Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây giổi ăn hạt tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI CÂY
GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev) TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI CÂY
GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev) TẠI KHU BẢO TỒN


THIÊN NHIÊN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá
Giảng viên HD

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 – LN N01
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: TS. Hồ Ngọc Sơn

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI CÂY
GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev) TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá
Giảng viên HD

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 – LN N01
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: TS. Hồ Ngọc Sơn

Thái Nguyên, 2015


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các loài thực vật quý hiếm tại KBTTN Na Hang . .................................13
Bảng 2.2: Dân số, dân tộc các xã trong Khu BTTN Na Hang................................16
Bảng 4.1: Kích thước loài Giổi ăn hạt tại KBTTN Na Hang ..................................30
Bảng 4.2: Đo đếm kích thước lá ............................................................................32
Bảng 4.3: Đặc điểm vật hậu của loài cây Giổi ăn hạt .............................................33
Bảng 4.4: Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa nơi có Giổi ăn hạt phân bố ............34
Bảng 4.5: Bảng kết quả điều tra mô tả phẫu diện đất tại khu vực nghiên cứu .........36

Bảng 4.6: Công thức tổ thành tầng cây cao trong các OTC ....................................37
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp độ tàn che của 3 OTC nơi có Giổi ăn hạt phân bố...........50
Bảng 4.8: Cấu trúc mật độ Giổi ăn hạt ...................................................................39
Bảng 4.9: Thành phần loài cây gỗ đi kèm với cây Giổi ăn hạt................................39
Bảng 4.0: Hình thức tái sinh của loài Giổi ăn hạt tại OTC ....................................40
Bảng 4.11: Mật độ tái sinh của loài Giổi ăn hạt ở 2 OTC (1,3) ..............................41
Bảng 4.12: Công thức tổ thành lớp cây tái sinh nơi có Giổi ăn hạt phân bố............41
Bảng 4.13: Cấu trúc mật độ cây tái sinh trong rừng tự nhiên nơi có Giổi ăn hạt phân
bố ............................................................................................................42
Bảng 4.14: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có giổi ăn hạt phân bố .........43
Bảng 4.15: Tái sinh Giổi ăn hạt dưới tán cây mẹ ...................................................43
Bảng 4.16: Bảng tổng hợp độ che phủ nơi có cây Giổi ăn hạt phân bố ...................44
Bảng 4.17: Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Giổi ăn hạt................45
Bảng 4.18: Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên các tuyến
đo ............................................................................................................46


iii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Thân cây Giổi ăn hạt ..............................................................................31
Hình 4.2. Lá Giổi ăn hạt ........................................................................................32
Hình 4.3. Quả giổi ăn hạt .......................................................................................33
Hình 4.4. Hạt Giổi ăn hạt .......................................................................................33
Hình 4.5. Chăn thả gia xúc trong KBT...................................................................47
Hình 4.6. Mức độ khai thác chặt phá các loài cây gỗ .............................................47
Hình 4.7. Tình trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ ....................................................48
Hình 4.8. Đốt rừng làm nương rẫy .........................................................................48



iv

DANH MỤC CÂU TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ

TT

Viết tắt

1

ODB

Ô dạng bản

2

OTC

Ô tiêu chuẩn

3

BQL

Ban quản lý

4


ĐDSH

5

GCNQSĐ

6

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

7

IUCN

8

KBTTN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
Khu bảo tồn thiên nhiên

9

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

10


QXTV

Quần xã thực vật

11

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

12

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

13

VQG

Vườn quốc gia

Đa dạng sinh học
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


v

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................iii
DANH MỤC CÂU TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ............................................................... 4
2.2.1. Lược sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 7
2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của khu vực nghiên cứu ............... 10
2. 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu. ............................................ 10
2.3.2. Tình hình dân cư, lao động, việc làm... các xã trong khu bảo tồn. ....... 15
2.3.3. Tình hình sản xuất Nông, Lâm nghiệp: .............................................. 17
2.4. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương ......... 19
2.4.1. Thuận lợi ............................................................................................ 19
2.4.2. Khó khăn ............................................................................................ 19
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................... 20


vi


3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 20
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Giổi ăn hạt .................................. 20
3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố Giổi ăn hạt tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Na Hang..................................................................................... 20
3.2.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của Giổi ăn hạt tại KBT thiên
nhiên Na Hang ............................................................................................. 21
3.2.4. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Giổi ăn hạt
ở KBT thiên nhiên Na Hang, tỉnhTuyên Quang............................................ 21
3.2.5. Hiện trạng bảo tồn và phát triền loài Giổi ăn hạt tại KBTTT Na Hang
tỉnh Tuyên Quang......................................................................................... 21
3.2.6. Đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển các loài cây............................. 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 21
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung .......................................................... 21
3.3.2. Phương pháp điều tra cụ thể ............................................................... 22
3.3.3. Phương pháp nội nghiệp ..................................................................... 26
3.3.4. Phương pháp đánh giá hiện trạng bảo tồn và phát triền loài Giổi ăn hạt
tại KBTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang ..................................................... 29
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ................................... 30
4.1. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Giổi ăn hạt ................................. 30
4.1.1. Đặc điểm về phân loại của loài trong hệ thống phân loại .................... 30
4.1.2. Đặc điểm hình thái thân cây ............................................................... 30
4.1.3. Đặc điểm cấu tạo hình thái lá.............................................................. 31
4.1.4. Đặc điểm cấu tạo hoa, quả .................................................................. 32
4.1.5. Đặc điểm vật hậu ................................................................................ 33
4.2. Đặc điểm sinh thái của loài Giổi ăn hạt ................................................. 34



i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng
dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức
đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là
một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm
củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy
hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Hồ Ngọc
Sơn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài
cây Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang”.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy
giáo TS. Hồ Ngọc Sơn và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp
đỡ của các ban ngành lãnh đạo khu bảo tồn Na Hang và người dân ba xã Thanh
Tương, Khâu Tinh, Năng Khả tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây
tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm
Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo TS. Hồ Ngọc Sơn người thầy đã trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn đến các
ban ngành lãnh đạo, các cán bộ kiểm lâm viên khu bảo tồn Na Hang và bà con trong
khu bảo tồn đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày 15 tháng 10 năm 2014

Sinh viên
Nguyễn Thị Thương


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong một thời gian dài diên tích rừng Việt Nam đã suy giảm nghiêm liên
tục (năm 1943 là 14,3 triệu ha nhưng đến năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha). Tuy nhiên
trong những năm gần đây diện tích rừng có xu hướng tăng rõ rệt (năm 1995 diện
tích rừng toàn quốc tăng lên 12,61 triệu ha, độ che phủ đạt 37%, trong đó rừng tự
nhiên có 10,28 triệu ha, rừng trồng 2,33 triệu ha) nhưng chất lượng rừng ngày càng
giảm sút, năng suất không cao và chất lượng rừng còn chưa được cải thiện. Trước
thực tế mất rừng và các nhu cầu sử dụng gỗ, để đảm bảo an ninh môi trường cũng
như nhu cầu phát triển bền vững của đất nước, trong những năm qua chính phủ Việt
Nam bằng lỗ lực của mình và sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ đã đầu tư
khá lớn vật tư, tiền vốn để trồng rừng, phục hồi và phát triển rừng thông qua các
chương trình mục tiêu như: Chương trình 327, dự án 661 và các nguồn vốn khác.
Đồng thời đã có những chính sách, chiến lược nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng (Nguyễn Đức Khiển, 2005)[12].
Nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, Khu bảo tồn thiên
nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là một trong những khu cực bảo tồn quan trọng
của nước ta, nó chứa đựng một nguồn tài nguyên sinh học rất lớn. Nhiều loài động,
thực vật quý hiếm đã được tìm thấy và bảo vệ ở nơi đây.
Nằm ở phía Đông Nam huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Khu bảo tồn
thiên nhiên Na Hang (Tát kẻ - Bản Bung), có diện tích 21.257ha trải dài trên 4
xã: Côn Lôn, Khau Tinh, Sơn Phú và Thanh Tương.
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang còn khoảng 68% diện tích là rừng ẩm

nhiệt đới vẫn còn ở tình trạng nguyên sinh hoặc chỉ thay đổi chút ít bởi sự tác động
của con người. Trong đó có khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi. Cho đến nay các
nhà khoa học đã xác định được trên 2.000 loài thực vật, trong đó có nhiều loài được
ghi trong Sách đỏ Việt Nam như: Trai, Nghiến, Lát Hoa, Đinh, Thông tre, Hoàng
đàn, Trầm gió, Thông Pà cò ..


2

Họ ngọc lan (Magnoliaceae) là họ nguyên thủy đóng vai trò quan trọng đối
với khoa học phân loại và tiến hóa trong việc hình thành khái niệm về hoa đầu tiên
của thực vật hạt kín (Angiospermae). Trên thế giới họ này bao gồm khoảng 300 loài
phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới . Ở Việt Nam họ Ngọc Lan có khoảng 55 loài
phân bố rải rác từ Bắc vào Nam. Họ mang những đặc điểm nguyên thủy như các
thành phần hoa nhiều, chưa phân hóa và xếp trên đế hoa lồi. Đa số các loài trong họ
là cây gỗ được dùng phổ biến trong đóng đồ gia dụng có giá trị vì gỗ có vân thớ
đẹp, mịn, thơm, không mối mọt, nhiều loài có hoa đẹp, hương thơm, và được trồng
làm cảnh, nhiều loài được dùng làm thuốc hay gia vị đặc biệt.
Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev), thuộc chi Giổi (Michelia) trong
họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Giổi ăn hạt là loài cây bản địa đa tác dụng và có giá trị
kinh tế cao và bảo tồn (Hùng et al.,2007,Hoàng et al.,2008). Tại Việt Nam loài cây
này phân bố từ Lào Cai đến các tỉnh Bắc Tung Bộ và Tây Nguyên (Hộ,1999). Gỗ
Giổi ăn hạt được dùng làm đồ gia dụng có giá trị, hạt làm gia vị và thuốc chữa bệnh
đau bụng. Hiện nay các quần thể giổi trong tự nhiên đang bọ suy giảm nghiêm trọng
do bị khai thác cạn kiệt và số lượng cây tái sinh còn ít do hạt bị thu hái quá mức
(Hùng et al.,2007, Phương, 2013)[14].
Giổi ăn hạt mang nhiều đặc điểm quan trọng cho khoa học và là loài cây tiềm
năng có thể ứng dụng trong lâm nghiệp, trồng rừng hay có thể phát triển nghiên cứu,
nhưng sự phân bố của loài này tại khu bảo tồn còn ít được biết đến. Từ thực tiễn nêu
trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Giổi ăn hạt

(Michelia tonkinensis A.Chev) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang” nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, đề xuất hướng phát triển và bảo tồn loài
cây này tại KBTTN Na Hang.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung
Nhằm xác định đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của loài Giổi ăn hạt tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang làm cơ sở đề xuất các giải
pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang


3

+ Mục tiêu cụ thể
- Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái và vật hậu của loài
Giổi ăn hạt.
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái và phân bố, đặc điểm tái sinh của
loài Giổi ăn hạt tại khu vực nghiên cứu.
- Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở Khu
bảo tồn thiên nhiên Na Hang.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung các thông tin khoa học và là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý
bảo tồn.
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn
Là cơ sở để thực hiện nghiên cứu loài Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis
A.Chev) làm cơ sở đề xuất hướng bảo tồn loài và giám sát đa dạng sinh học tại Khu
bảo tồn thiên nhiên Na Hang tỉnh Tuyên Quang.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Dựa các điều kiện thuận lợi đã tạo cho Việt Nam trở thành một trong những
khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài
sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới. Tuy nhiên do nhiều
nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam
đã và đang bị suy giảm. Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra
nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên
ĐDSH của đất nước (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2012. Báo cáo quốc
gia về các khu bảo tồn và phát triển kinh tế).
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt
Nam cũng đã công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài
nguyên sinh vật thiên nhiên. Sách đỏ IUCN công bố văn bản năm 2004 (Sách đỏ 2004)
vào ngày 17 tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với
2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng
nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật và 2 loài nấm.
Các loài được xếp vào các bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt
chủng như tốc độ suy thoái, kích thước quần thể, phạm vi phân bố và mức độ phân
tách quần thể và khu phân bố. Sách đỏ IUCN công bố văn bản năm 2004 (Sách đỏ
2004) [18].
*) Nhóm các loài tuyệt chủng:
+ Tuyệt chủng (EX).
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW).
*) Nhóm các loài bị đe dọa:
+ Rất nguy cấp (CR).
+ Nguy cấp (EN).
+ Sẽ nguy cấp (VU).



5

*) Nhóm các loài bị đe dọa thấp (LR).
- Phụ thuộc bảo tồn (CD).
- Sắp bị đe dọa (NT).
- Ít lo ngại: Least Concern (LC).
+ Thiếu dữ liệu: Data Deficient (DD).
+ Không được đánh giá: Not Evaluated (NE).
Trong nghị định 32/2006/NĐ-CP Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm. Thực vật, động vật rừng chia thành 2 nhóm sau:
+) Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
+) Nhóm II: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Dựa vào phân cấp bảo tồn loài và đa dạng sinh học tại KBTTN Na Hang,
tỉnh Tuyên Quang có rất nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN
và VU và nghị định 32/2006/NĐ-CP cần được bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý
giá ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, một trong những loài thực vật
cần bảo tồn đó là loài Giổi ăn hạt. Theo nghị định 32/2006/NĐ-CP[4] Giổi ăn hạt
thuộc nhóm IIA nên rất cần thiết phải bảo tồn. Đây là cơ sở khoa học thúc đẩy tôi
tiến đến nghiên cứu và thực hiện đề tài.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Lược sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong thiên nhiên cây rừng đã đa dạng về loài lại còn đa dạng về hình thái.
Chúng tồn tại và phát triển trong các trạng thái rừng khác nhau, chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố hoàn cảnh trong thời gian dài.Vì vậy, các đặc tính của cây rừng có thể
được phát hiện chính xác và đầy đủ khi tìm hiểu chúng trên quan điểm động và
trong mối quan hệ nhiều bên.
Để nhận biết cây rừng, xác định các đối tượng nghiên cứu, cần vận dụng tổng
hợp các phương pháp nghiên cứu về phân loại thực vật học nhưng để quản lý và bảo

vệ loài cây rừng hoặc tìm hiểu khả năng đáp ứng của nó trong sản xuất thì các
phương pháp nghiên cứu dựa vào hình thái học và sinh thái học giữ vai trò chủ đạo.


6

Hình thái thực vật học là phương pháp nghiên cứu hình dạng bên ngoài của cơ
thể thực vật, để nhận biết cây rừng phải dựa vào đặc điểm của cây: hình thái và cấu
trúc hình thái là đặc điểm dễ thấy và được dùng nhiều nhất. Tuy nhiên chỉ những
đặc điểm tương đối ổn định, phản ảnh bản chất loài mới giúp ích cho việc nhận biết
chúng, các đặc điểm khác ngược lại lại gây sự nhầm lẫn, ở các tuổi sống trong các
hoàn cảnh khác nhau, hình thái một số loài cây cũng biến dạng nhất định, nắm chắc
diễn biến đó không những có thể giúp nhận biết ở bất cứ tuổi nào mà còn có thể
đoán định các giai đoạn phát triển và nhu cầu sinh thái tương ứng của cây
E.P. Odum (1975)[26] đã phân chia sinh thái học ra sinh thái học cá thể và sinh
thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc
từng loài. Trong đó chu kỳ sống và tập tính cũng như khả năng thích nghi với môi
trường sống được đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các yếu tố sinh
thái, sinh trưởng có thể định lượng bằng các phương pháp toán học thường được gọi
là mô phỏng, phản ánh các đặc điểm, quy luật tương quan phức tạp trong tự nhiên.
Trong học thuyết về các kiểu rừng G.F Mô - rô - đốp đã hình thành lý luận
cơ bản về sinh thái rừng và các kiểu rừng: “Đời sống của rừng có thể được hiểu
trong mối liên hệ với điều kiện hoàn cảnh mà trong đó có quần xã thực vật rừng tồn
tại và quần xã này luôn chịu tác động trực tiếp của các nhân tố sinh thái trong hoàn
cảnh đó”. Ông cho rằng điều kiện tiên quyết, quyết định hình thành rừng là đặc
điểm sinh thái học của loài cây gỗ.
G Richards P.W (1952)[27] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói
chung và các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói riêng, trong đó đi sâu nghiên cứu cấu
trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác
giả đưa ra nguyên lý tác động lâm sinh cải thiện rừng.

Các phương pháp nghiên cứu sinh thái rừng trên thế giới rất đa dạng, song có
thể ghép thành nhiều nhóm những phương pháp. Đặc điểm sinh thái của loài là đặc
điểm về mối quan hệ của sinh trưởng, phát triển của thực vật với điều kiện học, sinh
thái học nhằm phục vụ cho công tác trồng rừng, nuôi dưỡng và làm giàu rừng tại
một số vùng sinh thái nhất định.


7

Đã có một số tác giả nghiên cứu về cây Giổi ăn hạt nhưng chủ yếu tập trung
vào việc giám định tên loài, xác định vùng phân bố mà chưa quan tâm nhiều về đặc
điểm sinh học của loài và chưa đưa ra được các biện pháp bảo vệ, gây trồng và phát
triển loài cây này.
Theo Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên trong cuốn “Thực vật rừng”, Giổi ăn
hạt (Michelia tonkinensis A.Chev) thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ này gồm
12 chi, 300 loài phân bố chủ yếu ở nhiệt đới và á nhiệt đới Bắc bán cầu, thường tập
trung ở Đông Nam Á và Đông Nam Mỹ.
Trong cuốn “Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp” (19911995), Nguyễn Bá và Nguyễn Đình Hưng đã xác định một số loài cây trong họ
Ngọc lan (Magnoliaceae) bao gồm cả Giổi ăn hạt, thuộc nhóm gỗ không cần bảo
quản bằng hóa chất khi sử dụng thông thường. Nguyễn Bá và Nguyễn Đình Hưng
cũng đề cập đến cấu tạo giải phẫu gỗ của một số đại diện trong họ Ngọc lan. Các
tác giả đưa ra nhận xét giữa các đại diện của họ này nói chung rất khó phân biệt
với nhau về cấu tạo giải phẫu gỗ, điều này có liên quan tới tính chất đồng nhất về
hình thái.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái và cấu trúc quần thể
Thái Văn Trừng (1987)[21] Khi nghiên cứu về kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới nước ta đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng vượt tán, tầng ưu thế tái
sinh, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết.
Nguyễn Bá Chất (1996)[5] đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp

gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa, cùng với kết quả nghiên cứu các đặc điểm phân
bố, sinh thái, tái sinh…Tác giả đã đưa ra một số biện pháp kỹ thuật gieo ươm và
trồng rừng đối với cây Lát hoa.
Vũ Văn Cần (1997)[3] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học
của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn quốc gia Cúc
Phương, ngoài những kết luận về đặc điểm phân bố, hình thái, vật hậu, tái sinh tự
nhiên, đặc đểm lâm phần nơi có Chò đãi phân bố......Tác giả cũng đã đưa ra kỹ thuật
tạo cây con từ hạt đối với loài cây Chò đãi.


8

Nguyễn Thanh Bình (2003)[1] đã đề cập đến một số đặc điểm lâm học của
loài Giổi ăn quả phục hồi tự nhiên ở Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được
những đặc điểm về hình thái, vật hậu, phân bố, cấu trúc tái sinh tự nhiên của loài,
tác giả cho rằng phân bố N/H và D/H đều có chung một đỉnh. Tương quan giữa Hvn
và D1.3 có dạng phương trình logarit.
Trần Ngũ Phương (1970)[16] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa
mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét “Rừng tự nhiên dưới tác động của con
người do khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng
là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự
nó phát triển lại thì sau một thời gian trảng cây bụi, trảng cỏ chuyển dần lên những
dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng có thể
phục hồi dưới dạng giống trạng thái rừng ban đầu”.
Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh (2005)[23] Nghiên cứu đặc điểm sinh
lý, sinh thái của loài cây Huỷnh và cây Giổi Xanh làm cơ sơ xây dựng các giải pháp
kĩ thuật gây trồng.
Khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong khai thác, Phùng Ngọc Lan
(1964)[7], đã nêu ra kết quả điều tra loài Giổi lông ở lâm trường Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn. Ngay từ giai đoạn nảy mầm, Bọ xít là nhân tố sinh vật đầu tiên ảnh

hưởng đáng kể đến tỉ lệ nảy mầm. Tiếp theo các đề tài trên tác giả đã nghiên cứu và
nêu lên sự cần thiết của việc phát triển Giổi, đồng thời đề ra một số biện pháp kĩ
thuật sư lý hạt giống, gieo trồng loài này.
Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học thường được đề cập trong
các báo khoa học và một phần được công bố trong các tạp chí, đặc biệt là các công
trình nghiên cứu về cây Giổi chưa nhiều, phần lớn các tác giả mới chỉ nghiên cứu về
lĩnh vực phân loại. Trong cuốn thực vật rừng của Lê Mộng Châu- Lê Thị Huyên
(2000)[5] Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev) thuộc họ Ngọc Lan
(Magnoliaceae), tác giả mới chỉ mô tả đặc điểm sơ lược về thân, lá, hoa quả, phân
bố, giá trị và khả năng kinh doanh bảo tồn.


9

* Nghiên cứu về đặc điểm vật hậu, thu hái và bảo quản hạt giống
Quá trình ra hoa, kết quả, thời gian thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống là
vấn đề quan trọng được một số tác giả quan tâm nghiên cứu, điển hình là một số
công trình sau:
Nghiên cứu về loài Trai lý ở Vườn quốc gia Cúc Phương của Lê Phương
Triều (2003)[19] cho thấy Trai lý ra hoa sau khi đã phát triển hoàn chỉnh. Mùa hoa
khoảng tháng 3-4, Quả rụng tháng 8-9. Khi chín vỏ quả chuyển dần từ màu xanh
sang màu nhạt, vỏ lụa của hạt có màu cánh dán, hạt có màu vàng và có ít mủ. Thời
gian thu hái thích hợp nhất từ trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 11. Chế biến hạt
theo phương pháp thu hái quả về sau đó ủ cát ẩm 7-10 ngày sau đó đem trà sát, đãi
lấy hạt.
Nghiên cứu của Hoàng Xuân Tý và Nguyễn Đức Minh (2000)[23] cho thấy,
thời kỳ quả Giổi xanh chín ở miền Bắc muộn hơn ở miền Nam. Thí nghiệm về mùa
thu hái cho thấy, thu hái hạt giống trong khoảng thời gian từ 30/9 đến 15/10 hằng
năm cho hạt nảy mầm tỷ lệ cao nhất (78-87%), tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn
cũng đạt mức cao nhất (54-65%).

Khi nghiên cứu về đặc điểm vật hậu và thu hái bảo quản hạt giống Bách
xanh tại VQG Ba Vì, Phùng Tiến Huy và các cộng sự (1996) cho thấy: Bách xanh
ra hoa vào tháng 2-3, quả chín vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10, độ phân tán của
hạt 30m.
Như vậy cho đến nay các công trình nghiên cứu về cây bản địa đặc biệt là
loài Giổi ăn hạt chưa nhiều và chưa tương xứng với giá trị của nó, tuy nhiên
những công trình nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng để xác định nội dung nghiên
cứu đề tài này.
* Nghiên cứu về cây Giổi ăn hạt
Giổi ăn hạt thuộc chi Giổi (Michelia) với khoảng 21 loài ở Việt Nam. Tên
khoa học của Giổi ăn hạt là Michelia tonkinensis A.Chev.


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các loài thực vật quý hiếm tại KBTTN Na Hang . .................................13
Bảng 2.2: Dân số, dân tộc các xã trong Khu BTTN Na Hang................................16
Bảng 4.1: Kích thước loài Giổi ăn hạt tại KBTTN Na Hang ..................................30
Bảng 4.2: Đo đếm kích thước lá ............................................................................32
Bảng 4.3: Đặc điểm vật hậu của loài cây Giổi ăn hạt .............................................33
Bảng 4.4: Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa nơi có Giổi ăn hạt phân bố ............34
Bảng 4.5: Bảng kết quả điều tra mô tả phẫu diện đất tại khu vực nghiên cứu .........36
Bảng 4.6: Công thức tổ thành tầng cây cao trong các OTC ....................................37
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp độ tàn che của 3 OTC nơi có Giổi ăn hạt phân bố...........50
Bảng 4.8: Cấu trúc mật độ Giổi ăn hạt ...................................................................39
Bảng 4.9: Thành phần loài cây gỗ đi kèm với cây Giổi ăn hạt................................39
Bảng 4.0: Hình thức tái sinh của loài Giổi ăn hạt tại OTC ....................................40
Bảng 4.11: Mật độ tái sinh của loài Giổi ăn hạt ở 2 OTC (1,3) ..............................41

Bảng 4.12: Công thức tổ thành lớp cây tái sinh nơi có Giổi ăn hạt phân bố............41
Bảng 4.13: Cấu trúc mật độ cây tái sinh trong rừng tự nhiên nơi có Giổi ăn hạt phân
bố ............................................................................................................42
Bảng 4.14: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có giổi ăn hạt phân bố .........43
Bảng 4.15: Tái sinh Giổi ăn hạt dưới tán cây mẹ ...................................................43
Bảng 4.16: Bảng tổng hợp độ che phủ nơi có cây Giổi ăn hạt phân bố ...................44
Bảng 4.17: Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Giổi ăn hạt................45
Bảng 4.18: Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên các tuyến
đo ............................................................................................................46


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các loài thực vật quý hiếm tại KBTTN Na Hang . .................................13
Bảng 2.2: Dân số, dân tộc các xã trong Khu BTTN Na Hang................................16
Bảng 4.1: Kích thước loài Giổi ăn hạt tại KBTTN Na Hang ..................................30
Bảng 4.2: Đo đếm kích thước lá ............................................................................32
Bảng 4.3: Đặc điểm vật hậu của loài cây Giổi ăn hạt .............................................33
Bảng 4.4: Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa nơi có Giổi ăn hạt phân bố ............34
Bảng 4.5: Bảng kết quả điều tra mô tả phẫu diện đất tại khu vực nghiên cứu .........36
Bảng 4.6: Công thức tổ thành tầng cây cao trong các OTC ....................................37
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp độ tàn che của 3 OTC nơi có Giổi ăn hạt phân bố...........50
Bảng 4.8: Cấu trúc mật độ Giổi ăn hạt ...................................................................39
Bảng 4.9: Thành phần loài cây gỗ đi kèm với cây Giổi ăn hạt................................39
Bảng 4.0: Hình thức tái sinh của loài Giổi ăn hạt tại OTC ....................................40
Bảng 4.11: Mật độ tái sinh của loài Giổi ăn hạt ở 2 OTC (1,3) ..............................41
Bảng 4.12: Công thức tổ thành lớp cây tái sinh nơi có Giổi ăn hạt phân bố............41
Bảng 4.13: Cấu trúc mật độ cây tái sinh trong rừng tự nhiên nơi có Giổi ăn hạt phân

bố ............................................................................................................42
Bảng 4.14: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có giổi ăn hạt phân bố .........43
Bảng 4.15: Tái sinh Giổi ăn hạt dưới tán cây mẹ ...................................................43
Bảng 4.16: Bảng tổng hợp độ che phủ nơi có cây Giổi ăn hạt phân bố ...................44
Bảng 4.17: Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Giổi ăn hạt................45
Bảng 4.18: Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên các tuyến
đo ............................................................................................................46


12

+ Lượng mưa bình quân: 1.400 - 1.600 mm (Thủy văn)
- Thủy văn: Khu BTTN Na Hang và các xã giáp ranh khu rừng đặc dụng có 2
hệ thống sông lớn, gồm: Sông Năng và sông Gâm. Sông Gâm chảy qua địa bàn các
xã Côn Lôn, Khau Tinh, Sơn Phú, Thanh Tương và tạo thành đường biên giới phía
Tây của Khu bảo tồn. Sông Năng chảy qua xã Đà Vị đến địa phận xã Sơn Phú và
hợp lưu với sông Gâm, cùng các phụ lưu trên địa bàn tạo thành Hồ thuỷ điện Tuyên
Quang ngập ở cao trình 120m. Mạng lưới sông suối nhỏ khá dày, mật độ sông suối
chung của địa bàn đạt 1,7 km/km2 .
Hồ thủy điện Tuyên Quang ngập tích nước ở có 120 mét đã chia Khu bảo tồn
thành 2 khu rõ rệt bởi nhánh sông Năng ngập sâu và rộng.
Theo kết quả điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng năm 2012, Khu BTTN
Na Hang nằm trên địa phận 4 xã: Thanh Tương, Sơn Phú, Khau Tinh, Côn Lôn và
thị trấn Na Hang, đây là khu vực đầu nguồn của sông Gâm và sông Năng. Rừng đặc
dụng của Khu bảo tồn có diện tích 21.238,7 ha, chiếm 50,9% diện tích tự nhiên khu
vực. Do vậy, Khu bảo tồn không những có vai trò quan trọng về sinh thái môi
trường tự nhiên, còn có giá trị phòng hộ đầu nguồn, lưu giữ và điều tiết nguồn nước
để bảo vệ đất đai, chống xói mòn rửa trôi của đất, cung cấp nguồn nước ổn định cho
hồ thuỷ điện Tuyên Quang và nguồn nước tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất
nông nghiệp của các xã, huyện, tỉnh ở vùng hạ lưu.

Đất đai, thổ nhưỡng Khu bảo tồn khá đa dạng về nhiều nhóm, loại và đất còn
tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp..., cây đặc sản (Chè Shan,
Quế…) cho năng suất cao. Khu BTTN còn có khí hậu mát mẻ, nhất là các khu vực
có độ cao 800m trở lên, khí hậu có đặc điểm ôn đới rất thích hợp cho nhiều loài cây
á nhiệt đới sinh trưởng và phát triển cũng như sự nghỉ ngơi, an dưỡng của con người
như ở thôn Phia Trang xã Sơn Phú, thôn Khau Tinh xã Khâu Tinh. Ngoài ra, hệ
thống sông ngòi của huyện Na Hang và hồ thuỷ điện Tuyên Quang đã tạo điều kiện
thuận lợi cho giao thông đường thủy trên địa bàn và cũng là các tuyến du lịch sinh
thái, du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho Khu BTTN Na Hang nói riêng và huyện Na
Hang nói chung (Hạt kiểm lâm huyện Na Hang, Báo cáo 2013-2014)[11].


13

2.3.1.3. Đặc điểm hệ động thực vật
* Về thực vật
KBTTN Na Hang là hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm cận
nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam có giá trị bảo tồn cao. Tại khu KBTTN Na Hang còn
khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới vẫn còn ở tình trạng nguyên sinh hoặc
chỉ thay đổi chút ít bởi sự tác động của con người. Trong đó có khoảng 70% là rừng
trên núi đá vôi, tuy nhiên còn có những vùng rừng thường xanh còn lại trên các đai
thấp (Cox, 1994). Cho đến nay đã xác định được trên 2.000 loài thực vật (McNab et
al, 2000), trong đó có nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Anon, 1996).
Bảng 2.1. Các loài thực vật quý hiếm tại KBTTN Na Hang .
Tên khoa học

Tên Việt Nam

Sách đỏ
VN 2007


Acanthopanax trifoliatus

Ngũ gia bì gai

EN

Guihaia grossfibrosa

Hèo sợi to

EN

Garcinia fagraeoides

Trai lý

EN

Anamocarya sinensis

Chò đãi

EN

Cinnamomum parthenoxylon

Re hương

CR


Flickingeria vietnamensis

Lan phích

EN

Anoectochius calcareous Aver

Lan Kim Tuyến đá vôi

EN

Morinda officinalis

Ba kích

EN

Madhuca pasquieri

Sến mật

EN

Camellia pleurocarpa

Chè hoa vàng

EN


Aquilaria crassna

Trầm hương

EN

Lithocarpus finetii

Sồi đấu đứng

EN

Manglietia fordiana

Vàng tâm

VU

Nageia fleuryi

Kim giao

EN

Anoectochilus setaceus

Kim tuyến

EN


Paphiopedilum henryanum

Hài henry

CR

Nervilia fordii

Thanh thiên quỳ

EN

Gynostemma pentaphyllum

Dần tòong

EN

Lysimachia chenii

Trân châu chen

EN

(Nguồn: KBTTN Na Hang)


14


* Về động vật
Tuy chưa điều tra đầy đủ, nhưng bước đầu đã ghi nhận được 90 loài thú, 263
loài Chim, 61 loài Bò sát và 35 loài Ếch nhái. Kết quả đó cho thấy khu BTTN Na
Hang có tính ĐDSH cao, có 13 loài thú ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Anon, 1992),
đặc biệt là sự tồn tại của các loài Linh trưởng đang bị đe doạ trên toàn cầu. Đây là
nơi duy nhất ở Việt Nam có loài Voọc mũi hếch sinh sống với quần thể lớn nhất.
Trong hai năm gần đây, dựa theo kết quả quan sát của Kiểm lâm và dự án TCP, đã
nhiều lần phát hiện có đàn Voọc đông tới 50 cá thể (Lê Hồng Binh pers com, 2000
– 2001). Tuy nhiên, đến nay có thể kết luận tại Khu bảo tồn Voọc mũi hếch có 2
quần thể sống tách biệt ở hai khu Tát Kẻ và Bản Bung. Căn cứ vào các số liệu thu
thập được từ trước đến nay, có thể dự đoán số lượng của chúng như sau: Tại khu
Tát Kẻ có từ 120 – 150 cá thể, ở khu Bản Bung có khoảng 50 – 60 cá thể (Hạt Kiểm
lâm RĐD Na Hang pers.com, 2001).
Theo Wikramanayake et al (1997), thì tổ hợp rừng trên núi đá vôi Na Hang
nằm trong hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới Bắc Đông Dương. Tại đây có 8 loài Khỉ
hầu bị đe doạ tuyệt chủng mang tính toàn cầu. Vùng phân bố thế giới của loài Voọc
mũi hếch và Voọc đầu trắng đều ở trong hệ sinh thái này, cho nên Quỹ bảo tồn thế
giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là vùng nằm trong 01 của 223 hệ sinh thái
có giá trị ĐDSH cao nhất trên thế giới (Olson & Dinnerstein, 1998) (Hạt kiểm lâm
huyện Na Hang, Báo cáo 2013-2014)[11].
2.3.1.4. Đặc điểm địa hình, đá mẹ, đất đai
- Địa hình:
Khu BTTN Na Hang và các xã giáp ranh khu rừng đặc dụng mang đặc điểm
địa hình của Vòng cung núi đá vôi Lô-Gâm ở Vùng Đông Bắc Việt Nam với những
dãy núi trùng điệp liên tiếp theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Địa hình có cấu trúc
caster phức tạp và nhiều hang động. Độ cao trung bình 400 m, độ dốc trung bình
250-300. Nơi thấp nhất có độ cao tuyệt đối 120 m (khu vực ven sông Gâm), đỉnh cao
nhất 1.074,2 m (đỉnh Khau Tép thuộc xã Khâu Tinh). Có thể chia ra làm 3 dạng địa
hình chính:



15

- Địa hình bậc 1 đạt độ cao dưới 300m, chiếm 30%.
- Địa hình bậc 2 đạt độ cao từ 300m – 800m, chiếm 60%.
- Địa hình bậc 3 đạt độ cao trên 900m, chiếm 10%.
- Đá mẹ và đất đai:
Đá mẹ chủ yếu có trong Khu BTTN Na Hang là: Đá Granit, Phiến thạch sét, đá
vôi, đá Sa thạch và các đá biến chất khác. Khu bảo tồn và các xã các xã giáp ranh rừng
đặc dụng có 5 loại đất chính sau:
- Đất Feralit mùn, đỏ vàng trên núi cao và trung bình, tầng đất mỏng.
- Đất Feralit mùn, vàng nhạt trên núi thấp.
- Đất Feralit mùn, vàng đỏ trên địa hình vùng đồi và chân núi, tầng đất dầy.
- Đất Feralit màu sẫm phát triển trên đá vôi.
- Đất phù xa và dốc tụ tầng dày, nhóm này nằm ven sông, chủ yếu được nhân
dân sử dụng vào trồng hoa màu và cây ăn quả (Hạt kiểm lâm huyện Na Hang, Báo
cáo 2013-2014)[11].
2.3.2. Tình hình dân cư, lao động, việc làm... các xã trong khu bảo tồn.
2.3.2.1. Dân số, dân tộc
Khu BTTN Na Hang nằm trên địa bàn của 4 xã: Thanh Tương, Sơn Phú, Khâu
Tinh, Côn Lôn và Thị trấn Na Hang thuộc huyện Na Hang. Tổng diện tích đất tự nhiên của
4 xã và thị trấn Na Hang (theo báo cáo hiện trạng sử dụng đất năm 2011) là 41.755,98 ha,
chiếm 48,35% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.
Tổng 4 xã và Thị trấn Na hang có 52 thôn, 3.916 hộ/ tổng số 10.081 hộ (chiếm
38,84 % số hộ toàn huyện), nhân khẩu 16.418 /tổng số 42.463 người (chiếm 38,66 % nhân
khẩu toàn huyện). Dân cư sống tập trung ở Thị trấn Na Hang 49,3%, (Mật độ dân số 157
người/km2). Xã Thanh Tương 17,6% dân số toàn vùng, Sơn Phú 14,4%, Côn Lôn 11,3%,
Khâu Tinh 7,4%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của các xã nằm trong Khu BTTN là 1,25%,
cao hơn tỷ lệ tăng dân số trung bình của toàn huyện năm 2011 là 1,09%.
Thành phần dân tộc trong khu vực có 4 dân tộc chính: Dân tộc Tày 7.823 người,

(chiếm 47,6% dân số trong vùng) sống tập trung ở Thị trấn Na Hang, xã Thanh Tương,
Côn Lôn. Dân tộc Kinh 3.692 người, (chiếm 22,5%) sống tập trung ở Thị Trấn Na Hang,


iii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Thân cây Giổi ăn hạt ..............................................................................31
Hình 4.2. Lá Giổi ăn hạt ........................................................................................32
Hình 4.3. Quả giổi ăn hạt .......................................................................................33
Hình 4.4. Hạt Giổi ăn hạt .......................................................................................33
Hình 4.5. Chăn thả gia xúc trong KBT...................................................................47
Hình 4.6. Mức độ khai thác chặt phá các loài cây gỗ .............................................47
Hình 4.7. Tình trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ ....................................................48
Hình 4.8. Đốt rừng làm nương rẫy .........................................................................48


×