……………………………………………………….. iii Mục
lục…………………………………………………………………… iv
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………
1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN
DỤNG THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM VÀO DẠY
HỌC BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG" CỦA BÀ HUYỆN
THANH QUAN……………………………. …………………………… 6
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài………………………………………………
6
1.1.1 Một số vấn đề về thi pháp học…………………………………… 1.1.2
6
Thi pháp thơ Nôm Đường luật Trung đại……………………….. 1.2 Cơ sở
17
thực tiễn của ðề tài……………………………………………. 1.2.1 Tình
21
hình vận dụng thi pháp để dạy học tác phẩm văn chương ở
trường THCS hiện nay……………………………………………. 1.2.2
21
Thực trạng việc dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác 22
phẩm………………………………………………………………
1.2.3 Kết luận thực trạng……………………………………………….
27
Chương 2: TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC BÀI THƠ "QUA ĐÈO
NGANG" CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN DƯỚI GÓC NHÌN
THI PHÁP HỌC……………………………………………………… 2.1
28
Những yêu cầu đối với giáo viên khi dạy bài thơ Qua Đèo Ngang…
28
2.1.1 Giúp học sinh rút ngắn những khoảng cách tiếp nhận và bồi dưỡng
thêm cho học sinh lớp 7 khi dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà 28
Huyện Thanh Quan………………………………………………………
v
2.1.2 Giúp học sinh phát hiện ra những yếu tố sáng tạo về thi pháp tác 32
phẩm và thi pháp tác giả trong dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà
Huyện Thanh Quan………………………………………………………
2.2 Đề xuất những biện pháp dạy học tác phẩm Qua Đèo Ngang dưới 33 góc
nhìn thi pháp học…………………………………………………….
2.2.1 Vận dụng kỹ năng đọc chính xác ngôn từ nghệ thuật của bài thơ để
bình giá những đặc điểm của thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm….
33
2.2.2 Hướng dẫn học sinh kỹ năng đọc phân tích đặc trưng chung trong
một số tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan để tìm cách lý giải giá trị 34 thời
thế và nhân thế trong bài thơ Qua Đèo Ngang………………….
2.2.3 Hướng dẫn học sinh kỹ năng đọc sáng tạo để hiểu giá trị biểu cảm
của cái tôi trữ tình được bộc lộ trong tâm hồn lớn của Bà Huyện Thanh 42
Quan………………………………………………………………………
2.2.4 Hướng dân học sinh đọc tích lũy để lĩnh hội giá trị nhân văn của
bài thơ qua tâm hồn lớn của Bà Huyện Thanh Quan………………….
48
Chương 3: THỰC NGHIỆM DẠY BÀI THƠ "QUA ÐÈO
NGANG" CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN THEO HƯỚNG TIẾP
CẬN THI PHÁP...........................................................................
50
3.1. Mục đích thực nghiệm...........................................................................5.0. ..
3.2 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm…………………….........
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ..........................................................................
51
3.2.2 Địa bàn thực nghiệm ...........................................................................5.1. ..
3.2.3 Thời gian thực nghiệm………………………………………..........
51
3.3. Nội dung thực nghiệm...............................................................................
3.4 Phương pháp tiến hành thực nghiệm…………………………............ 51
3.5 Giáo án thực nghiệm…………………………………………………
3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm………………………………...........
vi
51
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................
53
1 Kết luận..............................................................................................
2 Khuyến nghị........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................
PHỤ LỤC ................................................................................................. 73
vii
69
72
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy
bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan…….
24
Bảng 1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc học bài thơ
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan…………… ....
24
Bảng 1.3 Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang của
Bà Huyện Thanh Quan……………………………………….
25
Bảng 3.1 Đối tượng thực nghiệm và đối chứng………………
52
Bảng 3.2 Thống kê kết quả nhận thức của học sinh………….
70
viii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn chương là một bộ môn nghệ thuật có đặc thù riêng không giống với
bất kỳ ngành khoa học nào. Văn chương có khả năng bồi dưỡng cho học sinh
những năng lực và năng khiếu thẩm mỹ, nhận thức thẩm mỹ góp phần xây
dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, bồi dưỡng tâm hồn tư tưởng, tình
cảm cho học sinh. Nhờ có văn chương mà đời sống tinh thần của con người trở
nên phong phú, tinh tế, bớt chai sạn, thờ ơ trước những số phận bất hạnh, cảnh
đời éo le đang sống xung quanh mình.
Tiếp nhận tác phẩm văn học trong thời đại ngày nay càng trở nên quan
trọng, khi các em học sinh ngày càng chán học văn, sợ học văn các em thích
cái hiện tại, cái mới nhưng lại không thích cái đã qua, không có những rung
động trước một bài thơ hay, một câu chuyện hấp dẫn hay một bi kịch của nhân
vật…Văn học sẽ bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, trân trọng những giá trị truyền
thống, biết yêu thương và chia sẻ như Macxim Gorki đã nói: "Văn học là nhân
học".
Văn học ở mỗi một giai đoạn lại có những đặc điểm riêng. Văn học
Trung Đại là sản phẩm tinh thần của những con người thời đại ấy, in đậm tư
tưởng, suy nghĩ của họ. Cho nên để các em học sinh có thể học văn học Trung
Đại là một thách thức lớn.
Ở nước ta công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được tiến
hành . Việc dạy học Ngữ Văn cùng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên
làm thế nào để đổi mới phương pháp dạy học Văn là một bài toán khó để giúp
học sinh có năng lực tiếp nhận một tác phẩm văn học một cách khoa học.Vì vậy
đổi mới phương pháp dạy và học Ngữ Văn phải nhằm giúp các em
tìm ra kỹ năng tìm hiểu, phân tích, phát hiện ra những giá trị của tác phẩm.
Mỗi tác phẩm văn học đều chịu sự ảnh hưởng của thi pháp tác giả và
tồn tại dưới một hình thức nhất định. Như vậy để đọc hiểu một tác phẩm cần phải
khám phá tầng nghĩa sâu của tác phẩm thông qua thi pháp của tác phẩm.
1
Tuy nhiên, trong giảng dạy hiện nay thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm vẫn
chưa được coi trọng.
Trong chương trình trung học cơ sở, số lượng tác phẩm của Bà Huyện
Thanh Quan ít nhưng các tác phẩm này có giá trị lớn trong văn học trung đại.
Nhắc đến nhà thơ tài danh này ta không thể không nhắc đến tác phẩm: Qua
Đèo Ngang. Tuy nhiên việc dạy học tác phẩm này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Chúng tôi khao khát muốn khám phá cái hay, cái đẹp trong sáng tác của Bà
Huyện Thanh Quan qua tác phẩm Qua Đèo Ngang trong chương trình Ngữ
Văn lớp 7 tập . Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Dạy học bài thơ
"Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan theo hướng khai thác thi
pháp tác giả và thi pháp tác phẩm". Với đề tài này chúng tôi muốn tìm ra
cách dạy thích hợp mang tính khoa học và nghệ thuật góp phần nâng cao hiệu
quả một giờ giảng dạy văn chương, hình thành khả năng cảm thụ văn chương một
cách toàn diện. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với môn học này.
Chúng tôi mong muốn đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài: "Dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm" được chúng tôi
xem xét và nghiên cứu lịch sử vấn đề theo hai hướng chính sau:
Thứ nhất: tìm hiểu những tài liệu liên quan đến thi pháp học.
Thứ hai: tìm hiểu các tài liệu liên quan đến con người và sự nghiệp
sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan.
2.1.Thi pháp học
Từ trước tới nay, vấn đề tìm ra phương pháp dạy học thơ văn đã được
các ngành nghiên cứu lý luận, các nhà giáo,các nhà lý luận dạy học chú ý
quan tâm ở những mức độ khác nhau. Trong đó phải kể đến một số tác giả
2
nghiên cứu phương pháp dạy học Ngữ Văn theo quan điểm tiếp cận thi pháp:
Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể (Trần Thanh Đạm- chủ biên), Mấy
vấn đề phương pháp giảng dạy- nghiên cứu Văn học dân gian (Hoàng Tiến
Tựu), Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam (Nguyễn Sĩ Cẩn), Tác
phẩm trữ tình và phương pháp giảng dạy (Nguyễn Thanh Hùng), Phân tích tác
phẩm văn học từ góc độ thi pháp (Nguyễn Thị Dư Khánh)…Các công trình này đều
chủ yếu giới thiệu cách vận dụng đặc trưng thi pháp thể loại, thể tài vào phân tích
hình tượng, kết cấu, ngôn ngữ, để làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề và giá trị nghệ
thuật của tác phẩm khi giảng văn. Các tác giả đều nêu lên những phương pháp,
biện pháp, giảng dạy cụ thể như: đọc, phân tích, giảng giải, rút ra các khâu, các
bước trong quá trình tìm hiểu, phân tích một tác phẩm thuộc thể loại nhất định,
còn cách thức trình bày trước học sinh chưa được nói đến. Cũng có một vài tác
giả cũng có chú ý tiếp cận, phân tích giảng văn trên bình diện thi pháp nhưng chỉ
là gợi ra hướng mở cho các giảng văn.
2.2. Bà Huyện Thanh Quan.
Bà Huyện Thanh Quan nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch
sử văn học Việt Nam. Bà sáng tác không nhiều chỉ có sáu bài thơ: Qua Đèo
Ngang, Chùa Trấn Bắc, Thăng Long hoài cổ, Cảnh chiều hôm, Chiều hôm nhớ
nhà, Cảnh thu những sáng tác ấy đã thể hiện một phong cách thơ độc đáo. Qua
quá trình phân tích tổng hợp chúng tôi có thể kể đến những công trình nghiên
cứu về con người và sự nghiệp sáng tác của Bà.
GS Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên
- quyển hai (Quốc học Tùng thư xuất bản) đã nhận xét thơ của Bà thường
hướng về quá khứ nhưng có lẽ quá khứ ấy không phải Bà đã từng trải qua và
biết tường tận về nó nhưng đó là quá khứ của Đất nước, gia đình. Thơ của Bà
cũng giống như bao thi sĩ thời bấy giờ không có tính cách chính trị mà có tính
cách tâm tình. Trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới) NXB Thế Giới, 2004, tr75
cũng nhận thấy thơ của Bà không phải là cảnh mà là tình. Thơ Bà luôn
3
nhìn về quá khứ vàng son một đi không trở lại. Bà là một nhà thơ hoài cổ. GS
Phạm Thế Ngũ đã khẳng định tài năng thơ của Bà "Thơ Đường trước Bà đã
làm vô số, sau Bà cũng làm vô số. Nhưng trước cũng như sau, có lẽ không ai
vượt được nữ sĩ Thanh Quan".
Nghiên cứu về phong cách trong thơ Bà Huyện Thanh Quan còn thu
hút được sự chú ý của nhiều cây bút như tác giả Đặng Tiến nhận xét về sự nữ
tính trong thơ Bà. Hay tác giả Đỗ Lai Thúy với bài viết Bà Huyện Thanh Quan
người đi dọc những Đèo Ngang.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu cũng như chuyên luận đều mang
tính khoa học và góp phần làm sáng lên giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung
trong thơ Bà Huyện Thanh Quan. Ở đó con người và tác phẩm được khẳng
định và phân tích. Các công trình bài viết đã giúp chúng tôi tham khảo để tiếp tục
nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một hướng giảng dạy mới nâng cao chất lượng
dạy và học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
3.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở một số tiền đề lí luận về thi pháp tác giả và thi pháp tác
phẩm đề xuất các biện pháp dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy học tác phẩm văn chương trong trường trung
học cơ sở đồng thời rèn cho học sinh kỹ năng đọc- hiểu các văn bản văn học.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu một số tiền đề lý luận về đổi mới phương pháp
dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ở trường Trung
học cơ sở.
Thứ hai: Khảo sát tình hình dạy học bài thơ: Qua Đèo Ngang của Bà
Huyện Thanh Quan ở trường Trung học cở sở để làm cơ sở đề xuất cách dạy
học bài thơ này theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm
Thứ ba: Đề xuất các biện pháp dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà
4
Huyện Thanh Quan dưới góc nhìn thi pháp.
Thứ tư: Thực nghiệm tính khả thi của đề tài khi đưa vào giảng dạy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: thi pháp tác giả, thi pháp tác
phẩm, thi pháp của Bà Huyện Thanh Quan.
- Định hướng đổi mới dạy bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan trong
chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7, tập 1 theo hướng khai thác thi
pháp .
Khảo sát học sinh lớp 7 tại trường trung học cơ sở Tô Hiệu- Lê ChânHải Phòng.
Quá trình nghiên cứu, khảo sát được tiến hành từ năm 2013 đến năm
2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên
cứu các tài liệu về thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm, các sáng tác của Bà
Huyện Thanh Quan, các bài viết phê bình về tác phẩm Qua Ðèo Ngang
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát
bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia.
- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và
phân tích thống kê.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
5
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng thi pháp tác giả
và thi pháp tác phẩm vào dạy học bài thơ: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan
Chương 2: Tổ chức dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện
Thanh Quan dưới góc nhìn thi pháp học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM VÀO DẠY HỌC
BÀI THƠ "QUA ĐÈO NGANG" CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số vấn đề về thi pháp học
1.1.1.1 Khái niệm về thi pháp học
Thi pháp học là một bộ môn khoa học hiện đại chỉ mới bắt đầu hình thành và
phát triển từ đầu thế kỷ XX. Nhưng nhìn vào lich sử thì Thi pháp học đã bắt đầu xuất
hiện ở Hy Lạp thời kì cổ đại với công trình đầu tiên là Nghệ thuật Thi Ca (Podetika)
của Aristote cách đây 2300 năm. Thi pháp học trở thành một trong những hướng chủ
yếu của nghiên cứu văn học thế kỷ XX và vẫn đang phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XXI. Thi
pháp học đã trải qua những bước thăng trầm và đang hồi sinh mạnh mẽ.
Cần phân biệt hai khái niệm Thi pháp học cổ điển và Thi pháp học hiện đại, Thi
pháp học hiện đại nghiên cứu nghệ thuật xuất phát từ những nguyên tắc khác so với
Thi pháp học cổ điển. Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối tượng, từ chân lý
tự nhiên khi bàn về nghệ thuật thì Thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo
của chủ thể. Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ những yếu tố nhỏ nhất rồi
xem xét nghệ thuật như là sự tổng cộng của các yếu tố đó, thi pháp học hiện đại xuất
phát từ quan niệm cấu trúc , tính chỉnh thể và tính hệ thống, xem nghệ thuật là một tổ
chức siêu tổng cộng. Nếu thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật là một hoạt động
giao tiếp, một hệ thống ký hiệu mà sản phẩm của nó là một khách thể thẩm mỹ , một sáng
tạo tinh thần tồn tại vừa trong văn bản , vừa trong cảm thụ người đọc. Thi pháp học
truyền thống thích đưa ra lời khuyên bảo về sáng tạo nghệ thuật, nhà văn phải thế này
thế kia, thì thi pháp học hiện đại là khoa học đúc kết bản chất và quy
7
luậy nghệ thuật từ trong bản thân các sáng tạo nghệ thuật , để hiểu nghệ thuật sâu hơn,
đúng hơn. Nếu thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật như là những nguyên lý
nghìn năm bất biến thì thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử,
cùng vận động và phát triển lịch sử trong ngữ cảnh văn hóa. Nếu thi pháp học truyền
thống chỉ quan tâm tới các quy tắc sáng tác thì thi pháp học hiện đại còn quan tâm tới
cách đọc, cách giải mã văn bản.[19; Tr 31]
Khi nghiên cứu về Thi pháp học, có rất nhiều cách hiểu khác nhau, cách tiếp cận
khác nhau, có cách hiểu Thi pháp như là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn
bản, phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật. Có cách hiểu Thi pháp như là những
nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể, tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác
phẩm, một tác giả, thể loại, trào lưu… Nếu nhìn vào mục đích nghiên cứu nhiều người
dễ nhầm Thi pháp là ngành Lí luận văn học, nhưng thực ra nó chỉ là một bộ phận của
ngành lí luận văn học, bởi lí luận văn học nghiên cứu tất cả các quy luật chung của
hiện tượng văn học, còn Thi pháp học chỉ nghiên cứu các nguyên tắc đặc thù tạo thành
văn học như một nghệ thuật mà thôi, phạm vi của nó thường đóng khung trong việc
nghiên cứu tác phẩm, thể loại, phong cách , ngôn ngữ . Tuy vậy, Thi pháp học với tư
cách khoa học ứng dụng cũng không đồng nhất với phê bình, phân tích tác phẩm văn
học cụ thể, bởi vì phân tích có thể xuất phát từ nhiều quan điểm, góc độ , đặc biệt là phát
hiện, đánh giá nội dung, còn Thi pháp học nghiêng về phát hiện, khám phá bản thân
các quy luật hình thức. Vì thế có thể xác định Thi pháp học là một bộ phận chuyên biệt
của nghiên cứu văn học, chuyên nghiên cứu tính đặc thù và các nguyên tắc nghệ thuật
của văn học. Tuy nhiên , dù nhiều người nói về Thi pháp học, song định nghĩa Thi pháp
học là gì thì những ý kiến đưa ra đều chưa thống nhất. Nhà lí luận, phê bình văn học
Nga V.Girmunxki định nghĩa : "Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học với tư
cách là một nghệ thuật" [8;Tr32] , còn M.Bakhtin trong công trình Những vấn đề
thi pháp Đôtxtoiepxki tuy không nêu ra định nghĩa về Thi pháp học, nhưng nội dung
nghiên cứu của ông là "Nhà nghệ sĩ Đôtxtoiepxki" với
8
" cái nhìn nghệ thuật độc đáo"; và "hình thức tiểu thuyết đa thanh" ; "Ngôn từ đa
giọng" đã xác nhận nội dung thi pháp của nó. Nhà nghiên cứu Roman Jakobson trong
công trình Ngôn ngữ và thi pháp học (1960) định nghĩa: "Thi pháp là một bộ phận
của ngôn ngữ học , chuyên nghiên cứu, chức năng thơ của phát ngôn thơ", tức là
nghiên cứu cách thức làm cho phát ngôn thơ trở thành lời thơ. Nhà nghiên cứu Pháp
TS.Todorov trong công trình Thi pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là "Những
quy tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra tác phẩm cụ thể ." Cụ thể hơn là
nghiên cứu tính văn học, chất văn học của tác phẩm văn học nói chung. Viện sĩ người
Nga V.V.Vinogradop xác định : "Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình
thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn
từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt không chỉ là hiện tượng của
ngôn từ văn học mà còn là bản thân các phương diện hình tượng khác nhau nhất của
cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác dân gian" ( Phong cách học, Lí luận ngôn từ văn
học , Thi pháp học ..., 1963). Tổng hợp ý kiến trên GS.Trần Đình Sử đã đưa ra định
nghĩa về thi pháp học như sau: "Thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi
phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi quy tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật
cũng như sự vận động, phát triển lịch sử của chúng" 19;Tr32]
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) định
nghĩa: "Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương
thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong
sáng tác văn học . Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống các yếu tố của
văn bản nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và
chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật"[7; Tr304].
Từ những định nghĩa nêu trên ta có thể hiểu thi pháp học là một bộ môn khoa
học đặc thù nghiên cứu thi pháp tức nghiên cứu các phương tiện nghệ thuật tạo nên
tác phẩm nghệ thuật ngôn từ trong sự thống nhất toàn vẹn của nó.
9
1.1.1.2 Những nội dung thi pháp cơ bản trong tác phẩm trữ tình.
Dạy một tác phẩm theo hướng thi pháp học cần chú ý các bình diện sau:
a) Thi pháp tác giả
- Cảm hứng sáng tác
Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất trong thơ vì vậy thơ là sự thổ lộ tình
cảm mãnh liệt đã được ý thức khiến thơ trở thành nghệ thuật đẹp, nghệ thuật tự do
nhất trong các nghệ thuật. Trong Mĩ học Hegel viết: "Đối tượng của thơ không
phải là mặt trời, núi non, phong cảnh cũng không phải là hình dáng, các biểu hiện
bên ngoài của con người…Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần. Nhiệm vụ chính của
thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả
những gì lay động ta, làm ta xúc cảm trong các dục vọng và các tình cảm nhân
tính".
Tình cảm trong thơ là tình cảm mãnh liệt nhưng đó không phải là sự kêu
gào, khóc cười ồn ã bên ngoài, không phải là thứ tình cảm ủy mị, thứ tình cảm
thông thường của một con người mà là sự rung động mãnh liệt bên trong, sự giày
vò, chấn động trong tâm hồn mình, lắng nghe các xao động trong tâm hồn, đau
đớn, sướng vui với những sự vật, hiện tượng mình trải qua hay chứng kiến. Đó là
những tình cảm nhân văn đại diện cho một lớp người nào đó khiến mỗi người khi đọc
đều có những rung động riêng đồng cảm với nhà thơ.
Lê Quý Đôn từng nói: "Ta cho thơ có ba điều chính: một tình, hai cảnh, ba
sự". Trước hết là tình, tình làm nảy sinh cảnh và sự. Hoặc ngược lại "cảm cảnh,
cảm vật mà sinh tình" . Hiện thực cuộc sống khiến tình cảm bị khuấy động. Nhưng
thơ không phải là sự bộc lộ tình cảm bản năng, trực tiếp mà tình cảm trong thơ là
tình cảm được ý thức, tình cảm được chọn lọc qua cảm xúc thẩm mĩ gắn liền với
khoái cảm của sự tự ý thức về mình và về đời. Trong thơ, nhà thơ nhìn mình theo
10
một con mắt khác, một con mắt rộng lớn. Nhà thơ không bị tình cảm mãnh liệt của
mình chi phối mà ý thức nhà thơ lựa chọn và làm chủ tình cảm của mình. Vì vậy
tình cảm trong thơ là tình cảm lớn, tình cảm đẹp, tình cảm cao thượng, tình cảm
mang bản chất nhân văn. Nhưng dù tình cảm có bị chi phối bởi ý thức nhưng nó
vẫn luôn là tình cảm xuất phát từ trái tim người viết mới có thể tạo nên mối dây liên
kết đến trái tim người tiếp nhận.
- Ngôn ngữ thơ
Ngôn từ thơ là ngôn từ được cấu tạo đặc biệt. Ngôn ngữ thơ không giống
như ngôn ngữ trong văn xuôi, kịch… Ngôn ngữ thơ là ngôn từ có nhịp điệu. Sự phân
dòng các lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, tạo thành đơn vị nhịp điệu. Tùy theo số
chữ trong dòng thơ mà thơ có nhịp điệu khác nhau thích hợp với những cung bậc
tình cảm khác nhau. Ngôn từ thơ không có tính liên tục và tính phân tích như ngôn
từ văn xuôi, nó có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng lặng hoặc
những lúc cảm xúc trào dâng giàu ý nghĩa. Ngôn từ trong thơ có tính phức hợp. Vì
thế đọc thơ là phải thả hồn theo cảm xúc của bài thơ, theo những nhịp điệu chứ
không dừng lại ở mạch logic, mạch chữ của lời thơ. Và khoảng trống giữa các chữ,
các dòng chính là khoảng lặng để người đọc có thời gian suy ngẫm, tưởng tượng.
Chính vì vậy mà trong thơ sử dụng nhiều phép tu từ ẩn dụ, nhiều tỉnh lược, nhiều
định ngữ. Ngôn từ trong thơ thường phá vỡ logic kết hợp thông thường để tạo
thành những kết hợp mới bất ngờ theo nguyên tắc lạ hóa. Sự kết hợp này tạo ra
nhiều cảm xúc, cảm giác cho người đọc và thấy được tài năng của người viết.
Ngôn từ trong thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ
trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm. Như câu thơ
trong Truyện Kiều - Nguyễn Du:
Đùng đùng gió giục mây vần
11
Một xe trong cõi hồng trần như bay
Nhạc điệu trong thơ rất đa dạng tương ứng với những cảm xúc khác nhau.
- Hình tượng tác giả trong bài thơ trữ tình.
Hình tượng tác giả có thể thấy trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhân vật trữ tình.
Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài
thơ. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, tiểu sử, hành động, lời nói, quan hệ cụ
thể nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ.
Khi tiếp xúc văn bản trữ tình, đầu tiên ta phải xác định nhân vật trữ tình là
ai, để có thể hình dung tư thế, nỗi niềm, tâm trạng của họ một cách phù hợp. Nhân vật
trữ tình thường là hiện thân của tác giả. Qua những hình ảnh, những chi tiết trong
bài thơ ta có thể biết những chi tiết thoáng qua về lịch sử cuộc đời của họ: quê
hương, kỉ niệm tuổi thơ, đường đời, sự từng trải, suy nghĩ, tài năng, khát vọng. Thơ
trữ tình luôn cho thấy một con người cụ thể, sống động, có cá tính, có quan niệm
và những nỗi niềm riêng. Thơ trữ tình bao giờ cũng mang lại sự thật về đời sống
tâm hồn của những cá nhân trong các tình huống đời sống và xung đột xã hội cụ thể.
Cảm xúc trong thơ trữ tình thường hướng tới cái gì lớn lao hơn, cao cả tức là đã tự
nâng mình lên thành người mang tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một loại người, một
thế hệ, một thời đại. Lời lẽ riêng tư và ý nghĩa chung thường hòa nhập trong những lời
của nhân vật trữ tình. Khi đọc một tác phẩm trữ tình người đọc có thể nhận ra hình
tượng tác giả.
- Thi pháp nhân vật: "cái tôi trữ tình"
Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Trong thơ trữ tình có nhân
vật trữ tình: con người tự bộc lộ nỗi niềm trước cuộc sống. Trong kịch con người bộc
lộ qua hành động ngôn ngữ của mình. Trong tác phẩm tự sự nhân vật được kể và tả
qua lời của nhà văn.
12
Nói chung nhân vật được tả bằng các phương tiện văn học, tức bằng ngôn từ.
Miêu tả bao gồm tả cảnh ngụ tình, diễn tả cảm xúc, tường thuật, kể sự việc … gọi
chung là hình thức của văn học
Miêu tả trong văn học khác với miêu tả trong các khoa học khác thường chỉ
cần đạt sự chính xác, khách quan. Miêu tả nhằm hai mục đích: gợi ra hiện tượng
cuộc sống và gợi ra sự cảm thụ và bộc lộ cái nhìn của tác giả. Từ đó nhà thơ thể
hiện quan niệm nghệ thuật về con người.
Kiểu thi pháp cơ bản nhất của văn học nghệ thuật là quan niệm nghệ thuật về
con người trong xây dựng nhân vật. Thực tế có hai quan niệm về con người: một là
con người như một phạm trù tư tưởng, chính trị, đạo đức, xã hội, hai là con người
như một phạm trù thẩm mỹ. Quan niệm thứ hai chủ yếu là quan niệm của các nghệ sĩ.
Hegel nói: "Trong thơ có sự tự biểu hiện của chủ thể". Thơ bao giờ cũng
biểu hiện cái tôi tác giả dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không. Thơ là gương mặt
riêng của mỗi con người không ai giống ai, cảm xúc của mỗi người là khác nhau.
Qua từng trang thơ người đọc cảm thấy được tiếp xúc trực tiếp với một cá tính, một
cuộc đời, một con người. Thơ gắn với ý niệm về cái tôi thi nhân của nhà thơ là một
điều hiển nhiên. Vì thế mặc dù giữa đời sống của tác giả và tác phẩm không phải là
quan hệ nhân quả song tìm hiểu cá tính, khí chất và cuôc đời thi nhân vẫn có ý nghĩa
quan trọng để hiểu được nét riêng trong thơ.
Trong thơ lãng mạn thì cái tôi là một nguyên tắc cơ bản. Nhà thơ nào cũng
đặt nhiệm vụ đi tìm và biểu hiện cái tôi một cách đặc sắc và truyền tải đầy đủ nhất ý
nghĩ của mình. "Tôi là chiếc thuyền say", "Tôi vẫn còn đây hay ở nơi đâu. Ai đem
tôi bỏ dưới trời sâu". Cái tôi là yếu tố tất yếu để chiếm lĩnh đời sống, là tình cảm
được biểu hiện qua cá nhân nhưng không có nghĩa rằng cái tôi chính là nội dung
thơ. Nội dung thơ phải mang ý nghĩa nhân loại. Nhà thơ T.S.Eliot chủ
13
chương : "Thi ca phi cá nhân hóa". Thơ cần tình cảm, là điều hiện tiên quyết để
tạo nên giá trị của tác phẩm nhưng tình cảm trong thơ không phải là tình cảm cá
nhân mà là tình cảm xã hội, nhân loại, nhưng cá nhân tạo nên sự phong phú cho xã
hội. Cái tôi trong thơ là một cuộc sống riêng, khác với cái tôi thực tại của chính
nhà thơ.
Nghiên cứu thi pháp nhân vật "cái tôi trữ tình" không phải chỉ chỉ ra tính
cách, phẩm chất, niềm vui, nỗi buồn, lý tưởng …mà còn phải khám phá cách cảm nhận
về con người, qua việc miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật. Khi ta phân tích
nhân vật dựa vào thi pháp nhân vật thì người đọc sẽ hiểu sâu sắc hơn nội dung tư
tưởng, tình cảm của nhà thơ gửi gắm vào tác phẩm.
b) Thi pháp tác phẩm trữ tình
- Thi pháp không gian
Mỗi tác phẩm có một không gian do tác giả lựa chọn miêu tả. Không gian
nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ giàu ý nghĩa cảm xúc.
Không gian đã được mã hóa thành ý nghĩa đời sống. Người ta mượn ý niệm về
không gian để miêu tả con người. Mỗi nhà vãn, nhà thơ đều lựa chọn cho mình một
không gian nghệ thuật riêng để hướng tới thể hiện nội dung của tác phẩm. Không
gian nghệ thuật gồm: không gian sự kiện, không gian bối cảnh, không gian tâm lý,
không gian kể chuyện.
- Thi pháp thời gian nghệ thuật
Thời gian trong tác phẩm văn học gồm có: thời gian được trần thuật (hình
tượng thời gian) và thời gian trần thuật (thời gian kể chuyện). Tìm hiểu hình tượng thời
gian cần chú ý ý nghĩa của các thời: thời quá khứ, hiện tại tương lai, độ đo thời gian của
các nhân vật … Tìm hiểu thời gian trần thuật cần chú ý cấp độ thời gian như : trật tự kể với
thời gian sự kiện, thời lưu (độ dài các sự kiện được tính bằng
14
câu), tần xuất. Các thủ pháp thời gian như: trì hoãn, giãn cách, đảo tuyến, chêm
xen, hoán vị, đồng hiện, bỏ lửng, che dấu, đón trước. Mỗi một tác phẩm có một cách
lựa chọn thời gian khác nhau phụ thuộc vào mục đích của văn bản.
- Thi pháp kết cấu văn bản
Kết cấu bài thơ là cách bố trí điểm nhìn cho công chúng sao cho dễ thấy
được chiều rộng và chiều sâu của tác phẩm nhằm thấy được ý nghĩa nhân sinh cần thiết
cho con người.
Hệ thống điểm nhìn và tổ chức văn bản. Tổ chức cái nhìn và hệ thống điểm
nhìn, trước hết cho chính mình. Điểm nhìn nghĩa là: câu chuyện diễn ra dưới con
mắt của ai (nhà văn/ nhân vật chính/ nhân vật phụ/ phối hợp hai người kể). Mặc dù
cùng một câu chuyện nhưng ở mỗi điểm nhìn thì câu chuyện có ý nghĩa khác nhau. Hệ
thống điểm nhìn đặt trong không gian và thời gian (nhìn từ hiện tại hay quá khứ,
nhìn về thời gian nào, thậm chí đứng ở tương lai giả định nhìn về quá khứ hoặc
hiện tại. Nhìn từ xa hay ở gần, nhìn từ trên cao xuống hay nhìn từ dưới lên…) Nhìn
một cách chủ quan (từ trạng thái tâm lý) hay nhìn khách quan (ghi lại, trần thuật
kiểu phóng sự). Nói cách đơn giản văn bản bắt đầu từ đâu? Có hai kiểu mở đầu văn
học dân gian thường bắt đầu câu chuyện theo trình tự tự nhiên, nhân quả. Văn học
hiện đại có thể bắt đầu từ bất kỳ điểm nhìn nào theo ý đồ của tác giả. Sau khi xác định
điểm nhìn thì văn bản diễn ra theo ngôi thứ thích hợp với giọng điệu thân mật hay
nghiêm trang tùy quan hệ của người kể với nhân vật. Trong thơ trữ tình điểm nhìn
còn tuân theo nguyên tắc âm nhạc.
Hình thức kết cấu văn học rất đa dạng và cũng phụ thuộc vào thể loại, đặc
biệt với thơ luật cần phải tuân theo kết cấu định sẵn.
- Chất thơ trong thơ trữ tình
15
Nhà phê bình Trung Quốc đời Thanh là Diệp Tiếp trong sách Nguyên Thi có
nói: "Cái lí có thể nói, ai cũng nói được, đâu cần nhà thơ nói lên. Cái việc có thể
chứng kiến, ai cũng kể lại được, đâu cần nhà thơ kể lại. Phải có những cái lí
không thể nói, có những việc không thể kể, khi gặp thì chỉ hiểu ngầm qua hình dáng
có ý nghĩa, mà lí và việc cũng đã tường như thế." Đó chính là chất thơ của đời
sống. Trong tác phẩm thơ chất thơ là một điểm đặc biệt. Chất thơ tạo nên nét khác
biệt và độc đáo của thơ mà không có một môn nghệ thuật nào có thể có được.
Những sự việc của cuộc sống không phải được viết lại trong thơ mà qua những sự
việc, hiện tượng của đời sống để nói những suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, thái độ của
mình. Nhà thơ Đỗ Phủ viết về cảnh gió thu tàn phá những ngôi nhà của dân nghèo.
Cảnh gió rét ấy ở đâu cũng thế song khi đưa vào thơ tác giả muốn thể hiện nỗi cảm
thông với những người dân nghèo và ước mơ nhân văn của nhà thơ. Người xưa
cũng thường nói chất thơ nằm ở ngoài lời. Thơ không nói những điều nó viết ra mà
nói những chỗ trống, chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời. Ví như bài Bánh
trôi nước không phải tác giả miêu tả chiếc bánh trôi đẹp như thế nào, nấu ra sao mà
muốn ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội bất công. Nếu đem thuật lại
Hồ Xuân Hương kể gì thì không còn là chất thơ. Ý nghĩa của bài thơ là điều cảm
được qua lời thơ nhưng không phải mặt ư nghĩa của câu thơ. Nhà thơ Tố Hữu cũng
nói: "Thơ là cái đó sự im lặng giữa các từ người đọc có thể cảm nhận theo cách
riêng của mình tạo nên sự đa dạng và tinh tế của tác phẩm". Thơ là cái khó nắm
bắt vừa mơ vừa thực, khó xác định.Những hình ảnh muôn màu hiện ra trên trang
giấy trắng sinh động qua cảm nhận của tâm hồn mỗi con người. Màu sắc đa dạng và
sinh động hiện ra trên trang giấy trên trang giấy trắng qua cảm nhận của mỗi tâm
hồn. Đó là điều kì diệu của ngôn ngữ và sự phong phú của tâm hồn. Trong thõ có ý
nghĩa mặt chữ, ý nghĩa của logic, ý nghĩa trong hình tượng, nhưng đó không phải
là cái ý nghĩa có tính thơ.
16
Cái ý nghĩa có tính thơ là ý nghĩa ngoài lời, ngoài hình ảnh do chính lời và
hình ảnh gợi lên. Nhà Mỹ học Pháp viết: "Cái giá trị ý niệm hàng đầu, cơ bản nhất
của thơ là cái ý nghĩa mang tính thơ. Bởi vì ý nghĩa mang tính thơ gần gũi nhất với
cội nguồn sáng tạo- một thứ ý nghĩa trong bầu trời đêm của trực giác phi khái
niệm biểu thị trực tiếp vào ý thức chủ quan của nhà thơ."
- Chi tiết nghệ thuật
Mỗi hình tượng nghệ thuật được tạo nên bời nhiều chi tiết khác nhau. Những
đối tượng miêu tả như, cảnh vật, môi trường, con người…tạo nên bằng hình dáng
đường nét, âm thanh mà tác giả chọn lọc cho những hình ảnh đó cho là cần thiết,
quan trọng nhất, loại bỏ những cái rườm rà thể hiện ý định của tác giả. Chi tiết là
những bộ phận nhỏ tự nó đứng riêng thì không có ý nghĩa, nhưng khi kết hợp lại nó
biểu thị ý nghĩa của tác phẩm, tạo nên giá trị của tác phẩm đối với đời sống tinh thần của
con người. Chi tiết chính là điểm nhìn, tư thế, thể hiện quan niệm nghệ thuật, quan
niệm về con người, thể hiện tâm hồn của tác giả đối với đối tượng đó. Thi pháp học
hiện đại khám phá tính quan niệm qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật của thế giới
nghệ thuật. Qua nhiều chi tiết cùng loại hoặc lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của
nhà thơ, ta thấy nó có một lớp ý nghĩa nào đó, một phong cách riêng của tác giả, thấy
sự quan tâm và rung cảm trước sự vật, hiện tượng đó của người viết.Chi tiết nghệ
thuật bao gồm nhiều yếu tố như màu sắc, âm thanh, đường nét, chất liệu,...tạo thành
các thế giới nghệ thuật khác nhau về chất. Chi tiết nghệ thuật biểu hiện phẩm chất
thẩm mỹ của thế giới nghệ thuật và cũng thể hiện niềm rung cảm của tác giả với thiên
nhiên và cuộc đời.
- Biểu tượng, ý tượng trong thơ
Thơ biểu hiện bằng biểu tượng mang nghĩa, các ý tượng hình ảnh có ngụ ý.
Hegel nói: "Thơ cũng như nhạc đều xây dựng trên nguyên tắc dùng nội cảm để tri
giác nội cảm, tức là một nguyên tắc không có trong kiến trúc, trong điêu khắc và
17