Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Đánh giá tác động đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất giai đoạn 2008 2014 trên địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.37 KB, 81 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị
thực tập. Những thông tin tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn cụ thể
nguồn sử dụng.
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Công Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã
hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, rèn luyện ở Trường Đại Học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí
báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo - Thạc sĩ Đỗ Hải Hà đã tận tình, hướng dẫn
em hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân, phòng địa
chính xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề
tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song với thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót. Em mong có sự đóng góp của các thầy cô cùng các bạn để đề tài
của mình được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Công Thu Trang



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hoá là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối
với tất cả các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á. Những năm gần
đây, quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ hết sức nhanh chóng trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Thành phố ngày càng mở rộng hơn và phát triển mạnh mẽ ra các
vùng ven đô và phụ cận. Để đáp ứng nhu cầu đó, một loạt các dự án đầu tư xây
dựng các khu đô thị mới đã được thu hút ra các vùng ngoại vi để làm cơ sở kinh tế
vững chắc cho phát triển đô thị, kèm theo đó là sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ
tầng chất lượng cao. Theo đó, diện tích đất đặc biệt là đất nông nghiệp của các
huyện ngoại thành có xu hướng giảm mạnh.
Quá trình đô thị hóa ở nước ta đã bước đầu đem lại những thành quả, chẳng
những làm cho bộ mặt và cuộc sống đô thị thay đổi khá hơn trước mà còn tác động
tích cực đến sự đổi mới bộ mặt và cuộc sống nông thôn, làm cho cuộc sống của
nông dân trở nên khá giả hơn, nông nghiệp phát triển hơn. Ngược lại, sự phát triển
của nông thôn và nông nghiệp lại tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển công
nghiệp và đô thị. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng
phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề sử dụng đất đai, lao động và việc

làm của người nông dân, cách thức đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di
dân, giãn dân...Vì vậy việc đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị
hoá ở ngoại thành Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề một
cách cơ bản là việc làm hết sức cần thiết. Trước đòi hỏi của quá trình đô thị hoá vấn
đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng có hiệu quả ngày càng cao là yêu
cầu tất yếu ở nước ta nói chung.
Xã Tam Hiệp là xã ngoại thành Hà Nội nằm phía Tây Bắc huyện Thanh Trì.
Địa giới hành chính của xã nằm trong vành đai khu vực phát triển đô thị trung tâm
của Thành phố Hà Nội. Vì vậy cùng với sự đô thị hóa của đất nước, xã Tam Hiệp
huyện Thanh Trì - Hà Nội đã có nhiều đổi mới. Đặc biệt trong giai đoạn 2008 –
2014, với dấu mốc dấu lịch sử ngày 01/8/2008 tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Đông

5


sáp nhập vào thủ đô Hà Nội đã tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa ở xã Tam
Hiệp, làm thay đổi tình hình sử dụng đất ở địa phương. Hiện nay, xã đang là điểm
dừng chân của nhiều công ty, xí nghiệp, là nơi có nhiều thay đổi về mục đích sử
dụng đất đai. Trong bối cảnh đó, tình hình chuyển đổi sử dụng đất cụ thể như thế
nào? Có đúng với định hướng sử dụng đất đai của địa phương không? Sự thay đổi
này có tác động như thế nào đến thu nhập, đời sống của người dân? Để giải quyết
vấn đề này thì việc đánh giá tác động của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất là rất
quan trọng.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý của
Khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đồng
thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Ths.Đỗ Hải Hà, em tiến hành nghiên cứu đề
tài: "Đánh giá tác động đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất giai đoạn 2008
-2014 trên địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội."
2. Mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu đề tài
a) Mục tiêu của đề tài

- Tìm hiểu quá trình đô thị hóa ở xã Tam hiệp – Thanh Trì – Hà Nội.
- Phân tích tác động của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất tại địa phương.
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất xã Tam Hiệp.
b) Yêu cầu:
- Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn ở
địa phương.
- Thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy.
- Các giải pháp đề xuất phải có tính khoa học và tính khả thi.
.

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận về đô thị hoá
1.1.1 Đô thị
a) Khái niệm về đô thị

Theo quan điểm quản lý, đô thị là một khu dân cư tập trung có đủ hai điều
kiện:
- Về phân cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền thành lập.
- Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
+ Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như vùng liên tỉnh,
vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố
trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện.
+ Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; kết cấu hạ tầng phục vụ các hoạt
động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn quy chuẩn thiết kế quy

hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân số ít nhất là 4.000 người
và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000 người/km 2 (theo Nghị định số
42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị).
Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động
phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng
hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền
lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong huyện, trong tỉnh.
- Những đô thị là trung tâm tổng hợp khi chúng có vai trò và chức năng nhiều
mặt về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội…
- Những đô thị là trung tâm chuyên ngành khi chúng có vai trò chức năng chủ
yếu về một mặt nào đó như công nghiệp cảng, du lịch, nghỉ ngơi, đầu mối giao
thông…

7


Trong thực tế, một đô thị là trung tâm tổng hợp của một hệ thống đô thị vùng
tỉnh nhưng cũng có thể chỉ là trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị một
vùng liên tỉnh hoặc của cả nước.
Việc xác định trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành còn phải căn cứ vào vị trí
của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định. Vùng lãnh thổ của đô thị bao gồm
nội thành hay nội thị (gọi chung là nội thị) và ngoại ô hay ngoại thị. Các đơn vị
hành chính của của nội thị bao gồm quận và phường, còn các đơn vị hành chính
ngoại ô bao gồm huyện và xã.
Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào cấp quản lý
của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như đô thị - trung tâm quốc gia; đô thịtrung tâm cấp vùng (liên tỉnh); đô thị - trung tâm cấp tỉnh; đô thị -trung tâm cấp
huyện và đô thị - trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện).
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động
Lao động phi nông nghiệp của một đô thị là lao động trong khu vực nội thành
phố, nội thị xã, thị trấn thuộc các ngành kinh tế quốc dân như công nghiệp, xây

dựng, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ công
cộng… không thuộc ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản.
- Kết cấu hạ tầng đô thị
Kết cấu hạ tầng đô thị được đánh giá là không đồng bộ khi tất cả các loại công
trình kết cấu hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại
phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so với quy định của Quy chuẩn
thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
- Quy mô dân số đô thị
Quy mô dân số đô thị bao gồm số dân thường trú và số dân tạm trú trên 6
tháng tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn.
Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, dân số đô thị bao gồm dân số khu
vực nội thành, dân số của nội thị xã trực thuộc (nếu có) và dân số thị trấn.
- Mật độ dân số

8


Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được
xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị.
Mật độ dân số đô thị được xác định theo công thức sau:
D = N/S
Trong đó: D là mật độ dân số (người/km2)
N là dân số đô thị (người)
S là diện tích đất đô thị (km2)
Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã. Đối với các thị trấn, diện tích đất
đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất xây dựng, không bao gồm diện tích
đất nông nghiệp.
b) Phân loại đô thị
Ở nước ta, theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2009 của
Chính phủ về việc phân loại đô thị, đô thị được chia thành các loại sau:

- Đô thị loại đặc biệt
Là thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính,
khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu
trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động; Có cơ sở
hạ tầng xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh; Quy mô dân số đô thị từ 5 triệu
người trở lên; Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên.
- Đô thị loại I
Là đô thị rất lớn có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ
thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu
trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một
vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc cả nước.
Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở
lên; Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên.
Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành: Đô thị trực thuộc Trung ương từ
12.000 người/km2 trở lên; Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km 2 trở lên. Tỷ lệ

9


lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao
động. Loại đô thị này có tỷ suất hàng hóa cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới
công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
- Đô thị loại II
Đô thị có chức năng là trung tâm trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ
thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu
vùng trong tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.
Dân số đô thị đạt từ 300 nghìn người trở lên (trong trường hợp đô thị loại II
trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800 nghìn

người), tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 80% tổng số lao động, mật độ dân số đô
thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km 2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc Trung
ương từ 10.000 người/km2 trở lên, sản xuất hàng hóa phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương
đối đồng bộ và hoàn chỉnh.
- Đô thị loại III
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục
- đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên
tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, một
tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh. Quy mô dân số từ 150 nghìn người
trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 75% trong tổng số lao động, mật độ dân
cư trung bình từ 6.000 người/km2 trở lên. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công
trình công cộng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
- Đô thị loại IV
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hoá, hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo dục
- đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh
hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong
tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh. Quy mô dân số từ 50 nghìn người trở
lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 70% trong tổng số lao động. Mật độ dân cư

10


từ 4.000 người/km2 trở lên. Các đô thị này đã và đang đầu tư xây dựng đồng bộ và
hoàn chỉnh từng mặt hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng.
- Đô thị loại V
Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn
hoá, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của huyện hoặc một cụm xã. Quy mô dân số có từ 4.000 người trở lên, tỷ lệ lao
động phi nông nghiệp đạt 65% trong tổng số lao động. Mật độ dân số bình quân

2.000 người/km2 trở lên, đang bắt đầu xây dựng một số công trình công cộng và cơ
sở hạ tầng kỹ thuật.
Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân số
và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định,
các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các
loại đô thị tương đương.
c) Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia, là sản
phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và văn hóa.
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, có khả năng tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ
thuật của khu vực và trên thế giới.
1.1.2 Đô thị hóa
a) Khái niệm về đô thị hóa
Một trong những vấn đề nổi bật của sự phát triển thế giới ngày nay là sự gia
tăng nhanh chóng số lượng và quy mô các đô thị, trong đó tập trung các hoạt động
chủ yếu của con người, nơi diễn ra cuộc sống vật chất, văn hóa và tinh thần của một
bộ phận dân số. Các đô thị chiếm vị trí ngày càng to lớn trong quá trình phát triển
xã hội.
Đô thị hóa được hiểu khái quát là quá trình hình thành và phát triển của các
thành phố. Nhiều thành phố mới xuất hiện và không ít thành phố có lịch sử hàng
nghìn năm đang tồn tại và phát triển. Sự gia tăng số lượng và quy mô các thành phố

11


về diện tích cũng như dân số. Và do đó làm thay đổi tương quan dân số thành thị và
nông thôn; vai trò chính trị - kinh tế - văn hóa của thành phố; môi trường sống… là
những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm.
Trên quan điểm một vùng, đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát triển

các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hóa là một quá trình biến đổi về phân
bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng
không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều
sâu.
Trên quan điểm xã hội học đô thị, đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội diễn
ra trong mối quan hệ qua lại mật thiết với cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật, làm
sản sinh ra nhiều vấn đề phức tạp của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa
của xã hội, đặc biệt đưa đến những hậu quả xã hội to lớn khác nhau trong một hệ
thống xã hội thế giới cũng như mỗi nước.
Đô thị hóa là quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị của
các nhóm dân cư. Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị
hóa cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới mà biểu hiện tập
trung là sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động.
Đô thị hóa nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật, là quá trình phát
triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn (cách sống, hình thức
nhà cửa, phong cách sinh hoạt…). Thực chất đó là tăng trưởng đô thị theo hướng
bền vững.
Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tếưxã hội của đô thị và
nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch
vụ… Do vậy, đô thị hóa gắn liền với sự phát triển kinh tế-xã hội.
Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất
trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành phát triển các hình thức và
điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu
trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.

12


Khi đánh giá về đô thị hoá người ta thường sử dụng 2 tiêu chí, đó là mức độ

đô thị hoá và tốc độ đô thị hoá:
Mức độ đô thị hoá = Dân số đô thị/Tổng dân số (%)
Tốc độ đô thị hoá = (Dân số đô thị cuối kỳ - Dân số đô thị đầu kỳ)/(NxDân
số đô thị đầu kỳ) (%/năm)
Trong đó: N là số năm giữa 2 thời kỳ
b) Đặc trưng của đô thị hóa
Đô thị hóa là hiện tượng mang tính toàn cầu và có những đặc trưng chủ yếu
sau đây:
Một là, số lượng các thành phố, kể cả các thành phố lớn tăng nhanh, đặc biệt
là thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Hai là, quy mô dân số tập trung trong mỗi thành phố ngày càng lớn, số lượng
thành phố có trên một triệu dân ngày càng nhiều.
Ba là, việc hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lý,
liên quan chặt chẽ với nhau do phân công lao động đã tạo nên các vùng đô thị.
Thông thường vùng đô thị bao gồm một vài thành phố lớn và xung quanh chúng là
các thành phố nhỏ vệ tinh.
Bốn là, dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh do quá trình di dân nông thôn
- thành thị, đang làm thay đổi tương quan dân số thành thị và nông thôn, nâng cao
tỷ trọng dân thành thị trong tổng dân số.
Năm là, mức độ đô thị hóa biểu thị trình độ phát triển xã hội nói chung, song
có đặc thù riêng cho mỗi nước. Đối với các nước phát triển, đô thị hóa diễn ra chủ
yếu theo chiều sâu, chất lượng cuộc sống ở các thành phố ngày càng hoàn thiện.
Trong các nước đang phát triển, tốc độ đô thị hóa rất cao, đặc biệt trong các thập kỷ
gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra theo chiều rộng đang đặt ra nhiều vấn đề khó
khăn cần giải quyết như vấn đề đất đai, thất nghiệp, nghèo đói, ô nhiễm môi trường
và tệ nạn xã hội.

13



c) Vai trò của đô thị hóa
- Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế. Cơ cấu
lao động trong xã hội thường được phân theo 3 khu vực:
Khu vực I, khu vực kinh tế nông, lâm, thủy sản thuộc địa bàn nông thôn.
Trong quá trình đô thị hóa khu vực này giảm dần.
Khu vực II, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong quá
trình đô thị hoá, khu vực này phát triển không ngừng về số lượng và chất lượng. Sự
phát triển của nó mang tính quyết định trong quá trình đô thị hóa.
Khu vực III, khu vực dịch vụ, quản lý và nghiên cứu khoa học. Khu vực này
phát triển cùng với sự phát triển của đô thị, nó góp phần nâng cao chất lượng trình
độ đô thị hóa.
Ba khu vực lao động trên biến đổi theo hướng giảm khu vực I, phát triển về số
lượng và chất lượng ở khu vực II, III nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất ngày càng
phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng cao của cộng đồng.
- Đô thị hóa làm số dân sống trong đô thị ngày càng tăng. Đây là yếu tố đặc
trưng nhất của quá trình đô thị hóa. Dân cư sống trong khu vực nông thôn sẽ chuyển
thành dân cư sống trong đô thị, lao động chuyển từ hình thức lao động khu vực I
sang khu vực II, III, cơ cấu lao động chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động
công nghiệp, dịch vụ.
- Đô thị hóa gắn liền với việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp,
làm thay đổi cục diện sản xuất, phương thức sản xuất. Do công nghiệp phát triển đã
đưa đến những thay đổi và phát triển sau:
Làm tăng nhanh thu nhập quốc dân, đối với các nước phát triển tỷ trọng công
nghiệp trong thu nhập quốc dân thường chiểm tỷ lệ từ 60 - 70% trở lên. Các nước
phát triển ở trình độ càng cao thì tỷ trọng công nghiệp càng lớn.
Làm tăng hoạt động khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Do hoạt động sản xuất
công nghiệp gắn liền với khoa họcưkỹ thuật, công nghệ cho nên trình độ khoa học kỹ thuật ở mỗi quốc gia là thước đo sự phát triển của đất nước.

14



- Đô thị hóa tạo ra hệ thống không gian đô thị. Cùng với sự phát triển các
trung tâm đô thị, các khu dân cư với nhiều loại quy mô đã tạo thành các vành đai đô
thị, các chùm đô thị và các vành đai, các chùm đô thị này đều phát triển.
- Đô thị hóa góp phần phát triển trình độ văn minh của quốc gia nói chung và
văn minh đô thị nói riêng. Đô thị hóa phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các cơ sở
văn hóa, giáo dục, phát triển sự giao lưu trong nước và nước ngoài. Đô thị là điều
kiện để tiếp nhận nền văn minh thì từ bên ngoài và phát triển nền văn minh trong
nước.
d) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa.
Yếu tố tự nhiên: Trong thời kỳ kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ thì đô thị hóa
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những vùng có khí hậu, thời tiết tốt, có
nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư
mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn. Ngược lại, những
vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn. Từ đó dẫn đến sự phát triển
không đồng đều hệ thống đô thị giữa các vùng.
Yếu tố xã hội: Mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị tương ứng
và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó. Kinh tế thị trường đã
mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh. Sự phát triển của lực lượng sản
xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đô thị hóa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khu vực nông, lâm, thủy sản của nền kinh tế sẽ
tạo ra quá trình đô thị hóa nông thôn và các vùng ven biển.
Yếu tố văn hóa dân tộc: Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và
nền văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội nói
chung và hình thái đô thị nói riêng.
Yếu tố kinh tế: Kinh tế là yếu tố có tính quyết định trong quá trình đô thị hóa.
Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính. Để xây dựng, nâng cấp hay cải
tạo đô thị đòi hỏi nguồn tài chính lớn. Nguồn đó có thể từ trong nước hay từ nước
ngoài. Trình độ phát triển kinh tế thể hiện nhiều phương diện như quy mô, tốc độ
tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự phát triển các thành phần kinh


15


tế, luật pháp kinh tế, trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa giáo
dục của dân cư, mức sống dân cư.
Yếu tố chính trị: Sự ổn định chính trị là động lực thúc đẩy quá trình đô thị hoá,
chính trị càng ổn định thì đô thị càng phát triển. Ở Việt Nam từ sau năm 1975, tốc
độ đô thị hóa ngày càng cao, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng… Đặc biệt
trong thời kỳ đổi mới, với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước
ngoài, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển
kinh tế vượt bậc.
1.1.3 Những vấn đề có tính quy luật thường phát sinh trong quá trình đô thị hóa
ở Việt Nam
a) Mở rộng diện tích đất đô thị và thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.
Cả hai hình thức đô thị hóa đều dẫn đến sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
Hình thức phát triển theo chiều rộng đưa đến tình trạng thu hẹp đất canh tác nông
nghiệp nhanh chóng vì một phần đất do Nhà nước thu hồi để xây dựng các công
trình, một phần đất dân cư bán cho những người nơi khác đến ở, hoặc kinh doanh.
Trong quá trình đô thị hóa Nhà nước nắm thế chủ động chuyển đổi mục đích sử
dụng đất tạo đà mạnh mẽ cho sự phát triển đô thị.
Trong điều kiện kinh tế nước ta, đô thị hóa dẫn đến tình trạng thu hẹp đất canh
tác nông nghiệp. Thực chất quá trình đó là thay đổi mục đích sử dụng đất: từ đất
nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đất ở… Quá
trình này góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất nói chung nhưng cũng gây ra
không ít các vấn đề xã hội.
b) Vấn đề dân số, lao động và việc làm đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa.
Thực tế môi trường đô thị đang ngày càng xấu đi do quy mô dân số, quy mô
sản xuất và cung cấp các dịch vụ của đô thị. Để giải quyết các vấn đề đó, các chính
quyền đô thị sẽ có chính sách di chuyển những nhà máy, khu công nghiệp ra vùng

ngoại thành xa trung tâm. Các doanh nghiệp sẽ chọn địa điểm có giá đất thấp và vẫn
được hưởng các dịch vụ của đô thị, thuận tiện về giao thông, đó chính là khu vực
giáp ranh đô thị và nông thôn, ở khu vực này vấn đề quản lý môi trường tương đối

16


lỏng lẻo hơn. Chính vì vậy môi trường bị đe dọa nếu không có những chính sách
kịp thời.
d) Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với việc tăng dân số đô thị là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong quá
trình đô thị hóa, cơ cấu ngành kinh tế trong vùng và cả nền kinh tế cũng thay đổi
theo hướng giảm tỷ trọng trong khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III. Khi đô thị
mở rộng ra vùng ngoại vi nhằm giải quyết vấn đề quá tải dân số, hình thành các khu
dân cư đô thị ở các vùng ngoại vi thì các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng khu vực III. Ngoại thành là nơi có sự
thay đổi mạnh mẽ về các hoạt động thương mại, dịch vụ.
e) Vấn đề phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Hình thành nhanh chóng kết cấu hạ tầng
Quá trình đô thị hóa là quá trình hình thành nhanh chóng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật như cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, trường học, bệnh
viện, hệ thống chợ, khu ở của dân cư, hệ thống đường giao thông…
Đây là những yếu tố thường xuyên không phát triển kết hợp với nhu cầu thực
tế ở các đô thị.
- Mật độ giao thông đô thị tăng nhanh
Do tăng dân số, lao động và tăng trưởng kinh tế khá nhanh cùng với nhu cầu
đi lại và vận chuyển hàng hóa tăng nhanh làm cho mật độ giao thông phát triển
mạnh. Hiện nay, việc tập trung quá cao về xe máy, xe đạp ở các thành phố đang là
vấn đề lớn đối với các đô thị, tình trạng tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm
thường xảy ra ở các thành phố lớn.

f) Vấn đề văn hóa - xã hội
Đô thị hóa góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,
hình thành lối sống công nghiệp, xây dựng xã hội mới, tuy nhiên khi tăng quy mô
thành phố bằng các giải pháp mở rộng không gian, hình thành các quận mới,
phường mới sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng thất nghiệp. Số tiền Nhà nước đền bù đất

17


để tạo công ăn việc làm mới không được người dân sử dụng đúng mục đích sẽ làm
cho tỷ lệ thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác gia tăng nhanh chóng.
Sự thay đổi tập quán lối sống và sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh chóng,
nhu cầu giáo dục, y tế tăng, tệ nạn xã hội trở thành vấn đề lớn; vấn đề nghèo đói,
thất nghiệp được đặt ra.
1.2 Cơ sở thực tiễn về đô thị hoá
1.2.1 Tình hình phát triển đô thị trên thế giới
Đề tài chọn dẫn ra một số vùng đô thị lớn trong khu vực đã có tốc độ phát
triển mạnh mẽ. Đó là các vùng đô thị lớn Seoul, Bắc Kinh và Bangkok.
1.2.1.1 Seoul
Hình thành từ 600 năm trước đây, gần đây Seoul đã thành một trong những
siêu đô thị tầm cỡ thế giới với tốc độ chóng mặt. Từ chỗ chỉ có trên 10 triệu dân
năm 1990 (chiếm 25% dân số cả nước), đến năm 1995 đã có trên 45% dân số cả
nước sống và làm việc tại vùng thủ đô, gồm Seoul và tỉnh Kyonggi. Đô thị hoá đi
liền với công nghiệp hoá đã trở thành động lực phát triển đô thị tập trung gần 24,4
triệu người. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá đã để lại nhiều hậu quả như sự chênh
lệch việc làm, sự quá tải về đất đai và hạ tầng, sự bất lợi về an ninh của một đô thị
đầu não.
1.2.1.2 Bangkok
Do vị trí địa lý cửa ngõ thuận lợi cho kinh tế và thương mại nên thành phố này
đã nhanh chóng được Hoàng gia Thái Lan chọn đóng đô hơn hai thế kỷ trước. Sự

phát triển ồ ạt nhanh chóng của nó phải kể đến khi Thái Lan tiến hành công nghiệp
hoá trong những năm 70 - 80. Thập niên cuối thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển
vượt bậc của nó trở thành đô thị cực lớn duy nhất của nước này. Vùng đô thành
Bangkok có dân số lên đến gần 7 triệu người (hơn một nửa dân số đô thị cả nước),
với ranh giới trên 2.400 km2, đã trở thành trung tâm lan toả theo các trục giao thông
đi các tỉnh xung quanh. Vùng đô thành Bangkok đi đầu và chi phối toàn bộ hoạt
động kinh tế - xã hội của một nước vốn 30 năm trước đây chỉ dựa vào nông nghiệp.
Đồng thời với đô thị hoá tập trung cao độ, các vấn đề thiếu đất phát triển, ô nhiễm

18


môi trường, tắc nghẽn giao thông, nhà ổ chuột…cũng đã trở thành vấn đề vô cùng
nan giải.
1.2.1.3 Bắc Kinh
Sau năm 1978 với chính sách mở cửa, cải cách và công nghiệp hoá, kinh tế
Trung Quốc bước vào thời kỳ cao trào, quá trình đô thị hoá cũng tiến vào giai đoạn
mới. Tỷ trọng dân số đô thị nhanh chóng tăng cao, năm 1977 là 17,6% đến năm
1995 tăng lên 29,04%. Vùng đô thị Bắc Kinh có diện tích khoảng 17.000 km2, bao
gồm thành phố trung tâm (7 triệu người) được bao bọc bởi vành đai xanh và 12
thành phố vệ tinh cách đều 40 km và các thị trấn xóm. Kiến trúc phát triển ồ ạt từ
khi đổi mới, song trật tự hình phễu cao dần ra ngoài, dễ thấy so với khuynh hướng
tự do phương tây ở Thượng Hải và Thâm Quyến. Tuy đã đạt ở mức trung bình của
các nước đang phát triển, các khu đô thị nhỏ chất lượng thấp những năm 60-70 đã
dần được bổ sung bởi các nhà mới xây theo thị trường. Các thành phố vệ tinh có hạ
tầng tốt đang trở nên sống động với 10-50 vạn người. Tuy nhiên, truyền thống Bắc
Kinh cũng đang phải đối mặt với sức ép dân số, cây xanh, đất nông nghiệp, cấu trúc
khu phố dọc theo vành đai mới. Thành phố vệ tinh, khu ven đô trở thành nơi dày
đặc các hoạt động đường cao tốc, xây dựng khu công nghiệp xen lẫn làng xóm, cây
cối.

Nhìn chung, quá trình đô thị hoá ở châu Á diễn ra khá mạnh mẽ. Trong những
thập kỷ qua, tốc độ đô thị hoá ở khu vực này nhanh hơn nhiều so với các khu vực
khác trên thế giới, đặc biệt là ở vùng ngoại vi. Quá trình đô thị hoá ở khu vực ngoại
vi sẽ làm tăng số lượng dân cư đô thị và đóng góp vào quá trình đô thị hoá chung
của khu vực trung tâm. Dự báo trong vòng 20 năm tới các khu vực ngoại vi của
Đông Á sẽ làm tăng thêm 200 triệu dân cư đô thị, đóng góp vào 40% mức tăng dân
cư đô thị của khu vực trung tâm.
1.2.2 Tình hình đô thị hoá ở Việt Nam
Lịch sử phát triển đô thị ở Việt Nam có thể khái quát thành ba thời kỳ: thời kỳ
trước năm 1954, thời kỳ 1954-1975, thời kỳ từ năm 1975 đến nay.

19


1.2.2.1 Thời kỳ trước năm 1954
Sự phát triển đô thị trong thời kỳ này mang đặc trưng của chế độ phong kiến,
thuộc địa. Đô thị nhỏ về quy mô, thấp kém về cơ sở hạ tầng. Trước khi thực dân
Pháp xâm lược nước ta, các đô thị chủ yếu là các trung tâm hành chính thương mại
được hình thành trên cơ sở những thành lũy, lâu đài của vua chúa. Lúc này các đô
thị có vai trò về địa lý kinh tế quan trọng đối với toàn xã hội, nó bị chi phối bởi nền
kinh tế tiểu nông tự nhiên và tự cung tự cấp, những nhân tố thúc đẩy sản xuất hàng
hóa và giao lưu buôn bán còn rất thấp. Điều này có ảnh hưởng quyết định tới sự
phát triển đô thị.
Khi Pháp xâm lược nước ta, để phục vụ cho mục đích khai thác, chúng đã xây
dựng lên những điểm giao thông quan trọng, mở mang và củng cố các đô thị cũ, xây
dựng thành phố mới. Các đô thị Việt Nam giai đoạn này chủ yếu giữ vai trò là các
trung tâm hành chính, nơi đồn trú của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến.
Công nghiệp đã phát triển nhưng còn yếu ở các đô thị. Do vậy, nó đã không thể làm
thay đổi tính chất sản xuất nông nghiệp truyền thống của Việt Nam. Chính sự đầu tư
cơ sở hạ tầng đã dẫn đến nhiều thành phố được mở rộng. Năm 1872, Hải Phòng là

một làng chài, đến năm 1933 đã trở thành một thành phố cảng sầm uất. Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng đột ngột về dân số kể từ năm 1943. Tính đến
năm 1955 dân số đô thị chiếm 11%, tạo ra sự khởi đầu cho quá trình đô thị hóa ở
nước ta.
1.2.2.2 Thời kỳ 1954 - 1975
Hệ thống đô thị của Việt Nam đã hình thành, tốc độ phát triển tuy chưa cao
song đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Miền Bắc, sau 10 năm đầu của giai đoạn khôi phục kinh tế, quá trình đô thị
hóa được tăng cường, mạng lưới các thành phố được hình thành đã ảnh hưởng nhất
định tới sự phát triển của xã hội. Trong giai đoạn 1965 - 1975, chiến tranh diễn ra cả
ở hai miền, miền Bắc phải tạm thời chuyển các công trình công nghiệp quan trọng
và một phần dân cư về khu vực nông thôn để tránh sự tàn phá của chiến tranh.

20


Miền Nam, do chính sách đàn áp khủng bố đặc biệt của đế quốc Mỹ và chính
quyền Sài Gòn ở nông thôn nên đã có tình trạng di dời dân cư từ nông thôn ra thành
thị, làm cho dân số thành thị tăng vọt. Năm 1960, dân số đô thị ở miền Nam là 15%
thì chỉ sau 10 năm đã tăng lên 26%, đặc biệt ở Sài Gòn, dân số đô thị tăng gấp 10
lần. Việc di dời dân cư trong chiến tranh ở miền Nam có tác động mạnh đến quá
trình đô thị hóa.
1.2.2.3 Thời kỳ từ năm 1975 đến nay
Trong giai đoạn 1975 - 1990 đô thị ở nước ta hầu như không có biến động,
điều đó phản ánh nền kinh tế còn trì trệ.
Sau năm 1990, cùng với những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế-xã hội,
mạng lưới đô thị quốc gia đã được mở rộng và phát triển. Về số lượng đô thị, năm
1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, năm 2000 đã tăng tới 649 đô thị
các loại và đến nay có 772 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 14
đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 64 đô thị loại IV và 630 đô thị loại V. Trong 6 tháng

đầu năm, có TP. Thanh Hóa nâng lên đô thị loại I, các TP. Rạch Giá, TP. Bạc Liêu,
TP. Ninh Bình, TP. Thái Bình nâng lên loại II, 3 đô thị loại V hình thành mới và 1
đô thị (thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm cũ sát nhập vào quận mới. Dân số đô
thị Việt Nam năm 1986 là 11,87 triệu người (chiếm 19,3%), năm 1990 đã tăng lên
khoảng 13 triệu người (chiếm tỷ lệ 20%), năm 2000 chiếm 25%, năm 2010 tăng lên
khoảng 27 triệu người (chiếm tỷ lệ 30,4%), dự báo đến năm 2020 chiếm 40%. Đất
đô thị cũng tăng từ 0,2% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước năm 1999 lên tới
khoảng 10,26% năm 2014. Năm 1991 mới có 1 khu công nghiệp mới, năm 2003 đã
tăng lên 82 khu công nghiệp. Đến nay cả nước có 295 khu công nghiệp, trong đó
207 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 61.601 ha. Đô thị hóa,
công nghiệp hóa nhanh đã gây áp lực lớn đối với khai thác tài nguyên đất và các
dạng tài nguyên khác. Nhiều diện tích đất nông nghiệp chuyển thành đất đô thị, đất
công nghiệp, đất giao thông, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân và
an toàn lương thực quốc gia. Sự phát triển các đô thị cùng với việc gia tăng tỷ lệ dân

21


số đô thị đồng thời sự phát triển mạnh ngành công nghiệp đã có ảnh hưởng rất lớn
đến hướng sử dụng đất đai của các hộ nông dân.
Tóm lại, nước ta có mạng lưới đô thị rải tương đối đều khắp cả nước. Mạng
lưới đô thị này được kết lại bằng hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc,
đang góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ, là
các trung tâm phát triển của các huyện, tỉnh, vùng và cả nước. Tuy nhiên, nước ta
đang ở trình độ đô thị hoá thấp so với khu vực, quá trình đô thị hoá diễn ra khá phức
tạp và không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ đồng thời nó cũng để lại nhiều hậu
quả xấu về mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Vì vậy, đô thị hoá phải thúc đẩy
mạnh sự phát triển của vùng nông thôn, giảm bớt sự cách biệt thành thị và nông
thôn. Sự gia tăng dân số và lao động ở các thành phố, đặc biệt là ở các thành phố
lớn, cần phải cân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, với sự phát triển

kết cấu hạ tầng đô thị. Các đô thị cần được quy hoạch cẩn thận, tạo ra môi trường
đô thị lành mạnh. Ở nhiều đô thị của nước ta hiện nay việc chống ô nhiễm môi
trường, cải thiện điều kiện sống, giải quyết việc làm, đất đai và nhà ở cho nhân dân
đang là những vấn đề cấp bách.
1.2.3 Quá trình đô thị hoá tại thủ đô Hà Nội
Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, nên tiến
trình đô thị hóa của Hà Nội trong bối cảnh ấy là tất yếu. Tuy có cùng chung xu
hướng phát triển đô thị với cùng cả nước, nhưng Hà Nội với những đặc thù về kinh
tế, chính trị, văn hóa…cũng có con đường phát triển đô thị của riêng mình.
Các mốc phát triển:
Có thể nói, đô thị hóa bắt đầu từ lúc chính phủ bắt đầu chính sách mở cửa vào
năm 1986, sau đó đô thị hóa phát triển mạnh mẽ vào năm 1990. Biểu đồ sau sẽ cho
thấy điều đó.

22


Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ dân số đô thị Hà Nội (1986 – 1996)
Hà Nội cũng bắt đầu có những chỉ báo về sự tăng tốc của đô thị hóa vào năm
1990. Nhìn vào biểu đồ dưới đây, ta thấy năm 1990 cũng là năm chỉ số đô thị hóa
của Hà Nội bắt đầu cất cánh. Quy mô dân số của Hà Nội tăng vọt lên, từ 18,7% của
năm 1988 tăng lên 35,5% vào năm 1990. Và cũng từ năm này quy mô dân số đô thị
Hà Nội tiếp tục tăng lên. Biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ dân số đô thị của Hà Nội đã
hơn quá nửa vào năm 1996.

Biểu đồ 1.2: Số cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

23



Một chỉ báo khác của đô thị hóa Hà Nội là sự xuất hiện của các cơ sở công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Những năm trước 1990, Hà Nội chưa có
loại hình công nghiệp này. Năm 1990 Hà Nội bắt đầu có hai FDI, và từ đó số lượng
FDI của Hà Nội tăng lên.
Bảng 1.1: Một số tiêu chí kinh tế của Hà Nội (1996 – 2009)
Tiêu chí
Tốc độ tăng trưởng GDP
theo giá thực tế
Tốc độ tăng trưởng GDP
theo giá so sánh
Mật độ kinh tế

Đơn vị tính

1996 - 2000

2001 - 2005

2006 -2009

%

16,1

19,2

27,1

%


10,2

11,5

11,2

Tỷ đồng/km2

160

324,5

826,1

10,33

17,5

26,2

Thu nhập bình quân đầu Triệu
người

đồng/người

(Nguồn: Số liệu của Bộ KH & ĐT)
Bảng 1.1 cho thấy, các chỉ số kinh tế của Hà Nội đã thay đổi theo xu hướng
khá tích cực, nhất là tiêu chí đo lường hiệu quả kinh tế và thu nhập bình quân. Hà
Nội luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn mức mặt bằng trung bình của cả vùng
đồng bằng sông Hồng và mức trung bình cả nước. Mật độ kinh tế, tính theo chỉ tiêu

GDP/km2 phản ánh mức độ tập trung kinh tế cũng có xu hướng gia tăng đáng kể,
cao gấp 2 lần so với mức đạt được của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Năm 2009,
GDP/người của Hà Nội đạt 32 triệu đồng, trong đó mức thu nhập trung bình cả
nước chỉ đạt khoảng 17 - 18 triệu đồng/ người. Theo xu hướng này, dự báo đến
2015, với tốc độ GDP khoảng 9 - 9.5%, thu nhập bình quân đầu người sẽ lên tới 7273 triệu.
Ta có thể thấy:
- Ở mốc 1986, khi đất nước chủ trương đổi mới, nhà nước chủ trương thu hút
đầu tư từ nước ngoài thì Hà Nội khi đó là 1 trong những đô thị thu hút nhiều vốn
đầu tư nước ngoài nhất. Kéo theo đó là cơ hội việc làm và dòng người từ các nơi
khác bắt đầu đổ về Hà Nội.

24


- Ở mốc 1990, đây là thời kì đánh dấu sự phát triển mạnh của đô thị hóa. với
việc đứng trong top thành phố thu hút đầu tư, Hà Nội dần dần hình thành các khu
công nghiệp nằm ngoài rìa Hà Nội như Sài Đồng, Nam Thăng Long. Kéo theo hàng
loạt người dân nhập cư đổ dồn về Hà Nội. một bộ phận người dân nhập cư đó đã
đóng vai trò lớn trong việc đô thị hóa, mở rộng Hà Nội, tạo nên các khu đô thị mới,
khu dân cư mới. Cụ thể từ năm 1990, Hà Nội chỉ có 2 triệu dân đến năm 2000 thì có
gần 3 triệu dân, năm 2009 tăng lên khoảng 6.5 triệu dân và hiện nay Hà Nội có
khoảng 7,1 triệu dân, cùng với việc địa giới hành chính mở rộng lên đến trên 300
nghìn ha (tăng hơn 3,6 lần). Mức độ gia tăng dân số quá nhanh, nhất là việc gia tăng
dân số cơ học khiến thủ đô đang phải chịu áp lực lớn về chỗ ở, giao thông, điều kiện
học tập, y tế, việc làm, môi trường… Hà Nội có mật độ dân số trung bình cao hơn
nhiều so với thủ đô của các nước trong khu vực ASEAN. Từ đó có thể kết luận, đây
là thời kì mà Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


25


×