ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
========
PHẠM NHƯ NGHỆ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội – 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Ngô Quang Sơn
2. PGS.TS. Trần Trung
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở tại…………………..
………………………………………………………………………………………….
Vào hồi:……giờ……ngày……..tháng……năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại
- Thư viện Quốc gia Hà Nội,
- Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực là
cấp bách, mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT
đã khẳng định: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ làm cho nhiều nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ
mất đi, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã được đào tạo bị lạc hậu nhanh chóng. Người lao động
muốn giữ được việc làm thì phải học tập và học tập liên tục, học tập suốt đời, GD&ĐT phải được
tổ chức trong một xã hội học tập, tạo điều kiện và cơ hội cho mọi người học tập suốt đời.
Những thay đổi về kinh tế-xã hội, toàn cầu hóa và tiến bộ của khoa học, sự phát triển của
kinh tế tri thức, quá trình chuyển dịch cơ cấu nhân lực trong nước, quốc tế, đòi hỏi nguồn nhân
lực phải thường xuyên được đào tạo và cập nhật kỹ năng làm việc với một trình độ cao hơn.
Hiện nay, ở nước ta, đa số học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đều mong muốn được vào học
GDĐH mà không muốn đi vào con đường GDNN, do đó cần xây dựng một hệ thống đào tạo liền
mạch, thông suốt giữa GDNN với GDĐH nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân.
Bước sang thế kỷ 21, xu hướng GDĐH chuyển từ “tinh hoa” sang “đại chúng”, từ hướng
“học một lần cho suốt cả cuộc đời” sang hướng “học thường xuyên, suốt đời”, “mọi người được
học tập, học thường xuyên, học suốt đời”. Để đáp ứng cho “xã hội học tập” và “ con người học tập
suốt đời” thì phải có một nền “giáo dục suốt đời”.
ĐTLT là phương thức đào tạo đáp ứng cao nhất các yêu cầu nói trên do có sự chuyển tiếp
kết quả học tập của người, rút ngắn thời gian học tập để có được trình độ mong muốn.
Thực tế đào tạo liên thông GDNN-GDĐH đang gặp nhiều vướng mắc, công tác quản lý
nhà nước về ĐTLT còn nhiều bất cập, không hiệu quả. Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu,
luận án về liên thông và ĐTLT, quản lý hệ thống giáo dục ..., song cho đến nay chưa có công trình
nghiên cứu khoa học, luận án nào đi sâu nghiên cứu quản lý nhà nước về đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH ở Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về đào
tạo liên thông GDNN-GDĐH đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về ĐTLT, trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu
xây dựng xã hội học tập.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:Công tác quản lý nhà nước hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:Quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo GDNN-GDĐH đáp ứng yêu
cầu xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.
4. Giả thuyết khoa học
Đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ở nước ta có ý nghĩa to lớn và cấp thiết, nhằm đáp ứng
nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và đáp ứng nhu cầu học suốt
1
đời của người dân. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam công tác quản lý nhà nước về đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH đang gặp nhiều vướng mắc, bất cập, không hiệu quả. Vì vậy, nếu nghiên cứu tìm
ra được những giải pháp quản lý nhà nước dựa trên tiếp cận quản lý chức năng-mục tiêu và phù
hợp với thực tiễn giáo dục về chính sách và thể chế, về kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo,
đổi mới công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra…. thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý
nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ở Việt Nam, góp phần đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục&đào tạo, xây dựng xã hội học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Hệ thống hóa và góp phần phát triển cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đào tạo liên
thông GDNN-GDĐH phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục &đào tạo, xây
dựng xã hội học tập; (2). Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo và quản lý nhà nước về
đào tạo liên thông GDNN-GDĐH hiện nay ở Việt Nam; (3) Đề xuất một số giải pháp quản lý nhà
nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập; (4) Lấy ý
kiến khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất; thử nghiệm một số giải pháp.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu về đào tạo liên thông dọc GDNN-GDĐH; Quản lý nhà nước về
đào tạo liên thông GDNN-GDĐH, trong đó chủ yếu là công tác quản lý nhà nước về GD của Bộ
GD&ĐT và đi sâu vào các nội dung có tính đặc thù của quản lý nhà nước về đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH. Việc khảo sát & đánh giá thực hiện ở một số cơ quan quản lý nhà nước về dạy
nghề, một số vụ chức năng của Bộ GD&ĐT; ở một số trường TCCN, CĐN, CĐ và ĐH có triển
khai đào tạo và quản lý đào tạo liên thông GDNN-GDĐH.
7. Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp nghiên cứu lý luận (nghiên cứu các tài liệu, phân tích, đánh giá, tổng hợp các
tài liệu, các công trình nghiên cứu đã công bố, các sách báo, thông báo khoa học, các văn bản pháp
qui.v.v..); (2) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (phương pháp điều tra, khảo sát, trao đổi, đàm
thoại, tổng kết kinh nghiệm, khảo nghiệm và thử nghiệm; (3) Phương pháp khác (phương pháp
chuyên gia, thống kê toán học).
8. Đóng góp mới của luận án
(1) Hệ thống hóa và phát triển những cơ sở lý luận liên thông và đào tạo liên thông; quản
lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH. Xây dựng khung lý luận quản lý nhà nước về
đào tạo liên thông GDNN-GDĐH; (2) Xác định được thực trạng đào tạo và quản lý nhà nước về
đào tạo liên thông GDNN-GDĐH; (3) Đề xuất các giải pháp khả thi, đồng bộ và có hiệu quả trong
quản lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH, góp phần xây dựng xã hội học tập.
9. Luận điểm bảo vệ
(1) Liên thông các bậc trình độ đào tạo trong HTGD là một trong các thuộc tính của
HTGD quốc dân thống nhất. Đào tạo liên thông GDNN-GDĐH là quy luật tất yếu, đáp ứng nguồn
nhân lực đa dạng, chất lượng theo yêu cầu phát triển KT-XH và xây dựng xã hội học tập; (2) Thực
trạng đào tạo và quản lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ở Việt Nam còn nhiều khó
khăn, bất cập, hạn chế, không hiệu quả. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH trong HTGD quốc dân thì cần phải đổi mới và hoàn thiện các mặt quản lý nhà
nước về đào tạo liên thông theo tiếp cận quản lý dựa trên chức năng-mục tiêu quản lý; (3) Quản lý
2
nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH là tạo lập môi trường giáo dục liên tục và hành lang
pháp lý cùng các điều kiện đảo bảo chất lượng đào tạo, tạo điều kiện tốt nhất để người học thực hiện
được nguyện vọng phù hợp với nhu cầu xã hội, hội nhập với GDNN và GDĐH các nước trong khu
vực và trên thế giới; (4) Các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH có
cơ sở khoa học&thực tiễn và có tính cần thiết, khả thi cao. Kết quả khảo nghiệm và thử nghiệm
một số giải pháp đã bước đầu kiểm chứng được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
10. Cấu trúc của luận án
Gồm phần mở đầu; nội dung; kết luận và kiến nghị; tài liệu tham khảo; phụ lục. Nội dung
luận án gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học; Chương 2 - Thực trạng đào tạo liên thông và quản lý nhà nước
về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ở Việt Nam - Kinh nghiệm quốc
tế; Chương 3 - Các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH đáp ứng yêu
cầu xây dựng xã hội học tập.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề đào tạo và quản lý đào tạo liên thông
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước
Trên thế giới, ĐTLT được thực hiện ở nhiều quốc gia, các chuyên gia về giáo dục quốc tế
đã có các nghiên cứu về ĐTLT. Ở Mỹ, trong lịch sử ĐTLT thường gắn với tên tuổi Giáo sư
William R. Harper (1856-1906), Viện trưởng Viện đại học Chicago đã chia chương trình đào tạo
4 năm của đại học Chicago thành hai cấp, 2 năm đầu (Lower Division) và 2 năm cuối (Upper
Division). Nhờ liên thông và chuyển tiếp nên người học sau khi hoàn thành 2 năm ở Junior
College, không những được ra trường làm việc phù hợp với khả năng và ngành nghề mà còn có
cơ hội học tiếp ở các đại học 4-năm (học tiếp Upper Division, còn gọi là Senior). Hiện nay ở Mỹ,
việc đào tại liên thông mỗi nơi có cách làm riêng theo luật định của từng tiểu bang. Theo
một nghiên cứu do Ủy ban Giáo dục của các Bang (Education Commission of the States – 2001)
cho thấy hơn 50% sinh viên sau trung học phổ thông (post-secondary) nhập học trong các đại học
ngắn hạn 2 năm và trong số đó nhiều sinh viên tiếp tục theo học các chương trình liên thông ở
trong các viện đại học 4 năm.
Ở Canada, ĐTLT cũng tiến hành từ giữa những năm 60 với các hình thức tương tự như Hoa
Kỳ. Một công trình nghiên cứu có tiêu đề: “An Examination of the Barriers to Articulation
Agreements Between Colleges and Universities in Ontario” (Daniell Renaud, 2000) đã xác định
những “rào cản” đối với ĐTLT.
Ở Australia, nghiên cứu về ĐTLT, với công trình “Smoother Pathways from TAFE to Higher
Education”, Amanda Pearce và các đồng nghiệp sau khi phân tích những vấn đề về ĐTLT, những
tồn tại đã đưa ra khuyến cáo một chiến lược ĐTLT.
Tổ chức UNESCO trong tiêu chuẩn phân loại giáo dục đã chỉ ra 7 mức của trình độ đào tạo và
cho thấy liên thông trong đào tạo cần đi theo một trật tự và theo luồng cần thiết, nhằm nâng cao tính
kinh tế và chất lượng trong đào tạo nhân lực.
3
Các công trình nghiên cứu về ĐTLT ở nước ngoài cho thấy ĐTLT đã mang lại hiệu quả to
lớn, ở mỗi nước có cách làm với những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của từng nước, mặt
khác đa số các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu quan tâm nhiều hơn đến quản lý quá
trình đào tạo và các yếu tố kỹ thuật trong ĐTLT mà ít quan tâm đến quản lý nhà nước do các cơ sở
đào tạo được phân cấp rất cao. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về ĐTLT ở nước ngoài đã
cho thấy những vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong ĐTLT: Hệ thống tiêu chuẩn các trình
độ đào tạo, chuẩn chương trình ĐTLT; Sự phối hợp, thỏa thuận từ trước giữa các cơ sở ĐTLT; Vai
trò của kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo trong ĐTLT; Giám sát và báo cáo trong ĐTLT.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
(1) Công trình nghiên cứu của Đỗ Công Vịnh, năm 1997, “Sự khác biệt và liên thông giữa hai
cấp đại học và cao đẳng trong giáo dục đại học”. Đề tài cấp Bộ đã phân tích một số điểm khác
biệt, bất hợp lý về chương trình đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo giữa hai cấp học và đưa ra
chương trình ĐTLT từ CĐ lên ĐH đối với ngành Sư phạm. Tuy nhiên, chưa khái quát hệ thống về
ĐTLT, chưa chỉ ra vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng và trách
nhiệm của các bên liên quan trong mối liên kết ĐTLT; (2) Năm 2001, Bộ GD&ĐT tổ chức hội
thảo khoa học về ĐTLT, đã xây dựng kế hoạch tổng thể về liên thông dọc từ THCN- CĐ- ĐH ở
một số ngành; (3) Năm 2006 luận án Tiến sĩ “Xây dựng mô hình đào tạo liên thông giáo viên dạy
nghề từ công nhân kỹ thuật”, do NCS. Nguyễn Xuân Mai thực hiện tại ĐH Quốc gia Hà Nội; (4)
Năm 2009 luận án Tiến sĩ “ Tổ chức quản lý đào tạo liên thông của trường cao đẳng cộng đồng
trong điều kiện Việt Nam” do NCS Ngô Tấn Lực thực hiện tại ĐH Quốc gia Hà Nội, đã phân tích
lịch sử đào tạo liên thông, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý quá trình ĐTLT ở
trường cao đẳng cộng đồng, đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý ĐTLT tại trường cao đẳng cộng
đồng trong điều kiện Việt Nam; (5) Tác giả Trần Khánh Đức trong các công trình nghiên cứu của
mình (giai đoạn 2000-2010) cũng đã thể hiện các quan điểm, xu hướng, đặc trưng, các loại hình,
liên thông giữa GDPT và GDNN, giữa GDNN với GDĐH; (6) Năm 2013 một đề tài khoa học cấp
bộ về “Giải pháp phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam”, do TS.
Đỗ Thị Bích Loan làm chủ nhiệm đề tài. Công trình nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận liên
quan đến liên thông trong giáo dục; (7) Trong giai đoạn 2012-2014 đã triển khai đề tài cấp Bộ về
“Liên thông và liên kết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học Sư phạm” do
TS. Nguyễn Thị Lam Hồng làm chủ nhiệm. Đề tài đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận&thực
tiễn và các giải pháp tăng cường liên thông và liên kết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các
trường Đại học Sư phạm.
Các công trình nghiên cứu về ĐTLT ở trong nước nghiên cứu công phu nhưng chủ yếu quan
tâm đến các mô hình, loại hình ĐTLT mà chưa đề cập sâu đến công tác quản lý nhà nước về
ĐTLT ở cấp quản lý vĩ mô. Đặc biệt, chưa chỉ ra được trách nhiệm, nội dung quản lý nhà nước
của các cơ quan chức năng và các bên liên quan trong quản lý nhà nước về ĐTLT ở cấp hệ thống.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Đào tạo: là quá trình chuyển giao có hệ thống tri thức, kỹ năng và thái độ thông qua mục tiêu,
nội dung, phương pháp đào tạo và kinh nghiệm sống của người dạy nhằm hình thành ở người học
những phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn-nghề nghiệp, khả năng tự lập trong cuộc sống và
lao động nghề nghiệp, hòa nhập trong cộng đồng xã hội.
4
1.2.2. Đào tạo liên thông: là quá trình đào tạo cho phép công nhận, miễn trừ và chuyển đổi kết quả
học tập và rèn luyện của người học từ một trình độ này tới một hay một số trình độ khác hoặc trong các
ngành khác nhau của cùng một trình độ thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo.
1.2.3. Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục đại học
(1) Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo
trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp
khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ; (2) Giáo dục đại học là một phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm các trình độ đào
tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ với mục tiêu đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài;
nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tếxã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
1.2.4. Quản lý và quản lý nhà nước về giáo dục
(1) Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ
huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt
động chung và phù hợp với quy luật khách quan; (2) Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều
hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; (3) Quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động có tổ chức
và có sự điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo đục do các cơ quan quản
lý giáo dục của nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do
nhà nước trao quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, duy trì kỷ cương, thoả mãn nhu cầu giáo
dục của nhân dân, thực hiện mục đích và các mục tiêu giáo dục quốc gia.
1.3. Xã hội học tập và đào tạo liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1. Đặc điểm của xã hội học tập và triết lý học tập suốt đời
Triết lý của giáo dục thể kỷ XXI có những thay đổi lớn, đó là lấy “học thường xuyên suốt
đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc học là “học để biết, học để làm, học
để làm người và học để cùng chung sống với nhau”, nhằm hướng tới xây dựng một “xã hội học
tập”. Mô hình tổng quát của xã hội học tập bao gồm: (1) Hệ thống giáo dục ban đầu với các ngành
học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến GDPT, GDNN và GDĐH, gọi là hệ thống giáo dục chính quy trong
nhà trường. Các mối quan hệ liên thông giữa các bậc học, cấp học, loại hình đào tạo, loại hình
trường được bảo đảm; (2) Hệ thống giáo dục tiếp tục, giáo dục ngoài xã hội gồm những trường
lớp, những tổ chức học tập theo phương thức giáo dục không chính quy hoặc phi chính quy.
1.3.2. Đào tạo liên thông và xây dựng xã hội học tập
Cách mạng khoa học và công nghệ làm cho nhiều nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất
đi, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã được đào tạo bị lạc hậu nhanh chóng, người lao động phải
học tập và học tập suốt đời, hệ thống giáo dục phải tổ chức một xã hội học tập, tạo điều kiện cho
mọi người có cơ hội học tập suốt đời.
Ngày nay, giáo dục đại học từ “tinh hoa” chuyển sang “đại chúng”, từ hướng “học một lần
cho suốt cả cuộc đời” sang hướng “học thường xuyên suốt đời”. Vì vậy, giáo dục đào tạo phải tổ
chức một xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội học tập suốt đời. Hệ thống giáo
dục phải tạo điều kiện liên thông dễ dàng giữa các trình độ đào tạo, giữa các chương trình học sao
cho mỗi người có thể dễ dàng tham gia chương trình phù hợp nhất với khả năng của mình.
5
1.3.3. Các loại hình đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học trong hệ thống
giáo dục quốc dân
Đào tạo liên thông GDNN-GDĐH có các loại hình chủ yếu: (1) Đào tạo liên thông dọc: liên
thông giữa các chương trình đào tạo ở các bậc trình độ, đào tạo tiếp tục để cấp cho người học văn
bằng có trình độ cao hơn cùng ngành nghề; (2) Đào taọ liên thông ngang: liên thông giữa các
chương trình đào tạo, các ngành, chuyên ngành ở cùng một bậc trình độ, là đào tạo tiếp tục để cấp
cho người học văn bằng thứ hai; (3) Đào tạo liên thông chéo: liên thông giữa các chương trình đào
tạo khác bậc trình độ, khác ngành đào tạo, là đào tạo tiếp tục để cấp cho người học văn bằng có
trình độ cao hơn hoặc thấp hơn khác ngành với văn bằng đã có; (4) Đào tạo liên thông ngược: liên
thông để nhận bằng cấp thấp hơn khác ngành nhằm đáp ứng nhu cầu kịp thời của người học.
1.4. Đào tạo liên thông với phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế
1.4.1. Đào tạo liên thông góp phần chuyển đổi cơ cấu nhân lực quốc gia
Liên thông dọc và liên thông ngang là yêu cầu khách quan CNH, HĐH, là yêu cầu chính
đáng của người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể tiếp tục học tập nâng
cao trình độ, chuyển đổi nghề. Nhiệm vụ của hệ thống đào tạo là phải có một hệ thống mở, thiết kế
mền dẻo để người học có thể chuyển đổi từ luồng này sang luồng khác, từ ngành này sang ngành
khác mà không phải học lại từ đầu. Thực hiện ĐTLT có quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng to lớn đến hệ
thống giáo dục quốc dân, chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
1.4.2 . Đào tạo liên thông trước yêu cầu phát triển của khoa học và công nghệ
Sự thay đổi của khoa học diễn ra nhanh chóng và có tác động rất lớn đến GD&ĐT, đòi hỏi
hệ thống GD&ĐT không chỉ nhằm đạt mục tiêu hiện tại mà còn phải hướng đến những mục tiêu
tương lai, đòi hỏi người lao động phải được nâng cao trình độ đáp ứng với yêu cầu việc. Những
thay đổi này diễn ra thường xuyên nên người lao động phải có động cơ học tập (learning
motivation) thường trực và hệ thống GD&ĐT phải có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu học tập
suốt đời của nhân dân. Sự thay đổi của khoa học là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất
đến thị trường lao động làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu trình độ đào tạo trong hầu hết các
lĩnh vực. Hệ thống GD&ĐT phải có những điều chỉnh về cơ cấu trình độ, loại hình, phương thức
giáo dục và chương trình giáo dục phù hợp với những thay đổi trên.
1.4.3.Đào tạo liên thông trước yêu cầu của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
Toàn cầu hoá sẽ thúc đẩy việc tạo ra một lực lượng lao động toàn cầu (global workforce).
Để tăng cường năng lực cạnh tranh trong lực lượng lao động toàn cầu, Việt Nam rất cần lao động
có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Giáo dục với việc học suốt đời là vấn đề cấp bách trước làn
sóng của toàn cầu hoá. Một trong những biểu hiện đặc trưng của lực lượng lao động toàn cầu là
tính chuẩn hoá về năng lực. Điều này có nghĩa là bằng cấp phải phản ánh đúng năng lực của người
học tương đương với trình độ quốc tế và khu vực được thừa nhận trong văn bằng. Muốn vậy, mục
tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy-học, đo lường đánh giá kết quả cần hướng đến sự
chuẩn hoá để người lao động được đào tạo có thể làm việc trong môi trường có tính toàn cầu cao.
1.5. Cơ sở khoa học về đào tạo và quản lý đào tạo liên thông trong giáo dục
1.5.1. Cơ sở Tâm lý học nghề nghiệp
Tâm lý học hướng nghiệp, tuyển chọn, đào tạo nghề nghiệp, đó là: Các nghề và yêu cầu của mỗi
6
nghề; Thị trường lao động; Đặc điểm cá nhân, đó là cơ sở tiến hành các quá trình: Giáo dục-tuyền
truyền hướng nghiệp; Tư vấn nghề; Tuyển chọn vào đào tạo/vào làm nghề. Tâm lý học nghề
nghiệp là cơ sở quan trọng cho hướng nghiệp, tuyển chọn phù hợp nghề vào đào tạo có hiệu quả,
là cơ sở giúp di chuyển nghề/chuyên môn trong quá trình đào tạo cho phù hợp hơn với năng lực và
đáp ứng yêu cầu/ nhu cầu thị trường lao động, tức là cơ sở cho liên thông trong đào tạo.
1.5.2. Cơ sở Tâm lý học xã hội
Tâm lý học xã hội nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của các nhóm người trong xã hội và sự
tác động tâm lý ảnh hưởng lẫn nhau trong các nhóm; các trào lưu tâm lý của xã hội ở trong nước
và thế giới cũng như những tác động qua lại của những trào lưu đó. Liên thông trong đào tạo cần
chú ý những quy luật của tâm lý học xã hội: Sự lây lan, bắt chước, đua theo nhóm, chạy theo
“mốt” của học sinh trong chọn ngành nghề; Định kiến và dư luận xã hội có tác động lớn đế tâm lý
học sinh trong quá trình lựa chọn hướng học và hành nghề tức là ảnh hưởng mạnh đến liên thông
trong đào tạo; Hội nhập quốc tế trong môi trường “thế giới phẳng” nên các xu hướng, kinh nghiệm
của các nước trên thế giới về liên thông đào tạo là những bài học kinh nghiệm quý cho chúng ta.
1.5.3. Cơ sở Giáo dục học
ĐTLT là một quá trình giáo dục, chịu sự chi phối của các nguyên tắc, quy luật giáo dục học.
Các loại hình ĐTLT phổ biến trong hệ thống giáo dục là: Liên thông dọc; Liên thông ngang; Liên
thông chéo; Liên thông ngược. Để tạo điều kiện cho người lao động có thể học suốt đời, phải có
một hệ thống đào tạo mềm dẻo, linh hoạt. Chương trình ĐTLT cần được thể hiện ở đa mục tiêu,
nhiều đầu vào, nhiều đầu ra, nhiều trình độ kế tiếp nhau, mỗi trình độ là một đầu ra để vào đời lao
động, đồng thời cũng là đầu vào của trình độ cao hơn. ĐTLT mở ra nhiều con đường và tạo ra
nhiều cơ hội cho người học có thể học suốt đời để nâng cao trình và chuyển đổi nghề.
1.5.4.Cơ sở kinh tế học giáo dục
ĐTLT trở nên cấp thiết ngoài việc đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nó còn là một
cách để sử dụng các nguồn lực xã hội hiệu quả hơn phục vụ cho giáo dục và đào tạo, chi phí của
người học giảm, hiệu quả đào tạo tăng lên. Nhờ sự liên thông giữa các bậc học mà các trường có
điều kiện phát triển mạnh hơn. Các trường bậc học dưới sẽ có nhiều cơ hội tuyển sinh mở rộng
quy mô, nâng cao chất lương, hiệu quả đào tạo, tương tự các trường bậc cao lại có được nguồn
tuyển sinh lớn hơn từ những người tốt nghiệp ở bậc học dưới và có điều kiện hơn để cải thiện chất
lượng đào tạo. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong GD&ĐT đòi hỏi phải xây dựng chính sách, xây
dựng chương trình, tổ chức và quản lý ĐTLT để tiết kiệm nguồn lực, sử dụng các nguồn lực hợp
lý, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống.
1.6. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp- giáo dục đại học
Theo quy định của Luật giáo dục nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nói chung gồm có
12 nội dung công việc quản lý, trong đó các nội dung có tính đặc thù của quản lý nhà nước về đào
tạo liên thông GDNN-GDĐH bao gồm các nội dung sau: (1) Hoạch định chính sách, ban hành và
tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH; (2) Quy
định mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo liên thông GDNN-GDĐH; (3) Tổ chức quản lý việc
đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH; (4) Tổ
chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH; (5) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển đào tạo liên thông
7
GDNN-GDĐH; (6) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, giải quyết khiếu
nại, kiến nghị, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật giáo dục về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã phản ánh kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo
liên thông GDNN-GDĐH. ĐTLT là loại hình đào tạo có nhiều ưu điểm và được thực hiện ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam ĐTLT là chủ trương của nhà nước trong công cuộc đổi mới hệ
thống giáo dục hiện nay. Đào tạo liên thông GDNN-GDĐH là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm
đáp ứng nhu cầu nhân lực cho CNH, HĐH đất nước và nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân,
đông thời phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục của thế giới. Việc nghiên cứu quản lý nhà
nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập là yêu cầu
cấp thiết khi nước ta đang trong giai đoạn CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải có nguồn
nhân lực được đào tạo với chất lượng cao mới có thể đáp ứng được những yêu cầu mới. Đặc biệt,
qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận ở chương 1 đã làm sáng tỏ đặc trưng, xu hướng bản chất
của ĐTLT và những đặc điểm, nội dung của quản lý giáo dục, quản lý nhà nước về ĐTLT làm cơ
sở cho việc khảo sát-đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo liên
thông GDNN-GDĐH đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập ở các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
- KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
2.1. Đặc điểm cơ cấu giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc
dân Việt Nam
2.1.1. Cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp bao gồm Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề. Dạy nghề gồm có
Sơ cấp nghề; Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Giáo dục nghề nghiệp có các hình thức: Chính
quy; Vừa làm vừa học và Tự học có hướng dẫn. Hệ thống trường có trường thuộc Bộ, ngành và
trường thuộc tỉnh. Loại hình trường có trường công lập và trường tư thục. Hiện tại đang có hai cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp là Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH; Năm học
2014-2015 cả nước có 295 trường TCCN (175 trường công lập và 120 trường tư thục) với qui mô
đào tạo là 349.651 học sinh; Có 301 trường TCN với qui mô đào tạo là 132.651 học sinh và có
171 trường CĐN với qui mô đào tạo là 87.988 sinh viên.
2.1.2. Cơ cấu hệ thống giáo dục đại học
Giáo dục đại học bao gồm đào tạo các trình độ đào tạo: Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ và
Tiến sỹ. Giáo dục đại học có các hình thức: Giáo dục chính quy; Vừa làm vừa học; Học từ xa. Hệ
thống trường có trường thuộc Bộ, ngành và trường thuộc tỉnh. Loại hình trường có trường công
lập và trường tư thục. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm quản lý nhà nước giáo dục đại học; Năm học
2014-2015 cả nước có 219 trường đại học (158 trường công lập và 60 trường tư thục), qui mô đào
tạo là 1.824.328 sinh viên; Có 217 trường cao đẳng (189 trường công lập và 28 trương tư thục),
qui mô đào tạo 539.614 sinh viên. Có 159 cơ sở đào tạo sau đại học, trong đó có 121 cơ sở đào tạo
tiến sĩ và 100 cơ sở đào tạo trinh độ thạc sĩ.
8
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát: Để có số liệu đánh giá thực trạng một cách khách quan về ĐTLT, quản
lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN và GDĐH đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập.
2.2.2. Đối tượng kháo sát: Cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; Cán bộ quản lý các
cấp, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên các cơ sở GDNN và GDĐH có tham gia ĐTLT.
2.2.3. Nội dung khảo sát: Nội dung liên quan đến đào tạo liên thông và quản lý nhà nước về đào
tạo liên thông GDNN-GDĐH.
2.2.4. Phương pháp khảo sát: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra để khảo sát, với 10 mẫu phiếu khác
nhau cho 6 loại đối tượng.
2.2.5. Địa điểm khảo sát: Một số cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, một số cơ sở đào
tạo của GDNN và GDĐH có tham gia đào tạo liên thông.
2.3. Thực trạng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ở Việt Nam
2.3.1. Quá trình triển khai các loại hình đào tạo liên thông
Trước năm 1975, Miền Bắc theo mô hình đại học chuyên ngành, việc liên thông diễn ra
dưới hình thức tổ chức các lớp chuyên tu; Trong khi đó giáo dục đại học ở Miền Nam áp dụng theo
mô hình các viện đại học đa ngành của Viện đại học Đông Dương do Pháp để lại từ ngày thành lập,
năm 1906 ở Hà Nội và chuyển một số bộ phận vào Nam sau Hiệp định Genève, năm 1954. Áp dụng
theo mô hình giáo dục đại học của Pháp và sau này là theo mô hình đại học đa lĩnh vực của Mỹ,
đào tạo theo học chế chứng chỉ. Một số chứng chỉ được chấp nhận chuyển tiếp để vào học một số
trường đại học khác.
Sau giải phóng, việc ĐTLT tiếp tục được thực hiện dưới hình thức đào tạo chuyên tu, hoàn
chỉnh. Từ khi Luật Giáo dục năm 1998 được ban hành đã không còn tồn tại loại hình chuyên tu,
tuy nhiên, một số trường đại học vẫn cho phép sinh viên vào học và miễn trừ một số môn đã học
ở một ngành khác và thời gian học được rút ngắn. Một số trường ĐTLT dưới sự chấp thuận của
Bộ GD & ĐT, tuyển học sinh không đủ điểm vào đại học, tuyển vào hệ CĐ ngay tại trường.
Những học sinh này phải học xong bằng CĐ mới được chuyển lên học ĐH. Từ năm 1986, vấn
đề liên thông đã được đặt ra, nhất là khi thực thi chương trình giáo dục hai giai đoạn. Tuy vậy,
từ năm học 1998-1999 không còn đào tạo hai giai đoạn, việc liên thông giữa giáo dục đại
cương và chuyên nghiệp đã trở thành bình thường. Một số trường thực hiện liên thông dưới hình
thức cấp bằng thứ hai, hoặc tiếp tục được đào tạo cấp bằng đại học chuyên tu, tại chức.
Năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế và triển khai thí điểm ĐTLT. Đến
năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế và triển khai đào tạo liên thông GDNNGDĐH đại trà trên cả nước. Năm học 2013-2014 đã có 42 trường đại học và trên 100 trường cao
đẳng tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông.
2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ở Việt Nam
Để có số liệu về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH, luận án đã sử dụng 4 mẫu phiếu hỏi
cho các đối tương là cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, học sinh các cơ sở ĐTLT về các nội
dung: Nhu cầu học liên thông; Sự lựa chọn loại hình học liên thông; Đánh giá về vai trò, ý nghĩa
của ĐTLT; Những khó khăn khi học liên thông; Những khó khăn của nhà trường khi triển khai
ĐTLT; Mức độ đáp ứng nguyện vọng của các loại hình ĐTLT. Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu
học liên thông của người học rất lớn nhưng ĐTLT đang gặp nhiều khó khăn do các quy định về
9
ĐTLT có nhiều nội dung chưa phù hợp, chương trình đào tạo và chương trình ĐTLT được thiết kế
rất khác nhau, sự phối hợp của các cơ sở ĐTLT còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng
viên chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
2.4. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại
học ở Việt Nam
2.4.1. Về hoạch định chính sách, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về đào
tạo liên thông GDNN-GDĐH
Năm 2001, Bộ GD&ĐT đã triển khai việc xây dựng chính sách đào tạo liên thông GDNNGDĐH, đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo liên thông. Năm 2002, Bộ
GD&ĐT đã ban hành quyết định số 49/2002/QĐ-BGD&ĐT, "Quy định tạm thời về đào tạo liên
thông Dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học” và thí điểm triển khai ĐTLT,
trong đó có quy hoạch mạng lưới, cơ cấu các ngành ĐTLT, trình độ ĐTLT và quy mô ĐTLT.
Năm 2008, Bộ GD&ĐT ban hành quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT “Ban hành quy định
đào tạo liên thông trình độ Cao đẳng, Đại học”, triển khai đại trà đào tạo liên thông GDNNGDĐH. Năm 2010, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ LĐTB&XH ban hành thông tư liên tịch số
27/2010/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, “Hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp nghề,
Cao đẳng nghề lên trình độ Cao đẳng và Đại học”. Năm 2012, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư
số 55/2012/TT-BGDĐT Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Năm 2015, Bộ
GD&ĐT ban hành Thông tư số 08/2015/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 55/2012/TT-BGDĐT nói trên. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy
và công văn khác để chỉ đạo, hướng dẫn về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH.
Thống kê trên cho thấy chính sách ĐTLT đã được ban hành thông qua hệ thống các văn bản
pháp quy. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định về chuẩn trình độ đào tạo, chưa có các quy định về sự
thảo thuận và thống nhất các nội dung của các cơ sở ĐTLT trước khi triển khai ĐTLT,....v.v.
2.4.2. Về quy định mục tiêu và nội dung, chương trình đào tạo liên thông GDNN-GDĐH
Giai đoạn 2001-2010 Bộ GD&ĐT đã tổ chức xây dựng khung chương trình đào tạo liên
thông GDNN-GDĐH của một số ngành đào tạo và triển khai áp dụng, về cơ bản đã tạo sự thống
nhất về mục tiêu, nội dung chương trình trong ĐTLT, làm cơ sở để các trường xây dựng chương
trình ĐTLT cho các ngành đào tạo của từng trường, đồng thời làm cơ sở cho công tác kiểm tra,
quản lý và giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, số lượng các chương trình
ĐTLT ở các trình độ được xây dựng còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế, hơn nữa trong quá
trình xây dựng cũng không huy động được nhiều các cơ sở đào tạo trong nhóm ngành tham gia,
thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục là Bộ GD&ĐT với Bộ
LĐTB&XH cùng các Bộ, ngành chuyên môn dẫn đến việc xây dựng không theo những nguyên tắc
và chuẩn mực chung, không căn cứ vào chuẩn đầu ra dựa trên năng lực cần đạt được của người
học sau khi kết thúc khóa học, không phù hợp với đối tượng đầu vào đa dạng, do đó chất lượng
các chương trình được xây dựng còn hạn chế, hiệu quả sử dụng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
2.4.3. Về quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo và kiểm định chất lượng đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH
Để quản lý chất lượng ĐTLT trong giai đoạn thí điểm, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt cụ thể đối
với từng trường về số lượng chỉ tiêu ĐTLT, ngành ĐTLT, trình độ ĐTLT, chương trình ĐTLT.
10
Từ năm 2008, ĐTLT được triển khai đại trà trên cả nước, để quản lý chất lượng ĐTLT, Bộ
GD&ĐT đã có các quy định và yêu cầu các trường tổ chức ĐTLT phải thực hiện như nguyên tắc xác
định chỉ tiêu, báo cáo tự đánh giá, tổ chức đào tạo theo tín chỉ, phê duyệt ĐTLT vượt cấp. Tuy nhiên,
chất luợng đào tạo giữa các bậc trình độ trong hệ thống GDNN và GDĐH là cơ sở cho quá trình
đào tạo liên thông GDNN-GDĐH lại rất nhau, trong khi chương trình đào tạo và chương trình
ĐTLT lại thiếu tính thống nhất và không được kiểm định cả về chương trình đào tạo và cơ sơ đào
tạo, các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, quản lý đào tạo và các điều kiện đảm bảo
chất lượng rất khác nhau, do đó việc quản lý đảm bảo chất lượng ĐTLT còn nhiều bất cập.
2.4.4. Về công tác tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý
đào tạo liên thông GDNN-GDĐH
Để triển khai ĐTLT, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nhiều hội thảo về ĐTLT để tuyên truyền và
bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giảng viên về cơ sở khoa học của ĐTLT, khả năng triển khai
ĐTLT ở Việt Nam, nhu cầu ĐTLT ơ Việt Nam, những yêu cầu trong ĐTLT. Tuy nhiên, số lượng
cán bộ, giảng viên được tham gia bồi dưỡng rất khiêm tốn và chưa có kế hoạch tổng thể về công
tác đào tạo, bồi dưỡng theo mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
2.4.5. Về công tác huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH
Các nguồn lực phát triển ĐTLT, cơ sở vật chất của các trường cũng được tăng cường từ
nguồn ngân sách nhà nước, kinh phí của các nhà trường và kinh phí đóng góp từ phía người học,
trong đó chủ yếu đầu tư về phòng học, trang thiết bị phục vụ thực hành, thực tập, phục vụ đổi mới
quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, việc huy động các nguồn lực để phát triển
ĐTLT còn rất hạn chế, chưa huy động được các doanh nghiệp tham gia quá trình ĐTLT.
2.4.6. Về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đào tạo liên thông GDNN-GDĐH
Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giáo dục
đào tạo ngày càng được quan tâm hơn. Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch
và triển khai việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện các quy định hiện
hành về giáo dục đào tạo nói chung. Tuy nhiên, ĐTLT được triển khai đại trà, rộng khắp ở các cơ
sở đào tạo trên cả nước và quyền tự chủ của các trường ngày cang cao, trong khi ĐTLT có những
đặc thù riêng, các quy định hiện hành về ĐTLT lại chưa đầy đủ, nguồn lực con người và tài chính
cho công tác thanh tra còn hạn chế, chưa có kế hoạch thanh tra kiểm tra riêng với hình thức
ĐTLT…v.v, vì vậy hiệu quả công tác thanh tra, xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp.
2.4.7. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề
nghiệp-giáo dục đại học ở Việt Nam
Để có số liệu về quản lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH tác giả đã sử dụng
mẫu phiếu hỏi với các đối tương là cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở Trung
ương về các nội dung mang tính đặc thù của quản lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNNGDĐH, bao gồm: Đánh giá hiệu quả chung về công tác quản lý nhà nước về đào tạo liên thông
GDNN-GDĐH; Các tiêu chí của chính sách và thể chế đào tạo liên thông GDNN-GDĐH; Sự tham
gia xây dựng chính sách của đối tượng bị điều chỉnh bởi chính sách; Hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về: mục tiêu, nội dung chương trình, kiểm định đảm bảo chất lượng, chỉ đạo đào tạo, bồi
dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý, huy động các nguồn lực phát triển ĐTLT, thanh tra, kiểm tra và
11
xử lý vi phạm trong ĐTLT. Kết quả khảo sát cho thấy 6 nội dung mang tính đặc thù của quản lý
nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH được cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo
dục đánh giá ở mức trung bình và thấp là chủ yếu, điều này cho thấy thực tế công tác quản lý nhà
nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH còn nhiều hạn chế và không hiệu quả. Đây là những
luận cứ thực tiến quan trọng làm sáng tỏ lý luận đã trình bày ở chương 1 và là cơ sở đề xuất giải
pháp ở chương sau.
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo và quản lý đào tạo liên thông
2.5.1. Hoa Kỳ
Bộ giáo Dục Mỹ (US Department of Education) không quản lý chương trình học của học
sinh phổ thông cũng như đại học. Mỗi Bang của Mỹ có Cơ quan quản lý giáo dục riêng
(Departemrnt of Education) và tự đề ra các qui định cho các trường trong Bang.
Giáo dục sau bậc trung học bao gồm: Trường dạy nghề (Vocational/Technical School); Hệ
Cao đẳng 2 năm (Two-Year Colleges) trong đó có các trường Cao đẳng cộng đồng (Community
College) và Cao đẳng tư thục (private colleges); bậc Đại học có hệ thống các trường ĐH rất phong
phú, chương trình ĐH ở Mỹ kéo dài 4 năm.
Hệ Cao đẳng 2 năm (Two-Year Colleges): Hoàn thành chương trình học tại các trường này,
SV được cấp bằng đại cương (Associate Degree) và có thể tìm được việc làm với bằng đại cương
này. Hầu hết các trường Cao Đẳng này đều có chương trình học liên thông. SV sau khi hoàn tất
khóa học 2 năm tại đây có thể chuyển đến học tại các trường ĐH hoặc Colleges 4 năm để hoàn tất
chương trình học Cử nhân của mình trên cơ sở có sự thỏa thuận liên thông giữa các trường.
Về chương trình chuyển tiếp từ Cao đẳng lên Đại học: Tại Mỹ bằng tốt nghiệp Cao đẳng hầu
hết được chấp nhận vào học tiếp năm thứ 2 hoặc thứ 3 của chương trình ĐH (với điều kiện là
trường ĐH đó công nhận bằng tốt nghiệp của trường Cao đẳng mà SV đã học và chấp nhận cho
chuyển tiếp). Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào uy tín và chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng để
trường này có sự thỏa thuận với các trường khác có "Chương trình đào tạo liên thông".
Kiểm định công nhận và cam kết chất lượng: hàng năm trường CĐCĐ Hoa Kỳ cũng phải
báo cáo chi tiết về Bộ GD tiểu bang và liên bang theo một mẫu thống nhất. Ngoài ra, như các ĐH
khác, đơn vị ĐT này cũng phải phúc trình cho Hiệp hội kiểm định (Accrediting Association) vùng.
Định kỳ cũng được Hiệp hội này kiểm định công nhận chất lượng. Kết quả kiểm định chất lượng
là một cơ sở để nhà trường phát triển, cũng như LT của trường CĐCĐ với các trường ĐH diễn ra
thuận lợi. Trường được kiểm định công nhận thì rất thuận lợi trong tuyển sinh, nhận được tài trợ
của tiểu bang, liên bang. Ngoài việc kiểm định trường học, còn có kiểm định chương trình đào tạo.
2.5.2. Canada
Ở Canada, sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh có thể lựa chọn các chương trình đào tạo khác
nhau như: Đào tạo nghề (Career College); Cao đẳng (College) gồm có Cao đẳng cộng đồng
(Community College), Học viện kỹ thuật (Institute of Technology), Cao đẳng đại học (University
College) và Cé gep; Các chương trình chuyển tiếp đại học (University Transfer Program); Đại
học (University).
Các trường ĐH ở Canada hình thành từ mẫu ĐH Cambridge, Oxford của Anh và Sorbonne của
Pháp. Tuy vậy do là nước lân cận của Hoa Kỳ, các ĐH Canada ngày nay mang nhiều đặc điểm của
nước láng giềng, nhất là trường CĐCĐ. Các chương trình chuyển tiếp Đại Học (University
12
Transfer Program): học sinh muốn lấy bằng đại học có thể hoàn thành hai năm đầu tiên tại trường
cao đẳng cộng đồng, Học viện kỹ thuất, CEGEP hoặc trường cao đẳng đại học và nhận các tín chỉ
(credit). Hầu hết các tín chỉ này đều có thể chuyển tiếp lên các trường đại học như năm thứ nhất và
thứ hai của đại học. Nhờ ĐT theo học chế tín chỉ nên dễ dàng LT; chương trình chuyển tiếp đến
trường ĐH 4- năm liên kết cơ bản giống như trường CĐCĐ ở Hoa Kỳ. Riêng ở tỉnh Quebec, học
sinh có thể theo học một trường cao đẳng gọi là Cé gep. Đối với học sinh đã tốt nghiệp trung học
phổ thông, Cé gep có các chương trình chuyển tiếp hai năm lên đại học hoặc các chương trình
chuyển tiếp kỹ thuật ba năm để đi làm. Trong liên kết, khá nhiều trường CĐCĐ đào tạo “chuyển
tiếp tại chỗ” lên ĐH 4- năm của trường liên kết (tức học tại trường CĐCĐ) và do trường liên kết
cấp bằng. Ngược lại thực tế một số lượng rất lớn sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH đã đăng ký
vào một trường Cao đẳng để có được những kiến thức thực hành trên cơ sở đó có thể hành nghề
được. GDĐH ở Canada cũng sớm tổ chức cơ quan kiểm định (Accrediting Agency) để kiểm soát
định kỳ và xác nhận công tác ĐT của các cơ sở ĐH. Nhờ vậy việc chuyển tiếp liên thông từ trường
CĐCĐ khá thuận lợi, ngay cả việc nhận SV ngoài trường liên kết.
2.5.3. Australia
Chính phủ Australia qui định khung hệ thống chương trình học và bằng cấp chung trên cả
nước. Hệ thống AQF liên kết 15 loại văn bằng GDĐH, GDNN và GDPT thành một hệ thống quốc
gia. Hệ thống AQF cho phép học sinh chuyển cấp hoặc chuyển trường một cách dễ dàng miễn là
thỏa mãn các yêu cầu. Điều này giúp sinh viên có được sự lựa chọn và linh động trong việc hoạch
định nghề nghiệp và khuyến khích học sinh tiếp tục việc học để đạt được bất kỳ thay đổi nghề
nghiệp nào cũng như những thay đổi về lối sống. Tất cả các văn bằng trong hệ thống AQF giúp
sinh viên chuẩn bị cho việc học lên tiếp cũng như trong môi trường làm việc sau này. Công nhận
kết quả học tập trước là một phần quan trọng trong hệ thống AQF. Những bằng cấp đã được xác
định, người học có thể chọn những khóa học thích hợp ở bất kỳ nơi nào trên nước Úc. Ngay cả
trong trường hợp học sinh chỉ hoàn tất một phần bằng cấp trong hệ thống AQF, họ cũng được cấp
giấy chứng nhận kết quả học tập (Statement of Attainment).
Các khóa học nghề được thực hiện tại các trường cao đẳng (colleges), và các trường trung
học phổ thông, phát triển song song và liên thông với GDPT. Học sinh có thể chuyển đổi linh hoạt
giữa 2 hệ này. Cả cơ sở GDCN và GDPT đều có thể mở các khóa dạy nghề và đào tạo cho những
học sinh theo đuổi chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông và chứng chỉ nghề từ cấp I đến cấp IV. Học
sinh có thể ghi danh học Chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông tại một trường chuyên nghiệp.
Lấy bằng ĐH nhờ chuyển tiếp liên thông: Người học có thể học 4 năm và nhận bằng cử
nhân, kỹ sư nhưng cũng có thể học cao đẳng trong 2 năm để nhận bằng cao đẳng rồi chuyển tiếp
vào năm thứ 3 ĐH và sau tổng thời gian 4 năm học để hoàn thành chương trình đại học, tương
đương với học sinh tốt nghiệp THPT vào thẳng ĐH. Việc liên thông giữa các bậc học chủ yếu có
bằng diploma và bằng Advanced Diploma trong hệ thống TAFE- Australia với bậc học ĐH và trên
ĐH được thể hiện ở khung trình độ quốc gia. Ở Australia, trên cơ sở của khung trình độ quốc gia,
hầu hết các trường đại học đều có chính sách thỏa thuận công nhận tín chỉ ở bậc học dưới. Năng
lực nghề nghiệp hoặc trình độ yêu cầu giữa các bậc học trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp
được quy định khá rõ ràng. Mỗi một mức đều chỉ ra những yêu cầu cụ thể học sinh phải đạt được
chuẩn và hướng dẫn chương trình kèm theo ở mỗi bậc học. Trên cơ sở đó có thể thực hiện liên
thông giữa các bậc học.
13
2.5.4. Nhật Bản
Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ở Nhật Bản có các loại hình trường đào tạo sau:
(1) Trường đào tạo nghề, các trung tâm huấn luyện nghề, đào tạo các nghề cụ thể cho các đối
tượng khác nhau và không giới hạn tuổi tác; (2) Trường Trung học Kỹ thuật hay Trung học
Chuyên nghiệp (kết hợp giữa giáo dục phổ cập và dạy nghề), thời gian đào tạo trong 3 năm cho
đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS; (3) Trường Cao đẳng chuyên nghiệp và Cao đẳng kỹ thuật
(College of technology), thời gian đào tạo trong 5 năm cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS,
(được hình thành từ nam 1961, gồm 3 năm trung học phổ thông và 2 năm chuyên tu, cùng tồn tại
song song với trường dạy nghề đã có); (4) Trường cao đẳng (Junior College) hay còn gọi là các
trường đại học ngắn hạn, với thời gian đào tạo 2 năm cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THPT; (5)
Trường đại học có thời gian đào tạo 4 năm, cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THPT.
Sau khi tốt nghiệp THCS học sinh có thể đi vào học trường “cao đẳng kỹ thuật ” (5 năm),
trong khi học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể theo học trường “chuyên nghiệp ” (1-2
năm) hay liên thông, chuyển qua học 2 năm cuối cùng của “Cao đẳng kỹ thuật” hay đi vào “Cao
đẳng chuyên nghiệp” (2-3 năm) với khả năng tìm được việc làm dễ dàng hơn vì có kỹ năng hơn
người có trình độ 4 năm ở đại học hay đại học “ngắn hạn”. Sau khi tốt nghiệp các trường “Cao
đẳng kỹ thuật”, học sinh có nguyện vọng có thể nộp đơn vào học ở bậc học nghề cao hơn tại một
số trường đại học chuyên ngành.
Sau khi tốt nghiệp Trung học Kỹ thuật hay Trung học Chuyên nghiệp học sinh có thể ra đi
làm hoặc được chuyển tiếp lên học cao đẳng kỹ thuật với thời gian học 2 năm, học sinh tốt nghiệp
đại học ngắn hạn có thể ra đi làm ngay và cũng có thể được chuyển tiếp vào năm thứ 3 của đại học
dài hạn (nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định).
Sau chiến tranh thế giới thứ II, được sự giúp đỡ của Mỹ hệ thống trường cao đẳng cộng
đồng Nhật bản được phát triển. Trường CĐCĐ Nhật Bản có các chương trình ngắn hạn, chương
trình ĐT nghề 2 năm, và chương trình chuyển tiếp (nghĩa là giống các trường CĐCĐ Hoa Kỳ). Hàng
năm bình quân 70% SV tốt nghiệp hai năm (có bằng cấp) được chuyển tiếp lên chương trình 4 năm.
2.5.5.Trung Quốc
Hệ thống giáo dục của Trung Quốc bao gồm 3 cấp bậc: bậc tiểu học, bậc trung học và bậc
cao (Cao đẳng, đại học và sau đại học). Bậc trung học gồm trung học phổ thông và trung học dạy
nghề. Học sinh tốt nghiệp trường trung học nghề nhận bằng có giá trị tương đương như những học
sinh tốt nghiệp THPT.
Những năm gần đây nền giáo dục Trung Quốc đã và đang có nhiều chuyển đổi. Hệ thống
giáo dục được chia làm hai luồng rõ rệt: một luồng nặng về lý thuyết (Academic) và một luồng
thiên về thực hành nghề nghiệp. Học sinh sau khi tốt nghiệp trung học nghề có thể theo học các
khóa giáo dục nghề cao cấp hoặc học lên đại học. Tốt nghiệp các khóa GD nghề cao cấp được coi
tương đương với tốt nghiệp đại học, nếu có nhu cầu học lên, những sinh viên này có thể học liên
thông để lấy bằng thạc sỹ. Đặc trưng của hệ thống GD Trung Quốc là có thể liên thông giữa hai
luồng lý thuyết và thực hành, tạo ra cơ hội thuận lợi cho người học.
2.5.6. Các nước ASEAN
- Trong khu vực ASEAN, Singapore là một nước có chương trình ĐTLT khá mềm dẻo,
hiệu quả và đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực. Từ khi Singapo xây dựng khung
14
trình độ quốc gia gồm giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, việc công nhận kết quả học tập có
thuận lợi hơn. Thêm vào đó, điều kiện đi lại thuận lợi tạo cho người học dễ dàng hơn trong việc
tham gia các khóa học theo kiểu part-time. Sinh viên hoàn tất một bằng diploma về polytechnic
có thể vào học hầu hết các khóa học ở bậc đại học với những chuyên ngành tương ứng.
- Đối với Thái Lan: học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, khoảng 50 % vào học THPT, 50 %
chuyển sang học nghề trình độ sơ cấp và trình độ trung cấp (trình độ trung cấp học 3 năm), sau khi
tốt nghiệp trung cấp nghề học sinh được học lên cao đẳng nghề (nếu có nguyện vọng), thời gian
học cao đẳng nghề là 2 năm. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề học sinh có thể học liên thông lên
đại học để lấy bằng cử nhân hoặc tiếp tục học nghề thêm 2 năm để lấy bằng nghề trình độ cao.
- Đối với Malaysia, năm 2005 Quốc hội Malaysia đã thông qua khung trình độ quốc gia
gồm 8 bậc, năm 2007 toàn bộ nội dung về cách thức thực hiện và đảm khung trình độ cũng được
ban hành, đồng thời với việc thành lập cơ quan quản lý chất lượng Malaysia (gồm kiểm định quốc
gia và đảm bảo chất lượng) cùng với đào tạo theo hệ thống tín chỉ và lấy người học làm trung tâm
được triển khai đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định sự tương đương giữa các trình độ và
công nhận trình độ, mở ra cơ hội học liên thông và cơ hội học tập suốt đời cho người học.
- Đối với Indonesia những năm gần đây cũng có nhiều thay đổi lớn trong hệ thống giáo dục,
hệ thống được phân làm hai luồng rõ rệt là đào tạo theo hướng hàn lâm và đào tạo theo hướng
công nghệ thực hành. Sau khi tốt nghiệp THCS học sinh có thể vào THPT hoặc trung học nghề.
Sau trung học nghề, học sinh được học để lấy bằng cao đẳng, khi có bằng cao đẳng nếu có nguyện
vọng và đủ điều kiện học sinh được học liên thông để lấy bằng cử nhân hoặc tiếp tục học và thi để
trở thành chuyên gia cấp 1 và chuyên gia cấp 2.
Qua các nội dung phân tích trên đây, về phương diện QLĐTLT có thể nhận thấy một số kinh
nghiệm quốc tế chung nhất sau: Luật GD quy định rõ việc tổ chức ĐTLT và các cơ sở ĐT phải
báo cáo hàng năm về quy mô và tiến độ ĐTLT; Khung trình độ quốc gia và kiểm định chất lượng
GD đóng vai trò quan trọng và là điều kiện ĐTLT; Sự thỏa thuận từ trước giữa các cơ sở đã tạo
thuận trong ĐTLT; Chương trình đào tạo và ĐTLT được thiết kế thống nhất trên cơ sở chuẩn các
trình độ đào tạo đã tạo thuận lợi cho ĐTLT. Không phân biệt CTGD chính quy và CTGD không
chính quy, coi không chính quy chỉ là phương thức ĐT CTGD chính quy.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kết quả nghiên cứu ở chương 2 cho thấy đào tạo liên thông GDNN-GDĐH đã được triển
khai và được xã hội rất quan tâm, tuy nhiên đào tạo liên thông GDNN-GDĐH còn nhiều bất cập,
chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế-xã hội cũng như
chưa đáp ứng được nhu cầu của người học, công tác quản lý nhà nước về ĐTLT còn nhiều bất cập,
không hiệu quả, cụ thể: Hệ thống các văn bản pháp quy điều chỉnh về ĐTLT còn thiếu và nhiều
nội dung quy định chưa phù hợp: Chưa có hệ thống chuẩn các trình độ đào tạo (các trình độ đào
tạo trong hệ thống không có sự phân định rõ ràng), để làm cơ sở quan trọng trong xác định mục
tiêu đào tạo xuất phát từ chuẩn đầu ra của các trình độ đào tạo; Việc xây dựng chương trình đào
tạo thiếu tính thống nhất; Sự phối hợp giữa các cơ sở ĐTLT còn nhiều hạn chế; Tổ chức kiểm định
đảm bảo chất lượng còn rát mờ nhạt và không hiệu quả; Công tác tổ chức, chỉ đạo đào tạo, bồi
dưỡng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý và huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo chất lượng các
15
điều kiện liên thông còn nhiều hạn chế; Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đào
tạo liên thông còn hạn chếchưa có kế hoạch tổng thể, chưa có quy trình rõ ràng, hiệu quả thấp.
Các kết quả trên đây là những luận cứ về mặt thực tiễn làm sáng tỏ các vấn đề về mặt lý luận
đã trình bày ở chương 1. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã có, cần phải xây dựng các giải pháp cụ
thể và minh chứng tính cấp thiết, tính khả thi của từng giải pháp nhằm góp phân phát triển, nâng
cao chất lượng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ở nước ta, đáp ứng nhu cầu học tập của người
dân, góp phần xây dựng xã hội học tập và đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng cho phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP
3.1.Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu: Các giải pháp phải hướng tới thực hiện các chủ trương, chính
sách, mục tiêu giáo dục quốc gia, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa: Các giải pháp đề xuất trên cơ sở khắc phục những hạn chế, bất
cập, đồng thời kế thừa và phát triển những kết quả và thành tựu đã đạt được trong thực tiễn
đào tạo và quản lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH.
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn: Các giải pháp phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn, trình độ, khả
năng phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, các địa phương, không được áp đặt ý kiến chủ quan.
3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống: Các giải pháp cần xây dựng, thực hiện có hệ thống, đồng bộ,
không nên coi nhẹ giải pháp nào. Tuy nhiên, cần xác định giải pháp nào mang tính đột phá, hiệu
quả cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn, để từ đó tập trung mọi nguồn lực thực hiện.
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi: Các giải pháp phải có tính khả thi nếu không tất cả các giải pháp
quản lý nhà nước về ĐTLT trong hệ thống giáo dục đề xuất đều không có ý nghĩa trong thực tế.
Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các giải pháp đòi hỏi các giải pháp phải sát với thực tiễn giáo dục
và QLNN về giáo dục, có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước về ĐTLT.
3.2. Các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại
học đáp ứng yêu cầu xã hội học tập
3.2.1. Hoàn thiện khung chính sách quốc gia phát triển đào tạo liên thông GDNN-GDĐH
3.2.1.1. Mục đích giải pháp
Tạo lập môi trường chính sách quốc gia thuận lợi và các điều kiện đảm bảo phát triển đào
tạo liên thông GDNN-GDĐ, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập
3.2.1.2. Nội dung giải pháp
a) Xác lập các tiêu chí của chính sách.
b) Định hình khung chính sách đào tạo liên thông GDNN-GDĐH, bao gồm các chính sách:
(1) Tác động đến quản lý hệ thống; (2) Tác động đến các yếu tố đầu vào; (3) Tác động đến các yếu
của quá trình đào tạo; (4) Tác động đến các yếu tố đầu ra; (5) Tác động đến đảm bảo chất lượng
đào tạo.
16
3.2.1.3. Cách thực hiên giải pháp
Thực hiện theo chu trình hoạch định chính sách: (1) Xác định vấn đề và lý do; (2) Khảo sát,
điều tra, thu thập thông tin, đánh giá thực tế; (3) Dự thảo khung chính sách, nội dung chính sách;
(4) Lấy ý kiến đóng góp các cơ quan, đối tượng liên quan; (5) Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chính
sách; (6) Thử nghiệm chính sách, điều chỉnh nếu cần; (7) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; (8)
Ban hành chính sách.
3.2.2. Xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn các trình độ đào tạo liên thông giáo dục nghề
nghiệp và giáo dục đại học
3.2.2.1. Mục tiêu giải pháp
Xây dựng, ban hành hệ thống chuẩn các trình độ đào tạo của GDNN và GDĐH nhằm đảm
bảo việc phân loại, thống nhất, chuẩn hóa, rõ ràng các trình độ đào tạo gắn với các điều kiện đảm
bảo chất lượng, thúc đẩy phát triển ĐTLT.
3.2.2.2. Nội dung giải pháp
a) Xác định phạm vi hệ thống chuẩn các trình độ đào tạo liên thông GDNN và GD ĐH,
b) Định rõ mục tiêu, tác dụng hệ thống chuẩn các trình độ đào tạo của GDNN và GDĐH,
c) Xác định nguyên tắc xây dựng hệ thống chuẩn các trình độ đào tạo liên thông GDNNGDĐH,
d) Xác định cấu trúc hệ thống chuẩn các trình độ đào tạo liên thông GDNN-GDĐH,
e) Các bậc đào tạo của hệ thống chuẩn các trình độ đào tạo của GDNN và GDĐH bao gồm
các bậc trình độ: Trung cấp, Cao đẳng, đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
3.2.2.3. Cách thực hiện giải pháp
Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ LĐTB&XH cùng các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án về hệ
thống chuẩn các trình độ đào tạo liên thông GDNN và GDĐH trình chính phủ phê duyệt.
3.2.3. Chuẩn hóa chương trình khung đào tạo liên thông các trình độ, ngành nghề đào tạo liên
thông GDNN-GDĐH
3.2.3.1. Mục tiêu giải pháp
Xây dựng chương trình đào tạo liên thông GDNN-GDĐH trên cơ sở chuẩn các trình độ
ĐTLT theo nhóm ngành đào tạo, đảm bảo theo các tiêu chí cơ bản.
3.2.3.2. Nội dung giải pháp
a) Xác định các căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo
b) Đảm bảo các nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo:
c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy trình xây dựng chương trình đào tạo:
- Quy trình xây dựng chương trình đào tạo: (1) Đánh giá các chương trình đào tạo hiện
có, phân tích các điều kiện, nguồn lực thực hiện chương trình đào tạo, tính khả thi; (2) Xác định
mục tiêu đào tạo; (3) Thiết kế chương trình đào tạo; (4) Thử nghiệm rút kinh nghiệm, hiệu chỉnh,
bổ sung, hoàn thiện chương trình đào tạo; (5) Thẩm định và phê duyệt chương trình đào tạo; (6)
Triển khai thực hiện chương trình đào tạo; (7) Đánh giá kết quả thực hiện chương trình đào tạo.
- Thành phần tham gia xây dựng chương trình đào tạo và chương trình ĐTLT gồm cán bộ
quản lý, giảng viên trực tiếp giảng dạy, đại diện nhà tuyển dụng, đại diện ngành chuyên môn, cựu
sinh viên, chuyên gia phát triển chương trình đào tạo…v,v.
- Để tạo thuận lợi cho ĐTLT, các trường cần thành lập Hội đồng xây dựng chương trình
đào tạo theo nhóm ngành, để xây dựng chương khung các trình độ đào tạo của GDNN và GDĐH
17
theo nhóm ngành và chương trình khung đào tạo liên thông GDNN-GDĐH theo nhóm ngành, trên
cơ sở đó các trường xây dựng chương trình đào tạo và chương trình ĐTLT của từng trường.
d) Chỉ đạo và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo liên thông GDNN-GDĐH:
- Nguyên tăc xây dựng chương trình đào tạo liên thông GDNN-GDĐH,
- Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo liên thông GDNN-GDĐH,
- Quy trình xây dựng chương trình đào tạo liên thông GDNN và GDĐH: gồm các bước
liên tiếp kế tiếp nhau và khép kín như sau: (1) Phân tích nhu cầu, bối cảnh, đặc điểm đối tượng
đào tạo liên thông; (2) Xác định hệ mục tiêu các cấp trình độ đào tạo liên thông; (3) Phân tích, so
sánh chương trình đào tạo đầu vào với chương trình đào tạo đầu ra từ đó lựa chọn, xác định nội
dung chương trình ĐTLT; (4) Lựa chọn, tổ chức, sắp xếp nội dung, xác định thời lượng, lựa chọn
phương pháp; (5) Lập kế hoạch và chuẩn bị nguồn lực thực hiện chương trình ĐTLT; (6) Thử
nghiệm, hiệu chỉnh, hoàn thiện chương trình ĐTLT; (7) Thẩm định và phê duyệt chương trình
ĐTLT; (8) Đánh giá kết quả thực hiện chương trình ĐTLT.
3.2.3.3. Cách thực hiện giải pháp
Các cơ sở đào tạo của GDNN và GDĐH thành lập các Hội đồng xây dựng chương trình
đào tạo và chương trình đào tạo liên thông theo ngành đào tạo đảm bảo các thành phần tham gia
như đã phân tích ở trên và tổ chức thực hiện theo quy trình, đảm bảo các nguyên tắc chung, phù
hợp với chương trình khung do Hội đồng thành lập theo nhóm ngành đã xây dựng hoặc do Hội
đồng ĐTLT theo nhóm ngành (nếu có) đã xây dựng, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ĐTLT.
3.2.4. Chỉ đạo và tổ chức thành lập các Hội đồng đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo
dục đại học theo nhóm ngành
3.2.4.1. Mục tiêu giải pháp
Thống nhất nguyên tắc, nội dung, quy trình thỏa thuận, cam kết và giám sát giữa các cơ sở
ĐTLT; Thống nhất chương trình khung các trình độ đào tạo và chương trình khung ĐTLT; Thống
nhất nguyên tắc công nhận kết quả và miễn trừ khối lượng học tập trong ĐTLT.
3.2.4.2. Nội dung giải pháp
a) Thành phần của Hội đồng đào tạo liên thông theo nhóm ngành đào tạo: (1) Đại diện
các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống GDĐH theo nhóm ngành đào tạo; (2) Đại diện các cơ sở đào tạo
thuộc hệ thống GDNN theo nhóm ngành, nghề; (3) Đại diện các nhà tuyển dụng, sử dụng nhân lực
ở các lĩnh vực chủ yếu; (4) Đại diện cơ quan quản lý về giáo dục, cơ quan quản lý về chuyên môn;
(4) Đại diện các hiệp hội nghề nghiệp theo lĩnh vực ngành, nghề chuyên môn; (5) Các chuyên gia
về chuyên môn, chuyên gia phát triển chương trình đào tạo. Trong đó đại diện cơ sở đào tạo thuộc
hệ thống GDĐH là chủ tịch hội đồng ĐTLT theo nhóm ngành, nghề đào tạo liên thông. Ngoài ra,
trong quá trình thực hiện, tùy theo nội dung Hội đồng ĐTLT theo nhóm ngành có thể mời cán bộ
quản lý, nhà giáo và các chuyên gia khác tham gia các nội dung nhằm đảm bảo cơ cấu thành phần
và hiệu quả công việc.
b) Nhiệm vụ của Hội đồng đào tạo liên thông theo nhóm ngành đào tạo: (1) Phân tích số liệu
thống kê và các dữ liệu để đưa ra dự báo về nhu cầu đào tạo liên thông theo nhóm ngành đào tạo;
(2) Tư vấn và cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục xu hướng phát
triển thị trường nhân lực của các ngành kinh tế, các địa phương, các khu công nghiệp,..v.v; (3) Đề
18
xuất, góp ý về các chính sách ĐTLT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng và ban hành
chính sách; (4) Xây dựng nguyên tắc, nội dung, quy trình thỏa thuận hợp tác và cam kết trong
ĐTLT, cơ chế giám sát thực hiện các nội dung thỏa thuận trong đào tạo liên thông GDNN-GDĐH
theo nhóm ngành; (4) Xây dựng chương trình khung các trình độ đào tạo của GDNN và GDĐH
theo nhóm ngành đào tạo và chương trình khung đào tạo liên thông GDNN-GDĐH theo nhóm
ngành; (5) Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí công nhận lẫn nhau, quy đổi tương đương nội dung học
tập, chuyển đổi kết quả học tập và miễn trừ khối lượng học tập cho người học trong đào tạo liên
thông GDNN-GDĐH theo nhóm ngành.
3.2.4.3. Cách thực hiện giải pháp
(1) Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ LĐTB&XH chỉ đạo, tổ chức thành lập các Hội đồng ĐTLT
theo nhóm ngành và xác định nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng; (2) Hội đồng đào tạo
liên thông theo nhóm ngành thực hiện các nhiệm vụ và báo cáo kết quả về cơ quan quản lý để
quản lý, chỉ đạo; (3) Các cơ sở đào tạo liên thông tổ chức thực hiện các nội dung để triển khai
ĐTLT, trong đó các nội dung trọng yếu là ký kết các thỏa thuận hợp tác ĐTLT và thông báo công
khai; Xây dựng chương trình đào tạo, chương trình ĐTLT, tổ chức thực hiện chương trình và tổ
chức giám sát chéo để các thỏa thuận được thực hiện đầy đủ nhằm đảm bảo chất lượng ĐTLT.
3.2.5. Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH
3.2.5.1. Mục tiêu giải pháp
Đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo liên thông nhằm góp phần đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhân lực cho CNH, HĐH đất nước, đáp ứng yêu
càu xây dựng xã hội học tập.
3.2.5.2. Nội dung giải pháp
Kiểm định cơ sở ĐTLT và kiểm định chương trình ĐTLT nhằm nâng cao chất lượng ĐTLT,
xác định mức độ đáp ứng mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định; giải trình với cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội về chất lượng chương trình và chất lượng ĐTLT của
trường làm cơ sở để triển khai ĐTLT, làm cơ sở cho người học lựa chọn trường, nhà dụng lao
động tuyển chọn nhân lực và là cơ sở để đầu tư phát triển nhà trường.
a) Hoàn thiện tiêu chuẩn, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở
đào tạo liên thông và chương trình đào tạo liên thông,
b ) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo,
c) Phát triển các trung tâm kiểm định chất lượng GD&ĐT độc lập; Đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ kiểmr định chất lượng giáo dục đào tạo.
d) Xây dựng kế hoạch và triển khai kiểm định cơ sở đào tạo và kiểm định chương trình đào
tạo liên thông GDNN-GDĐH.
3.2.5.3. Cách thực hiện giải pháp
(1) Rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ
sở đào tạo và kiểm định chương trình đào tạo liên thông của hệ thồng GDNN và GDĐH; (2) Đào
tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm định; (3) Xác định lộ trình và các điều kiện
thực hiện, đồng thời thông báo công khai đến các cơ sở đào tạo; (4) Lựa chọn một số cơ sở đao tạo
19
triển khai kiểm định đánh giá chất lượng cơ sở đào tạo và kiểm định chương trình đào tạo liên
thông trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp và triển khai nhân rộng.
3.2.6. Đảm bảo chất lượng các điều kiện đào tạo liên thông GDNN-GDĐH (chỉ đạo, tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý và huy động các nguồn lực phát triển đào tạo
liên thông GDNN-GDĐH)
3.2.6.1. Mục tiêu giải pháp
Đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và huy động các nguồn lực để phát
triển đào tạo liên thông GDNN-GDĐH đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập.
3.2.6.2. Nội dung giải pháp
(1) Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp,
huy động các nguồn lực để phát triển ĐTLT; (2) Nội dung bồi dưỡng tập trung chủ yếu các vấn đề
có tính đặc thù của đào tạo liên thông GDNN-GDĐH (tầm quan trọng, cơ sở lý luận, thực tiễn
ĐTLT, phát triển chương trinh ĐTLT, quản lý ĐTLT…v.v; (3) Huy động các nguồn lực để phát
triển ĐTLT trong đó chú ý sự tham gia của các doanh nghiệp, sự phối hợp giữa các trường trong
liên kết ĐTLT, giữa các nhà trường và doanh nghiệp.
3.2.6.3. Cách thực hiện giải pháp
- (1) Khảo sát thực trạng, phân loại, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; (2) Xây dựng mục
tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội với cán bộ quản lý và giảng viên; (3) Chuẩn bị nội dung và
các điều kiện, lộ trình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng; (4) Tổ chức các hội thảo chuyên
môn, mới các chuyên gia chuyên sâu về nghề nghiệp tham gia báo cáo; (5) Tổ chức cho cán bộ
quản lý và giảng viên đi tham quan, thực tập tai các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang áp
dụng các công nghệ sản xuất mới; (6) Tạo điều kiện, khuyến khích phát huy tự học, tự nghiên cứu.
- Xây dựng cơ chế và chỉ đạo tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ sở liên kết
ĐTLt và phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong ĐTLT nhằm huy động và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực để phát triển ĐTLT.
3.2.7. Hoàn thiện quy trình, hình thức giám sát, thanh tra đào tạo liên thông GDNN-GDĐH
3.2.7.1. Mục tiêu giải pháp
Thiết lập kỷ cương pháp luật trong hoạt động đào tạo liên thông GDNN-GDĐH, ngăn
ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, chính sách của nhà nước, bảo vệ lợi ích của người đi học
và cơ sở đào tạo liên thông.
3.2.7.2. Nội dung giải pháp
(1) Xây dựng nội dung, tiêu chí, quy trình thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục trong việc thực hiện những quy định pháp luật trong ĐTLT
theo từng cấp độ trung ương, địa phương; (2) Xây dựng cơ chế, quy trình tự giám sát, kiểm tra,
thanh tra trong ĐTLT.
3.2.7.3. Cách thực hiện giải pháp
(1) Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ LĐTB&XH hoàn thiện quy trình, nội dung, hình thức
thanh tra ĐTLT, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ thanh tra ĐTLT các cấp, xây dựng kế hoạch thanh tra
và thông báo công khai; (2) Các cơ sở ĐTLT xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra và giám sát,
thanh tra chéo, kịp thời phát hiện và điều chỉnh sai phạm trong ĐTLT; (3) Các cơ quan quản lý
20
nhà nước về giáo dục phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên môn xây dựng kế hoạch, triển khai
thanh tra ĐTLT, phát hiện, ngăn ngừa, xử lý sai phạm trong đào tạo liên thông GDNN-GDĐH.
3.3. Khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp
3.3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
Khảo sát đối với cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, cán bộ quản lý, giảng
viên và sinh viên các trường ĐTLT. Kết quả cho thấy các giải pháp đề xuất đều được đánh giá có
tính cấp thiết, khả thi cao. Từ đó việc thực hiện các giải pháp sẽ góp phần phát triển và nâng cao
chất lượng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập.
3.3.2. Thử nghiệm giải pháp
3.3.2.1. Mục đích chung: đánh giá mức độ tác động, hiệu quả mà các giải pháp đề xuất mang lại
nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.
3.3.2.2. Giới hạn và nội dung thử nghiệm: QLNN về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH là vấn đề
rộng lớn, cơ sở ĐTLT chịu tác động trực tiếp của các giải pháp, do điều kiện tác giả lựa chọn một
giải pháp đã đề xuất có tính cấp thiết, điển hình, tác động đến yếu tố chủ yếu của quá trình đào tạo
liên thông ở các cơ sở đào tạo.
3.3.2.3. Thử nghiệm giải pháp chuẩn hóa chương trình khung đào tạo liên thông của các trình độ,
ngành nghề đào tạo liên thông GDNN-GDĐH.
* Mục đích thử nghiệm: đánh giá mức độ tác động, hiệu quả trong việc giảm khối lượng học tập,
rút ngắn thời gian ĐTLT, đảm bảo chất lượng, tạo thuận lợi trong công nhận kết quả học tập, đáp
ứng nhu cầu người học, thông qua việc chuẩn hóa chương trình khung ĐTLT.
* Đối tượng thử nghiệm: thử nghiệm tại trường CĐ Sư phạm Trung ương với ba lớp CĐ liên
thông TCCN lên CĐ, ngành SP mầm non, bao gồm những sinh viên đã tốt nghiệp TCCN, ngành
SP mầm non tại các trường trong Hội đồng nhóm ngành SP mần non
* Nội dung thử nghiệm:- Thành lập Hội đồng theo nhóm ngành và tổ chức xây dựng chương trình
khung các trình độ TCCN, CĐ, chương trình khung ĐTLT từ TCCN lên CĐ, ngành SP mầm non.
- Các trường thành viên của nhóm ngành xây dựng chương trình đào tạo, chương trình
ĐTLT trên cơ sở tôn trọng chương trình khung do Hội đồng nhóm ngành SP mầm non xây dựng.
- Trường CĐSP Trung ương xây dựng chương trình ĐTLT từ TCCN lên CĐ ngành SP
mầm non và tổ chức triển khai thực hiện chương trình với ba lớp ĐTLT thử nghiệm.
* Tiến trình thử nghiệm: Giai đoạn 1- chuẩn bị thử nghiệm: tiếp xúc nêu các nhiệm vụ, khảo sát
năng lực với đối tượng tham gia thử nghiệm.
- Giai đoạn 2 - triển khai thực nghiệm: tổ chức lực lượng tham gia thử nghiệm và tiến hành thử
nghiệm theo nội dung và đánh giá kết quả thử nghiệm.
* Đánh giá kết quả thử nghiệm
- Về khối lượng kiến thức, kỹ năng và thời gian ĐTLT: giảm được khối lượng học tập
khoảng 10%, thời gian ĐTLT được rút ngắn hơn. Việc công nhận kết quả và miễn trừ khối lượng
học tập được thực hiện thuận lợi cho người học và các cơ sở đào tạo, hiệu quả ĐTLT cao hơn.
- Về kết quả học tập của sinh viên thửc nghiệm: kết quả học tập của sinh viên ba lớp thử
nghiệm đều ở mức tương đương và cao hơn so với kết quả học tập tổng hợp chung của tất cả các
lớp cùng khóa ĐTLT trong nhà trường (Xem các Bảng 3.3, Bảng 3.4, Bảng 3.5).
21
Bảng 3.3: Kết quả học tập học kỳ 2 của sinh viên lớp thử nghiệm ĐTLT
từ TCCN lên CĐ, khóa 2014-2016, ngành sư phạm mầm non
Tên lớp ĐTLT thử nghiệm
2014
Các mức về kết quả học tập của sinh viên ĐTLT trình độ CĐ,
ngành SP mầm non, lớp thử nghiệm 2014
Giỏi
Khá
TB khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
Lớp 14LTMN-08A1
0
0
14
28,6
26
53,1
8
16,3
1
Tổng các lớp ĐTLT 2014
3
3,3
20
22,2
48
53,3
15
16,7
4
Tổng
số
SV
%
2
4,5
46
90
Bảng 3.4: Kết quả học tập học kỳ 3 của sinh viên lớp thử nghiệm ĐTLT
từ TCCN lên CĐ, khóa 2014-2016, ngành sư phạm mầm non
Tên lớp ĐTLT thử nghiệm
Các mức kết quả học tập của sinh viên ĐTLT trình độ CĐ,
ngành SP mầm non, lớp thử nghiệm 2014
Giỏi
Khá
TB khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
Lớp 14LTMN-08A1
0
0
22
47,8
24
52,2
0
0
0
Tổng các lớp ĐTLT 2014
1
1,1
41
45,6
48
53,3
0
0
0
Tổng
số SV
%
0
0
46
90
Bảng 3.5: Kết quả học tập học kỳ 1 của sinh viên các lớp thử nghiệm ĐTLT
từ TCCN lên CĐ, khóa 2015-2017, ngành sư phạm mầm non
Tên lớp ĐTLT thử nghiệm
Các mức kết quả học tập của sinh viên ĐTLT trình độ CĐ,
ngành SP mầm non, các lớp thử nghiệm 2015
Giỏi
Khá
TB khá
TB
Yếu
Tổng
số SV
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp 15LTMN-09A1
0
0
40
88,9
5
11,1
0
0
0
Lớp 15LTMN-08A3
0
0
38
74,5
13
25,5
0
0
0
0
51
Tổng các lớp ĐTLT 2015
0
0
183
75,3
60
24,7
0
0
0
0
243
0
45
- Điều tra dư luận sinh viên học liên thông: có 84,5% sinh viên liên thông hài lòng với nội
dung chương trình ĐTLT, có 81% sinh viên liên thông hài lòng với việc công nhận kết quả học tập
và miễn trừ khối lượng học tập cho người học khi học liên thông.
3.3.2.4. Đánh giá chung về thử nghiệm: thử nghiệm đã được triển khai nghiêm túc, kết quả bước
đầu đã khảng định tính đúng đắn của các giải pháp. Các giải pháp đã có tác động và mang lại hiệu
quả nhằm phát triển đào tạo liên thông GDNN-GDĐH, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập.
22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng ở chương 2, tác giả đề xuất các giải pháp ở
chương 3, với 5 nguyên tắc (tính mục tiêu, kế thừa, thực tiễn, hệ thống và tính khả thi). Các giải
pháp quản lý nhà nước đào tạo liên thông GDNN-GDĐH đề xuất ở chương 3 gồm: Hoàn thiện
khung chính sách quốc gia phát triển đào tạo liên thông GDNN-GDĐH; Xây dựng và ban hành hệ
thống chuẩn các trình độ liên thông GDNN-GDĐH; Chuẩn hóa chương trình khung đào tạo liên
thông GDNN-GDĐH; Chỉ đạo, tổ chức thành lập các hội đồng đào tạo liên thông GDNN- GDĐH
theo nhóm ngành; Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH;
Đảm bảo chất lượng các điều kiện đào tạo liên thông GDNN-GDĐH (chỉ đạo, tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý và huy động các nguồn lực phát triển đào tạo liên thông GDNNGDĐH); Hoàn thiện quy trình, hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra đào tạo liên thông GDNNGDĐH.
Luận án đã tổ chức khảo nghiệm và kết quả cho thấy sự đồng thuận cao của các đối tượng
khảo nghiệm. Luận án thử nghiệm giải pháp: Chuẩn hóa khung chương trình đào tạo liên thông từ
TCCN lên Cao đẳng ngành Sư phạm mầm non; Kết quả thử nghiệm cho thấy tính khả thi của các
giải pháp và chứng minh cho giả thuyết khoa học của luận án. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về đào
tạo liên thông GDNN-GDĐH đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập là vấn đề rộng lớn cần
được các cơ sở đào tạo cụ thể hóa trong điều kiện cụ thể của mình để áp dụng cho phù hợp. Các
giải pháp đề xuất của luận án nếu được thực hiện một cách đồng bộ sẽ góp phần đảm bảo và từng
bước phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ở Việt Nam đáp ứng yêu
cầu xây dựng xã hội học tập.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thực hiện đào tạo liên thông GDNN-GDĐH ở nước ta có ý nghĩa trong phát triển nguồn
nhân lực cho đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận của đào tạo và quản lý nhà nước về ĐTLT trong hệ
thống giáo dục, đào tạo liên thông GDNN-GDĐH, nghiên cứu tổng kết xu thế, kinh nghiệm về đào
tạo và quản lý đào tạo liên thông của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những bài học cho Việt
Nam trong việc thực hiện đào tạo và quản lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH. Qua
khảo sát đánh giá thực trạng đào tạo liên thông và quản lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNNGDĐH ở nước ta, phân tích những bất cập, nguyên nhân, luận án đưa ra hệ thống các giải pháp
quản lý nhà nước về đào tạo liên thông GDNN-GDĐH nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực
của quốc gia và tạo cơ hội để ai cũng được học và học suốt đời, tiến tới xã hội học tập ở Việt Nam.
Kết quả khảo sát và thử nghiệm một số giải pháp cho thấy các giải pháp được đề xuất là phù
hợp và có tính khả thi cao đồng thời mang lại hiệu quả thiết thực. Các giải pháp quản lý nhà nước
về đào tạo liên thông GDNN-GD ĐH trong hệ thống giáo dục đã trình bày ở trên đều có vai trò, vị
trí và tầm quan trọng nhất định nhằm thực hiện tốt việc quản lý đào tạo liên thông GDNN-GDĐH
đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triên nhân lực quốc gia. Mỗi
giải pháp có vị trí, chức năng và thế mạnh riêng, khi thực hiện từng giải pháp sẽ có tác động đến
từng yếu tố trong đào tạo liên thông, các giải pháp đều có mối quan hệ trong một chỉnh thể thống
nhất, trong quá trình triển khai thực hiện cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp, tuy nhiên
23