Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá tình hình sinh tr ưởng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất t ại thị trấn yên phú huyện bắc mê tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.54 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGUYỄN VĂN HƯNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI THỊ TRẤN YÊN PHÚ
HUYỆN BẮC MÊ - TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGUYỄN VĂN HƯNG
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI THỊ TRẤN YÊN PHÚ
HUYỆN BẮC MÊ - TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành
Lớp
Khoa

: Lâm nghiệp
: 43LN - N02
: Lâm nghiệp

Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Thái


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGUYỄN VĂN HƯNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI THỊ TRẤN YÊN PHÚ
HUYỆN BẮC MÊ - TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành
Lớp
Khoa

: Lâm nghiệp
: 43LN - N02
: Lâm nghiệp

Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Thái


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp ngành Lâm nghiệp tại trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên, được sự đồng ý của trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, khoa Lâm nghiệp, em xin thực hiện đề tài: “Đánh giá tình
hình sinh trưởng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất
tại thị trấn Yên Phú - huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang”.

Sau thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Với sự cố gắng của
bản thân và các thầy cô trong khoa và các cán bộ chính quyền địa phương thị
trấn Yên Phú - huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang, đến nay em đã hoàn thành đề
tài tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên đã giành nhiều thời gian giúp đỡ,chỉ bảo nhiệt tình trong
quá trình thực hiện đề tài này.
Em cũng xin cảm ơn các cán bộ địa phương và cán bộ ban quản lý rừng
phòng hộ tại thị trấn Yên Phú - huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang và một số gia
đình có rừng trồng sản xuất đã giúp em thu thập được số liệu đê hoàn thành
tốt đề tài này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Văn Thái, người thầy đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn
gia đình và người thân đã giúp đỡ em cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt
quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Văn Hưng


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới .... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.2. Tổng hợp điểm cấp phòng hộ của rừng......... Error! Bookmark not
defined.

Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng ................ 24
Bảng 4.2. Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng sản xuất ở Yên
Phú từ trước đến nay ................................................................... 25
Bảng 4.3. Các biện pháp KTLS được áp dụng trong các mô hình ................. 26
Bảng 4.4. Sinh trưởng đường kính ngang ngực của rừng trồng Mỡ thuần loài
tuổi 6 .......................................................................................... 31
Bảng 4.5. Sinh trưởng Hvn của lâm phần đều tuổi tại Yên Phú...................... 32
Bảng 4.6: Phân loại sản phẩm gắn với thị trường tại thị trấn Yên Phú .......... 34
Bảng 4.7: Kết quả điều tra, khảo sát một số cơ sở tư nhân chế biến và sử dụng
gỗ rừng trồng tại Yên Phú ........................................................... 36
Bảng 4.8: Kết quả điều tra, khảo sát một số đơn vị chế biến và sử dụng LSNG
từ rừng trồng tại Yên Phú ........................................................... 37
Bảng 4.9: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát
triển rừng trồng sản xuất tại Yên Phú .......................................... 38


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ thể diện sự so sánh về D1.3 tại các vị trí khác nhau của rừng
Mỡ thuần loài tuổi 6 ......................................................................... 31
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện sự so sánh về Hvn tại các vị trí khác nhau của rừng
Mỡ thuần loài tuổi 6 ......................................................................... 32


v

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

BCR


: Tỉ suất thu nhập và chi phí

BPKTLS

: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

D1.3

: Đường kính trung bình tại vị trí 1,3m

Dt

: Đường kính tán trung bình

GĐGR

: Giao đất giao rừng

Hvn

: Chiều cao vút ngọn trung bình

KTLS

: Kỹ thuật lâm sinh

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ


MH

: Mô hình

NN & PTNN

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NPV

: Giá trị lợi nhuận ròng

OTC

: Ô tiêu chuẩn



: Quyết định

RSX

: Rừng sản xuất

RTSX

: Rừng trồng sản xuất

TB


: Trung bình

UBND

: Uỷ ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ....................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3
2.1.1. Nghiên cứu về giống cây rừng .............................................................. 3
2.1.2. Về kỹ thuật lâm sinh ............................................................................. 5
2.1.2.2. Ảnh hưởng của bón phân đến sự sinh trưởng của rừng trồng ............. 6
2.1.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của rừng trồng ..................... 6
2.1.3. Về chính sách và thị trường .................................................................. 7
2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 7
2.2.1. Nghiên cứu về chọn loài cây trồng........................................................ 8
2.2.2. Nghiên cứu về lập địa ........................................................................... 9
2.2.3. Nghiên cứu về giống cây rừng ............................................................ 10
2.2.4. Nghiên cứu về các biện pháp KTLS tác động ..................................... 11

2.2.4.1. Ảnh hưởng của xử lý thực bì và làm đất đến sinh trưởng rừng trồng 11
2.2.4.2. Ảnh hưởng của bón phân tới sinh trưởng của cây rừng .................... 12
2.2.4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng rừng trồng .......................... 12
2.2.4.4. Ảnh hưởng của tỉa thưa đến sinh trưởng của rừng trồng .................. 13
2.2.5. Nghiên cứu về chính sách thị trường .................................................. 13
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu.............................................................. 14


i

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài báo cáo này là đề tài thực tập tốt nghiệp của riêng
em, được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Văn Thái.
Em xin cam đoan tất cả các số liệu và kết quả trình bày trong báo cáo là
trung thực. Các thông tin trong báo cáo đều có nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Hưng


viii

4.1.5. Cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện .............................................. 27
4.1.5.1. Cơ chế chính sách ............................................................................ 27
4.1.5.2. Tổ chức thực hiện ............................................................................ 29
4.2. Đánh giá chất lượng sinh trưởng rừng trồng tại thị trấn Yên Phú ........... 30
4.2.1. Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3) ......................................... 30
4.2.2. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn .......................................................... 31

4.3. Đánh giá hiệu quả của mô hình.............................................................. 32
4.3.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................. 32
4.3.2. Hiệu quả về xã hội .............................................................................. 33
4.4. Hiện trạng nhu cầu sử dụng gỗ,thị trường tiêu thụ sản phẩm ................. 33
4.4.1. Đặc điểm chung của thị trường lâm sản ở thị trấn Yên Phú ................ 34
4.4.2. Phân loại sản phẩm gắn với thị trường ................................................ 34
4.4.3. Kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất tại thị trấn Yên Phú........ 35
4.4.4. Kết quả điều tra, khảo sát một số đơn vị chế biến lâm sản và sử dụng
nguyên liệu gỗ rừng trồng tại thị trấn Yên Phú ............................................. 36
4.4.5. Kết quả điều tra, khảo sát một số đơn vị chế biến và sử dụng LSNG từ
rừng trồng tại thị trấn Yên Phú ..................................................................... 37
4.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ........................ 38
4.5.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển
rừng trồng sản xuất tại Yên Phú ................................................................... 38
4.5.2. Các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn thị trấn
Yên Phú ....................................................................................................... 40
4.5.2.1. Quan điểm và định hướng chung của địa phương ............................ 40
4.5.2.2. Giải pháp về kỹ thuật ....................................................................... 40
4.5.2.3. Các giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện ................. 42
4.5.2.4. Các giải pháp về kinh tế xã hội ........................................................ 43
Phần 5: KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 45


ix

5.1. Kết luận ................................................................................................. 45
5.1.1. Thực trạng rừng trồng sản xuất tại thị trấn Yên Phú ........................... 45
5.1.2. Kết quả đánh giá mô hình điểm rừng Mỡ thuần loài ........................... 45
5.1.3. Hiệu quả của mô hình trồng rừng ....................................................... 45
5.1.4. Thực trạng nhu cầu sử dụng gỗ tại thị trấn Yên Phú ........................... 46

5.1.5. Đề xuất biện pháp phát triển ............................................................... 46
5.1.5.1. Các giải pháp về kỹ thuật ................................................................. 46
5.1.5.2. Các giải pháp về cơ chế chính sách.................................................. 47
5.1.5.3. Các giải pháp về kinh tế - xã hội ...................................................... 48
5.2. Tồn tại ................................................................................................... 48
5.3. Kiến nghị ............................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Trong nhiều năm gần đây, tài nguyên rừng nhiệt đới đang ngày càng bị

suy giảm nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái môi trường và
cuộc sống của con người. Nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng, nhà nước ta
đã ban hành nhiều chính sách, áp dụng nhiều giải pháp, đầu tư nhiều chương
trình, dự án trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Kết quả diện tích rừng ở nước ta
tăng lên rõ rệt (đến năm 2008 diện tích rừng nước ta có 13,12 triệu ha rừng,
nâng độ che phủ lên 38,7% - theo bộ NN&PTNN, 2009), đáp ứng một phần
nhu cầu về lâm sản, môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Tuy nhiên, sự
quan tâm của chúng ta trong thời gian qua tập trung nhiều vào 2 đối tượng là
rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, rừng sản xuất chưa được quan tâm đúng
mức và thực tiễn hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải đáp về kỹ
thuật, kinh tế, thị trường và chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến người
trông rừng. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đặt ra nhiệm vụ trồng 3 triệu ha

rừng sản xuất giai đoạn 1998- 2010, tuy nhiên đến nay chúng ta chưa đạt
được kế hoạch đặt ra. Chính vì vậy, chính phủ đã chỉ đạo trong thời gian tới
cần tập trung đẩy mạnh phát triển trồng rừng sản xuất.
Để đảm bảo cuộc sống, nâng cao thu nhập của người dân không chỉ
đơn thuần là ban hành chính sách hỗ trợ mà cần có sự đổi mới về phương thức
thâm canh, sử dụng giống có năng suất chất lượng cao đồng thời gắn với đầu
tư công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh giao khoán rừng tự nhiên cho cộng đồng
bảo vệ và kinh doanh sản phẩm dưới tán rừng để nâng cao nhận thức bảo vệ
môi trường sống, chấm dứt tập quán phá rừng làm nương rẫy góp phần xóa
đói giảm nghèo và ổn định cuộc sống. Đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc rừng sản xuất, lựa chọn cây có thời gian


2

sinh trưởng nhanh, rút ngắn chu kỳ sản xuất. Tuy nhiên, trong thời gian quá
việc chú trọng công tác khuyến lâm chưa được toàn diện, người dân chưa
được tư vấn kỹ trong việc lựa chọn giống hay loài cây trồng, kỹ thuật trồng và
chăm sóc rừng một cách khoa học.
Vậy nên việc phát triển rừng sản xuất của chúng ta không chỉ giải quyết
thuần túy các yếu tố kỹ thuật từ khâu chọn loài cây, giống cây cho đến các
biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc và bảo vệ rừng mà còn đặc biệt chú ý
đến việc giải quyết nhiều vấn đề tác động qua lại lẫn nhau. Từ những thực tế
đó, việc đưa ra và thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình sinh trưởng và đề
xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất tại thị trấn Yên Phú huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
1.2.

Mục tiêu và ý nghĩa


1.2.1. Mục tiêu
Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất nhằm góp
phần ổn định đời sống người dân, thu hút cộng đồng dân cư địa phương tham
gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở thị trấn Yên Phú Bắc Mê - Hà Giang.
1.2.2. Ý nghĩa
* Về mặt khoa học:
• Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trồng sản xuất ở thị trấn Yến
phú - Bắc Mê - Hà Giang.


Xác định một số luận cứ cho việc phát triển rừng trồng sản xuất bền

vững ở thị trấn Yến phú - Bắc Mê - Hà Giang.
* Về mặt thực tiễn:
Đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất bền vững ở
thị trấn Yến phú - Bắc Mê - Hà Giang.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Trên thế giới
Để nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển trồng rừng sản xuất,
các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu khá toàn
diện về tất cả các lĩnh vực từ tuyển chọn tập đoàn cây trồng rừng có năng suất
cao, chất lượng tốt, điều kiện gây trồng, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, sâu
bệnh, phân vùng sinh thái … cho tới các chính sách thị trường và chế biến
lâm sản. Có thể nói cho đến nay cơ sở khoa học cho việc phát triển rừng trồng
sản xuất ở các nước phát triển đã làm tốt trong nhiều năm qua.

2.1.1. Nghiên cứu về giống cây rừng
Thành công của công tác trồng rừng sản xuất trước hết phải kể đến
công tác nghiên cứu giống cây rừng. Cây trồng muốn sinh trưởng tốt, sản
lượng và năng suất rừng trồng cao thì phải có giống tốt. Giống là điều kiện
đầu tiên quyết năng suất và chất lượng rừng trồng. Để đánh giá được khả
năng sinh trưởng và năng suất cây trồng ngoài các nhân tố khác thì giống có ý
nghĩa quyết định năng suất rừng trồng. Trên thế giới có rất nhiều nước đi sâu
vào nghiên cứu giống cây trồng như: Trung Quốc, Thuỵ Điển, Brazil,....
Hiện nay có nhiều loại giống cây rừng có năng suất cao đã được nghiên
cứu và đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cũng như rút ngắn chu kỳ
kinh doanh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho
người trồng rừng như: keo, thông, mỡ, quế, bạch đàn,.... Ở Công Gô, bằng
phương pháp lai nhân tạo đã chọn ra giống bạch đàn lai Eucalypyus hybrids
có năng suất đạt 35m3/ha/năm sau 7 năm trồng. Tại Brazil, bằng con đường
chọn lọc nhân tạo đã chọn ra giống bạch đàn Eucalypyus grandis có năng suất


4

đạt tới 55m3/ha/năm sau 7 năm trồng. Còn ở Zimbabwe cũng chọn được
giống bạch đàn Eucalypyus urophylla đạt trung bình đến 55m3/ha/năm.
Đối với cây keo lai tự nhiên giữa Acacia mangium và Acacia
auriculiformis được phát hiện đầu tiên vào những năm 1970 ở Sabah,
Malaysia. Những cây lai này ở Ulu Kukut đã thấy có kích thước lớn
honwdangj cành và thân tròn đều hơn các cây Keo lai đứng gần và tỉ trọng gỗ
của cây Keo lai còn lớn hơn cây Keo tai tượng. Từ đó người ta thường thấy
Keo lai xuất hiện trong các khu rừng trồng Keo tai tượng.
Syrach Larsen đã sản xuất được một số cây lai có hình dáng đẹp và có
ưu thế về sinh trưởng. Nilsson-Ehle (1949 - 1973) đã phát hiện ra cây tam bội
có sinh trưởng tốt hơn cây nhị bội. Đây là một trong những nghiên cứu mang

tính đột phá và đã thu được những thành tựu đáng kể trong thời gian qua.
Theo Eldridge (1993), các chương trình chọn giống đã bắt đầu ở nhiều nước
và tập trung cho nhiều loài cây mọc nhanh khác nhau, trong đó có bạch đàn
Brazil đã chọn cây trội và xây dựng vườn giống cây con thụ phấn tự do cho
các loài E.maculata ngay từ những năm 1952; Mỹ bắt đầu với loài E.robusta
vào năm 1966. Ở Úc đã chọn được 150 cây trội từ rừng tự nhiên cho loài E.
Diversicolor và loài E. Deglupta ở Papua New Guinea.
Nhờ những công trình nghiên cứu chọn lọc và tạo giống mới tới ngày
nay ở nhiều nước đã có những giống cây trồng cao gấp 2- 3 lần trước đây như
ở Brazil đã tao ra những khu rừng có năng suất 70- 80m3/ha/năm, tại Công Gô
năng suất rừng cũng đạt 40- 50m3/ha/năm. Theo Covin (1990) tại Pháp,Ý
nhiều khu rừng cung cấp nguyên vật liệu giấy cũng đạt năng suất 4050m3/ha/năm. Kết quả là hàng ngàn ha đất nông nghiệp được chuyển đổi
thành đất lâm nghiệp để trồng rừng cung cấp nguyên lieu giấy cũng đạt hiệu
quả kinh tế cao.


5

Ngoài bạch đàn, trong những năm qua các công trình nghiên cứu về
giống cũng đã tập trung vào các loài cây trồng rừng công nghiệp khác như
loài Keo và Lõi thọ. Nghiên cứu của Cesar Nuevo (2000) đã khảo nghiệm các
dòng keo nhập từ Úc và Papua New Guinea, các giống Lõi thọ địa phương từ
các nơi khác nhau ở Mindanao. Trên cơ sở kết quả lựa chọn các xuất xứ tốt
nhất và những cây trội đã xây dựng vùng sản xuất và dán nhãn các cây trội
lựa chọn.
Chọn giống kháng bệnh và lai giống cũng là những hướng nghiên cứu
được nhiều tác giả quan tâm. Tại Brazil, Ken Old. Alffenas và các cộng sự từ
năm 2000- 2003 đã thực hiện 1 chương trình chọn giống kháng bệnh cho các
loài bạch đàn chống bệnh gỉ sắt Puccinia. Các công trình nghiên cứu về lai
giống cũng đã mang lại nhiều kết quả tốt phục vụ trồng rừng sản xuất.

2.1.2. Về kỹ thuật lâm sinh
Biện pháp KTLS có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển
cũng như năng suất của rừng trồng. Trên thế giới việc áp dụng bón phân cho
rừng trồng bắt đầu từ những năm 1950. Trong vòng 1 thập kỷ diện tích rừng
được bón phân tăng lên 100.000ha/năm ở Nhật Bản, Thuỵ Điển, Phần Lan.
Đến năm 1980 đã có gần 10 triệu ha rừng được bón phân (Ngô Đình Quế,
2004). Có rất nhiều biện pháp KTLS được nghiên cứu để tăng năng suất cây
trồng như: Làm đất, xử lý thực bì, kỹ thuật trồng, tỉa thưa, bón phân,.... Một
số nghiên cứu về KTLS như:
2.1.2.1. Ảnh hưởng của xử lý thực bì và làm đất đến sinh trưởng của rừng trồng
Theo Nambia và Brown (1997) thì việc trồng rừng có thể đem lại nhiều
ảnh hưởng tích cực khi độ phì đất được cải thiện. Ngược lại nó cũng làm thay
đổi cân bằng khi nguồn dinh dưỡng bị cạn kiệt. Việc làm đất có thể dẫn đến
cải thiện độ phì vật lý hay cũng có thể làm giảm độ phì hoá học của đất. Các
nhà khoa học này cho rằng việc sử dụng hoá học trong xử lý thực bì sẽ làm


6

suy giảm sức sản xuất của đất. Sử dụng các biện pháp KTLS trong xử lý thực
bì nhằm làm ổn định và cải thiện năng suất rừng trồng.
2.1.2.2. Ảnh hưởng của bón phân đến sự sinh trưởng của rừng trồng
Nghiên cứu về biện pháp bón phân cho cây trồng nhằm nâng cao năng
suất rừng trồng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Ví dụ như nghiên
cứu của Mello (1976) ở Brazil, tác giả đã cho thấy bón phân NPK Bạch đàn
sinh trưởng nhanh hơn 50% so với không bón phân. Nghiên cứu ở Nam Phi
của Schonau (1985) đã đưa ra kết luận để nâng cao chiều cao trung bình của
rừng trồng lên 2 lần sau năm thứ nhất. Herrero và cộng sự (1988) đã kết luận
là sử dụng phân phosphate sau 13 năm có thể tăng sản lượng rừng từ 56m3/ha
lên 69m3/ha.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, đã khẳng định việc bón phân cho
rừng trồng có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất
của rừng trồng.
2.1.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của rừng trồng
Mật độ trồng rừng ban đầu là một trong những biện pháp KTLS quan
trọng có ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng. Đối với mỗi dạng lập địa, mỗi
loài cây trồng, mục đích kinh doanh đều có cách sắp xếp và phân chia mật độ
khác nhau. Về vấn đề này có rất nhiều công trình nghiên cứu như: Nghiên cứu
của Eván, J. (1992), khi nghiên cứu cho rừng trồng bạch đàn E. Deglupta ở
Papua New Guinea, tác giả đã bố trí 4 mật độ khác nhau (2985,1680, 1075,
750 cây/ha) số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân
của các công thức nghiên cứu thí nghiệm tỉ lệ nghịch với mật độ.
Như vậy, mật độ có ảnh hưởng khá rõ rệt đến sự sinh trưởng và phát
triển của rừng trồng. Vì vậy cần bố trí sắp xếp mật độ phù hợp cho từng loài
cây, mục đích, dạng lập địa.


7

2.1.3. Về chính sách và thị trường
Để phát triển rừng trồng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao thì ngoài sự
tập trung đầu tư vào kinh tế và kỹ thuật còn phải nghiên cứu về chính sách và
thị trường. Nhận định được 2 vấn đề then chốt đóng vai trò quyết định đối với
quá trình sản xuất nên tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản,...
đã nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp được tập trung vào thị trường và sự cạnh
tranh của sản phẩm.
Các tác giả cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến khích trồng
rừng. Điển hình nghiên cứu của Narong Mahanop (2004) ở Thái Lan. Qua
những nghiên cứu của mình, tác giả cho biết hiện nay có 3 vấn đền được xem
là quan trọng để khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc gia

Đông Nam Á là:
• Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất
• Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ rừng trồng
• Nâng cao hiểu biết về phát triển rừng trồng sản xuất có hiệu quả
Quan điểm chung về phát triển rừng trồng sản xuất có hiệu quả kinh tế
cao là trồng rừng cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp chê biến và xuất
khẩu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hoá các hình
thức sở hữu trong mỗi loại hình tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm hỗ trợ và nâng
cao hiệu quả cho công tác phát triển rừng trồng nói chung và rừng trồng sản
xuất nói riêng. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: chọn
loài cây trồng, chọn lập địa, chọn giống, các biện pháp KTLS và cơ chế chính
sách. Kết quả nghiên cứu đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trồng rừng
ở nước ta trong thời gian qua.


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp ngành Lâm nghiệp tại trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên, được sự đồng ý của trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, khoa Lâm nghiệp, em xin thực hiện đề tài: “Đánh giá tình
hình sinh trưởng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất
tại thị trấn Yên Phú - huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang”.
Sau thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Với sự cố gắng của
bản thân và các thầy cô trong khoa và các cán bộ chính quyền địa phương thị
trấn Yên Phú - huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang, đến nay em đã hoàn thành đề
tài tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông

lâm Thái Nguyên đã giành nhiều thời gian giúp đỡ,chỉ bảo nhiệt tình trong
quá trình thực hiện đề tài này.
Em cũng xin cảm ơn các cán bộ địa phương và cán bộ ban quản lý rừng
phòng hộ tại thị trấn Yên Phú - huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang và một số gia
đình có rừng trồng sản xuất đã giúp em thu thập được số liệu đê hoàn thành
tốt đề tài này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Văn Thái, người thầy đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn
gia đình và người thân đã giúp đỡ em cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt
quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Văn Hưng


9

Kết quả nghiên cứu trên đã được Bộ lâm nghiệp any là Bộn NN &
PTNT ban hành kèm theo quyết định số 680/QĐ/LN ngày 15/8/1986, quy
định những loại cây dùng để trồng rừng và phát triển rừng trồng sản xuất cho
các vũng KTLN.
Năm 1997 cùng với sự tài trợ dự án STRAP và Đại sứ quán Úc công trình
nghiên cứu “Xác định loài cây gỗ bản địa có chất lượng cao để trồng rừng” do
Viện KHLN Việt Nam thực hiện. Kết quả đã đề xuất được 210 loài cây gỗ bản
địa có chất lượng cao phân bố trong các vùng KTLN theo 3 cấp độ cao.
Trần Quang Việt, Nguyễn Bá Chất khi nghiên cứu đề tài “xác định cơ
cấu cây trồng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cho một số loài cây chủ

yếu phục vụ chương trình 327” trong 2 năm (1998 - 1999) [23] đã đề xuất
được 104 loài cây mục đích trồng phòng hộ và cây phù trợ lấy gỗ.
2.2.2. Nghiên cứu về lập địa
Lập địa được hiểu là những điều kiện ở nơi sinh trưởng hay nơi sinh
sống của thực vật. Các yếu tố lập địa quyết định tạo nên thực trạng rừng khác
nhau và ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng rừng. Vì vậy trong nhiều năm
qua để phục vụ công tác trồng rừng nhiều nghiên cứu về lập địa đã được thực
hiện trên phạm vi cả nước. Một số nghiên cứu như:
Hoàng Xuân Tý (1980) [20] đã thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và
hướng dẫn sử dụng đất vùng trung tâm trong kinh doanh rừng nguyên liệu
giấy”. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố thổ nhưỡng ảnh hưởng rõ rệt nhất đối
với năng suất rừng trồng là: hàm lượng mùn, độ xốp, chế độ nước, hàm lượng
đạm và độ dày tầng đất. Tác giả cũng nêu rõ rằng các yếu tố này rất dễ thay
đổi, dễ suy thoái do mất rừng và sử dụng rừng không hợp lý.
Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình và các cộng sự (1995) [17] khi thực
hiện đề tai “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương
pháp điều tra lập địa” đã chỉ ra rằng độ phì đất và tiềm năng sản xuất đất lâm


10

nghiệp nhìn chung còn khá nhưng chưa được phát huy, sử dụng đất có nơi chưa
bền vững. Cần có quy hoạch và xây dựng chiến lược cho rừng trồng sản xuất, có
mục tiêu rõ ràng đặc biệt rừng trồng công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
2.2.3. Nghiên cứu về giống cây rừng
Nghiên cứu về giống cây rừng ở nước ta đã có từ những năm 1930 khi
người pháp xây dựng một số điểm khảo nghiệm cho một số loài cây trồng
rừng ở nước ta. Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu về giống cây rừng
được đẩy mạnh, ngoài hoạt động khảo nghiệm loài và xuất sứ thì các nhà
khoa học còn tiến hành điều tra chọn lọc cây trội, xây dựng rừng giống và

vườn giống. Những hoạt động nổi bật gần đây là phát hiện và nghiên cứu các
giống lai tự nhiên, tạo giống lai nhân tạo, nhân giống hom và nuôi cấy mô tế
bào thực vật, cũng như ứng dụng chỉ thị phân tử vào cải thiện giống cây rừng.
Trong chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020
nêu rõ: Xây dựng ngành giống lâm nghiệp hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ
giống chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng rừng, áp dụng khoa học công
nghệ mới theo hướng sử dụng ưu thế lai. Đến năm 2010 đảm bảo cung cấp
60% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 40% giống được tao từ
phương pháp vô tính để cung cấp cho rừng trồng. Đến năm 2015 đảm bảo
cung cấp 80% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 50% là giống
vô tính [1].
Từ khảo nghiệm loài và xuất xứ đã chọn lọc được một số loài cây thực
sự có giá trị kinh tế cao hoặc phòng hộ và những xuất xứ có triển vọng nhất
để xây dựng vườn giống và rừng giống phục vụ các chương trình trồng rừng
trong cả nước. Điển hình về lĩnh vực này là công trình nghiên cứu của
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000) tác giả đã chọn giống bạch đàn cho trồng rừng
sản xuất tại Việt Nam như các loại Bạch đàn trắng (E. Camaldulensis) với các
xuất xứ: Kenedy River, Morehead River, Katherine,.....


11

Sử dụng giống mới và kỹ thuật nhân giống tiên tiến phối hợp với các
biện pháp thâm canh thích hợp trong những năm qua đã đẩy mạnh công tác
cải thiện giống cây rừng, góp phần tích cực vào việc tăng năng suất rừng ở
nước ta.
2.2.4. Nghiên cứu về các biện pháp KTLS tác động
Các biện pháp KTLS ảnh hưởng nhằm nâng cao năng suất cây trồng
trong những năm gần đây rất được chú trọng. Tuỳ theo đặc điểm loài, điều
kiện lập địa, mục đích trồng rừng mà có các biện pháp khác nhau.

2.2.4.1. Ảnh hưởng của xử lý thực bì và làm đất đến sinh trưởng rừng trồng
Tuỳ vào điều kiện đất, loài cây trồng và phương thức trồng rừng mà đất
có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. Sau khi xử lý thực bì
thì đất có thể được làm theo cục bộ hay toàn diện.
Biện pháp KTLS tác động đầu tiên trong rừng trồng chính là làm đất.
Ngoài những nghiên cứu làm đất thủ công trước kia, xu hướng hiện nay được
các nhà lâm sinh quan tâm đó là áp dụng cơ giới trong làm đất. Trong nghiên
cứu của Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001) [16] thông qua thí nghiệm cày
ngầm để trồng bạch đàn Urophylla trên đất thoái hoá ở Phù Ninh - Phú Thọ
cho thấy sau 8 năm tuổi cho thấy năng suất cây đứng đạt 16m3/ha/năm, nhưng
nơi làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5m3/ha/năm. Ngược lại trên đất dốc thoái
hoá ở Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng (2005) [2] đã thử nghiệm hai phương
pháp làm đất thủ công và cơ giới để trồng Keo lai, kết quả cho thấy ở phương
pháp làm đất thủ công thì năng suất Keo lai là cao hơn sau 3 năm tuổi.
Vũ Đình Hưởng và cộng sự (2005) [7] khi nghiên cứu về các biện pháp
xử lý thực bì đối với rừng trồng Keo lá tràm đã cho thấy: việc kiểm soát cỏ
dại bằng thuốc diệt cỏ xung quanh gốc cây rồng 1,5m đã tăng lượng tăng
trưởng lên 45% so với không kiểm soát thực bì khi cây rừng ở độ tuổi 2 và
khi phun thuốc diệt cỏ trên toàn diện tích lô rừng không có tác dụng lớn tới


12

tăng trưởng hàng năm. Ngoài ra thực bì sau khi phát sẽ làm tăng trữ lượng
lâm phần thêm 7% so với việc bỏ thực bì đi nơi khác.
2.2.4.2. Ảnh hưởng của bón phân tới sinh trưởng của cây rừng
Nhằm nâng cao lượng rừng trồng, từ năm 1990 phân bón được sử dụng
khá phổ biến ở nước ta. Do điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau giữa các
vùng nên tuỳ loài cây và đặc điểm của đất mà phân bón được sử dụng với liều
lượng và chủng loại khác nhau. Các loại phân thông thường hiện đang được

sử dụng là NPK tổng hợp, đạm, lân, phân chuồng và phân vi sinh. Một số thì
nghiệm về bón phân cho rừng trồng như sau:
Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) [16] đã bố trí 14 công thức bón phân
khác nhau cho Keo lai trên đất phú sa cổ ở Đông Nam Bộ, sau 2 năm tuổi cho
thấy Keo lai sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón từ 150-200g NPK kết hợp
với 100g vi sinh, tăng trưởng về thể tích cây đứng đạt 26m3/ha/năm.
Nguyễn Đình Hải (2003) [4] đã bố trí 8 công thức bón lót khác nhau
cho 3 giống Thông Caribeae trên đất nghèo xấu ở Cẩm Quỳ (Hà Nội), kết quả
cho thấy từ 14 - 36 tháng tuổi cả 3 giống trên đều sinh trưởng tốt ở công thức
bón phân 200g P2O5/gốc.
Phạm Thế Dũng và các cộng sự (2003) [2] đã thử nghiệm các công
thức bón lót khác nhau cho loài bạch đàn E. Camadulensis và E. Tereticoris
trên đất chua phèn tại Thanh Hoá (Long An), kết quả chỉ ra ở công thức bón
phân từ 50-100g NPK kết hợp với 50-100g P/gốc đã làm tăng lượng sinh
trưởng về chiều cao từ 31-36cm so với đối chứng giai đoạn 3,5 tuổi.
2.2.4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng rừng trồng
Mật độ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây
rừng. Ở Việt Nam tăng trưởng đường kính của cây Keo lai có thể đạt từ 2,53,5cm/năm. Tuy nhiên, nếu trồng ở mật độ quá cao có thể làm giảm sức sinh
trưởng của cây. Tại Tuyên Quang thì Keo lai được trồng với mật đô 4.444


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới .... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.2. Tổng hợp điểm cấp phòng hộ của rừng......... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng ................ 24
Bảng 4.2. Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng sản xuất ở Yên

Phú từ trước đến nay ................................................................... 25
Bảng 4.3. Các biện pháp KTLS được áp dụng trong các mô hình ................. 26
Bảng 4.4. Sinh trưởng đường kính ngang ngực của rừng trồng Mỡ thuần loài
tuổi 6 .......................................................................................... 31
Bảng 4.5. Sinh trưởng Hvn của lâm phần đều tuổi tại Yên Phú...................... 32
Bảng 4.6: Phân loại sản phẩm gắn với thị trường tại thị trấn Yên Phú .......... 34
Bảng 4.7: Kết quả điều tra, khảo sát một số cơ sở tư nhân chế biến và sử dụng
gỗ rừng trồng tại Yên Phú ........................................................... 36
Bảng 4.8: Kết quả điều tra, khảo sát một số đơn vị chế biến và sử dụng LSNG
từ rừng trồng tại Yên Phú ........................................................... 37
Bảng 4.9: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát
triển rừng trồng sản xuất tại Yên Phú .......................................... 38


14

Nghiên cứu về trồng rừng sản xuất vùng núi phía bắc, Võ Đại Hải
(2006) [5] đã cho thấy để phát triển trồng rừng sản xuất không chỉ chú trọng
giải quyết thuần tuý các yếu tố kỹ thuật mà còn phải chú ý giải quyết nhiều
vấn đề có liên quan tác động qua lại lẫn nhau, nghĩa là phải có cách tiếp cận
tổng hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm, từ khâu tạo nguyên liệu cho đến
khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó chính sách, thị trường và
chế biến đòng vai trò quan trọng.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Yên Phú là thị trấn miền núi, có toạ độ 22o45’41” B và 105o21’12” Đ.
• Bắc giáp xã Quảng Lâm - Bảo Lâm - Cao Bằng.
• Đông giáp xã Yên Phong - Phú Nam.
• Nam giáp xã Yên Cường.

• Tây giáp xã Lạc Nông, xã Giáp Trung.
Yên Phú có diện tích là 67,23 km2 và dân số là 6082 người.
2.3.1.2. Địa hình
Yên Phú là xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh và độ dốc lớn, độ
cao trung bình khoảng 400-600m. Có địa hình cao trên 1000m.
Địa chất chủ yếu là đá mẹ, trầm tích biến chất, gồm các loại đá chính là
phiến thạc, sét và đá vôi.
2.3.1.3. Khí hậu
Yên Phú là một thị trấn miền núi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu vùng núi cao phía bắc Việt Nam. Nhiệt độ không khí trung
bình năm là 21,5oC:
• Nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,2oC - 27,5OC.
• Nhiệt độ trung bình thấp là 1,5oC.


×