Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC ỐC CẠN (GASTROPODA) TẠI XÃ THẦN SA, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.95 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGÔ THÀNH ĐẠT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC ỐC CẠN
(GASTROPODA) TẠI XÃ THẦN SA, HUYỆN VÕ NHAI,
TỈNH THÁI NGUYÊN

HÀ NỘI, THÁNG 06 NĂM 2016


ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGÔ THÀNH ĐẠT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC ỐC CẠN
(GASTROPODA) TẠI XÃ THẦN SA, HUYỆN VÕ NHAI,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành: D850101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Quốc Bình

HÀ NỘI, THÁNG 06 NĂM 2016



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Hoàng Ngọc Khắc và TS. Nguyễn Quốc Bình đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt
kiến thức thực tế, phương pháp luận, đôn đốc kiểm tra tra trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã và người dân xã Thần Sa, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp những tài liệu và thông
tin cần thiết cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãn đạo trường Đại học sư phạm – Đại học
quốc gia Hà Nội, Thầy Đỗ Văn Nhượng - khoa Sinh đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành đồ án.
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2016
Sinh viên
Ngô Thành Đạt

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin xam đoan bản đồ án “ Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Gastropoda) tại
xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu thực sự
của riêng tôi, thực hiện trên cơ sở nghiên cứu thực địa ở khu vực xã Thần Sa, huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Ngọc
Khắc. Các số liệu về kết quả là trung thực, khách quan và chưa được công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Ngô Thành Đạt


4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt/Ký hiệu

Nội dung

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐCT

Đất canh tác

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu

NĐV

Núi đá vôi

RTN


Rừng tự nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

5


MỤC LỤC

6


I.

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý, Việt Nam rất đa dạng
về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các vùng
miền. Đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng và
phòng phú về thành phần loài cũng như số lượng. Sự phong phú và đa dạng của khu
hệ động vật đã góp phần tạo nên sự đa dạng này. Động vật không xương sống nói
chung, động vật Thân mềm nói riêng cũng vô cũng đa dạng về hình thái, tập tính,
sinh lý nên thích nghi với nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau. Thân mềm

(Mollusca) được biết đến với khoảng 130.000 loài, phân bố rộng khắp. Trong ngành
Thân mềm, lớp Chân bụng (Gastropoda) là lớp đa dạng và phong phú nhất, có
khoảng 90.000 loài, chiếm khoảng 70% tổng số loài Thân mềm. Lớp thân mềm
Chân bụng (Gastropoda) là một trong 7 lớp thuộc Ngành thân mềm (Mollusca) có
vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ sinh thái và có giá trị thực tiễn đối với con
người. Trong lớp Chân bụng có 3 phân lớp: Phân lớp Mang trước (prosobranchia),
phân lớp Mang sau (Opisthobranchia) và phân lớp Có phổi (Pulmonata). Trong 3
phân lớp này, phân lớp Mang sau hoàn toàn ở biển, phân lớp Mang trước tỷ lệ loài
sống ở nước chiếm phần lớn còn một số ở cạn, phân lớp Pulmonata sống trên cạn.
Trải qua sự tiến hóa hàng triệu năm của Thân mềm Chân bụng đã phát sinh nhiều
loài có số lượng loài phong phú chỉ đứng thứ 2 sau lớp côn trùng. Đặc biệt nhóm ở
cạn bởi môi trường sống đặc trưng nên đã hình thành nên đa dạng cao, nhiều loài
được dùng làm thực phẩm quan trọng cho con người, mang lại nguồn kinh tế cho
người dân tại khu vực. Trong hệ sinh thái có nhiều loài còn là thành phần không thể
thiếu trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn dành cho một số loài chim và thú ăn thịt
nhỏ. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số loài là vật chủ trung gian lây truyền bệnh
cho con người và động vật. ở Việt Nam các nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng
còn hạn chế, nhiều vùng chưa có dẫn liệu. Các nghiên cứu từ rất sớm nhưng kéo dài
vài thế kỷ, kết quả nghiên cứu chưa phản ánh đầy đủ về đa dạng, đăc trưng về hình
thái, kích thước, phân loại, phân bố, giá trị trong thực tiễn. Các nghiên cứu cho thấy
vùng núi đá vôi là nơi tập trung nhiều ốc cạn về số lượng loài cũng như số lượng cá
7


thế. Thần Sa là một xã của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm ở
phía bắc của huyện và được biết đến với và có nhiều khoáng sản quý như chì, kẽm,
vàng. Khu di tích Thần Sa nằm trọn trên địa bàn xã Thần Sa. Đặc trưng địa hình là
những dãy núi đá vôi dày đặc thuộc phần cuối của dãy núi Bắc Sơn và những dải
thung lũng hẹp dọc theo bờ sông Thần Sa. Tại khu di tích này đã phát hiện một nền
khảo cổ học Thần Sa gắn liền với thời đại đồ đá cũ có niên đại trên dưới 3 vạn năm

lần đầu tiên tìm được ở Đông Nam Á, thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong
nước và thế giới. với địa hình chủ yếu là núi đá vôi nhưng chưa có nhiều dẫn liệu về
Thân mềm Chân bụng ở khu vực này. Vì vậy, nghiên cứu về thành phần loài ốc cạn
góp phần cho thấy sự đa dạng sinh học ở khu vực và những tác động môi trường
xung quanh đến chúng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đa dạng
sinh học động vật thân mềm chân bụng tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên”
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được ĐDSH của động vật Thân mềm Chân bụng ở cạn tại xã Thần
Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
+ Xác định (đánh giá) được thành phần loài của động vật Thân mềm Chân bụng
+ Xác định được đặc điểm phân bố tại các sinh cảnh trong xã
+ Xác định mối liên hệ giữa ốc cạn với môi trường xung quanh và giá trị của nó
để làm cơ sở dữ liệu cho địa phương.
- Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn, phát triển DDSH
3.
-

Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài ốc cạn ở KVNC
Tìm hiểu về đặc điểm phân bố của ốc cạn theo sinh cảnh
Tìm hiểu về giá trị, ý nghĩa thực tiễn của ốc cạn ở KVNC

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.

I.1.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm, tính chất
Hầu hết các loài ốc cạn được phát hiện dựa vào các đặc điểm hình thái của vỏ,
dấu hiệu được sử dụng nhiều trong mô tả, sự xoắn của vỏ ốc là tính chất phức tạp
trong vỏ ốc. Sự tiến hóa của dạng ống đã tạo nên vỏ xoắn quen gọi là vòng xoắn.
Các vòng xoắn chụm lại ở giữa trục (axis), trục này chạy xuyên trung tâm gọi là trụ
giữa (central pillar) của vỏ. Vòng xoắn (sutunre). Một vài loài vỏ mỏng có dường
thứ sinh hay một đường rộng (broad), thêm vào một dãy mở đục (opaque) bên cạnh
đường xoăn như đường xoắn kép. Hầu như trong các mẫu vỏ, vòng xoắn rộng nhất
là vòng xoắn cuối (last whorl). Đỉnh của vòng xoắn (apex), đối diện với đáy (base).
Phần mở ra bên ngoài của vỏ gọi là miệng vỏ (aperture).

a) Vỏ ốc

Vỏ ốc là một ống rỗng dài chứa cơ thể ốc, cuộn vòng quanh một trục tạo nên các
vòng xoắn. Hình dáng vỏ rất đa dạng có thể là hình cầu, hình nón, dạng tháp xoắn,
hình trụ, dạng con quay, dạng xoắn dài, dạng cuộn trong. Vỏ có thể dày hay mỏng,
chắc chắn hay không, trong suốt hay mờ đục. Vỏ có màu rất đa dạng, mỗi loài, thậm
chí mỗi cá thể có màu sắc khác nhau. Màu trên vỏ ốc thường được trang trí ở hầu
hết theo kiểu các dãy băng xoắn màu hẹp hay rộng hay có sọc. Vỏ có thể không có
trang trí màu gọi là không màu. Màu sắc vùng với các hoa văn gặp ở hầu hết các
loài ốc cạn có thể đặc trưng cho các taxa hậc giống hay phân giống. Trong cùng một
loài vẫn có sự sai khác đáng kể về màu sắc và hoa căn trên vỏ ốc nguyên nhân có
thể do môi trường sống, yếu tố mùa trong năm và đáng chú ý là giai đoạn còn non
có nhiều thay đổi so với trường thành111
Vỏ thường xoắn có hình hoặc dạng xoắn trong một mặt phẳng, có khi có nắp vỏ
(vẩy), hoặc không có nắp vỏ. Vỏ có thể bị tiêu giảm ở nhiều mức độ: Vỏ không
chứa đủ phần thân (giống ), vỏ bé và một phần vị vạt áo phủ (giống Aplysia), vạt áo

phủ kín vỏ bé bên trong Carinaria(giống Aplysia, sên trần Limax), vỏ tiêu giảm chỉ
còn vụn đá vôi rải rác (sên trần Arion) hoặc hoàn toàn mất dấu vết của vỏ 1

9


Thông thường vỏ cuộn có những dạng sau: Dạng chóp dài (elongate – tapering).
Dạng gần trụ (supcylindric). Dạng hình trụ (cynlindric). Dạng nón oval (subovate).
Dạng oval dài (elongate – avate). Dạng xoắn ốc dẹt (depressed – heliciform). Dạng
xoắn ốc (heliciform). Dạng xoắn ốc nón (conic – heliciform.)

Hình 1.1 Cấu tạo ngoài của vỏ ốc cạn
b) Đỉnh vỏ

Đỉnh vỏ là điểm khởi đầu của các vòng xoắn, là nơi hình thành các vòng xoắn
đầu tiên của vỏ (hay còn gọi là vòng xoắn phôi), các vòng xoắn này thường rất nhỏ
và nhẵn. Đỉnh vỏ có thể nhọn, tù hoặc tầy.
c) Kích thước vỏ

Kích thước vỏ là đặc điểm dùng trong mô tả và nhận dạng các taxon bậc loài,
giống. Các số đo quan trọng về kích thước vỏ bao giồm: chiều cao hay chiều dài
(tính từ đỉnh vỏ đến vành miệng, không tính vành bờ môi), chiều rộng (khoảng cách
10


rộng ngang lớn nhất), chiều cao ốc, chiều cao và chiều rộng miệng vỏ. Dựa vào kích
thức vỏ có thể chia ốc cạn thành: Nhóm kích thước bé ( dưới 20 mm) và nhóm kích
thước lớn (trên 20 mm)
d) Các vòng xoắn


Các vòng xoắn bao gồm các vòng xoắn từ đỉnh vỏ tới vòng xoắn cuối cùng, trừ
lỗi miệng. Các vòng xoắn có thể thuận hay ngược chiều kim đồng hồ, có nhiều loài
ốc xoắn ngược (Neptunea angulate) và có nhiều loài có cả hai kiểu xoắn
(Amphidromus perversus); tròn đều, phồng lên hay phình ra ở phần dưới. Các vòng
xoắn có thể có hoa văn trang trí, đường viền có gai hay nốt sần, có hông hoặc
không. Số vòng xoắn của vỏ ốc cũng có thể thay đổi từ con non đến con trưởng
thành (Achatina fulica)
e) Miệng vỏ

Miệng vỏ là nơi ốc thông với bên ngoài. Ở vùng miệng vỏ có thể phân biệt bờ
trục (bờ trong hay bờ ngoài) và vành miệng ngoài (vành ngoài hay vành trên). Có
thể phân biệt góc trên và góc dưới lỗ miệng vỏ. Hình dạng lỗ miệng thay đổi: có thể
xiên, bầu dục, hìn thoi, hình thang, hình oval, hình bán nguyệt, hình quả lẻ... Bờ
viền của miệng là môi, được chia thành 4 khu vực: Bên ngoài môi, gốc môi, trụ môi
và môi trong vách. Trong hầu hêt các vỏ, môi trong vách không phân biệt, được
tách rời hay nối liền đi trước vòng xoắn và chỉ với một lớp mỏng có thể chai. Phía
ngoài và gốc môi trong có thể dày, loe ra hay cuộn lại. Miệng có thể có một hay
nhiều hơn các mấu chìa ra gọi là răng, tên của nó có thể tùy theo vị trí của chúng.
Gờ vành miềng ngoài có thể liên tục hay ngắt quãng ở bờ trụ. Lỗ miệng có nắp
miệng hay không.

11


Hình 1.2: các loại hình dạng miệng vỏ ốc
f)

Trụ ốc và lỗ rốn
Trụ ốc là do các vòng xoắn chập lại với nhau tạo nên. Trụ ốc có thể rỗng và mở
ra ngoài gần miệng tạo thành lỗ rốn, lỗ rốn cs thể rộng hay hẹo, nông hay sâu. Các

dạng lỗ rốn: Dạng đóng, dạng vết lõm và dạng mở. Ngoài ra tỷ lệ giữa kích thước lỗ
rốn so với chiều rộng vỏ cũng là đắc điểm để chuẩn loại.

Hình 1.3: Các loại lỗ rốn
I.1.2.

Vai trò, khả năng ứng dụng
Trên cạn ốc cạn là một mắt xích quan trọng trong các chuỗi và lưới thức ăn, vì
vậy đối với hệ sinh thái nó có vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài ra chúng có có vai
trò trong việc cải tạo đất, phân ốc được thải ra trong quá trình tiêu hóa sẽ góp phần
làm tăng độ màu mỡ của đất và bảo vệ môi trường
Đối với đời sống con người, ốc cạn là các sản phẩm có giá trị kinh tế, thịt ốc
chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, một số loài ốc trở thành đặc sản như Cyclophorus
anmiticus và Cyclophorus martensianus có hàm lượng protein lên tới 57,94%;
34,34%
12


Ngoài ra ốc cạn còn là nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các nghề khảm
trai, hàng mỹ nghệ, làm vật trang trí, làm phân bón, làm thức ăn cho gia súc... Do đó
hiện nay chúng đang là đối tượng khai thác phổ biến. Một trong những nước sử
dụng ốc sên (Helix aspera) làm thực phẩm với số lượng lớn là Pháp (40.000
tấn/năm)
Trong y học, ốc còn được sử dụng làm dược liệu với bộ phận chủ yếu là thịt và
nhớt của chúng. Thuốc của ốc sên có tên là oa ngựu, vị mặn, tính hàn, trơn nhày, có
tác dụng bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chống co thắt
I.1.3.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Trên thế giới hiện nay, đặc điểm sinh học và sinh thái học của ốc cạn ngày càng

được chú ý nghiên cứu, đặc biệt là những loài có giá trị thực tiễn và nững loài
thường xuyên gây hại.
Các loài ốc cạn phân bố rộng ở nhiều dạng địa hình và sinh cảnh khác nhau.
Trên môi trường cạn, ốc và sên trần thường ưa sống ở những nơi ẩm ướt, giàu mùn
bã thực vật, rêu và tảo.
Kích thước cơ thể của ốc cạn dao động trong khoảng tương đối lớn, từ 1 hoặc
vài mm (ở họ Vertigini, Euconulidae) hàng chục cm (Camaena, Achatina,
Amphidromus) 1. Phần lớn các loài ốc cạn trong lớp Mang trước thường đơn tính,
trong khi phân lớp Có phổi thì lưỡng tính. Đối với các loài ốc cạn đơn tính, có ít sự
sai khác về hình thái ngoài giữa con đực và con cái. Tỉ lệ đực cái trong quần thể
tương ứng l:1 Trong ngành từ sinh sản chúng giao phối và thụ tinh, trứng được đẻ
thành từng đám trứng trong hốc đá, khe đá, quanh rễ cây hoặc trứng được đẻ thành

I.2.
I.2.1.
I.2.1.1.

từng đám trên mặt đất.
Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Vị trí địa lý

13


14


Tên gọi: Xã Thần Sa, Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên
Tọa độ: 2100 51/ 26// Vĩ bắc, 1050 58/ 18// Kinh đông

-

Phía Bắc giáp với các xã Bình Văn, Như Cố và Quảng Chu
Phía Đông giáp với hai xã Sảng Mộc và Thượng Nung
Phía Nam giáp với hai xã Cúc Đương và La Hiên
Phía Tây giáp với xã Văn Lăng
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 10.262,46 ha, trong đó đất nông nghiệp là 137
ha (bằng 1,33% so với tổng diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp chiếm 9.037,58 ha
(bằng 88,06% so với tổng diện tích tự nhiên). Địa hình xã Thần Sa bao gồm nhiều
đồi núi dạng bát úp, núi đá vôi xen kẽ những thung lũng, có rất nhiều hang động kỳ
vỹ, đặc biệt là Khu khảo cổ học Mái Đá Ngườm đã có người nguyên thủy sống cách
đây từ 18.000 năm đến 30.000 năm, được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia vào năm
1982 và danh thắng Mưa Rơi, được UBND tỉnh chọn làm KBTTN từ năm 2006 3

I.2.1.2.

Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình

Thần Sa bị chia cắt thành nhiều kiểu địa hình và địa mạo, chúng có nhiều núi đá
có dốc lớn, bị chia cắt sâu, bề mặt không bằng phẳng, bao quanh nhiều đồi, núi đá
vôi, ô trũng bậc thang. Có 3 kiểu địa hình chính như sau:
+ Nhóm kiểu địa hình đồi núi thấp: Nhóm này chiếm diện tích khá lớn, có độ
cao dưới 800m, là nơi hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
+ Kiểu địa hình núi đá vôi: Chúng có kiểu cấu trúc dễ nhận biết, độ cao trung
bình trên 800m
+ Nhóm địa hình trũng nằm xen kẽ giữa núi đá vôi và đồi đất: Nhóm này có địa
hình thấp, bằng phẳng, ở giữa những dãy núi thường xuất hiện những con song, suối
và những cánh đồng lúa hoa màu.
b) Khí hậu

15


Khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, lạnh về mùa đông, mặt khác do ảnh hưởng bởi
hoàn cảnh địa lý, địa hình của dãy núi Bắc Sơn tạo ra kiểu khí hậu khắc nghiệt hơn
so với các vùng khác, nóng về mùa hè, lạnh hơn và có sương muối về mùa đông.
Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9; mùa khô từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 24 0C.
Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6,7,8 nhiệt độ trung bình là 27,80C; thấp nhất là vào
tháng 1 trung bình 14,90C. Số giờ nắng bình quân trong năm là 1.402,5 giờ, cao
nhất vào tháng 9 là 2.305 giờ; thấp nhất vào tháng 3 là 43 giờ. Đây là môi trường
khí hậu thuận lợi cho ốc cạn sinh sống, sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm, ượng mưa
giữa 2 mùa mưa và mùa khô là nhân tố quyết định sự khác biệt về phành phần loài
ốc cạn giữa hai mùa3
c) Thảm thực vật

Khu Thần Sa là nơi giao thoa của nhiều luồng thực vật khác nhau, kết hợp điều
kiện khí hậu và địa hình của khu vực tạo nên tính đa dạng, phong phú về thảm thực
vật ở đây. Thảm thực vật đặc trưng là của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, các loài
động vật ở đây có ưu thế thích nghi với điều kiện địa hình hiểm trở3
I.2.1.3.

Tình hình kinh tế - xã hội
a) Dân số và lao động

So với các xã khác của huyện Võ Nhai, Thần Sa là một xã có tổng diện tích tự
nhiên rộng, xong dân số ít do đó vấn đề lao động cũng còn nhiều khó khăn (Năm
2012 có 558 hộ, 2.382 nhân khẩu; năm 2013 có 560 hộ, 2.394 nhân khẩu; năm 2014
có 562 với 2442 nhân khẩu). Qua 3 năm dân số tăng bình quân đạt 0,60%. Số hộ
0,60%. Nhìn chung tốc độ tăng dân số của xã tăng không đáng kể.3

Là một xã chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, nên số lao động trong nông thôn
chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế chung có sự chuyển
16


dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, do đó cơ cấu lao động trong xã cũng có những
biến động. Năm 2012 lao động nông lâm nghiệp là 1.432 người chiếm 58,86%, đến
năm 2014 là 1.621 người chiếm 66,3%. 3
b) Kinh tế

Đời sống của nhân dân trong khu vực ở mức thấp, tổng sản lượng lương thực
bình quân năm đạt: 9,208,8 tấn. trung bình đạt 451 kg/người/năm. Thu nhập bình
quân đạt 3,5 triệu/người/năm. Do cuộc sống khó khăn nên người dân thường xuyên
vào rừng khai thác các sản phẩm từ rừng như thú, gỗ để kiếm sống nên có tác động
xấu đến hệ sinh thái ở đây 3
c) Văn hóa, giáo dục
* Về văn hoá:
Xã Thần Sa là một xã có 6 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Nùng, Kinh, Sán Dìu)
trong đó chiếm số đông nhất là dân tộc Tày, ít nhất là dân tộc Sán Dìu. Với phong
tục tập quán của mỗi dân tộc có khác nhau cho nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình sản xuất, khả năng nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những
năm qua xã đã có nhiều biện pháp để giảm bớt khoảng cách giữa các dân tộc, nâng
cao dân trí, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ...Tuy nhiên kết quả đạt
được còn hạn chế 3
* Giáo dục:
So với các xã khác trong huyện Võ Nhai, Thần Sa có hệ thống giáo dục tương
đối phát triển, hệ thống trường học của xã được đầu tư xây dựng nâng cấp nhằm đáp
ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân dân trong xã. 3
I.3.
I.3.1.


Tình hình nghiên cứu về đa dạng ốc cạn
Trên thế giới
Việc nghiên cứu ốc cạn trên thế giới về khía cạnh phân loại và đặc điểm sinh
học, phân bố và sinh sản đã được tiến hành khá sớm và rộng rãi ở nhiều quốc gia
17


châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và một số quốc gia xung quanh như Nhật Bản, Trung
Quốc, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan... Nghiên cứu sớm nhất là nhà khoa
học người Hy Lạp Aristotle (384-322 TCN).
Từ nửa cuối thế kỷ XVIII Linnaeus (1758) đã định tên cho ngành Thân mềm
(Mollusca), Cuvier (1795) đã định tên cho lớp Chân bụng (Gastropoda) 15
Đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XXI là thời kỳ phát triển mạng của ngành khoa
học nghiên cứu cơ bản về sinh vật nói chung và ốc cạn nói riêng. Hầu hết các phát
hiện trong giai đoạn này có số lượng lớn, được công bố bởi nhiều nhà khoa học, tiến
hành trên phạm vi rộng khắp thế giới bởi các nhà khoa học tiêu biểu thuộc các nước
Pháp, Anh, Đức, Hà Lan.. đã tiến hành nghiên cứu ốc cạn ở Châu Á. Giai đoạn này
có nhiều bảo tàng trên thế giới đã thu thập được một số khối lượng mẫu khổng lồ,
các tác giả đã công bố một số lượng lớn với các mô tả Giốngtiết hơn về hình thái.
Có thế nói quá trình nghiên cứu trong giai đoạn này đã tạo nên đà nghiên cứu sâu và
rộng hơn về ốc cạn trên toàn thế giới. Tuy nhiên vì kết quả nghiên cứu và công bố
trước đây chỉ tập trung tại một số bảo tàng lớn trên thế giới nên việc tiếp cận và sử
dụng tài liệu này còn hạn chế và không phổ biến.
Khu hệ ốc cạn của các nước lân cận Việt Nam cũng được quan tâm nhưng ở
mức độ khác nhau giữa các quốc gia. Khu hệ Thân mềm Chân bụng Trung Quốc
được công bố bởi nhiều tác giả, tiêu biểu như Möellendorff (1882, 1885, 1886),
Fischer và Dautzenberg (1904), Teng Chieng Yeng (1939, 1941, 1948)...
Dẫn liệu về ốc cạn của Thái Lan được công bố bởi Solem (1965, 1966), Panha
(1995, 1996) với 421 loài và phân loài thuộc 133 giống, 30 họ

Dẫn liệu về ốc cạn đầu tiên của Lào và Campuchia đã được Crosse và Fischer
công bố từ năm 1863 cùng bới dẫn liệu về nhóm trai ốc nước ngọt. 15
I.3.2.

Tại Việt Nam
Việc nghiên cứu ốc cạn ở Việt Nam diễn ra từ rất sớm nhưng còn nhiều hạn chế,
chủ yếu do tác giả nước ngoài thực hiện, nghiên cứu đầu tiên được biết đến là từ
đầu thế ky XIX. Theo tài liệu của Fischer và Dautzenberg (1891), các dẫn liệu đầu
tiên về ốc cạn Việt Nam đã có trong các công trình khảo sát về trai ốc vùng Đông
Dương của Souleyet trong thời gian từ 1841 đến 1842. Trong thời gian này (184818


1877) các vùng khác ở Nam Bộ bao gồm cả các đảo như Côn Đảo, Phú Quốc đã
được Pfeiffer phát hiện tới hàng chục loài mới (Nanina cambojiensis, Nanina
distincta, Nesta conchichinenesis, Trochomorpha saigonesis..)
Từ những năm cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, những nghiên cứu về ốc cạn
ở vùng Nam Bộ và Trung Bộ được tiếp tục nghiên cứu đến những năm 60 của thế
kỷ XIX như công trình của Crosse và Fischer (1863, 1864, 1869), Mabille và Mesle
(1866), Crosse (1867). Trong giai đoạn này, những dẫn liệu về ốc cạn ở khu vực
phía Bắc Việt Nm còn rất ít, chỉ có một số loài như: Camaena illustris trong nghiên
cứu của Pfeiffer (1848-1877) ở Lạng Sơn, Alycaeus amceyi trong nghiên cưu của
Mabille (1841-1842) ở đảo Cái Bầu, Quảng Ninh.
Trong thời gian đầu thế kỷ XX, từ 1901 đến 1975, chiến tranh vẫn diễn ra ở Việt
Nam, việc nghiên cứu ốc cạn cũng như các nhóm ốc khác ở Đông Dương hầu như
ngừng lại. Sau chiến tranh rất lâu, các công trình về ốc cạn mới tiếp tục được nghiên
cứu, với một số công trình của các tác giẩ nước ngoài, tiêu biểu cho giai đoạn này là
công trình khảo sat về thành phần loài và phân bố ốc cạn ở một số khu vực phía Bắc
Việt Nam như: KBTTN Pù Luông ( Thanh Hóa), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh
Bình), Phủ lý (Hà Nam), một số đảo thuộc Vịnh Hạ Long, dãy núi đá vôi khu vực
Cẩm Phả (Quảng Ninh) và ở đảo Cát Bà của Vermeulen và Maassen (2003) trong

chương trình khoa học quốc tế FFI (Flora and Fauna Intenational). Tuy thời gian
khảo sát không dài và địa bàn khảo sát hạn chế, song công trình đã công bố 259 loài
và phân loài thuộc 23 họ, 77 giống. Trong tổng số các loài đã công bố có đến 246
loài và phân loài (phân lớp ốc mang trước có 73 loài, phân lớp ốc Có phổi 186 loài)
được bổ sung cho thành phần loài khu hệ ốc cạn ở Việt Nam. Đáng chú ý là trong
số các loài được bổ sung có 123 loài còn chưa xác định được vị trí phân loại, đó có
thể là loài mới cho khoa học.
Năm 2006, Maaseen công bố 4 loài ốc mới (Arinia angduensis, Arinia
loumboensis, Eostrobilops infrequens, Hemiplecta esculenta) ở phía Bắc Việt Nam.
Trong giai đoạn 2007 đến 2013, có một số công trình nghiên cứu trên diện rộng
từ miền Trung ra miền Bắc đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa Việt Nam và nước ngoài,
trong đó có các công trình: Nghiên cứu khu hệ ốc cạn miền Bắc Việt Nam của
19


nhóm nghiên cứu Ohara, Okubo, Otani, Lương Văn Hào (2008) phát hiện được 107
loài thuộc 17 họ; Ohara, Okubo, Ishibe, Nakahra, Otani, Lương văn Hào, Phạm Văn
Sáng (2007 – 2013) với số lượng loài tới gần 200 loài thuộc 20 họ.
Từ năm 2009 đến năm 2014, Đỗ Văn Nhượng và nhóm nghiên cứu thuộc trung
tâm Động vật đất, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có hàng loạt công bố về
thành phần loài ở một số khu vực phía Bắc Việt Nam như: 23 loài ở khu vực núi đá
vôi Sài Sơn ( Quốc Oai, Hà Nội) thuộc 18 giống, 15 họ, 3 bộ 12; 44 loài và phân
loài ở xóm Dù, vường quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) thuộc 27 giống, 14 họ, 2 phân
lớp trong đó có nhóm ốc Có phổi chiếm ưu thế với 36 loài và phân loài 10. . Cũng
trong giai đoạn này, các khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ bắt đầu nghiên cứu
về ốc cạn, Nguyễn Thị Ngọc Anh cung cấp 48 loài ốc cạn trong đó có 36 loài chưa
từng gặp ở nơi nào khác ở Việt Nam ngoài khu vực Hàm Rồng, Thanh Hóa. Năm
2011, Nguyễn Thị Nhàn trong nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm phân bố
của ốc cạn ở Thúc Thủy (Tuyên Quang) đã xác định được 58 loài, thuộc 18 họ 8 .
Năm 2012 Nguyễn Thị Quỳnh đã phát hiện 62 loài thuộc 20 học ở khu vực núi đã

vôi Quốc Oai, Hà Nội, trong đó có 12 loài còn chưa xác định được tên loài] Nghiên
cứu ở khu vực núi đá vôi sau đề Trình, xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội của
Nguyễn Thành Lương (2013) cũng đã ghi nhận được 32 loài ốc cạn thuộc 20 giống,
17 họ, 3 bộ và 2 phân lớp trong ssos có loài Leptacme cuongi là loài mới ghi nhận ở
Việt Nam 7. Những đóng góp trên rất có ý nghĩa để sau này có những dẫn liệu về ốc
cạn ở Việt Nam nói chung.
Tổng hợp các kết quả điều tra thống kê về thành phần loài ốc cạn cho thấy ở
Việt Nam đã ghi nhận được 1.226 loài và phân loài, sắp xếp trong 205 giống, 45 họ.
Hệ thống phân oại ốc cạn hiện nay đã thay đổi nhiều so với trước đây, nhất là ở bậc
giống, xu hướng phân thành nhiều giống mới, tiêu biểu như giống Camaena,
Clausilia, Streptaxis. Mặt khác, các nghiên cứu trước đây căn cứ theo tài liệu cũ, do
đó nhiệm vụ đặt ra cho nghiên cứu ốc cạn ở Việt Nam là rất lớn, cần tiếp tục mở
rộng việc điều tra thống kê thành phần loài, xem xét lại các tư liệu đã có về ốc cạn
trước đây ở Việt Nam, cập nhật với những đổi mới về phân loại học, xúc tiến việc
nghiên cứu và tìm hiểu vai trò của ốc cạn trong tự nhiên và xã hội.
20


Từ những tài liệu thu tập được cho thấy những nghiên cứu về ốc cạn ở Việt Nam
đã được thực hiện ở nhiều nơi, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện nay thì chưa có tài
liệu nghiên cứu về phân loại học cũng như đa dạng sinh thái ốc cạn ở khu vực xã
Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên.

21


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
2.1.1.


Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Mẫu ốc cạn ở các khu thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
được thu định tính và định lượng vào mùa khô và mùa mưa trong năm vì đây là
thời gian thích hợp cho các loài ốc phát triển. Phần lớn các mẫu ốc cạn được thu
theo các sinh cảnh khác nhau, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, địa hình, loại đất canh
tác, mục đích sử dụng và loại cây trồng… có thể chia sinh cảnh ở KVNC theo 3 sin
cảnh khác nhau: Rừng tự nhiên trên núi đất; Rừng tự nhiên trên núi đá vôi và sinh
cảnh vườn nhà.

2.1.2.

-

Thời gian nghiên cứu
Các mẫu ốc cạn được thu định tính và định lượng vào mùa khô và mùa mưa
(tháng 04 năm 2016 và tháng 5 năm 2016)
Đợt 1: từ ngày 08 tháng 04 đến ngày 10 tháng 04 năm 2016
Đợt 2: từ ngày 28 tháng 04 đến ngày 01 tháng 05 năm 2016
Bảng 2.1: Địa điểm, thời gian, tọa độ và độ cao ở KVNC.
STT

Địa Điểm

1

Bản Trung Sơn

2


Thôn Ngọc Sơn

3

Bản Mông

4

Thôn Yên Sơn

5

Thôn Tân Kim

Thời gian

Tọa độ

10/04/201
6
10/04/201
6
28/04/201
6
28/04/201
6
28/04/201
6

21o48’52.7” B

105o53’20.3” Đ
21o50’14.6”B
105053’41.8”Đ
21o49’04.5”B
105o55’06.9”Đ
21o51’07.4”B
105o53’13.2”Đ
21o51’23.3”B
105o55’48.3”Đ

+ Chọn vị trí thu mẫu:

22


Hình 2.1: Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu tại xã Thần Sa.

23


2.2.
2.2.1.

Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
Phương tiện nghiên cứu
+ Dụng cụ thiết bị thu mẫu: Xẻng nhỏ đào đắt, túi vải hoặc túi nilon đựng mẫu,
túi lưới, sàng rây mẫu đất có mắt lưới từ 3mm đến 8mm, thùng nhựa, giấy can ghi
nhãn, thước dây, thước palme, hóa chất bao gồm cồn 90o để lưu trữ mẫu.
+ Dụng cụ hỗ trợ: Máy ảnh, GPS, bản đồ, thước dây, sổ tay, đèn pin, dao, khay
nhựa.


Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
• Phương pháp thu mẫu

2.2.2.
a)

+ Thu mẫu định lượng
Thu toàn bộ mẫu hiện diện trong diện tích đất có mẫu, diện tích sử dụng là 1m 2.
Giá trị của mẫu định lượng cho biết mật độ, sự phong phú về số lượng hoặc sự đa
dạng về thành phần loài của KVNC
.Mỗi khu vực đại diện tiến hành lập 3 – 5 ô tiêu chuẩn với diện tích 0,5 – 5 m2
tùy thuộc vào
Sau khi xác định được vị trí cần thu mẫu, dùng thước dây xác định ô tiêu chuẩn
theo diện tích ở trên, thu mẫu tất cả ở các ô đó, nếu có thảm mục thì dùng sàng để
loại bỏ những vụn lá và tiến hành thu mẫu như phương pháp thu định tính. Số lượng
ô tùy vào tình hình cụ thể của các mẫu thu thập sơ bộ bước đầu, để quyết định đến
số lượng và diện tích ô vuông. Nếu số lượng ốc thưa không đủ thu trên diện tích
1m2 thì có thể thu trên diện tích lớn hơn. Mẫu ốc cạn thu được ở mỗi ô cho vào một
túi nilon hoặc một lọ đựng mẫu có đề nhãn. Nhãn ghi các thông tin: Địa điểm, thời
gian, tọa độ, sinh cảnh, đặc điểm thảm thực vật và các lưu ý khác.
Ốc ở cạn được thu ở phạm vi rộng, thu các loại mẫu với mọi kích thước từ con
non đến con trưởng thành, thu cả mẫu đã chết chỉ còn lại vỏ. Với những mẫu có
kích thước lớn nhặt bằng tay, mẫu có kích thước nhỏ dùng để sàng, đối với mẫu ốc
bé trong đất mùn hoặc thảm mục có thể sử dụng phương pháp cho đất hoặc thảm
mục vào chậu nước để mẫu nổi lên và vớt lấy mẫu. Với mẫu phẩ biến cần thu với số
lượng thích hợp. Các mẫu được bảo quản trong túi nilon riêng, có ghi kí hiệu sinh
cảnh, vị trí nơi thu mẫu.
24



Ô thu mẫu định lượng


Phương pháp điều tra cộng đồng địa phương:
Tiến hành phỏng vấn điều tra trực tiếp người dân, cán bộ quản lý – bảo tồng về
tình trạng và giá trị sử dụng của ốc cạn tại nơi thu mẫu và những người am hiểu và
quan tâm tới loài ốc cạn một số thông tin như: Nơi ở, thức ăn, giá trị kinh tế, tình
hình khai thác ốc cạn ở địa phương.



Phương pháp quan sát, ghi chép, chụp ảnh:
Quan sát bằng mắt thường nơi phân bố của ốc cạn, chúng có thể bám trên các bộ
phận của cây hay trên mặt đất, dưới thảm lá mục, trong hang đá, khe đá, chân núi đá
vôi. Quan sát tập tính kiếm ăn, di chuyển, hình thái bên ngoài, sự tác động của nhân
dân đối với nơi phân bố của ốc cạn.
Ghi chép đầy đủ thông tin về mẫu vật và môi trường vào sổ ghi chép thực địa.
Ảnh thực địa đã phản ánh được nội dung nghiên cứu như các loại sinh cảnh điển
hình, các loại thảm thực vật, các loại địa hình, các tính chất đặc biệt của KVNC, các
mẫu đang hoạt động, các loài cây làm thức ăn của ốc cạn, các vị trí tập trung nhiều
mẫu sống và chết.



Phương pháp phân chia sinh cảnh
Năm 2013, Đỗ Đức Sáng và Đỗ Văn Nhượng khi nghiên cứu về ốc cạn ở
KBTTN Copia đã chia thành 4 dạng sinh cảnh chính là Rừng trên núi đá vôi, rừng
trên đồi đất, rừng thông và đất canh tác. Do đó, căn cứ vào thực tế KVNC và theo

các tác giả trên tôi phân chia KVNC thành các dạng sinh cảnh chính: Rừng tự
nhiên, núi đá vôi, đất canh tác

25


×